WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Ý kiến nhà báo Bùi Tín về cuốn “Hồ Chí Minh Sinh Bình Khảo” của Hồ Tuấn Hùng

Cuốn sách hoang tưởng gây nhiễu loạn

Một nhà “nghiên cứu lịch sử” tên là Hồ Tuấn Hùng người TQ sống ở Đài Loan, tháng 11-2008, cho ra cuốn “Hồ Chí Minh Sinh Bình Khảo”…(Nghiên cứu cuộc đời Hồ Chí Minh), dày 342 trang, chữ Hán, đưa ra nhận định giật gân, độc đáo là: ông Hồ Chí Minh từ Trung quốc về nước năm 1941 lập Việt Minh, rồi lãnh đạo Cách mạng tháng 8-1945, trở thành chủ tịch nước VNDCCH, chết năm 1969, không phải là ông Nguyễn Tất Thành ở Việt nam hồi nhỏ, rời VN năm 1911, không phải là ông Nguyễn Ái Quốc ở Moscow năm 1924-1925, sau đó về Hoa Nam hoạt động ở Quảng Châu – Hong Kong.

Ông này đã chết vì bệnh ho lao từ năm 1932.

Tác giả chứng minh rằng ông Hồ Chí Minh sau đó là một người khác, gốc Trung quốc 100%, người dân tộc Miêu Lật ở đảo Đài Loan, tên là Hồ Tập Chương, đã đóng giả Nguyễn Tất Thành – Nguyễn Ái Quốc rất khôn khéo, trọn vẹn, đội danh Hồ Chí Minh cho đến khi chết ngày 2 tháng 9 năm 1969 ở Hà Nội.

Theo tôi đây là một chuyện dựng đứng, bịa đặt, hoang tưởng, không có gì là nghiên cứu khoa học nghiêm chỉnh cả.

Tôi đưa ra vài dẫn chứng: sau khi ông Hồ về ở Hà Nội tháng 8-1945, bà Thanh chị ruột ông Hồ ra gặp ông, 2 người lập tức nhận ra nhau, và ông Hồ trở lại nói hoàn toàn giọng Nghệ An, với âm sắc riêng của vùng Thanh Chương – Nam Đàn, hỏi thăm rất nhiều người trong họ đã chết và còn sống.

Bà Thanh còn nhìn 2 tai ông , mũi và cằm ông, nói: “đúng là 2 tai, mũi và cằm của thằng Công thời trẻ”.

Rồi năm 1957, khi ông Hồ về thăm quê cũ ở Kim Liên, ông đi ngay vào ngõ bên trái nhà ông khi xưa, không đi vào cổng mới làm sau này, sau đó tự ông sang lò rèn phía trái để hỏi thăm các cụ ở lò rèn xa xưa, nơi ông thường qua lại khi còn bé.

Làm sao một người Tàu quê ở đảo Đài Loan lại có thể nói tiếng Nghệ An, lại theo thổ âm Nam Đàn, và nhập vai trọn vẹn là em ruột bà Thanh, và về quê Kim Liên xa lạ, lại am hiểu địa hình và nhân vật làng quê cũ xa xưa thuần thục đến như vậy!

Xin giáo sư Hồ Tuấn Hùng lý giải cho tôi được thông suốt.

Để cố tô vẽ một điều hoang tưởng thành sự thật, nhà xuất bản Đài loan khoe rằng tác giả là nhà nghiên cứu lịch sử nghiêm chỉnh(!), có 30 năm là giáo sư ở Khoa sử Đại học Quốc gia Đài loan, người cùng dân tộc Miêu Lật với ông Hồ Tập Chương ( là ông Hồ giả), đã nghiên cứu kỹ các hồ sơ của Anh, Nhật, Trung hoa, Việt nam trong nhiều năm trời…

Họ làm như thế để làm gì? Để bán sách? Một giả thuyết nữa, hay là những người có tư tưởng bành trướng Đại Hán bên Tàu muốn chuẩn bị tư tưởng cho dân Việt để – trong một tương lai gần hay xa, Việt nam sẽ “tình nguyện” một cách cưỡng bức thành một tỉnh của Trung quốc, với một lãnh tụ vốn dĩ là một người Trung quốc đặc sệt 100 % chánh hiệu (!).

Trên đời vẫn thường có kẻ nửa khùng nửa điên, kỳ quặc như thế.

Đây là sự xúc phạm rất ngang nhiên và tuỳ tiện ông Hồ, coi người lãnh đạo đảng CS Việt nam không ra gì, nhưng nhóm lãnh đạo ở Hà Nội cắn răng chịu đựng, không thấy me-sừ Lê Dũng mở mồm. Chỉ khôn nhà dại chợ!

Còn chuyện Hồ Chí Minh là người dân chủ-cộng hoà (Domocrat+Republican) chứ không phải người cộng sản?

Cũng chỉ là đảo ngược sự thật!

Trong cuộc hội thảo tại Hà Nội từ 5 đến 7 tháng 12-2008 mang tên “Việt nam – Hội nhập và phát triển”, một “học giả” Nhật bản làm một cuộc khảo cứu để đi đến kết luận rằng Hồ Chí Minh về cơ bản là người yêu nước chứ về cơ bản không phải là người Cộng sản (!), rằng ông Hồ là người theo chủ nghĩa cộng hòa hơn là theo chủ nghĩa cộng sản.

Không có gì sai lầm hơn! Không có gì trái với sự thật hơn!

Đó là sự lầm lẫn bản chất với hiện tượng, lấy mặt nạ làm mặt thật, lấy mặt thật làm mặt nạ.

Trước khi từ Anh sang Pháp vào khoảng 1918, Nguyễn Tất Thành còn có thể là người theo chủ nghĩa dân tộc. Sau khi gia nhập đảng Xã hội năm 1920, rồi đảng Công sản Pháp, ông là người cộng sản. Từ khi sang Nga – 1924 – ông được huấn luyện, đào tạo có hệ thống thành một cán bộ cộng sản nòng cốt, từ đó ăn lương của Đệ Tam Quốc tế cộng sản.

Ông sùng bái Staline, sùng bái Mao Trạch Đông sâu đậm, cho cả đến khi tệ sùng bái Staline bị Đại hội đảng CS Liên Xô lần thứ 20 lên án năm 1956, xác Staline bị đưa ra khỏi lăng ở quảng trường Đỏ, cả sau khi Mao dựng lên cuộc cách mạng văn hóa vô sản điên loạn hồi 1964-1967…

Người ta dễ nhầm lẫn vì bản chất ông Hồ rất khôn ngoan đến mức có thể gọi là “xảo trá”, khi chủ trương “lạt mềm buộc chặt”, chiến thuật rất mềm dẻo, nhưng lập trường cộng sản rất kiên định – mù quáng, dễ đánh lừa thiên hạ.

Nhà triết học và nghiên cứu chính trị Pháp Jean François Revel Từng viết bài “Hồ Chí Minh – cuộc tước đoạt lòng yêu nước(HCM – le Détournement du Patriotisme) chứng minh rằng HCM đã lợi dụng lòng yêu nước của dân Việt làm công cụ phục vụ cho mục tiêu cộng sản của Đệ Tam Quốc tế Cộng sản.

Điều này rất rõ, trước khi chết, trong di chúc ông đắn đo kỹ, và mong sẽ được về theo cụ Mác cụ Lénine của ông ta, chứ không về theo cụ Lê Lợi hay Trần Hưng Đạo, hay là Nguyễn Trãi.

Xin mời các bạn nghe lời giải thích về lời trứ danh nhất của ông Hồ “Không có gì quý hơn đôc lập tự do” của Học viện Nguyễn Ái quốc – nay là Học viện Chính trị Quốc gia HCM – rằng: “ý Hồ Chí Minh khi nói tự do là Tự do cho dân tộc, chứ không phải tự do cá nhân tư sản đồi truỵ”. Cho nên ông Hồ không chút quan tâm đến Tự do của người công dân cá thể, cho nên dân quyền và nhân quyền bị chà đạp là quốc sách của đảng cộng sản; tự do báo chí, tự do tôn giáo, tự do kinh doanh tệ hơn thời phong kiến, thực dân; không một người dân nào có hộ chiếu xuất cảnh, đảng CS một mình một chiếu, độc quyền ngự trị xã hội không có ai kiểm soát. Ông là ông trùm thủ tiêu Tự do.

Sự lạc hậu, lỗ hổng tệ hại về tự do, về quyền sống công dân kéo dài, đày đọa xã hội ta hơn nửa thế kỷ, cho đến tận hôm nay, là một đặc điểm “đặc sắc” bi thảm nhất của thời đại Hồ chí Minh, khi đảng cộng sản lộng hành với đường lối toàn trị dai dẳng.

Phải chăng trước sự phá sản của chủ nghĩa CS ở Đông Âu và đặc biệt là ở gốc gác Liên Xô, phải chăng khi chủ nghĩa Cộng sản bị cả liên minh Châu Âu lên án nặng nề không kém gì chủ nghĩa phát xít, khi một nước cộng sản cũ như Balan công khai đặt chủ nghĩa CS ra ngoài vòng pháp luật, nhóm lãnh đạo đảng CS Việt nam vội vã nghĩ đến chuyện gỡ tội, chạy tội cho lãnh tụ của họ, và cho chính bản thân họ?

Rằng họ chỉ là những người yêu nước, dân chủ, cộng hoà!

Chậm quá rồi, các người ạ!

Paris. 8-3-2009
Bùi Tín
Nguồn: Ðàn Chim Việt

Hồ Chí Minh, cuộc tước đoạt lòng yêu nước
HCM, le détournement du patriotisme, Jean–François Revel (*)
Bùi Tín dịch

Lời người dịch: Một số bạn trong nước khuyên tôi không nên đụng đến ông Hồ, vì đó vẫn còn là thần tượng, là khu vực cấm, số đông trong nước còn chưa tỉnh. Tôi nghĩ khác.
Sự thật luôn cứng đầu và có sức thuyết phục. Sau khi nước ta vào WTO, sự công khai minh bạch trong sáng là nếp sống mới. Đã đến lúc không thể tiếp tục lừa dối nhân dân.
Phải nói lên sự thật, dù với ai đó, đó là những sự thật đau lòng, chua chát, cay đắng. Phục vụ đảng hay nhân dân? trung thành với đảng hay với nhân dân? Tôi đã lựa chọn, tôi đã dứt khoát chọn nhân dân, cho dù bộ máy công an và tư tưởng cuả đảng Cộng sản lại sẽ chụp mũ tôi là phản bội.
Tôi hoàn toàn đồng ý với tác giả bài này, J-F. Revel, một trí thức chân chính, đầy trí tuệ và nhân cách.

Hồ Chí Minh đã có thể được coi là anh hùng của nước Việt Nam hiện đại và dân chủ, đã có thể được coi là nhà lãnh đạo đã đưa đất nước của ông ra khỏi cảnh thuộc địa để bước lên nền văn minh mới, kết hợp truyền thống với đổi mới.

Nhưng khốn thay, mục tiêu của ông ta không phải là nền độc lập của nước Việt Nam, mà là sự hội nhập vào quốc tế cộng sản. Mục tiêu của ông Hồ không phải là dành lại cho nhân dân quyền tự quyết, quyền bầu cử, quyền chọn lựa người lãnh đạo, quyền có luật pháp của mình và lối sống của mình. Mục tiêu của ông ta là cưỡng bức nhân dân phải chấp nhận chế độ toàn trị kiểu Stalin, với tất cả đặc điểm của nó : những cuộc hành quyết không qua xét xử, trại tập trung, sự chà đạp nhân phẩm trong “cải tạo”, quần chúng chết đói và tham nhũng của kẻ lãnh đạo.

Hồ Chí Minh là một trong những người kiên định nhất trong áp dụng phương thức cai trị kiểu cộng sản suốt thế kỷ 20. Nội dung phương thức ấy là khơi dậy những khát vọng tự nhiên của con người : khát vọng tự do, thịnh vượng, tiến bộ, độc lập dân tộc để rồi hướng tất cả ý nguyện ấy vào những mục tiêu hoàn toàn trái ngược với những khát vọng ấp ủ bởi quần chúng đã bị ông ta lợi dụng.

Khi quần chúng nhận được ra sự lừa đảo thì đã quá muộn. Họ đã bị cầm tù. Chính quyền độc đoán đã được thiết lập và cũi đã khóa chặt. Thật không có gì ma quái hơn là sự tước đoạt những tình cảm cao quý, những sự dấn thân đông đảo, những ý nguyện sâu sắc và chính đáng đầy nhân tính để đưa đến sự đầy đọa, bần cùng, ô nhục và đơn giản là Tội Ác . Chúng ta chớ quên rằng chế độ cộng sản là một trong những chế độ đẫm máu nhất, – cũng có thể là đẫm máu nhất, của toàn bộ Lịch Sử, bởi vì không một chế độ nào đã cai trị đồng thời nhiều nước đến vậy. Vào những năm 1980, hơn 2 tỷ người đã sống dưới ách cai trị dã man tàn bạo, và cũng bất lực vì sự ngu xuẩn của nó.

Dựa vào khát vọng tự do để ngự trị, đó là phương pháp Hồ Chí Minh, rất mực trung thành tuân theo phương pháp của nhân vật tồi tệ Lenin. Phương pháp này đã tàn phá những nơi khác : Cambốt (Cambodia), Êthiôpi (Ethiopia), Môzambich (Mozambique), Algiêri (Algeria), Cuba, Angôla (Angola). Đằng sau cuộc chiến tranh giải phóng, một cuộc chiến đấu dành quyền sống bình đẳng, trong đó các chiến sỹ thành thật hiến thân, luôn ẩn dấu âm mưu của những kẻ cầm đầu chống lại tự do và quyền con người.

Hồ Chí Minh có thật lòng tin ở sự tốt đẹp trong tương lai của chủ nghĩa cộng sản ? Tôi nghi ngờ điều này, bởi vì ông ta đã thấy chế đó đó vận hành ra sao trong nhiều nước. Có lý tưởng và cực đoan, có thể ông ta không tự đặt ra câu hỏi ấy. Và cũng như tất cả các nhà lãnh đạo độc đoán, ông ta vẫn giữ vẻ lương tâm thanh thản, cả trong khi nêu lên những mặt tiêu cực của chế độ ông ta đã lựa chọn. Lịch sử là hệ quả không phải của những ý định con người mà là của hành đông của họ. Mà những hệ quả thì sờ sờ ra đó, cảnh đọa đầy, máu chảy, chết chóc và nạn đói. Người ta không thể xin lỗi sau khi đã tước đoạt cuộc chiến đấu chống thực dân của quần chúng để dẫn đến cảnh tàn phá đến vậy. Trái lại, đó là một cuộc ăn cắp, một cuộc lừa đảo, với hoàn cảnh tăng thêm phần nghiêm trọng cho kẻ phạm tội.

(*) Trích từ bài Ho Chi Minh, l’homme et son héritage, Jean–François Revel, đăng trên Vietnam Infos, số 36, ra ngày 15/05/2006. Hồ Chí Minh, con người và di sản, của Jean–François Revel, nhà văn, nhà triết học Pháp, từng đứng hàng đầu cánh tả, mất ngày 30/04/2006, 82 tuổi.

5 Phản hồi cho “Ý kiến nhà báo Bùi Tín về cuốn “Hồ Chí Minh Sinh Bình Khảo” của Hồ Tuấn Hùng”

  1. tôi yêu Việt Nam says:

    họ khócthật vì còn mê lầm họ khóc giả bộ giả thương tiếc hcm vìhọ ngoan cố đã bị lỡ làm đảng viên ,hoặc bị mua chuộc bịt mắt bịt tai bị đe dạo, họ bị sợ hải trước những thủ đạon chụp mũ trù dập bắt bớ tù đầy lén lút hèn hạ rừng rú man rợ tán tận lương tâm vô pháp luật của nhóm người cs gian ác

  2. thang Bom says:

    “DNA test” cái xác trong Lăng Hồ Chí Minh với hậu duệ của dòng họ nhà ông Hồ thì biết ngay thật giả thế nào, rồi công bố cho toàn thế giới biết.
    “DNA test” phải có giám sát quốc tế đại diện UNESCO và Uỷ ban độc lập của Quốc Hội nước CHXHCNVN.

  3. Tim dong says:

    Chang muon biet HCM la nguoi the nao, tot hay xau, nhung ong da de lai mot di san la cong san do cho VN, thi ong nghin doi dang nguyen rua

  4. Nhật Hồng says:

    Tôi tin cụ Bùi Tín đã nói thật.
    Cụ Hồ đã đem quá nhiều đau thương cho dân tộc.
    Có thể cụ Hồ không có duyên gặp được phương pháp của Đức Phật.
    Cụ đã sai lầm căn bản khi không lấy sự yêu thương làm gốc.

  5. Vinh says:

    Giờ này mà một số giáo viên Nghệ Tỉnh còn nói : Nhắc đến ngày Bác Hồ mất còn muốn rơi nước mắt. Tôi không hiểu vì sao họ mù quáng đến thế. Với một lãnh tụ CS làm cho cuộc sống của họ đến cơ khổ cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc, gây chết chóc chia lìa cả gia đình. Sau 30/4/1975 họ vào Nam, thấy miền Nam như miền đất hứa, cái gì cũng xa lạ đối với miền Bắc, văn minh và no đủ hơn, giàu có hơn miền Bắc, nên cán bộ Bắc mặc sức vơ vét. Vậy mà bây giờ họ nói nhắc đến Bác Hồ ngày mất họ còn rơi nước mắt tíếc thương. Họ bị tuyên truyền đến thấm đậm vào xương tủy, sự thật về tội ác HCM đã phơi bày họ vẫn không mở mắt.

Phản hồi