WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Lâm Bình Duy Nhiên: Đôi lời với công an Việt Nam

Các anh có biết rằng chưa bao giờ lực lượng công an Việt Nam lại phải hứng chịu nhiều chỉ trích, lên án, thậm chí bị thóa mạ một cách nặng nề như hiện nay. Nhắc đến các anh, người ta thường bày tỏ sự dè bỉu, khinh thường và chán chường!

Quay về những ký ức xa xưa, tôi vẫn nhớ hình ảnh các anh công an khu vực, công an phường tại Sài Gòn. Các anh ít làm gì ngoài việc sách nhiễu bà con trong xóm. Cứ đến «  mùa  » nhập ngũ đi nghĩa vụ quân sự là các anh trúng đậm. Thanh niên, sinh viên trong tuổi đều được các anh cùng Ban chỉ huy quân sự gạ gẫm chạy tiền một cách trắng trợn để khỏi bị đưa vào danh sách. Các anh quen «  ăn bẩn  » và trịch thượng với người lao động chân chính. Mỗi khi có chuyện ra Ủy ban phường xin giấy tờ, gặp các anh là bị làm khó trăm bề. Tham nhũng, hối lộ như đã thấm vào tận xương tủy của bộ máy công an, bất chấp cấp bậc, chức vụ.

Đã thế, công việc hành chánh thì lười biếng, việc xã hội thì tệ vô cùng. Các anh hay đạp xe đạp dạo phố xin xỏ tiền bạc. Bọn thanh niên đầu gấu nhậu nhẹt, đâm chém, xì ke ma túy thì các anh trốn hẳn, không dám xuất hiện để làm nhiệm vụ. Các anh sợ chạm vào chúng, vì nghe đâu có lần bọn họ ghét cái thói hống hách, lợi dụng trời tối, trùm bao bố đánh anh cảnh sát khu vực một trận ra hồn.

Tôi có anh hàng xóm, gia đình không có điều kiện chạy chọt nên phải đi nghĩa vụ quân sự. Anh bị đẩy đi chiến trường Tây Nam trong những năm chiến tranh còn căng thẳng. Khi đi anh trẻ trung, lực lưỡng, đẹp trai. Khi quay về, anh bị cụt hai đôi chân, chống nạn, đi chân giả, hận đời, nốc bia rượu cho khuây khỏa nỗi buồn. Nhiều khi uất hận, anh lôi tên các anh công an trong khu vực ra xỉ vả, mắng nhiếc  :  «  tao cầm súng đánh giặc, chúng bay ngồi nhà đú đỡn ức hiếp người dân  ». Có lúc nổi khùng, anh dọa rút chốt lựu đạn cho mọi người chết chung. Có chạy đi gọi công an khu vực đến, cũng chẳng có tay nào dám rục rịch xuất hiện để ngăn cản, giải quyết. Các anh thừa biết bị những người đi lính, đi bộ đội xem thường. Trong khi họ sẵn sàng hy sinh cuộc đời cho những cuộc chiến, đôi khi phi lý, thì các anh lại an vị, rững mỡ, lười biếng, cậy quyền, tham nhũng, hèn nhát nhưng vô cùng tàn bạo với người dân  !

Sau khi Mỹ tuyên bố bãi bỏ lệnh cấm vận với Việt Nam vào năm 1994, đất nước dường như được thổi một luồng sinh khí mới. Người dân làm ăn buôn bán nhộn nhịp, kinh tế có vẻ năng động hơn. Một số thành phần giàu có bắt đầu ra mặt. Các anh cảnh sát giao thông được trang bị những chiếc xe mô tô phân khối lớn, đẹp, mà giới trẻ chúng tôi gọi đùa là «  bồ câu trắng  ». Nạn đua xe cũng bắt đầu xuất hiện, chủ yếu là dân giàu có hay bọn công tử «  con ông cháu cha  ». Vào một buổi chiều mùa hè năm 1995, tôi chứng kiến cảnh ồn ào đuổi bắt một tay chạy xe Dream trên con đường gần nhà. Hai anh cảnh sát giao thông cỡi «  bồ câu trắng  » khó nhọc lắm mới ép vào lề chàng quái xế nọ. Tay kia chắc hẳn là phường không vừa, gia đình vị thế nên chẳng gì nể nang. Hai bên dằn co, cãi vả, chửi bới, thách thức. Bà con tụ lại xem, làm tắc nghẽn giao thông cả một khúc đường. Bất chợt, một anh cảnh sát rút khẩu súng lục, chĩa vào mặt tay kia và hét lớn:

- Đ.M, cho chúng mày dân chủ nhiều nên như thế hả ? Tao bắn vỡ đầu mày bây giờ!

Khi đó tay thanh niên nọ mới chịu cho bị còng và bị giải đi!

Hình ảnh anh cảnh sát giao thông rút súng hăm dọa người dân (dẫu là kẻ vi phạm luật lệ đi chăng nữa) cứ theo đuổi tôi mãi tới tận bây giờ. Cứ như thể các anh đã được chỉnh huấn kỹ càng để đối phó với khái niệm dân chủ ngay từ khi đất nước mới thoát khỏi những năm tháng bị cô lập. Hành động lạm dụng quyền hành ấy là biểu tượng của một xã hội bị bộ máy an ninh, công an đàn áp một cách không thương tiếc.

Các anh cảnh sát từ giao thông đến công an mạng vẫn ngày đêm theo dõi mọi cử động của toàn xã hội. Đất nước này như thể bị cảnh sát hóa khi sự hiện diện của bộ công an chỉ nhằm để đàn áp, để khủng bố, để làm tiền, để tham nhũng, để bảo vệ và duy trì sự tồn tại của chế độ.

Các anh cảnh sát giao thông sử dụng mọi thủ đoạn đê hèn nhất để có thể vòi tiền, tống tiền người dân. Chẳng có luật lệ nào qua mặt được chính những thứ  luật do chính các anh áp đặt. Các anh tụ tập đông đúc như đám sâu bọ trên những trục đường giao thông lớn, nhỏ chỉ với một mục tiêu duy nhất là phạt tiền một cách vô tội vạ.

Đối với lực lượng công an mạng thì các anh ra sức thâm nhập, kiểm soát, theo dõi mọi thông tin riêng tư của công dân để sẵn sàng đàn áp những tiếng nói bất đồng chính kiến. Các anh tụ tập dưới trướng những dư luận viên trung thành với đảng, với chế độ để lũng đoạn mọi tổ chức dân sự trong xã hội. Liên kết với những lực lượng an ninh khác, các anh ra sức uy hiếp, khủng bố tinh thần, bắt giam, vu khống, cáo buộc những ai dám lên tiếng đấu tranh cho một xã hội công bằng. Sử dụng bọn côn đồ, đầu trâu mặt ngựa để đánh dằn mặt, để hành hung là thói quen gắn liền với phong cách làm việc của lực lượng cảnh sát  !

 

Nguồn  : internet

Nguồn : internet

Cho nên chẳng gì lạ khi thấy các anh xuất hiện đông đúc, lúc nhúc, sặc mùi sát khí, vũ khí trang bị đến tận răng để đàn áp bà con trong những cuộc xuống đường biểu tình ôn hòa chống hiểm họa Trung cộng. Sẵn sàng đánh đập, bắt bớ những người dân chỉ vì họ dám lên tiếng trước sự câm lặng đáng trách của nhà cầm quyền, các anh quả thật quá hèn. Hèn như chính cái chế độ mà các anh đang ra sức bảo vệ  !

Khi hàng ngàn người dân ở Nghệ An bất bình, biểu tình ôn hòa đòi đưa ra ánh sáng Formosa, các anh cũng tuân theo mệnh lệnh để tìm mọi cách khủng bố, uy hiếp. Đỉnh điểm của sự tồi tệ khi các anh vây chặn, ngăn cản những người dân và giáo dân đi khiếu kiện Formosa ở Hà Tĩnh. Khủng bố tinh thần, dùng bạo lực đánh đập những người dân vô tội đi tìm công lý và thực thi quyền công dân trên chính quê hương của mình là điều không thể nào chấp nhận đối với lực lượng an ninh, cảnh sát. Các anh đã cùng chế độ đồng lõa với tội ác. Đơn giản thế thôi  !

Có một hành động nào được xem là tốt đẹp của lực lượng «  công an nhân dân  »  ? Chắc chắn là không. Những màn kịch vụn về, dàn xếp khi các anh giả vờ dẫn cụ già, trẻ thơ sang đường thật lố bịch và trơ trẽn. Trên mọi khía cạnh của xã hội, các anh là biểu tượng của những gì xấu xa, tồi tệ và đáng trách nhất. Trong một chế độ độc tài, để duy trì sự tồn tại, bộ máy an ninh, công an là lực lượng trung thành nhất và dĩ nhiên, có nhiều quyền lực nhất. Sự lạm dụng quyền lực một cách có hệ thống từ mọi cấp độ, từ trung ương đến địa phương cộng với vấn nạn tham nhũng của Bộ Công an là điều quan ngại nhất trong xã hội Việt Nam. Độc tài và tham nhũng song hành với nhau. Độc tài sử dụng bạo lực và đàn áp như phương tiện duy nhất của chế độ để đối thoại, để phản biện, để dập tắt mọi nguyện vọng đổi mới, mọi khát vọng dân chủ  !

Xin nhắn nhủ đôi lời cùng các anh «  công an nhân dân  ». Khi các anh vung dùi cui đánh đập, tra tấn những người dân vô tội, khi các anh tuân theo những mệnh lệnh đê hèn của cấp trên để ngăn cản những dòng người đang tư đi tìm công lý, các anh hãy nghĩ đến tương lai của đất nước này. Đó cũng chính là tương lai của các anh, của con cái các anh. Chúng ta không thể sống mãi trong một xã hội bệnh hoạn, trong một môi trường bị ô nhiễm, tàn phá nghiêm trọng bởi những thế lực đen tối, vô trách nhiệm. Các anh cũng chỉ là những kẻ thừa hành mệnh lệnh, các anh không thể nào «  cao chạy xa bay  » như các cấp lãnh đạo một khi làn sóng căm phẫn của nhân dân dâng cao, cuốn trôi cái chế độ thối nát này!

Bộ sắc phục các anh đang mang trên người mỗi khi thi hành công vụ đã đưa các anh đứng về phía tội ác, chống lại nhân dân. Các anh đã trở thành công cụ đắc lực của chế độ để đàn áp và ngăn cản sự phát triển của dân tộc này.

Hãy bỏ tính hung hăng và côn đồ. Hãy chấm dứt thói tống tiền, tham nhũng. Hãy thôi đàn áp những tiếng nói yêu nước. Hãy bất tuân những mệnh lệnh hèn nhát nhắm vào chính đồng bào của các anh. Hãy thôi bảo vệ một chế độ độc tài, đảng trị với một học thuyết đã bị nhân loại ruồng bỏ!

Dẫu biết rằng những lời kêu gọi trên chỉ như «  nước đổ đầu vịt  », nhưng hy vọng các anh, sau một ngày «  làm việc  », quay về với gia đình, sẽ hồi tâm suy nghĩ lại. Đất nước này không thuộc vào bất cứ một thế lực nào và tất cả chúng ta phải có quyền được sống trong một môi trường trong sạch, một xã hội văn minh và dân chủ.

Bằng không, có lẽ các anh thừa biết luật nhân quả trong cuộc đời này!

19/10/2016

© Lâm Bình Duy Niên

© Đàn Chim Việt

1 Phản hồi cho “Lâm Bình Duy Nhiên: Đôi lời với công an Việt Nam”

  1. Tuấn says:

    Bọn cướp giữa ban ngày. Bọn chúng phải ăn tiền để bù lại khoảng chạy chọt để thành công an!

Phản hồi