WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Ngày mai này Người Tàu sẽ làm chủ thế giới?

China_ODI _2014_landing_page_image

Giấc mộng Tàu

Người Tàu tiên đoán họ sẽ xóa bỏ vai trò lãnh đạo thế giới của Mỹ sau cuộc khủng hoản kinh tế toàn cầu vừa qua . Họ xem nay là kỷ nguyên hậu Huê kỳ, đưa ra chiến lược Bắc kinh sẽ từng bước thôn tính thế giới . Mơ ước này là nội dung quyển sách của Đại tá Lưu Minh Phúc, Giảng viên Đại học Quốc phòng Bắc kinh về các vấn đề hiện đại hóa và phát triển lực lượng Quân Giải phóng Nhân dân, đang được dư luận ở Tàu và cả ở phương tây chú ý mạnh mẽ.

Chắc chắn đây đúng là quan điểm thể hiện tham vọng của quân đội Tàu và cả chánh giới Tàu . Giấc mộng mai này làm chủ thế giới không phải chỉ thấy qua chánh sách quân sự và ngoại giao như trong gần đây, một cách thô bạo ở Biển Đông, mà còn biểu hiện rỏ nét hơn ở chánh sách đề cao chủ nghĩa dân tộc đại hán . Tức muốn nới tính ưu việt về chủng tộc, chủ nghĩa quân phiệt, và lý luận theo duy ý chí của đảng cộng sản .

Dư luận ở Tàu có kẻ ủng hộ, người phản bác vì thận trọng . Riêng Tây phương thì cho rằng đây là lời thách thức nhắm thẳng vào Huê kỳ . Tác giả thúc giục chánh phủ Tàu hảy chạy hết sức để sớm đưa nước Tàu trở thành « cường quốc số 1» hay ít lắm, cũng là « cường quốc chi phối thế giới » .

Sau khi đọc qua quyển « Giấc mộng Tàu », học giả và chiến lược gia Tàu hợp nhau tranh luận quyết liệt về việc liệu đã diễn ra chưa những thay đổi căn bản trong cán cân quyền lực toàn cầu, nắm rõ điều này sẽ giúp củng cố vị trí và tư thế tương đối của Tàu so với Huê kỳ . Và Tàu sẽ điều chỉnh những chánh sách của mình như thế nào ? Nhận định cho rằng Tàu đã đối phó với các cuộc khủng hoảng tài chánh toàn cầu thành công hơn nhiều so với Mỹ . Các cường quốc khác đang cho rằng Tàu giờ đây không cần phải quan tâm đến dư luận nước ngoài hay những lợi ích của Mỹ nữa, đặc biệt là về những vấn đề đụng chạm đến “những lợi ích cốt lõi” của Tàu – đáng chú ý nhất là vấn đề liên quan đến chủ quyền quốc gia Tàu .

Thực hiện tham vọng bá chủ thiên hạ, Tàu hô hào học tập và làm việc theo gương của ba nhơn vật vĩ đại của họ là Tôn Trung Sơn, Mao Trạch-đông và Đặng Tiểu- bình .

Trong lúc Tàu là nước nghèo yếu nhất thế giới, Tôn Trung Sơn đã kêu gọi “mọi nguời phải lập chí”, xây dựng nước Tàu trở thành “nước giàu mạnh nhất thế giới” và còn kêu gọi 400 triệu người đều phải có nguyện vọng và ý chí này. Lời của Tôn Trung sơn đã khiến người Tàu ngày nay cảm thấy kinh ngạc và tự hào.

Phải xây dựng Tàu trở thành “nước giàu mạnh nhất thế giới” . Không chỉ đuổi kịp Anh, Mỹ mà còn phải vượt lên trên họ. Đây là chí hướng vĩ đại của Tôn Trung Sơn. Năm 1894, ông đã đề xuất cương lĩnh cải cách của mình: “Nhân năng tận kỳ tài, địa năng tận kỳ lợi, vật năng tận kỳ dụng, hóa năng sướng kỳ lưu” ( phát huy hết tài năng của mọi người, khai thác hết tài nguyên đất đai, lợi dụng hết công năng của vạn vật, để cho hàng hóa được lưu thông). Thực hiện được bốn điều này, Tàu “có thể vượt lên châu Âu”. Sau này, Tôn Trung Sơn còn nhiều lần nói đến chủ nghĩa tam dân, xây dựng đất nước giàu mạnh đứng đầu thế giới.

Mao Trạch đông cũng là người theo đuổi lý tưởng Tàu phải đứng đầu thế giới nên vội làm“Đại nhảy vọt” để vượt Anh, đuổi kịp Mỹ . Mao Trạch Đông cho rằng đây không phải là ước mơ mà thật sự là trách nhiệm của Trung Quốc.

Mao nói tại cuộc hội dàm về cải tạo công thương nghiệp tư bản chủ nghĩa năm 1955 : “Mục tiêu của chúng ta là phải đuổi kịp và vượt Mỹ. Nước Mỹ chỉ có hơn 100 triệu dân, còn chúng ta có hơn 600 triệu dân, do đó chúng ta phải đuổi kịp Mỹ. Trên thế giới, cứ bốn người thì chúng ta có một người, do đó không phấn đấu vươn lên là điều không thể chấp nhận được, chúng ta nhất định cần phải phấn đấu vươn lên không chịu thua kém”.

Một lần khác, Mao nhấn mạnh : “Vượt qua Mỹ, không chỉ có thể mà còn hoàn toàn cần thiết, hoàn toàn đáng làm. Nếu không như vậy, thì dân tộc Trung Hoa chúng ta có lỗi với các dân tộc trên thế giới, cống hiến của chúng ta cho nhân loại quá nhỏ bé”.

Để thực thi chiến lược vượt Anh, đuổi kịp Mỹ, Mao đã phát động cuộc vận động “Đại nhảy vọt”. Tại hội nghị ở Nam Ninh đầu năm 1958, Mao tuyên bố: “Tôi không tin xây dựng đất nước khó hơn đánh trận”.

“Đại nhảy vọt” đã không thực hiện được mục tiêu vượt Anh, đuổi kịp Mỹ, mà trái lại, còn làm cho kinh tế nước Tàu sụp đổ và hàng triệu triệu Ba Tàu ngã lăng ra chết vì đói rét . Giấc mơ “Đại nhảy vọt” vẫn là giấc mơ !

Đặng Tiểu bình thiết kế tổng thể đầu tiên để đưa nước Tàu tiến tới vị trí đứng đầu thế giới . Tuy trong những phát biểu và sách báo công khai không đề cập tới những từ ngữ như “Trung Quốc đứng đầu”,“đuổi kịp, vượt qua Mỹ”, nhưng nguyện vọng lãnh đạo nhân dân Tàu tiến tới vị trí đứng đầu thế giới của Đặng Tiểu bình lại mạnh mẽ vô cùng.

Minh Trị Duy Tân của Nhật Bản là một tấm gương cải cách chấn hưng đất nước . Đặng Tiểu bình tâm phục nên tuyên bố : “Minh Trị Duy Tân là công cuộc hiện đại hóa nước Nhựt nhưng do giai cấp tư sản thực hiện, chúng ta là giai cấp vô sản có khả năng thực hiện tốt hơn họ . Đặng nhấn mạnh: “Nay chúng ta thực hiện việc mà Trung Quốc vài nghìn năm qua chưa từng làm. Cuộc cải cách này không chỉ ảnh hưởng tới Trung Quốc, mà còn tác động tới thế giới”. Nếu thành công, thì có thể đem lại một loạt kinh nghiệm cho sự nghiệp chủ nghĩa xã hội trên toàn thế giới và các nước kém phát triển.

Đặng đề xuất thực hiện “chiến lược ba bước” với thời gian 70 năm . Bước thứ nhất cần 10 năm để đạt được mức sống ăn no mặc ấm, bước thứ hai cần 10 năm để đạt được mức khấm khá, bước thứ ba cần 50 năm trong thế kỷ 21 để thực hiện mục tiêu vĩ đại chấn hưng dân tộc. Lời dặn dò cuối cùng của ông khích lệ nhân dân: “Từ nay đến giữa thế kỷ sau, sẽ là thời kỳ rất gấp gáp, chúng ta cần chăm chỉ làm việc. Trên vai chúng ta mang gánh nặng, trách nhiệm lớn!”. Đặng Tiểu Bình ám chỉ thế kỷ 21 chính là thời kỳ này, vậy tại sao lại là thời kỳ cực kỳ gấp rút? Bởi đây chính là thời kỳ nước Tàu hướng tới vị trí đứng đầu thế giới .

Những khó khăn kinh tế

Sau nhiều năm tăng trưởng liên tục với mức độ cao, nay nền kinh tế Tàu bước vào giai đoạn khựng lại và tụt xuống nên Bắc kinh phải tìm cách thay đổi, từ dựa vào sản xuất và xuất khẩu, nay bước sang sản xuất hàng hóa tiêu dùng và dịch vụ . Vài năm gần đây, Tàu mở rộng ra toàn cầu . Những Công ty lớn của Tàu tìm mua lại các công ty nước ngoài và tung vốn ra đầu tư trong các nghành kỷ nghệ cao, cả tài chánh và dịch vụ . Chỉ trong năm 2016, các công ty Tàu đã bom 111,6 tỷ usd vào các thương vụ nước ngoài .

Tuy nhiên, các quốc gia đang giao thương với Tàu ngày càng thận trọng. Lấy lý do chính trị và kinh tế để hạn chế làn sóng Tàu mua lại cơ sở sản xuất và dịch vụ vì lo ngại có sự can thiệp của Chánh phủ Bắc kinh qua các công ty quốc doanh . Cả với công ty tư nhơn vì ở Tàu những cơ sở lớn đều có Nhà nước đứng đàng sau .

Tổng cộng có 11 vụ mua lớn, các nhà đầu tư Trung Cộng đã phải bỏ cuộc từ tháng 7 năm ngoái, vì từ Huê Kỳ qua Úc và nay đến cả Âu Châu, các nước đều có biện pháp xem xét gắt gao và siết chặt điều kiện mua bán cơ sở thương mại và sản xuất với Tàu .

Chủ trương tuôn vốn ra nước ngoài mua, hợp tác với xí nghiệp ngoại quốc bị tứ bê ngăn chận, trong lúc kinh tề bị vô cùng khó khăn, Bắc kinh sẽ phải chấp nhận cải cách sâu rộng, không chỉ kinh tế mà cả chánh trị?

Về kinh tế, ngân hàng trung ương Tàu đã báo động . Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BRI) ở Bâle, Thụy sĩ, cho biết nợ của Tàu gia tăng phi mã . Tỷ lệ nợ với sản lượng nội địa (PIB), có xu hướng còn kéo dài, nay đã đạt tới 30, 1% ở tam cá nguyệt đầu của năm nay 2016, một mức cao chưa từng thấy, cao nhứt trong 43 quốc gia được BRI theo dỏi, vì thông thường, tỷ lệ ấy quá 10% là đã báo động rồi . Ngân hàng BRI lo ngại trong vài năm tới, Tàu khó tránh cuộc khủng hoảng tài chánh nghiêm trọng . Tổng số nợ của Tàu hiện nay lên tới 25 000 tỷ usd, bằng 240% PIB (AFP, 19/9/2016) .

Tình hình cực kỳ khó khăn về kinh tế đặt Bắc kinh trước quyết định có cải tổ hệ thống cầm quyền hay không ? Giới chức lãnh đạo vẫn tiếp tục tranh luận cải tổ hay không cải tổ từ sau Đại Hội đảng lần thứ 18 . Ai cũng thom thóp lo sợ nguy cơ một cuộc cách mạng khó tránh khỏi xảy ra vì tình hình xã hội quá bi đát do kinh tề suy sụp . Nhiều người nêu quyết tâm muốn cải tổ khẩn cấp .

Hôm 25/12 năm ngoái, hơn 70 học giả và luật sư hàng đầu của Tàu đã trình một bản kiến nghị kêu gọi ban lãnh đạo mới của nước này tiến hành những cải cách chánh trị vừa phải trong khuôn khổ Hiến pháp hiện tại.

Các cải cách được đề xuất bao gồm: bầu cử tự do, bảo vệ quyền tự do ngôn luận, thúc đẩy doanh nghiệp tư nhân và xây dựng một hệ thống tư pháp độc lập.

Bản kiến nghị, do Giáo sư Trương Thiên Phàm ở Khoa Luật Đại học Bắc Kinh soạn thảo, cảnh báo rằng Trung Quốc có nguy cơ xảy ra một cuộc cách mạng nếu nước này không thay đổi :

“Nếu những cải cách hệ thống mà xã hội Trung Quốc đang đòi hỏi khẩn cấp tiếp tục bị ghìm nén và tinh trạng tham nhũng và bất bình xã hội tích tụ lại đến mức độ nguy hiểm và bùng nổ thì lúc đó Trung Quốc sẽ một lần nữa để lỡ cơ hội cải cách hòa bình và sẽ chìm sâu trong hỗn loạn của một cuộc cách mạng bạo lực”.

Giáo sư Tôn Lập bình dẫn lời Giáo sư Bùi Mẫn hân tại Trường Claremont McKenna nhận xét tình hình nước Tàu hiện nay « Một cuộc cách mạng âm thầm đang diễn ra trong đời sống chính trị Trung Quốc khi mà niềm tin của dân chúng vào chánh quyền đang suy giảm và năng lực duy trì ổn định của Chánh phủ đang suy yếu » .
Bình luận về ý kiến này, ông Vương Bá mẫn, Tổng Biên tập tạp chí Tài Kinh, nói « Không cải cách còn nguy hiểm hơn là bản thân cải cách . Nếu không cải cách, e sẽ không có Đại hội Đảng lần thứ 19 » .

Viễn cảnh về một cuộc cách mạng bạo lực không chỉ là một chủ đề bình luận của các học giả cũng như trên mạng. Có những dấu hiệu cho thấy ban lãnh đạo mới của Trung Quốc, ở một mức độ nào đó, cũng có cùng mối lo ngại về khả năng sụp đổ của chế độ .

Trong lúc đó, có điều lạ là giới lãnh đạo nước Tàu đang đặc biệc quan tâm về một cuốn sách củ của tác giả người Pháp Alexis de Tocqueville ở thế kỷ XIX « L’Ancien Régime et la Révolution » ( Chế độ củ và Cách mạng) .
Ông Vương Kỳ sơn, tân Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương đảng cộng sản, đã kêu gọi các quan chức và học giả hãy đọc tác phẩm kinh điển của Alexis de Tocqueville về Cách mạng Pháp, nhưng không thấy ông nói tại sao phải tìm đọc . Vì ông Vương Kỳ sơn và nhiều nhà lãnh đạo khác của Tàu dường như nhận ra nhu cầu phải thay đổi ?

Chế độ cũ và Cách mạng

Hiếm khi một quyển sách về tư tưởng chánh trị của Tây phương được lọt vào đất nước Vạn Lý Trường thành, thế mà trong gần đây, quyển « Chế độ cũ và Cách mạng » của Alexis de Tocqueville lại chỉ trong một thời gian ngắn đã trở thành một quyển sách bán chạy nhứt ở Tàu . Giới lãnh đạo tư tưởng, học giả đều là độc giả . Và « Chế độ cũ và Cách mạng » trở thành quyển sách đầu giường của họ . Hằng trăm ngàn ấn bản đã bán sạch . Nhiều người Tàu đọc qua cho rằng Tocqueville đã đem lại cho họ cái chìa khóa để hiểu nước Tàu của họ .

Đọc « Chế độ củ và Cách mạng » người ta sẽ thấy tác giả chỉ ra rằng không phải sự nghèo khổ là động cơ đưa đến cách mạng . Trước Cách mạng 1789, nước Pháp rất thạnh vượng, chỉ có tham nhủng và bất bình đẳng . Chế độ quân chủ bắt đầu những cải tổ . Nhưng khi cải tổ thì sự cải tổ đó đã lật đổ chế độ . Tocqueville nhấn mạnh « Lúc cực kỳ nguy hiểm cho một Nhà nước thất nhơn tâm là lúc Nhà nước ấy bắt đầu cải tổ . Thường it có cuộc cách mạng nào là « nguyên tác », mà chỉ là bản sao chép (copie) của cuộc cách mạng đã xảy ra » .

Vậy một biến cố tương tự sẽ xảy ra ở nước Tàu chăng?

Giới lãnh đạo chánh trị nghĩ rằng trường hợp tưong đồng phải có giới hạn của nó chớ . Nên họ tự an ủi nước Tàu sẽ không là nước Pháp năm 1789 vì nước Tàu không phải quân chủ, mà là một nước của « nhân dân » ..

Nhiều trí thức và giới ly khai cho rằng trong một nước có truyền thống độc tài lâu đời thì khó tránh cách mạng xảy ra nếu không chịu thay đổi . Nhưng không phải ví thay đổi mà sẻ không có cách mạng xảy ra . Không thay đổi thì tình hình đất nước sẽ thêm tồi tệ thì cách mạng lại có cơ xảy ra sớm hơn .

Trường hợp Liên-xô dưới thời Gorbatchev dường như vẫn còn ám ảnh nặng đảng cộng sản Tàu . Và cả đảng cộng sản ở Hà Nội nữa . Trong buổi hợp với cán bộ lãnh đạo trung ương, Tập Cận bình hỏi « Tại sao Liên-xô tan rã ? » . Theo Tập Cận bình « Chủ yếu bởi vì họ đánh mất niềm tin và lý tưởng » . Cận bình kêu gọi mọi người hảy trở về với chủ thuyết và kỷ cương cách mạng của Lê-nin . Chỉ có cách đó có thể tránh cho đảng ta số phận của Liên-xô mà thôi .
Cận bình bác bỏ bài học của Tocqueville, kết luận : « Ở ta có nhiều điều ta không bao giờ thay đổi dầu có phải trả một giá thế nào đi nữa ! » .

Paris, cuối Thu 2016

© Nguyễn văn Trần

© Đàn Chim Việt

8 Phản hồi cho “Ngày mai này Người Tàu sẽ làm chủ thế giới?”

  1. TIẾU NGÀN says:

    BÍ NHIỆM VIỆT NAM

    Ba lần chiến thắng Nguyên Mông
    Một lần đánh bại Mãn Thanh lẫy lừng
    Trong khi Trung Quốc gập lưng
    Đầu hàng ngoại tộc đã từng mấy phen

    Có đâu được vậy cho bằng
    Vó câu Mông Cổ hung hăng bạt ngàn
    Á Âu đều phải điêu tàn
    Nhưng vào đất Việt ba lần đều tiêu

    Rồi khi dựng ngọn Cờ Đào
    Liền ba thập kỷ Pháp nhào Mỹ thua
    Bắc Nam thống nhất một vua
    Tan thêm cả đám một phùa mới ghê

    Đánh tràn sang tận Kampuchia
    Diệt Khmer Đỏ rõ ràng ai hơn
    Đồng thời Trung Quốc đổi màu
    Chiến tranh biên giới té nhào khỏi la

    Quả là chiến thắng chói lòa
    Liên Xô đổ sụp có mà lạ sao
    Kéo theo toàn cõi Đông Âu
    Tiêu tùng Cộng sản toàn cầu khác chi

    Phải chăng nhờ bởi Việt Nam
    Để nay thế giới tiến lên đại đồng
    Tức là hội nhập không hồng
    Mà toàn trắng bạch ai mong được nào

    Ấy toàn đâu phải tào lao
    Ngẫm đi ngẫm lại lẽ nào không thông
    Mỹ tuy thua trận Việt Nam
    Nhưng nhờ thua vậy mà nên công thành

    Đúng là sự thực rành rành
    Khi không bất chiến tự thành là đây
    Hỏi điều đó đúng hay sai
    Hỡi chư quân tử đời này nói đi

    TẾU NGÀN
    (29/12/16)

    • Thắng Ngu says:

      Thắng mà dân đói Đảng giàu
      Vênh vênh cái mặt nhưng qua lạy Tầu
      Thắng mà cướp giựt của dân
      Rồi qua xin Mỹ bơ thừa hay chi?

      Thắng mà đất nước tang hoang
      Lòng người ly tán bốn phương hay gì?
      Thắng mà dân rủa, chúng than
      Nhưng đảng Cộng láo mặt mo vẫn cười

      Hả miệng sáng thắng, tối, trưa
      Nhưng dân chả có miếng dưa bỏ mồm
      Nước khác đâu có thắng ai
      Nhưng dân no ấm có kì hay không?

  2. says:

    “Tàu sẽ không là nước Pháp năm 1789 vì nước Tàu không phải quân chủ, mà là một nước của « nhân dân »”
    Láo phéc, lời nói này đúng khi Mao mới thành lập đảng CS Tàu và tầng lớp nghèo đói chiếm gần hết trên tỉ dân, cũng như dân trí còn kém trong đại quần chúng. Hơn nữa, người Tàu bao năm dưới thể chế quân chủ, vua tôi. Họ luôn an phận sống dưới chế độ Vua là Thiên tử, dân là đầy tớ, tôi trung. Câu nói mị dân của Tập cận Bình là không muốn cho người dân phát triễn trí lẫn thân phận tôi tớ đối với chủ hiện nay là vua Tập. Vì vậy, câu nói của Tập dần trở thành lố bịch trong thời đại hiện nay khi người dân Tàu bắt đầu khai phá nền dân chủ của thế giới Tây phương. Chắc chắn nước Tàu không thể lớn mạnh trở thành cường quốc số 1 thế giới khi tư duy tự do không được cởi mở để phát triễn tự do đồng đều. Nhất là trong lòng của một số người dân khai mở dân trí nhận ra chế độ độc tài, mị dân của chế độ Cộng sản. Đây là những hạt mầm phát triễn ngày càng lớn càng dẫn đến sự chống đối vì lợi ích lớn toàn dân, đât nước. Điều mà Tập đang lo lắng mất lòng dân khi đảng càng ngày càng để lộ sự yếu kém đạo đức, tham nhũng, tha hóa của các cán bộ để trở thành những tên giàu có trong xã hội hiện nay của nước Tàu. Thực chất, Chủ nghĩa Cộng sản không còn lý tưởng như thời Mao đã đem lại lý tưởng giàu mạnh cho đất nước và dân chúng ít ra có đủ thực phẩm khá hơn thời quân chủ dân chúng sống quá lầm than. Nhưng giảm nghèo và lạc hậu được nâng lên đến ấy là cùng, không thể vượt xa hơn như các nước tự do Tây phương hiện nay. Vì dân chúng thôn quê vẫn còn lạc hậu nghèo nàn hơn cả Việt Nam. Dẫu Tàu là một nước kinh tế đứng thứ nhì thế giới sau Mỹ nhưng nhìn dân chúng vẫn còn lạc hậu như thế thì làm sao Tàu trở thành cường quốc số 1. Phải chăng, thế giới Tây phương đang đánh cuộc với nhau ai sẽ thắng ai khi đưa nền kinh tế tự do vào một đất nước nhân công còn rẻ mạc như Tàu hiện nay?

  3. H. Henry says:

    Mao nói: Trên thế giới cứ 4 người thì mình có 1 người. Đây là cách nguỵ biện đánh tráo khái niệm mục đích để tuyên truyền mỵ dân nhằm khích lệ tinh thần dân tộc.
    Câu văn chính xác có thể nói vào thời của Mao là:
    1. Trên thế giới, cứ 4 người thì có 2 người là gốc da trắng, họ chiếm hữu hơn 80% diện tích đất đai và đại dương trên thế giới trải dài từ Iran, Bắc Phi, toàn bộ Liên Bang Nga, Châu Âu, Châu Mỹ, và đến tận Australia, chiếm 3 đại dương lớn nhất Artic, Atlantic, Pacific. Còn lại là 1 người da đen là Châu Phi, Ấn độ và 1 người Châu Á viễn đông.
    2. Do điều kiện địa lý, lịch sử phát triển, văn hoá, tôn giáo v.v… nên người da trắng gần như thống trị thế giới này và có thể là mãi mãi.
    Ví dụ: Khi đói kém dân da trắng sẵn sàng xoay sang đi cướp của giết người để kiếm ăn, thua chỗ này lại đi tìm chỗ khác, sẵn sàng chinh phục miền đất mới để kiếm sống. Có ăn lại nghĩ làm ra các loại vũ khí mới hơn, mạnh hơn, giết người nhanh hơn để duy trì quyền thống trị…
    Trong khi đó dân gốc Tàu chỉ biết chấp nhận bị thống trị, bất quá cũng chỉ phản kháng chút đỉnh hiếm khi nào chấp nhận từ bỏ nơi chôn rau cắt rốn đi tìm cuộc sống mới (có thể bị cái vòng kim cô Khổng giáo kềm lại)
    Còn hiện tại, thế giới đã gần có 8 tỷ người rồi mà dân gốc Tàu (Châu Á viễn đông) cũng chỉ tròm trèm 2 tỷ người.
    Do đó có thể kết luận là mãi mãi thế giới này sẽ do người da trắng thống trị. Ngày mà Người Tàu làm chủ thế giới này hoàn toàn không bao giờ sảy ra.

  4. Lão Ngoan Đồng says:

    Trên thực tế Tàu là một trong những nước lớn, chẳng những về diện tích, nhất là dân số, mà còn là nước có nền văn minh văn hoá lâu đời, với nhiều điểm sáng chói trong lịch sử nước họ.
    Đó là một quốc gia đa chủng tộc, đa văn hoá, đa tôn giáo, đa ngôn ngữ … nõi chung cái gì cũng vào hạng nhiều nhất nhì ba thế giới cả.

    Đáng tiếc là đám lãnh đạo của Tàu xưa nay cứ ấp ủ hoài bão lớn là cố thực hiện bằng mọi giá cái giấc mộng bá quyền bành trướng ra toàn thế giới, do tin tưởng mãnh liệt vào sức mạnh vô địch là đất rộng người đông và văn minh văn hoá lâu đời, nhất là chủ yếu lấy đám người mang danh là Hán tộc ở vùng giữa hai con sông Hoàng Hà và Dương Tử. Họ goi đó là “trung nguyên”, cái nôi sinh sản ra văn minh văn hoá Tàu nói riêng và cho toàn thế giới nói chung.

    Thực tế cho thấy, và ngay chính họ cũng biết, là từ ngàn xưa Trung Nguyên đã từng nhiều phen bị đe doạ đánh phá, thậm chí xâm lăng bởi những dân tộc làng giềng, như Mãn, Mông, Hung Nô … ở phương Bắc. Họ đã phải cố công xây Vạn lý trường thành để ngăn chặn, nhưng không thành công bởi vó câu của dân Mông Cổ hay trước sức manh của người Kim và cả người Mãn.
    Ở phương Nam may mắn có núi non hiểm trở cho nên họ không thực sự bị đe doạ bởi các dân tộc phương Nam, mà ngược lại họ có thể lẫn chiếm khi điều kiện thuận lợi. (Thực ra Nùng Trí Cao thời nhà Lý Việt Nam từng làm cho nhà Tống bên Tàu sính vính đôi phen).

    Nói ngắn gọn do lòng tham thúc dục dân Tàu muốn bá chủ thế gian, nhưng họ sẽ nhận lãnh các bài học chua cay như trong quá khứ.

    Người Tàu mang sẵn trong người phức hợp (complexe) tự ti và tự tôn. Trong thâm tâm họ vẫn sợ các dân tộc láng giềng tuy ít người và không văn minh bằng họ trong quá khứ, có ngày sẽ bao vây hay có thể đánh chiếm họ. Bằng chứng rõ nét nhất trong lịch sử cận và hiện đại là dân Nhật và Nam Hàn, đã canh tân và vượt trội hơn xa Tàu về nhiều mặt.
    Nhật đã làm cho dân Tàu khốn đốn từ thời xa xưa, bởi các cướp biển Nhật đánh phá các tỉnh duyên hải trù phú của Tàu. Vua Tàu có khi phải bế môn toả cảng, cấm dân ở vùng duyên hải buôn bán với Nhật vì nạn “Nuỵ khấu” (hải tặc lùn, tức cướp biển Nhật). Thương gia Tàu và Nhật phải kéo nhau qua Việt Nam ở Hội An lập nên phố Tàu và phố Nhật để làm ăn buôn bán với nhau trong nhiều năm dài.

    Hiện giờ chính sách bành trường ở Đông Á của Tàu đã khiến nhiều dân tộc và quốc gia ở đây liên kết chống lại. Nhật đã liên kết giúp cho V+ tàu cảnh sát biển đời mới, huấn luyện để đào tạo cảnh sát biển. Rồi cả Ấn Độ cũng bắt tay với V+ để chung sức chống Tàu.

    Ngược lại Tàu cũng tìm cách phá vỡ các thế liên minh trong khối ASEAN và ở Đông Á nói chung và đã thu lượm được không ít thành quả đáng kể. Như lôi được Miên rôi nay cả Phi Luật Tân về mình.
    Dù sao tôi cũng rất nghi ngờ Tàu có thể làm nên đại sự, cho dù họ đang nổ lực khua chiêng gióng trống tối đa ở Biển Đông.

    Điều tôi lo ngại nhất là V+ làm đổ vỡ tình tự dân tộc, nhất là chúng chuyên bán nước cầu vinh, khiến sức đề kháng của dân ta suy yếu, làm cho ta phải trả giá rất đắt mới đứng vững được.

    Lão Ngoan Đồng
    Tổ sư y trị :-) !

    • Lão Ngoan Đồng says:

      Xin phép được bổ túc một ít thiếu sót trong nhận định bên trên:

      1/
      Đe doạ hiện nay của chính quyền độc tài độc đảng của Tàu lục địa không còn từ phương Bắc mà từ phương Nam. Vâng Bắc Kinh lo ngại nhất là nan đề dân chủ hoá ở cực Nam, cụ thể ở Việt Nam.
      Nếu VN dân chủ hoá trước Tàu, sẽ là mũi dao nhọn đâm từ hạ bàn thấu tới tim óc của T+.

      Lý do làn sóng dân chủ sẽ từ VN lan sang ba tỉnh cực nam là Vân Nam (VN), Quảng Tây (QT) và Quảng Đông (QĐ). Hai tỉnh VN và QT vốn chất chứa xưa nay nhiều mầm mống bất mãn, sẵn sàng bùng nổ thành “cách mạng” khi chín mùi.
      QĐ cũng muốn tách ra khỏi chính quyền trung ương, bởi chả khác gì các tỉnh và thành phố miền duyên hải như Phước Kiến, Triết Giang, Giang Tô, Sơn Đông, Thượng Hải, Thiên Tân …, ngày một phát triển trở nên giầu có, không muốn phải chi tiền cho trung ương hổ trợ các tỉnh nghèo ở sâu trong lục địa. Vả chăng quan chức các nơi này có tiền nên muốn có nhiều thêm quyền riêng, không muốn trung ương chi phối nhiều đến mình.

      Chính vì thế mà Bắc Kinh đã tìm đủ mọi cách o ép Hà Nội phải rơi vào quĩ đạo của mình. Đáng buồn là V+ toàn là bọn mãi quốc cầu vinh, nên VN bị lệ thuộc vào T+ như hiện nay.

      2/
      Bị phương Tây, nhất là cả Nhật, đánh bại và xâm chiếm đóng trong thời cận đại, khiến cho từ lãnh đạo cho đến dân Tàu rất nhục nhã, vẫn nuôi mộng “make China great again” !
      Đặng Tiểu Bình và các tử đệ đã đánh đúng cái tâm lý đó của dân Tàu, lại thêm có công vực nước Tàu lên sau nhiều năm bị tàn lụi dưới thời cai trị của Mao.

      3/
      Lãnh đạo T+ đã sai lầm từ căn bản, hệ quả tạo nên những LỖI HỆ THỐNG.

      Nhìn kỹ Tàu lục địa chả khác gì Mỹ cả. Như đã nói là một quốc gia to lớn đông dân đa dạng bởi đa văn hoá, đa chủng tộc, đa tôn giáo … với những khác biệt to lớn ở từng địa phương về khí hậu, nhân văn, địa lý, kinh tế, văn hoá văn minh …
      Ngắn gọn, không thể cai trị bằng một guồng máy chính trị độc đoán trung ương tập quyền như xưa nay, mà phải theo thể chế liên bang như ở nhiều nơi trên thế giới. Điển hình như Mỹ, Đức. Tản quyền thay cho lề thói tập quyền lỗi thời ngày cũ.

  5. nguyễn duy ân says:

    Xem mặt của Tập: đúng là tướng của đứa tham tàn và thiển cận!

  6. Minh Đức says:

    Giấc mộng làm cho Trung Hoa dẫn đầu thế giới của Mao Trạch Đông đã thất bại. Giấc mộng của Đặng Tiểu Bình muốn Trung Hoa dẫn đầu thế giới lần này liệu có sẽ thất bại? Nước Mỹ trước đây không có lãnh tụ hay chủ thuyết nào nói rằng Mỹ phải tiến lên dẫn đầu thế giới. Nước Mỹ chỉ giữ cho nền kinh tế và xã hội của mình hoạt động cho tốt đẹp. Rồi thì tình hình thế giới đưa đẩy, các nước châu Âu bị tàn phá vì chiến tranh nên suy yếu, nước Mỹ không bị chiến tranh tàn phá nên đứng đầu.

    Khi người Trung Quốc ham muốn dẫn đầu thế giới thì họ sẽ đặt ra các chỉ tiêu để phải đạt đến. Mà để đạt đến các chỉ tiêu đó họ chấp nhận hy sinh quyền lợi, hạnh phúc của người dân, mặc kệ cho môi trường bị ô nhiễm, chấp nhận những lem nhem, nợ xấu trong lãnh vực tài chánh. Rồi thì những thứ bỏ mặc kệ đó để tiến nhanh sẽ làm cho họ bị tiến chậm. Dục tốc bất đạt!

Leave a Reply to H. Henry