WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Cồn Dầu, nắng mới vươn lên

Câu chuyện về  Cồn Dầu đã trở nên nóng và sôi động cả năm nay, nhưng tôi đã chọn thái độ tiêu cực, nhất định là sẽ không viết bất cứ một hàng chữ nào về Cồn Dầu. Tôi không viết, không phải vì vô cảm trước nỗi đau thương của những anh  chị em ở Cồn Dầu nói riêng, và đồng bào của mình, nói chung. Tôi không viết chỉ vì vin vào những lý do tiêu cực.

1. Hơi đâu mà thức

Đây  là  một thái độ rất ươn hèn, có lẽ không chỉ ở trong tôi, nhưng là có ở trong nhiều người. Dĩ nhiên, sự  ươn hèn này cũng được tạo ra và bao che bằng những lý do xem ra rất thực tế: Không dám tin vào một cuộc Nắng Mới Vươn

Ảnh: nuvuongcongly.net

Lên. Bởi lẽ cứ xem chuyện của TKS, Thái Hà, Tam Tòa Loan Lý và Đồng Chiêm đấy thì biết. Cả cha cả con lăn lưng với nhau đi tìm Công Lý, tìm Sự Thật. Nhưng khi Công Lý chưa  được đáp trả, Sự Thật vẫn bị khuất tất thì  cả cha cả con đều bị ép buộc để tan hàng. Và còn tang  thương hơn cả sự tan hàng, vị GM kính yêu không phải chỉ của Hà Nội mà là của toàn dân đã phải bị ép đến một bước đường không có một chọn lựa nào khác, “từ chức vì lý do sức khoẻ” và chuyến đi lạnh gía trong đêm 12-5-2010 coi như là dấu chấm hết cho đời Mục Vụ của Ngài với đoàn chiên (trừ khi có một bổ nhiệm khác). Tệ hơn thế, còn bị coi như một tội nhân phải rời nhiệm sở! Như thế, cả một tập thể đều ngủ, tội gì mình thức để thiệt thân!

2. Cha chung chẳng ai khóc

Rõ ràng, chuyện của TKS, Thái Hà, Tam Tòa rồi Đồng Chiêm, đều là chuyện của tập thể, không phải chỉ của con dân Hà Nội, nhưng là của giáo hội Công Giáo Việt Nam. Khi giáo dân và Gm Hà Nội lĩnh ấn đi tiên phong để đòi lại Công Lý thì nào có phải là đi đòi đất, đòi Công Lý và Sự Thật về cho một cá nhân nào đâu. Họ đi là để đòi và bảo vệ tài sản của giáo hội Công Giáo Việt Nam nói riêng, và đòi  lại quyền sở hữu của toàn dân nói chung đấy. Bởi lẽ, khi thành công thì đất ấy có chia ra cho tư nhân nào đâu. Rồi nó cũng có thuộc về GM Kiệt đâu, mà là tài sản của Giáo Hội. Tuy nhiên, câu chuyện  đi tìm Công Lý ở Thái Hà, TKS, Tam Tòa…  dù làm nức lòng người là thế, mà xem ra họ lẻ loi qúa, và người ta xem nó như là câu chyện trong tiền kiếp hay trong cái nước xa xôi nào ấy, không phải là  ruột thịt máu mủ của Việt Nam, nên mặc kệ, ai muốn làm gì thì làm. Chẳng có ăn nhập gì đến chuyện của Giáo Hội CGVN, nên HD chẳng cần phải lên tiếng, ủng hộ hay không ủng hộ. Tệ hơn thế, vị chủ tịch còn tuyên bố những câu lạnh lùng đến độ rất bất nhẫn là: “chỉ đồng cảm không đồng thuận”!

3. Có ăn tìm đến, đánh đấm tìm lui

Có mấy ai ngờ, phong trào cầu nguyện đi tìm Công Lý, Sự Thật và Hòa Bình để mưu cầu một cuộc sống rất đáng sống cho người công giáo nói riêng và  người dân Việt Nam nói chung lại có cái đoạn kết qúa tang thương. Tang thương như câu nói quen thuộc: “không phải đầu lại phải tai” Đúng thế, trước tiên là 8 anh chị em giáo hữu tại Thái Hà, qúa nhiệt thành vì nhà Chúa, vì tài sản của Giáo Hội để đến nỗi bị bắt, bị đưa ra tòa như là những tội nhân phá rối trật tự công cộng và phá hoại của công! Cũng  may là có tinh thần Ngô Quang Kiệt và có hàng vạn cành thiên tuế trao tay khắp phố Hà Nội hỗ trợ trong ngày các anh chị em này bị đưa ra tòa . Rõ ràng, CS chẳng sợ dân, chẳng sợ sự thật. Nhưng cũng phải kiêng nể và tránh né một cuộc đối đầu trực tiếp, nên chúng ra những bản án treo cho  8 chiến sỹ Thái Hà như là một cử chỉ để hòa giải. Riêng phần tài sản của Giáo Hội đã bị trấn lột dưới một hình thức khác.

Kế đến là hai LM cũng vì lo bảo vệ nhà Chúa mà bị đám côn đồ, công an nhà nước đánh đến bất tỉnh nhân sự ở Tam Tòa. Cũng may, còn được GM Minh, phó TTK HĐ/GMVN tuyên bố tại Xuân Lộc là  “GM  sẽ thương yêu các LM đến cùng”. Nghe xong hai vị LM này tỉnh ngay. Chỉ tiếc là sau lời tuyên bố ấy, chả nhìn thấy một bề trên nào thay mặt HĐ đến thăm nom ủi an các Ngài vài câu!

Cái đoạn kết ấy đã tang thương à? Thấm gì với chuyện ngưòi Mục Tử đôn hậu mẫu mực Ngô Quang Kiệt. Người được toàn thể nhân dân kính trọng, qúy mến, cũng bị ép buộc đến phải rời nhiệm sở của mình bằng một lý do không có đường lựa chọn: “Từ chức vì lý do sức khoẻ”. Và người về thay thế Ngài lại là Gm chủ tịch HĐ/GMVN  Nguyễn văn Nhơn.  Qủa thật, GM Nhơn là người thực hiện trọn vẹn ý nghĩa câu tục ngữ của cha ông ta để lại là: “Thấy ăn tìm đến, đánh đấm, đòi Công Lý tìm lui”.

Đó là lý do của tiêu cực. Tuy thế, không một ngưòi nào có thể phủ nhận là sự kiện TKS, Thái Hà, Tam Tòa, Loan Lý, Đồng Chiêm…. đã tạo ra một vết nứt sâu sắc trong sinh hoạt của giáo hội công giáo Việt Nam. Nói trắng ra là có sự nghi ngờ, tỵ hiềm nhau trong sự kiện được gọi là phá sản đạo đức trong thượng tầng lãnh đạo qua sự  kiện bị nghi ngờ, hay để tai tiếng là có sự loại trừ nhau vì hướng đi của trần thế. Và dĩ nhiên, uy tín của HĐ đã tiêu thành mây khói trong lòng giáo dân.

Nói thế, không có nghỉa là họ không còn tuân phục cây gậy Mục Tử trong tay HĐ, nhưng sự qúy trọng, tôn kính dành cho những bậc đáng kính, hay được đáp trả bằng luật yêu thương chuyển đổi thì khéo mà đã đến con số không rồi. Nghĩa là, các Ngài muốn làm gì thì làm, muốn nói gì thì nói. Họ chỉ tiêu cực đi lễ, đến nhà thờ chịu các phép bí tích vì đức tin của họ mà thôi. Đức tin không có việc làm, không có lòng mộ mến sẽ là một thảm hoạ cho giáo hội.

Thảm họa ấy đã ló dạng. Bởi vì từ vết nứt này, có thể nói là nó đã phân chia sinh hoạt của giáo hội VN ra làm nhiều nhánh. Một nhánh thì thuộc về phẩm trật lãnh đạo và những người tung hô các Ngài vì những nhu cầu riêng. Nhóm này có khuynh hướng nhìn từ trên xuống, và dễ dãi kết án sự lạnh nhạt của giáo dân, hay những bài viết thẳng, viết thật, nêu lên những ý kiến về công việc của các Ngài bằng một câu rất ư là mang tính đội mũ cho nhau: Đó là thành phần chống đối, thói đời, chống cha, chống Chúa. Trong khi đó, ở phía ngược lại, không chút nản lòng bèn đặt cho các ngài cái hỗn danh, các đấng quốc doanh! Nghĩa là những đấng làm theo ý muốn và mưu đồ của nhà nước Việt cộng chứ không phải là vì lợi ích của các linh hồn và của đức tin công giáo! Hoặc gỉa là làm tôi hai chủ. Phần tuyệt đại đa số còn lại thì bơ phờ giữa hai lằn đạn, nên đành quay về lối sống thụ động. Vậy thử hỏi xem:

1. Những giáo dân, những biểu ngữ ở Hà Nội, những bài viết mang tính cách vạch trần, nói thẳng nói thật về những việc làm của GM Nhơn, GM Đọc, HY Mẫn, GM Minh. GM Chương hay những cán bộ CS dưới lớp áo nhà tu như Phan khắc Từ, Huỳnh công Minh… có phải là những người chống cha chống Chúa hay không?

Tôi xin trả lời bằng tiếng lương tâm trong sáng của tôi là: Không. chắc chắn là không. Bởi lẽ, các Ngài đã là người của công chúng, dĩ nhiên, việc làm của các Ngài rất khó tránh sự phê bình chỉ trích hay là khen thưởng hoan hô. Lại nữa, những việc làm bị phê phán ấy đều là những hoạt động bên ngoài, có liên quan đến đời sống chính trị, xã hội hơn là đời sống tôn giáo. Đặc biệt, qua những công việc ấy, hầu như tất cả mọi người đều nhìn ra là những hành động mang tính xu nịnh cái nhà nước vô luân, vô đạo cộng sản. Trong khi ấy, các Ngài lại tuyên bố “xứ vụ của chúng tôi là xứ vụ tôn giáo, không phải là xứ vụ chính trị” (GM Đọc) càng làm cho câu chuyện thêm khôi hài theo kiểu trống xuôi kèn ngược.

Thí dụ, chuyện HY Mẫn bình luận về áo vàng áo đỏ và công bố “Lá cờ Vàng làm nghẽn đường hiệp thông của giới trẻ công Giáo VN”. Hay chuyện GM Đọc soạn “giới răn mới” là “Nếu ai không thích cộng sản thì cũng đừng yêu cầu chúng tôi khích bác họ” (hồng bình và nhà thờ bài 4, cùng một tác gỉa) và GM Nhơn thì đánh gía cuộc đi tìm Công Lý của ngưòi dân bằng câu tuyên ngôn để đời “đồng cảm, không đồng thuận!” làm cho người người thất vọng, mất niềm tin. Họ có ý kiến và phê bình là đúng lắm ( tôi không nói tới những bài qúa khích).

Như thế, sự lên tiếng của ngưòi giáo dân hay người dân Việt Nam trong trường hợp này là hoàn toàn có lý. Bởi vì, trong khi việc có liên hệ trực tiếp đến “xứ vụ Tôn Giáo” như trường hợp hai đảng viên Việt cộng đã công khai hóa là Huỳnh công Minh và Phan khắc Từ ở Sài Gòn thì các Ngài, có dư trách nhiệm và thẩm quyền trên họ, nhưng lại không hành xử quyền hạn trong “xứ vụ Tôn Giáo”. Đặc  biệt sau khi tư Liên, Ngô thị thanh Thủy đã công khai công bố “tôi sống một vợ một chồng với anh Từ là đúng luật”: Nhưng các Ngài vẫn im lặng làm cho các LM đạo đức thêm đau đớn, và làm tủi hổ lây cho giáo dân. Rõ ràng là các Ngài đã không hành xử quyền hành, trách nhiệm trong những “xứ vụ tôn giáo” để cho an lòng giáo dân. Trái lại, các Ngài như còn bao che cho những phần tử này tác quái. Rồi lại xen qua chuyện chính trị là diện các Ngài không chuyên, để gây ra điều tiếng. Nên phải nói thật rằng, về điểm này các Ngài đã sai, nên cần phải bỏ hẳn đi cái kiểu xu nịnh chế độ này. Có thế mới lấy lại được niềm tin của đàn chiên.

Từ vài thí dụ này cho thấy, rõ ràng những ngưòi cầm biểu ngữ ở Hà Nội trong ngày GM Nhơn về, hay những bài viết khích bác HY Mẫn, GM Đọc, GM Nhơn không phải là việc chống Cha. Và càng không thể kết tội họ chống Chúa. Bởi lẽ, nếu họ không còn theo đức Kitô, họ không thể nhìn ra Ngài là Đường là Chân Lý và là Sự Sống. Khi đó, họ đã mất khả năng nhìn ra sự thật, không còn nhìn ra được lề luật. Khi không còn nhìn ra được lề luật, họ cũng không cỏn nhìn ra được sự tội và sự sai trái. Họ không thể nói lên những lời lẽ chân thật khi đặt vấn đề. Nói cách khác, giáo dân bị chia năm xẻ bảy, bị tan rã không phải vì tự ý của đàn chiên muốn như thế. Nhưng họ không thể chấp nhận được những trường hợp sai trái của Phan khắc Từ và Huỳnh công Minh. Càng khó chấp nhận cái “ý Chúa” của GM Nhơn khi về Hà Nội. Lời thật có thể mất lòng. Nhưng nếu con người mất khả năng nói thật, người ấy có khả năng là đồng lõa với gian trá. Theo đó, bảo họ là chống cha chống Chúa thì có lẽ là đã nhập tâm cái mũ và đội cho họ một cách bất minh. Đó  là một hình thức phá sản đạo đức để loại trừ nhau. Đó không phải là đường của Đức Kitô.

2. Các Ngài có phải là GM quốc doanh hay không?

Thật là mỉa mai cho cái cụm từ này. Trước khi VC vào miền nam thì nào có ai nghe thấy cái từ quốc doanh bao giờ đâu. Và có ai nghe thấy những cụm từ như như là UB liên lạc tôn giáo bao giờ? Bởi lẽ, sinh hoạt của tôn giáo là hoàn toàn độc lập và riêng rẽ, chẳng có đính dáng gì đến những sinh hoạt chính trị của xã hội. Nhưng từ khi chúng vào, với chủ trương tiêu diệt tôn giáo, nên chúng đã tìm đủ mọi cách luồn lách vào trong sinh hoạt của tôn giáo ngõ hầu triệt tiêu đạo đức và luân lý của các tôn giáo. Đây chính là lý do trả lời tại sao chúng phải nuôi và dạy dỗ những kẻ vô phẩm hạnh như Phan khắc Từ, Huỳnh công Minh, Trương Bá Cần… để làm tay sai cho chúng trong việc tiêu diệt đời sống đạo hạnh của các tôn giáo.

Thử hỏi, tại sao không một người nào dám chụp mũ GM Kiệt, GM Oanh, qúy cố GM Trọng, HY Khuê, HY Căn, HY Thuận, TGM Điền… là quốc doanh? Xin thưa, bởi vì cuộc sống và hành động của các Ngài rất trong sáng. Đạo đời phân minh. Nghĩa là các Ngài giữ lằn ranh giữa tôn giáo và quyền hành chính trị một cách rất rõ ràng. Bởi vì các Ngài lo chu toàn việc Nhà Chúa mà không cần phải xum xoe với những thói đời. Nhìn chung, hầu hết các Gm Việt Nam, tuy có phần thủ phận, nhưng cũng không bị mang tiếng là quốc doanh hay theo tà ma cộng sản. Tuy nhiên, có một số vị bị nghi ngờ nằm trong trường hợp quốc doanh. Có thể các Ngài bị vu oan?

Thí dụ như trường hợp GM Nhơn, bị nghi ngờ là đầu xỏ, là tìm lợi ích cá nhân trong vụ việc GM Kiệt bị đẩy ra đi. Sự nghi ngờ là có lý vì những lời tuyên bố của Ngài. Hơn thế, chính sự việc GM Nhơn về Hà Nội là một câu  trả lời. Dĩ nhiên, Ngài có thể bị hàm oan. Nhưng tại sao Ngài lại không dám can đảm để giải cái nỗi hàm oan ấy ra. Yên lặng trong trường hợp này đã không có lợi cho Ngài và cũng không có lợi cho giáo hội. Dĩ nhiên, giải thích trường hợp này bằng hai chữ “Ý Chúa” cho ngưòi nghe cái cảm giác là không có sự thật ở trong lời nói ấy, nếu như  không muốn nói là chuyện trẻ con! Đó là cái họa cho Ngài.

Trở lại chuyện Cồn Dầu. Hôm nay tôi có ý định viết về Cồn Dầu, viết về những bản án bất nhân mà anh chị em ở Cồn Dầu đã phải gánh chịu từ nhà nuớc Việt cộng. Nhưng lại đi một đường vòng quá xa. Sự thật, con đường vòng này cũng có lý do.

1. Tôi không có ý nhắc lại những chuyện cũ chỉ để khơi lại cái dĩ vãng, khơi lại vết thương chưa lành. Nhưng như là một dấu chấm hết cho qúa khứ. Một qúa khứ đau buồn đẩy tôi vào đoạn đường tiêu cực sau những biến cố nêu trên. Một qúa khứ cần phải được sửa sai.

2. Tôi nghiệm ra rằng, mỗi ngày là một ngày mới. Khi ngày mới đến thì nên sống với sự tích cực của ngày mới hơn là sống với cái tiêu cực của ngày đã qua. Chính vì sự tích cực này, tôi như thấy chân trời mở ra và Nắng Mới Vươn Lên.

3. Không những tôi chỉ viết về Nắng Mới Vươn Lên, mà còn mạnh dạn kêu gọi  bạn bè thân hữu và những người quen biết hãy ra khỏi cái vỏ của mình để cùng đứng lên đồng hành với Ngọn Nắng vừa vươn lên, Ngọn Nắng Mới ấy chính là văn thư của Giám Mục Nguyễn thai Hợp viết gởi cho cấp chính quyền tại Đà Nẵng, có  bản sao gởi cho nhà nước, cho HĐGM và cho giáo dân Cồn Dầu.

Tôi không làm chuyện phân tích văn thư, cũng không dám có đôi lời vọng ngôn để khen lấy khen để văn thư. Tôi chỉ xin được nói đến cái lý Chính Danh và sự Chính đáng của văn thư, để từ đó, tôi gọi là Nắng Mới Vươn Lên có khả năng tạo lại niềm tin cho nhiều người.

1. Sự Chính Danh của văn thư.

Khi viết văn thư này, GM Hợp đã không nhân danh GM Vinh, không nhân danh HĐGMVN. Nhưng nhân danh chủ tịch UBCL / HB trực thuộc HĐGMVN mà lên tiếng. Trong sự kiện lên tiếng, Ngài không có ý bênh vực cho giáo dân Cồn Dầu, nhưng là đặt ra vấn đề Công Lý với nhà nước trong việc hành xử trách nhiệm của họ với toàn thể đồng bào Việt Nam, mà Cồn Dầu, chỉ là một thí dụ điển hình. Văn Thư đã viết một cách rõ ràng về nguyên tắc hành xử nền Công Lý trong xã hội là: Dù nhà nước có thu hồi đất của nhân dân một cách đúng luât (luật rừng tự tạo đi chăng nữa) thì cũng phải ứng xử theo lối nhân bản làm người, chứ không thể làm theo lối bạo hành. Tự đặt ra luật lệ rồi tự ý thu hồi. Tự ý ra giá cả để bồi thường và tự quyền giao đất cát cho đối tác khác xử dụng. Bởi lẽ, những việc làm này đã không minh bạch, không có công lý còn tạo ra đời sống bất ổn cho nhân dân, đi ngược lại tiến trình phát triển xã hội và con người.

Đây phải được đánh giá là một văn thư ở cấp độ ứng xử cao, có tầm kích. Chỉ e rằng người nhận, nơi nhận không có khả năng để đọc và hiểu thấu được cái nguyên lý làm ngưòi và Công Lý mà Ngài đã nêu ra. Nhưng dù thế nào chăng nữa, phải nhận định rằng, dù không nhân danh HĐGMVN để viết văn thư cho nhà nước, nhưng có thể nói, Ngài đã thay mặt HĐGMVN trong vai trò chính danh của UBCL để đặt lại vấn đề Công Lý của toàn dân với nhà nước. Rồi dù ngài không chính danh bênh vực cho giáo dân ở Cồn Dầu, nhưng Ngài gởi bản sao cho Cồn Dầu, tôi tin rằng anh em ở Cồn Dầu đang nhìn thấy Nắng Mới Vươn Lên ở ngay trong phần đất của mình.

2. Một việc làm chính đáng

Phải nói ngay rằng, đây là một việc làm rất chính đáng mà mọi người mong mỏi, và nay GM Hợp đã nhân danh chủ tịch UBCL mà làm. Tôi nghĩ rằng, đã đến lúc, người ta nên gạt bỏ ra bên ngoài tất cả những thành kiến, những câu chuyện  mà có những bài báo vẽ vời ra những hình ảnh méo mó về Ngài. Hãy nên bỏ ra ngoài tai những tin đồn, những to nhỏ trước đây về Ngài, rồi thay vào đó là một thái độ tích cực. Hãy nhìn vào công việc rất chính đáng mà Ngài đã làm nhân danh chủ tịch UBCLHB mà cùng tiến bước với Ngài. Bởi vì, một người thợ, khi thấy miếng vải không đủ lớn để may cái áo khác thì cũng có thể dùng miếng vải đó để vá lại cái áo đã rách cho lành lặn. Dù sao cái áo được vá lành cũng còn hơn hẳn cái áo rách tả tơi, vì nó đã che kín toàn thân.

Như thế, việc làm, dù chỉ là vá cái áo cũng phải được coi là một việc làm chính đáng. Mẹ Việt Nam chúng ta đã từng giỏi nghề may vá. Không có những chiếc áo vá ấy, đàn con còn tang thương hơn nhiều. Phần tôi, tôi không chỉ cho đây là công việc của người mẹ cần cù vá áo cho con; trái lại, tôi gọi đây là một việc làm chính đáng, như nắng của một ngày mới đang vươn lên. Bởi vì:

a. Ngài đã không nhân danh một vị GM công giáo để bảo vệ, hoặc đòi hỏi quyền lợi cho giáo dân Cồn Dầu. Nhưng Ngài đã nhân danh chủ tịch một ủy ban như tên gọi để  kêu gọi lương tâm của nhà nước này trong việc phải bảo vệ công lý và quyền lợi cho người dân.

b. Ngài đã đưa ra và đề nghị một phương cách trong ứng xử của nhà nước, nhà cầm quyền địa phương để bảo vệ Công Lý, ổn định và bảo vệ quyền lợi, quyền sống cho người dân một cách rất nghiêm chỉnh. Kêu gọi nhà nước hãy làm trọng tài, giữ vững cán cân luật pháp để bảo vệ cho cả  đôi bên. Ngưòì có đất và ngưòi chủ thầu bàn bạc và định gía về gía trị của việc bồi hoàn trong việc thu mua lại đất đai của người dân. Thay vì việc nhà nước tự đặt ra gía cả, rồi dùng bạo lực để ép buộc người dân trả ra phần đất của mình. Sau đó, giao đất cho chủ thầu khác khai thác để lấy tiền chia nhau. Đó là một nguyên tắc công bình xã hội mà đã là con người thì đều phải biết. Đơn giản hơn, đây là chuyện rất bình  thường, đơn giản nhưng công bằng, minh bạch trong việc mua bán. Bất cứ người nào có trí khôn đều phải tuân thủ và tôn trọng nguyên tắc này. Chẳng lẽ, một nhà nước đã từng vỗ ngực đánh thắng hai đế quốc cực kỳ to lớn là Mỹ và Pháp lại không thể hiểu được phương cách này?   

Như thế, Ngài đã làm công việc của Ngài. Dĩ nhiên, một tờ văn thư ấy là chưa đủ, nhưng chiếc áo cũ lâu ngày đã rách. Khi muốn vá lại thì cũng phải lựa những chỗ nào cần và còn có thể vá được thì vá trước. Nếu không thì  miếng vải mới sẽ giật chiếc áo cũ thêm tả tơi, không thể mặc được nữa. Nên nhớ điều này. Người mẹ vá áo cho con là muốn con có cái  áo để che thân, chứ không phải để lừa phỉnh người. Theo đó, văn thư này cũng ví như cái áo mẹ vá lại để bảo vệ đàn chiên.

Rồi hãy tích cực hơn, nhìn TKS, Thái Hà, Đồng Chiêm, Tam Tòa, Cồn Dầu… như là những hình ảnh đau thương trong lúc tạm lui binh. Giống như niềm đau trong lòng người khi buộc phải tạm lui binh khỏi thành Thăng Long, rút về Thanh Hoá để bảo toàn lực lượng và chờ cuộc phản công khắc phục lại Thăng Long, như cha ông ta đã làm xưa kia. Chính nhờ cuộc lui binh ấy, nỗi đau đã trở thành thành lũy, thành sức mạnh của một cuộc chuyển dời, thay đổi khi ánh Nắng Mới Vươn Lên. Đơn giản hơn, chính những đau thương ấy là sức mạnh của một cuộc trở mình để mọi người, mọi nhà cùng bước tới trong niềm tin đòi lại Tự Do, Công Lý  và Sự Thật. Như thế, sự đau thương, hy sinh  ấy không phải là hư nát, mục rữa vô ích. Trái lại, đó chính là sự sống còn tồn tại trong lòng người dân Việt. Một sức sống đang âm ỷ chờ ngày Hồi Sinh.

Cũng thế, văn thư này là những bước đầu, đã tiếp nối và tiếp tục khai mở ra một hướng đi đúng đắn. Nhưng bổn phận của chúng ta hôm nay là phải nối lại vòng tay, đứng lên bên Ngài. Hãy đi theo bảng chỉ đường Ngài viết trong văn thư. Tuy thế, chỉ có người dân hay giáo dân đi vẫn chưa đủ, nhưng phải là một khối thuần nhất, cùng đồng hành từ trên xuống dưới. Tất cả phải nắm lấy tay, phải dìu nhau mà tiến bước. Có thế Nắng Mới, mới có thể lan tỏa và chiếu sáng đến mọi nơi mọi chốn, đem Công Lý đến cho mọi người, mọi nhà.

Bài học về sự lẻ loi ở TKS, Thái Hà, Tam Tòa, Đồng Chiêm… là những bài học bằng máu và nước mắt. Nếu chúng ta vẫn tiêu cực như xưa, vẫn đắp chăn ngủ kỹ, vẫn là chuyện đồng cảm không đồng thuận. Sự đau thương của Cồn Dầu  không chỉ nằm nguyên vị ở địa phương, nhưng sẽ theo vết dầu loang đến mọi miền. Bởi lẽ, gian dối, bạo hành, kẻ thù của Công Lý sẽ không bao giờ thỏa mãn, dừng chân ở riêng một nơi nào. Trái lại, chúng muốn phô trương bạo lực của gian dối ở mọi nơi, mọi thời…

Trong khi đó, ai cũng biết, Công Lý, Tự Do, Nhân Quyền, không tự nhiên mà có. Nó có là do một tiến trình đòi hỏi, tranh đấu lâu dài. Bản thân từ tranh đấu là một cuộc đối đầu. Không có sự đối đầu, không bao giờ có thay đổi. Không chấp nhận đối đầu, không dám đi tìm sự thật là dấu chỉ của sự ươn hèn và làm nô lệ cho gian dối. Nên nhớ, không có một thể chế nào, dù tàn bạo đến đâu, có thể đứng vững mãi. Nghĩa là, nó phải có ngày chấm hết. Cái tàn bạo của Việt cộng cũng không có ngoại lệ. Khi toàn dân đã đi tìm Công Lý là chấp nhận đối đầu với gian dối, đối đầu với cộng sản, cái tàn bạo của cộng sản phải tan vỡ ra từng mảnh vụn. Bài học đã có chứng minh ở Liên Sô, Đông Âu. Nên khi đi theo lối mòn gọi là đối thoại, xin-cho với cộng sản là một sự lẩn tránh, là tự rước thảm họa cho chính mình và đồng loại.

Như thế chúng ta chỉ còn một con đường duy nhất để đi. Đó là sự thay đổi. Thay đổi, thay đổi toàn diện. Thay đổi từ suy nghĩ đến phương cách hành động. Mà thay đổi cách suy nghĩ, nhìn sự việc là điều kiện tiên quyết để thay đổi cuộc sống và thể chế hiện tại của đất nước. Có thay đổi được lối suy nghĩ, mới có thể thay đổi được Hành Động. Thay đổi từ đơn phương sang tập thể và rồi toàn diện ở mọi nơi mọi chốn. Có thay đổi hành động toàn diện như thế mới có hy vọng nhìn thấy một ngày mai.

Nói cách khác, ta phải biến những đau thương trong cuộc tạm lui từ TKS, Thái Hà, Tam Tòa, Đồng Chiêm và Cồn Dầu  thành sức mạnh kiên vững. Phải biến sức mạnh từ từng địa phương thành sức mạnh tổng hợp của cả nước, để những bước chân của Cồn Dầu, Dân Oan  trên địa bàn cả nước không còn cô lẻ, không bị rơi vào quên lãng. Nhưng là những bước chân tiên phong đã lên đường, khai mở cho một ngày mai tươi sáng trong Tự Do, Dân Chủ, Nhân Quyền và Công Lý. Có thế, chúng ta mới có thể kịp thời đón nhận được những ngọn Nắng Mới Vươn Lên rực rỡ trên quê hương Việt Nam. Trái lại, những giây phút tình cờ của lịch sử cứ mãi qua đi và người dân ta  mãi phải ngồi trong bóng tối vì cái tiêu cực của chính mình.

© Bảo Giang 

© Đàn Chim Việt

Phản hồi