“Phật ngọc” chỉ là sản phẩm xuyên tạc Ðức Phật Thích Ca?
Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
Namo tassa bhagavato arahato sammasambuddhassa.
- Thành kính cung thỉnh quý vị Ðại Ðức, Thượng Tọa Tăng Ni Phật Giáo Việt Nam và toàn thế giới lên tiếng!
- Trân trọng đề nghị quý vị cư sĩ, nhà nghiên cứu phật học, phật tử Việt Nam và thế giới lên tiếng!
- Gởi đến những ai đang học phật, tin Phật, hướng Phật, phát nguyện tâm từ theo hành trình của
bức tượng bằng ngọc hiện đang du hành khắp nơi, hãy tỉnh táo tìm hiểu sự thật, trước khi quá muộn!
Tất cả phải cảnh giác xin đừng mê muội!
Theo lời tuyên bố của chủ nhân, ông Ian Green: bức tượng phật bằng ngọc cho hòa bình thế giới (?) là tác phẩm sao y (copy) tượng phật trong Bảo Tháp Ðại Bồ Ðề (Mahabodhi Stupa) ở Bồ Ðề Ðạo Tràng (Ấn Ðộ)
Sau khi so sánh hai tác phẩm, cho thấy ông Ian Green đã xảo trá lừa bịp mọi người và cố tình xuyên tạc Ðức Phật Thích Ca một cách tinh vi như sau:
1- Tượng Phật “vàng” tại Bồ Ðề Ðạo Tràng (Ấn Ðộ):
là hình ảnh Ðức Phật Thích Ca đang thiền với tư thế ngồi kiết Già hai tay bắt “Ấn súc địa” theo giải thích của từ điển Phật học, tác giả Chân Nguyên và Nguyễn Tường Bách của nhà xuất bản Thuận Hóa Huế 1999. Trang 26 ghi rõ: 4. Ấn súc địa (bhùmissparsa-mudrà): tay trái hướng lên đặt ngang bụng, tay mặt chỉ xuống, lưng tay mặt xoay tới trước. Ðó là ấn quyết mà Ðức Phật Thích Ca gọi là thổ địa chứng minh mình đạt phật quả và cũng là dấu hiệu của sự không lay chuyển, vì vậy – Bất động Phật (s:aksobhya) cũng hay được trình bày với ấn này.
Những điểm lưu ý ở đây:
- Hai tay bắt ấn là một động tác không thể thiếu trong lúc thiền định.
- Ngón tay cái của bàn tay trái khép lại sát lòng bàn tay.
- Không hề sử dụng bình bát trong lúc ngồi thiền.
2- Tượng phật bằng ngọc có sự khác biệt bàn tay trái cong lên và ngón tay cái mở ra để nâng cái bình bát hoàn toàn khác với bàn tay trái của tượng “vàng” ngón tay cái khép sát vào nhau trong tư thế bắt ấn.
Như vậy, hình ảnh Ðức Phật Thích Ca qua bức tượng bằng ngọc không phải ngồi thiền, vì hai tay không bắt ấn mà là đang ngồi ôm bình bát khất thực.
Vậy bức tượng bằng ngọc hình Ðức Phật Thích Ca ngồi khất thực có thể xuất hiện ở đâu? Có hai trường hợp để lý giải:
·
Xuất hiện ở chùa: Phù hợp với cách quàng y hở vai của bức tượng. Một câu hỏi đặt ra là trong lúc ở chùa, Ðức Phật có cần thiết phải ngồi khất thực hay không và ai là người cúng dường?
Theo lịch sử phật giáo, sau khi Ðức Phật Thích Ca tu thành chánh quả, mới bắt đầu rao giảng giáo lý, lập chùa, thu thập đệ tử và phật tử, như vậy trong chùa lúc nào cũng có người lo việc trai tăng, hộ pháp, phật tử cúng dường đều thông qua ban quản lý chùa, như vậy không thể có hình ảnh Ðức Phật Thích Ca ngồi khất thực tại chùa.
Ông Ian Green muốn đưa ra thông điệp gì qua hình tượng này? Phải chăng đó là
“Ðức phật Thích Ca không hề thiền, và giác ngộ, chỉ là một người biếng nhác ôm bình bát ngồi một chỗ chờ phật tử cúng dường nuôi dưỡng mà thôi” (?)
Ðiều này hoàn toàn trái với sự tích đức Phật từng là một hoàng tử từ giã địa vị cao sang giàu có xuất gia, giải thoát chúng sinh. Ðây là một nghịch lý.
Xuất hiện ở nơi công cộng: Lại càng nghịch lý hơn, hình tượng này hoàn toàn trái với giáo luật phật giáo: “Tăng ni trong khi đi khất thực, Y Tăng già Lê (còn gọi là y thượng) phải quàng kín người, chỉ có đi hoặc đứng lại, không được ngồi”.
Hình ảnh Ðức Phật Thích Ca ngồi khất thực tại nơi chốn công cộng với tấm y choàng nửa vai, hở vú là một sự lăng nhục phật giáo, sự xúc phạm nghiêm trọng hình ảnh thiêng liêng của Ðức Phật. Một đấng giác ngộ toàn năng.
Tóm lại qua phân tích trên, tượng Phật bằng ngọc ngồi khất thực chỉ là xuyên tạc, ngụy tạo chứ không phải là tác phẩm sao y (copy) tượng phật trong Bảo Tháp Ðại Bồ Ðề ở Bồ Ðề Ðạo Tràng (Ấn Ðộ)
Ông Ian Green người Úc, một nhà kinh doanh ngọc, không phải là một nhà nghiên cứu phật học, cũng không phải là một tu sĩ phật giáo, tại sao lại bịa đặt ra một hình ảnh hoàn toàn không hề có thật trong suốt đời sống của Ðức Phật lúc còn tại thế?
Sự kiện này làm tổn thương nghiêm trọng niềm tin thiêng liêng vào đấng giác ngộ Thích Ca Mâu Ni của hàng hàng, lớp lớp tăng giới và chúng sinh trên toàn thế giới, có thể nảy sinh ra nhiều hậu quả xấu không lường được.
Vì thế, đề nghị ông Ian Green:
· Làm sáng tỏ sự kiện này trước công luận.
· Chấm dứt ngay hành vi xuyên tạc và sự vi phạm bản quyền bức tượng Ðức Phật Thích Ca Mâu Ni tại Bồ Ðề Ðạo Tràng Ấn Ðộ
· Chính thức xin lỗi Phật tử và phật giáo Việt Nam và cả thế giới.
· Thu hồi hoàn toàn và vô điều kiện tất cả sản phẩm tranh tượng có hình ảnh đức phật bị xuyên tạc nói trên, để tránh di hại và hậu quả xấu cho người sử dụng (nếu có?).
Hai điều lưu ý trước khi kết thúc bài viết:
1)- Luật pháp Hoa Kỳ: Người tiêu dùng có quyền hoàn trả mọi sản phẩm khuyết tật hay gian trá, và nhà sản xuất có trách nhiệm thu hồi.
2)- Theo lý thuyết phong thủy:
Tất cả những hình ảnh tranh tượng liên quan đến tôn giáo nói chung, bị khuyết tật hay gian trá, nếu thỉnh về nhà thờ chẳng những không tốt mà có thể còn bị nhiều điều không may mắn. Phương cách xử lý tốt nhất là hoàn trả lại nơi phát hành.
© Thiên Đức
© Đàn Chim Việt
——————————————————–
Nguồn hình ảnh:
- http://www.giacngo.vn/chude/trienlamtuongphatngoc/2009/03/11/5F4452/
- http://tuoitre.vn/Van-hoa-Giai-tri/305755/Trien-lam-tuong-Phat-ngoc-lon-nhat-the-doi-tainbspVietnbspNamnbsp.html
- http://www.baomoi.com/Home/DuLich/vnexpress.net/Tuong-Phat-ngoc-o-Chua-Pho-Quang/2594588.epi
- http://us.24h.com.vn/phi-thuong-ky-quac/tuong-phat-khat-thuc-cao-nhat-viet-nam-c159a320277.html
- www.daophatkhatsi.net/vanhoaphatgiao/76D650.aspx
Thiệt tình!
Sao lại cứ vạch lá tìm sâu như vậy?
Phật tại tâm, ai tin thì có. Đâu có thể bôi nhọ được?
Thiên Ðức xin trả lời các bạn để tránh hiểu lầm:
Thiên Ðức từng là huynh trưởng đoàn phật tử tại một chùa phật giáo nguyên thủy Huế (Therevada), tại Tăng Quang Tự Huế thời gian trước 1965, và chùa Phổ Minh Gò Vấp Sài gon lúc ngài Bửu Chơn còn trụ trì. Thời thơ ấu hơn nữa từng là phật tử chùa Diệu Ðế… Gia đình cũng đã có người xuất gia tại các chùa Bắc tông và Nam Tông.
Nói như vậy để chứng minh Thiên Ðức viết bài này không hề có ý đã kích tôn giáo nào cả, mà là cảnh tỉnh trước một hành vi ỳ xuyên tạc không hề có trong quãng đời Ðức phật còn tại thế.
Chúng tôi đồng ý câu ;”phật tại tâm” và đức phật là ngọn đuốc soi đường cho những ai tu phật muốn tìm đến con đường giác ngộ. Vì thế chúng tôi không để cho ai xuyên tạc hay bôi xấu hình ảnh đức phật bởi bất cứ một ý đồ nào khác.
Sự thật phải trả lại cho sự thật.
Bức tượng phật ngọc ngụy tạo từ một bức tượng “Ðức Phật ngồi thiền với thế Xúc địa ấn” tại Bồ Ðề Ðạo Tràng là một sự thật không thể tranh cãi?
Ông Ian Green phải chịu trách nhiệm về hành vi đó.
Cảm ơn Thiên Đức, một tiếng chuông vang động cho người thiện tâm
LUẬN VIỆC TU HÀNH
“Tu hành dương thế cậy đồng tiền,
PHẬT-GIÁO VÌ TIỀN PHẢI NGƯÃ-NGHIÊNG.
Bát-nhã chẳng đưa người tội ác,
Thuyền-từ nào rước lại Tây-Thiên.
Trần-gian đầy-dẫy người làm dối,
Ðạo cả nào trông đến cảnh thiền.
Ðoái thấy người đời lòng bắt chán,
Dương-trần lầm lạc đáng ưu-phiền.
*
* *
Muốn đặng về Thần với Thánh-Tiên,
Kỹ xem cõi thế thấy kia liền.
Cư trần bất nhiễm là người Thánh,
Lẫn tục đừng mê chứng bực hiền.
Phú quí tạo đời thêm mệt xác,
Tham danh phế đạo chí đâu yên.
Sao bằng cưả Phật vui thanh-tịnh,
Lánh cõi trần mê giải nghiệp duyên.
*
* *
Tiếc vì không đức,tiếc chi tiền,
Phật Thánh xưa kia sách vẫn biên.
Bác-ái xả thân tầm đạo chánh,
Ðộ người lao khổ dạ không phiền.
Mình vàng Thái-Tử ngôi còn bỏ,
Vóc ngọc Ðông-Cung tước phế liền.
Xem đó hỡi người mau lập chí,
Tu hành khá nhớ giữ cho nguyên.
*
* *
Muốn đặng thành Thần với Phật Tiên,
Rán tu ân đức chớ tu tiền.
Lợi danh chớp nháng như luồng gió,
Thấy đó rồi đâu bỗng mất liền.
Sớm thức tỉnh tâm tầm đạo chính,
Sau nầy về Phật với ngôi Tiên.
Lập thân giúp thế nên công-quả,
Muôn kiếp danh hiền sách vẫn biên.”
HH…năm Kỷ-Mão 1939
(Năm 1939, ÐHGC chỉ 19 tuổi)
Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni PHẬT . Viết hoặc luận bàn về tôn giáo là VÔ CÙNG. Xin có lời trân trọng gửi đến tác giả Thiên Đức lời cảm tạ về bài viết “Phật ngọc” chỉ là sản phẩm xuyên tạc Đức Phật Thích Ca? được Đàn Chim Việt cho đăng. Thế giới hiện nay là một thị trường bát nháo hỗn loạn nhất về mặt thương mại kiếm tiền với đủ mọi mánh khóe thủ đoạn lừa bịp người mua các sản phẩm do cá nhân hoặc tập đoàn ra chiêu.Cái chết người của tất cả là không ai dám vỗ ngực bảo rằng mình biết mọi sản phẩm thiệt giả cùng nhiều chiêu thức vô cùng siêu bịp do cá nhân hoặc tập đoàn “sáng tạo” ra.Nếu không đọc danchimviet hôm nay và cũng nếu không có một Thiên Đức viết những giải thích vấn đề Phật Ngọc thì chắc chắn cá nhân tôi cũng sẽ mù tịt về sự kiện như trên.Phật tại Tâm,nhưng nếu mọi người trong chúng ta không có được sự hướng dẫn một cách thiện tâm và thông thái ,e rằng chúng ta sẽ hiểu lơ mơ về Phật,rất nguy hiểm trong việc tu tập . Một đệ tử vào hàng cao cấp của ĐỨC PHẬT là ngài CA CHIÊN DIÊN đã dạy chúng sinh một câu trong việc tu tập để truyền bá tư tưởng đạo Phật như sau:THEO TA THỜ PHỤNG TA MÀ KHÔNG HIỂU TA LÀ HỦY BÁNG TA .-Kính thư,Đạo Nhân
Mấy thầy nghiên cứu quá tỷ mỷ, nếu mấy thầy dùng bộ óc để nghiên cứu khoa học, phát minh thì xã hội có lợi biết mấy. Tượng phật, ông mập ông ốm, ông có eo, ông không có eo. Ai có biết ông phật người ấn ra sao dâu mà ông đòi phải thế này phải ngồi thế kia? Rãnh quá lại nghĩ tầm phào.
Rứa còn các ”cha” nghiênkíu ”thầnhọc” là nghiênkíu cái giống gì? Thần đã ko có thì lấy gì mà
nói lungtung, có íchlợi gì cho ai ko? Sao bạn ko chửi cho họ một trận để họ biết là họ đã ngăn
cản bước tiến của nhânloại đến cả hàng ngàn năm đấy!!!
Tôi phải nói ở Thái lan, sư nhiều vô kể, không biết bao nhiêu tiền cho việc cúng chùa. Đi chùa, mua cái miếng giấy vàng dán lên tượng thật phí.
Các cô gái điếm Thái cúng rất là hậu.
Thien Duc noi dung Phat ngoc ,that ra Ong Gian thuong ngoi Uc nay bia ra chuyen ong Lac ma nao do Thien dinh thay khoi ngoc ,roi Bao ong Ta mua de tac tuong ,Nhin Tuong Phat ngoc sao toi thay giong Tuong Dan ba eo thon Vu no lai de vai tran ngoi tu the nay khg phai la Thien dinh ,Toi khong Tin Vao Paht ngoc nay vi day chi la Tac pham dung de kinh doanh ma thoi.Noi Chua VN la noi den quyen tien Ben Uc nay may Ong Thay cung khg tranh khoi ,Chinh Phat tu chung ta da lam May Thay suy doi ,nhu ong Thich Phuoc Hue o Uc nay Gia roi ma con Dam duc ,That la Chan chuong ./
THỜI MẠT PHÁP
(Cảm ơn bạn Hailua đã nói lên mấy lời mà chúng tôi muốn nói,…)
** Cầu: Giới – Định – Huệ, Diệt : Tham – sân – Si, …
** Duy Tuệ thị Nghiệp,…
** Nào là Ngũ Giới, Lục Hòa, Bát Chánh Đạo,…v.v…
Đáng buồn thay, tất cả chỉ thấy, gặp nơi Kinh Sách,…
còn nhãn tiền chỉ toàn là CÚNG DƯỜNG !!! ???
Rồi, PHÁP MÔN CÚNG DƯỜNG đã được sáng tạo
trong khoảng vài thập niên trở lại đây,…
Đúng là THỜI MẠT PHÁP !
Xin gởi đến bút hiệu Thiên Đức. Hình như bạn là người công giáo, tin lành. Nếu đúng thế thì khỏi bàn. Vì lời lẽ của bạn không giống như một phật tử nói. Còn bạn là không tôn giáo thì khỏi bàn. Vì tuổi trẻ, giác ngộ có Tổng biên tập là vô thần. Phật tại tâm chứ Phật gì ở tượng ngọc hay đá, gỗ xi măng. Lạy phật chỉ mới thấy đạo còn chứng đạo mới là người có đạo. Nên giữ ba nghiệp ” Thân Khẩu Ý” đã đã mang nặng khẩu nghiệp rồi đó.
Thomas
Mỗi người đều có tự do tín ngưỡng, các đạo giáo chính nghĩa hầu như đều dạy con người ta cách làm người cách sống. Cho nên trong đi chùa hay đi nhà thờ đều do tâm ta cư xử. Nếu làm làm nhiều điều xấu mà còn đi chùa đi nhà thờ rồi lặp đi lặp lại thì cũng như không đi đến những nơi nó lễ bái, còn không đi chùa đi nhà thờ mà làm được nhiều điều lợi lạc cho nhiều người thì cũng như đi chùa đi nhà thờ. Còn vào chùa thầy xin tiền thì không có chuyện đó hoặc giả không phải thầy, hoặc không phải người tu. Mọi sự tùy tâm, trong lòng hướng thiện thì làm gì cũng đúng dù ngoại cảnh có giả tạo. Những ai buôn thần bán thánh, xuyên tạc chân lý đều là bị vô minh không đáng trách. Những bức tượng được rao bán dù là giá bao nhiêu cũng không quan trọng người bán chỉ nghĩ gí trị của vật chất và công sức của họ, nếu bạn không nhận định đúng cũng dễ nghĩ sai mục đích chân lý của bạn. Vạn sự do tâm, tất cả thế gian đều vô thường giả tạm thì áy náy làm gì. Cuối cùng ta sẽ được gì?
Tôi theo đạo phật, nhưng tôi không đi chùa và con cái tôi không bao giờ đi chùa, vì mỗi lần đi chùa là mỗi lần bị thầy xin tiền, còn đi xem phật ngọc thì phật ngọc có cầu chứng, phải bỏ tiền mua…gia đình tôi không hiểu vì sao chùa nào, phật nào cũng xin tiền ? ngày xưa mình đi Thỉnh phật về, và phúng điếu cho chùa, mỗi lần phúng điếu nhiều khi cho cả một xe hàng gạo cho chùa. Ngày nay, tôi phải đi mua phật, phật có giá 120 đô, phât này có cầu chứng tại toà, phật này là phật ngọc thiệt…tất cả phât khác đều là phật giả, không nên mua. Ai mà bắt chước làm tương phât giống như thế sẽ bị đưa ra tòa và bị phạt vì “tượng phật này có cầu chứng”.
Phật ngọc này giá 120 đô, mại dô, mại dô, ai mua nhiều sẽ được hên, được phật độ hộ. Người nào không có 120 đô sẽ không hên, sẽ không được phật độ hộ ? tu mau tu mau, đồng bào ơi
Bạn theo Phật mà bạn viết cái chữ Phật còn sai bét thì không nên đem ra khoe làm gì
Nếu bạn không thích cách xin tiền cuả Chuà thì cũng không nên lên giọng tố cáo như vậy vì trên đời này tôn giáo hay chính trị chổ nào mà không xin tiền
Thỉnh Phật về thì tốt nhưng cái tâm bạn tính từng đồng từng cắc mắc rẻ cũng than phiền nhiều wá thì theo Tin lành cho suớng
Thôi đi cha nội,đời trần tục ai chẳng tham sống, tham tiền, tham danh, tham sắc ? người tu hành đem tiền bạc ra làm căn bản, còn gì là tu hành ?
Cảm ơn ông bạn đã chỉnh chữ phật dùm, phật tại tâm, “một chữ cũng là thầy”, thôi thì đệ tử tôn Daniel lên làm thầy nhé. Nhưng thầy cho đệ tử viết chữ “phật” nhỏ nhé. “phật tại tâm, phật chính là ta, ta là phật,phật cũng là ta, không lẻ ta lại thờ ta ” chính vì thế chữ phật nhỏ là thế.
Ông Binh(xậpxám) ơi, ông nói ko đi chùa vì sợ bị xin tiền, nhưng mà tui thì nghe những người ”dân chuá” họ hay nói là, ai đi nhà thờ mà ko dâng
tiền, hay bỏ tiền vào giỏ là ”đi lễ chùa!” đó, cũng nghĩa là đi chùa thì ai muốn cúng hay ko, hoặc cho nhiều hay ít thì tùy ý mình, nhà chùa hay nói là ”tùy hỷ”, ko bắt buộc! Rõràng ai cũng biết là cái gì ”chùa” cũng là
cho ko kia mà, ngườita xin là tạo điềukiện để cho bạn làm phước, bốthí, cho ra, để mà bớt đi cái tánh íchkỷ, bỏn xẻn và thamlam đó bạn ạ! Nó vẫn còn hơn là dùng kwyềnlực gọi là phéptắc toànnăng của ”Gót” để đedọa mà cướp giựt của ngườita chứ???!!!
Chuyện cũa Phật Giáo , khi không kéo tôn giáo khác vào để làm gì vậy cha nội . Không lẻ vì một Phật Ngọc mà vô cớ muốn gây chiến tranh tôn giáo hay sao . Người ta không đụng chạm tới mình sao vô cớ đem người ta vào cái nhiều chuyện cũa chính mình . Phải chăng đó là hành vi cũa những người theo Phật . Trước khi công kích kẻ khác , hãy mua một cái gương để nhìn cho rõ cái mặt cũa mình .
Anh Bawa oi,
Phật tử thì bố thí , còn thầy thì nhận bố thí, tiền bố thì thì vào thầy vào những ngôi chùa đồ sộ.
Có những chuyện đời lạ lùng, như ở canada, người việt trồng cỏ, họ kiếm tiền bạc triệu, họ mua những ngôi nhà đô sộ, hàng triệu đô la, họ cho rằng “trồng cần sa không phải là giết người,nên không có tội”. Nhưng thực ra lương tâm họ cắn rức, thế thì họ bài ra một chiêu, nếu mình trồng cần nhiều, tránh bị cảnh sát bắt, và không bị tội lỗi, thì nên đi cúng chùa, cúng chùa càng nhiếu thì có nhiêu may mắn và không mang tội…Thế rồi, họ đem tiền đế cúng cho thầy, người 5000 người 50000 đô. Ông thầy nhận tiền bây giờ giàu nứt đổ vách, Ông thầy này có hơn 10 triệu đô la, ông ta còn tính đầu tư mở hảng làm thực phẩm, làm xị dầu, làm bánh phở…
(Nếu có đụng chạm đến một số người, thành thật xin lổi, nhưng đó là sự thật. Sự thật nào cũng mất lòng.)