WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Thưa ông Bộ trưởng

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên – Môi trường Phạm Khôi Nguyên

Đón ý bề trên để bộc lộ tấm lòng trung thành, các quan chức đương nhiệm số đông đều hăng hái và kiên trì bảo vệ “chủ trương lớn của đảng” trong dự án khai thác bô xít Tây Nguyên! Quan chức hăng hái nhất là Bộ trưởng Bộ Tài nguyên – Môi trường Phạm Khôi Nguyên! Hăng hái đến mức nói năng liều lĩnh bộc lộ hiểu biết nông cạn, kiến thức văn hóa xã hội trống hụt quá lớn! Ông Bộ trưởng đẹp trai, ăn ảnh, hùng dũng đứng giữa hội trườg Quốc hội tự tin khuyến dụ các đại biểu Quốc hội rằng:

- Tôi nói để các đại biểu yên tâm vì môi trường không thể nói chung chung mà phải có tiêu chuẩn, tiêu chí cụ thể. Ở đây, báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được thẩm định và phê duyệt với chất lượng cao nhất!

Người dân vốn nhẹ dạ và Quốc hội vốn sẵn lòng tin vào Chính phủ. Nếu môi trường sống của người dân, môi trường văn hóa xã hội của đất nước được đảm bảo với chất lượng cao nhất thì quả thực người dân Việt Nam quá diễm phúc là có một Chính phủ có trách nhiệm với dân cao như vậy, làm sao không yên tâm! Nhưng đánh giá tác động môi trường được thẩm định như thế nào? Và tiêu chuẩn, tiêu chí môi trường của Bộ trưởng Nguyên là gì? Xin hãy nghe Bộ trưởng Nguyên giải thích:

- Về lo lắng có phá rừng Tây Nguyên hay không? Báo cáo với Quốc hội, theo luật khoáng sản, tất cả chỗ nào là rừng đặc dụng, rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ, các khu di tích lịch sử, các khu văn hóa dân tộc dứt khoát không được cấp phép làm mỏ!

Ôi chao! Nói như vậy là ông Bộ trưởng trông coi tài nguyên – môi trường của đất nước đã cho rằng rừng Tây Nguyên không phải rừng đầu nguồn, không có văn hóa dân tộc nên cứ việc phá rừng khai thác bô xít!

Thưa ông Bộ trưởng, trong thế đất tự nhiên, toàn bộ cao nguyên phía tây khúc ruột miền Trung đất nước vẫn quen gọi là Tây Nguyên đã trở thành nóc nhà của cả bán đảo Đông Dương. Vì thế rừng Tây Nguyên không phải chỉ là rừng đầu nguồn của những dòng sông chảy về phía đông đổ ra biển Thái Bình Dương mà rừng Tây Nguyên còn là rừng đầu nguồn của những dòng sông chảy về phía tây đổ vào sông lớn Mê Kông! Những dòng sông từ Tây Nguyên chảy về phía đông là sự sống, là màu xanh của cả dải đất miền Trung sỏi đá khắc nghiệt. Dòng sông Mê Kông cuồn cuộn phù sa màu mỡ tạo nên sự giàu có của vựa lúa Nam Bộ.

Tây Nguyên là rừng đầu nguồn của cả nửa phía Nam bán đảo Đông Dương, là đầu nguồn nước sinh sống của hơn bốn mươi triệu dân Việt Nam sống trên dải đất trải dài từ Trung Bộ tới Nam Bộ! Sáu tháng mùa mưa, một lượng lớn nước mưa được rễ cây rừng dẫn vào trong lòng đất Tây Nguyên để không có những trận lũ dữ, lũ quét cuốn trôi, quét sach nhà cửa, đất đai, hoa màu, cuốn trôi cả sinh mạng con người dưới đồng bằng Trung Bộ và Đông Nam Bộ. Sáu tháng mùa khô hanh hao, nước trữ trong đất rừng Tây Nguyên lại là mạch nguồn vô tận tạo nên dòng chảy mát lành, hiền hòa và bền bỉ của những dòng sông miền Trung qua suốt mùa khô cháy khát. Nay để khai thác bô xít, cả dải rừng Tây Nguyên, hàng trăm ngàn hecta rừng đại ngàn, hàng trăm ngàn hecta vườn cây cao su, cà phê phải chặt phá, san ủi! Không còn rừng giữ nước, mưa nguồn ở Tây Nguyên thành lũ dữ sầm sập đổ xuống đồng bằng miền Trung! Những trận lũ ào ạt lút cả làng, lút cả phố ở Ninh Thuận, Phú Yên, Khánh Hòa, Bình Định, Quảng Ngãi của mùa lũ năm nay là do rừng đầu nguồn Tây Nguyên bị cướp rừng phá trộm suốt mấy chục năm nay và bị các dự án rầm rộ, quyết liệt triệt hạ rừng làm thủy điện, triệt hạ rừng khai thác bô xít theo giấy cấp phép của Bộ Tài nguyên – Môi trường đấy, thưa ông Bộ trưởng!

“Tất cả chỗ nào là rừng đặc dụng, rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ, các khu di tích lịch sử, các khu văn hóa dân tộc, dứt khoát không được cấp phép làm mỏ”. Hàng trăm ngàn hecta rừng đại ngàn Tây Nguyên bị đốn hạ để khai thác bô xít là không có văn hóa dân tộc sao, thưa ông Bộ trưởng?

Nông cạn về môi trường tự nhiên, ông Bộ trưởng càng thiếu hụt hiểu biết về môi trường văn hóa xã hội! Người dân sống với sóng gió bão tố biển khơi hết thế hệ này sang thế hệ khác mới tạo ra được kho tàng văn hóa dân gian mang hồn biển cả. Chiều chiều sóng dậy biển đông / Thương gái có chồng đi lính Hoàng Sa (Ca dao ở vùng ven biển Quảng Ngãi). Câu ca dao đó là một hạt ngọc lấp lánh trong kho tàng đồ sộ của văn hóa dân gian miệt biển. Hàng ngàn đời sống trong không gian nhà vườn, giữa vườn cây trái xum xuê, giữa chòm xóm ấm áp của đồng bằng mới có câu ca dao nói về mảnh vườn, về cây trái cũng tha thiết như nói về tình yêu lứa đôi: Trèo lên cây bưởi hái hoa / Bước xuống vườn cà hái nụ tầm xuân / Nụ tầm xuân nở ra xanh biếc / Em lấy chồng anh tiếc lắm thay (Ca dao ở đồng bằng Bắc Bộ). Nơi nào có rừng, có con người sống với rừng là có văn hóa dân gian rừng. Rừng Tây Nguyên là nơi sinh sống của hơn hai mươi dân tộc anh em trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam. Rừng Tây Nguyên cũng là chiếc nôi của nền văn hóa dân gian đặc sắc mang hồn rừng Tây Nguyên làm nên bản sắc độc đáo của văn hóa dân gian Việt Nam.

Văn hóa dân gian là tiếng nói yêu thương của con người với thiên nhiên, đó là tình cảm yêu nước! Văn hóa dân gian là tiếng nói yêu thương của con người với con người, đó là tình cảm thương nòi! Tiếng nói yêu thương ấy ở vùng núi cao Việt Bắc, Tây Bắc có âm hưởng lảnh lói, cao vút của những đỉnh núi chót vót chon von, có giai điệu quấn quýt của những dải mây quần tụ trên đỉnh núi: Đầu trời có sao chiều sao sớm / Đầu núi kia chỉ có hai người yêu nhau (Dân ca H’Mông, Tây Bắc). Tiếng nói yêu thương của văn hóa dân gian núi rừng Tây Nguyên có âm hưởng thì thầm của mạch nước ngầm chảy trong thăm thẳm: Dậy đi Lim ơi / Trăng đứng trên ngọn núi rồi / Dậy đi mà giã bắp / Dậy đi nghe anh hát lời thương em (Dân ca Gia Rai, Gia Lai). Thần linh hóa những ước nguyện, những mong mỏi của con người là điều rất thường thấy trong văn hóa dân gian Tây Nguyên: Thần Ay Tao Kla / Thần Hbia Klu / Thần Ay du, Ay Diê / Thần Đi Y, Pothiê, Mjeh Enga / Cho các giống lúa / Vợ thần đến thì mang lúa đầy gùi / Chồng thần đến thì mang đầy giỏ / Các thần bỏ vào nương rẫy chúng tôi thật nhiều / Xin các thần cho nương rẫy mọc nhiều ớt, rau, bầu, bí (Lời khấn lễ vào mùa làm rẫy của người Ê Đê, Lâm Đồng). Những lời khấn, lời khan, những câu ca dao, dân ca lấp lánh hồn người, ấm áp tình yêu cuộc sống là những giọt vàng ròng trong kho tàng văn hóa dân gian Tây Nguyên. Những cánh rừng đại ngàn là linh hồn của những lời ca ấy và ngôi nhà rông tâm linh như ngôi đình ở đồng bằng là nơi lưu giữ và chuyển tiếp cho mai sau những lời ca ấy.

Nay rừng Tây Nguyên bị triệt hạ tan hoang để khai thác bô xít! Rừng không còn! Mái nhà rông không còn! Tiếng hát của những trái tim đang yêu gọi nhau không còn nữa! Những thần linh của rừng, Thần Ay Tao Kla, Thần Hbia Klu… cũng không còn nữa! Người Ê Đê, Ba Na, M’ Nông, Gia Rai… phải rời ngôi nhà sàn dựng bằng gỗ và lá rừng, rời xa tán rừng thâm nghiêm và linh thiêng, rời xa con suối đêm ngày rì rầm như lời tâm tình của rừng của núi để đến sống trong khu tái định cư với những dãy nhà mái tôn chơ vơ giữa bãi trống! Những máy san, máy ủi của những công trường khai thác bô xít Tây Nguyên đã đào tận gốc, trốc tận rễ cây rừng Tây Nguyên cũng đã đào tận gốc, trốc tận rễ văn hóa dân gian mang hồn rừng Tây Nguyên!

Một ngàn năm xâm lược, cai trị nước ta, nhà nước phương Bắc khổng lồ quyết liệt thực hiện chính sách đồng hóa, đốt sách, phá văn bia, giết hiền tài nước ta, bắt đàn bà, con gái nước ta làm thê thiếp, bắt dân ta theo tập tục phương Bắc nhưng dân ta vẫn không bị đồng hóa với phương Bắc vì dân ta vẫn còn kết cấu buôn làng và hạt nhân của kết cấu buôn làng là văn hóa dân gian Việt Nam. Những hạt ngọc văn hóa dân gian Việt Nam được gìn giữ trong buôn làng cùng với dân tộc Việt Nam qua mọi biến thiên khắc nghiệt của lịch sử còn lại đến hôm nay! Dường như người phương Bắc đã rút ra được bài học lịch sử đó! Nay họ đến bắt đầu từ việc phá tan kết cấu buôn làng Tây Nguyên, triệt tận gốc rễ văn hóa dân gian Tây Nguyên đấy, thưa ông Bộ trưởng!

Thấy sự hăng hái quyết liệt khai thác bô xít của ông Bộ trưởng để phá bằng được rừng Tây Nguyên buộc tôi phải nhớ đến sự quyết liệt đồng hóa dân ta của nhà nước phương Bắc khổng lồ suốt một ngàn năm đô hộ nước ta! Có phải ngàn năm trước họ làm chưa được nay họ đã học được bài học của lịch sử nên quyết làm cho được?

Nguồn: Bauxite

1 Phản hồi cho “Thưa ông Bộ trưởng”

  1. Trung hoàng says:

    Ðảng phủ đảng non dời biển lấn,
    Sao đè sao phục ẩn KỲ BINH.
    Tây Nguyên Bô-Xít trá hình,
    Ngoại công nội ứng thình lình khó đương.

    Ô hồ !!! Nội tặc dọn đường !!!

Leave a Reply to Trung hoàng