Lời than vãn của một phóng viên
Mấy hôm nay tôi đang phải tự nhìn lại, xem mình có đang khe khắt, đòi hỏi cao quá ở nền báo chí nước nhà không – trong khi tôi không hề ở cương vị lãnh đạo, quản lý, và do vậy chả có tí tư cách nào để nghiêm khắc đối với lực lượng chiến sĩ trên mặt trận văn hóa-tư tưởng cả.
Sau vài buổi suy nghĩ, đến hôm nay thì tôi chính thức thừa nhận: rõ ràng là nhiều người trong chúng ta, trong đó có tôi, đòi hỏi quá cao ở báo chí, và nhất là đang giữ một cái nhìn hết sức bi quan. Thật chẳng nên chút nào. Cái này nhà văn Nam Cao nói từ lâu rồi: “Vẫn giữ đôi mắt ấy để nhìn đời thì càng đi nhiều, càng quan sát lắm, người ta chỉ càng thêm chua chát và chán nản”.
Tất nhiên là điều gì cũng có lý do của nó. Vừa rồi tôi có may mắn được tham dự một hội nghị quốc tế rất lớn ở Việt Nam, với tư cách phóng viên. Phải nói là cứ mỗi lần sánh vai cùng các phóng viên nước ngoài, nhất là phương Tây, trong các sự kiện như thế này, là một lần mặc cảm tự ti trong tôi lại trỗi dậy bừng bừng.
Không tự ti làm sao được khi mà, các bạn cứ tưởng tượng, tại mỗi cuộc phỏng vấn (ở họp báo chính thức hay là “quây đánh úp” bên lề, ngoài hành lang, xó xỉnh nào đó), có một hiện tượng phổ biến thế này: Phóng viên Tây tranh thủ hỏi nhân vật tất cả những gì mà họ có thể hỏi được, từ tranh chấp lãnh thổ ở khu vực biển xyz, vấn đề lạm phát ở nước này, tới bầu cử ở nước kia, nhân quyền ở nước kia nữa, quan điểm của nước nọ về những chuyện như thế v.v., tóm lại là chúng tận dụng cơ hội để moi đủ thông tin từ nhân vật, “dùng như phá”. Trong khi ấy, phóng viên ta nói chung (vâng, “nói chung” thôi ạ, nghĩa là cũng có những ngoại lệ) thường ưa thích hỏi các câu như là: “Ông/ Bà đánh giá thế nào về vai trò chủ tịch ASEAN của Việt Nam trong năm qua?”. Có trường hợp, một học giả nước ngoài đang trả lời phỏng vấn về các vấn đề chính trị khu vực và thế giới, một phóng viên của ta chĩa micro vào hỏi: “What do you think of Vietnamese ladies?” (Ông nghĩ gì về phụ nữ Việt Nam?). Ông học giả tí nữa tụt huyết áp.
Một lần bí nhân vật quá, tôi đè phóng viên Tây ra hỏi:
- Ông đánh giá thế nào về vai trò chủ tịch ASEAN của Việt Nam trong năm qua?
Hắn nhìn tôi, khủng khỉnh:
- Đã bao giờ các bạn không thành công chưa?
Tôi phải điều chỉnh lại hắn ngay, không thể chấp nhận thái độ ấy và sự sai lệch về nhận thức ấy.
- Không phải thế. Chúng tôi có thất bại chứ. Nhưng thất bại luôn là tạm thời.
Hắn gật đầu:
- Đúng vậy. Và cuối cùng các bạn luôn chiến thắng.
Tôi bỏ qua cho hắn. Tuy nhiên tại các cuộc phỏng vấn, những câu hỏi kiểu “ông/ bà đánh giá thế nào về…/ nghĩ gì về…” vẫn luôn vang lên.
Tất nhiên là tôi muốn tìm kiếm những câu hỏi khác, hay hơn, thú vị hơn, đa dạng hơn, sâu sắc hơn, nhất là khi một nhân vật nổi tiếng trên chính trường thế giới đã có mặt tại Việt Nam: Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton. Chúng tôi thảy đều muốn tranh thủ cơ hội nhiều năm có một này để hỏi bà ngoại trưởng nhiều câu giá trị. Nhưng mà, nhưng mà, nhưng mà… đến đây mới kinh hoàng nhận thấy là… không hiểu người khác thế nào, chứ tôi chẳng biết hỏi bà cái gì cả.
Trước giờ họp báo, trong lòng hoang mang lo sợ, tôi thì thào trao đổi với một vài phóng viên khác và được biết là mọi người đều có chung tình trạng đó với tôi: chẳng biết hỏi Hillary cái gì. Mà kể ra cũng khó thật. Hàng trăm phóng viên đến từ hàng chục, hàng trăm cơ quan báo đài trong nước và nước ngoài, xúm xít cả vào một cuộc họp báo không đầy một giờ đồng hồ, hỏi thế nào được, hỏi gì mà hỏi.
Nhưng một thực tế đáng báo động, không thể chối cãi, là, khi chúng tôi ngồi tưởng tượng với nhau: “Giả sử cho mày được ngồi cùng với bà Hillary Clinton, một mình mày thôi, và một mình bà ấy, trong một căn phòng, khoảng hai tiếng đồng hồ, thích hỏi gì thì hỏi, báo đăng tuốt. Mày sẽ hỏi bà ấy những gì?”. Chúng tôi đều tịt mít.
Đã tưởng tượng thì tưởng tượng luôn thể. Khi nhà báo không biết hỏi gì thì hãy tìm đến những người mà nhà báo luôn phải dựa vào, những người mà vì họ, nhà báo phục vụ: độc giả. Tôi nói với các bạn rằng, nếu bí quá, trước khi vào phòng phỏng vấn, tôi sẽ ra đường gặp một vài khán giả để nhờ họ gợi ý.
Tôi nghĩ tôi sẽ ra ngoài đường, gặp một thanh niên, cái cậu tóc nhuộm vàng xuộm, vừa ngồi ở quán game online ấy. Khiếp, người đâu mà tay chân cứ gọi là nhoay nhoáy, mình đứng sau lưng cậu ta ngó vào màn hình mà hoa hết cả mắt. “Địt… địt…” – cậu vừa nhấn chuột, vừa nhấn mạnh tiếng ấy từ trong mũi. Chờ mãi cậu ta mới ra ngoài đường. Tôi sẽ vội vã chặn cậu lại, hỏi cậu quan tâm, muốn biết điều gì về Hillary Clinton, và tôi sẽ đặt câu hỏi với bà ấy, một lát nữa đây.
Cậu thanh niên hẳn là sẽ đứng đực, trợn mắt nhìn tôi hoa chân múa tay, giải thích đi giải thích lại. Rồi cậu bỏ đi sau hai từ cộc lốc:
- Đéo biết.
Hỏng. Cháy vở. Tôi lắc đầu, quyết định phải tìm người khác. Tôi sẽ ra đường, chờ một toán nhân viên đi ra từ một công sở lịch sự nào đó. Nhân viên văn phòng chắc hẳn là tao nhã hơn, hiểu biết hơn. À, đây, kia rồi, mau mau…
Một toán thanh nữ và phụ nữ xuất hiện trên hè phố. Tôi sẽ vội vã bám theo họ, làm thân với một chị có vẻ mặt hiền lành nhất trong số họ, năn nỉ, nhờ vả chị vận động cả nhóm giúp.
Chị ấy sẽ đỏ mặt lên, rồi bảo: “Thôi, chị chả biết hỏi gì đâu”.
“Thì chị cứ cố đi mà. Chị giúp em. Chị thích biết cái gì ở Hillary Clinton?”.
“Thì… bà ấy có xinh không?”
“Ơ… em không biết, em chưa gặp mà. Chắc cũng giống như trên ti-vi”.
“Hỏi xem bà ấy hay mặc đồ gì?” – một chị nói chen vào.
“Không, hỏi bà ấy nghĩ gì về tà áo dài Việt Nam ấy” – một chị khác, mạnh dạn hơn.
“Nhanh gọn nhất là hỏi xem một ngày của bà ấy như thế nào” – một chị khác nữa, đặt câu hỏi có vẻ báo chí nhất.
Ừ, kể cũng hay. Nhưng mà… chưa đủ. Hỏi thế thì dễ quá, các báo khác tranh cướp hết phần mất.
“Tiếp đi chị, nữa đi chị” – tôi năn nỉ.
Bây giờ chúng tôi đã có vẻ thân nhau hơn. Các chị gợi ý cho tôi hỏi thêm nhiều, ví dụ Hilary nghĩ gì về Việt Nam, về món phở Việt, ấn tượng đầu tiên của bà ấy khi đặt chân đến đây, v.v. Nhưng có vẻ vẫn thiêu thiếu, vẫn chưa đi đúng trọng tâm…
“Hay là hỏi xem một tuần bà ấy “làm nhau” với chồng mấy lần, há há há…” – các chị cười rú lên.
…..
Thế này thì dùng thế nào được. Tôi quyết định tìm tới nhà một học giả.
“Hỏi xem quan điểm của Mỹ về Trung Quốc. Hỏi xem Mỹ có định sử dụng Việt Nam để cân bằng quyền lực và ảnh hưởng ở Đông Nam Á, làm bàn đạp chống Trung Quốc không…”.
Chết. Chết dở. Tôi chắp tay lạy: “Bác, bác bình tĩnh. Bác xem thế nào chứ đặt câu hỏi thế thì bài cháu làm sao mà đăng được”.
“Kìa, thế sao mày bảo cứ hỏi thoải mái, thích hỏi gì thì hỏi, đăng tuốt?”.
À nhỉ, tôi quên. Đề bài ra điều kiện là “thích hỏi gì thì hỏi, đăng tuốt” mà. Quán tính của cuộc đời bị buộc dây khiến người ta dù được cởi trói rồi mà vẫn cảm thấy vương vướng… Tôi vừa đưa tay xoa cổ, vừa nói với bác: “Vâng, cháu quên mất. Bác cứ tiếp tục đi ạ”.
“Hỏi xem Mỹ nghĩ thế nào về chính sách tỷ giá, tài nguyên môi trường của Trung Quốc. Địa vị của Trung Quốc đã, đang và sẽ thay đổi như thế nào và ảnh hưởng ra sao tới Việt Nam? Mỹ dự đoán quan hệ Việt-Trung sẽ ra sao…”.
“Ấy, bác ơi” – tôi khổ sở – chúng ta đang nói về Mỹ cơ mà”.
“Thì đấy, hỏi về Mỹ thì đấy, những vấn đề liên quan tới Trung Quốc bây giờ là quan trọng nhất. Trung Quốc là một siêu cường đang nổi lên, đóng một vai trò ngày càng lớn trong khu vực và trên thế giới… blah blah blah….”.
Tôi ra về, chẳng thu được gì.
Đấy, các bạn, nhiều bạn cứ chê báo chí, cứ mắng phóng viên ngu dốt. Tôi chả dám cãi. Nhưng mà các bạn có khi nào thông cảm với bi kịch của chúng tôi không: Thật tình là bây giờ nếu có được tự do đặt câu hỏi và chọn đề tài để viết, chúng tôi cũng chả biết hỏi gì viết gì ấy chứ, và sau đó thì biết độc giả nào sẽ đọc?
“Ở lâu trong cái khổ, Mỵ quen khổ rồi”.
Nguồn: Bog Đoan Trang
———————————————————————-
Tất cả các cuộc phỏng vấn trong bài đều là giả tưởng. Entry không nhằm xúc phạm, ám chỉ bất kỳ độc giả nào.
Không có tự do báo chí thì làm sao có Thiên tài Hữu Ước cho nhân Zân Việt Lam?
Đọc Đoan Trang mới thấy tấm lòng hiếm có của một phóng viên trong nước.Trung thực và tự trọng .Có lẽ cô ta rất cô đơn trong thế giới lừa dối của làng báo chí cọng sãn Vn.Chúc Đoan Trang sống mạnh.
Thưa Tòa Soạn,
Phóng viên nào ở trong nước hiện nay, còn biết than vãn, thì còn là ký-giả… thật! Trong lúc hàng vạn phóng viên khác, của báo đảng, thật sự là ký… giả, chẳng những không hề than vãn, mà còn “hồ hởi” sống trong thế giới đỏ, nghèo nàn từ tư tưởng đến ngôn ngữ, chỉ toàn: “Nhạy cảm, bức xúc, hoành tráng!”… Xin cảm ơn Tòa Soạn về những thông tin cần thiết cho đất nước.
Sắc Không.
Nước Nga lại vừa có một vụ hành hung nhà báo vì những tiếng nói trung thực trong các bài viết của họ khi chống lại các vị quan tham. Tổng thống Nga đã lên tiếng bênh vực cho nhà báo và yêu cầu trừng trị kẻ thủ ác dù cho chúng nó ở bất cứ vị trí nào trong chính quyền hay ở đâu? Như vậy là cô Đoan Trang và các đồng nghiệp còn lương tâm ở VN có thêm một nguồn động lực? Hay là thêm một nỗi lo sợ nếu mình cũng trung thực và dũng cảm như nhà báo Nga kia? Tôi nghĩ đây là câu trả lời cho cô Đoan Trang về: “Những lời than vãn…”
Gửi cô phóng viên Đoan Trang! Tôi rất hiểu nỗi niềm có lương tâm nghề nghiệp của cô và một vài nhà báo còn tâm huyết ở VN ngày nay. Nhưng nếu chỉ than thở thì phỏng có ích gì? Lẽ ra các cô và các nhà báo khác hãy cùng bàn nhau phải viết bằng ngòi bút trung thực của mình về thực trạng nhức nhối của đất nước, dân tộc trong hoàn cảnh bi ai này.Giặc giã từ đâu ra? Từ trên bộ chính trị đảng cộng sản VN xuống.Giặc nội xâm đấy! Còn giặc ngoại xâm? Là bọn Tàu ô, Trung quốc đấy! Nếu cô và đồng nghiệp viết được càng nhiều bài về những sự trái ngang đó thì đó là câu trả lời cho sự “than vãn” mà cô vừa nêu ra. Hãy hành động cô ạ.Dẫu biết rằng cái giá của nó rất đắt. Bởi cô có thể mất việc, ngồi tù. Nhưng như thế chắc lòng cô sẽ thanh thản hơn nhiều. Và Tổ quốc Mẹ hiền VN sẽ ghi công cô và đồng nghiệp.Nhân dân sẽ không bao giờ quên cô phóng viên trẻ đẹp mà đầy dũng cảm có tên là: Đoan Trang!
Lời tâm sự của Đoan Trang là rất thật.Phản ánh đúng nỗi đau của một số nhà báo ít ỏi còn lương tâm ở VN khi tự do ngôn luận qua ngòi bút của mình bị Ban tuyên giáo Trung ương đảng cộng sản VN bẻ gãy.Lơ mơ thì vào tù, nhẹ thì mất việc ngồi chơi xơi nước. Điều dễ hiểu: VN làm gì có dân chủ dân sinh dân quyền mà so sánh với phóng viên các nước tiến bộ trên thế giới khác? VN là một chế độ cộng sản độc tài phát xít. Chuyên dùng nhà tù và công an làm con mắt cú vọ và cái gậy sắt soi mói đánh đập. Đến nỗi một đứa trẻ đang ngủ mơ giữa trưa hè cũng giật mình la toáng lên: ” “_Công an! Công an mẹ ơi!” Và cu cậu bật khóc inh ỏi, tè luôn cả ra giường.
tuyet !
Đề nghị thế này với cô Đoan Trang nhé, mai mốt có may được phõmg vấn các lãnh tụ nước ngoài, những câu hỏi sau nên được đặt ra, vừa lạ, vừa đúng đường lối của Đảng, ít nhiều TW cũng sẽ nhìn lại để đua cô lên Tổng biên tập không chừng. Đại khái:
- Ông (Bà) nghĩ gì về nền dân chủ đặc trưng của nước chúng tôi? Đảng chúng tôi luôn vì dân, vì nước. Tại sao thế giới tư bản của quí vị không lấy đấy để cho làm gương để dân, để nước các vị được nhờ?
- Bô xít đã được TW quyết định là hoàn toàn an toàn, về khả năng kinh tế thì trong 20 năm nữa sẽ có lời, chính sách Dảng nhìn xa và lo cho an toàn dân sinh đến như vậy, quí vị có có được tầm nhìn Vỹ Mô như thế không?
- (Nếu là:bà Hillary) Chủ tịch Triết chúng tôi có câu để đời thế này: “Nếu Cu ba thức (hehehe) thì Việt nam ngủ, lúc Cu ba ngủ (hay xìu) thì Việt Nam thức, cả hai nước thay nhau để canh giữ hòa bình thế giới”. Cường quốc quí vị, như Hoa Kỳ, như Tàu khựa có làm được điều này không, mà dám vỗ ngực, xưng tên như thế?
- (Vẫn là Hillary) Chủ tịch tỉnh Bắc Giang chúng tôi, ông Tô hố, hiếp dâm một loạt các nữ sinh vị thành niên, sự việc đổ bể, cho các em vào tù là xong chuyện. Ông Bill Clinton, chồng bà, cũng là chủ tịch mà chủ tịch nước Mỹ cơ, chỉ lỡ dại cho cô sinh viên tập sự ăn kem mà cả thế giới cười vào mặt nước Mỹ. Tại sao Hiến pháp và các nhà làm Luật nước bà không có 1 đạo luật để bảo vệ sĩ diện cho quốc gia mình? Bà có thấy xấu hổ vì hệ thống Luật pháp quá lỏng lẻo của nước bà, và tại sao quí vị dân cử nước bà không dám đồng loạt từ chức vì sự kiện nhục nhã này để làm gương cho thế giới, nếu bảo nước bà là một cường quốc? (Câu này hay, vừa phân hóa nước Mỹ, vừa để thế giới thấy được tính nghiêm minh của luật pháp Đảng ta)
Còn nhiều câu hay lắm, nếu cần nữa cô cho tôi biết, biết đâu nhờ việc này, tôi ở Mỹ, cô ở Vn lại có thể HÒA HỢP, HÒA GIẢI với nhau (hay là xích lại gần nhau cũng chẳng thiệt hại gì)? Mong tin cô.