WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Tôi phản đối sắc lệnh về tị nạn và di dân

Thuyền nhân vượt biển trong trại tị nạn ở Galang, Indonesia 1986 (Ảnh: Bùi Văn Phú)

Người tị nạn Việt rời trại Bataan, Philippines đi Mỹ định cư năm 1987 (Ảnh: Bùi Văn Phú)

 

Một tuần sau khi nhậm chức, hôm 27/1/2017 Tổng thống Donald Trump đã ký một sắc lệnh về chính sách tị nạn và di dân của Hoa Kỳ với những hạn chế mới.

Tôi phản đối sắc lệnh này vì nó có thể vi phạm pháp luật hiện tại và Hiến pháp Hoa Kỳ.

Theo sắc lệnh này, việc nhận người tị nạn từ khắp nơi trên thế giới vào Hoa Kỳ sẽ tạm đình chỉ 4 tháng.

Đối với bảy quốc gia gồm Sudan, Iran, Iraq, Yemen, Syria, Libya và Somalia thì các chương trình tị nạn, di dân sẽ bị đình hoãn cho tới khi Bộ Ngoại giao xem xét lại thủ tục thanh lọc những người muốn vào Mỹ, sau đó sẽ tham khảo với giới chức an ninh và quốc phòng để bảo đảm những người được cho vào Mỹ sẽ không đe dọa an ninh Hoa Kỳ.

Bảy quốc gia có tên trong sắc lệnh là những nước với đa số dân theo Hồi giáo. Riêng người dân từ Syria sẽ không được vào Mỹ với tư cách tị nạn cho đến khi có lệnh mới.

Chiều ngày 28/1/2017 hơn một trăm người có nguồn gốc từ 7 quốc gia vừa kể và là thường trú nhân hợp pháp của Hoa Kỳ đã bị nhân viên di trú tra vấn khi qua các phi cảng New York, Philidelphia, Los Angeles và San Francisco.

Hàng nghìn người đã kéo đến phi trường biểu tình phản đối chính sách mới của chính quyền Trump. Nhiều nhà hoạt động dân quyền và luật sư di trú đã có mặt tại chỗ để tìm cách giúp những hành khách bị ảnh hưởng.

Tôi cho rằng việc hành khách từ 7 quốc gia đó bị tra vấn thêm là điều vi phạm luật lệ hiện hành vì mang tính phân biệt đối xử.

Nhiều người Việt có thẻ xanh, đi Việt Nam rồi trở lại Mỹ không có ai bị tra hỏi thêm hay làm khó dễ liên quan đến di trú, nếu đã không có hành vi phạm pháp. Những người từ các quốc gia khác cũng thế, nếu là thường trú nhân Hoa Kỳ cũng không gặp khó khăn khi trở lại Mỹ.

Thế thì tại sao người dân từ bảy quốc gia bị ảnh hưởng bởi sắc lệnh mới, cũng có thẻ xanh, nhưng chỉ vì họ đến từ những quốc gia đạo Hồi thì lại bị đối xử khác biệt?

Tổng thống Trump cho rằng sắc lệnh đó nhằm mục đích bảo đảm an ninh cho nước Mỹ.

Thuyền nhân vượt biển trong trại tị nạn ở Galang, Indonesia 1986 (Ảnh: Bùi Văn Phú)

Thuyền nhân vượt biển trong trại tị nạn ở Galang, Indonesia 1986 (Ảnh: Bùi Văn Phú)

Nhiều người phản đối lập luận vừa nêu và cho rằng điều đó sẽ không giúp cho an ninh của Mỹ mà còn có ảnh hưởng xấu tới Hoa Kỳ trên thế giới.

Hầu hết các nhân vật dân cử thuộc Đảng Dân chủ và cũng có một số vị dân cử thuộc Đảng Cộng hòa như các Thượng Nghị sĩ John McCain và Lindsey Graham phản đối sắc luật này.

Các nhà ngoại giao là những người trực tiếp thi hành chính sách tị nạn và di dân của chính phủ Mỹ. Sắc luật mới đã khiến cả nghìn giới chức ngoại giao làm việc tại nhiều nơi trên thế giới bày tỏ ý kiến không đồng tình với chính sách mới của Tổng thống Trump.

Các tổ chức bảo vệ dân quyền mạnh mẽ phản đối và ngay lập tức Liên đoàn Dân quyền Mỹ (American Civil Liberties Union, A.C.L.U) đã đứng đơn kiện hành pháp. Một thẩm phán ở New York ngay sau đó đã ra án lệnh tạm thời không cho giới chức di trú giam giữ những người bị ảnh hưởng bởi sắc lệnh.

Có những ý kiến cho rằng nếu để những người có gốc Hồi giáo nhập cư là sẽ gây nguy hiểm cho Hoa Kỳ bị tấn công khủng bố.

Chính quyền Trump đưa ra lý do an ninh, vì sợ khủng bố xâm nhập vào Mỹ. Nhưng 19 tên khủng bố tấn công vào nước Mỹ ngày 11/9/2001 không phải là người từ 7 quốc gia được nêu tên trong sắc lệnh của Tổng thống Trump. Trong 19 tên khủng bố đó, 15 tên đến từ Saudi Arabia, còn lại từ Ai Cập, Lebanon và United Arab Emirates.

Đồng ý rằng vụ khủng bố tấn công vào nước Mỹ năm 2001 khiến 3.000 người thiệt mạng là một biến cố kinh hoàng. Từ đó các chính sách và biện pháp an ninh của nước Mỹ đã hoàn toàn thay đổi để bảo đảm những vụ tấn công như thế sẽ không xảy ra nữa.

Tại Hoa Kỳ từ đó đến nay đã có thêm một vài vụ tấn công khác mang tính cách khủng bố, như ở Florida và California mà kẻ chủ mưu có nguồn gốc từ quốc gia theo đạo Hồi.

Nhưng trong nội địa nước Mỹ cũng đã có nhiều vụ tấn công giết người hàng loạt không do người Hồi giáo chủ mưu.

Vụ đánh bom vào tòa nhà liên bang ở Oklahoma City năm 1995 làm 168 người chết, mấy trăm người bị thương. Giáng Sinh năm 2012 có nổ súng ở trường tiểu học Sandy Hook gây tử vong cho 21 học sinh.

Năm 2007 một sinh viên gốc Nam Triều Tiên dùng súng tấn công vào trường Virginia Tech University cũng gây tử vong cho 32 người.

Năm 1991 ở Sacramento, California, có ba anh em gốc Việt đem súng vào một tiệm bán đồ điện tử bắt giữ người làm con tin và gây tử thương cho 6 người.

Nhưng chính sách di trú của Hoa Kỳ đã không có những thay đổi nhắm vào người tị nạn hay di dân từ Nam Triều Tiên hay Việt Nam.

Hơn 40 năm đã trôi qua từ đợt di tản của người Việt tị nạn cộng sản năm 1975. Tưởng cũng nên nhắc lại rằng nhiều vị dân cử Mỹ thời đó đã không đồng ý với chính sách của Tổng thống Gerald Ford cho nhận người Việt vào Mỹ định cư. Phản đối mạnh mẽ nhất là các nhân vật dân cử thuộc Đảng Dân chủ như Thượng Nghị sĩ Joe Biden (sau này là phó tổng thống), Thượng Nghị sĩ George McGovern, và Thống đốc California thời đó là Jerry Brown.

Khi có làn sóng vượt biển thì Tổng thống Jimmy Carter đã giang tay đón nhận thuyền nhân và sau nhiều chương trình cho người Việt vào Mỹ định cư như H.O., con lai, ROVR, đến nay vẫn còn chương trình đoàn tụ gia đình đã cho hàng trăm nghìn người Việt có cơ hội định cư tại Mỹ.

Thế thì tại sao chính sách mới của Tổng thống Trump lại ngăn cản những người đến từ một vùng đất khác hay có tôn giáo khác vào Mỹ? Đó là lý do tôi phản đối sắc luật này vì có tính phân biệt đối xử căn cứ vào chủng tộc, tôn giáo.

Người Mỹ gốc Việt cũng đều là người tị nạn chạy trốn áp bức hay di dân vào Mỹ để tìm cơ hội thăng tiến đời sống. Những người đến Mỹ từ những quốc gia khác cũng chỉ có mơ ước như chúng ta.

Hoa Kỳ là một quốc gia hình thành và phát triển bởi những di dân đến từ khắp nơi trên thế giới. Trước khi có biến cố 11/9 đã có nhiều công dân Mỹ với nguồn gốc từ những quốc gia đạo Hồi và, cũng như mọi di dân khác chọn Hoa Kỳ làm quê hương, họ đã đóng góp cho sự phát triển của đất nước này.

Steve Jobs sáng lập ra công ty Apple là người gốc Syria.

[Nguồn: VOA]

 

45 Phản hồi cho “Tôi phản đối sắc lệnh về tị nạn và di dân”

  1. Nguyễn Hưng says:

    Bão nổi lên rồi :

    Bản tin mới nhất ngày hôm qua là ông tòa liên bang James Robart- được bổ nhậm bởi tổng thống W. Bush năm 2004- đã ra án quyết đồng ý với khiếu nại của tổng chưởng lý Bob Ferguson của tiểu bang Washinton đình chỉ thi hành trên toàn thể nước Mỹ luật về tị nạn và di trú của tổng thống Trump ngay tức khắc.

    Các cơ quan như cơ quan Bảo Vệ Biên Giới, Bộ Ngoại Giao nay đã lên tiếng thi hành lệnh của ông tòa James Robart.

    http://www.usatoday.com/story/news/nation/2017/02/04/trump-blasts-so-called-federal-judges-block-travel-ban/97484556/

  2. Lão Ngoan Đồng says:

    Dear Hoang Nguyen,

    1/
    Trên thực tế khó mà xét đoán chính xác trái táo nào tốt và trái táo nào xấu. Tất cả chỉ tương đối. Huống chi bọn gian thường rất ngoan, chúng thừa tiến lắm bạc nhiều mưu cao kế sâu, qua mặt chính quyền. Bằng chứng kiểm soát chặt chẽ mà vẫn lọt lưới khủng bố vào Mỹ dài dài. Cũng như khủng bố tuyển mộ người ngay trong nội địa Mỹ để đấnh phá từ trong đánh ra kết hợp với từ ngoài đánh vào.

    Cứ xem áp dụng “thanh lọc” (screening) tị nạn VN hồi thập niên 80-90, tống xuất biết bao người tị nạn thật sự về với CS, nhưng cũng để không ít bọn nằm vùng lọt lưới, âm thầm quậy phá trong cộng đồng VN. Một số nhỏ sau khi trèo cao lặn sâu đã ra mặt công khai theo V+.
    Chưa kể không thiếu gì những kẻ biến chất, mang danh tị nạn rồi lại quay về với CS, hay với Hồi giáo cực đoan, vì đủ mọi lý do.

    Chính yếu là cải thiện đời sống xã hội, đừng để chênh lệch giầu nghèo quá đáng, không phân biệt chùng tộc, tôn giáo, giới tính, tuổi tác …. để mọi người cùng có cơ hội thăng tiến, đồng thời giúp đỡ những kẻ thiếu may mắn (như tàn tật, tai nạn, bệnh hoạn …; nhập cư khi tuổi đời đã cao).

    Sắc luật của Trump mang tính “chữa cháy”, nói rõ hơn “chữa ngọn hơn gốc”. cho nên gặp nhiều phản đối trong và ngoài nước, và ngày một gia tăng.

    2/
    Tại sao chỉ thích chọn Mỹ để nhập cư ư ? Đất lành chim đậu bạn ạ.
    Bạn cũng thế thôi có đúng không ! Đứng nên đặt câu hỏi phản cảm như thế nữa.

    Rất nhiều người được nhập cư vào Tây Âu, nhưng sau đó lại cố chạy chọt xin đi Mỹ.
    Người ta thích đến đó vì thấy cơ may thành công nhiều hơn ở bất cứ nơi nào trên thế giới.
    Chính vì thế bọn khủng bố tìm mọi cách xâm nhập vào Mỹ, khiến chính quyền Mỹ vất vả nhiều.
    Bọn chúng lách luật rất khéo, khiến chính quyền lắm khi bất lực bó tay bởi “trò chơi” dân chủ tự do.
    Cứ xem như Trịnh Quang Thanh lọt lưới pháp luật như chơi. Bọn rửa tiền ở VN vào Mỹ dễ như không .
    Tóm lại, trò trẻ con xây tường, hay chặn người nhập cư gốc Hồi gíao ở môt số nước, chỉ là trò mị dân mang tính “showbitz” của Donald Trump. Chính vì thế đã có “xâu xé” trong nội bộ chính quyền Mỹ !

    Kết, Donald Trump miệng nói muốn làm tổng thống toàn dân Mỹ, nhưng trên thực tế ông ta đang làm trái ngược lại qua các sắc luật nặng phần trình diễn (show up) hơn là có thực chất thật sự để giải quyết rốt ráo các nan đề xã hội ở Mỹ

    ====

    VM Express Thứ bảy, 4/2/2017 | 11:16 GMT+7

    Vì sao thẩm phán Mỹ dừng lệnh hạn chế nhập cư của Trump?

    Thẩm phán Mỹ ra phán quyết có ảnh hưởng lớn nhất tới sắc lệnh hạn chế nhập cư của Trump sau khi nhận đơn kiện từ Tổng chưởng lý bang Washington.

    Thẩm phán liên bang Mỹ James Robart ở Seattle, bang Washington, ngày 3/2 ra phán quyết yêu cầu hoãn thi hành các điều khoản chính của sắc lệnh hạn chế nhập cư mà Tổng thống Donald Trump ký ban hành sau khi nhậm chức, theo Seattle Times.

    Phán quyết này được đưa ra sau khi ông Bob Ferguson, thành viên đảng Dân chủ, Tổng chưởng lý Washington, hôm 30/1 nộp đơn kiện sắc lệnh hành pháp mà Tổng thống Trump ký ba ngày trước đó. Trong đơn kiện này, ông Ferguson cho rằng lệnh hạn chế nhập cư của ông Trump nhắm vào người Hồi giáo, vi phạm quyền hiến định của người nhập cư và gia đình họ.

    Trong đơn kiện dài 19 trang, ông Ferguson cáo buộc sắc lệnh hành pháp của Tổng thống Trump vi phạm các điều khoản đảm bảo quyền tự do tôn giáo và bình đẳng được quy định trong Hiến pháp Mỹ.

    Đơn kiện còn trích dẫn những câu nói mà ông Trump đưa ra trong chiến dịch tranh cử, chẳng hạn như cam kết “đóng cửa toàn bộ đối với người Hồi giáo nhập cư vào Mỹ”. Nguyên đơn cho rằng sắc lệnh của Tổng thống Trump “mang động cơ thù hận và nhằm mục đích gây hại cho một nhóm người cụ thể”.

    “Các tòa án liên bang không có vai trò nào thiêng liêng hơn là bảo vệ các nhóm thiểu số chống lại sự phân biệt đối xử”, đơn kiện của Ferguson có đoạn viết. Đơn kiện này nhận được sự hậu thuẫn của nhiều tập đoàn lớn ở Mỹ, trong đó có Amazon và Expedia. Các tập đoàn này cho rằng lệnh hạn chế nhập cư của ông Trump đã gây ảnh hưởng tiêu cực tới nền kinh tế, giáo dục, kinh doanh cũng như các gia đình và công dân bang Washington.

    Trong phiên điều trần trước tòa diễn ra hôm qua, đại diện trường Đại học Washington nói rằng việc nhiều sinh viên, giảng viên của họ bị mắc kẹt tại nước ngoài do lệnh hạn chế nhập cư đã gây hậu quả “trực tiếp và tức thời”.

    Sau khi Ferguson nộp đơn kiện, các luật sư đại diện cho chính quyền của Trump hôm 2/2 nộp bản kháng nghị, cho rằng đơn kiện thiếu cơ sở pháp lý, rằng Tổng thống đã thực thi quyền lực của mình một cách phù hợp để bảo vệ người dân Mỹ.

    “Bất cứ tổng thống nào trong 30 năm qua đều sử dụng quyền lực này để đình chỉ hoặc hạn chế việc nhập cảnh của những công dân nước ngoài nhất định, trong một số trường hợp dựa trên quốc tịch”, bản kháng nghị có đoạn. Văn bản này cũng trích dẫn những phán quyết trước đây của tòa án cho rằng hiến pháp Mỹ không có quy định nào về quyền của các công dân nước ngoài được nhập cảnh vào Mỹ.

    Trong một cuộc họp báo trước đó, Susan Hutchison, người đứng đầu đảng Cộng hòa ở bang Washington, cáo buộc ông Ferguson nộp đơn kiện chỉ vì mục đích chính trị, nhằm phục vụ cho nỗ lực tranh cử vị trí thống đốc bang trong tương lai.

    “Tôi cho rằng ông ấy biết rõ đơn kiện của mình có cơ sở pháp lý rất yếu”, bà Hutchison nói. “Tôi không phải luật sư, nhưng tôi đã trao đổi với các luật sư và họ đều nói rằng lập luận của đơn kiện rất thiếu vững chắc”.
    Tuy nhiên, thẩm phán Robart bác bỏ điều này. Trong phán quyết miệng của mình được đưa ra vào chiều ngày 3/2, thẩm phán được cựu tổng thống George W. Bush bổ nhiệm này đã vô hiệu hóa nhiều điểm chủ chốt trong sắc lệnh hành pháp của Trump. Phán quyết bằng văn bản được ông Robart ban hành vào tối cùng ngày.

    Phán quyết của thẩm phán Robart cấm “các nhân viên liên bang thực thi sắc lệnh của Trump” và ông này nói rõ rằng phán quyết được áp dụng trên toàn quốc.

    Theo thông báo được ông Ferguson đưa ra ngay sau đó, phán quyết này của thẩm phán Robart sẽ khiến lệnh cấm nhập cảnh của ông Trump bị đình chỉ tạm thời, cho đến khi thẩm phán Robart ra phán quyết cuối cùng để xác định đơn kiện có hợp pháp và hợp hiến hay không. “Nếu Ferguson thắng, sắc lệnh hành pháp cấm nhập cảnh của ông Trump sẽ bị vô hiệu hóa vĩnh viễn trên toàn quốc”, bản thông báo nhấn mạnh.

    Trước đó, nhiều thẩm phán khác trên khắp nước Mỹ cũng đã ra những phán quyết khác nhau liên quan đến lệnh cấm nhập cảnh của Trump. Victoria Roberts, Thẩm phán Detroit, đã ra phán quyết bảo vệ những người mang thẻ xanh trước lệnh cấm của Trump, dù sau đó Nhà Trắng xác nhận những người này không phải là đối tượng bị áp dụng lệnh cấm.

    Ở Boston, thẩm phán Nathaniel Gorton lại từ chối gia hạn một lệnh tạm thời cho phép một số người bị ảnh hưởng bởi lệnh cấm của Trump được nhập cảnh. Lệnh tạm thời này được một thẩm phán New York đưa ra, yêu cầu chính phủ Mỹ không trục xuất những người đang bị tạm giữ tại các sân bay vì lệnh cấm của Tổng thống.

    Theo giới quan sát, đến nay phán quyết của thẩm phán Robart là có ảnh hưởng sâu rộng hơn cả, thậm chí có thể coi là một bước lùi lớn trong chính sách Tổng thống Trump. Cơ quan Hải quan và Biên phòng Mỹ đã cho phép những người bị ảnh hưởng bởi lệnh cấm nhập cảnh của ông Trump được lên máy bay tới Mỹ sau khi nhận được phán quyết của thẩm phán Robart.

    Trong tuyên bố được đưa ra sau phán quyết, Nhà Trắng cho biết Bộ Tư pháp đang lên kế hoạch bảo vệ sắc lệnh hành pháp của Tổng thống, cho rằng ông Trump có quyền hạn hợp pháp được quy định trong Hiến pháp để “bảo vệ người dân Mỹ”. Theo luật, Nhà Trắng có thể khiếu nại lên Tòa Phúc thẩm Liên bang Mỹ Khu vực 9 đề nghị bãi bỏ phán quyết của thẩm phán Robart và khôi phục sắc lệnh hạn chế nhập cư.

    • Hoang Nguyen says:

      Anh Lao Ngoan oi.
      Tôi đặc câu hỏi không phản cảm đâu, tưởng anh hiểu tôi muốn đưa vấn đề trách nhiệm chung Q -Tế ra đây chứ. Phiền anh đọc cái này, đừng có đọc mấy cái VM express gì đó của anh nữa.
      http://bacaytruc.com/index.php?option=com_content&view=article&id=14130:bn-khong-phi-yeu-nc-m&catid=34:din-an-c-gi&Itemid=53

      • Lão Ngoan Đồng says:

        Dear Hoang Nguyen,

        Tôi xin thưa đúng là mọi nước phải có trách nhiệm về nan đề tị nạn, sao lại cứ đổ dồn gánh nặng lên xứ Mỹ mọi chuyện ???

        Thực tế ai cũng rõ các lý do tại sao như tôi đã thưa ở trên:

        1/
        Mỹ mặc nhiên được xem là “Big(gest) Brother”, CS goi đểu là “sen đầm quốc tế” (international police-agent). Chính giới Mỹ cũng tự nhận nhiệm vụ đó về mình, cho nên ta thấy lực lượng quân sự và tình báo Mỹ hiện diện ở khắp nơi trên thế giới.

        Đó là chưa kể trong các định chế (installation) quốc tê, như trụ sở chính Liên Hiệp Quốc ở trên đất Mỹ, và Mỹ bỏ tiền ra xây, đóng góp hàng năm rất nhiều cho các quĩ của LHQ, của UNESCO, rồi cả World Bank, International Money Fund …

        2/
        Mỹ là siêu cường duy nhất thế giới hiện nay, và nếu so với các cường quốc khác trên thế giới thì xứ Mỹ vừa đông dân (trên 300 triệu), vừa to lớn (hơn cả Tây Âu), lại ở vị trí thuận lợi nhất về địa lý chính trị.
        Lại thêm lich sử lập quốc đặc biệt nên mới mang tên là Hợp chúng quốc Hoa Kỳ, bởi thế nan đề tị nạn Mỹ nên đóng vai trò tích cực nhất, bởi đó là nhiệm vụ lịch sử (a historic must). Nói khác đi THIÊN CHỨC của xứ Mỹ, biến Mỹ thành giấc mộng cho nhân dân toàn thế giới muốn đến đó, nhất là khi gặp phải hoàn cảnh không may ngoài ý muốn, như thảm hoạ chiến tranh, nghèo đói, thiên tai …

        Trong thế kỷ 20 vừa qua đã có những xung đột đẫm máu nhân loại về dân chủ tự do với độc tài và nước Mỹ đã chứng tỏ vai trò “ngừoi hùng” của mình qua hai cuộc thế chiến cũng như trong và sau thời Chiến tranh Lạnh.

        3/
        Nói đi cũng phải nói lại, nước Mỹ như một chỗ trũng nhất, nên bao nhiêu nước đã đổ dồn về đó. Và trong nước có lẫn lộn đủ thứ; nước sạch và nước dơ, tôm cá lẫn rác rưởi. Bởi thế các nhà lãnh đạo chính phủ Mỹ phải là người cực kỳ tài ba, xuất chúng. Chính vì thế mà nhân loại trên hành tinh xanh này đã cứ mỗi bốn năm một lần theo dõi chặt chẽ bầu cử tổng thống và quốc hội Mỹ. Người ta trông đợi một tổng thống Mỹ sáng suốt, vị tha bác ái, chứ không muốn thấy một anh trọc phú ích kỷ nói năng bỗ bã hồ đồ, tác phong playboy hay cowboy lên lãnh đạo xứ Mỹ.
        Và dưới sự lãnh đạo tài tình của các tổng thống Mỹ những người mới tới (newcomers) đã nhanh chóng hội nhập và ra sức đóng góp cho tổ quốc mới. Điển hình như cộng đồng non trẻ Việt Nam chẳng hạn. Những di dân gốc Hồi giáo Pakistan hay gốc Ấn Độ đóng góp không nhỏ ở lãnh vực IT.
        Nói tóm lại khi Mỹ gieo NHÂN LÀNH sẽ tức thì nhận lại QUẢ NGỌT !

        Và dĩ nhiên nêu gieo NHÂN XẤU sẽ nhận lại QUẢ ĐẮNG !
        Đó là khi Mỹ thò bàn tay lông lá can thiệp thô bạo ở Trung Cận Đông và Á Phi, để đổi máu lính Mỹ lấy vàng đen ở đó !

        4/
        Cũng thưa thêm, xưa nay tôi đọc VN Express và thu lượm được nhiều tin trong và ngoài nước khá hay, nhanh nhậy, lại chuẩn xác cao hơn khi đọc Ba Cây Trúc.
        Tôi thấy rất đông người đọc nó và thậm chí trích dẫn tin tức từ đó để làm tin riêng cho mình.

  3. Chí Nguyễn says:

    Chắc ông Phú đã là người mở cửa nhà cho mấy anh nhảy rào vào sống chung vui vẻ?

  4. Thiến Heo says:

    Bộ Trưởng An Ninh Nội Địa đã có lời giải thích về lệnh cấm du lịch này như sau:

    Kelly, however, refused to refer to the action as a “travel ban,” describing it Tuesday as “a temporary pause that allows us to better review the existing refugee and visa vetting system.”

    “Đây là lệnh tạm thời ngưng nhập cảnh để chúng tôi xem xét lại hệ thống thanh lọc visa tị nạn”

    Nếu có đọc văn bản sắc lệnh nầy quý vị sẽ thừa biết mục đích của nó là gì. Không ai ngốc nghếch đi “cấm đạo” trong một xứ tự do tôn giáo như Mỹ.

    http://www.businessinsider.com/dhs-secretary-john-kelly-says-trump-order-not-muslim-ban-2017-1

  5. Cường Vũ says:

    Tôi hy vọng một ngày nào đó người Mỹ , chính khách Mỹ hiểu được là
    Làm phúc nơi nao, cầu ao rách nát!
    Tại sao không lo cho chính dân Mỹ lầm than, nghèo đói trước?
    Tài chánh không đủ. 8 năm của Mr “O” nợ tăng hơn gấp đôi từ 9 trillion tới gần 20 trillion.
    Hãy tự cứu mình trước.
    Hì vọng ông Phú là người Việt đầu tiên bảo lành đưa gia đình người tị nan Chiến tranh Trung Đông về nhà ông.

  6. nguyễn duy ân says:

    Sao không chỉ trích Liên Sô rằng nước nầy có can dự cuộc chiến Trung Đông mà không thấy nhận người tị nạn?

    Có thể nào lập luận rằng vì khủng bố trên đất Mỹ có từ nhiều nguồn gốc khác nhau nên cứ nhận bừa, bất chấp tất cả, dù biết rằng Hồi giáo là có nguy cơ khủng bố cao nhất cũng phải nhận hết không cần thanh lọc như châu Âu hiện nay?

    Dung chứa người tị nạn là nhân đạo, nhưng để nhiều khe hở cho khủng bố trộm cướp, phá hoại… chui vào đất nước là mù quáng.

    Bài viết quá ấu trĩ!

  7. Thị Mẹt says:

    Lâu nay Mỹ và các nước Tây Ấu có nhiều sơ hở trong vấn đề an ninh, chính vì thế mới xảy ra những cuộc khủng bố ngay tại trung tâm London, Paris, Đức và điển hình là vụ 11-9 ở Mỹ. TT Trump muốn “trám những lỗ hổng đó” bằng cách “tạm thời ngưng nhận tỵ nạn trong 120 ngày” (tạm ngưng chứ chưa quyết định ngưng) để phân loại ai là người tỵ nạn, ai là kẻ khủng bố đang trà trộn trong đám mang danh tỵ nạn đó.
    Nước Đức đang đau đầu vì đã “mở toang cửa, hồ hởi đón gần 1 triệu người tỵ nạn Hồi giáo” mà bây giờ theo nguồn tin tình báo trong số đó có tới từ 5 đến 6 ngàn chiến binh IS đang định cư tại Đức. Chúng ra tay thật, chúng đánh bom ở Pháp, Tây Ban Nha, đâm xe vào khu trung tâm thương mại tại Đức. trước lễ Giáng sinh 2016 là gì….

    TT Trump rất có lý khi ông ta đưa ra ý kiến “không thể chấp nhận những người nhập cư vào Mỹ mà không biết họ là ai, giấy tờ của họ thật hay giả…. nếu chấp nhận họ một cách không chọn lọc, có nghĩa là ta có thể đã cho phép bọn klhủng bố vào nhà”.

    Tại London này, một gia đình tỵ nạn VN định cư tại UK từ năm 1980, sau khi tốt nghiệp đại học PQM (xin lỗi không ghi đầy đủ tên tuổi) lấy 1 cô người Ả-rập, thế là được gia đình cô vợ tẩy não, y sang Yemen dự lớp huấn luyện khủng bố 6 tháng. Gia đình hoàn toàn bất ngờ khi Scotland Yard đến khám nhà, tìm ra rất nhiều tài liệu huấn luyện làm bom, cách tổ chức mạng lưới…. Từ 1 gia đình ty nạn cộng sản, được chính phủ và nhân dân Anh cưu mang, nuôi dạy, ăn học miễn phí, PQM không đến đáp công ơn trời bể đó mà lại tham gia đội quân khủng bố Hồi giáo. Chính phủ Anh trục xuất về VN nhưng chính phủ VN không chấp nhận, vì y sinh ra và lớn lên ở Anh. Cuối cùng di lý sang Mỹ vì tội khủng bố và hiện nay đang bóc lịch tại Hoa Kỳ.

    TT Trump không vơ nắm cả đũa, không coi tất cả các nước Hồi giáo là khủng bố, mà ông có lựa chọn, sàng lọc. Trên thế giới có tới 2 tỷ người theo đạo Hồi và có trên 70 nước Hồi giáo, nhưng ông Trump chỉ đưa đích danh 7 nước cấm nhập cảnh vào Mỹ. Điều này thấy rõ, ông biết ai có thể là bạn, ai chưa là bạn và ai là kẻ thù nguy hiểm ảnh hưởng đến an ninh của nhân dân Hoa Kỳ.

    Chuyện xây tường biên giới giữa Mỹ và Mexico đã có trên 30 năm nay, bức tường đó được xây từng khu vực, chưa liên tục, nay ông Trump muốn hoàn tất bức tường này. Chính Mexico cũng xây tường biên giới với quốc gia ở phiá nam nước Mễ cơ mà. Nếu ai không tin điều này, xin tìm hiểu trên Google sẽ rõ.

    Chuyện nhận hay không cho nhập cảnh vào là quyền tối thiểu của quốc gia đó. Ngay một số Việt kiều dù có visa của toà đại sứ nước sở tại, nhưng khi nhập cảnh vào VN, vẫn có thể bị Hải quan từ chối. Chuyện này xin hỏi anh Đỗ Trường ở Đức, anh Nguyễn Hưng Quốc ở Úc. Trên kênh Pick, hải quan Úc từ chối người nước ngoài nhập cảnh là chuyện thường ngày của Hải quan Úc, với những lý do rất lãng xẹt, nghi ngờ đến lao động chui, từng thụ án ở nước sở tại nhưng không khai báo trong phiếu xin visa….

    Phản đối là quyền của ông Bùi Văn Phú, nhưng nếu ông BVP là quan chức cao cấp an ninh Mỹ, ông sẽ làm gì khi hàng ngàn người đạo Hồi muốn nhập cư mà không biết thân nhân của họ 1 cách chính xác. Làm sao có thể biết đây là người ty nạn và kia là kẻ khủng bố đang tìm cách lọt vào Mỹ để đánh bom liều chết.

    Bà thủ tướng Đức Angela đang đau đầu về chuyện “mở toang cửa đón chào người tỵ nạn và cả chiến binh IS” mà bây giờ nó “lặn không sủi tăm”, đến tết Congo cũng chưa chắc tìm ra nó ở đâu.

    Xứ tự do, bất cứ một đạo luật nào đưa ra đều có người ủng hộ và người chống đối. Không có đạo luật nào thỏa mãn toàn dân trong nước. Vì thế chuyện chống ông Trump là lẽ thường tình. Theo như nguồn tin mới, khảo sát tại Hoa Kỳ, có 57% người Mỹ ủng hộ sắc luật về người tỵ nạn và di dân.

    Riêng tôi, tôi ủng hộ ông Trump vì an ninh quốc gia Mỹ là trên hết. Thương người, nhưng mình phải thương mình trước, đó là lẽ thường tình. Huống chi ông Trump là vị TT đắc cử, nhiệm vụ của ông là phải đảm bảo an ninh cho quốc gia và phát triển kinh tế, nếu không, ngay các cố vấn và nội các của ông cũng như đảng Cộng Hoà sẽ mời ông xuống. Cái ghế tổng thống mắc lắm và ai cũng muốn ngồi.

    Một chuyện rất ngoài lề, nhưng xin kể để bạn đọc tham khảo. Tết nguyên đán vừa qua ở Việt Nam, có cuộc nhậu đêm của mấy tay bợm nhậu trong xóm nhân dịp xuân Đinh Dậu, họ ngồi lai rai chén tạc chén thù, trong số đó có anh quá chén, không thể tự về được. Gia chủ thương tình cho ngủ nhờ. Gần sáng, nghe tiếng kêu cứu của con gái, vợ chồng chủ nhà vô buồng con, ai dè thằng hàng xóm ngủ nhờ đã hiếp con gái mình.

    Tôi xin được miễn comment chuyện này.

  8. Dân Việt says:

    Ông Trump có thể có nhiều cái sai (ăn nói thô lỗ, phản ứng tay đôi với báo chí, chính sách với Châu Âu,…) nhưng trong việc bảo vệ nước Mỹ và dân Mỹ chống lại khủng bố Hồi giáo tôi cho là chính sách ông ấy đúng. Làm sao phân biệt được đâu là tỵ nạn, đâu là khủng bố., cho nên tạm thời ngưng tất cả vấn đề nhập cảnh những người có thể có liên quan để tìm ra cách tốt hơn.
    Châu Âu vội vàng, Châu Âu nhân đạo (nhất là Đức) đã thấy hậu quả của việc mở của biên giới cho cái gọi là người tỵ nạn. Nay Canada rồi sớm muộn cũng sẽ thấy hậu quả. Người Hồi giáo có một điều hết sức vô lý: các nước Hồi giáo giàu sụ thì không muốn cưu mang đồng đạo của mình, còn dân tỵ nạn thì thich vào Mỹ, vào Châu âu, rồi phá, rồi khủng bố ngay tại nước cưu mang mình!!
    Biện hộ cách gì cũng không thể nào có lý và thuyết phục được nếu đứng ở địa vị lãnh đạo nức Mỹ hoặc Châu Âu.

  9. Haile says:

    Yếu-tố Tư-do Dân-chủ là ưu-việt. Nhưng chính Nó là điều-kiện tốt mà kẽ khủng-bố đã, đang và tiếp-tục khai thác triển-khai khả-năng khủng-bố ! Còn một yếu-tố nữa là Tự-do Tín-ngưỡng ! Hai yếu-tố nầy là Chướng-ngai-vật, tuy vô hình, nhưng vừa ngăn-cản vừa bảo-vệ, hưũ-hiệu điểm che-dấu và ẩn-núp của kẻ khủng bố một cách hợp-pháp. Cư dân, Tổ-chức tín-ngưỡng cứ khư-khư lập-luận “DÂN-CHỦ + TỰ-DO TÍNNGƯỠNG” không cần biết kẻ khủng-bố là ai. Cơ-quan an-ninh cũng trói tay ! Chờ kẻ khủng-bố hành-dộng mới đối phó ! Chứng-minh qua các sự-kiện khủng-bố đã xãy ra rồi. Không thể thụ-động chờ khủng-bố ra tay, rồi mới đối phó trong thất bại !!! Vì lẽ đó. Tổng-Thống Trump cần phải có tin-tức cần-thiết về mục-tiêu tấn-công kkhủng-bố trong nước Mỹ. Để tiên-liệu phương-án đối phó. Chê và chỉ-trích ai cũng có khả-năng hết. Trong đó không ít người ich-kỷ, và vì tín-ngưỡng, đảng-phái ! Phải biết rõ. Lực-lượng khủng-bố nầy dựa vào Cư dân và tín-ngưỡng làm nơi che-dấu và ẩn-núp. Muốn đối phó để ngăn chận khủng-bố xảy ra. Phải chấp nhận có sự vi-phạm nhân-quyền và tín-ngưỡng. Không muốn cũng không được. Trừ-phi cứ bỏ ngõ cho khủng-bố tư-do nhập cảnh vào Mỹ. Đợi khủng-bố đánh phá rồi đến thu dọn hiện-trường. Không vì “DÂN-CHỦ. NHÂN-QUYỀN. TỰ-DO TÍN-NGƯỠNG” mà khoanh-tay đứng nhìn KHỦNG-BỐ hoành-hành giết hại nhân-dân phá-hoại tanh-hoanh nước My ? Quý Vị muốn Tổng-Thông Trump,xìu-xìu ễnh-ễnh chống khủng-bố như các Vi Tổng-Thống tiền-nhiệm Ổng không chịu đâu.

  10. Hoang Nguyen says:

    Trong 1 rổ táo người ta đem đến cho ông thì ông phải chọn trái táo xấu hay trái tốt. Kẻ đi xin không có quyền đòi hỏi kẻ nhận phải nghe lời mình. Tại sao không chọn Trung Quốc , Liên Xô là điểm đến. Trách nhiệm giải quyết di dân không thuộc về chỉ mỗi mình nước mỹ. Hỏi Vn xem họ có muốn nhận không? Nhiều năm về trước họ nhận vì có nhu cầu, này đã hết nhu cầu không nhận.

    • Buá Tạ says:

      Moị người sinh sống trên đất Mỹ là dân thập phương. Chỉ có người da đỏ là dân thứ thiệt.
      Anh đến đây sống được thì anh cũng phaỉ để cho ngùời khác tới sống chứ. Miễn là họ không phạm pháp thì OK.
      Đây là Hiệp Chủng Quốc mà (Có hiểu Hiệp Chủng Quốc là gì không ?)
      Noí như anh thì đừng nên dùng danh xưng Hiệp Chủng Quốc cho nước Mỹ.
      VN không xưng danh là một Hiệp Chủng Quốc. Anh so sánh như vậy là “trật đường rầy” rồi.

      • Haile says:

        Quả-Tạ ơi ! Trong gia-đình con cùng Cha Me vẫn xãy ra lắm điều bi-thương ngoài xã-hội không ít. Hợp-Chủng-Quốc Hoa-Kỳ là một Đại gia-đình, gồm toàn “Con ba Cha bảy Mẹ, đủ thành-phần” Tổng-Thống Mỹ đang làm bổn-phận và trách nhiệm Cha Me của một gia-đình. Ông đang xem xét từng cộng rau có sâu nào ẩn-trốn trong đó không. Mục-đích không để “CON SÂU LÀM RẦU NỒI CANH” Chưa hết, “NỒI CANH KHÔNG CÓ SÂU, KHÔNG CÓ ĐỘC. CÒN PHẢI HỢP KHẨU-VỊ CHO ĐA CHŨNG TỘC” (Mỗi Chủng-tộc nhiều tín-ngưỡng, lập-dị, tập-quán, đố-kỵ, dị-ứng…khác nhau) Do đó, an-ninh để ổn-định đời sống của Nhân-dân Hoa-Kỳ phài làm cho bằng được. Dĩ-nhiên. “NỒI CANH LÀM SAO HỢP KHẨU-VỊ CHO MỌI CHŨNG-TỘC ĐƯỢC” ?

      • Lão Ngoan Đồng says:

        Dear Haile,

        Donald Trump đang “VƠ ĐŨA CẢ NẮM” !
        Cứ nhìn thực tế thấy ngay khắp nơi phản ứng ra sao !?
        Ngay trong cơ quan công quyền người ta cũng phản đối mạnh !
        Donald Trump chữa ngọn không chữa gốc, nên bị phản đối tưng bừng.
        Chỉ sau vài tuần đã cho thấy Trump kém cõi trong chính trị và ngoại giao.

Leave a Reply to Dân Việt