WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Ngô Đình Diệm và vấn đề làm Thủ tướng năm 1945: Có một sự thật khác nên biết qua

VuaBaoDaituyenboVNdoclapm-206x300

Vua Bảo Đại tuyên bố độc lập ngày 11-3-1945 và tìm chọn người lập chánh phủ sau khi tiếp thu chánh quyền từ người Nhựt . Ngài nhờ người Nhựt tìm Lại bộ Thượng thư cũ Ngô Đình Diệm đang ở Sài Gòn, nhưng sau cùng, Ngài phải nhờ Cụ Trần Trọng Kim đứng ra lập chánh phủ độc lập đầu tiên của Vìệt Nam . Vì không có tin tức của Ngô Đình Diệm .

Sự việc này được nhà vua xác nhận“Trẫm đã định giao quyền tổ-chức Nội-các mới cho nguyên Lại bộ Thượng-thư Ngô-đình-Diệm và đã nhờ Quí-quan tối-cao Cố-vấn Masayuki Yokoyama và sắc phong Ngự-tiền Văn-phòng gửi thư và đánh điện tuyên triệu. Nhưng ngày hôm qua Quí-quan tối cao Cố-vấn phúc rằng Ngô khanh đau không về chầu được.” (Nguyễn Duy Phương, Lịch-sử và nội-các đầu tiên Việt-Nam, Hà-Nội: Việt-Đông xuất-bản cục, 1945, tr. 4, Trần Gia Phụng trích dẩn trong Tại sao ngô Đình Diệm không làm Thủ tướng năm 1945) .

Về việc lập chánh phủ, Cụ Trần Trọng Kim muốn nhà vua, tốt hơn hết, nên dùng người đã có dự định làm Thủ tướng từ trước, như Ngô-Đình-Diệm chẳng hạn, để có tổ chức sẵn sàng.

Cụ thật lòng muốn từ khước nên viện dẫn lý do già yếu bệnh tật, và nhứt là chưa bao giờ Cụ có ý nghĩ lập chánh phủ cũng như chưa từng hoạt động chính trị . Cụ chỉ một mực xin nhà vua cho về nghỉ . Và cụ Kim thưa thêm “ Khi tôi qua Sài Gòn, có gặp Ngô-Đình-Diệm và ông ấy bảo không thấy người Nhật nói gì cả. Vậy hoặc có sự gì sai lệch chăng. Ngài cho điện lần nữa gọi ông ấy về. Còn tôi thì xin Ngài cho tôi ra Bắc ”..Nhưng nhà vua muốn giữ Cụ Kim ở lại đây nghỉ ít lâu, xem thế nào rồi hãy ra Bắc .

Cố vấn Nhựt khi thì nói chưa biết ông Diệm ở đâu, khi thì lại nói ông Diệm đau chưa về được, chớ không có tin của chính ông Diệm xác định là muốn hay không muốn nhận lời lập chánh phủ .

Vua Bảo Đại thấy tình thế kéo dài mãi cũng sốt ruột, nên triệu Cụ Kim vào bảo lập chánh phủ mới . Khi nghe nhà vua nói thêm đầy lý lẽ và nhiệt tình “ Trước kia người mình chưa độc lập. Nay có cơ hội, tuy chưa phải là độc lập hẳn, nhưng mình cũng phải tỏ ra có đủ tư cách để độc lập. Nếu không có chính phủ thì người Nhật bảo mình bất lực, tức họ lập cách cai trị theo thể lệ nhà binh thì rất hại cho nước ta. Vậy ông nên vì nghĩa vụ cố lập thành một chính phủ để lo việc nước ”, Cụ Kim thấy không thể từ chối nghĩa vụ với đất nước (Trần Trọng Kim, Một cơn gió bụi, Sài Gòn: Nxb. Vĩnh Sơn, 1969, tt. 49-51, Trần Gia Phụng trích dẫn) .

Nhận lời, Cụ Kim thấy nhà vua quả thật là người nặng lòng với đất nước, vô cùng sáng suốt .

Chiều ngày 11-3-1945, vua Bảo Đại triệu tập Cơ mật viện, các thượng thư, các hoàng thân để thảo luận tình hình mới. Cuộc họp đưa đến kết quả là nhà vua tuyên đọc BẢN TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP . Như thế, sau hơn 60 năm bị người Pháp đô hộ, nay nước Việt Nam chính thức độc lập . Và đã độc lập thật sự, với đầy đủ pháp lý, thì “cách mạng mùa thu và ngày 2 – 9” của Hồ Chí Minh chỉ là cướp chánh quyền cùa Việt Nam độc lập để dâng cho cộng sản mà thôi.

Trở lại Vấn đề ông Ngô Đình Diệm được nhà vua mời làm Thủ tướng . Ông Trần Gia Phụng, sử gia về việt sử, trích dẩn Masaya Shiraishi “The Background to the Formation of the Tran Trong Kim Cabinet in April 1945: Japanese Plans for Governing Vietnam” (đăng trong sách Indochina In The 1940s And 1950s, Takashi Shiraishi và Motoo Furuta chủ biên, New York: Cornell, 1992, tr. 138) cho rằng ông Ngô Đình Diệm từ chối lời vua Bảo Đại mời ông làm Thủ tướng vì ông không muốn làm Thủ tướng với vua Bảo Đại (mà chỉ muốn làm Thủ tướng với Hoàng thân Cường Để) và vì tình hình không thuận lợi, Nhựt sắp thua trận. Ông Trần Gia Phụng viết “ Lần nầy, người Nhật giao việc liên lạc với ông Diệm cho Hidezumi Hayashi, trung tá hiến binh Nhật. Hayashi là tác giả kế hoạch ngày 27-12-1944, đề nghị đưa hoàng thân Cường Để về Việt Nam cầm quyền và đưa Ngô Đình Diệm lên làm thủ tướng. Ông Diệm lúc đó đang ở Vĩnh Long với giám mục Ngô Đình Thục.

Khi gặp nhau, ông Diệm cho Hayashi biết ông ta không có ý định làm thủ tướng theo lời mời của vua Bảo Đại, mà ông Diệm chỉ muốn một điều là Kỳ Ngoại Hầu Cường Để về Việt Nam thay thế vua Bảo Đại. Ông Diệm tỏ ra bất bình Hayashi không báo cho ông biết tin tức đảo chính ngày 9-3, vì Hayashi liên lạc cá nhân khá thân tình với ông Diệm trong thời gian người Nhật bảo vệ ông Diệm ở Sài Gòn. Một lý do khác khiến ông Diệm từ chối lời mời của vua Bảo Đai vì ông Diệm nhận định rằng tình hình người Nhật đang suy yếu một cách nhanh chóng, và thật là thiếu sáng suốt nếu lập chính phủ dưới sự chiếm đóng của người Nhật. Cuối cùng, theo đề nghị của Hayashi, ông Diệm viết thư cho vua Bảo Đại bằng tiếng Pháp, từ chối lời mời của nhà vua, đơn thuần chỉ vì lý do sức khỏe. (Masaya Shiraishi, bđd., sđd., tt. 137-138.)
Trần Trọng Kim cũng được thông báo cho biết tin nầy, nên ông Kim mới nhận lời mời lần thứ hai của vua Bảo Đại, đứng ra thành lập nội các. (Masaya Shiraishi, bđd sđd. tt. 138-139) .

Có thể có một sự thật khác?

Theo sử gia Trần Gia Phụng và tài liệu được trích dẫn rất thuyết phục thì ông Ngô Đình Diệm nhận đưọc lời mời làm Thủ tướng của vua Bảo Đại do Trung tá Hiến binh người nhựt Hayashi trực tiếp chuyển lại khi hai người gặp nhau ở Vỉnh long và ông Ngô Đình Diệm từ chối . Nhưng theo hồi ký của Cụ Trần văn Ân (chưa xuất bản), Ủy viên Ngoại giao kiêm Phát ngôn viên của Việt Nam Phục Quốc của Hoàng thân Cường Để, và cùng với ông Trần Quang Vinh (của Cao Đài Tây ninh) Đại diện VNPQ ở Nam kỳ (ông Ngô Đình Diệm Đại diện ở Trung kỳ) thì ông Ngô Đình Diệm có ý nhận lời làm Thủ tướng của vua Bảo Đại và cùng đi với Cụ Trần văn Ân ra Huế để gặp nhà vua nhưng chỉ đi tới Nha trang bị Vìệt minh ngăn chận.

Nội vụ được Cụ Trần văn Ân ghi lại như sau trong bức thư gởi Cụ Đặng Hữu Thụ (Cựu Chưởng lý Tòa án Sài Gòn, tác giả “Thân thế và Sự nghiệp nhà cách mạng Nguyễn Thế Truyền, Melun, 1993 và về Làng Hành Thiện, Melun, 1992) để trả lời về giai đoạn lịch sử lúc đó :

Kính gởi Cụ Đặng Hữu Thụ, Melun,

Sáng nay, tôi có nhận được thư của Tiên sinh đề ngày 2 – 11….Trước hết tôi xin trả lời mấy câu hỏi của Tiên sinh, sợ khi viết dài rồi lại quên đi ….

Hồi tôi làm Tổng Thư ký Việt nam Phục quốc Đồng minh Hội của Cụ Cường Để thì ông Diệm cùng Việ Nam Phục Quốc ở Trung kỳ . Cụ Trác, Việt Nam Phục Quốc ở Bắc kỳ, cha vợ của Ls Nghiêm Xuân Hồng, có hoạt động chớ ông Diệm không hề sinh hoạt với chúng tôi. Người ta nói ông Diệm không ưng tham gia Nội các Trần Trọng Kim, điều đó không đúng . Tháng 8 năm 1945, chính tôi cầm đầu phái đoàn đi ra Huế vì được mời tham gia Nội các Đoàn kết của Cụ Kim . Chúng tôi là Vũ Đính Dy, Cụ Diệm và Trần văn Ân, có cả ông Lê Toàn, Nguyễn văn Tệ, người biết rành xứ Huế, cùng đi theo . Triêu đình Huế có cho người đem xe vào rước, xe gắng bản số PI (Palais Impérial), hiệu Ford . Kỳ đi đó, Tham mưu trưởng Nhựt bổn tại Sài gòn, Đại tá Hayashi, yêu cầu hai ông Ngô Đình Diệm và Vũ Đình Dy để tôi làm Trưởng đoàn vì đường Sài gòn ra Huế có lắm trở ngại, lắm lúc phải nhờ tới người Nhựt .: “Ông Ân nói tiếng nhựt và được đa số các cơ quan nhựt biết tên . Ông Ân có thể nhờ cậy dễ dàng ” .

Thế rồi chúng tôi đi . Chiều lại tới Nha trang . Chúng tôi ngủ tại Nha trang . Sáng ra, tài xế vào cho hay bốn vỏ xe bị chích lủng, xệp, xe không chạy được và có cả mấy trăm người bao vây phòng ngủ có đủ súng ống . Tôi nhận ra nguy cơ, biết đó là Việt Minh chơi cái trò khủng bố và bắt bớ phi pháp . Tôi bảo mấy ông kia an lòng, để tôi giải quyết . Cũng phải mất mấy tiếng đồng hồ và chung qui cũng phải nhờ Hiến binh nhựt bao vây vòng ngoài . Bọn Việt Minh mới chịu mở vòng vây và giải tán . Vấn đề này, tôi đã có kể qua nhiếu lần . …

Chúng tôi đành quay trở lại Sài gòn vì « Không tội gì đi qua Quảng Ngãi cho Việt Minh bắt mình trong lúc mình không có phương tiện tự vệ . Tất cả các ông cùng đi đều không có ý kiến khác hơn . Thế là chúng tôi trở lại Sài gòn . Về sau có tin ông Vũ Đinh Dy đi xe lửa trở ra Huế bị giết dọc đường . Còn ông Diệm, thì tôi không rỏ ông làm gì sau đó ….

Giửa ông Ngô Đình Diệm và tôi, tôi thành thật nói ra đây là lúc nào giửa chúng tôi cũng có sự lễ độ và lúc nào ông Diệm cũng quí tôi . Có lần tại nhà Tướng Cao Đài nguyễn Thành Phương ở đường Yên Đỗn, nhơn cuộc tiếp tân của Phương, có mời ông Diệm và tôi . Tôi tới trể . Khi tôi bước vào cửa, ông Diệm từ trong nhà, đi mau ra, bắt tay tôi, tỏ vẻ vui mừng khác thường, rồi nói « Ông Ân, sao không thấy tới thăm tôi ? Tôi trông ông quá » -

Thưa Cụ, Nay Cụ là Thủ tướng, tôi đâu được phép gỏ cửa Cụ như xưa kia . Tôi tới khi nào Cụ có mời chứ . 

Ông Diệm nghe qua hối hả gọi viên Bí thư tới dạy « Ghi liền nhé, về nhớ gởi thư mời ông Ân nhé » .

Và một lần khác, tại Dinh Độc lập, nhơn dịp Thủ tướng tiếp tân Đại sứ Mỹ, Tướng Collins, tôi có tới với tư cách nhà báo. Ông cũng hối hả gọi viên Bí thư nhớ mời tôi . Cả hai lần, không có lần nào, tôi được mời sau đó.

Ông Ngô Đình Diệm không hề tỵ hiềm vua Bảo Đại và vẫn muốn làm Thủ tướng

Năm 1947, Quôc Gia Liên Hiệp là một tổ chức tập hợp nhiều đảng phái ủng hộ giải pháp Bảo Đại trong đó hai ông, Bác sĩ Nguyễn Tôn Hoàn và Cựu Lại Bộ Thượng thư Ngô Đình Diệm, sát cánh nhau cùng tích cực vận động cho giải pháp Bảo Đại hơn hết.

Tháng 2/1948, được tin Cựu Hoàng sắp về nước, các ông Nguyễn Tôn Hoàn, Ngô Đình Diệm, Đinh Xuân Quảng, Nguyễn Hữu Trí vội vả qua Hồng kông chờ đón Bảo Đại từ Genève trở lại . Ngô Đình Diệm lúc bấy giờ được hiểu là người sẽ được Bảo Đại chỉ định thành lập chánh phủ.

Ông giữ sẵn một dự án chánh trị chờ cơ hội áp dụng: 1/ Chánh thể quân chủ nghị viện, 2/ Thiết lạp nền độc lập quốc gia, 3/ Tuyển mộ và canh tân cán bộ chọn trong những chiến sĩ quốc gia và công giáo, 4/ Chống hối lộ, 5/ Dẹp bỏ tận gốc Việt minh . ( François Guillemot, Đại Việt et Révolution au Vietnam – L’échec de la 3e voie 1938 – 1955, Ed Les Indes Savantes, Paris, 2012) .

Và sau cùng, năm 1954, ông Ngô Đình Diệm, nhờ sự vận động của Pháp và sự ủng hộ của Hồng Y Spellman Huê kỳ, đươc Quốc trưởng Bảo Đại chỉ định làm Thủ tướng . Được toại nguyện, ông nhận lảnh trách nhiệm .

Như vậy ông Ngô Đình Diệm trước sau vẫn một lòng hợp tác với Cựu Hoàng Bảo Đại . Nhưng bạn chánh trị thì mỗi lúc một khác !

Tháng 8/1945, nếu ông Ngô Đình Diệm tới Huế được và yết kiến vua Bảo Đại, chắc chắn Cụ Trần Trọng Kim có lý do rút lui và về Bắc, ông Diệm sẽ được chỉ định lập chánh phủ . Với lập trường không chấp nhận Việt minh, tánh tình cứng rắn, ông Diệm làm Thủ tướng, biết đâu tình hình Việt nam sẽ khác hơn sau này ?

© Nguyễn văn Trần

© Đàn Chim Việt

58 Phản hồi cho “Ngô Đình Diệm và vấn đề làm Thủ tướng năm 1945: Có một sự thật khác nên biết qua”

  1. nhanh dữ vậy ta? says:

    - Năm 1954, ông Ngô Đình Diệm, nhờ sự vận động của Pháp và sự ủng hộ của Hồng Y Spellman Huê kỳ, đươc Quốc trưởng Bảo Đại chỉ định làm Thủ tướng . Được toại nguyện, ông nhận lảnh trách nhiệm .
    - Ngày 26/10/1955 Thủ tướng Ngô Đình Diệm chính thức thông báo kết quả Trưng cầu Dân Ý truất phế Bảo Đại, thành lập Việt Nam Cộng hòa

    • Austin Pham says:

      Vụ này nhắc lại cũng rất thú vị. Ông Diệm có thật tình truất phế vua Bảo Đại hay không thì chỉ có hai người họ biết. Cái lạ là vua Bảo Đại không có lời trách móc gì hết và thằng Pháp thì xách đít không về nước một cách nghẹn ngào. Tài là ở chỗ đó: lấy một nửa nước không tốn một viên đạn, dân có cơm ăn áo mặc, rồi bang giao với quốc tế nữa chứ. Đừng có cay cú, hãy chấp nhận sự thật một cách đàng hoàng. Trí khôn ta đâu?

  2. Minh Đức says:

    Đoàn của ông Diệm, do ông Trần Văn Ân dẫn đầu, có ông Vũ Đình Dy trong đó bị Việt Minh bao vây. Nhờ hiến binh Nhật can thiệp nên họ thoát chết. Còn ông Vũ Đình Dy tiếp tục đi ra Huế nên dọc đường bị Việt Minh bắt giết. Chuyện này chắc chắn có ảnh hưởng đến cách đối xử với Cộng Sản của ông Diệm khi ông lên cầm quyền. Nhất là anh ông Diệm là Ngô Đình Khôi bị Việt Minh giết. Trong khi đó tại miền Nam cũng vẫn còn những người cho rằng Cộng Sản là những người yêu nước, có công đánh Pháp, có thể hợp tác với họ, không cần phải chống họ. Ông Dương Văn Minh đến giờ phút cuối cùng của chế độ Việt Nam Cộng Hòa vẫn tin tưởng là có thể hợp tác với Cộng Sản nên vẫn gọi điện thoại cho Thích Trí Quang để nhờ liên lạc với MTDTGPMN mà thành lập chính phủ liên hiệp. Đến lúc đó Cộng Sản đâu có cần liên hiệp nữa vì Mỹ đã cắt hoàn toàn viện trợ, các tướng đã bỏ đi tứ tán. Việc đảo chánh xảy ra cùng là vì có các khuynh hướng khác nhau trong thái độ đối với Cộng Sản. Sau khi ông Diệm đã bị lật, các chính quyền kế tiếp cho tự do hơn thì bị Cộng Sản lợi dụng quấy phá. Ông Thiệu lên lại phải xiết lại bớt. Nên cai trị chặt chẽ để ngăn ngừa những kẻ có dã tâm phá hoại hay là nên cai trị rộng rãi để cho dân sung sướng là hai thái cực mà chế độ dân chủ phải chọn mức độ ở giữa sao cho thích hợp. Nước Đức và nước Ý cũng đã trải ra giai đoạn cho tự do và bị độc tài trên con đường phát triển nền dân chủ.

  3. Q&A says:

    ông Diệm bị ai giết?
    ông Diệm là ai va những kẻ giết ổng là ai?

    • Tien Ngu says:

      Nghe hỏi, biết ngay thứ…ngu trời gầm…

      Biết ông Diệm làm cái éo gì? Học lịch sử Cộng láo, nà đủ rồi, em?

    • Ai giết ai says:

      Hic, Mẽo có vẻ đã hối tiếc trong vụ xử trảm saddam hussein vậy mà vụ năm 63 ở nam việt hổng thấy họ tâm tư gì ha?

      • Tien Ngu says:

        Nghe hỏi, biết ngay thứ…ngu mà ra vẽ…tài lanh, kiểu…cò mồi Cộng láo.

        2 thời, 2 hoàn cảnh, 2 sự kiện, 2…chuyện…

        Hoàn toàn khác…hoắc

    • Ai giết Diệm ? says:

      Còn ai trồng khoai đất này ?!

      Mỹ chứ ai !!

      Tại Diệm cứng cổ, không nghe theo lời của Mỹ, nên Mỹ nó giết ; Không như chủ tịch Hồ Chí Minh, ngoan ngoãn vâng lời, cúc cung tận tụy với châm ngôn “Trung Quốc quyết chống mỹ tới người VN cuối” của Mao chủ tịch, cho nên Hồ chủ tịch đã được Mao chủ tịch nâng niu, thương yêu cho đến cuối đời .

Leave a Reply to Ai giết ai