WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Phụ nữ Việt khắp nơi cùng đón Tết

Gánh hàng rong bên cạnh poster mừng Xuân 2011 ở Hà Nội ôm 25/1/2011. Ảnh: AFP

Người Việt Nam ở khắp nơi dù trong nước hay nước ngoài cũng đều đang bận rộn chuẩn bị đón Tết dù cho không khí Tết ở các vùng có khác nhau.

Nhân dịp này, tạp chí phụ nữ trò chuyện với một số chị em phụ nữ ở các châu lục khác nhau về những suy nghĩ của họ nhân dịp Tết về.
Thiếu không khí Tết

Tết là dịp để các bà nội trợ trổ tài bếp núc, là dịp để các gia đình Việt Nam quây quần bên mâm cỗ Tết. Mâm cỗ Tết và những hoạt động Tết với sự đóng góp không nhỏ của các chị em phụ nữ đang giúp duy trì nét đẹp văn hóa truyền thống của người Việt ở các phương trời xa.

Chị Lan, một phụ nữ Việt tại Calgary, Canada cho biết chị sống cùng với gia đình người cô. Trong nhà chỉ có 3 người lớn nhưng mỗi dịp Tết về, vào ngày 30 Tết con cái trong nhà lại quây quần về quanh mâm cơm tất niên. Năm nào chị cũng cố gắng nấu các món ăn truyền thống Việt để lũ trẻ trong nhà được ăn đồ ăn Việt, để có thể hiểu thêm về văn hóa Việt.

Tuy nhiên, vì phần lớn dâu rể trong nhà là người nước ngoài, bọn trẻ cũng sinh ra và lớn lên ở nước ngoài nên không phải món ăn Tết nào cũng được đón nhận như nhau. Chị nói:

“Chỉ có tối 30 thì cúng giao thừa. Còn mùng 1 thì không làm cơm như ở nhà mình mà chỉ thắp hương, đồ từ giao thừa thì lại ăn. Thế là hết Tết. Các nhà mời ai đến thì đến. Còn con của cô chị thì bọn con chỉ thích ăn nem thôi, còn chồng chúng nó toàn tây mà tây cũng chỉ biết ăn nem thôi chứ còn măng miến đâu có biết ăn.”

Chị Lan nói chị cũng làm nem, nấu xôi nấu chè, nấu nồi canh măng thế nhưng ở bên này chị không thể nấu măng với móng giò như ở Việt Nam vì người bên này sợ cholesterol. Nồi măng Tết mà chị nấu vì vậy cũng không có vị béo ngậy như thường thấy ở quê nhà.

Tết Tân Mão năm nay chắc chị sẽ nấu bớt đồ ăn đi, rút kinh nghiệm mọi năm phải đổ thức ăn đi vì chả có ai ăn mấy.

Sang Calgary định cư đã được hai năm, chị Lan thấy cái Tết ở quê người khác xa so với Việt Nam. Chị nói:

“Tết ở đây chỉ là Tết của người Hoa và người Việt thôi. Ở đây người ta ăn Tết tây là chính còn Tết người Việt thì chỉ có người Việt mình tụ vào ăn với nhau, tất nhiên là không vui rồi. Mình chỉ có đi vào chợ Việt Nam hoặc Trung quốc thì mình mới thấy không khí Tết vì nó cũng có hoa có quất, rồi bánh chưng, còn ra khỏi chợ về đến nhà coi như bình thường.”

Năm nay chị Lan cho biết chị cũng sẽ đón giao thừa giống như hai cái Tết trước. Vì cả chồng con và chị em vẫn còn ở trong nước nên cứ mỗi dịp giao thừa ở Việt Nam chị lại lên mạng nói chuyện với mọi người cho nguôi ngoai nỗi nhớ:

“Nói chung khi giao thừa ở Việt Nam thì chị cũng lên internet, ở nhà mọi người cũng lên internet. Nói chung cũng bình thường, hai bên cũng nhìn thấy nhau. Ở nhà chúng nó đi xem bắn pháo hoa về thì chúng nó lên mạng, bên này mình online. Nói chung là cũng không buồn lắm.”

Tại vùng Calgary, cộng đồng người Việt cũng thường tổ chức tiệc tất niên hàng năm. Mỗi người vào ăn thường đóng 40 đô la Canada. Chị Lan nói vào tiệc thì cũng vui, nhưng chưa năm nào chị có thể tham gia vì còn bận đi làm. Chị cũng không có ý định dự tiệc năm nay.

“Tết thì người Việt tụ lại với nhau. Hội người Việt họ tổ chức với nhau, họ bán vé. Ở đấy có bánh chưng, họ cũng mở tiệc nhưng mà 40 đô la một vé. Chắc hôm đấy chị phải đi làm chứ không mua. Chưa năm nào chị đi. Chị phải đi làm vì Tết của mình chứ có phải Tết của người ta đâu. Với lại không có người thay chân của mình nên nghỉ thì cũng ngại nên cũng đi làm.”

Còn tại Virgnia, Hoa Kỳ, chị Hồng một phụ nữ đã định cư tại đây hơn 20 năm thì cho biết, chị vẫn chuẩn bị các món ăn ngày Tết như mọi gia đình Việt Nam khác để hai con chị biết thế nào là Tết. Nhưng chị không làm Tết to như ngày lễ Noel của Mỹ. Chị nói vào dịp lễ Noel, chị nấu đồ ăn Việt như lẩu, chả giò chả khác gì Tết cả. Thêm vào đó, Tết thì mọi người vẫn đi làm, còn ngày lễ Noel thì ai cũng được nghỉ.

Chị Hồng nói “Ở đây Tết Việt Nam mình vẫn đi làm, còn của Mỹ thì Thanksgiving và Christmas thì được nghỉ hai ngày đó thì mình cũng tưởng tượng như Tết vậy. Chị ăn Christmas to hơn, tại vì mình được ăn những món Việt Nam.”
Chị nói những đứa con chị vốn sinh ra và lớn lên tại Mỹ nên cũng thích ngày lễ Noel hơn ngày Tết.

Trong suốt hơn 20 năm tại Mỹ, chị và gia đình cũng chưa bao giờ về quê nhà ăn Tết vì lý do ai cũng bận đi học, đi làm: “Chị chưa về Tết lần nào hết. Gia đình bên đây hết rồi với lại con cái đi học, nếu về mùa Tết thì con cái không đi học được.”
 

Nỗi nhớ nhà

Đó là ở Bắc Mỹ, còn tại châu Âu, nơi cộng đồng người Việt cũng khá đông, chị em phụ nữ nơi đây suy nghĩ ra sao mỗi độ Tết về? Chị Mạc Việt Hồng, sinh sống ở Vacsava, Ba Lan gần 20 năm nay nhớ lại cái Tết đầu tiên mà chị xa nhà như sau:

“Cái Tết năm đầu tiên tôi ở chung với mấy người bạn, tôi là người khóc nức nở, mấy người bạn phải xúm xít vào dỗ. Một cô bạn dỗ không được cũng khóc theo, vì lúc bấy giờ tôi mới xa nhà khoảng 2-3 tháng thôi, vì tôi đi trước Tết mà.

Cảm giác lúc đó là rất nhớ nhà, mà người Việt hồi đó ở bên này ít lắm, chỉ vài trăm người nên chưa hình thành cộng đồng nên đồ ăn mình chưa mua được, nên phải nói là chưa có một chút hương vị gì của Tết cả, lúc bấy giờ mình chưa có mua được bánh chưng, thậm chí một chai nước mắm hay một đồ ăn gì của Việt Nam cả.

Lúc đó mình thiếu vắng hương vị Tết cả về mặt vật chất lẫn tinh thần, rất lớn. Tôi rất nhớ gia đình. Tết đầu tiên theo tôi nhớ là tôi đã khóc còn lần sau thì một phần là mình cũng quen, một phần nữa có thể là lâu thì nỗi nhớ cũng vơi bớt đi.”

Những năm sau đó, nỗi nhớ nhà, nhớ không khí Tết của chị cũng dần vơi bớt một phần do thích nghi với môi trường mới, một phần do cộng đồng người Việt tại đây cũng đông hơn. Chị nói cái Tết bây giờ ở Ba Lan đã khác lắm rồi. Chị nói:

“Nó rất khác. Cái khác thứ nhất là nó hình thành cộng đồng người Việt. Như tôi đã nói là tôi sang đây năm 1991 thì lúc bấy giờ theo tôi nghĩ hình như cũng có báo chí ghi lại thì chỉ có 400 hay 500 người Việt và sống rải rác khắp Ba Lan.

Còn bây giờ thì đã hình thành cộng đồng người Việt lớn mạnh khoảng vài chục nghìn người và có thể nói họ bê nguyên cả Việt Nam sang bên này, trong nước có cái gì thì bên này cũng có cái đó, không thiếu cái gì cả. Có những thứ mà họ không bê được từ Việt Nam sang thì họ tự sản xuất bên này.”
 

Duy trì văn hóa Việt

Tết năm nào chị Hồng cũng nấu các món ăn Việt. Nhưng cũng giống như rất nhiều gia đình Việt tại nước ngòai khác, con cái chị do sinh ra và lớn lên ở Ba Lan nên cũng không thích đồ ăn Việt lắm mặc dù bữa tiệc giao thừa được chị Hồng làm rất chu đáo và co thể coi là thịnh soạn nhất trong năm:

“Thông thường gia đình tôi thường tổ chức Tết theo cách thế này: Vào buổi tối giao thừa, tôi nấu một bữa ăn cũng tương đối đầy đủ hương vị Tết như ở Việt Nam, món ăn nó cũng giống như ở Việt Nam. Ví dụ tôi mua giò chả, bánh chưng, tôi cũng nấu miến, xào bóng, nấu thịt đông, cũng tương đối đầy đủ, thậm chí tôi mua cả dưa hành nữa.

Nhưng thường chỉ có bữa đó là thịnh soạn nhất thôi, bên này nói thực là các con tôi không hào hứng lắm với các món ăn Việt Nam. Mình nấu trước là để thắp hương, sau nữa là để ăn những món hàng ngày mình không có điều kiện thời gian nấu nướng. Mình thể hiện những cái đó trong dịp Tết thì ít nhiều nó cũng mang lại không khí gia đình. Thông thường thì chúng tôi cũng mời thêm khách khứa trong những ngày Tết.”

Để trang trí nhà ngày Tết, chị Hồng cũng có cành đào cắm trong lọ giống như ở Việt Nam vậy. Nhưng cành đào của chị rất đặc biệt, không phải đào thật từ Việt Nam vì đào thật thì rất đắt. Chị giải thích:
“Hoa đào thật thì cũng có nhưng rất đắt. Ví dụ nhà tôi thì tôi có cách tự làm cành hoa đào của mình. Bên này có những hoa táo dại màu hồng hồng, gần nhà tôi tôi đã ngắm sẵn có một cành rất đẹp, nó giống hoa đào và nó rất to, cứ mỗi năm tôi cắt một cành.

Khoảng 3 tuần trước Tết tôi về tôi cắm nó vào lọ hoa, bình nước, khoảng đến Tết là nó nở ra, thì nó trông cũng 70 đến 80% giống hoa đào Việt Nam và tôi cũng phổ biến cách cắt đó cho một số người bạn của mình và họ cũng làm theo như vậy.”

Chị Lan, chị Hồng ở Bắc Mỹ, chị Mạc Việt Hồng ở Ba Lan. Mỗi người một hoàn cảnh khác nhau nhưng mong ước trong dịp đầu năm mới đều có điểm chung là bản thân và gia đình ai cũng mạnh khỏe. Chị Mạc Việt Hồng nói mong ước của mình nhân dịp năm mới thế này:

“Mong ước của tôi Tết nào cũng vậy, bao giờ cũng là sức khỏe cho con cái, bản thân và những người thân của mình.”

Còn chị Lan thì còn có thêm một mong ước nữa đó là sớm được đòan tụ với gia đình. Chị nói:

“Mong muốn là nhanh nhanh mang được chồng con sang thôi chứ không có hết hợp đồng mà ở kiểu này mãi cũng chán.”

Những người phụ nữ Việt Nam với những điều ước giản dị trong dịp Tết về. Họ không mơ ước nhiều cho bản thân mà lúc nào cũng lo lắng cho gia đình và người thân. Nếu không có họ, chắc những cái Tết xa xứ của người Việt mình sẽ khó có thể được duy trì như ngày hôm nay.
 

Nguồn: Việt Hà, phóng viên RFA

3 Phản hồi cho “Phụ nữ Việt khắp nơi cùng đón Tết”

  1. Lễ Thượng Kỳ đầu năm 2011 tại Olympia
    Trần Thiên tường trình.

    Như thông lệ hàng năm, Trường Đại Học South Puget Sound Community College (SPSCC) tại Olympia, Thủ đô của Tiểu bang Washington, đã cho phép cộng đồng người Việt tị nạn cộng sản chúng ta thực hiện Lễ Thượng Kỳ đầu năm tại Kỳ Đài của nhà trường vào đúng ngày Mùng Một Tết Tân Mảo của Năm 2011. Buổi Lễ đã được thực hiện một cách đơn giản nhưng rất trang nghiêm với sự hiện diện của nhiều đồng bào người Việt tại địa phương, Ủy Ban Chống Cờ Việt Cộng, Hội Cao Niên Olympia và VPC và Ông Nguyễn Minh Đường, Chủ Tịch Hội Đồng Quản Trị CĐ/NVQG/TB/WA.

  2. lotxac says:

    ĐÓN XUÂN !
    Ai người vui cảnh XUÂN sang;
    Riêng ta; cảm thấy bẽ bàng với XUÂN.
    Nơi đất khách; tuổi đời lần lựa;
    Tuyết chưa tan… thiên hạ khổ nàn.
    Quê hương thăm thảm nghìn trùng
    Nước non nghiêng ngửa ! ai người THÂM GIAO !
    Tuổi đời càng chất ngút cao.
    Chỉ mong; Việt Cộng té nhào cho nhanh.

  3. 1/86 tr. con chim says:

    Để tránh nặng lòng nhớ tết quê hương thì hãy nên tìm hiểu phong tục tập quán đón tết tây của nước sở tại.
    Mỗi dân tộc họ có kiểu đón xuân riêng theo văn hóa của họ. Tìm hiểu kỹ họ cũng có lý của họ, cũng vui vẻ và ấm cúng ra phết!
    Riêng nhà tôi mỗi năm đón hai cái tết “tây và ta” rất tâm huyết và nhiệt tình với cả đôi. Tết nào cũng vui…như tết!
    Ghi chú: Món nem rán kiểu HN là “đắt hàng” nhất, ăn cùng với nộm xu hào-cà rốt rất hợp. (Pha nước trộn nộm hơi nhiều để chấm nem khỏi tranh nhau!)

Leave a Reply to 1/86 tr. con chim