WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Nỗi khổ tâm của một người khi vào quốc tịch Mỹ

Ảnh mang tính minh họa

Ảnh mang tính minh họa

Lời tác giả: Bài này đã được đăng bằng tiếng Anh trên trang bình luận (op-ed) của nhật báo Oakland Tribune năm 1989 (được tác giả dịch sang tiếng Việt) tất nhiên viết cho đọc giả Mỹ là chính, vào thời điểm trước khi Hoa kỳ bỏ cấm vận với Việt-Nam, và chuyện đi về quê hương vẫn chưa được hợp pháp (cho đến năm 1991)

Khi ông Trump đưa ra phương châm: “Hoa Kỳ trên hết” (America First), hoặc “Làm cho Mỹ vĩ đại trở lại,” ông muốn nói với những người Mỹ cảm thấy bị bỏ rơi ông là người yêu nước và sẽ phục hồi lại những gì Hoa Kỳ đã đánh mất khi nhượng bước cho ngoại bang, mặc nhiên quên đi những lý tường quảng đại đã lập nên Hợp chủng quốc. Tuy nhiên yêu nước hay không hay chỉ là chiêu bài mị dân, đặt trọng tâm vào các sắc dân da trắng đã bầu cho ông – thì điều đó có lẽ đã được thể hiện cụ thể qua nội các và các sắc lệnh của ông từ lúc tranh cử cho đến khi nhậm chức tổng thống Mỹ, chưa kể lối phát ngôn (và tweets) bừa bãi hay hành xử bất cập, thiếu đạo đức trong cuộc đời kinh doanh cũng của ông.

Trái lại khi trình bày bài “Nỗi khổ tâm của một người nhập tịch Mỹ” (viết từ năm 1989) có lẽ đại ý tác giả muốn nói: “tôi là một người da màu yêu nước Mỹ vì những lý tưởng nhân bản cao quý và phổ quát được thực thi bởi nhiều sắc dân vượt qua những thăng trầm của đất nước này. Yêu Hoa kỳ không phải là yêu tuyên ngôn, yêu biểu tượng, như lá cờ lộng lẫy sắc màu của Mỹ, hay yêu phương ngôn: Make America Great Again và America First, yêu Hoa kỳ là yêu những những ý chí và tinh thần hướng thượng và lòng quảng độ của con người, xây đắp từ những nền văn minh cổ đại cho đến tiêu chí đưa đến sự lập quốc và bản hiến chương của Hoa Kỳ. Yêu Hoa kỳ là yêu con người, cho dù họ có đến từ những nguồn gốc, phong tục hay da màu khác nhau, vì đa phần cũng đều chia sẻ những ý tưởng và nguyên lý cao cả mà Hoa kỳ hằng giương cao.

Không hiểu định nghĩa yêu nước Mỹ của ông Trump, nếu có, có dành cho hàng triệu di dân đang mang quốc tịch Mỹ như
người viết?

Do đó vào thời thượng này, cảm nghĩ về Hoa Kỳ dưới đây của một người Việt Nam da vàng như tác giả có bị cho là lạc hậu, sái-buổi-chợ lắm không? Nhất là khi lá cờ Mỹ, đại diện cho Hoa kỳ, dưới sự chấp chính của ông Trump, có thể đang bị nhiều quốc gia ghét bỏ. Họ không tin nó là biểu tượng cho những gì cao cả và tốt đẹp khi đại diên cho một chính quyền như ông Trump.

——————————–

IMG_4532

“Vừa lúc mình bị khó ở vì Tối cao Pháp viện phán quyết chuyện thiêu hủy lá cờ Mỹ là hợp hiến (1) sau đó lại phải ôm thêm nỗi phiền muộn vào lòng khi một số người Mỹ reo mừng vì quyết định này, thì Quốc hội Hoa kỳ mang lại cho công dân nhập tịch này một ít hy vọng về nước Mỹ với đề án kêu gọi pháp lệnh sửa đổi tu chính án, cấm làm ô uế lá cờ.

Như nhiều chính quyền khác, chính phủ Hoa kỳ cũng phạm nhiều lỗi lầm. Tất nhiên là một người Mỹ gốc Việt, tôi không thể nào quên được chuyện thảm bại trong cuộc chiến Việt-Nam – một phần cũng do sự sai lầm trong cách can thiệp của Hoa kỳ vào cuộc chiến. Tuy vậy, tôi vẫn tin vào những lý tưởng tiêu biểu của tự do và công lý mà Hoa kỳ và lá cờ Hoa đại diện.

Vẫn biết quan điểm của mình khó đứng vững trước cái nhìn phóng khoáng của những người bạn cấp tiến của tôi. Vì trước những sai trái và bất cập của một số quan chức, cũng như những điều thất sách của các nền hành chính (chính quyền) Hoa-kỳ, những vấn đề đối ngoại và quốc nội mà họ không giải quyết được rất khó để ta khen ngợi chính quyền Mỹ mà không phài xét lại.

Nhưng vị thế thượng tôn của là cờ Mỹ, một biểu hiệu hoành tráng, cao quý được nhiều người dân trên thế giới giương cao, vì chính nó đã tượng trưng cho những lý tưởng phổ cập mà từ đó nó được khai sinh, không nên bán rẻ hay làm mai một những tiêu chí này, ngay cả đối với vài nhân vật trên Tối cao Pháp viện mà nhiệm vụ của họ là phụng sự và bảo tồn cho cương lĩnh này. (Xin không bàn đến chuyện đúng hay sai khi Mỹ can thiệp vào các nước khác)

Tôi còn nhớ những dằn vặt mà mình phài kinh qua, chu trình từ chỗ đứng của một công dân Việt-Nam cho đến khi trở thành một công dân Mỹ – chẳng lẽ mình sẽ mãi làm một người vô tổ quốc? (Việt-Nam Cộng hòa nơi tôi là công dân đã trở thành một phần của cầm quyền miền Bắc năm 1975) Sau nhiều đêm mất ngủ và cả tháng trằn trọc, khắc khoải mãi với quyết định trở nên một công dân Mỹ – đồng thời làm sao giữ nguyên gốc gác của mình – tôi đã quyết định bước thêm bước nữa để làm đơn vào quốc tịch Hoa kỳ.

Vào ngày 1 tháng Bảy năm 1981, sau một năm rưỡi giấy tờ thư lại nhiêu khê, tôi được gọi đi tuyên thệ vào công dân Mỹ ở Tòa chính phủ Liên bang ở thành phố Los Angeles với khoảng một ngàn di dân khác. Chúng tôi đều phải đồng thanh phụ họa, dơ tay thề trung thành với Hoa kỳ, khi ông thẩm phán đứng trên sân khấu với một vài di dân đại diện, đọc từng câu hỏi qua micro. Những người đứng trên khán đài trả lời to cho mọi người ở dưới nghe và lặp lại. Buổi lễ trở nên kém trang trọng vì bao gồm cả một số đông hỗn tạp (trong một sảnh đường to lớn), nhất là có một người đàn bà gốc Gia-Nã-Đại đứng bên tôi, lẩm bẳm chửi thề. Chẳng hiểu sao một người không chịu được nước Mỹ lại xin vào quốc tịch Mỹ.

Phần tôi, còn phải suy gẫm lại một số câu hỏi, nhất là câu vũ trang để bảo vệ Hoa kỳ chống lại bất kỳ một hay mọi kẻ thù nội hay ngoại xâm nào. Nếu phải chống lại Việt-Nam thì sao? Tôi tự lý giải rằng cho đến khi chính quyền Việt-Nam có thể thay đổi và không đi ngược lại nguyện vọng của con dân, điều đó cũng không khó xử lắm (trong chiến tranh Việt-Nam có nhiều người Mỹ không chịu đi lính vì họ cho là trái với lương tâm’ conscientious objector’). Nhất là đã biết rằng trong Thế chiến thứ II, Người Mỹ gốc Nhật đã bị giam hãm (tịch thu gia sản) một cách sai trái, nhưng họ chẳng có một vụ phản quốc nào chống lại Hoa kỳ, một quốc gia mà họ đã nhập tịch.

Đây là điều đã làm tôi an tâm, mang lại cho tôi một cảm giác ấm áp. Chỉ có vấn đề làm ô uế và hủy hoại lá cờ khiến tôi phải do dự.

Theo thời gian, giấc mơ trở về Việt Nam của nhiều người Việt, một giấc mơ được khắc ghi trong tâm khảm, có lẽ đã bị dìm sâu xuống một bực nữa. Khi cuộc hội nhập được tốt lành, chúng tôi trở nên thoải mái trong “cuộc sống mới,” trên một bình diện nào đó giấc mơ trở về quê hương đã ít trỗi dậy hơn.

Nhưng dù cho nó có ngủ im, giấc mơ hồi hương chẳng bao giờ viên tịch. Lúc nào nó cũng nằm im đợi chờ một ngày trỗi dậy, bay cao như chim Phượng Hoàng. Nếu giấc mơ ấy có già chết, có lẽ tinh thần người Vịêt cũng sẽ chết theo. Khi chúng tôi không còn mơ gì cho Việt-Nam nữa, có nghĩa là chúng tôi đã đánh mất hết cội rễ của mình. Tôi sẽ trở thành bất cứ một người Mỹ-gốc Á nào khác trong “nồi lẫu” trộn lẫn các sắc dân Hợp chủng quốc.

Tốt hơn cả, nếu chúng tôi được cộng đồng ‘dòng chính’ chấp nhận mà vẫn được coi là người Việt, chúng tôi có thể được gọi là “Việtnamericans.” (2)

Nhưng đối với những người đã trở nên công dân Mỹ, hoặc đang trong tiến trình trở thành công dân Mỹ, đó không phải là một điều như nhiều người nghĩ – một tiến trình tự nhiên, tuần tự trôi theo cuộc sống. Đây là một nỗi bất an và khó ở vì chuyện từ bỏ chính quốc tịch của quê hương mình không phải là một chuyện thường tình. Tách mình ra khỏi gốc gác để quên đi cội nguồn đã ăn sâu qua mấy chục nghìn năm lịch sử mà chưa chắc sẽ được chấp nhận bởi xứ sở mới này mới chính là một điều khó xử. (3)

Ở một xứ sở mà ý thức hệ quốc gia đã thấm đẫm trong tế bào và huyết quản con dân, và mọi ngõ ngách xã hội, từ một bài ru con mang đầy tính lịch sử không phải là chuyện lạ. Nhưng tuyên thệ trung thành với một quốc gia mà đôi khi chuyện “chống đối vì lương tri” được thay cho lòng yêu nước, và ‘an ninh quốc gia’ đôi lúc bị chối bỏ vì quyền “tự do tìm dữ kiện”, hay chuyện đốt cờ của chính tổ quốc mình lại được tòa án cao nhất quốc gia chấp nhận là quyền tự do phát biểu, có lẽ là một điều khó chấp nhận.

Nhưng khi người Việt trở thành công dân Mỹ, người ta có thể hy vọng rằng lòng tin của họ vào nước Mỹ sẽ không bỏ rơi họ một lần nữa, mắc dù lòng tin này đã bị rách nát tả tơi từ lâu. Không ai nên cướp đi biểu tượng tự do này (lá cờ) dù là nhân danh tự do. Nhưng người Mỹ da trắng máu hồng có thể an tâm rằng chúng tôi cam đoan sẽ trở thành những công dân tốt và trung kiên. Chúng tôi đã suy nghĩ sâu đậm và bị dày vò nhiều về chuyện này. Ít ra tôi đã.

Nguyễn-Khoa Thái Anh trở thành công dân Mỹ năm 1981. Hiện sống ở Oakland.
_________________________________________
(1) Năm 1984, nhằm kỳ Đảng Cộng hòa tổ chức Đại hội Quốc gia 1984 (trước cuộc bầu cử) ở Dallas, Texas, ông Gregory Lee “Joey” Johnson, một thành viên của Lữ đoàn Thanh niên Cách mạng Cộng sản, tham gia cuộc biểu tình chống ông Mondale và chính quyền tổng thống Reagan và một số doanh thương ở Dallas. Họ xuống đường hò hét, đập phá tài sản, đập cửa kính, quăng rác, tả thối, bia lon,,,, căng biểu ngữ trước văn phòng Đảng Cộng hòa, Johnson bị bắt và tống giam sau khi chế kerosene và đốt quốc kỳ Mỹ. Tuy rằng 48 tiểu bang Mỹ có đạo luật chống đốt cờ Mỹ (Flag Protection Act) Vụ án đốt quốc kỳ Mỹ của ông Johnson được kháng án lên đến Tối cao Pháp viện và các đạo luật chống đốt cờ Mỹ đều bị phế bãi. Từ đó đến nay đã có 2 lần Quốc hội Mỹ cố thành lập một tu chính án mới để bảo vệ quốc kỳ nhưng không thành. Tòa án Tối cao Mỹ cũng đã hai lần xác định quyền đốt cờ Mỹ là hợp hiến, được tu chính án thứ nhất bảo vệ.

(2) Tôi đoan chắc mình là người đầu tiên đã ‘đặt’ ra từ “Việtnamerican(s) ”này. Nếu ông WIlliams Wong, chủ bút của nhật báo Oakland Tribune còn sống ông sẽ minh xác cho điều này vì chính ông đã sửa từ Vietnamericans lại thành ‘Vietnamese-Americans’.

(3) Thật ra, như tuyệt đại đa số người Việt sống ở Hoa kỳ, tôi có thể xác quyết 1 điều: nước Mỹ không hề ép buộc bất cứ cư dân nào phải từ bỏ nguồn gốc, tập tục hay văn hóa nguyên thủy của mình. Riêng nhiều người Việt lâu nay vẫn nuôi giấc mơ, hoài bão dân chủ, tự do, nhân quyền, vẹn toàn lãnh thổ cho Việt-Nam, không kể những người Việt đắc cử trong các chức vụ hành chính Hoa kỳ vẫn cố tranh đấu cho nhân quyền ở Việt Nam. Về phần vật chất, cộng đồng Việt đã xây dựng được nhiều thành phố Việt ở nhiều nơi trên đất Mỹ. Nhà thờ, chùa chiền, tiệm ăn, hàng phẩm, chợ búa Việt Nam tràn lan, kể cả ca nhạc, phim ảnh, hội chợ Tết, chưa nói đến những khuôn viên văn hóa…

15 Phản hồi cho “Nỗi khổ tâm của một người khi vào quốc tịch Mỹ”

  1. Dao Cong Khai says:

    Chẳng khổ gì cả, nếu you còn quốc tịch VN có nghĩa là you còn thương nhớ VC. Hình như you mới đọc mấy cuốn triết học vớ vẩn của ông thầy Phạm Công Thiện đúng không? Trong cuốn Mặt Trời Không Bao Giờ Có Thực ông ta nói chuyện trên trời tôi đọc chơi chứ chả thấy thứ triết lý nào trong đó cả, chỉ nói chuyện ngông.

    Nếu you về VN mà nói dân bên đó câu tiêu đề đó, tôi nghĩ có nhiều người họ nổi sùng lên đục you phù mỏ luôn. Họ nói ĐM, Việt Kiều về nước ngạo người ta hả. Bao nhiêu cô gái VN bên đó ước mơ sang đây liếm đít Mỹ mà không được, bây giờ chú nói mỉa mai chúng tôi hả? VC nó cho rất nhiều công dân gái của VN sang đây nói là du học nhưng khá nhiều để liếm đít Mỹ. Không tin cứ tới mấy tiệm Massage ở khu Orange, CA thì biết.

  2. Những lời-ong tiếng-ve, miệng-lằn lưởi-mối, thì tôi nghe đã chán tai.
    Đại-loại như:
    Mỷ xấu, Mỷ ác, Mỷ tệ-hại…ở Mỷ khỗ quá!
    Khi mất kiên-nhẩn, tôi nói với họ:
    Ở Mỷ khỗ quá thì về Việt Nam mà ở!
    Mỷ không bắt-buộc bất-cứ ai phãi ở trong nước Mỷ.
    Anh có-thể rời nước Mỷ đễ đi bất-cứ nơi nào anh muốn.
    Họ liền sững-cồ:
    Mày là thằng nào mà dám đuỗi tao! Chánh-phủ Mỷ còn chưa dám đuỗi tao nữa là mày. Mày dám đụng vào tao không? Đành phãi bó tay trước bọn cặn-bả.
    Chữi Mỷ, chê Mỷ đã có từ thế-kỷ 20 kéo sang đến thế-kỷ này.
    Từ Hu-gô Xa-vét, tổng-thống l-răng, anh Ủn-ỉn…cho đến một tay người Việt Nam vô-dụng đang ăn bám ở nước Mỷ, vẫn cứ thãn-nhiên ngoác mồm đến tận mang tai mà chữi văng nước bọt.
    Hiến-pháp Mỷ công-nhận quyền Tự Do Ngôn Luận.
    Muốn đưa anh ăn bám này ra toà về tội vu-khống và xúc-phạm người khác thì phãi có đủ bằng-chứng. Muốn thu-thập đủ bằng-chứng thì tốn rất nhiều thời-gian, công sức và tiền bạc.
    Đó là lý-do vì sao các tay ăn bám luôn chữi to, chữi khỏe và chữi…bất-cứ lúc nào.
    Từ việc này, mới nẫy sanh ra cái ý-nghĩ: Chữi Mỷ, chống Mỷ thì dễ, làm bạn với Mỷ là khó!
    Rất đúng, nước Mỷ không làm bạn với bọn cặn-bả. Đừng hiễu lầm ngoại-giao là tình bạn.
    Ngoại-giao là mua-bán, trao-đỗi.
    Tình bạn là cho không, biếu không với một tình-cãm chân- thành.
    *
    Quy-tắc của xả-hội Mỷ là:
    Người khôn-ngoan nuôi kẻ ngu-dại.
    Người mạnh-khoẽ nuôi kẻ bệnh-tật.
    Người tĩnh-táo nuôi kẻ điên-loạn.
    Người lành-lặn nuôi kẻ tật-nguyền.
    Những quy-tắc này, trái-ngược với quy-tắc xả-hội của phần thế- giới mông-muội.
    Hãy lấy những thành-ngử của Việt Nam đễ chứng-minh:
    Mạnh được, yếu thua.
    Khôn sống, mống chết.
    Mạnh vì gạo, bạo vì tiền.
    Được ăn cả, ngã về không.

    Sau hàng ngàn năm, được sàng-lọc dưới cái bóng độc-tài Khổng Mạnh, quy-tắc xả-hội Việt Nam đã được hình-thành, mà những thành-ngử là bằng-chứng rất mạnh-mẽ, không thễ chối-cãi được.
    Chính Khổng Mạnh, vì quyền-lợi của độc-tài phong-kiến mà hệ-thống-hoá và xác-lập cái quy-tắc ” Mạnh Được Yếu Thua” thành học-thuyết hàng ngàn năm nay, buộc con người cúi đầu khuất-phục bạo-lực, coi việc thắng trận là chân-lý và kẻ thắng trận có tất-cả, ngồi trên tất-cả, tức là Vua.
    Cái học-thuyết ” Mạnh Được Yếu Thua”, đã thấm sâu vào xương-tủy của người Việt Nam, cho nên bọn Việt-gian Cộng-sản có hành-hạ, đày-đọa đến mức cuối-cùng, thì họ vẫn cam-chịu. Vua là Trời, quan là cha mẹ, dân là tôi con.
    Vua bắt quan chết thì quan phãi chết, quan bắt dân chết thì dân phãi chết.
    Đảng bắt đảng-viên chết, thì đảng-viên phãi chết.
    Đảng-viên bắt dân chết, thì dân phãi chết.
    Ai có-thễ làm thay-đỗi cái suy-nghĩ này.
    Cái quy-tắc ” Mạnh Được Yếu Thua” làm cho con người hèn hơn con vật.
    Và, nước Tàu là cái nôi sanh ra tư-tưỡng này. ( Chĩ đề-cập hẹp, Tàu và Việt Nam ).
    Có-thễ gọi cái quy-tắc xả-hội này là bản-tánh dân-tộc.
    Việt Nam có 4.000 ngàn năm văn-hiến, nhưng chưa bao giò có hệ-thống an-sanh xả-hội hoàn-chỉnh Cái bản-tánh hoang-dả của người Việt Nam còn rất mạnh.
    Hiện nay bản-tánh Việt Nam lộ ra những đặc-tánh sau đây:
    ( Tôi sẽ không đề-cập tới những mặt tốt, rồi sau đó nói đến cái xấu.)

    Vô ơn, nói dối, ích-kỷ, làm ngang, nói ngược, láo-xược, không biết xấu-hỗ, mê-tín vào những định-nghía sai trái của mình…
    Trong phạm-vi bài viết này, tôi chĩ nhắc đến tánh vô-ơn.
    Kẻ vô-ỏn còn tệ hơn bọn trộm-cướp.
    Trong nước Mỷ, những kẻ vô-ơn người Việt đông như ruồi.
    Ném đá tôi là vô-ích, dù có treo cổ tôi, thì tôi cũng quyết-liệt lên án thói vô-ơn của người Việt Nam.
    Khi nào bõ được cái thói vô-ơn, thì dân-tộc Việt Nam mới tiến-hoá được.

    • Cường Vũ says:

      “Qua sông đấm buồi vào sóng”
      Không biết con cái quí vị ra sao? Tôi làm cu li dành dụm cho chúng đi học tốn hàng trăm ngàn. Trước khi đi học cha con còn thảo luận chuyện chinh trị, xã hội. Nhưng sau khi chúng học xong không bao giờ còn có thể nói với nhau các chuyện trên. Có lẽ chúng bị bọn thầy
      “Liberal” brain wash! Cái cậu Anh Minh Thông Thái này cung trường hợp?Tôi khinh bỉ những kẻ ăn cơm, sống, hưởng tất cả phúc lợi xã hội của người mà vo ơn.
      Bravo Mr Tây Môn Lú.

  3. Thanh Hằng says:

    Tôi từ bỏ QT VN và nhập QT Pháp mà chẳng một chút đắn đo, vì tôi khao khát thoát khỏi cái địa ngục đầy giả dối, bẩn thỉu về mọi phương diện đời thường đó.
    Chính quyền luôn tuyên truyền giả dối. Nhà trường cũng chỉ dậy những điều giả dối. Lãnh đạo luôn luôn sống nhiều mặt, ra ngoài thì cao ngạo, trước dân thì tỏ vẻ đạo mạo, về nhà thì tàn bạo với vợ con, rúc váy bồ nhí thì khốn nạn nói toàn từ bẩ̉n thỉu. Đám đàn ông cũng không hơn gì, gia trưởng, dối trá, ích kỷ và tàn nhẫn. Đàn bà thì hầu hết rỗng tuếch, thích khoe mẽ, đàn đúm đưa chuyện. Tựu chung và nổi bật nhất là lòng tham, ích kỷ và vô cảm.
    Tôi lớn lên trong một xã hội được khoe là “Thiên đường XHCN” mà thấy bọn bất tài, giỏi nịnh và luồn lót, gian manh lại giầu có phất nhanh, còn những người tài mà ngay thẳng, cương trực thì lại nghèo, có khi còn bị chỉ trích, khinh bỉ.
    Tôi sống mà không được nói những gì mình nghĩ, muốn giữ được việc làm phải khúm núm, nịnh nọt cả từ tổ trưởng trở lên, đồng lương eo hẹp mà cứ phải quà cáp người này người kia, rồi còn phải đi nhậu cùng khi sếp có nhu cầu tiếp khách….Về nhà thì mọi việc đổ lên đầu vẫn bị mẹ chồng soi mói, chồng hoạnh hoẹ. Con đi học cũng phải quà cáp cho cô từ nhà trẻ để con đỡ bị gằn hắt, đến khi đi học cũng đỡ bị trù úm…..Tôi chẳng thấy có kỷ niệm nào đẹp như tác giả nói, tình nghĩa khu phố cũng mạnh ai nấy sống, đám CA khối phố, cán bộ phường, tổ trưởng dân phố… cứ hứng lên là kéo đến “thăm” bất tử dù chủ nhà chẳng bao giờ muốn nhìn thấy mặt.
    Vì thế tôi khao khát ra đi và khi thoát ra được, tôi lại khao khát được nhập quốc tịch, dù rằng vẫn biết mình là người gốc Việt, thế có sao? Tôi vẫn cảm thấy tự nhiên, thoải mái trong giao tiếp với đồng nghiệp và tự tin trước sếp của tôi cũng như đứng trước các ban bệ của thành phố. Tôi tự hào vì tôi mang quốc tịch Pháp và tôi yêu thành phố tôi cư ngụ, coi đó là quê hương của tôi.Tôi sống hòa đồng với hàng xóm chung quanh, nên ai cũng quí mến tôi chân thật.
    VN chỉ còn là dĩ vãng mờ nhạt và trách nhiệm với gia đình, dòng họ thôi. Tôi không ân hận gì khi phải từ bỏ QT VN, vì ở đây, tôi được tự do sống thật với chính mình, muốn đi đâu thì đi, nghĩ gì cũng có thể nói cho dù đó là ý kiến phản biện ngay cả với chính quyền hay sếp của tôi. Tôi cảm thấy họ trân trọng những gì tôi đóng góp đúng. Tôi sống theo pháp luật và hoàn toàn tự do, chẳng lo bị cảnh sát bất ngờ hỏi thăm hay ai đó trong chính quyền tự dưng xông vào nhà mình như ở VN cả.

  4. Thay mặt ban Tuyên-láo Trung-ương, tôi biễu-dương và tặng bằng khen cho bài viết này. Đồng-chí tác-giả đẵng khẵng-đinh lập-trường vô-sản XHCN rất kiên-quyết.
    Đây là một trong những chiến-sỷ xung-kích tiên-phong của đảng và nhà nước, hạ quyết-tâm chống Mỷ cho tới người Việt Nam cuối-cùng.
    Cùng với đồng-chí Nguyễn Hữu Liêm, đồng-chí Nguyễn Khoa Thái Anh, là hai mủi nhọn, là công-cụ rất sắc-bén của đảng và nhà-nước XHCN, trên mặt trận chống Mỷ ở hải-ngoại.
    Một lần nửa, tôi vinh-danh những người đã vì sự-nghiệp bá-quyền Đại Hán của thiên-triều, dám hì-sanh đến người Việt Nam cuối-cùng đễ phục-vụ Tập hoàng-đế.
    Đảng Cộng Sản Việt Nam quang-vinh…ba năm…ba năm…
    Mẩu-quốc Đại Hán vỷ-đại…năm năm…năm năm…
    ( Viết đùa cho vui thôi, hai ông Liêm và Anh đừng tưỡng là thật nhé! Hai ông có nằm mơ đến hết kiếp này thì cũng chẳng bao giờ được biễu-dương và tặng bằng khen. Hai ông xuất-thân là thành-phần tiểu-tư-sản lại đã nếm qua bơ thừa, sửa cặn của đế-quốc Mỷ, thì làm sao đảng và nhà-nước tin-tưỡng được. Chẵng qua là: Không có chó đành phãi bắt mèo ăn…cứt, thế thôi. Đừng tưỡng là đảng và nhà- nước ta ngu nhé! Đừng có mà mơ)
    Chào đoàn-kết và quyết-thắng.
    Thay mặt Bộ Chánh Trị và Ban Tuyên Láo Trung Ương.
    Hà Lội ngày 16 tháng Hai lăm Hai Ngàn Mười Bảy.
    Tổng-bí-thơ Tây Môn Lú
    Đã kí và đóng dấu.

  5. ( Trích )
    Cơm-cháo.
    Cháo Mỷ ăn xong lại đá nồi.
    Trên đời lắm kẻ bạc hơn vôi.
    Đói nghèo, khốn-khó chưa xa lắm.
    Hoạn-nạn, đau-thương cũng mới rồi.
    Ân-oán phân-minh: Người chánh-trực.
    Bạn, thù bất-luận: Kẻ suy-đồi.
    Nghĩ buồn cho phận nồi cơm Việt.
    Khi vét sạch rồi… cũng đá thôi.
    Người San Jose

  6. Người Buôn Mộng says:

    Đề nghị tác giả giải quyết nói “khổ tâm”
    bằng cách nhường quốc tịch Mỹ
    cho một trong cả tỷ người trên thế giới
    mong muốn được sinh sống ở Hoa Kỳ.

  7. Thien La says:

    Nguyễn-Khoa Thái Anh :”Nỗi khổ tâm của một người khi vào quốc tịch Mỹ ” ……..The^’ a` ?

  8. Dao Cong Khai says:

    Tôi cũng có nhiều hoàn cảnh giốn g như tác giả. Tôi còn nhớ hồi khoảng 1980 lúc đó tôi còn đang chui rúc ở VN, có dịp nghe ké đài BBC của 1 ngươi hang xóm thấy họ phỏng vấn 1 số người tị nạn VN về vấn đề nhập tịch Hoa Kỳ; tôi nghe thấy giáo sư Vũ Khắc Khoan trả lời rang ông ta sẽ không bao giờ nhập tịch Mỹ và muốn mãi mãi là người VN vong quốc tị nạn.

    Tới phiên tôi sống ở Mỹ và đến lúc cũng đối diện với việc nhập tịch Mỹ, tôi nhớ lại hành động của giáo sư Vũ Khắc Khoan rất đúng, và đáng kiêu hãnh. Tuy nhiên tới phiên tôi thì cảm thấy mình không còn tin tưởng gì nữa như hồi gs VKK. Tôi khác vì tôi không phải là người di tản; những luyến lưu với xứ sở cũ được thay thế bởi những hình ảnh cố hương tôi dưới chế độ VC, cho nên khi tôi đã phải quyết định vượt biên là bất đắc dĩ tôi phải chấp nhận có thể số phận mình sẽ phải chết, và khi phải đối diện với chọn lựa đó có nghĩa là tôi đã suy nghĩ kỹ rồi, không còn niềm tin nào ở cố hương VN đó nữa, và tôi đã ra đi vì từ lâu rồi tôi không còn gì để tiếc nuối. Ra đi một cách hiểm nguy là vì hiểu rằng không còn gì nữa để tin yêu và để nhớ tới.

    Do đó tôi dễ dàng trở thành công dân Hoa Kỳ, không yêu đất nước này thì tôi còn có vùng đất nào khác để yêu? nhưng dù cố yêu tổ quốc mới này của mình nhưng mình thấy tình cảm không bao giờ êm ái và sâu lắng linh thiêng như tổ quốc ngày xưa của tôi nữa. Có lẽ vì mình đã hiểu quá nhiều về lịch sử về chính trị, về thực chất con người trong nhiều xã hội…. đầu óc mình đã có quá nhiều sạn rồi. Dù sao cũng vẫn còn một nỗi hận vì có những kẻ cai trị trong đất nước này đã từng bán đứng cố hương tôi cho những kẻ không xứng đáng làm người đang cai trị ở vùng đất đó hôm nay.

    “Việt Nam” bây giờ đâu phải là ý nghĩa của 2 chữ VN tôi xử dụng hồi chiến tranh chưa chấm dứt nữa. Hai chữ “Việt Nam” hôm nay được cả thế giới nhắc đến để ám chỉ một tổ chức cai trị được xây dung nên để cướp hết nhà cửa, tài sản, niềm tin, tình thương, gia đình, cuộc sốn g và tương lai, cố hương tôi. Đi đâu nghe thấy người khác họ nói 2 chữ “VN” luôn luôn tôi cần phải cảnh giác, không phải họ nhắc tới mình, nhắc tới cố hương mình, nhắc tới đồng bào mình…. nhưng hầu hết họ dùng 2 chữ đó để nhắc tới cái tổ chức cai trị độc tài đảng trị đang xiết cổ những người dân vô tội ở vùng đất VN cũ. Tôi không phải là cái “Việt Nam” như họ đang nghĩ. Tôi chỉ là một người tị nạn vong quốc.

  9. Tien Ngu says:

    Nghe mắc cười quá…
    Cái này kêu bằng….được voi đòi tiên!

    Trump lên đời, là hợp pháp, hợp hiến, bầu cử đàng hoàng.

    Không thích quốc tịch Mỹ thì…từ bỏ, dể ợt.
    Không thích Mỹ do Trump làm…khùng, thì vọt qua Canada, qua Nga, qua Tàu, qua Cu Ba, hay N. Korea…(như nhiều em tài tử Mỹ đã tuyên bố…)

    Ngon hơn nữa thì…xuống đường, biểu tình liền tù tì…4 năm, cho đến khi…thắng lợi mới thôi.

    Còn bậy giờ, chuyện la làng, Trump…xà quác, Trump…khùng, không xứng đáng làm TT Mỹ, làm một công dân Mỹ là một điều….bức xúc, khổ tâm…

    Nghe nó…rẽ tiền, tiểu nhân bỉ ổi quá, em?

    Chờ coi Trump nó đưa cái nước Mỹ đi xuống địa ngục nào, rồi hãy…la làng,

  10. Michael says:

    Không phải chỉ buổi này, lúc nào cũng vậy, tư tưởng thời thượng cộng tí màu mè của tác gỉa đọc chơi cho vui chứ đúng sao được! Vào công dân Mỹ mà phải suy nghĩ khổ tâm chắc chỉ có tác gỉa bài báo. Thường dân như tôi không buồn, chẳng vui dù có thể lấy đó là 1 cái cớ ăn mừng để nhậu chơi.

Phản hồi