WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

1000 năm Thăng Long, tìm hiểu Lý Công Uẩn

Tượng Lý Công Uẩn trong vườn hoa, gần Hồ Hoàn Kiếm. Ảnh MVH

Chỉ còn hơn 100 ngày nữa, vào ngày 10/10/2010 nhà nước Việt Nam Cộng Sản sẽ tổ chức rất to lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long. Theo sử sách, Lý Công Uẩn – Thần Vũ Hoàng Đế – Là vị vua có công lớn khi quyết định dời kinh đô của Đại Cồ Việt từ Hoa Lư, Ninh Bình về Đại La, và đổi tên thành Thăng Long, nay là Hà Nội.

Có lẽ chính người dân Hà Nội ngày nay cũng chẳng mấy ai còn nhớ đến cái tên cũ của thủ đô là Thăng Long nữa. Ngoại trừ họ biết đến có chiếc cầu tên là Thăng Long nối hai bờ Nam – Bắc sông Hồng.

Những người quá hiểu về thói quen ưa hình thức, thích khoa trương của chế độ Cộng Sản, thì đều đánh giá cái gọi là “Đại lễ 1000 năm Thăng Long” chỉ là dịp đánh bóng cho chế độ, và là cơ hội chia chác tham nhũng, cũng như phung phí tiền bạc của dân. Nhưng chuyện phù phiếm, lãng phí vô bổ trong xã hội Xã Hội Chủ Nghĩa thì là “chuyện thường ngày ở huyện”. Cho nên nói nhiều cũng đến vậy mà thôi…

Riêng về nhân vật lịch sử Lý Công Uẩn, dù sử sách có nhiều tài liệu chép lại, tôn vinh Ông như một vị anh hùng và là một vị vua nổi tiếng anh minh của thời Phong Kiến. Nhưng ngay trong những tài liệu sử ấy, vẫn có chứng cớ thể hiện rằng: Ông là một kẻ tạo phản, bất trung, khi đoạt ngôi vương từ nhà Tiền Lê. Sự thật như thế nào, có lẽ các nhà nghiên cứu lịch sử sẽ không còn phải tranh cãi nhiều…

Nay trên góc độ và cương vị của một người viết báo, tuy là một kẻ hậu sinh, người viết bài này vẫn muốn tìm hiểu và đánh giá lại nhân cách cũng như năng lực thực sự của Lý Công Uẩn.

Lý Công Uẩn qua đời năm 1028 sau khi trị vì 18 năm, thọ 55 tuổi. Ông là người sinh ra tại làng Đình Bảng, Từ Sơn, Bắc Ninh. Lý Công Uẩn là một vị “nhà vua sư” vì bản thân Ông đi tu từ nhỏ, sau đó lớn lên được nhà sư có tên là Vạn Hạnh tiến cử cho Nhà Lê và hoàn tục rồi làm quan, đến chức Tứ Sương Quân rồi Điện Tiền Chỉ Huy Sứ.

Kế hoạch cướp ngôi vương thành công sau 32 năm. Thực ra Lý Công Uẩn là người không có cha, danh chính không phải là người mang huyết thống họ Lý. Năm Ông 3 tuổi mẹ ông đã sớm đem ông cho chùa Cổ Pháp làm con nuôi, tại đây Ông được nhà sư Lý Khánh Văn (em trai sư Lý Vạn Hạnh) đặt tên là Lý Công Uẩn.

Vốn là hậu duệ của dòng họ Lý, nhận thấy Lý Công Uẩn có hình thức dung mạo tuấn tú, hai nhà sư họ Lý đã chủ ý dạy dỗ cho Lý Công Uẩn thành người có kiến thức về chữ nghĩa và tinh thông võ nghệ, đặng mưu việc lớn. ĐạiViệt  Sử Lược có chép lại lời của sư Vạn Hạnh như sau: “Đứa bé này không phải người thường, sau này lớn lên ắt có thể giải nguy gỡ rối, làm bậc minh chủ trong thiên hạ”. Nói “ đứa bé minh chủ” trong khi vua Lê đang sống sờ sờ chính là một âm mưu tạo phản lâu dài của Vạn Hạnh.

Đại Việt Sử Ký Ngoại Kỷ Toàn Thư chép lại: “Vạn Hạnh mới bảo Lý Công Uẩn rằng: “Mới rồi tôi thấy chữ bùa sấm kỳ lạ, biết họ Lý cường thịnh, tất dấy lên cơ nghiệp. Nay xem trong thiên hạ người họ Lý rất nhiều, nhưng không ai bằng Thân vệ là người khoan thứ nhân từ được lòng dân, lại đang nắm binh giữ quyền trong tay, đứng đầu muôn dân chẳng phải Thân vệ thì còn ai đương nỗi nữa. Tôi đã hơn 70 tuổi rồi, mong được thư thả hãy chết, để xem đức hóa của ông như thế nào, thực là cái may nghìn năm có một”. Công Uẩn sợ câu nói ấy tiết lộ, bảo người anh đem Vạn Hạnh giấu ở Tiêu Sơn. Song từ ấy cũng lấy thế tự phụ mới nảy ra lòng nhòm ngó ngôi vua, mà người ta cũng quy phụ”.

Chuyện “sét đánh trên cây Bông Gạo để lại bài văn” ngụ ý chê vận nhà Lê suy, vinh vận nhà Lý. Rõ ràng là chuyện bịa đặt có chủ ý của Vạn Hạnh. Việc này được Đào Cam Mộc – Một quan Chi Hậu đại thần trong cung của Nhà Lê hiệp ứng cho Lý Công Uẩn đoạt ngôi thành công. Tính ra kế hoạch của anh em nhà Khánh Văn, Vạn Hạnh phải trải qua suốt 32 năm mới hoàn thành.

Lý Công Uẩn – “Hàng thần lơ láo”. Đại Việt Sử Ký Ngoại Kỷ có chép: “Lý Công Uẩn sai Viên ngoại lang Lương Nhậm Văn và Lê Tái Nghiêm sang nước Tống để kết hảo” (một số tài liệu viết là “cầu phong”), và “ Nhà Tống phong cho làm Giao Chỉ Quận Vương, sau lại gia phong làm Nam Bình Vương”. Có lẽ nào một vị vua đường đường một nước lại đi nhận sắc phong của một nước khác, trong khi lúc ấy Ông không hề bị một áp lực đe dọa chiến tranh nào? Liệu như vậy có nên gọi Lý Công Uẩn là “hàng thần lơ láo” hay không?

Về sự trung thành của Lý Công Uẩn. Khi vua Trung Tông bị Lê Long Đĩnh giết (?), Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục chép: “Khi vua Long Việt bị giết, bầy tôi đều chạy trốn cả, chỉ có Điện tiền quân Lý Công Uẩn ôm thây vua mà khóc. Long Đĩnh cho là trung nghĩa cất lên làm chức Tứ sương quân phó chỉ huy sứ”. Như vậy Ông quả là người trung nghĩa. Nhưng nếu vậy thì tại sao vua Lê Long Đĩnh lại không giết Lý Công Uẩn? Tin dùng một kẻ trung thành với người mình đã giết có phải là việc làm của một “hôn quân” như Lê Long Đĩnh hay không? Và nếu Lê Long Đĩnh là kẻ bất nhân bất nghĩa đến mức giết hại cả anh trai của mình để cướp ngôi, thì ông ta sẽ dùng người theo lối “Ngưu tầm Ngưu, Mã tầm Mã” chứ không thể dung nạp được một người trung nghĩa (?) như Lý Công Uẩn. Qủa là các nhà chép sử thời trước “có vấn đề”.

Đối với Lý Công Uẩn, Ông không có công gì đặc biệt trong việc dựng nên nghiệp Nhà Lê. Chỉ đơn thuần là một vị sư hoàn tục được tiến cử, nhưng ông đã được Nhà Lê tin dùng. Đặc biệt là từ sau khi Vua Lê Trung Tông chết, Ông mới được chính Lê Long Đĩnh cất nhắc lên những chức vụ cao trọng, nhiều binh quyền. Vậy nếu là một bề tôi trung thành thì tại sao Ông lại không lập con trai của Lê Long Đĩnh lên nối ngôi cha?

Đại Việt Sử Ký Tiền Biên (trang 185) thì viết: “Lý Thái Tổ rất căm phẫn trước tội ác giết anh cướp ngôi của Khai Minh Vương, nhân lúc Khai Minh Vương bệnh tật, sai người vào đầu độc giết đi rồi giấu kín việc đó, nên sử không được chép”. Nếu chuyện ấy là thật, thì việc giết một người để cướp một cài gì đó mà người ấy có được do giết một người khác, liệu cả hai kẻ ấy  tâm địa có khác gì nhau hay không?

Ai đã cố tình bôi đen sự thật về vua Lê Long Đĩnh? Tuy bị coi là vị vua xấu xa tàn ác và bất nghĩa nhất trong lịch sử các triều đại Phong Kiến Việt Nam. Điều ấy đã được ghi vào nhiều tài liệu lịch sử như Đại Việt Sử Lược, Đại Việt Sử Ký Ngoại Kỷ Toàn Thư vv…Nhưng cũng chính trong các tài liệu lịch sử ấy, Một Lê Long Đĩnh khác hiện ra một cách hoàn toàn khác, và hoàn toàn mâu thuẫn với những điều tiếng xấu xa của vị vua này.

Đại Việt Sử Ký Toàn Thư chép: “Mùa xuân (Đinh Mùi- 1007), vua Lê Long Đĩnh sai em là Minh Xưởng và chưởng thư ký là Hoàng Thành Nhã dâng tê ngưu trắng cho nhà Tống, xin kinh Đại Tạng”. Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục cũng chép như vậy, nhưng thêm “dâng biểu xin Cửu Kinh và Kinh Đại Tạng, nhà Tống ưng thuận cho cả”.

Kinh Đại Tạng là bảo bối của Đạo Phật. Còn Cửu Kinh (Tứ Thư và Ngũ Kinh) chính là bộ sách giáo khoa chữ Hán đầu tiên được đem về nước ta và được sử dụng trong tất cả các nhà trường từ cao đến thấp cho đến khi Pháp Ngữ du nhập vào nước ta, sau đó mới đến sự thay thế của Chữ Quốc Ngữ. Cần nói thêm rằng: Kinh Đại Tạng là bộ sách khổng lồ không chỉ viết riêng cho Đạo Phật, mà trong đó còn chứa rất nhiều tài liệu về khoa học như Thiên Văn, Địa Lý, Y Học, Dược Học vv…

Vậy một vị vua (Lê Long Đĩnh) bị cho là ác ôn như dã thú liệu có đi làm những việc ích nước lợi dân như việc đem văn hóa, đem kiến thức về cho đất nước hay không? Một người biết quý trọng Kinh Đại Tạng liệu có dám “Có lần vua róc mía trên đầu sư Quách Ngang, giả vờ lỡ tay làm đầu sư bị thương chảy máu rồi cả cười.” (Đại Việt Sử Ký Ngoại Kỷ Toàn Thư) hay không? Ai là người dám tin chuyện này là có thật?

Chuyện “vua (Lê Long Đĩnh) say đắm tửu sắc phát ra bệnh trĩ nên phải nằm mỗi khi lâm triều” (Đại Việt Sử Ký Toàn Thư). Người thời nay biết rằng bệnh Trĩ là do bệnh viêm Ruột Già và khi đại tiện thì mót rặn nhiều, lâu ngày các mao mạch Đại Trực Tràng cận Hậu Môn phồng ra, chứ chẳng liên quan gì đến tửu sắc cả. Nhiều người phụ nữ hoặc các em thiếu nhi, chưa hề dùng một giọt rượu nào từ lúc lọt lòng, nhưng vẫn mắc bệnh Trĩ như thường. Việc sinh hoạt tình dục với mật độ cao (chẳng hạn) cũng không liên quan gì đến nguyên nhân phát sinh bệnh Trĩ…

Như vậy cái tên “Ngọa Triều” là hoàn toàn không có cơ sở. Càng không có chuyện vua Lê Long Đĩnh yếu đuối và bệnh tật đến mức phải “ngọa” như nhiều tài liệu sử đã chép. Vì ngay trước khi Ông mất hai tháng, Ông vẫn còn cầm quân ra trận dẹp giặc ở châu Hoan Đường và Thạch Hà (Đại Việt Sử Ký Toàn Thư). Tổng cộng trong 4 năm làm vua, Lê Long Đĩnh đã đi đánh giặc tới 6 lần, vậy ông lấy thì giờ đâu để “đam mê tửu sắc”?

Cũng trong Đại Việt Sử Ký Ngoại Kỷ Toàn Thư, nếu chúng ta đọc hết chương I- “Kỷ Nhà Lê, Ngọa Triều Hoàng Đế”, còn thấy Lê Long Đĩnh là vị vua chú trọng đến phát triển nghề Nông, quan tâm đến giao thông (đào kênh đắp đường, dựng cột bia ở Ải Châu). Và ông cũng là người có đầu óc tư duy thương mại thức thời. Một vị vua trẻ, mới hơn 20 tuổi, làm vua trong thời gian ngắn ngủi 4 năm, đã làm được nhiều việc ích nước lợi nhà như vậy, liệu có thể là một người xấu (theo cả nghĩa rộng) hay không?

Vậy ai là kẻ cố tình bôi đen thanh danh và sự thật về vua Lê Long Đĩnh? Người đó phải là người có quyền điều khiển các nhà viết sử trong triều đình. Người đó phải nhằm mục đích làm cho ai đó căm ghét vua Lê Long Đĩnh, chấp nhận việc phế bỏ, và coi việc phế bỏ Nhà Tiền Lê là chính đáng. Người đó chỉ có thể là Lý Công Uẩn!

Xem ra nhân cách của Lý Công Uẩn còn không bằng Trần thủ Độ – Người bị coi là cướp ngôi Nhà Lý trao vào tay Nhà Trần.

Lý do nào khiến Lý Công Uẩn dời đô về Đại La? Khi đoạt được ngôi vương, Lý Công Uẩn vốn biết Hoa Lư là đất cũ của Nhà Đinh, nhưng Nhà Đinh chỉ an định được 12 năm, Nhà Lê cai quản những 29 năm,  đất ấy có nhiều người được hưởng ân sủng và chịu ảnh hưởng của Nhà Lê. Nếu ở lâu tất có biến, nên Ông mới tính chuyện dời đô. Mặt khác, Đại La khi ấy gần phủ Băc Ninh quê của Lý Công Uẩn, nơi này có nhiều người họ hàng thân tộc của Ông, chắc chắn Ông sẽ được ủng hộ.

Để “chấm” một nơi làm trung tâm của đất nước, người xưa cần phải chọn nơi có địa thế ưu việt về quân sự, thuận lợi về giao thông. Nơi đó phải dễ xây dựng thành cao hào sâu, có thể cố thủ dài ngày khi bị quân giặc vây hãm, hoặc phải có địa thế thuận lợi để rút quân vào rừng núi khi cần…

Nhưng Đại La khi ấy so với Hoa Lư thì bội phần không bằng. Đại La nằm ngay sát Sông Hồng, một con sông nổi tiếng là hung dữ có dòng chảy mạnh. Hàng trăm hồ ao lớn nhỏ của Hà Nội ngày nay chính là sản phẩm của việc Sông Hồng đổi dòng liên tục trong hàng ngàn năm qua. Người ta nói thế của Đại La là thế “Rồng cuộn hổ ngồi”. Có lẽ phải sửa là thế của “Sông cuốn, hổ vồ” thì đúng hơn. Bằng chứng sử sách ghi lại rằng trong lịch sử, hàng chục lần Hà Nội (Đại La- Thăng Long cũ) bị lũ lụt tàn phá tang thương (ví dụ vỡ đê Sông Hồng tháng 08/1913; 08/1915;1926;1945 vv..). Có lần vua Trần phải rời bỏ kinh đô tháo chạy thoát thân vì biết thành quách sơ sài không thể chống đỡ nổi sức tấn công của kẻ thù (Ngột Lương Hợp Thai- Nguyên Mông, chiếm Thăng Long năm 1257)…

Đối với kinh đô Hoa Lư. Giống như một quân thành tự nhiên vững chắc. phong cảnh sông núi hữu tình. Trước mặt là đồng bằng, xa hơn là Biển Đông, sau lưng dựa vào núi đá vôi hùng vĩ.. Nơi đây rất thuận tiện cho giao thông và đồn trú cho quân đội cả thủy binh lẫn bộ binh.

Nói “vì Hoa Lư chật hẹp nên phải dời đô” là hoàn toàn không đúng. Vì năm 1010 ước tính Đại Cồ Việt nhiều lắm cũng chỉ có khoảng 1 triệu dân. Và thủ đô Hoa Lư sẽ có bao nhiêu người ở mà cho rằng chật hẹp?

Vậy không thể công nhận việc dời đô của Lý Công Uẩn là một quyết định thông minh sáng suốt, nếu không muốn nói việc này chỉ hoàn toàn phục vụ mục đích và những toan tính cá nhân của ông ta!

Thậm chí đến tận ngày nay, mặc dù người ta đã làm chủ được nhiều phát kiến khoa học vĩ đại.  Nhưng hàng năm, người dân Việt Nam vẫn đang phải gánh chịu hậu quả của mưa bão, lũ lụt ngay trên chính mảnh đất Đại La- Thăng Long xưa ấy.

Dù sao, việc phán xét lịch sử, nhất là một trang đã diễn ra cách nay hàng ngàn năm là điều không nên làm. Nhưng có lẽ những gì là sự thật của lịch sử rất cần phải trả lại đúng chỗ của nó. Chúng ta không thể dựa hoàn toàn vào sử sách, vì sử sách, nói cho cùng, thì đều do con người chép lại cả. Do vậy có “chuyện không nói có”, có “chuyện có nói không” nhằm đẹp ý kẻ đang cầm quyền lúc ấy là điều dễ hiểu.

Nhưng đối với những nhà trí thức, những nhà khoa học, nhất là đối với các nhà sử học, họ không có quyền làm ngơ trước những sự thật lịch sử cần được làm sáng tỏ. Người ta đã minh oan cho Nguyễn Trãi. Liệu có một ngày nào đó người ta có thể minh oan cho những người thực sự có công với nước như vua Lê Long Đĩnh, vua Nguyễn Phúc Ánh hay không?

Tôn vinh 1000 năm Thăng Long, đồng nghĩa với tôn vinh Lý Công Uẩn – Một người không chính danh mang dòng máu họ Lý- Một người mà hậu thế còn phải giải đáp nhiều câu hỏi lớn về nhân cách cũng như tài năng, là một việc làm hết sức lạc lõng và sai lầm!

© Lê Nguyên Hồng
© Đàn Chim Việt

5 Phản hồi cho “1000 năm Thăng Long, tìm hiểu Lý Công Uẩn”

  1. huy tiến says:

    Đúng là chúng ta không thể hoàn toàn tin vào những việc sử sách ghi chép nhất là về các nhân vật lịch sử hoặc các sự kiện được tô vẽ và bôi đen một cách đáng ngờ .Gía mà tác giả bài viết không phải họ LÊ và lời văn bớt hằn học , một số ý kiến có những bằng chứng lịch sử rõ ràng hơn thì có lẽ người đọc sẽ quan tâm hơn nhiều .Mà cái nhà anh Hoang Ha sao lại nhảy dựng lên giống như một người họ Lý vậy.

  2. thế kỷ says:

    đảng CSVN chỉ biết làm những chuyện ruồi bu thôi,bởi thế những chuyện đại sự,những viễn tượng tương lai cho dân tộc,chúng không nhìn được,có chăng chúng chỉ nhìn thấy quyền lợi cho gia đình và cho ĐCS.

  3. Hoang Ha says:

    Trieu dai Tien le co vi vua cuoi cung la Le Ngoa Tireu la mot ong vua dam loan, giet anh, tan bao nen khi le ngoa Tireu qua doi, trieu dinh dua Ly congUan len ngoi vua la chuyenlam chinh dang va hop voilong dan
    Chi co Le nguyen Hong moi bay dat ra chuyen benh vuc cho ten vua khon nan toi bai Le ngoa Trieu.

  4. Nguyen Ba Quynh says:

    lai 1 luan ly nguy bien kieu Do Ngoc Bich

    • Trang khanh says:

      Cung co ly DCS buoc 80 trieu Dan VN di theo “LE PHAI”Huong gi “Thien Tu”ma lai khong lam duoc…..

Leave a Reply to Nguyen Ba Quynh