Tái cấu trúc và sửa lỗi hệ thống
Mấy năm nay trong xã hôi ta thường nghe nói đến các lỗi hệ thống. Và trong năm 2011 cụm từ tái cấu trúc được nhắc đi nhắc lại với tần số kỷ lục trong các giải pháp vượt qua khó khăn kinh tế gay gắt hiện nay. Không hẹn mà gặp, các từ này đã trở thành những từ khoá trong phần lớn các nghiên cứu về quản lý kinh tế xã hội trong cả năm 2011. Cho nên có lẽ cũng là tự nhiên nếu câu chuyện đầu năm xoay quanh tái cấu trúc và lỗi hệ thống.
Một hệ thống phức tạp được đặc trưng bởi mục tiêu, thành phần, cơ chế hoạt động và cấu trúc các mối quan hệ giữa các thành phần của nó với nhau và với môi trường bên ngoài.
Trong quá trình hoạt động nhằm thực hiện mục tiêu của nó, một hê thống phức tạp, dù là một doanh nghiệp, một ngành kinh tế, văn hoá, xã hội hay những hệ thống lớn hơn, đều không tránh khỏi lúc này lúc khác có trục trặc. Nếu chỉ là trục trặc trong vận hành bình thường thì có thể dựa theo cơ chế phản hồi để phát hiện và điều chỉnh. Nhưng nếu trục trặc lớn, kéo dài thời gian lâu, thì thường có thể do mục tiêu sai, hoặc cấu trúc của hệ thống có vấn đề, có khuyết tật cơ bản, hoặc cả mục tiêu lẫn cấu trúc đều có chuyện. Khi đó, nếu chỉ xử lý cục bộ, chắp vá, vụn vặt, theo phương thức sai đâu sửa đó, thì không những không giảm bớt được truc trặc, mà có khi còn làm phát sinh thêm những rối ren, phức tạp mới, làm bất ổn gia tăng, đến mức có thể vượt khỏi tầm kiểm soát. Giải pháp đúng đắn trong tình huống đó chỉ có thể là dựa trên phân tích hệ thống, xét lại toàn bộ tổ chức, từ mục tiêu đến cơ chế hoạt động và các mối quan hệ trong nội bộ hệ thống với nhau và với môi trường, để thấy rõ và tìm cách sửa chữa những khuyết tật cơ bản của hệ thống, tức là các lỗi hệ thống, theo cách nói quen thuộc gần đây.
Đó là ý nghĩa các phạm trù “lỗi hệ thống” và “tái cấu trúc” mà gần đây đã được sử dụng khá phổ biến trong các câu chuyện chính trị và kinh tế, xã hội.
Thực tế xây dựng đất nước hơn ba mươi năm qua đã dạy chúng ta một bài học đắt giá: chỉ trong vòng mười năm sau ngày thống nhất Tổ quốc, đất nước đã đứng trên bờ vực sụp đổ, buộc chúng ta phải tỉnh giấc, nhìn thẳng vào những thất bại gây nên do những lỗi lầm hệ thống tich luỹ trong quản lý kinh tế xã hội, từ đó mới có công cuộc đổi mới mà nhờ đó đất nước đã vượt qua khủng hoảng để hồi sinh kỳ diệu trong thập kỷ 90.
Ngày nay, éo le lịch sử lại đặt thế hệ chúng ta đứng trước tình huống tương tự như 25 năm trước. Bên cạnh những thành tựu bắt nguồn từ đổi mới, trong thời gian 5-7 năm gần đây đã xuất hiện nhiều sai lầm, thất bại đưa đất nước đến những khó khăn hết sức nghiêm trọng. Những gì tich cực mà đổi mới có thể đem lại đều đã đạt tới giới hạn. Nhiều lỗi hệ thống ở tầng sâu trước đây còn khuất nay bắt đầu lộ diện, khiến chúng ta đứng trước sự lựa chọn mới: hoặc tiếp tục làm ngơ với các lỗi hệ thống đó, chấp nhận đối mặt với nguy cơ trì trệ, thậm chí lụn bại và chuốc lấy nguyền rủa của đời sau, hoặc chịu đau giải phẫu và cắt bỏ những mầm bệnh mà thật ra đã ủ sẵn trong cơ thể từ nhiều thế hệ trước, và dũng cảm thay đổi tư duy một lần nữa, mở ra một thời kỳ khai sáng mới, xứng đáng với truyền thống cách mạng của các thế hệ tiền bối và không thẹn với những hy sinh mất mác to lớn của cả dân tộc qua mấy chục năm chiến tranh tàn khốc.
Trước hết, về đời sống chính trị. Có thể nói hầu hết những gì khó khăn, bê bối, trì trệ, suy thoái, hư hỏng, kéo dài trong mấy chục năm qua, suy cho cùng, có nguồn gốc liên quan tới những khuyết tật hệ thống của thể chế chính trị, cho nên sẽ khó có hy vọng khắc phục triệt để nếu không loại bỏ những lỗi hệ thống đó.
Điều nguy hiểm đáng lo, như Tổng Bí Thư đã nhận định trong Hội nghị TƯ vừa qua, là suy thoái biến chất đã diễn ra ở một bộ phận không nhỏ đảng viên giữ vị trí cao trong bộ máy quyền lực, ảnh hưởng nghiêm trọng đến niềm tin của dân. Nói như dân gian: nhà dột từ nóc. Sở dĩ như vậy là do quyền lực tập trung quá đáng mà không có cơ chế kiểm soát hữu hiệu, tiếng là thể chế dân chủ nhưng nặng về dân chủ hình thức, luật pháp không nghiêm minh, khiến tham nhũng, tội phạm có điều kiện hoành hành cả ở những nơi lẽ ra phải gương mẫu và trong sạch nhất. Bộ máy hành chính qua nhiều lần “cải cách” ngày càng đồ sộ mà vẫn quan liêu, xa dân, hành dân là chính. Nhiều quan lớn trong bộ máy không ngớt rao giảng đạo đức mà thật ra lối sống đồi truỵ, chỉ chăm chăm lợi dụng chức quyền mưu lợi vinh thân phì gia. Với một nền quốc trị như thế, trách sao văn hoá, đạo đức xã hội không ngày một suy đồi, các bản tin hàng ngày dày đặc những vụ lừa đảo, trộm cắp, chém giết nhau mất hết tính người.
Thật đau xót khi nghĩ tới một xã hội cách đây chưa lâu từng được ca ngợi nghèo nhưng vẫn giữ được phẩm cách, nay đầy rẫy những cảnh xa xỉ lố lăng, gian dối, xảo trá, không chút tự trọng. Cho nên sửa đổi hiến pháp đi đôi với chỉnh đốn Đảng, chỉnh đốn bộ máy chính quyền, tái cấu trúc ở tầng sâu chính trị nhằm sửa sai hệ thống là yêu cầu khẩn thiết hiện nay cần thực hiện bằng được mới mong có thể lấy lại niềm tin đang mất dần của dân.
Thứ hai, về đời sống kinh tế. Trong mấy thập kỷ mải mê phát triển kinh tế dựa vào tài nguyên thiên nhiên và lao đông giá rẻ, lấy doanh nghiệp Nhà nước làm chủ đạo, xây dựng các tập đoàn chủ chốt dựa trên độc quyền và sự ưu ái của Nhà nước chứ không dựa trên cơ sở cạnh tranh lành mạnh, trong khi đó lơ là văn hoá, giáo dục, khoa học khiến các lĩnh vực này sa sút nghiêm trọng – nay đã rõ mô hình đó không thể tiếp tục. Tai hại là đường lối phát triển kinh tế thiển cận đó được thực thi trên nền một thể chế lỏng lẻo bị thao túng bởi các nhóm lợi ích, khiến tham nhũng, lộng quyền, thiếu dân chủ đã trở thành những căn bệnh đặc trưng của xã hội Viêt Nam hiện nay. Nếu không đủ quyết tâm trừ diệt tận gốc mà cứ để những căn bệnh này ăn sâu vào xương tuỷ xã hội thì không mong gì những kế hoạch tái cấu trúc kinh tế có thể thực hiện có hiệu quả.
Sau cùng, nhưng xét về lâu dài lại là căn bản nhất, là đời sống văn hoá, giáo dục, xã hội. Không phải không có cơ sở mà ngay trong chế độ thực dân hà khắc, Phan Châu Trinh đã khởi xướng cứu nước bằng đường lối “khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh”. Sự xuống cấp ở đây thấm thía từng ngày, chưa bao giờ người dân bình thường cảm thấy cuộc sống bất an như lúc này. Đường sá, phương tiện giao thông thiếu an toàn (gần đây càng trầm trọng do các vụ cháy xe liên tiếp vì xăng kém phẩm chất), bệnh viện quá tải thê thảm, thực phẩm độc hại tràn lan, trường học cũng không yên tĩnh, đành rằng tất cả đều có phần hệ quả trực tiếp của những sai lầm hệ thống nói trên về chính trị, kinh tế. Tuy nhiên, ở đây cũng cần nhận rõ những sai lầm hệ thống ngay trong văn hoá, khoa học, giáo dục, y tế, xã hội nữa.
Về giáo dục, những yếu kém, bất cập, hư hỏng lưu niên đến nay chưa dứt chứng tỏ đường lối đổi mới cục bộ, chắp vá, vụn vặt, lăng nhăng, từng thực thi qua ba đời bộ trưởng đã hoàn toàn phá sản. Từ lâu, cải cách giáo dục toàn diện, triêt để, đã được cuộc sống cảm nhận bức thiết và TƯ Đảng, Chính Phủ cũng đã có những nghị quyết trịnh trọng khởi xướng từ 6-7 năm nay. Sai lầm hệ thống lớn nhất trong lĩnh vực giáo dục là đã đi lạc ra ngoài con đường chung của thế giới, kìm hãm thế hệ trẻ trong nền cử nghiệp hư học mà ngay từ thời phong kiến, vua Minh Mạng triều Nguyễn đã từng nghiêm khắc lên án nó là nguyên nhân khiến “nhân tài trong nước ngày một kém đi” (“Viêt Nam sử lược” của Trần Trọng Kim, trang 463). Trong đó cái chính sách lương không ra lương, ban đầu còn có lý do bào chữa là do khó khăn kinh tế, kỳ thật là một chính sách thiển cận tai hại, đương nhiên chủ yếu do chịu vòng cương toả của chính sách chung về lương công chức của Nhà nước, nhưng trong đó cũng có một phần không nhỏ là trách nhiệm của bản thân ngành giáo dục. Vì cái chính sách lương kỳ quặc này, không giống bất cứ ai trên thế giới, nên mới có tình trạng cũng không giống ai trên thế giới là thầy giáo không tập trung vào công việc mình được trả lương mà phải đầu tắt mặt tối kiếm thêm thu nhập từ những công việc khác. Nghịch lý lạ lùng là không đâu người thầy bị rẻ rúng, coi thường như ở xứ này, nơi mà từ xa xưa đã có truyền thống tôn kính thầy và nay vẫn luôn nhắc tới bốn chữ tôn sư trọng đạo. Vì vậy, tuy lúc này mới bắt tay cải cách giáo dục cũng đã quá muộn, nhưng lại có thể có thuận lợi cơ bản nếu được làm đồng bộ với cải cách chính trị và cải cách kinh tế như trên đã bàn.
Còn nhớ khi mới bắt đầu đổi mới, vào cuối thập kỷ 80, đã có lúc, do nghe theo đề xuất của một số cán bộ nghiên cứu thiếu hiểu biết, khái niệm hộp đen trong khoa học hệ thống đã được vận dụng khá bừa bãi trong quản lý kinh tế. Kỳ quặc đến nỗi danh từ hộp đen dùng để chỉ các xí nghiệp đã trở thành thời thượng trong các phát biểu của lãnh đạo, trên các báo lớn nhất ở trung ương, và cả một thời gian dài cái áo khoa học sang trọng khoác lên danh từ đó từng là yếu tố kích thích, tạo hứng cho hoạt động của các câu lạc bộ giám đốc xí nghiệp. Thậm chí nhiều người, cả ở cấp lãnh đạo cao, cũng tin tưởng ngây thơ chỉ việc “quay” các hộp đen cho giỏi thì sản xuất sẽ phát triển. Còn “quay” như thế nào thì tuỳ nghi, ai muốn hiểu cách nào cũng được, tha hồ cho trí tưởng tượng mặc sức vẽ vời. Đó là thời kỳ ấu trĩ, tuy cũng là một cách giải toả bớt tâm lý bế tắc chung vào lúc nhìn đâu cũng thấy khó khăn, nhưng cái hại lớn là tạo ra thói quen say sưa bàn thảo những chuyện vu vơ, chẳng ăn nhập gì với cuộc sống đang nước sôi lửa bỏng hàng ngày. Mong rằng lần này chúng ta không lặp lại sai lầm đó, dù ở trình độ cao hơn.
Tái cơ cấu là để sửa các lỗi hệ thống, cho nên trước hết phải nhận định đúng các lỗi hệ thống, mới biết nên tái cơ cấu như thế nào và sau đó phải có đủ quyết tâm mới thực hiện được đến nơi đến chốn. Toàn bộ công việc đụng chạm đến các nhóm lợi ích mà một số nhóm này gắn chặt với các lỗi hệ thống, cho nên sẽ rất gay go, gian khổ. Từ hai mươi năm nay đây là thử thách lớn nhất, cầu mong hồn thiêng sông núi giúp đất nước vượt qua được thử thách này.
Hoàng Tụy – Viet Studies
“Tái”cấu trúc nền kinh tế VN chuyên”ăn tái”,hay”ăn xổi,ở thì”,thì phải định hướng đúng nền”kinh tế thị trường” đã bị “lạc hướng xã hội chủ nghĩa” đang đưa đến tình cảnh”phá sản”như Liên Xô vào cuối thời Gorbachev,khi bị Deuchsbank không cho vay tiền để trả nợ,nên đã phải để cho các nước”chư hầu” Đông Âu tuần tự”giải phóng”.
Trong khi chờ đợi(từ 2008!)”tái”cấu trúc”nền kinh tế”ăn tái”này,thì dân VN ở trong nước vẫn tiếp tục bị”:
“Đau đầu vì điện
Điên đầu vì “Đô”
Ngây ngô vì vàng
Ngỡ ngàng vì đất
Ngất vì tỷ giá
Ngã vì lãi xuất
Uất vì giá xăng
VK chỉ nói lăng nhăng
Hoa nhài,hoa sói,lằng nhằng vậy thôi?!”
Thưa Vũ tiên sanh,
Mjạ, vè hay ác liệt
Phản ánh đúng
hiện thực xã nghĩa
Xin cho mượn đỡ
bản quyền khi cần.
Lão Ngoan
Thân gửi Lão Ngoan Đồng,
Đây là vè của người dân VN ở trong nước. Vậy cứ việc”mượn đỡ”HOÀN TOÀN khi cần,vì bản quyền là của toàn dân VN!Xin chào!
Tái cấu trúc thế nào,chỉ có con đường dân chủ cạnh tranh mới có thể cấu trúc lại xã hội VN đã bị CS phá nát sau mấy mươi năm cầm quyền. Không có dân chủ không có đường ra cho dân tộc Việt.
TRAO ĐỔI CÙNG ÔNG HOÀNG TỤY
Ông Hoàng Tụy là nhà toán học tên tuổi của VN hiện đại nên đề tài bài viết của ông nêu ra “Tái cấu trúc và sửa đổi hệ thống” quả thật rất hấp dẫn. Ông là nhà toán học nên ý niệm cấu trúc và ý niệm hệ thống chắc ông cũng nắm nằm lòng sâu sắc nhất. Nói nôm na và chung nhất, hệ thống là toàn bộ một kết cấu toàn diện có liên quan hữu cơ chặt chẽ cùng nhau. Cũng từ ý tưởng đó, ý nghĩa của cấu trúc vả của hệ thống cũng chỉ là một. Không thể nói cấu trúc nếu không nói hệ thống cũng như ngược lại. Cái này là điều kiện hay bản thân của chính cái kia.
Thế nhưng nếu trong toán học và thế giới tự nhiên, cấu trúc và hệ thống đều là điều khách quan, thực tế tự nhiên, chúng vốn tự có mà không có ai, tức con người, tạo ra chúng cả. Cấu trúc hay hệ thống toán học, cấu trúc hay hệ thống vật lý, hóa học, sinh học v.v… cũng thế.
Nhưng còn xã hội con người, ai tạo ra chính hệ thống hay cấu trúc này. Nó là khách quan hay chủ quan. Đó chắc là điều mà ông Hoàng Tụy không thể không biết, hay biết mà chưa thật sự nói ra trọn vẹn.
Cấu trúc hay hệ thống xã hội như ông Hoàng Tụy nói, thật sự nó chỉ là một hệ thống hay cấu trúc ý thức hệ. Ý thức hệ nói đơn giản là hệ ý thức. Nhưng hệ ý thức này không phải hình thành tự nhiên trong thực tế, mà là do chính bản thân những cá nhân con người nào đó tạo ra. Đó là ý tưởng của những người sáng kiến ra lý thuyết và những người thực hiện hay thực hành các lý thuyết đó. Từ ý thức hệ chủ quan, người ta làm thành như một ý thức hệ khách quan, hay tự mệnh danh nó là khách quan, để cưỡng chế đưa vào thực hiện nó trong thực tế, đó chính là khái niệm hệ thống và khái niệm cấu trúc về mặt xã hội nhất định được ông Hoàng Tụy đề cập đến. Tất nhiên, hệ tư tưởng không thể giống với hệ toán học hay hệ vật lý. Điều này hẳn ông Hoàng Tụy đã hoàn toàn biết. Hệ thống toán học và hệ thống vật lý thật sự là hệ thống mở, bởi vì chắc chắn nó không thể hoàn toàn đóng, bởi vì nếu đóng có nghĩa là giới hạn, mâu thuẫn và nghịch lý. Hệ thống hay cấu trúc sinh học, nhìn bên ngoài có vẻ như hệ thống đóng kín, nhưng thật sự điều này cũng chỉ tương đối. Nên nói chung lại, không có hệ thống nào là tuyệt đối đóng hay hoàn toàn đóng trong mọi hệ thống khách quan tự nhiên của thế giới này.
Vậy mà người ta đã tuyệt đối hóa hệ thống xã hội trở nên một hệ thống khép kín hay hệ thống đóng. Đó chính là chủ quan của các loại ý thức hệ, hay ít ra cũng là loại ý thức hệ độc đoán nhất.
Vậy thì ý nghĩa của sự tái cấu trúc và sửa đổi hệ thống như ông Hoàng Tụy đề cập ở đây chính là gì ? Tái cấu trúc có nghĩa là cấu trúc lại. Sửa đổi hệ thống dĩ nhiên cũng là chỉnh đốn hệ thống lại, cải sửa nó lại cho hiệu quả hay chính xác hơn. Có nghĩa cũng không đi ra ngoài chính cái hệ thống hay cấu trúc khép kín đó. Xin hỏi ông Hoàng Tụy, ông đang ở trong sức hấp lực của trái đất, ông có làm biến đổi được sức hấp lực đó không ? Ông đang đi thuyền trên một dòng sông, ông có làm thay đổi được dòng chảy đó không ? Sự sửa đổi hệ thống hay sự tái cấu trúc một hệ thống khép kín, phải chăng chỉ là ảo tưởng, hay sự vá víu chủ quan không thực tế, phi hiện thực ? Vậy vấn đề ở đây không phải là sự tái cấu trúc, sự sửa đổi hệ thống mà chính là cần đặt vấn đề lại với bản thân của cấu trúc hay hệ thống đó. Đó là tìm hiểu lại về nguyên nhân phát sinh của nó, bản thân hay bản chất tồn tại của nó, cuối cùng là triển vọng, hậu quả, hay tính bế tắt nếu có của nó. Mọi nhà khoa học chân chính thì không thể chấp nhận bất kỳ tính nửa chừng hay tính chủ quan nào. Một hệ thống nếu tự nó là chủ quan, cũng không thể đặt vấn đề tái cấu trúc hay chỉnh sửa được, bởi như thế là nửa chừng. Thế cho nên với tính cách là nhà khoa học, hẳn nhiên ông vẫn biết chỉ có hệ thống hay cấu trúc nào là khách quan mới hoàn toàn có tính tuyệt đối, cho dầu nó là mở hay là đóng một cách tương đối. Đó là mọi cái gì vượt lên trên mọi tính chủ quan của con người. Nói rõ hơn, mọi ý thức duy ý chí, duy cảm tính về mọi đối tượng đời sống xã hội nào đó hoàn toàn do con người tự bó buộc, ép uổng, ngụy tạo, hay tự cưỡng ép tạo ra đều hoàn toàn không khách quan, không chính xác và đều hoàn toàn vô lý. Nói khác đi mọi sự ngụy tạo ý thức hệ và mọi sự thực hành hay thực hiện ngụy tạo ý thức hệ đều hoàn toàn không thực tế, phi lý, phi khoa học và phản khoa học. Nói cách đúng nghĩa, các hệ thống hành chánh bao cấp đi theo với một ý thức hệ giả tạo, đều tạo ra những hậu quả hoạt động hay vận động giả tạo đối với toàn xã hội và điều đó hẳn mọi người đều đã biết. Vậy thì chỉ có hệ thống xã hội khách quan mới là hệ thống hay cấu trúc xã hội đáng mong muốn nhất. Hệ thống khách quan đó đó không phải là hệ thống giả tạo, máy móc, khiên cưỡng, gò ép chủ quan, mà chính là hệ thống mang tính cách hoàn toàn tự do dân chủ trong xã hội. Thế giới vật chất vô cơ là thế giới của hệ thống cơ giới, máy móc, vô tri, tự động. Thế giới đời sống hữu cơ là thế giới của hệ thống hay cấu trúc đã có tự do tương đối, vì đã lồng trong đó hạt nhân sự sống. Nhưng thế giới xã hội loài người là hệ thống của các đơn vị ý thức, nhận thức, là những cá nhân con người cụ thể, nên không thể hiểu như một hệ thống cấu trúc vô cơ máy móc kiểu vật chất hay sinh học. Chính mọi hệ thống độc đoán, chủ quan đều là là những hệ thống hoàn toàn giả tạo, trái tự nhiên khi nó có mặt trong xã hội loài người. Nên nói cho cùng, vấn đề không phải là sửa đổi hệ thống cũ hay tái cấu trúc hệ thống cũ, mà là phải vứt nó đi nếu thấy nó không khách quan, hiệu quả. Hệ thống hay cấu trúc hữu lý của xã hội thực chất là sự hình thành một cách khách quan, tự nhiên qua lịch sử, trong sự cọ xát, chọn lọc của trí tuệ, ý thức mọi con người và sự phát triển xã hội nói chung. Mọi ý thức hệ chủ quan thực chất chỉ là kết quả của tính ấu trĩ của nhận thức, ý thức con người, cũng như của sự giả tạo hay cưỡng chế phản tự nhiên của xã hội mà ra. Không thể sửa đổi cái không thể sửa đổi và không cần sửa đổi, không thể tái cấu trúc cái gì thực chất là giả tạo. Nhưng điều cần thiết cơ bản chính là phi hệ thống hóa mọi hệ thống giả tạo, phi cấu trúc hóa mọi cấu trúc không tự nhiên, không cần thiết và vô lý. Đó chính là con đường cách mạng thiết yếu ngày nay của xã hội. Chỉ có những cấu trúc nào hình thành một cách tự nhiên, khách quan, đó mới là hệ thống thật, cấu trúc thật. Mọi cái gì giả tạo, đi ngược lại điều đó chỉ là phản tự nhiên, phi khách quan, là điều phải thoát ly ra hay không thể chấp nhận. Hệ thống phi hệ thống giả tạo, cấu trúc phi cấu trúc giả tạo, đó mới là hệ thống hay cấu trúc hữu lý của một xã hội tự do, dân chủ và phát triển thật sự cũng như đích thật.
Võ Hưng Thanh
(09/01/12)
Con người sinh ra đời trần truồng và không có gì hết ngoài cái tấm thân trần tục và một bộ óc biết suy nghỉ. Do đó, con người trong quá trình lớn lên muốn những gì người khác có mà mình không có. Các tổ sư cộng sản chủ nghỉa (Karl Marx, Lenin, và Stalin) dùng bộ óc của mình đi lừa gạt người khác. Marx suốt đời chỉ làm một việc để lấy tiền, đó là quản thủ thư viện và thừa hưởng gia tài khổng lồ của cha mẹ của hắn để lại. Cho nên, hắn mơ một ngày mình không cần làm nhiều nhưng mình có được mọi thứ trên cỏi đời. Lenin đi xa hơn nửa, lừa gạt những người theo hắn cho hắn cái quyền sinh sát. Stalin đi xa hơn nửa là thực hiện giết người cướp của và nhân danh “Đảng CS và Nhân Dân”. Các con cháu của họ là các đảng CS trên thế giới bao gồm đảng CSVN theo lề lối để tiếp tục giấc mơ “lấy hết”. Khi chúng ta cho một con người bình thường một cái quyền tối thượng, muốn làm gì thì làm việc đó, con người này sẻ thực hiện những gì chúng ta thấy xãy ra trong xã hội VN. Nếu là một người đàn ông, việc đầu tiên là hắn lấy tiền bạc, vật chất tốt, tài sản đất đai tốt. Càng nhiều càng tốt. Sau khi hắn lấy đủ tiền bạc và tài sản, hắn muốn hưởng thụ. Hắn muốn mọi người phục vụ, luôn cả về nhu cầu sinh lý. Vì có tất cả quyền lực, hắn thấy vợ và con gái sinh đẹp của người khác vừa mắt hắn, hắn sẻ ra lệnh cưởng đoạt vợ và con gái của người khác. Người đàn bà không chịu cho hắn ăn nằm thì hắn hiếp dâm! Đây là hậu quả của quyền lực và độc đoán! Muốn sửa lại cái sai này thì lấy đi cái độc đoán và quyền lực là giải quyết mọi sự. Nếu là con người, ai cũng có cái thèm muốn, chúng ta phải tỏ ra cái tài của mình: tạo ra một sản phẩm. Ai muốn thì trao đổi: đây là cơ cấu giúp xã hội tiến bộ làm ra nhiều của cải, cái hay và cái đẹp.
Tôi có đọc được một hồi ký của một người trí thức ở xã hội CSVN. Hắn được cho làm những chức vụ mà các đảng viên thông thường của đảng CSVN và cở như ngài giáo sư Hoàng Tụy thèm nhỏ giải nhưng hắn quyết định ra đi. Thà làm một con người bình thường và dùng cái lao động chân tay và trí thức của mình. Sau nhiều năm thành đạt, đảng CSVN mời hắn về làm “giáo sư” ở VN. Hắn nói: tôi không dạy những kẻ chỉ biết nghe lời trở thành người tài giỏi! Vì những người chỉ biết nghe lời không thông minh! Nếu không thông minh thì tôi không thể nào dạy cho giỏi được! Khi các anh thay đổi cơ cấu xã hội được rồi thì các anh không cần tôi nửa. Vì các anh đã đủ khả năng để phát triển và dạy dổ nhau rồi. Đây là phản hồi của tôi để cho giáo sư Hoàng Tụy suy nghỉ.
Nếu ai cũng thành khẩn như GS Hoàng Tụy thì chuyện gì khó đến mấy cũng có cơ hội vượt qua. Xin cám ơn GS đã dóng lên tiếng gọi thức thời!
Xin góp một luận điểm mà thôi: Một hiến pháp đúng đắn cũng không bảo đảm được điều gì, nếu thiếu tinh thần trọng pháp. Ðã trọng pháp thì mọi sự phải xử theo luật pháp, và không có ai được đứng trên luật pháp, kể cả đảng Cộng Sản. Chấp nhận điều này rồi, sẽ có nhiều khả thể khác để tiến tới. Chưa chấp nhận được điều này, thì vẫn không thể đổi mới. Có thể nói đây là điểm then chốt phải sửa đổi trong “hệ thống”.
Tái cấu-trúc ? Không ! Tiếp-tục cấu-trúc ? Cũng không ! Vì Việt-cọng hiên nay đã “Đổi mới từ tên gọi và tư-tưởng chuyên-chính vô-sản của cái Đảng Cong-sản Viêt-Nam” là ” Đảng Đại tham-nhủng với tư-tưởng cường-hào ác-bá” Tái Nạm hay Tái Gầu cũng chỉ làm cho ngon miệng Đảng viên Việtcọng khoái-khẩu ăn nhiều thêm.
TỪ ÔNG HỒ ĐẾN HỆ THỐNG …
Nhìn ông Hồ Chí Minh, nguời sáng lập chế đô CHXHCN hiện nay thì rõ. Nguyễn Thị Năm ,nguời phụ nữ ân nhân “cách mạng” bị đem ra xử tử vì một tội mà bà ta không hề biết : “Điạ chủ.”
Truớc những thúc hối can gián cuả thân cận , ông ta trả lời huề vốn nào : Không thể mở đầu chiến dịch đấu tranh giai cấp bằng giết một phụ nữ …” ,nào “Không ai nỡ đập một phụ nư bằng cành hoa huống chi là lấy mạng sống cuả họ.” để rồi : ” Tôi vẫn không đồng ý dù phải theo đa số ( cố vấn Tàu là đa số lúc đó) Rồi ông Hồ ra truớc công chúng khóc lóc vì sai lầm , nhiều đồng bào giết oan trong đó có nguời phụ nử tên Năm đó. Nhưng phải đợi hơn nưả thế kỹ sau, sự thực mới tiết lộ là chính ông Hồ Chí Minh viết thơ xin Stalin mỡ chiến dịch giết 172,008 nguời mà cái chết cuả phụ nử tên Năm là cái xác chết mở đầu cho thãm hoạ long trời lỡ đất đó. Chưa hết , ông Hồ từng khua mép phân bua oan trái cho nguời phụ nử đó, nhưng sự thực lịch sử còn tiết lộ thêm : chính ông Hồ Chí minh là nguời đã chuẫn bị dư luận để giết chị Nguyễn Thị Năm từ nhiều tháng truớc bằng viết đăng bài “Đại chủ Ác ghê” để vu cáo chị phụ nữ này.
Câu chuyện vô tiền khoáng hậu trên cho thấy thủ đoạn gian ác bậc thầy cuả một kẻ mang danh Cha già dân tộc , nguời mà chế độ đuơng thời đang ra công mổ xẻ học tập tư tuởng và đạo đức . Cái xã hội mà GS Hoàng Tụy đang đụng tới cái hệ thống cuả nó đó lại cái ỗ chưá đầy kinh bang tế thế bằng mưu mẹo thấp hèn đầy Hồ lớn , Hồ nhỏ thời đại mà thôi.
Ai ai cũng thấy trong nhiều chế độ tại Việt nam ,kẻ nào cũng hô hào kêu gọi nào ” yêu nuớc “, nào “làm cách mạng” nhưng thực tế rõ ràng lại cho thấy truớc sau như một ,chẵng kẻ nào dám sống công bằng với nguời khác ngay cã với đưá con nít vô tội . Một nơi mà thời nào kẻ ác , kẻ lưu manh thống trị nguời lành, nguời thiện lấy thủ đoạn , xão trá làm châm ngôn xử thế thì nơi đó là xã hội giun trùng cống rãnh , bùn lầy chớ nói chi là xã hội cuả con nguời.
Đi qua, đi lại, nói tới, nói lui…mấy chục năm rồi thì cũng vẫn là thằng mặt trơ trẽn, miệng lếu láo năm nào !
Tiên nhân cha các anh trí thức xã nghĩa VN nhớ !
Các anh cứ việc gọi là sáng tạo tài tình chữ với nghĩa để bà con rơi vào hoả mù thôi !
Mấy chục năm trước theo chân Gorbachov gọi là ĐỔI MỚI (ĐM) , tức là một hình thức tái cấu trúc lại hệ thống chính trị. Tuy nhiên có Perestroika tức Đù Mạ (xin lỗi ghét quá nên sổ nho chùm), nhưng íu có cái gọi là TRONG SÁNG như pha lê qua cái chính sách gọi là GLASNOST đi kèm.
Nghĩa là không có CÔNG KHAI tuốt tuồn tuột (total openness); mà đồng nghĩa với total openness là complet honesty / truthfulness / sincerity !
Vì chẳng có đứa chó nào thành thật, nếu có chỉ là giả vờ để mị dân thôi, hệ quả là bế tắc vẫn bế tắc, tức mèo lại hoàn mèo chứng chẳng trở thành cọp hay rồng chi cả. Từ đó lại dỡ trò chữ nghĩa mị dân tiếp như trên.
Cái quốc hội xã nghĩa hiện nay toàn là bọn ăn hại đái nát khi cho một đống đám doanh nhân cơ hội chủ nghĩa vào ngồi ké với đám đảng viên, để bịp bợm rằng có dân chủ, có tái cấu trúc bla bla bla
Trong khi đám con ông cháu cha lại được nhét vào ngồi giữ những chức vụ trọng yếu trong guồng máy đảng và nhà nước.
Lão Ngoan Đồng