Hiểu sai hai chữ “Đồng Minh”, TS Nguyễn Tiến Hưng viết sách không đúng
Tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng viết cuốn sách “Khi Đồng Minh Tháo Chạy” chứng tỏ tác giả không hiểu thấu đáo ý nghĩa hai chữ “Đồng Minh”. Vì sự sống còn, trong Thế chiến II, Hoa Kỳ đồng minh với Anh, Pháp, Nga để chống lại phe trục gồm Đức Quốc Xã, Phát Xít Ý và Quân Phiệt Nhật, mặc dù cộng sản Nga chủ trương đào mồ chôn tư bản Mỹ. Nhưng khi chiến tranh chấm dứt, sự sống còn không cần thiết nữa thì Nga vẫn là kẻ thù của Mỹ (Thế giới Tự Do) và Ý, Nhật, Tây Đức trở thành đồng minh.
Là người có văn bằng Tiến sĩ, xuất thân từ Đại học Hoa Kỳ, lẽ ra Tiến sĩ Hưng phải hiểu rằng trong bang giao quốc tế, không bao giờ có bạn muôn đời và kẻ thù truyền kiếp. Vấn đề là tương quan quyền lợi. Không cần dẫn chứng, thực tế đã cho ta thấy điều đó. Viết cuốn sách với tiêu đề “Khi Đồng Minh Tháo Chạy” là trốn tránh trách nhiệm của kẻ dự phần nắm vận mệnh quốc gia và gửi một tín hiệu sai lầm cho các thế hệ mai sau cái tinh thần ỷ lại. Người Mỹ đọc cuốn sách của Tiến sĩ Hưng sẽ khinh, vì không lý do gì Hoa Kỳ gắn bó với một Đất Nước mà tiền viện trợ không vào túi dân, lại vào túi quan tham, phát súng đạn để tiêu diệt kẻ thù thì lại dùng súng đạn để thanh toán lẫn nhau tranh giành quyền lực, con cái các quan lớn đi du học nước ngoài, dân nghèo cam phận làm bia đỡ đạn. Lại thêm có cả phong trào biểu tình đốt Tòa Đại sứ và đòi đuổi Mỹ về nước của nhóm đội lốt tôn giáo làm công cụ cho cộng sản.
Sau khi chế độ Ngô Đình Diệm sụp đổ, Hoa Kỳ không còn coi Việt Nam là đồng minh nữa. Bằng cớ là Nguyễn Khánh làm cuộc chỉnh lý, dẹp bỏ Thượng Hội đồng Quốc gia thì bị Đại sứ Maxwell Taylor kêu đến trình diện để xỉ vả. Nguyễn Khánh lánh mặt, bèn phái Tướng Nguyễn văn Thiệu, Tướng Nguyễn Cao Kỳ đến chịu trận. Theo lời thuật trong hồi ký, Đại tá Phạm Bá Hoa kể rằng mỗi khi một ông Tướng nào âm mưu đảo chánh, rủ ông Tướng khác theo mình thì đều khoe là đã được Đại sứ Mỹ đồng ý. Vậy thì, tư cách đồng minh đâu còn nữa! Thật đáng tiếc cho ông Diệm có dưới tay một đám tướng lãnh vừa bất tài, vừa không biết tự trọng, không có tinh thần quốc gia dân tộc!
Mới đây, Tiến sĩ Hưng ra mắt cuốn sách “Tâm Tư Tổng Thống Thiệu” đã khiến cho nhiều người chê bai, phê bình. Mỗi người sống trên đời đều có tâm tư hay nỗi niềm riêng. Có người bày tỏ, có người ấp ủ mang xuống tuyền đài. Tổng thống Ngô Đình Diệm bị bọn man rợ giết bất thần, không kịp trăn trối với hậu thế. Người đời sau, vì đạo đức và công lý, nếu viết tâm tư Tổng thống Diệm là điều dễ hiểu. Tổng thống Thiệu sau khi bỏ đồng bào, đồng đội chạy tháo thân, còn sống một thời gian dài, chết già chứ không đột tử, tất nhiên ông có nhiều thì giờ để giải bày tâm tư của mình với nhân dân. Nhưng ông Thiệu đã im lặng, có lẽ ông không đủ can đảm nói lời tạ tội với nhân dân, nên ông đã mang nỗi niềm riêng xuống tuyền đài. Nếu Tiến sĩ Hưng thực lòng yêu mến và kính trọng ông chủ cũ của mình, theo tôi nghĩ, cách tốt hơn hết là Tiến sĩ Hưng nên để linh hồn ông Thiệu yên nghỉ. Người có thể may ra nói lên phần nào tâm tư ông Thiệu là Hoàng Đức Nhã; chứ không phải Nguyễn Tiến Hưng!
Tổng thống Nguyễn văn Thiệu, nhân vật lãnh đạo nhân dân bảo vệ sự sống còn của Miền Nam, tất nhiên ông là người có trọng trách lớn nhất. Phi công vận tải chỉ được phép mang dù khi thi hành phi vụ thả dù người hay vật liệu. Nhưng nếu là phi vụ chở hành khách, phi công không được mang dù để khi phi cơ bị trở ngại kỹ thuật thì người phi công phải bình tĩnh lo cứu sinh mạng hành khách, chứ không phải vì sẵn có dù mang theo mà nhảy ra ngoài thoát thân. Người hạm trưởng phải sống chết với hành khách chứ không thể ôm phao nhảy xuống biển để thoát thân một mình. Huống chi là người lãnh đạo tối cao, chỉ vì sợ Mỹ đe dọa mạng sống mà lén lút thoát thân bỏ mặc đồng bào? Mỗi hành vi của nhà lãnh đạo đều bị lịch sử phán xét. Ông Nguyễn văn Thiệu là người như thế nào đối với lịch sử?
Ông Thiệu là người tinh khôn, thận trọng, nhẫn nhục và thủ lợi cá nhân. Người có đặc tính như vừa kể có thể giúp ích cho bản thân, gia đình. Nhưng nếu người có đặc tính đó mà lãnh đạo đất nước thì đất nước nhất định tiêu vong. Dưới đây là một số dữ kiện đã xảy ra trong đời của nhà lãnh đạo nền Đệ Nhị Cộng Hòa Việt Nam:
1/ Theo lời tường thuật trong hồi ký của Đại tá Phạm bá Hoa, Tổng thống Diệm rất tin cẩn ông Thiệu nên trao chức Tư lệnh Sư Đoàn V Bộ Binh cho ông Thiệu. Sư đoàn V trú đóng gần thủ đô Sài Gòn, nếu có binh biến thì Sư đoàn V kịp thời cứu giá. Tướng Trần Thiện Khiêm, Tham Mưu trưởng Liên Quân, năm 1963 móc nối Đại tá Thiệu tham gia đảo chánh ông Diệm. Lúc 1 giờ trưa ngày 1 tháng 11 tiếng súng đảo chánh nổ ra, ông Thiệu đem quân về Sài Gòn, giữ yên tình trạng chờ đợi để thăm dò tình hình. Nếu phe đảo chánh có cơ thắng thì ông Thiệu ngả về phe đảo chánh. Nếu phe đảo chính yếu thế, ông Thiệu sẽ là người chỉ huy chống đảo chánh để được tiếng cứu Tổng thống Ngô Đình Diệm. Qua hành động này, ông Thiệu chứng tỏ là người tinh khôn, sẵn sàng phản chủ hay cứu chủ tùy theo hoàn cảnh. Suốt 8 năm làm Tổng thống, ông Thiệu không bao giờ mạo hiểm lấy một quyết định nào mà ông xét thấy không chắc mang cái lợi cho bản thân ông. Đem sự khôn ngoan đó áp dụng vào lúc quốc gia gặp cơn dầu sôi lửa bỏng, thì quốc gia phải tiêu thôi! Cái khôn đó, dân gian gọi là “láu cá”.
2/ Năm 1965, chính phủ dân sự do kỹ sư Phan Khắc Sửu làm Quốc trưởng và bác sĩ Phan huy Quát làm Thủ tướng không giải quyết nổi sự bất hòa, giao lại quyền lãnh đạo Đất Nước cho Quân đội vào buổi tối ngày 18 tháng 6. Hôm sau có cuộc họp của Hội đồng Quân Lực nhóm tại Bộ Tư lệnh Thủy Quân Lục Chiến, Thiếu tướng Tư lệnh KQ Nguyễn Cao Kỳ đề nghị Trung tướng Nguyễn văn Thiệu đứng ra thành lập chính phủ, vì lúc bấy giờ ông Thiệu đang là Phó Thủ tướng kiêm Tổng trưởng Quốc phòng trong Nội các Phan Huy Quát, lại là người đang Chủ tọa phiên họp. Ông Thiệu nhất mực từ chối, mặc dầu được toàn thể hội nghị vỗ tay tán đồng. Tướng Kỳ nhất mực đề nghị Tướng Thiệu khiến cho Tướng Thiệu đe dọa: “Nếu tiếp tục đề nghị tôi, tôi sẽ tuyên bố bế mạc buổi họp”. Kế đến, Tướng Kỳ đề nghị Tướng Nguyễn Chánh Thi thì Tướng Thi cũng từ chối như Tướng Thiệu. Sau giờ giải lao, hai Tướng Thiệu, Thi bàn nhau đề nghị Tướng Kỳ đứng ra thành lập chính phủ và Tướng Kỳ đồng ý nhận lãnh trách nhiệm qua sự trao phó của Quân Đội, vì không lẽ để cho con thuyền quốc gia không có người cầm lái. Không phải ông Thiệu không ham chức Thủ tướng, nhưng bản tính tinh khôn, trốn tránh trách nhiệm, ông Thiệu nhận thấy tình hình quá khó khăn nên không dại gì đưa đầu chịu báng.
3/ Không ngờ Tướng Kỳ ổn định được tình hình, mang lại uy tín quốc gia bằng đường lối ngoại giao khéo léo để chứng minh sự tự vệ của Miền Nam là chính đáng, dẹp yên cuộc biến động Miền Trung, tổ chức thành công bầu cử Quốc hội Lập Hiến và viết xong Hiến Pháp. Theo sự tiết lộ của Đại sứ Cabot Lodge với Tướng Kỳ: “Nếu Nội các của Tướng Kỳ bất lực, không mang lại sự ổn định cho công cuộc chống xâm lăng cộng sản thì Hoa Kỳ có hai chọn lựa: (a) bỏ mặc Miền Nam cho cộng sản thôn tính; (b) Hoa Kỳ sẽ “take over” trực tiếp điều hành cuộc chiến, không cần thiết Miền Nam phải có một chính phủ. Năm 1967, tổ chức cuộc bầu cử Tổng thống, Quân đội đề nghị Tướng Cao văn Viên thay ông Thiệu tạm thời giữ chức Chủ tịch Ủy ban Lãnh đạo Quốc gia, ông Thiệu làm Tổng Tham mưu trưởng, ông Kỳ đại diện Quân đội ra tranh cử Tổng thống, vì ông Kỳ đã điều hành trôi chảy công việc Hành pháp. Tại sao các Tướng lĩnh đưa ra đề nghị vừa nêu? Có hai lý do: (a) Hai liên danh Quân đội ra tranh cử thì sẽ không chắc thắng liên danh dân sự ; (b) Trong cuộc đối đầu với biến động Miền Trung, Tướng Thiệu bình chân như vại, phó mặc cho Tướng Kỳ loay hoay tả xung hữu đột, tỏ ra là người thiếu tinh thần đồng đội (teamwork) và vô trách nhiệm. Tướng Thiệu phản đối đề nghị của các Tướng lĩnh và quả quyết nói: “Nếu chỉ có hai lá phiếu (của ông và vợ ông) thì ông cũng nhất định ra tranh cử.” Năm 1965, Tướng Thiệu không chấp nhận lời đề cử của Tướng lĩnh đứng ra thành lập Chính phủ vì nhận thấy tình hình quá khó khăn. Năm 1967, Tướng Thiệu nhất định chống lại đề nghị của Tướng lĩnh và cương quyết ra tranh cử Tổng thống vì nhận thấy tình hình Đất Nước đã ổn định, nên không thể bỏ lỡ cơ hội. Cuối cùng, các Tướng lĩnh tổ chức Đại hội Toàn quân nhóm tại Bộ Tổng Tham mưu với mục đích đẩy Tướng Thiệu ra khỏi Quân đội (giải ngũ), để mặc cho ông ra tranh cử như một ứng cử viên dân sự. Sau khi đã hoàn thành bản Nghị Quyết, Tướng Cao văn Viên ra mời Tướng Thiệu và Tướng Kỳ ngồi chờ bên ngoài vào phòng hội để nghe đọc kết quả. Lúc bấy giờ, người Tướng Thiệu bỗng nhiên rũ xuống như một cái cây sắp đổ; Tướng Kỳ cảm thấy thương tâm quá nên đưa tay ra hiệu cho Tướng Viên: “Thôi! Các anh khỏi phải đọc kết quả, tôi trở về phục vụ Không Quân và nhường cho ông Thiệu đại diện Quân đội ra tranh cử ghế Tổng thống”. Lập tức Tướng Hoàng Xuân Lãm phát biểu: “Hoan nghênh tinh thần đoàn kết vì Quân đội của anh Kỳ; nhưng anh Kỳ đã thương Quân đội thì xin thương cho trót. Yêu cầu anh Kỳ đứng phó cho Tướng Thiệu thì mới mong Liên danh Quân đội thắng cử được. Nếu đề nghị của tôi mà hai anh không đáp ứng thì tôi xin trả cặp lon Tướng này cho Quân đội”. Vừa nói, Tướng Lãm vừa đưa tay lên tháo cặp lon đang mang trên vai. Những dữ kiện này, người viết biết được qua sự tường thuật của Tướng Nguyễn ngọc Loan và được kiểm chứng với Tướng Cao văn Viên, Tướng Nguyễn Bảo Trị. Tuy nhiên những vị Tướng còn sống hiện nay cũng biết rõ sự kiện này. (Tướng Loan rất bất mãn quyết định “bốc đồng” – chữ ông Loan dùng – của Tướng Kỳ).
Để bảo đảm tập thể Quân đội trách nhiệm lãnh đạo Đất Nước, Tướng Nguyễn Đức Thắng (hiện còn sống) đề nghị thành lập Quân Ủy hội như là Bộ Chính trị của cộng sản, mà thành viên gồm có Tướng Thiệu, Tướng Phạm Xuân Chiểu (Tổng thư ký Ủy ban Lãnh đạo Quốc gia), Tướng Kỳ và các Tướng Tư lệnh Quân Đoàn, Tư lệnh Quân binh chủng. Tướng Kỳ được bầu làm Chủ tịch Quân Ủy hội. Tất cả thành viên Quân Ủy hội đều đặt bút ký, trong đó có cả Tướng Thiệu. Nghĩa là trên bề mặt, Tướng Thiệu là Tổng thống, nhưng chịu sự lãnh đạo của tập thể Quân đội. Sau khi Đại Hội bế mạc, Tướng Kỳ trở về Bộ Tư lệnh Không Quân. Trưởng tình báo CIA ở Sài Gòn là William Colby vào ngay Tân Sơn Nhất hỏi Tướng Kỳ tại sao ông lại nhường cho ông Thiệu ra tranh cử Tổng thống, trong khi phía Mỹ đã chuẩn bị ủng hộ ông. Tướng Kỳ đáp: “Đây là vấn đề nội bộ của Việt Nam, Hoa Kỳ không nên can thiệp”. Ông Colby ra sức thuyết phục để Tướng Kỳ thay đổi quyết định, nhưng Tướng Kỳ cương quyết giữ nguyên quyết định. (Phải chăng Tướng Kỳ cố giữ chữ “Tín” của đạo người quân tử?). Sau khi kết quả bầu cử đã có, dân biểu Lê Phước Sang cũng nỗ lực thuyết phục Tướng Kỳ thay đổi quyết định qua đề nghị sau: Quốc Hội sẽ không phê chuẩn kết quả bầu cử, phải tổ chức bầu cử lại và Tướng Kỳ sẽ không đứng chung liên danh với Tướng Thiệu nữa”. Đề nghị của dân biểu Lê Phước Sang cũng bị ông Kỳ từ chối vì ông cho rằng đó là một trò ma-nớp chính trị bẩn thỉu. Kẻ thù sẽ khinh.
4/ Sau khi đắc cử Tổng thống, Tướng Thiệu dùng quyền lực Tổng Tư lệnh Quân đội vô hiệu hóa chức năng Quân Ủy hội mà cách đó không lâu ông đã đặt bút ký tên xác nhận tuân hành. Ông dùng ngân quỹ quốc gia mua chuộc Dân biểu, Nghị sĩ làm gia nô. Trước khi bầu cử Tổng thống nhiệm kỳ hai vào năm 1971, ông Thiệu sai gia nô làm ra đạo luật quy định điều kiện ứng cử viên phải hội đủ 25 Dân biểu hay Nghị sĩ hoặc 100 đại diện Hội đồng Tỉnh ký tên giới thiệu. Mặc dầu trong vai trò Phó Tổng thống, ông Kỳ cộng tác đắc lực với Tổng thống, như đích thân điều động Quân đội phản công Việt Cộng trong Tết Mậu Thân, khi ông Thiệu còn ẩn náu ở Mỹ Tho; đại diện Tổng thống sang Pháp giải quyết một số bế tắc của Hòa Đàm Paris. Nhưng vào phút chót ông Thiệu mới báo cho ông Kỳ biết ông sẽ chọn Trần văn Hương đứng chung liên danh để ông Kỳ không kịp chuẩn bị tranh cử. Ứng cử viên khác, Đại tướng Dương văn Minh, bị bác đơn tranh cử vì lý do không có giấy chứng chỉ tình trạng hợp lệ quân dịch (!) Cuối cùng, ông Thiệu độc diễn với kết quả phiếu bầu 99%. Cái tiểu xảo của ông Thiệu nói lên tính phản bội của ông đã đành, đồng thời nó làm cho dư luận quần chúng Mỹ chống đối sự hiện diện quân lực Hoa Kỳ ủng hộ một chính quyền phi dân chủ. Tướng lãnh giết Tổng thống Diệm bằng hành động man rợ đã làm cho thế giới nhìn vào Miền Nam bằng con mắt kinh tởm. Ông Thiệu độc diễn làm tiêu tan chính nghĩa quân dân Miền Nam chiến đấu vì Tự Do – Dân Chủ.
5/ Sau cuộc đảo chánh Tổng thống Diệm hoàn thành, ông Nguyễn văn Kiểu – bào huynh của ông Thiệu – giới thiệu em mình vào Đảng Đại Việt. Kỹ sư Hà Thúc Ký và bác sĩ Nguyễn Tôn Hoàn chấp nhận lời tuyên thệ vào đảng của ông Thiệu trong một nghi thức trang nghiêm được tổ chức ở Bộ Tổng tham mưu. Lẽ ra, khi lên làm Tổng thống, ông Thiệu có tư thế thuận lợi kết hợp các hệ phái trong Đại Việt ngồi lại với nhau để cùng nhau chấn hưng và kiện toàn đảng. Nhưng không, ông Thiệu sai ông phụ tá Nguyễn văn Ngân đứng ra thành lập đảng Dân chủ. Phàm người đang ở ghế cầm quyền mà đi thành lập đảng thì chỉ có những kẻ cơ hội, không có tinh thần tự trọng mới tham gia để trục lợi cá nhân. Hơn nữa ông Thiệu không là hình ảnh của một lãnh tụ cách mạng dấn thân thì khó có người noi gương ông gia nhập đảng vì lý tưởng. Ông Thiệu đã phản lại lời thề trung thành với Đảng Đại Việt.
6/ Tình hình chiến sự mỗi ngày một gia tăng khốc liệt. Áp lực của Hoa Kỳ buộc phải ký kết thỏa ước thua thiệt cho phía mình, đáng lý ra Tổng thống Thiệu công khai nói thẳng với quốc dân về sự chèn ép của Hoa Kỳ để cùng nhau lo toan đại sự, nhưng lại sử dụng các vị dân cử gia nô làm luật sửa đổi Hiến Pháp để ông có thể ra tranh cử nhiệm kỳ ba. Sự tham quyền khiến đầu óc u tối, ông Thiệu không nhìn thấy nước mất thì ghế Tổng thống không còn! Đến khi bị địch quân đánh chiếm Ban Mê Thuột thì ông quýnh quáng có những quyết định hốt hoảng, bất nhất, giở trò “tháu cáy” với Mỹ như thể đang chơi canh bạc bịp. Tướng Kỳ từ đồn điền Khánh Dương bay về Sài Gòn, vào Bộ Tổng tham mưu nhờ Đại tướng Cao văn Viên trình với Tổng thống cung cấp cho ông một binh đoàn chiến xa cùng Bộ binh tùng thiết để tái chiếm Ban Mê Thuột. Do bản tính đa nghi, ông Thiệu từ chối lời yêu cầu của ông Kỳ vì sợ bị ông Kỳ đảo chánh. Cái tâm lý “thà mất nước hơn mất quyền” của ông khiến cho người nào có tấm lòng tận tụy hy sinh vì Đất Nước đành tuyệt vọng.
7/ Ngày 21 tháng 4, Tổng thống Thiệu lên đài truyền hình cam kết sẽ cùng anh em quân sĩ chiến đấu đến hơi thở cuối cùng để bảo vệ Miền Nam. Khuya hôm sau ông cùng với Thủ tướng Trần Thiện Khiêm lén lút lên phi cơ đào tẩu sang Đài Loan, bỏ mặc đồng bào mình sống chết ra sao thì ra. Điều tệ hại nhất là ông Thiệu ra lệnh bất nhất cho các cấp chỉ huy ngoài chiến trường: khi thì tử thủ bất kể giá nào; khi thì di tản chiến thuật. Tướng Ngô Quang Trưởng về Sài Gòn trình diện thì ông Thiệu ra lệnh giam lỏng ở Bộ Tổng tham mưu. Khi đào tẩu, ông Thiệu không chịu ra lệnh trả tự do cho Tướng Trưởng. Nếu trưa ngày 29 Tháng Tư năm 1975, Tướng Kỳ không bay sang Tổng Tham mưu để liên lạc với Tướng Nguyễn Khoa Nam, Tư lệnh Quân Đoàn IV, nhằm cứu vãn tình hình, thì Tướng Ngô Quang Trưởng đã bị kẹt lại và có thể rục xương trong lao tù cộng sản. So với cuộc Tổng tấn công Tết Mậu Thân của cộng sản trên toàn cõi Miền Nam năm 1968, mất Ban Mê Thuột vào năm 1975 đâu đã có gì là trầm trọng mà ông Thiệu lại có quyết định rút lui Quân Đoàn II bằng con đường số 7 Pleiku – Tuy Hòa là con đường đã không sử dụng từ lâu? Hậu quả là các Đại đơn vị đua nhau đổ theo.
Pages: 1 2
Bài viết này lập luận sai. Chữ “đồng minh” là người quốc gia dùng để chỉ hai nước cộng tác với nhau trong việc chống Cộng. Đồng minh hàm nghĩa là hai bên tạm thời hợp tác trong việc làm nào đó, rồi sau đó chia tay. Những gì trong cách cư xử của những người cầm quyền của hai nước thì cũng không thể làm thay đổi động cơ của hai phía là Mỹ muốn bảo vệ các đối tác của mình trong chính sách đối ngoại là phải đối phó với sự bành trướng của phe Cộng Sản và việc người quốc gia không chấp nhận chủ nghĩa CS nên phải nhận viện trợ Mỹ mà chống lại Cộng Sản.
Thật nực cười khi bài báo tựa đề Võ Nguyên Giáp cảnh báo về Nguyễn chí Vịnh. Rõ ràng người viết bài này thật sự kém hiểu biết đến không tưởng. Không hiểu nguyên tác làm việc của Đảng Cs. Vậy nên đừng nói bừa.. Trongbài tác giả đưa ra toàn những nhânvật tai to mặt lớn nhưng có khi chẳng liên quan gì đến công việc. Ví dụ Võ NGuyên Giáp khi đã về hưu sao còn cảnh báo .. chỉ được hỏi và góp ý trong họp chi bộ . Hoặc với tư cách là đảng viên gặp những người lãnh đạo đương chức đểt đuwọcgiải thích.. Sau khi nghị quyết đã đưa mặc anh không toạinguyện , anh là thiểu số đều phải tuân theo phục tùng đa số. và không thể có lời nói trái với nghịquyết được. Nên không thể có chuyện Võ Nguyên Giáp góp ý hay cảnh báo.. Với người từng tổ chức hàng triệu người xông vào lửa đạn , với tư tưởng và bản lĩnh của Vị tổng tư lênh tối cao không thể có chuyện Võ nGuyên Giáp viết thư hay cảnh báo..
-Tổ chức của Đảng Cs và nguyêntắc sinh hoạt Đảng rất nguyên tắc đừng tưởng con kiến nghe được kể cả Vợi con chưa chắc biết. Ngay Đại tướng Văn Tiên Dũng đuwọc điều vào Nam 1974 để chuẩn bị cho Chiến dịch giải phóng Miền nam mà bạn bè, vợ con, gia đình đều không biết Ông ở đâu. Trong suốt từ 10-3-1975 đến 30-4-1975 Võ Nguyên Giáp ở trong đại bản doanh không về nhà , mặcdù chỉ cách nhà 200 m. Bác gái Đặng bích Hà cũng không bao giừo hỏi chồng đi đâu, Và bác thừa hiểu nguyêntắc làm việccủa Đảng..
- Thứcự Tờ báo Đàn chim Viẹt là tờ lá cải..
“-Thứcự Tờ báo Đàn chim Viet là tờ lá cải” (?!), thì đúng là”lưu vô lễ” mà còn lạc đề khi phản hồi về”…bài báo tựa đề về VNG cảnh báo NCV”(?)cho bài báo:”Hiểu sai 2 chữ đồng minh” !
Chắc lưu”vô”lể đến tuổi lẫn cẫn rồi, thì”dựa cột mà đọc,mà nghe”,chớ đừng phản hồi lẩm cẩm nữa!
Thật nực cười khi bài báo tựa đề Võ Nguyên Giáp cảnh báo về Nguyễn chí Vịnh. Rõ ràng người viết bài này thật sự kém hiểu biết đến không tưởng. Không hiểu nguyên tác làm việc của Đảng Cs. Vậy nên đừng nói bừa.. Trongbài tác giả đưa ra toàn những nhânvật tai to mặt lớn nhưng có khi chẳng liên quan gì đến công việc. Ví dụ Võ NGuyên Giáp khi đã về hưu sao còn cảnh báo .. chỉ được hỏi và góp ý trong họp chi bộ . Hoặc với tư cách là đảng viên gặp những người lãnh đạo đương chức đểt đuwọcgiải thích.. Sau khi nghị quyết đã đưa mặc anh không toạinguyện , anh là thiểu số đều phải tuân theo phục tùng đa số. và không thể có lời nói trái với nghịquyết được. Nên không thể có chuyện Võ Nguyên Giáp góp ý hay cảnh báo.. Với người từng tổ chức hàng triệu người xông vào lửa đạn , với tư tưởng và bản lĩnh của Vị tổng tư lênh tối cao không thể có chuyện Võ nGuyên Giáp viết thư hay cảnh báo..
-Tổ chức của Đảng Cs và nguyêntắc sinh hoạt Đảng rất nguyên tắc đừng tưởng con kiến nghe được kể cả Vợi con chưa chắc biết. Ngay Đại tướng Văn Tiên Dũng đuwọc điều vào Nam 1974 để chuẩn bị cho Chiến dịch giải phóng Miền nam mà bạn bè, vợ con, gia đình đều không biết Ông ở đâu. Trong suốt từ 10-3-1975 đến 30-4-1975 Võ Nguyên Giáp ở trong đại bản doanh không về nhà , mặcdù chỉ cách nhà 200 m. Bác gái Đặng bích Hà cũng không bao giừo hỏi chồng đi đâu, Và bác thừa hiểu nguyêntắc làm việccủa Đảng..
Thực tế, với bản chất võ biền, các vị tướng lãnh VNCH và các cố vấn dân sự hèn nhát đã không có khả năng tiên liệu những biến cố trọng đại sẽ xẩy ra cho đất nuớc khi trật tự thế giới đã xoay chiều. Tại sao với tư cách lãnh đạo quốc gia, TT/Thiệu và các quân sư đã không thấy được các hậu quả bất lợi cho VNCH sau khi TT. Nixon đi Bắc Kinh.
Tôi không phủ nhận lý tưởng quốc gia và ý chí chống cộng tuyệt đối cuả các vị tướng lãnh VNCH, nhưng quả thực các vị quân nhân nói chung không đủ tư cách và khả năng chính trị lãnh đạo đất nuớc từ địa phương tới trung ương, ngõ hầu đối chọi lại với một tập đoàn nhan hiểm của Hà Nội.
Theo tôi, TS. Nguyễn Tiến Hưng, không nên vì mục đích bào chữa cho TT.Thiệu để tiếp tục cho xuất bản những tác phẩm với rất nhiều chi tiết phi lý như3 tác phẩm vừa qua và nguy hiểm nhất, qua 3 tác phẩm này, TS.Hưng đã vô tình mạ lỵ một số người đã một thời sống chết với đất nuớc và vô tình đã đánh giá thấp ý chí kiên cường cuả quân dân Miền Nam đã bảo vệ và xây dựng mảnh đất miền Nam thân yêu cuả những người quốc gia chúng ta.
Đô Quan (Úc Châu)