WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Chuyện Thuyền nhân, từ Kên Kên đến Phượng Hoàng

Nếu anh không nói, ai nói?

Bây giờ không nói, bao giờ?

Mở đầu

Carina (Oanh Oanh) Hoàng làm MC cho một buổi sinh hoạt cộng đồng tại Úc Châu

Tháng trước, tôi có dịp điểm một cuốn sách. Tác phẩm Boat People của cô Carina Hoàng. Tôi viết với tất cả sự xúc động ban đầu vì nội dung và cũng vì hình thức của tác phẩm. Ngay sau đó, có người lên án tác giả và gọi cô là kên kên, một loại chim chuyên ăn xác chết. Xác của thú vật và xác của con người. Và lên án tác giả là tay sai của cộng sản.

Tôi thực may mắn không biết về chuyện tác giả đang bị thù nghịch nên đã điểm sách hoàn toàn vì tác phẩm. Nếu biết cô bị đánh phá, có thể tôi cũng không dám lên tiếng. Từ trong tâm khảm tôi biết, đôi khi mình cũng hèn. Sợ thiên hạ chửi bới. Nhưng may mắn là tôi đã viết xong. Hoàn toàn vì tác phẩm. Gần 80 tuổi mà vì sợ bị chửi bậy bạ nên không dám nói lên điều mình nghĩ thì quả là hèn thật. Dù tác giả xấu nhưng tác phẩm tốt, vẫn phải công bằng với tác phẩm. Bây giờ xin tìm hiểu về tác giả.

Kể lại từ đầu

Đầu tháng 2 năm 2011 luật sư Thu Hương San Jose gọi điện thoại để giới thiệu Carina với sách Boat People. Cô Hương là con gái của đại tá tỉnh trưởng Hậu Nghĩa. Trước 1975, một buổi sáng cô nghe tin cha bị phục kích chết ngay trên đường về Củ Chi, nơi cộng sản gọi là thành đồng của tổ quốc. Sau đó mỗi năm đến 30 tháng 4, cô Hương vẫn còn giữ mãi kỷ niệm đau thương, khi thấy anh trai của cô, dùng cây súng của cha tự tử chết ngay trước mặt cô bé.

Vì vậy, khi luật sư Hương giới thiệu bạn của cô là tác giả Boat People, bác Giao Chỉ không có gì phải do dự.

Tôi gặp cháu Carina tại viện Bảo Tàng còn đang bừa bãi vì chuẩn bị cho cuộc triển lãm Hội Tết Tân Mão. Dù bận rộn và hấp tấp, nhưng hình thức đặc biệt của tác phẩm đã làm tôi hết sức chú ý. Và tôi có một chút ghen tức. Nhân danh là giám đốc sáng lập viện bảo tàng Thuyền nhân đầu tiên trên thế giới mà không làm được một cuốn sách như thế này bằng Anh ngữ thì quả thực đáng xấu hổ.

Tôi đem cuốn sách về đọc và viết bài điểm sách với tất cả tấm lòng.

Có thể tôi đã ca tụng quá lời hay không tìm ra những chỗ còn khiếm khuyết, nhưng quả thực tôi rất hài lòng. Nếu quý vị có tác phẩm trong tay, quí vị sẽ hiểu rõ và câu chuyện có thể chấm dứt ở đây. Nhưng, quí vị chưa nhìn thấy sản phẩm nên không thể thông cảm…

Niềm vui đã nằm trong thiên tai

Chuyện tiếp theo là những bất hạnh. Carina ra mắt sách tại tòa báo Người Việt, một địa điểm đang bị thiên hạ thù nghịch nên trở thành vấn nạn đầu tiên. Thêm bản tin của một cô gái tại Nam Cali phổ biến trên Internet gọi tác giả là kên kên và đưa ra các tin tức lên án Carina là tay sai cộng sản, thi hành nghị quyết 36. Tố cáo tác giả về nước làm ăn với cộng sản, đã được báo Saigon phỏng vấn để tuyên truyền cho chế độ. Tất cả đều ghi trên giấy trắng mực đen.Tiếp theo dư luận xưa nay vẫn tích cực chống cộng trên diễn đàn Internet đóng góp thêm những lời chửi bới. Các thân hữu của tôi vội vàng báo tin và khuyên bảo ông Giao Chỉ nên xem lại kẻo rồi lại mang vạ vào thân. Các tay thù nghịch thì chửi bới người điểm sách thậm tệ. Còn những người nhẹ nhàng nhất thì phán rằng: Đại tá Giao Chỉ,Vũ Văn Lộc điên rồi sao mà lại tiếp sức với tay sai của cộng sản. Một số các diễn đàn chống Cộng không hề biết đến tác phẩm hăng hái phổ biến tin lên án Kên kên để rộng đường dư luận. Riêng tôi cảm động khi nhận được thư của bác sĩ Hoàng Cơ Lân từ bên Pháp viết rằng vẫn một lòng tin tưởng yểm trợ.

Tìm hiểu tác giả

Một buổi họp mặt đã được tổ chức, tôi và một vài thân hữu có dịp nói chuyện trực tiếp với tác giả. Mọi uẩn khúc phải được giải bày. Trước hết nội dung của tác phẩm, theo tôi là một bản cáo trạng lên án chế độ, dù rằng không có một lời nào hô hào trực tiếp đả đảo cộng sản. Còn về bài trình bày hình chiếu của tác giả với những lời dẫn giải giới thiệu tác phẩm hoàn toàn chứa đựng những lời lẽ lên án cộng sản vì đây là nguyên do bỏ nước ra đi.

Riêng trong đoạn mở đầu về chiến tranh Việt Nam có hình cô bé Kim Phúc chạy bom. Chúng tôi nói rằng cháu nên bỏ hình này đi vì chẳng ăn nhập gì đến Boat People lại thêm hiểu lầm. Carina hoàn toàn đồng ý nói là sẽ không dùng hình này nữa. Hỏi rằng người ta nói cháu có dùng tấm hình tướng Loan xử tử Việt cộng, đúng không. Trả lời chuyện này hoàn toàn không có. Cháu có gia nhập tổ chức doanh gia thân cộng không. Trả lời tuyệt đối không. Ngược lại cháu có hoạt động chung với tổ chức Văn khố Thuyền nhân tại Úc một thời gian. Lúc này đã có người nói về chuyện báo Sài Gòn phỏng vấn cháu nhưng anh em bên Văn khố không đặt thành vấn đề. Ngoài ra tác giả có trình bày cho chúng tôi một bản tiểu sử đầy đủ suốt cuộc đời của Carina từ lúc còn nhỏ, cha đi tù, con vượt biên, đến Hoa kỳ, học hành và làm việc tại California. Về làm tại công ty Mỹ tại Việt Nam, rồi làm cho lãnh sự Mỹ tại Saigon. Gặp bạn trai người Úc làm chung công ty. Theo chồng về Úc, làm cho lãnh sự Mỹ tại Úc, chuẩn bị luận án tiến sĩ và viết sách. Thời gian sống tại Saigon có được báo chí phỏng vấn, có một lần đi họp với chính quyền với tư cách là một Việt kiều kinh doanh. Tất cả những chuyện này xảy ra từ trước năm 2006.

Năm 2006 tác giả đã bán một công ty nhỏ sản xuất vật dụng First Aid để rồi cùng gia đình về sống tại Úc Châu. Carina cũng nói rằng cô đã hai lần làm việc cho tòa lãnh sự Mỹ tại Saigon (2001) và tại Úc (2009). Trước khi vào làm lần đầu, cô đã trải qua gần một năm mới hoàn tất thủ tục sưu tra an ninh. Cô nói thêm là phải nhìn lại toàn diện Bio của cháu mới biết được. Nếu trích ra từng đoạn thì chỉ thấy hình ảnh của một Việt kiều đi đi về về từ 96 đến 2005. Thực ra cháu về Việt Nam lần đầu là làm cho hãng Mỹ. Mình là người Việt nên hãng cử về làm đại diện cho văn phòng tại Việt Nam.

Cháu hỏi bác Giao Chỉ tài liệu chứng minh như vậy đủ chưa. Bác trả lời chưa đủ. Bây giờ cháu đang bị gọi là Kên Kên. Bác muốn gặp Phượng Hoàng.

Phượng Hoàng là ai. Người đó là ba cháu. Tôi xin cô Hoàng Oanh Oanh tức Carina Hoàng mời thân phụ của cô xuống San Jose thăm viện Bảo Tàng để chúng tôi có dịp nói chuyện.

Một thời oanh liệt

Từ Sacramento, con Kên Kên Carina Hoàng đem được thân phụ cô là Phượng Hoàng 74 tuổi tên là Hoàng Tích Hữu Ái xuống núi. Ngày xưa sinh viên sĩ quan họ Hoàng thuộc khóa 5 trừ bị Vì Dân, học tại Đà Lạt. Cùng khóa với đại tá Nguyễn Mạnh Tường. Anh thanh niên Hà Nội dòng họ Hoàng Tích mang cấp bậc trung tá QLVNCH vào những năm 70 làm cảnh sát trưởng Hậu Nghĩa, Bình Long, rồi cuối cùng là Tây Ninh. Các bạn chắc có nghe đến chiến dịch Phượng Hoàng đã được coi là kẻ thù số một của cộng sản. Trưởng ty cảnh sát Tây Ninh lại là nơi trực diện cùng địa bàn hoạt động với cục R. Đây là lần đầu tiên tôi gặp trung tá Hoàng. Ông người cao lớn và xem ra tính tình cũng cao ngạo. Trải qua 14 năm tù, nhưng lưng vẫn thẳng. Dù chống gậy đi chậm chạp nhưng tiếng nói mạnh mẽ. Tóc bạc trắng, mặt rất có hồn với đôi mắt tinh anh. Tôi tưởng rằng ông có thể vào vai Thành Cát Tư Hãn trong kịch của Vũ khắc Khoan. Chúng tôi ngồi nói chuyện binh đoàn, chuyện núi Bà Đen, chuyện bị cộng sản bắt, chuyện tù đày và sau cùng là chuyện con kên kên.

Ông kể rằng vào những ngày cuối, cảnh sát Tây Ninh tan hàng. Trung tá quân đội trở về với lính trung đoàn tại địa phương. Tiếp tục chiến đấu. Tìm đường chạy qua Cam bốt nhưng không thoát, khi bị bắt vẫn còn vũ khí. Ông bị giam riêng ở cục R. Chuyện chấp pháp hỏi cung ông vẫn còn nhớ như mới xảy ra hôm qua.

Cán bộ chỉ xuống bàn chân tật nguyền của chính anh ta mà hỏi rằng:

- Chân này ai bắn anh có biết không ?

Trung tá cảnh sát đáp rằng:

- Tôi bắn chứ ai.

- Ngon, muốn làm anh hùng?

- Không, đó chỉ là bổn phận thôi.

- Anh đi lính Sài Gòn bao lâu ?

- Lâu lắm, 20 năm.

- Đánh bao nhiêu trận, càn bao nhiêu lần ?

- Nhiều lắm không nhớ hết.

- Được bao nhiêu huy chương?

- Nhiều lắm không nhớ hết. Chiến thương năm sáu lần, anh dũng mười mấy cái.

- Anh giết bao nhiêu chiến sĩ cách mạng?

- Nhiều lắm, không nhớ hết, thanh toán toàn cán bộ.

Phượng Hoàng độc thoại

Rồi chuyện gì đã xảy ra? Còn chuyện gì nữa. Chúng nó đập cho tơi tả. Thương tích đầy người. Một bên tai điếc hoàn toàn. Một bên chỉ còn nghe được 20%. Đầu óc cũng thương tích.           Rồi đem ra bắn.

Phượng Hoàng bắt đầu độc thoại. Ông nói một mình. Con kên kên ngồi nghe nhưng có vẻ lo lắng sợ ông bố kể chuyện lang bang. Ông tiếp tục nói: Hôm tôi bị đem ra bắn nhưng không phải một mình. Chừng năm sáu anh em. Chẳng biết bao nhiêu. Bịt mắt từ trong tù. Đầu óc tôi chưa tỉnh. Có đọc bản án từng người. Rất dài. Bắn được hai người. Chưa đến người thứ ba thì chợt có lệnh ngưng. Tôi là trung tá ác ôn nhất nên sẽ bắn sau cùng. Vì thế nên chưa đến lượt. Ông nói sao? Nó bắn mình có nghe tiếng súng chứ. Tiếng đạn tác chiến khác. Đạn này bắn rất gần xuyên ngay vào thịt. Vẫn bịt mắt, chúng dẫn về trại tù. Giam giữ thêm hai năm tại R. Bị đánh đập thẩm vấn nhiều lần rồi mới đưa ra Bắc.

Ông muốn biết gia phả họ Hoàng? Ông biết cánh Hoàng Cơ Minh, Hoàng Cơ Lân không? Hoàng Cơ là chi trên, Hoàng Tích là chi dưới. Tôi ở chi dưới nhưng lại là hàng trên. Tôi gọi Hoàng Cơ Bình là chú. Cánh nhà tôi quen biết với Lý Bá Sơ khá nhiều. Ông tôi, bác tôi đều bị cộng sản cắt cổ.

Ông hỏi chuyện ở tù ngoài Bắc ra sao? Tôi không kêu than đói rét. Cả nước đều đói rét cả, có gì mà than. Tôi buồn vì không có tổ quốc. Không còn Saigon. Mc.Cain bị tù, nhưng còn cả nước Mỹ. Ra tù vẫn còn nguyên tổ quốc. Tù miền Nam ra tù không còn tổ quốc.

Muốn nói chuyện thơ văn, cho ông biết tôi cũng làm thơ tù. Ca ngợi chế độ đấy nhé. Đỉnh cao trí tuệ uyên thâm. Khi vươn cao thì vừa bàn tay với, khi thâm sâu thì ngang mắt cá chân. Khi anh em chôn tù chết, những năm đầu còn gỗ tạp đóng quan tài nhỏ bé. Cũng làm thơ tiễn biệt anh em. Gặp thằng cao thì xác chết co chân. Đứa to ngang cho nó nằm nghiêng. Một thằng tù chết, mất bốn thằng khiêng. Chết tù không tiếc, tiếc bốn ngày công.

Ông biết không, Tạ Tỵ nằm cùng buồng nói rằng: Thằng Phượng Hoàng gẫy cánh, mày đừng làm thơ nữa. Thơ mày làm như nứa cứa vào da, tao chịu không nổi.

Đó thơ văn như vậy. Nghe được không ?

Ông hỏi trong tù có kỷ niệm nào đặc biệt, có đấy chứ. Một lần cán bộ gọi lên nói chuyện. Địa phương báo cáo con gái Hoàng Oanh của mày cực kỳ phản động ngoan cố. Trả lời rằng nó còn bé làm gì mà phản động. Được nói rằng con gái bị cô giáo báo cáo phản động. Xin cán bộ cho nó vào tù để tôi dạy dỗ nó. Cán bộ lắc đầu bảo rằng nó vượt biển rồi.

Đó là ngày vui nhất của tôi.

Đến khi ra tù sau 13 hay 14 năm gì đó, tôi cũng tìm đường ra đi. Lại bị bắt thêm vài năm tù trong Nam. Rồi bây giờ ngồi ở đây. Tổ quốc ở đâu.

Ông muốn hỏi thêm chuyện gì nữa. Ông có biết chúng xử bắn bằng súng gì không. Tôi bị bịt mắt, làm sao biết được nhưng bắn gần lắm. Phát súng đầu tiên cũng là phát súng ân huệ cuối cùng. Nó bắn bằng súng lục.Tôi không bị bắn nhưng sao bây giờ dường như vẫn có viên đạn trong đầu.

Bây giờ muốn nói chuyện con Oanh Oanh, nói chuyện Thuyền nhân hay sao. Con gái tôi mới hơn 10 tuổi, cha đã đi tù. Ở nhà anh em nó vượt biên. Chuyện tù đày là chuyện của tôi. Chúng nó không cứu được tôi. Chuyện vượt biên là chuyện của các con. Tôi không cứu được chúng nó. Con tôi tôi biết, nếu nó là cộng sản tôi sẽ xử nó. Không khiến đến anh em. Nếu nó không phải là cộng sản, anh em tính sao với tôi đây. Tôi là thằng tù bị bắn không chết. Một thằng tù chết, bốn thằng tù khiêng. Tù chết không tiếc, tiếc bốn ngày công. Tôi là chiến binh tôi thương chiến binh. Tôi là thằng tù. Tôi thương thằng tù. Con tôi nó là thuyền nhân nó thương thuyền nhân. Nó là người đầu tiên về lại biển Đông tìm mộ thuyền nhân. Nó không phải là con kên kên tìm về ăn thịt xác chết. Nó là con tôi, tôi phải biết. Nó chỉ đi tìm ngôi mộ của thằng anh nó chôn ở hoang đảo Mã Lai. Đó là mộ thằng con trai tôi. Trong 40 câu chuyện thuyền nhân, chỉ có một chuyện mà nó không kể ra. Đó là chuyện đi tìm mộ thằng anh của nó. Con tôi, tôi biết, nó giỏi lắm ông ạ. Cha mẹ sinh ra nhưng không nuôi dưỡng các con. Nó thân lập thân, một mình xoay trở để thành người. Nó không phải là kên kên. Nó là cộng sản tôi sẽ xử nó. Không đến lượt các ông. Cha nó ở tù, không nuôi con được một ngày cơm. Nhưng nó chịu khó học hành. Đậu đủ các bằng cấp. Làm cho hãng Mỹ. Làm cho hãng Úc. Làm cho lãnh sự Mỹ. Chế ra túi cấp cứu để bán cho dân Sài Gòn. Nó cộng sản ở chỗ nào. Sao lại bảo nó là kên kên. Rồi hô hào đi bắn kên kên. Ông biết chúng nó bắn tôi bằng súng gì không. Súng lục đấy. Nó tha tôi mà sao vẫn còn viên đạn trong đầu. Chẳng còn tỉnh táo đâu. Trong lúc ở tù tôi nghĩ đã có lúc nằm trong quan tài. Chúng nó khiêng tôi, bốn người không nổi. Tôi phải co chân nằm nghiêng. Cần phải sáu người. Tù chết không tiếc, tiếc sáu ngày công. Đó là cộng sản.

Ông có muốn xem tờ giấy ra trại của tôi không. Tên trung tá Ngụy cực kỳ phản động, cực kỳ ác ôn. Không thể cải tạo được.

Cộng sản độc tài gọi cha là Phượng Hoàng nợ máu nhân dân, cộng hòa tự do gọi con là Kên Kên ăn thịt thuyền nhân. Tôi thật tiếc cho các ông.

Trung tá Hoàng Tích Hữu Ái đứng lên từ biệt. Tay cầm gậy, mũ đội trên đầu, lưng thẳng. Ông nói thêm: Thưa niên trưởng, chuyện thuyền nhân để cháu nó lo được rồi. Mình là lính bại trận, bây giờ mấy thằng trốn lính nó nói sao cũng có người tin. Chiến hữu rơi rụng cả rồi. Chiều nay tôi lại đi thêm một đám nữa. Chào Colonel để cháu đưa tôi về.

© Giao Chỉ

© Đàn Chim Việt

9 Phản hồi cho “Chuyện Thuyền nhân, từ Kên Kên đến Phượng Hoàng”

  1. Tuấn says:

    Trước kia! Có nghe là thu tiền để gửi cho thương phế binh, thu tiền xong họ không gửi mà đem chia nhau, mấy người đó được gọi là kên kên rỉa xác đồng đội. Nay lại nghe kên kên rỉa xác thuyền nhân.

  2. Ngô Vĩnh Tường says:

    Đọc bài thấy thật buồn. Buồn vì những thảm cảnh đã xảy ra cho người dân đất Việt. Và còn buồn hơn khi những người đang sống trong một môi trường rất tốt cho dân chủ được phát huy nhưng vẫn mang nặng thói quen quy chụp, bất kể sự thật, bất chấp chứng cứ. Hình như trong cộng đồng người Việt dù ở bất cứ đâu cũng có những người thường cho mình một thói quen là dễ dàng chụp mũ người khác khi họ nói hay viết ra điều gì đó không lọt lỗ nhĩ của mình. Điều này thể hiện một tâm thức non nớt, ngây thơ về nhận thức, thiếu óc phê bình một cách khoa học và kết quả là luôn lầm lẫn, chú ý chuyện nhỏ, bỏ qua chuyện lớn, suy nghĩ và hành động một cách lẩn quẩn, suốt đời là kẻ vị thành niên. Tất nhiên không phải ai cũng như vậy nhưng con số những người này không phải là ít. Và đây cũng là một trong những nguyên nhân mà dân Việt phải chịu cái gông của một thể chế thối nát gần 70 năm nay. Chừng nào mà phần lớn người Việt chưa thoát bỏ được lối suy nghĩ và hành xử theo cảm tính bất chấp hiện thực khách quan như vậy thì chừng đó dân Việt vẫn chưa thể có tự do dân chủ thực sự được. Nếu có thoát được chế độ độc đoán tồi dở này thì cũng sẽ lại rơi vào chế độ hỗn loạn khác mà thôi!

  3. sanjose42000 says:

    bo qua di tam….
    VC khoi can danh minh cho met, NV danh NV voi nhau o hai ngoai la du met rui….
    VC dung khoang tay nhin ……CUNG MET…..

  4. tungminhtri says:

    Bai viet that cam dong va sau sac. Cam on tac gia rat nhieu.
    Cung vi nhung chuyen nhu the nay ma Viet Nam kho co dan chu.Khong le ai ve nuoc lam viec cung la Ken Ken hay Viet Cong sao? Neu nguoi ay ve de van dong ngam dan chu thi sao?
    Hinh thuc beu xau cac ca nhan tren bao chi chang qua la de bao dong cho chinh quyen Viet Nam biet : “Hay de phong tay nay!” va de cong dong nguoi Viet Hai Ngoai co lap ho. Dang buon thay!

  5. Dân đen Australia says:

    Mấy tuần nay đọc bài thiên hạ lên án Carina Hoàng tác giả của sách Boat People mình cũng đâm lo. Cô ấy là người Việt đang sống ở Úc không lo sao được. Nói theo cách nói của thân phụ tác giả thì Cộng Đồng người Việt tỵ nạn CS tại Úc phải ra tay xử cô nầy trước nếu quả tình cô làm bậy
    Bây giờ thì mình có phần vững tin Boat People sẽ được đón nhận và tác giả cũng thoát được hàm oan

  6. Dân đen Australia says:

    Mấy tuần qua đọc bài thiên hạ lên án tác giả của Boat People thằng tôi cũng thấy hôi lo. Dẫu gì cô ấy cũng đang là người Việt sống ở Úc. Nói theo cách nói của thân phụ tác giả thì đồng hương người Việt tại Úc phải xử cô này trước nếu cô ta là VC tôi đang

  7. Longan says:

    Hoàng Thi Oanh Oanh chỉ cần một tích tắc đã là QUỐC GIA NGHĨA TỬ. Viết về Boat People, về Thuyền Nhân mà là Cộng Sãn được hay sao. Vấn đề Thuyền Nhân đã từng đánh động lương tâm cả thế giới. Thế giới đã dang tay đón nhận Thuyèn Nhân. VC muốn thế giới quên đi chuyện Thuyền Nhân. Bởi đó là tội ác của cộng sản. Ai là người sẽ đánh phá Boat People? Hỏi tức là đã trả lời.

    Qua lời nói của Trung Tá Hoàng Tích Hữu Ái , chúng ta thấy đó là chân dung đích thực của người chiến binh Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Can trường khi chiến bại. Bất khuất trong lao tù cộng sản. Ông xứng đáng là một người con yêu của Tổ Quốc. Sự chiến đấu và hy sinh của Ông đã được toàn dân ghi ơn và ngưởng mộ

  8. TTLân-Paris says:

    Đọc bài này đến đoạn bác Giao Chỉ nói chuyện với Trung Tá Hoàng Tích Hữu Ái, tôi xúc động quá, không làm sao ngăn được nước mắt trước tấm gương dũng cảm của cả gia đình Trung Tá Ái. Tôi ở bên Pháp này, đón mua quyển sách Boat People trên amazon mà không thấy, từ mấy tuần nay kể từ khi trang Bảo Vệ Cờ Vàng giới thiệu. Mong gia đình Trung tá Ái và nhất là cô Carina Oanh đừng quan tâm đến những người ‘vơ đũa cả nắm’, đâm ra nối tay cho cs chia rẽ người QG. Thật là vô ý thức.

  9. Cu Tý says:

    “Bàn Tay Lạ” sau lưng dấu mặt,
    Bóng theo hình chia cắt lià xa.
    Nam Kha say mộng dưới hoa,
    Kên kên sao lạ hoá ra phụng hoàng.

    Vô nghì theo thói dọc ngang !!!

Leave a Reply to Ngô Vĩnh Tường