WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Các nhà điều tra truy lùng Những kẻ Nặc danh hoạt động trên Internet

Một thành viên nhóm "Nặc danh" biểu tình ủng hộ nhà sáng lập WikiLeaks Julian Assange ở London đầu tháng này. Ảnh: spiegel.de

Bây giờ khi mà đợt sóng WikiLeaks đã rút xuống, cuộc chiến đấu cho tự do Internet đang đi vào một giai đoạn mới. Các nhà điều tra đang nhằm vào các nhà hoạt động thuộc nhóm Những kẻ nặc danh, một tổ chức lỏng lẻo đã phát động những cuộc tấn công vào những website đã ngăn cản WikiLeaks. Nhưng họ là ai? Và họ có thể bị kết tội gì?

Đấy là một buổi sáng mưa mùa đông tại nhà tù Belmarsh ở London có canh gác nghiêm nhặt. Một phiên tòa về khả năng dẫn độ người sáng lập WikiLeaks Julian Assange đang tiến hành ở phòng xử án bên trong. Những người ủng hộ ông ở bên ngoài với những biểu trưng, một chiếc loa, những lọn tóc dài, những cuốn sách mỏng (pamphlet), những ngọn nến… như thường lệ.

Tuy nhiên sáu người biểu tình đứng ngoài. Họ đeo những mặt nạ mô tả bộ mặt cười toác của Guy Fawkes, người âm mưu làm nổ tung Thượng Viện năm 1605. Chiếc mặt nạ này được phổ biến nhờ cuốn tiểu thuyết vô chính phủ năm 2006 “V là Vendetta (Trả thù).”

“Chúng tôi là Những kẻ nặc danh” một trong những người biểu tình đeo mặt nạ nói. “Chúng tôi không quên, và chúng tôi không tha thứ,” một người khác nói. “Chúng tôi đông vô kể.” Những lời nói nghèn nghẹt của họ khó hiểu, và không chỉ vì những chiếc mặt nạ ấy chỉ có một khe nhỏ để thở.

Những kẻ nặc danh là tên một nhóm các nhà hoạt động quốc tế đã khiến các nhà cầm quyền cảnh giác trong nhiều tháng nay. Nó lập kế hoạch những chiến dịch của nó trên Internet – và phần lớn những “cuộc tập kích bất ngờ” của nó cũng diễn ra trên đó.

Chẳng hạn vào tháng Mười Hai nhóm này đã đánh sập những website của Pay Pal và Visa, vì những công ty này đã ngăn chặn những tài khoản để tài trợ cho WikiLeaks. Cái gọi là tấn công từ chối dịch vụ (DOS) tuy thô sơ nhưng hiệu quả. Những cuộc tấn công DOS không đòi hỏi các hăccơ lành nghề, mà chỉ cần một phần mềm tên gọi “Low Orbit Ion Cannon” gửi một lượng khổng lồ những câu hỏi vu vơ đến một website cho đến khi các máy chủ của nó phải ngừng hoạt động.

“Bắn! Bắn! Bắn!”

Những kẻ nặc danh tuyên bố nó không có cơ cấu lãnh đạo, và nó theo mẫu của cái gọi là “trí tuệ đám đông.” Đám đông trên mạng dùng Twitter và những chat room để xác định các mục tiêu của nó, và sau đó nó phát lệnh tấn công “Bắn! Bắn! Bắn!” Bản thân WikiLeaks chính thức không tán thành các chiến dịch của nhóm này.

FBI đã tiến hành hơn 10 cuộc truy tìm, và các nhà điều tra nói ràng những ai dính líu có thể phải đổi mặt án tù đến 10 năm. Nhưng họ là ai? Sau khi lọc thâm nhập mạng lưới Những kẻ nặc danh, hãng an ninh HBGary Federal kết cục đã thu gọn lại một nhóm nòng cốt khoảng 30 tay chơi chủ chốt. Các thám tử trên mạng có ý định công bố một cách đắc thắng các kết quả của họ trong một hội nghị an ninh ở San Francisco tuần này. Ngược lại, công ty này bị bẽ mặt khi các hăccơ thâm nhập vào máy chủ của nó và nghe nói đã lấy trộm được 60.000 email. “Các ngươi đã mù quáng kết tội nhằm vào đám đông nặc danh, một đàn ong mà các ngươi đã cố ăn trộm mật,” một thông báo trả miếng “ Các ngươi đã chọc tức đàn ong, và bây giờ các ngươi sẽ bị ong châm.”

Những kẻ nặc danh đã phân hóa cộng đồng mạng. Khi tờ tạp chí hăccơ 2600 lên án những cuộc tấn công trên mạng, chê chúng là “quê mùa” và “con nít” trong một lần phát hành, website của nó cũng tiêu luôn.

“Đây là cuộc chiến tranh thông tin thật sự đầu tiên, và các anh là những chiến binh,” John Perry Barlow, người viết lời cho bài hát Grateful Dead, viết trên Twitter. Nhiều nhà hoạt động và các phương tiện truyền thông đã lập tức phụ họa lời Barlow.

Nhưng một DOS nên bị xử như thế nào? Nó có giống một cuộc biểu tình ngồi không? Hay nó giống sự phá hoại nhiều hơn? Hay có thể là sự tống tiền? Đây là một câu hỏi sẽ sớm là chủ đề của nhiều phiên tòa sắp tới.

“Chẳng qua chỉ gây rối”

Năm vụ bắt bớ đã diễn ra ở Anh. Những người tình nghi, thuộc lứa tuổi từ 15 đến 26 đã được cho tại ngoại. Một trong số đó có nick (biệt danh) “Máu lạnh” và được coi là một trong những kẻ cầm đầu. Anh ta tự nhận mình là người phát ngôn của Những kẻ nặc danh, điên rồ không đeo mặt nạ.

“Đàn ong” đã không phản ứng sự bắt giữ anh ta bằng những tuyên bố đoàn kết, mà bằng sự chế nhạo. “Máu lạnh chẳng qua chỉ gây rối” một trong những người hoạt động đeo mặt nạ ở London lầu bầu. “Nặc danh vốn phân tán. Chúng tôi không có lãnh đạo”

Ngược lại, khi cảnh sát Hà Lan bắt một thiếu niên 16 tuổi, Những kẻ nặc danh dùng súng bắn ion phun lửa vào văn phòng công tố. Tuy nhiên làm thế thì nó đã cung cấp miễn phí cho các nhà điều tra thêm chứng cớ buộc tội. Thiết kế của phần mềm đó thô sơ đến mức nó để lộ cả địa chỉ IP của kẻ tấn công. Những cuộc bắt bớ tiếp theo đã diễn ra ngay sau đó.

“Tôi biết tôi đang làm gì, và tôi ủng hộ nó,” Martijn G. nói. “Tôi ủng hộ tự do phát biểu ý kiến trên mạng” Martijn G năm nay 19 tuổi đang sống với bố mẹ trong một ngôi nhà nhỏ tại thành phố Sappemeer. Anh tức giận vì cảnh sát tịch thu điện thoại di động và máy tính của anh, chỉ vì anh muốn kiểm tra chương trình đó, như anh khẳng định. Anh đang đợi bản cáo trạng. Anh bảo anh không thể nói gì về vụ án, bởi vì cha anh không muốn anh nói.

“Hình phạt có lẽ sẽ phụ thuộc rất nhiều vào ý kiến của quan tòa,” Jana Herwig nói. Nó là một hành động phá hoại hay chống đối? Herwig đang làm tiến sĩ ở viện Nghiên cứu Truyền thông ở Viên, đặt trọng tâm vào văn hóa mạng. Cô coi việc tham gia vào Những kẻ nặc danh như một phép thử mang tính nghi lễ đối với lòng can đảm trên con đường trưởng thành.

Những bức ảnh mèo ngộ nghĩnh và khiêu dâm

Các thành viên của phong trào này ngưỡng mộ “moot”, nick của người sáng lập ra website 4chan – cái gọi là bảng hình với hơn 10 triệu khách viếng thăm một tháng – như một khuôn mặt sáng lập. Trên 4-chan, các thành viên trao đổi những hình ảnh mèo ngộ nghĩnh, những nhận xét dung tục và những nội dung khiêu dâm. Những tiểu-văn-hóa khác đang phát triển trong số những khách thăm 4-chan, và trong số đó có Những kẻ nặc danh.

Christopher Poole là tên thật của moot và cậu mới 15 tuổi khi sáng lập ra 4chan. Tám năm sau, tình cờ gặp cậu vẫn còn như một thiếu niên bẽn lẽn. Tuy nhiên tinh hoa của văn hóa kỹ thuật số này làm người ta sững sờ khi vào đầu tháng Hai cậu xuất hiện trong festival nghệ thuật “Transmediale” tại Nhà Văn hóa Thế giới ở Berlin.

4chan là nơi tụ tập khiêu dâm trá hình. Đặc biệt, có một nhóm gọi là “/b/” Các thành viên của nó tự xưng là những “/b/tard” và những thành viên thiếu kinh nghiệm được gọi là “newfags” (những tên đầu sai mới) và được chào đón bằng một lời yêu cầu tục tĩu.

Các bài chạy lướt nhanh qua màn hình, thường biến đi sau một phút, bị đẩy ra bên bởi một những câu tục tĩu mới. Diễn đàn này không có bộ nhớ. Cái gì đi rồi là mất. Có rất ít quy tắc, chỉ trừ khiêu dâm trẻ em và sự hung ác của loài vật là cấm kỵ, như bất kỳ điều gì đúng về chính trị.

Các toán Nặc danh thường đến với những trò chơi nhóm. Họ chiếm lấy các thế giới trò chơi để thiết lâp các avatar của họ dưới hình thức chữ thập ngoặc. Hoặc họ làm cho những người lạ khó chịu bằng cách đặt mua một số lượng lớn bánh pizza hoặc kinh thánh yêu cầu giao về nhà của họ. Một nhóm khác được gọi là “fax đen” dính líu đến việc làm tràn ngập các máy fax bằng những trang đen cho đến khi các ống mực đắt tiền hết nhẵn. Giáo phái Scientology là một trong những mục tiêu ưa thích của họ.

Một nụ cười trẻ thơ

Mặt khác, “moot” được sùng bái như một “thượng đế” và “nhà độc tài” . Năm 2009, tạp chí Time nêu tên anh ta là “một trong những gương mặt có ảnh hưởng nhất trong năm” trên website của nó. Trong quá trình bỏ phiếu trên mạng, các fan bầu cho anh ta đến 16 triệu lần.

Về cá nhân, người chủ của /b/tards là một người chín chắn. Ngồi bắt chéo chân, anh ta trầm tư suy nghĩ về giá trị của tự do ngôn luận như một nguồn sáng tạo. Nặc danh bị đe dọa trong những ngày lộ diện trên Facebook, anh nói. Đôi khi anh cảm thấy mình giống như một con khủng long, anh nói với một nụ cười trẻ thơ.

“4chan là một loại nhà máy sản xuất ra ý tưởng. Biệt ngữ mới, tiếu lâm mới và những hình ảnh mới thường xuyên được tạo ra ở đây,” Gabriella Coleman, một nhà nhân loại học ở Đại học New York nói say sưa. “Nếu anh xa nó một tuần, anh khó lòng biết cái gì đang xảy ra nữa.”

Liệu sự mất đi phản xạ có điều kiện của vô danh, ngôn ngữ thô thiển và thành kiến về giới có cho chúng ta cái nhìn trọn vẹn vào vực thẳm của cái vô thức tập thể này không? Không, Coleman nói, bởi vì sự thể hiện nam tính chẳng có gì khác là sự phô trương. Bà ước lượng khoảng một phần ba /b/tards là phụ nữ.

Tiểu-văn-hóa tự nó không có gì là mới, những những nhóm hắccơ cổ điển cho đến tận hôm nay vẫn được coi là kín như bưng và chỉ trong nhóm độc quyền. Nặc danh  thì khác, nó là mở đối với mọi người, tới một điểm ngoài mọi nhận biết. Muốn tham gia thì chỉ cần mua một chiếc mặt nạ 9€ trên Amazon. Không có tuyên ngôn mà cũng chẳng có sự nhất trí.

Bỏ mặt nạ ra tại cửa vào.

“4chan đối với tôi là quá vô chính trị” “Meadhead” nói khi anh ta hút ống điếu nước với đôi mắt xa xăm mơ màng. Anh ta cùng với người bạn “Snake” đang ngồi trong một căn hộ bẩn thỉu nghèo nàn nhưng hiền lành ở Berlin. Chỗ  này có thể tạm thời dùng làm cảnh trí cho một phim về bọn hắc cơ: những vỏ hộp pizza vương vãi dưới sàn nhà, và các máy chủ để tải những phim con heo lên mạng thì nóng đến nỗi đủ cung cấp nhiệt cho căn hộ.

Meadhead, một sinh viên luật, ăn mặc tương đối tề chỉnh. Anh ta thường tham gia các cuộc họp của đảng Hải tặc, nhưng anh chán những cuộc tranh luận. Anh thích hành động hơn, hành động dẫn đến chỗ bắt đầu phát động những cuộc tấn công từ chối dịch vụ của chính anh. Anh ta tấn công ai? “Tôi không biết. Luôn luôn là những địa chỉ IP mà họ đưa cho tôi.” Anh ta nói. Anh không quan tâm ai là mục tiêu tấn công. Anh chỉ đơn giản tin vào bầy đoàn của mình.

Anh tìm trên mạng hình phạt mà anh phải nhận nếu bị bắt. Điều 303b của Bộ Luật Hình sự Đức định nghĩa những việc anh đang làm là phá hoại máy tính. “Nếu anh tấn công các cơ quan chính phủ hay cơ sở hạ tầng trọng yếu, anh có thể bị đưa đi trong vài năm,” anh nói một cách thờ ơ.

Chỗ nào đùa nghịch kết thúc và chỗ nào tội lỗi bắt đầu? Những cuộc tấn công từ chối dịch vụ có thể coi như những hành động chống đối, nhưng hắc vào những địa chỉ email chắc chắn không thể. Có lẽ phiên tòa sắp tới xử Máu lạnh và đội quân của anh ta sẽ rọi chút ánh sáng vào vấn đề này.

Phiên tòa ở London đã kết thúc, báo chí đã được phép và những người chống đối trong những chiếc mặt nạ cười đang tiến về những quán rượu gần nhất, mệt lử một cách chính đáng sau nhiều giờ dấn thân vào một hành động khiêu khích. Họ lịch sự cởi bỏ mặt nạ của họ tại cửa vào – chúng sẽ cản trở họ trò chuyện, và cản trở họ uống bia sau vào cuối một ngày làm việc hăng say.

Dịch từ tiếng Đức: Christopher Sultan, Hiếu Tân dịch từ tiếng Anh

By Hilmar Schmundt, SPIEGEL 17/02/1011

© Hiếu Tân

Phản hồi