WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Cho một người phụ nữ tháng Chạp

Thật nhanh chóng, cuộc vây bắt người phụ nữ có hai đứa con nhỏ tại tỉnh Hà Nam mới diễn ra vào buổi trưa ngày 21/1, thì đến tối, người ta đã nhìn thấy hình ảnh video do công an đưa ra. Cơ quan này vội vã cho biết đã thi hành lệnh bắt tạm giam và khám xét nơi ở đối với chị, Trần Thị Nga, về tội “Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” theo quy định tại Điều 88, Bộ luật Hình sự nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 1999.

16114204_1312962685426950_1869569928780858259_n

Cuộc vây bắt được chuẩn bị thật tươm tất và chu đáo, đã nhắm vào một người không hề trốn chạy và luôn nhìn thẳng, đối diện với mọi hình thức tàn bạo nhất. Cuộc vây bắt rầm rập và quá chuyên nghiệp đến mức người ta nhớ đến các cuộc ra đi khỏi Việt Nam một cách thư thả, của các quan tham nhũng như Trịnh Xuân Thanh, mà tiếng hô vang truy tìm giống như một trò chơi trốn tìm của trẻ con.

Chị Nga bị bắt vào 24 Tết, tức chỉ còn vài ngày nữa là chị Nga và 2 đứa con nhỏ của chị là Phú và Tài sẽ cùng cùng nhau đón ông bà, cùng nhau đón một năm mới. Họ sẽ có cơ hội để ôn lại những ngày tháng cả gia đình nhỏ bé đó bị công an đập cửa sách nhiễu, an ninh mặt thường phục đeo khẩu trang hành hung, thậm chí bị 6 người vây đánh chị Nga bằng gậy sắt đến gãy chân vào năm 2014.

Phú và Tài, hai đứa bé đã cùng mẹ lớn lên, có đủ cơ hội để học biết về bạo lực của ngành công an Hà Nam, lẫn sự phi nhân của người cầm quyền đã không chỉ nhắm vào chị Nga, mẹ của chúng, mà còn cả với chúng – những đứa trẻ đến trường và bị buộc phải học và yêu thương những kẻ tàn độc với mẹ của chúng .

Chị Nga không phải là người phụ nữ duy nhất bị đối xử bất nhân và quy chụp theo điều 88. Nhà cầm quyền đã kéo lê điều 88, 258, 79… đi khắp nước như những cái máy chém vô hình để chụp xuống bất cứ ai mà họ cảm thấy là nhân vật gây khó trong công cuộc gieo rắc toàn trị. Từ sau 1975 đến nay, có rất nhiều người phụ nữ với tiếng nói và tinh thần tự do, ôn hòa của mình đã trở thành cái gai trong mắt kẻ có quyền. Từ Bùi Thị Minh Hằng, Đỗ Thị Minh Hạnh, Nguyễn Phương Uyên, Phạm Thanh Nghiên, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Cấn Thị Thêu… và hôm nay là chị Thúy Nga, tức Trần Thị Nga. Đất nước có bao giờ như thế này đâu?

Trong video mà công an đưa ra vào ngày 21/1, gương mặt chị Nga như cố ghìm lại mọi cảm xúc để không ai lợi dụng được hình ảnh yếu lòng của chị. Lúc đó, nỗi đau lớn nhất của chị chắc chỉ là nghĩ đến 2 đứa nhỏ. Tết này chúng sẽ đón ông bà và năm mới mà không có mẹ. Thậm chí chúng sẽ phải tập sống với những ngày mà mẹ chúng bị giam cầm, chúng phải tự lớn lên và học biết chung quanh chỉ là dối trá.

Nhìn vào video, những ai không biết, có thể nghĩ rằng chị Nga là một người hết sức mạnh mẽ và lạnh lùng.

Năm trước, trong một dịp chị vào Sài Gòn, khi ghé thăm Phú và Tài, tôi hỏi là dạo này công an còn làm khó chị không. Trong tíc tắc, tôi thấy chị như rùng mình, trở lại yếu đuối như mọi người đàn bà trên thế gian này cần được sự chở che. Chị nói “chúng vẫn đánh Thầy à”. Và khi hỏi về lúc chị bị những tên bịt mặt vây đánh đến gãy chân, mà chị đã nhận mặt rằng đó là những tên an ninh vẫn đuổi theo chị, chị nói mà ngấn nước mắt “lúc đó, em chỉ nghĩ đến làm sao che được cho 2 đứa con. Chúng có đánh chết em cũng được nhưng em phải che cho Phú và Tài”. Trên đường về, tôi tự hỏi mình rằng, nếu như tôi có mặt ở đó, chứng kiến tội ác, tôi sẽ làm gì?

Lịch sử chưa thể ghi hết và kể hết. Nếu Việt Nam có một Svetlana Alexievich để viết về thân phận của những người phụ nữ đầy sợ hãi nhưng quyết đứng lên để nói sự thật và tranh đấu cho những oan khiên kẻ khác, thì chắc chắn nhân loại sẽ phải rơi nước mắt với nhiều chương u uất của nước Nam, không thua vì những người phụ nữ Nga trong Đệ nhị Thế chiến hay từ sự cố Chernobyl.

Từ vị trí một người công nhân đi lao động hợp tác bị lừa đảo, và khi trở về, nhận ra những bất công xã hội chung quanh mình, chị Nga cũng như những người phụ nữ Việt Nam khác đã dấn thân, trở thành người xây dựng nền móng công lý và sự thật trong xã hội. Thật dễ nhận ra, ở đâu cũng vậy, khi một nhà nước kinh sợ công lý và sự thật, tìm cách trấn áp, thì chắc chắn đó là một nhà nước tăm tối và vô luân.

Thế kỷ 21, có những người phụ nữ Việt Nam đã nguyện thắp lên những ngọn đuốc soi sáng trong xã hội, cho tôi và cho cả các bạn vậy. Ánh sáng đó, đôi khi họ phải trả giá bằng đời người, bằng tù đày và cô đơn. Hôm nay, nếu các bạn và tôi phản bội lại ánh sáng đó, chúng ta không xứng đáng làm người, cũng không xứng đáng để tồn tại trong giống nòi Việt Nam.

Theo Facebook Nguyễn Tuấn Khanh

11 Phản hồi cho “Cho một người phụ nữ tháng Chạp”

  1. Thùy Dung says:

    Tết này, chị Nga trở thành người mẹ phải xa con và chịu cảnh tù. Em thấy buồn cho dân tộc mình quá nên đến nhà bạn bè giải khuây. Không ngờ, bạn em lại đang sửa soạn bàn thờ để cúng người thân vốn trước bị Việt Cộng giết vào năm Tết Mậu Thân (1968). Ngày Tết luôn luôn là ngày giổ của dân tộc này nếu tất chúng ta có lương tâm. Cầu mong chị Nga được bình an!

  2. Sóc Trăng says:

    Làm bất cứ điều gì thì phải nghĩ đến hậu quả. Ta gieo nhân ác thì chắc chắn phải hái quả ác và có thể gieo một mà hái đến mười. Liệu 1 chén cơm ta ăn được do hành vi ác hiện nay thì trong một thời gian không xa nữa ta phải ăn 10 chén cơm sẽ bốc lửa khi mới và vào miệng thì có nên không ?

  3. Nguyễn Văn says:

    Chị Nga ngước mặt nhìn lên còn tất cả những kẻ bắt chị đều nhìn xuống…
    Bức hình tự nó nói lên cái bá đạo của một “chính quyền” nô lệ.

    nv

  4. Nguyễn Hưng says:

    Chó công an bên trái cúi đầu khâm phục khi nhìn thấy thái độ hiên ngang của người yêu nước Trần Thị Nga.

    Chó công an bên phải ngạc nhiên khi thấy người yêu nước Trần Thị Nga không hề tỏ vẻ sợ hãi .

    Một bức hình sẽ đi vào lịch sử đấu tranh của dân tộc chống bè lũ ngụy quyền Cộng sản phản quốc !

  5. người xưa says:

    Ngày xưa để bảo vệ giang san tươi đẹp Ông Cha chúng ta có câu : “Giặc đến nhà đàn bà phải đánh” còn bây giờ đổi đời cũng vẫn sống trong giang san tươi đẹp đó nhưng bị bọn khốn kiếp Cọng sản cai trị, trong dân gian đã có câu : “Cọng sản đến nhà đàn bà con nít phải trốn ngay”. Hỡi ôi Cọng sản !!!

  6. Austin Pham says:

    Đây chính là gương mặt sẽ làm thay đổi VN. Tôi xin cúi đầu trước bà.

    • tonydo says:

      Xin cho em được qùy gối sau đít quan bác!
      Kính!

      • Hùng AK 47 says:

        Hai bác vẻ vời khách sáo quá, em thì không cúi đầu hay ngó đít ai cả, em thì bắt chước thủ tướng Fúc tuyên bố ” đờ mờ cờ sờ” ( ĐMCS) liên hồi cho có khí thế!

  7. Hiệp says:

    Thật đau lòng. Cám ơn anh Tuấn Khanh đã viết bài nhận định sâu sắc này. Cầu cho chị Nga vượt qua được những khó khăn. Bọn CS luôn hèn với giặc, ác với dân.

  8. Lan says:

    Một bài viết cảm động, và một tấm hình thật buồn!

  9. Nguyễn Hưng says:

    Khốn nạn, bè lũ Đồ Tể Đỏ Cộng sản Hà nội chỉ dám trấn áp người dân tay không, còn đối với giặc Tàu cộng, thì chúng trốn biệt chẳng dám ho he ló mặt :

    RFA- 22/3/16 – ….Một ngư dân khác tên Luyện, sống ở huyện đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi, là bạn chài của hầu hết các ngư dân miền Trung trên ngư trường Hoàng Sa, tỏ ra lo lắng: “Bây giờ mình đi ra ngoài đó Trung Quốc nó bắt, làm dữ lắm. Xưa dễ làm ăn chứ giờ đói với nhau hết. Làm biển giờ không giống như hồi xưa nữa, căng lắm, cực lắm, bà con lo sợ đủ thứ. Giờ mà nó thấy mình ra là Trung Quốc nó thộp liền à, nó bắn chết luôn chứ không như hồi xưa nữa. Chỉ còn mấy chiếc ghe đi gần bờ chứ bà con ít dám ra nữa. Cảnh sát biển thì cũng có đó nhưng cứ thụt thụt trong này thôi chứ làm gì. Họ đâu ra tới ngư trường của bà con, bà con ngư dân đi tới mấy đảo Hoàng Sa, hồi mà còn làm đó, còn cảnh sát biển cứ thụt thụt trong này thôi, mấy cái tàu cảnh sát biển cứ neo đó rồi ăn, ngủ với chơi thôi chứ họ làm gì đâu!”.

Leave a Reply to Thùy Dung