WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Về biến động ở Ai-Cập

Đến đây một câu hỏi vẫn thường được nêu ra là tại sao Mỹ, năm 1991, không nhân đà chiến thắng của chiến dịch Desert Storm, tiến về Baghdad, chiếm luôn Iraq, mà phải đợi đến năm 2003. Câu trả lời nằm trong việc áp dụng nguyên tắc cổ điển về cân bằng quyền lực thường được siêu cường (hay đế quốc) sử dụng để giữ các nước nhỏ yếu hơn trong thế kìm chế lẫn nhau nhằm duy trì sự ổn định trong một khu vực mà không cần trực tiếp can thiệp. Năm 1991, Saudi Arabia vẫn còn được Mỹ xem là đồng minh cần được bảo vệ, vì vậy Mỹ vẫn muốn Iraq của Saddam đủ mạnh để cân bằng với Iran và che chắn cho Saudi. Đến năm 2001 trở đi thì tình hình lại khác, với những yếu tố mới phát sinh. Yếu tố đầu tiên là Al-Qaeda trở thành kẻ thù chiến lược. Saudi Arabia, do từ chối không hợp tác chống Al-Qaeda, không còn là đồng minh chiến lược nữa, vì vậy không đáng được Mỹ bảo vệ mà trái lại cần phải bị cưỡng chế. Trong khi đó thì Iran, do theo hệ phái Shiite, là kẻ đối địch của Al-Qaeda, nghĩa là có khả năng sẽ là đồng minh của Mỹ chống lại tổ chức cực đoan đó. Nói cách khác là Mỹ, sau vụ 9/11, tìm cách thay đổi thế cân bằng của hai hệ phái Hồi Giáo Sunni và Shiite ở Trung Đông, rồi lợi dụng sự mâu thuẩn của hai bên cho mục đích tiêu diệt kẻ thù chính là Al-Qaeda.

Vậy việc xâm chiếm Iraq của Mỹ tháng 3/2003 là một nước cờ hay. Nhưng chưa hết. Mỹ còn mở một mặt trận khác, phối hợp với việc xâm chiếm Iraq, trong chiến lược chống Al-Qaeda. Mặt trận đó mang một danh xưng rất hiền lành; đó là Greater Middle East Project, hay sau này được sửa lại là New Middle East Project. Đây mới là nguồn chính sách nơi khai sinh ra những biến động vừa qua tại Tunisia, rồi tại Ai Cập, Bahrain, Lybia hiện nay, và có lẽ sẽ còn nhiều nơi khác ở Trung Đông.

Có thể nói rằng Greater Middle East, hay New Middle East Project, là chiến lược thuộc lãnh vực văn hoá, chính trị và kinh tế của cuộc chiến nhắm vào nền tảng xã hội và cơ cấu chính quyền của những quốc gia có, hoặc có thể có, gốc rễ của Al-Qaeda. Ýniệm căn bản, nhìn từ bề ngoài và một cách chính thức, của chiến lược này rất đơn giản: xiển dương Dân Chủ và Tự Do để đẩy lùi sự độc đoán, thù hận và bạo động vốn là những tính chất gắn liền với các tổ chức cuồng tín. TT Bush, trong một bài diễn văn đọc tại National Endowment for Democracy vào hồi tháng 11/2003, đã nói rằng: “As long as the Middle East remains a place where freedom does not flourish, it will remain a place of stagnation, resentment, and violence ready for export.[7] Đó là nhận định, tuy nghe đơn sơ, nhưng khơi mào cho một kế hoạch lớn lao và bao quát hơn về sau, nằm trong chiến lược chung nhằm đẩy lùi, cô lập những khuynh hướng cực đoan, hổ trợ sự lớn mạnh cho những quan điểm ôn hoà và trung dung trong các cộng đồng Hồi giáo; đồng thời tạo ra một hình ảnh mới về nước Mỹ đối với dân cư trong Vùng.

Xuất phát từ nhận định vừa nói, chính phủ Bush đã đỡ đầu cho nhiều dự án nghiên cứu về một chiến lược vận động, cổ suý dân chủ rộng lớn  trải dài từ Ma-rốc tới Afghanistan, bao trọn cả vùng Trung Đông ( vì vậy lúc đầu có tên là Greater Middle East). Một trong những cơ quan tư nhân nhận trách nhiệm nghiên cứu là RAND, một think-tank lâu đời, nổi tiếng chuyên về hoạch định chiến lược thế giới. RAND đã đúc kết nghiên cứu của mình thành đề nghị về một chiến lược phức tạp, dựa theo kinh nghiệm của những cuộc cách mạng màu đã diễn ra trước đây ở các nước như Ukraine, Georgia, Kazakhstan,v.v…vận dụng phối hợp các hệ thống truyền thông, các mạng internet, Facebook, Twitter và các phương tiện tin học tối tân khác nhắm vào giới trẻ (theo thống kê có giới trẻ trong hạng tuổi 15-35 chiếm đến hơn 60% dân số trong Vùng), tìm cách huy động khối lượng đông đảo giới này từ các quốc gia:Algeria, Morocco Lybia, Lebanon, Tunisia, Egypt, Bahrain, Syria, Sudan, Yemen,v.v… vào một mặt trận chung, rộng khắp, đứng lên đòi hỏi cho Dân Chủ và Tự Do. Hổ  trợ hoặc công khai, hoặc ngấm ngầm cho cuộc vận động rộng lớn đó sẽ là các cơ quan phi-chính phủ (NGOs) như Human Right First, National Endowment for Democracy, Egyptian Center for Women’s Rights,USAID, International Republican Institute, Freedom House, Open Society Institute, v.v…

Đó là chiến lược chung, riêng trong trường hợp Ai Cập thì, theo giáo sư William Engdahl, các cơ quan NGOs đã tài trợ và giúp đỡ kỹ thuật cho một phong trào mang tên Egyptian  Movement for Change, hay còn gọi là Kefaya, do Muslim Brotherhood thành lập khoảng năm 2004. Phong trào này khai thác kỹ thuật tin học biến nó thành phương tiện nối kết và huy động chừng 800,000  thành viên trẻ qua interet, blogs, Facebook, Twitter cho mục tiêu vận động Tự Do-Dân Chủ, và quan trọng hơn,  tạo ra thay đổi chế độ hiện thời[8]. Xin mở ngoặc ở đây là có nguồn tin cho rằng từ  nhiều năm rồi, nhân viên Bộ Ngoại Giao Mỹ đã tiếp xúc với đại diện của Muslim Brotherhood, tổ chức Hồi Giáo lâu nay vốn được xem là cực đoan và chống Tây Phương, từng bị Sadat và Mubarak đàn áp khốc liệt.[9] (Điều này gợi nhớ lại  ở Miền Nam VN trước đây vào năm 1963, toà Đại sứ Mỹ ở Sài Gòn cũng bí mật tiếp xúc và bảo vệ cho một vị lãnh tụ tôn giáo đang chống lại chính phủ lúc đó.)

Một điểm khác đáng chú ý đối với trường hợp Ai Cập; đó là thái độ ôn hoà của quân đội đối với quần chúng biểu tình; một thái độ gây nhiều thắc mắc. Như đã trình bày ở trên, từ năm 1952 đến nay, quân đội là kẻ nắm giữ chính quyền ở Ai Cập, bản thân Mubarak là một sĩ quan cao cấp không quân đi theo nhóm Sĩ quan Tự Do của Nasser. Vậy tại sao trong lúc quần chúng biểu tình đòi Mubarak từ chức thì quân đội lại tỏ ra thân thiện với dân chúng? Có thể suy diễn được câu trả lời khi nhìn vào cơ cấu viện trợ của Mỹ dành cho Ai Cập trong suốt mấy chục năm qua. Trong cơ cấu đó, viện trợ kinh tế ngày càng giảm, nhưng quân viện không hề thay đổi mảy may. Để nhận quân viện như vậy, nhiều thế hệ sĩ quan Ai Cập đã được huấn luyện ở Mỹ, và số lượng sĩ quan được huấn luyện ở Mỹ ngày càng đông; sự thâm nhập và tuyển mộ của CIA vào hàng ngũ các sĩ quan này chắc chắn là càng sâu và càng nhiều. Cũng do đó thành phần sĩ quan trẻ, chịu ảnh hưởng của Mỹ sẽ ngày càng đông hơn số sĩ quan già do Anh-Pháp đào tạo trước đây mà Mubarak là đại diện. Như vậy có thể xuyên qua thái độ của quân đội để hiểu phần nào lập trường của Mỹ đối với biến cố. Hoặc Mubarak là cái bung xung để cho nỗi thống khổ của đa số lớp trẻ và dân nghèo có dịp xả thoát và được xoa dịu, đồng thời để cho mọi sự diễn ra ăn khớp với chiến lược mới trong toàn vùng; hoặc đã đến lúc lớp lãnh tụ già nua trong quân đội Ai Cập trở nên không đắc dụng nữa nên cần được thay thế. Dù thế nào đi nữa thì đám đông biểu tình, tuy có nguyện vọng chính đáng, vẫn vô tình trở thành phương tiện cho siêu cường ở ngoài và tầng lớp thống trị ở trong xử dụng cho một mục đích định sẳn.

Ảnh: Getty

Tóm lại, Ai Cập trước sau vẫn thuộc về khối quốc gia thứ ba, nghèo và bị các cường quốc thay nhau chi phối, trước đây đã không hoàn toàn làm chủ được vận mệnh của mình, đến nay tình hình vẫn vậy. Nhìn bề ngoài, việc đám đông quần chúng nổi dậy đòi lật đổ chính phủ để xây dựng Tự Do-Dân Chủ là một sự kiện cao đẹp làm rung động mọi tấm lòng yêu chuộng công lý-bình đẳng ở khắp nơi. Nhưng đó chỉ là biểu tượng, sự vùng dậy của dân chúng trong trường hợp này, tuy do những động cơ chính đáng, đã bị chi phối bởi những yếu tố không mong muốn cả từ bên trong lẫn bên ngoài, nên chỉ trở thành như bọt nước sôi sục ở trên mặt, bị đẩy đưa bởi những động lực khác nằm chìm khuất ở dưới. Không ai chối cãi về nỗi thống khổ và lòng khao khát tự do-dân chủ chính đáng của dân chúng Ai Cập. Vấn đề là ở chỗ nổi thống khổ ấy đã một mặt thì bị lôi cuốn vào trong một chiến lược quốc tế lớn của siêu cường, và mặt kia thì bị lợi dụng bởi sự tham quyền cố vị của giới thống trị bản xứ muốn làm một cuộc đảo chánh nội bộ. Nhiều người đã vội gán cho sự biến động ở Ai Cập là một cuộc cách mạng, quên rằng sự ra đi của Mubarak không hề tạo ra một đảo lộn lớn lao nào đối với chế độ chính trị hiện có, bởi vì quyền lực vẫn ở trong tay quân đội, dù rằng quân đội đó có hứa sẽ thay đổi hiến pháp, giải tán và bầu quốc hội mới trong vòng 6 tháng. Nhưng bằng vào hiện tình kinh tế của Ai Cập, vào tình hình hiện nay trong khu vực, và vào việc quân đội đã chỉ biết sống lệ thuộc vào ngoại viện suốt 30 năm qua thì liệu có tin được rằng những hứa hẹn ấy sẽ được thực hiện đúng với tinh thần của nó? Thật đáng ngờ! Có lẽ nhiều lắm thì giới cầm quyền mới, do sự đạo diễn kín đáo ở đằng sau, sẽ tỏ ra ít độc đoán hơn ở những vấn đề thứ yếu, một số những tự do và nhân quyền căn bản có lẽ sẽ được tôn trọng hơn, cũng có lẽ sẽ có cả chính phủ dân sự nữa, miễn sao tất cả những thay đổi ít ỏi đó không gây thay đổi bất lợi cho ảnh hưởng của siêu cường mà lại phục vụ được cho mục đích chính là triệt tiêu, hay chí ít vô hiệu hoá, các khuynh hướng cực đoan, khuyến khích và hổ trợ cho khuynh hướng Hồi giáo ôn hoà. Nhưng chung quy sẽ không có cái gọi là cách mạng (revolution), hiểu theo nghĩa là một sự thay đảo lộn, thay đổi tận gốc rễ (radical change), và quyền lực quốc gia vẫn nằm trong tay của giới thống trị hiện nay, tức của quân đội.

Mặt khác, biến cố Ai Cập chỉ là một phần, như đã nói, của một chiến dịch rộng lớn hơn của siêu cường đối với Trung Đông. Sau Tunisia, đến Ai Cập, và nay thì đang diễn ra ở Bahrain và ở Lybia. Diễn biến như vậy rõ ràng là rơi vào đúng kế hoạch vạch ra từ nhiều năm về trước trong Greater (or New) Middle East Project. Bahrain thì sát ngay sau lưng của Saudi Arabia và những biến động ở đó chắc chắn sẽ gây những chấn động lớn vào Saudi Arabia. Trong những ngày này giới truyền thông bắt đầu loan tin về sự phân rẽ giữa vương triều Saudi và chính phủ Obama; ngay cả còn có tin đồn rằng vua Abdullah, tám mươi mấy tuổi, suýt nữa bị heart attack. Trước đó ông vua này đã lên tiếng công kích chính sách của Mỹ đối với Mubarak và tuyên bố sẳn sàng giúp Ai Cập trám vào lỗ hổng tài chánh nếu như bất thần Mỹ cắt quân viện cho nước này[10].

Pages: 1 2 3 4

6 Phản hồi cho “Về biến động ở Ai-Cập”

  1. Người Việt Nam says:

    Phải thành thật mà nói bài viết này là bài viết hiếm hoi có giá trị đăng trên danchimviet

    Còn phần đông mang tính chất hô hào khẩu hiểu mặc dù các tác giả có lấy tư cách trí thức này nọ, hay hào quang quá khứ nhưng những bài viết vô nghĩa, vô giá trị.

    Ở trong website này tôi đã từng viết muốn có dân chủ đúng nghĩa tức là quần chúng nhân dân làm chủ, quốc hội là hội của cả nước xin đợi 30 năm nữa. Đến lúc đó thế hệ 8X, 9X trưởng thành khi đó cũng vào độ 50-60 tuổi là độ tuổi của lãnh đạo trên nhiều cơ quan, vị trí khác nhau. Dân trí phần đông từ thế hệ 8X trở đi đã khác so với các thế hệ trước đó.

    Muốn tìm hiểu dân chủ cho Việt Nam đừng vội có căn cứ vào những biến chuyển thế giới mà cần chịu khó tìm hiểu văn hoá, chủng tộc/vùng miền, tín ngưỡng, tôn giáo, đời sống kinh tế, theo từng độ tuổi cũng như hậu quả di chứng của chiến tranh vẫn còn dai dẳng ở Việt Nam.

    Tuy nhiên đến khi đó những vị tạm gọi là “đi tiên phong” đến khi đó cũng trở thành dĩ vãng bị lãng quên vào một biển trời thông tin, sự kiện của đất nước. Các “anh hùng” tuổi xế chiều này là những “anh hùng” nóng ruột phải cố gào thét, hô thật to để cho người ta biết khỏi lãng quên mình còn bản chất thì đã bất lực . Xin hãy đếm ngược thời gian để về với cát bụi!

  2. Nguyen tan Trung says:

    Dan chu khong co gi cao xa kho hieu ca, Dan chu la quyen cua nguoi dan lam chu dat nuoc; quyen duoc tham gia cac chuc vu cong quyen, quyen lap ra chinh quyen cai tri. minh qua cuoc bau cu tu do cong buinh va trong sach, quyen duoc truat phe mot chinh quyen sai trai KHong hoang thanh trach nhiem khong hop long dan. Chi co vay thoi! Chung ta khong can suy nghi lung tung ma chi can hanh dong cu the, Ta hanh dong thuc su, gop duoc cai gi phan nao thi gop chu khong nen dung ngoau ma ban ra tin vo hon nua the ky roi! De co dan chu, ac the luc nao du la sieu cuong hay khong sieu cuong dung dang truoc, dung dang sau hay dung cho nao cung duoc, mien co ich cho nhu cau dan chu la chung ta hoan nghenh va nam bat, Chung ta phai hanh dong cu the ngay de giut sup cho duoc cai che do doc tai bat cong gian ac Cong san truoc roi moi co co hoi xay dung chinh quyen dan chu cua dan va vi dan

  3. LẠI MẠNH CƯỜNG says:

    Kính tác giả,

    Thú thật tôi rất thích thú khi đọc một bài viết dài, nhưng phân tích thật đầy đủ tình hình toàn vùng thế giới Ả Rập Hồi giáo như trên. Tác giả viết giản dị và dễ hiểu; văn phong gẫy gọn và khúc chiết; lý luận chặt chẽ, với dẫn chứng rõ ràng.

    Bá nhân bá tánh, nên tôi có những điều không đồng ý, vội nêu ngay ra, để xin có lời dẫn giải thêm.

    Tôi mong tác giả tiếp tục có những bài bình luận cho riêng từng quốc gia Ả Rập ở Bắc Phi và Trung Đông, cùng những tiên liệu trong tương lai gần và xa. Đó là những hành trang rất bổ ích cho những ai còn quan tâm đến phong trào dân chủ hóa ở VN nói riêng và Đông Á nói chung.

    Cá nhân tôi học hỏi được nhiều qua những bài bình luận sắc bén của các tay bỉnh bút phương Tây về thế giới Hồi giáo. Dĩ nhiên họ nói thì mình nghe, nhưng chưa tin hẳn và vẫn tiếp tục theo dõi để kiểm nghiệm qua thực tế.

    Tôi cũng đồng ý, mỗi nước có một đặt thù riêng, mình không thể vội vã đánh đồng với nhau, Như Ai Cập khác với Ma-Rốc, Algeria, Tunisia và Lybia, tuy họ cùng ở Bắc Phi, cùng dân Ả Rập theo đạo Hồi. Nghiã là họ lắm cái chung đến khó phân biệt như tác giả đề cập trong bài, nhưng vẫn tồn tại những đặc thù riêng, mà qua cơn sóng thần dân chủ hiện nay mới bộc lộ mạnh mẽ ra hơn bao giờ hết. Qua đó thiên hạ tha hồ quan sát và phẩm bình.

    Xin cám ơn và mong tái ngộ nhiều lần nữa.

    Kính,
    Lại Mạnh Cường

    Tái bút:

    Bernard Fall: Người Việt Nam yêu nước nồng nàn, nhưng thiếu kiến thức về tình hình chính trị thế giới ! Chuyện Việt Nam còn dài dài …

  4. LẠI MẠNH CƯỜNG says:

    Trong đoạn trên tôi có hai điểm lớn không đồng tình với tác giả:

    1/ SAUDI ARABI
    Được Mỹ coi là đồng minh thân thiết vì nguồn lợi dầu hỏa to lớn nhất thế giới, nên Mỹ đã nhào vô bảo vệ khi Saddam Hussein tấn công Kuweit rồi đe dọa cả vùng, trong đó có Saudi Arabi giữ vị trí quan trọng về dầu hỏa.
    Như thế tại sao Mỹ lại để cho Saudi Arabi tiếp tục tài trợ cho khủng bố El Queda đánh Mỹ và đồng minh của họ dài dài từ đó đến nay ???
    Rồi lại phải dùng biện pháp “răn đe” Saudi Arabi, thông qua việc đánh Iraq và kết cục sa lầy thảm hại như ai cũng rõ trong thời Bush con làm tổng thống. Chẳng những sa hố sâu ở Iraq, mà cả ở vùng núi non hiểm trở Afghanistan !
    Rồi tứ đó tạo nhiều cơ hội tốt cho Trung Cộng vùng lên làm chủ Đông Á và nhiều nơi khác trên điạ cầu, khiến giờ đây Mỹ lại cuống quít quay trở lại Đông Á và Đông Nam Á như ai cũng rõ.

    2/ KHAI HÓA THẾ GIỚI Ả RẬP HỒI GIÁO TẠI BẮC PHI
    Theo tôi điều này thật nực cười, bởi trong biến động long trời lở đất vừa qua và vẫn đang còn diễn ra sôi nổi cho đến nay, ta thấy rõ các chính quyền Mỹ và phương Tây đã tỏ ra “bắn chậm”, khi không biết ủng hộ ngay phong trào DÂN SỰ BẤT PHỤC TÙNG CHÍNH PHỦ, nhằm đòi cải tiền dân sinh và dân chủ hoá đất nước, Có nguyên thủ quốc gia (Pháp, Ý) lại lố bịch, khi còn ủng hộ các lãnh tụ độc tài, trong khi các tên này đang chết đến đít. Nói ngắn gọn, các bình luận gia phương Tây chê trách các lãnh đạo xứ mình không nắm vững tình hình để có ứng xử thích hợp.

    Thật ra xưa nay họ triệt để tuân theo chủ trường đường lối coi trọng sự ỔN ĐỊNH (stability) trong vùng hơn là DÂN CHỦ hóa dân vùng này. Đó là điều Isarel mong muốn; Israel muốn là trời muốn (ít ra trong khuynh hướng này), nên Mỹ hầu như nghe theo răm rắp. Vì họ ngại làm mất lòng trước tiên Israel và sau đó lỡ có bề gì thì khó ăn khó nói với các lãnh tụ gốc quân đội các xứ Ả Râp ở đó. Bằng chứng như Ý còn lừng khừng trong vụ Lybia, bởi được hưởng nhiều lợi qua cấu kết chặt chẽ với Kadhafi mà ai cũng rõ (từ đầu tư cho đến nút chặn làn sóng tị nạn từ lục điạ đen vào Ý)

    Tại sao có cơn sóng thần dân chủ hóa ở thế giới Ả Rập thiết tưởng được phân tích nhiều, nên tôi xin không bàn thêm ở đây làm chi. Tôi chỉ ngắn gọn trong thời đại bùng nổ thông tin và cách mạng giao thông vận tải, trái đất bé hẳn lại, nên người ta nhất là giới trí thức trẻ dễ dàng tiếp cận với những cái mới, học hỏi và tiếp xúc thêm nhiều về các nên dân chủ, các nền văn minh văn hóa nhân loại. Chính họ là nhân tố quyết định cho cuộc cách mạng dân chủ và dân sinh ở nước họ.

    Nói tóm lại, xin đừng quá đề cao người Mỹ hay phương Tây, mà hãy nhìn lại chính họ đã chủ quan phạm nhiều sai lầm do tự mãn, rồi đánh giá thấp đối phương, nên nếm mùi thất bại chua cay.
    Mỹ cười Nga để thua ở Afghanistan, nhất là khi họ tiến quân như chẻ tre vào hai nơi trên. Nhưng thời gian cho họ nếm mât đắng.
    Chỉ vì nóng vội trả thù do quá bẽ mặt qua vụ Nine One One, mà Bush con lầm lạc trong hai nhiệm kỳ, đến nay Obama phải lo chữa lại chính sách toàn cầu của Mỹ như ai cũng thấy rõ ràng như giữa trưa nắng gắt,

    Kết luận, MẶC CẢM VIỆT NAM (The Vietnam Syndrome) hay BÀI HỌC VIỆT NAM (The Vietman Lesson) vẫn là “unlearnd lesson” với (chính giới) Mỹ ở Iraq và Afghanistan.
    Chính giới Mỹ cần bỏ hẳn chính sách thực dụng qua cái gọi là REALPOLITIK vẫn áp dụng xưa nay.

    Kính cáo,
    Lại Mạnh Cường

  5. LẠI MẠNH CƯỜNG says:

    Xin cám ơn rất nhiều tác giả TRƯƠNG ĐÌNH TRUNG dù tôi mới đọc được phần một.

    Lại Mạnh Cường
    (BBT: Xin bấm vào số 2, 3, 4 ở cuối bài để đọc tiếp những phần còn lại)

    • LẠI MẠNH CƯỜNG says:

      Xin cám ơn lòng tốt của BBT.
      Tôi dự định góp ý ở phần nào vào phần đó, như đã góp ý trong phần ba tiếp theo

      LMC

Phản hồi