WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

“Đoàn kết, Đoàn kết, Đại đoàn kết”

Thử nhìn lại chánh sách đoàn kết của Cộng sản Hà Nội qua thể nghiệm máu và nước mắt

- Lech Walesa: “Ðoàn kết phải có tự do”.

Trên thế giới cho đến nay, có lẽ phải nói chỉ có Cộng sản kêu gọi Ðoàn kết nhiều hơn ai hết. Ðối với Cộng sản Hà Nội, Ðoàn kết trở thành một thứ quốc sách thật sự giúp họ xuất hiện và tồn tại. Ngày nay, bằng Nghị Quyết 36 do Chánh trị bộ đảng Cộng sản Hà Nội ban hành, Ðoàn kết lại được một lần nữa nhấn mạnh “Ðại đoàn kết toàn dân”. Ðây là mục tiêu thật sự Hà nội nhắm vào khối người Việt hải ngoại vì ngày nay được đảng và nhà nước Hà Nội nhìn nhận là “một bộ phận của dân tộc không thể tách rời”. Và có đoàn kết được với người Việt hải ngoại thì đảng Cộng sản và nhà nước Hà Nội mới thật sự đạt được mục tiêu cuối cùng là làm chủ trọn vẹn đất nước.

Hồ chí Minh đưa ra khẩu hiệu “Ðoàn kết, Ðoàn kết, Ðại đoàn kết” gồm ba vế được cộng sản lần lược thực hiện ở Việt Nam suốt trong thời gian dài từ đầu thập niên 40.

Chúng ta sẽ lần lượt điểm lại những chánh sách Ðoàn kết của Cộng sản áp dụng ở Việt Nam để thấy khẩu hiệu đoàn kết của Hồ chí Minh được họ thực hiện như thế nào .

Tới bao giờ mới …

Trước đây, từng có bao nhiêu người Việt Nam yêu nước đã nói tới chánh sách đoàn kết của Cộng sản Hà Nội? Họ nói bằng tiếng nói của thể nghiệm cay đắng, uất hờn, bằng nước mắt của tủi nhục và uất hận. Máu và nước mắt của những người Việt Nam ái quốc lương thiện được người cộng sản lợi dụng đã viết nên những trang sử đoàn kết của Cộng sản áp dụng trên đất nước Việt Nam qua từng giai đoạn khác nhau, dưới những danh xưng khác nhau như Mặt Trận Việt Minh, Mặt Trận Liên Việt, Mặt Trận Tổ Quốc, và ngày nay Nghị Quyết 36 của Chánh trị bộ đảng cộng sản Hà Nội .

Nhưng nước mắt và máu đổ ra trên khắp đất nước vẫn chưa đủ để giúp những người Việt Nam yêu nước chân chánh ngày nay học được bài học đoàn kết của người Cộng sản Hà Nội hay sao?

Từng lớp người Việt ái quốc trước đây, ái quốc nhưng không chấp nhận Cộng sản, đã ngã gục dưới “lưỡi mã tấu đoàn kết” của Cộng sản vẫn chưa đủ để phơi bày mặt thật của đoàn kết và mưu mô vận động quần chúng của Cộng sản hay sao?

Ðến lúc nào thì đông đảo người Việt Nam yêu nước nhưng không Cộng sản mới ý thức được rằng chánh sách đoàn kết của Cộng sản là một “cỗ máy nghiền khổng lồ” mà chiều dài là lịch sử dân tộc, chiều rộng là đất nước Việt Nam, sẽ nghiền nát tất cả những ai không được đảng Cộng sản thừa nhận là nhân dân, tức là đối tượng để được đảng Cộng sản đoàn kết?

Chủ thuyết Cộng sản xâm nhập vào đất nước Việt Nam không còn là một trào lưu tư tưởng như những trào lưu tư tưởng khác mà người Việt Nam có quyền thâu nhận, hấp thụ nó hay gạt bỏ nó, đãi lọc nó theo qui luật tự nhiên đối với sinh hoạt văn-hóa. Bởi nó đã hiện thân tiên phong bằng một lực lượng quân sự núp dưới danh nghĩa kháng chiến giành độc lập, rồi giải phóng dân tộc, sau cùng bằng một chánh quyền với cả một bộ máy công an khổng lồ kèm kẹp, đàn áp, tiêu diệt tất cả cái gì cử động mà không phải là nó, tức cộng sản.

Trong hoàn cảnh lịch sử đặc biệt của Việt Nam từ trước 1945 đến nay, vấn đề đoàn kết cần phải được đặt lại trên cơ sở mà theo đó những hoạt động thực hiện đoàn kết có phù hợp mục tiêu đã đề ra khi kêu gọi toàn dân đoàn kết hay không? Trả lời câu hỏi nầy, đơn giản nhứt có lẽ là nên tìm hiểu các Mặt Trận của Cộng sản thành lập từ trước 1945 thì sẽ thấy ý nghĩa Ðoàn kết hiển lộ rõ ràng.

Đoàn kết: Mặt Trận Việt Minh.

Người Cộng sản khi thành lập một Mặt trận thường căn cứ vào hoàn cảnh và điều kiện của một giai đoạn lịch sử đòi hỏi. Mỗi giai đoạn có nhiệm vụ và mục tiêu của giai đoạn.

Mặt trận Việt Minh ra đời tại Quảng Tây tháng 5-1941 với bức thư hiệu triệu công bố ngày 8 tháng 9 năm 1941, dưới sự lảnh đạo của Hồ chí Minh, vào lúc ở Việt-Nam, Nhựt đã đánh đổ thực dân Pháp và kết nạp Việt-Nam vào hệ thống chiến tranh chống Ðồng Minh của Nhật.

Việt Minh hay Việt Nam Ðộc Lập Ðồng Minh đã nói lên rõ ràng cái ý nghĩa của mặt trận với những nhiệm vụ của giai đoạn lịch sử lúc ấy. Trong “Việt Nam Ðộc Lập Ðồng Minh”, “Việt Nam Độc Lập” là nhiệm vụ giải phóng quốc gia dành độc lập; còn “Ðồng Minh” là nhiệm vụ quốc tế của Mặt trận tham gia chống phát-xít, và chống phát-xít trên đất Việt.

Thật ra, trong tình hình Việt Nam năm 1941, nhiệm vụ chống phát-xít Nhựt tư nó cũng đã đồng nghĩa với nhiệm vụ giải phóng dân tộc bởi phát-xít Nhựt đã thay thế thực dân Pháp chiếm lấy Việt Nam rồi.

Nhưng Hồ Chí Minh, không theo tuần tự ưu tiên qua danh xưng Mặt Trận Việt minh, trái lại nêu rõ lập trường tối hậu là đứng về phía Ðồng Minh chống lại Ðức-Ý-Nhựt để tránh phải nói rõ ra là đã nhận lãnh nhiệm vụ ở Nga thi hành đường lối của Đệ III quốc tế chiếm chánh quyền, áp đặt chế độ cộng sản, và mặt khác, nhờ đó vận động sự yểm trợ của Ðồng Minh mà Nga là thành viên. Nhưng đứng về phía Ðồng Minh để chống phát-xít mà lại không có Quốc gia thì chủ lực đâu mà chống phát-xít?

Cho nên trong chủ trương của Mặt Trận Việt Minh, ngay lúc đầu, đáng lẽ ra chỉ nên đặt vấn đề giải phóng dân tộc khỏi ách đô hộ của thực dân Pháp là chủ yếu, Hồ chí Minh lại đặt vấn đề chống phát xít là ưu tiên vì chỉ muốn làm nhiệm vụ quốc tế phục vụ đường lối chánh trị Nga xô là trên hết. Hồ chí Minh như vậy đã chủ trương bước xéo qua quốc gia dân tộc mà đi ra quốc tế, nên khi Hồ chí Minh kêu gọi giải phóng dân tộc giành độc lập là để nhằm lợi dụng lòng yêu nước của toàn dân mà thôi. Chính tinh thần luôn luôn “vì quốc tế” là ưu tiên, trên quốc gia dân tộc, ngày nay được Đảng Cộng sản Hà nội thừa kế trong chủ trương chấp nhận nhượng đất và biển cho Trung quốc, để giữ Đảng và chánh quyền theo phe xã hội chủ nghĩa chư hầu của Tàu .

Giải phóng dân tộc đáng lẽ ra phải là một nhiệm vụ duy nhứt và thiêng liêng nhứt của người dân mất nước, thì đối với Cộng sản Hồ chí Minh, giải phóng dân tộc chỉ là điều kiện, là cơ hội để cướp chánh quyền nhằm mục đích sau cùng là thực hiện chế độ Cộng sản. Điều này hoàn toàn đi ngược lại nguyện vọng đích thực của toàn dân là chống thực dân Pháp và phát-xít Nhậtt để gành lại chủ quyền quốc gia. Và người dân đã thực sự đổ xương máu cho mục đích cao cả nầy. Do đó, Mặt Trận Việt Minh từ trong chủ trương có sẵn bản chất chia rẽ, phá hoại đoàn kết dân tộc.

Tuy nhiên, đối với dân chúng Việt Nam vào những năm 40 vừa bừng tỉnh thoát khỏi ách thực dân Pháp, Mặt Trận Việt Minh hay bất kỳ một tổ chức nào đáp ứng được nguyện vọng độc lập, tự do của dân chúng thì đều có thể tập hợp đông đảo các từng lớp xã hội. Lúc ấy, một lời nói “ái quốc” đã làm rung động nhiều người. Tiếng “tự do”, “độc lập” trở thành một sức mạnh phi thường. Bởi vì lòng yêu nước của dân chúng từ lâu bị đè nén, nay có cơ hội bộc lộ thì hành động lập tức trở thành nhu cầu của mọi người.

Không có ai cần thắc mắc, đắn đo, mọi người cần hành động. Phải hành động để đem lại độc lập, tự do! Lòng mọi người hân hoan. Không tham gia hành động, còn nghi ngờ, suy nghĩ, là làm mất ngay cơ hội dành lại độc lập! Với những điều kiện tâm lý xã hội ấy, các tổ chức chánh trị, các đảng phái công khai hoạt động. Mặt Trận Việt Minh liền đứng ra vận vận dụng lòng yêu nước bồng bột và sức đấu tranh của toàn dân đang vươn lên, hướng sức đấu tranh ấy vào mục tiêu của Mặt Trận khác hẳn với nguyện vọng đích thực của toàn dân.

Nguyện vọng của toàn dân là nhằm mục tiêu duy nhất giải phóng dân tộc giành độc lập. Còn Việt Minh lại tách nhiệm vụ giải phóng dân tộc làm hai nhiệm vụ Quốc gia và Quốc tế, mà Quốc tế là quan trọng hơn: “Cục diện quốc tế biến chuyển mau lẹ. Cuộc chiến tranh dân chủ chống phát xít quốc tế, do Liên xô cầm đầu đã tới mực cao độ. Mâu thuẫn giữa thực dân Pháp và Phát-xít Nhựt ở Đông Dương ngày càng gay gắt. Do đó, chánh sách đảng Cộng sản cũng phải chuyển hướng kịp thời” ( Trần huy Liệu, Lịch sử cách mạng cận đại Việt Nam, Hà-Nội ). Và Trần huy Liệu còn nói rõ hơn: “Việt Minh, tìm cách liên lạc với phe dân chủ và đem những khả năng giúp đỡ quân Đồng Minh đánh Nhựt ở Đông Dương”. Đồng thời Hồ chí Minh nhận tiền và vũ khí của Pháp nói để đánh Phát-xít nhưng thực tế là phát triển đảng Cộng sản và chống lại các đảng phái quốc gia, với lời giải thích lấy được “Vì Việt Nam dưới gót phát-xít Nhật cũng như Pháp dưới gót Quốc xã Đức”!

Do đó với những sự thật không chối cải được về cái nhiệm vụ quốc tế, Mặt Trận Việt Minh trong chánh sách đoàn kết đã làm cho nhiều người Việt Nam yêu nước thật tình và sáng suốt lần lần phải xa lánh Việt Minh.

Từ 1941 đến ngày cướp chánh quyền ở Hà Nội ngày 19-8-1945, Mặt Trận Việt Minh kêu gọi toàn dân đoàn kết. Hồ chí Minh cũng đã kêu gọi đoàn kết: “muốn đánh Pháp, Nhật, ta chỉ cần một điều: toàn dân đoàn kết” (Võ văn Kiệt, Báo Tuổi Trẻ 8/05) Trong bài báo trên, Võ văn Kiệt còn nói thêm: “không chỉ có dân, mà cả vua nhà Nguyễn” cũng hưởng ứng. Thật vậy, vua Bảo-Đại ban chiếu thoái vị để “làm dân một nước độc lập còn hơn làm vua một nước nô lệ”.

Trước quốc tế, triều đình nhà Nguyễn đã ký những Hiệp ước năm 1862, 1884 đặt quốc gia Việt-Nam dưới quyền bảo hộ của Pháp. Tháng 3/1945, chủ quyền Pháp trên đất Việt Nam bị Nhựt lật đổ, Bảo-Đại đã tuyên bố xóa bỏ các Hiệp ước cũ và khôi phục lại quyền độc lập quốc gia, thực hiện sự liên tục pháp lý quốc gia. Tháng 5/1945, Việt Minh cướp chánh quyền, lẽ ra đã phải duy trì liên tục pháp lý ấy để căn cứ vào nền tảng đó mà kêu gọi quốc tế thừa nhận Việt-Nam độc lập, đồng thời đoàn kết toàn dân. Chẳng những không lợi dụng cơ hội thuận lợi này mà thu hồi chủ quyền quốc gia và đoàn kết toàn dân, Hồ chí Minh buộc Vua Bảo-Đại thoái vị, trao ấn kiếm cho Hồ chí Minh (ấn kiếm đã không nộp cho Việt Minh nay hãy còn được cất giữ ? ) và ngày 11-9-1945, đảng Cộng sản Đông Dương, rồi Bộ Trưởng Thông Tin Tuyên Truyền Trần huy Liệu, tuyên bố rõ mục tiêu của Mặt Trận Việt Minh theo đuổi: “Mặt Trận Việt Minh là do Đảng Cộng sản Đông Dương lảnh đạo”. Thế là Hồ chí Minh và Trần huy Liệu đã mặc nhiên phản lại tinh thần đoàn kết được ghi trong chiếu thoái vị mà Trần huy Liệu đã cam kết thực hiện khi tiếp nhận bản văn nầy từ tay Bảo Đại !

Mất hết ủng hộ từ quốc tế đến quốc gia, Hồ chí Minh bèn mời Vua Bảo Đại làm “cố vấn tối cao cho chánh phủ cách mạng”. Nhưng giá trị liên tục pháp lý ở Vua Bảo-Đại không còn nữa.

Để giải quyết cái khó trước mắt, Hồ Chí Minh xoay qua kêu gọi Mặt Trận Quốc Gia Liên Hiệp trong Nam gồm có Đảng Quốc Gia Độc Lập, Thanh Nien Tiền Phong, Cao Đài, Phật Giáo Hòa Hảo, Việt Nam Phục Quốc Hội, Đệ Tứ, Liên Đoàn Công Chức, sát nhập vào với Mặt Trận Việt Minh. Một Ủy Ban Nam Bộ được thành lập gồm 9 ủy viên trong đó có 7 Ủy viên là Cộng sản. Sự kết hợp này giúp Việt Minh nắm được chánh quyền Nam bộ để Trần văn Giàu, Phạm ngọc Thạch, Nguyễn văn Tạo có đủ tư thế tiếp xúc với Cédile, Đại tá Pháp, sửa soạn kế hoạch cho Pháp trở lại Nam-bộ.

Âm mưu đi với Pháp bị tố cáo. Không cần phải che dấu chủ trương theo Cộng sản dưới chiêu bài đoàn kết nữa, Việt Minh liền ra tay ám sát Hồ văn Ngà, tiêu diệt Bình Xuyên, Hòa Hảo, Cao Đài và tất cả những người không đi với Việt Minh.

Cuộc kháng chiến Nam bộ bùng nổ, toàn dân đứng lên chống Pháp thì Việt Minh một mình tiến hành chiến dịch loại trừ các phần tử Quốc gia không theo Việt Minh để độc quyền lảnh dạo kháng chiến và thỏa hiệp với Pháp, nhưng thỏa hiệp không thành bởi De Gaulle muốn trở lại Đông Dương để giử cho Pháp địa vị Đế Quốc, trong lúc đó cao trào chống Pháp của dân chúng trong Nam quá mạnh.Việt Minh vì quyền lợi của đảng Cộng sản đành phải tham gia kháng chiến.

Ở miền Bắc, Việt Minh nắm trọn chánh quyền. Chánh phủ liên hiệp chấp nhận thỏa hiệp để Pháp đổ bộ lên Hải Phòng, Hà Nội, Nam Địnnh…Khi Hồ chí Minh ký hiệp ước 6-3-1946, các đoàn thể và lực lượng võ trang trong Nam phản ứng mạnh, không thi hành ngưng chiến: “Đ.m ! Chưa có độc lập mà ngưng chiến cái c.c.!?” (Bảy Viễn tức giận nói). Trong lúc đó, ở miền Bắc, cộng sản hợp tác với Pháp đi tuần tiểu trên đường phố Hà Nội, Hải Phòng lùng bắt những ai còn tiếp tục chống Pháp. Việt Minh cùng với Pháp mở những cuộc hành quân tận Vĩnh Yên, Việt Trì, Phú Thọ, Tuyên Quang để tiêu diệt Việt Nam Quốc Dân Đảng.

Hồ Chí Minh trước kia, trong Phong Trào Đông Du, cũng đã từng hợp tác với Pháp, bán cụ Phan bội Châu cho Pháp lấy tiền tổ chức đảng Cộng sản và sau đó mật báo cho Pháp ở Hồng-Kông để chận bắt tại biên giới Việt-Nam tất cả thanh niên qua Nhựt hoặc qua Tàu theo học Trường Hoàng-Phố trở về, nếu họ không chịu gia nhập đảng Cộng sản (Hồ Chí Minh ởTrung Quốc, Tưởng Vỉnh Kính, Huê kỳ). Hồ chí Minh chủ trương tiêu diệt các đảng phái, các lực lượng yêu nước thật tình mà không theo Cộng sản ngay từ lúc ông ta chưa trở về Việt Nam.

Khi kháng chiến bùng nổ, lệnh tản cư ban hành, ở Hà nội, một số lớn tự vệ thành ở lại hăng say chiến đấu chống Pháp đều bị Cộng sản âm thầm sát hại hoặc thông báo cho Pháp nơi ẩn núp hoặc đường di chuyển để Pháp tiêu diệt.

Việt Minh chẳng những phá hoại đoàn kết dân tộc như đã hiệu triệu « toàn dân đoàn kết chống Pháp » mà còn trắng trợn phản bội lại công cuộc kháng chiến của toàn dân, tức phản bội Tổ Quốc, để chỉ nhằm phục vụ quyền lợi Cộng sản đệ III quốc tế là trên hết.

Mặt Trận Việt Minh lúc bấy giờ được đông đảo người Việt hưởng ứng vì lầm tưởng Việt Minh theo đuổi đường lối và chánh trị đấu tranh để giải phóng dân tộc. Nhưng mục đích thật sự của Việt Minh là Cộng sản nên mới di hại cho đất nước như ngày nay.

Đoàn kết: Mặt Trận Liên Việt.

Mặt trận Việt Minh chỉ là một tập hợp lực lượng dân chúng để giúp đoạt chánh quyền, không thể làm hậu thuẫn mang tính đại biểu quần chúng để giúp Hồ chí Minh quan hệ với ngoại quốc nên Hồ chí Minh phải cần một tập hợp khác. Do đó, ngày 27 tháng 8 năm 1946, Mặt Trận Liên Hiệp Quốc Dân Việt Nam ra đời, gọi tắt là Mặt Trận Liên Việt.

Mặt Trận Liên Hiệp Quốc dân được giải thích là để tập hợp rộng rãi hơn các đoàn thể, các thành phần xã hội kể cả không chánh trị, chỉ nhằm một mục tiêu chung duy nhứt là độc lập và dân chủ cho Việt-Nam. Mặt Trận Liên Việt không chỉ tập hợp các đảng phái chánh trị như Mặt Trận Việt Minh trước kia.

Về mặt lãnh đạo, Mặt Trận Liên Việt không đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của đảng Cộng sản. Ban lãnh đạo Mặt Trận Liên Việt dưới hình thức Ủy Ban từ hạ tầng cơ sở đến trung ương chỉ gồm những cá nhân trong đó có những cá nhơn đảng viên Cộng sản mà không nhơn danh Cộng sản. Nhờ khéo léo che giấu bộ mặt thật Cộng sản, Mặt Trận Liên Việt khá thành công trong việc tập hợp quần chúng, kể cả những người đã rời bỏ Mặt Trận Việt Minh trước đây.

Mặt Trận Liên Việt đặt dưới quyền Chủ tịch danh dự là Hồ chí Minh, Chủ tịch Chánh phủ và Chủ tịch thiệt thọ là Cụ Huỳnh Thúc Kháng, nên được xem như là một tổ chức quốc gia chánh thức có nhiệm vụ đoàn kết toàn dân, trong khi đó, Mặt Trận Việt Minh lại công khai do đảng Cộng sản lãnh đạo và có nhiệm vụ tập hợp các đảng phái chánh trị để cướp chánh quyền.

Những người cộng sản thì vẫn thấy tham gia Mặt Trận Việt Minh có ý nghĩa hơn vì ít ra cũng do Đảng Cộng sản lãnh đạo và có thành tích cướp được chánh quyền, chớ Mặt Trận Liên Việt thì mới ra đời, chưa lập được một thành tích nào hết. Trước tình hình đó, Mặt Trận Liên Việt chưa thay thế được Mặt Trận Việt Minh nên Mặt Trận Việt Minh chưa giải tán.

Sự duy trì hai Mặt Trận song hành vẫn có lợi cho Cộng sản Hồ chí Minh về mặt đoàn kết. Mặt Trận Việt Minh tập hợp các đảng phái chánh trị. Còn Mặt Trận Liên Việt tập hợp từng lớp quần chúng phi chánh trị. Cả hai đều thật sự đặt dưới sự lãnh đạo của đảng Cộng sản để làm hậu thuẫn yễm trợ chánh quyền Cộng sản vừa mới ra đời.

Vận dụng đoàn kết, Mặt Trận Việt Minh từ trước tìm mọi cách tiêu diệt các đảng phái chánh trị quốc gia không cộng sản đứng trong Mặt Trận. Mặt Trận Liên Việt ra đời tiếp theo để thi hành nhiệm vụ tiêu diệt các thành phần dân chúng xét thấy không thể giác ngộ cách mạng vô sản được.

Nhìn kỹ tình hình đất nước lúc bấy giờ, người ta sẽ thấy vai trò đích thực của Việt Minh và Liên Việt là bước đầu đoàn kết các đảng phái chánh trị không Cộng sản trong Mặt Trận giải phóng dân tộc dành độc lập để ra tay tiêu diệt các đảng phái ấy, tức tiêu diệt lực lượng chủ lực quốc gia chống thực dân Pháp, kế tiếp nhắm thẳng vào quần chúng, thẳng tay loại trừ tất cả những ai không theo cộng sản.

Chuẩn bị giải tán Mặt Trận Việt Minh, Cộng sản chuyển cán bộ đảng viên qua hoạt động trong Mặt Trận Liên Việt. Công tác của họ là đi sâu vào quần chúng để đoàn ngũ hóa quần chúng bằng mọi thủ đoạn như chiêu dụ, thuyết phục, hăm dọa và bạo lực.

Mặt Trận Liên Việt gồm đủ thành phần xã hội, có cả những người không tham gia một hoạt động chánh trị nào hết. Mặt Trận chỉ đạo họ lên tiếng hoan nghênh, ủng hộ, đóng góp theo chỉ thị của Ban lảnh đạo. Do đó, Mặt Trận Liên Việt có vẻ vô hại, không nguy hiểm nên quần chúng gia nhập để khỏi bị để ý là không hợp tác với Cách mạng.

Nhưng vô tình, dân chúng giúp cho Mặt Trận Liên Việt mượn sức mạnh quần chúng để đàn áp quần chúng qua những chiến dịch phổ biến chánh sách ta/địch, bạn/thù.

Đến tháng 3 năm 1951, đảng Lao Động chánh thức xuất hiện để lãnh đạo. Chánh phủ cách mạng được củng cố nhờ ở cán bộ đông đảo và được huấn luyện nhuần nhuyển về giai cấp đấu tranh, khủng bố, đàn áp.

Trong phe cộng sản, Trung Cộng vừa thắng thế và thiết lập chế độ cộng sản trên toàn lãnh thổ nước Tàu. Biên giới hai nước thông thương. Tình hình thuận lợi cho phía cộng sản ở Việt Nam hơn.

Những điều kiện chủ quan và khách quan đã cho phép Cộng sản Hà Nội từ nay công khai hoạt động không sợ phản ứng bất lợi trong dân chúng. Hơn nữa, Đại Hôi Đồng Liên Hiệp Quốc Gia, tức toàn thể dân chúng, đã hợp thức hóa sự ra đời của Đảng Lao Động để lãnh đạo cách mạng Việt-Nam theo lời giải thích chánh thức: “Đảng Lao Động Việt nam trong hiện tại kháng chiến, trên những thành tích đấu tranh, trên ý thức giác ngộ, xứng đáng đóng vai trò lảnh đạo các giai cấp”.

Và cũng từ đây, danh từ “giai cấp” được phổ biến rộng rải trong quần chúng như một bài học mới về lý tưởng đấu tranh. Rồi vấn đề “giai cấp” lại được đưa sâu vào Mặt Trận Liên Việt để nâng Mặt Trận Liên Việt trở thành Mặt Trận của các “giai cấp”. Nhiệm vụ đoàn kết của Mặt Trận Liên Việt giờ đây là “đoàn kết các giai cấp”. Phương thức đoàn kết các giai cấp là “điều giải hợp lý quyền lợi giữa các giai cấp” như Trường Chinh giải thích.

Mà muốn được đoàn kết, người dân phải giác ngộ giai cấp, tức phải trở thành người Cộng sản chuyên chính bởi chỉ có người Cộng sản, đảng viên đảng Lao động, mới đại diện quyền lợi của giai cấp lao động Việt Nam. Mà quyền lợi của giai cấp lao động là quyền lợi dân tộc!

Khi Mặt Trận Liên Việt làm nhiệm vụ đoàn kết, áp dụng lý thuyết “điều giải hợp lý quyền lợi của các giai cấp”, nhìn vào thực tế, chúng ta sẽ thấy ý nghĩa thật của lý thuyết ấy là hướng dẫn cán bộ đảng viên biết chọn lựa đi với ai, loại bỏ ai, vào lúc nào, với tội gì, bằng cách nào. Việc làm nầy phải hợp lý để kịp thời giải thích trấn an quần chúng và đàn áp những ai phản ứng mạnh.

Chủ trương đoàn kết của Mặt Trận Liên Việt vừa được áp dụng thì chẳng bao lâu sau đó, đảng Lao Động đưa ra một chánh sách mới tiếp theo “phóng tay phát động phong trào quần chúng đấu tranh”.

Quần chúng trong cuộc đấu tranh này sẽ được phân định ai là bạn, ai là thù để làm xuất hiện những đối tượng đấu tranh. Phân định xong, đối tượng đã rõ, phải qui định phương pháp, kế hoạch như “đột phá nhứt điểm khai thông toàn diện, bố trí đấu trường… “.

Khi chánh sách đoàn kết của Mặt Trận Liên Việt diển ra, máu đã đổ, thì người dân nhìn thấy đó không gì khác hơn là một cuộc chiến “nội chiến” do chánh quyền cộng sản đẩy những người vô sản cộng sản chém giết những người vô sản Việt Nam khác không cộng sản. Nói nội chiến vì những người lãnh đạo cuộc chém giết này là chánh quyền với cả bộ máy võ trang hùng hậu mở những cuộc công kích thẳng vào phía quần chúng bị xem như là lực lượng đối nghịch phải tiêu diệt để giành phần thắng về mình.

Nhưng thật ra, nói cho đúng hơn thì đó chỉ là một cuộc chém giết đại qui mô một chiều. Quần chúng vô sản, tức phe đối nghịch, chết đi rồi mà vẫn chưa hiểu tại sao mình chết vì lời van xin, cầu khẩn chưa kịp thốt ra.

Để giải thích tại sao có chiến dịch “quần chúng đấu tranh”, cộng sản liền cho giáo dục quần chúng lòng căm thù giai cấp. Căm thù là tiêu chuẩn đo lường tinh thần chiến đấu. Những lời chửi rủa, hành động tàn ác, dã man đối với kẻ khác là đưa căm thù vào thực tế đấu tranh. Chửi rủa, tàn nhẫn với những kẻ từng được kính trọng, yêu thương là thay đổi mới quan hệ xã-hội, gia-đình. Chửi rủa khơi dậy tính độc ác sẳn có ở trong con người để dẫn đến những hành động tàn bạo.

Thậm chí, trong chánh trị ngoại giao ngày nay, người ta vẫn còn nghe người Cộng sản Hà-Nội gọi “thằng Mỹ, thằng Pháp” và ông “Trung Quốc, Ông Liên xô”.

Trong chánh sách đoàn kết của cộng sản, địch phải chết trước, thù chết sau đó và bạn được chết sau cùng. Đến khi có một biến cố chánh trị xảy ra trong nội bộ đảng hoặc trong phe cộng sản thì một cuộc thanh lọc hàng ngũ sẽ diễn ra để ta lại giết ta. Trường hợp gần đây và những nạn nhân vẫn chưa được thanh thỏa, đó là vụ “xét lại chống đảng” hồi năm 1962 ở Hà-Nội và cả vụ “Nhân Văn Giai Phẩm”.

Tưởng nên nhớ trong chánh sách “đoàn kết” của Mặt Trận Liên Việt, những thành tích kháng chiến, những đóng góp hay hy sinh cho kháng chiến, đều không được xem xét trong sự phân định thành phần quần chúng. Bởi ai hiểu cuộc kháng chiến là để dành độc lập cho đân tộc là sai : « kháng chiến là giai cấp đấu tranh trên một hình thức cao rộng », lời Trường Chinh giải thích.

Chánh sách « đoàn kết » của Cộng sản Hà-Nội được một lần nữa thực hiện sâu rộng trên miền Bắc khi họ dành được phân nửa đất nước nhờ xương máu của toàn dân. Trong giai đoạn này, Hồ chí Minh thi hành rập khuôn theo Trung cộng, không cần ý thức sự khác biệt hoàn toàn về tình hình xã-hội Việt-Nam với Tàu . Thế là cuộc Cải cách ruộng đất bắt đầu. Đoàn kết được đề ra là nhằm phản đế, quần chúng đấu tranh là phản phong .

Phản đế mà không phản phong , nghĩa là chống đế quốc thực dân dành độc lập dân tộc mà không tiến hành giai cấp đấu tranh, là không ý thức được vấn đề một cách trọn vẹn vì còn bị chi phối hoặc ảnh hưởng tinh thần quốc gia hẹp hòi, tình cảm tiểu tư sản (tạch tạch sè), lãng mạn. Thế là vấn đề phản đế được thống nhứt vào vấn đề phản phong làm một. Chánh sách tiêu diệt quần chúng vô sản không cộng sản được lồng vào chánh sách đoàn kết. Mà đoàn kết là để tiêu diệt.

Cuộc “cải cách ruộng đất” ở miền Bắc đầu thập niên 50, tiếp theo là “sửa sai” đã giúp Hồ chí Minh tiêu diệt không dưới năm trăm ngàn (500.000) nông dân vô tội. Suốt thời gian kháng chiến chống thực dân Pháp, ở trong miền Nam, cán bộ đảng viên cộng sản từ Bắc gởi vào xâm nhập hàng ngũ kháng chiến Nam bộ để thanh toán những người không chịu khuất phục hoặc gia nhập đảng cộng sản.

Thi hành chủ trương trên, riêng Trần văn Giàu, vâng lệnh Hồ chí Minh, một mình đã giết những trí thức tranh đấu yêu nước, vốn bạn bè và ân nhân như Tạ Thu Thâu, Hồ văn Ngà, Nguyễn văn Sâm, …. Vậy mà ông còn giữ một danh sách 2500 trí thức miền Nam phải tiêu diệt nhưng chưa kịp ra tay thì bị triệu hồi về Hà Nội . Nạn nhân là những thành phần lãnh đạo kháng chiến không theo cộng sản ở Miền nam (Hồi ký của Trịnh Hưng Ngẫu, Sài gòn, 1973 – dành cho thế hệ này và thế hệ mai sau). Còn biết bao nhiêu người nữa, ở miền Nam, vì sợ không giữ đoàn kết thì mất độc lập nên không nỡ sớm tách ra khỏi Việt Minh. Lại còn những người không muốn bỏ về thành phải bị mang tiếng Việt gian nên ở lại với kháng chiến. Tất cả những người này lần lượt bị chết vào tay Cộng sản hết cả.

Nhiệm vụ của Mặt Trận Việt minh là đoàn kết các đảng phái chánh trị để tiêu diệt chỉ còn lại đảng Cộng sản. Mặt Trận Liên Việt kế tiếp đoàn kết các thành phần xã hội khác như các hội hè, các cá nhân, trí thức, tư sản, nông dân, công nhân,… để lần lượt tiêu diệt theo quan niệm giai cấp đấu tranh, chỉ còn lại một thành phần là giai cấp lao động vô sản cộng sản.

Qua những đợt đoàn kết này, đảng Cộng sản trưởng thành, lớn mạnh và tồn tại đến ngày nay.

Đại Đoàn kết: Mặt Trận Tổ Quốc.

Mặt Trận Tổ Quốc được thành lập do quyết nghị của Đại Hội Đồng Mặt Trận Liên Việt hợp phiên bất thường vào tháng 9 năm 1955 tại Hà Nội.

Sự ra đời của Mặt Trận Tổ Quốc là sự giải thể của Mặt Trận Liên Việt cũng như trước đây sự ra đời của Mặt Trận Liên Việt là sự sửa soạn giải thể Mặt Trận Việt Minh. Mặt Trận Việt Minh là để đoàn kết các đảng phái. Mà đảng phái chỉ là những tập hợp một số quần chúng nên nhỏ hơn giai cấp. Mặt Trận Liên Việt đoàn kết các giai cấp, mà giai cấp vẫn còn nhỏ hơn toàn dân. Mặt Trận Tổ Quốc là một tập hợp lớn đoàn kết toàn thể quốc dân.

Thật ra, Mặt Trận nào cũng tuyên bố là tập hợp hay đoàn kết toàn dân. Nhưng trong quá trình tranh đấu, mỗi giai đoạn có những mục tiêu, hoàn cảnh khác nhau. Nên toàn dân cũng vì thế có ý nghĩa khác nhau. Từ 1941 đến 1950, các đảng phái đại diện cho toàn dân; từ 1950 đến 1954, các giai cấp thay mặt cho toàn dân ; từ 1955 trở đi, khi mà các đảng phái và các giai cấp không phải  ”vô sản không cộng sản” bị triệt tiêu một phần lớn, thì toàn dân trở thành không ai khác hơn là “mỗi người dân”!

Giờ đây, vì đã tiếp thâu chánh quyền trên một nữa nước qua Hiệp định Genève 54, Mặt Trận Tổ Quốc do đảng Lao Động chánh thức và công khai lãnh đạo.

Cái trình tự Việt Minh – Liên Việt – Tổ Quốc thể hiện những bước đi của đảng Cộng sản Hà-Nội từ bí mật ra công khai trước quốc dân, tiến lên chánh trường quốc tế tại Hội nghị Genève về ngưng chiến với Pháp. Mặt khác, các Mặt Trận Việt Minh – Liên Việt – Tổ Quốc là quá trình trưởng thành của đảng Cộng sản được nuôi dưỡng bằng xương máu của các đảng phái, các thành phần quốc dân tranh đấu vì lòng yêu nước mà không cộng sản. Và đó cũng là quá trình chánh sách đoàn kết của Cộng sản để đi đến mục tiêu cuối cùng “đồng hóa đảng với dân tộc là một”.

Cái thảm hại mà Mặt Trận Tổ Quốc hứa hẹn mang đến cho dân tộc Việt Nam nằm trong ý nghĩa đó.

Giờ đây dưới cái danh nghĩa Mặt Trận Tổ Quốc hiền lành, đảng Cộng sản lãnh đạo một mặt trận đoàn kết trên các mặt xã-hội, văn-hóa, kinh-tế, tôn-giáo, chánh-trị,… để thâm nhập vào tận từng suy nghĩ, ước mơ riêng tư của mỗi người.

Có tập hợp mới xâm nhập được vào dân chúng để kiểm soát dân chúng và để dễ bề tiêu diệt những thành phần không thể giữ lại.

Trong quá trình thực hiện đoàn kết, thế lực đảng phái nào còn mạnh thì Mặt Trận tôn trọng quyền lợi các đảng phái cho đến khi tiêu diệt được hết các đảng phái, những thành phần xã hội không theo Cộng sản, có ý chống lại chánh sách đoàn kết của đảng thì “điều giải hợp lý quyền lợi các giai cấp” cho đến khi thanh toán sạch hết các giai cấp ấy.

Nguyên tắc đoàn kết của Mặt Trận Tổ Quốc là quyền lợi tổ quốc được đồng hóa với quyền lợi của đảng Cộng sản nên nguyện vọng của toàn dân không còn nữa, mà được thay thế bằng chủ nghĩa Cộng sản. Con đường thực hiện nguyên tắc đoàn kết ấy dĩ nhiên là con đường tiêu diệt mọi ý thức dân tộc, mọi nguyện vọng đích thực của quốc dân, loại trừ mọi phần tử không theo chủ nghĩa cộng sản, mọi sinh hoạt kinh-tế, chánh-trị, văn-hóa, tôn-giáo không phục vụ chế độ cộng sản.

Cái ý nghĩa đoàn kết trong Mặt Trận Tổ Quốc sau cùng chỉ là sự tận dụng những năng lực xã-hội để thực hiện, duy trì và củng cố chế độ Cộng sản.

Nghị quyết 36 …

Hỡi những người đã chết oan uổng với Mặt Trận Việt Minh, Mặt Trận Liên Việt theo tiếng gọi đoàn kết và không thể chết một lần thứ hai nữa, hãy sống lại để gia nhập Mặt Trận Tổ Quốc để đáp lại tiếng gọi thiết tha “yêu nước”, “đoàn kết”, “xây dựng”, “phát triển”… Hãy sống lại gia nhập Mặt Trận Tổ Quốc để nói lên những lời nói của máu và nước mắt, của nhục nhã, tù đày, của tra tấn, đấu tố, của cực hình, của tập trung cải tạo,… để làm sống lại những trang sử đoàn kết của đảng Cộng sản Hồ chí Minh.

Hỡi những oan hồn đau thương này hãy về đây, tập hợp trong Mặt Trận Tổ Quốc để giúp cho những người Việt Nam chưa được chết có đủ sáng suốt nhìn tận bộ mặt thật của Mặt Trận đoàn kết của Cộng sản!

Ngày nay, Mặt Trận Tổ Quốc vẫn còn tồn tại để tiếp tục chánh sách “đại đoàn kết toàn dân” của đảng Cộng sản Hà Nội. Thực tế thì Mặt Trận Tổ Quốc can thiệp một cách thô bạo vào đời sống xã hội làm đảo lộn hoặc thủ tiêu những giá trị truyền thống tốt đẹp. Trong tôn giáo, Mặt Trận Tổ Quốc tổ chức công an làm tu sĩ. Cơ sở tôn giáo thì Mặt Trận Tổ Quốc biến làm nơi thăm viếng du lịch. Về chánh trị, Mặt Trận Tổ Quốc thay mặt nhân dân giới thiệu đảng viên ứng cử, loại bỏ những ứng cử viên tỏ ra không tốt đối với đảng và hướng dẩn cử tri bỏ phiếu đúng đường lối của đảng.

Trước sau, từ Mặt Trận Việt Minh đến Mặt Trận Tổ Quốc đều là những tổ chức cực kỳ phản động làm công cụ cho đảng Cộng sản để tiêu diệt những thành phần dân tộc không chấp nhận cộng sản mà hệ quả là sự khủng hoảng trầm trọng xã hội và mất đất nước cho Tàu ngày nay.

Phá hoại trong nước chưa đủ, đảng Cộng sản còn ban hành Nghị Quyết 36 nhằm “đoàn kết người Việt hải ngoại” để thâu phục người Việt hải ngoại về với đảng Cộng sản. Lần này, “lưỡi mã tấu đoàn kết” được đảng trao qua tay Ban Việt KiềuTrung Ươngđảng.

Hỡi người Việt hải ngoại ! hãy rửa cổ sạch sẽ để đón nhận “lưỡi mã tấu đoàn kết” nếu muốn hưởng ứng lời kêu gọi “đại đoàn kết dân tộc” của Nghị Quyết 36!

Chánh sách đoàn kết của Cộng sản Hồ chí Minh từ hơn 60 năm qua trên đất Việt vẫn là một sợi chỉ đỏ xuyên suốt. Chúng ta hãy nhìn thực tế: Cộng sản và cả Hồ chí Minh, lúc chưa chết, có bao giờ thấy họ nhận sai lầm trong những vụ chém giết người dân vô tội sống dưới chế độ cai trị của họ đâu? Từ vụ cải cách ruộng đất, cải tạo công thương nghiệp, nhân văn giai phẩm, xét lại chống đảng ở miền Bắc, đến cải tạo tập trung, vùng kinh tế mới, đánh tư sản mại bản, đẩy dân ra biển thu vàng, phá chùa chiền, đình miếu, nghĩa trang ở miền Nam sau 30-04-1975, đảng Cộng sản và nhà nước Hà-Nội chưa có một lời nhận lỗi hay xin lỗi nhân dân. Những chánh sách phản động này còn được tăng cường bằng những thứ luật pháp ác ôn như Nghị Quyết của Thường vụ Quốc-Hội số 41 ban hành tháng 6 năm 1961 cho phép bắt giam người dân không cần xét xử, và Nghị định 31CP cho phép địa phương giam giữ người dân vô thời hạn.

Chúng ta có thể khẳng định Đoàn kết chỉ có thể thực hiện được trên cơ sở một nền dân chủ dân bản bởi “Đoàn kết thật sự phải có tự do” như Cựu Tổng thống Lech Walesa của Ba Lan nói !

© Nguyễn Văn Trần

© Đàn Chim Việt


17 Phản hồi cho ““Đoàn kết, Đoàn kết, Đại đoàn kết””

  1. Nguyen Binh says:

    Bài viết nầy tuy không mỏ́i mẻ lắm,nhủng cũng không thủ̀a.Bỏ̉i mục tiêu của chúng ta là làm thế nào để cùng toàn dân đánh sập chế độ độc tài bán nủỏ́c hại dân,đem lại thanh bình,độc lập,tụ̉ do,hạnh phúc thật sụ̉ cho Tổ quốc,dân tộc.Chủ́ không phải “đem râu cha nọ đặt cằm mệ kia”để xăm xoi chỉ trích nhau làm mất sụ̉ đoàn kết.Vì có nhiều comments nhắc về cố Tổng thống Ngô đình Diệm nên tiện đây tôi cũng xin thủa :Thuỏ̉ thiếu thỏ̀i tôi vốn rất kính phục ông Ngô đình Diệm qua nhiều giai thoại đủọ̉c các bô lão trong làng kể lại tù khi ông về làm Tri phủ Hải lăng(1926) cho đến ngày ông tủ̀ chủ́c ghế Thủọ̉ng thủ.Thế nhủng,qua chín năm cầm quyền của ông,tôi hoàn toàn bất phục.Khỏ̉i điểm là cuộc trủng cầu dân ý ngay 23-10-1955.Chắc các bạn còn nhỏ́ câu khẩu hiệu”Phiếu xanh bỏ giỏ,phiếu đỏ bỏ bì”(Phiếu xanh:hình Bảo Đại-phiếu đỏ:hình NĐ Diệm).Trên thế giỏ́i ngày nay,tủ̀ Binladen đến Gaddafi đã bị thế giỏ́i lên án và đã phải đền tội trủỏ́c công lý.Thế nhủng vẫn còn không ít ngủỏ̀i tôn sùng,xủng tụng.Cũng nhủ ỏ̉ Việt nam,Tủ̀ Hồ chí Minh cho đến Trọng-Dũng,đã lộ nguyên hình một lũ bán nủỏ́c hại dân mà vẫn không ít kẻ còn bám víu.Cho nên ỏ̉ đỏ̀i,”Ăn cỏm nào rào cây ấy”thì không có gì là lạ.

  2. NGÀN KHƠI says:

    ĐẠO ĐỨC VÀ CHÍNH TRỊ

    Đạo đức là cái thiện hay cái tốt chung trong cuộc sống. Nó không có màu sắc, không có phạm vi hay ranh giới. Đó là các giá trị cùng ý nghĩa cao nhất mà loài người luôn luôn phải có. Nó vượt thời gian và cũng không hạn hẹp trong không gian.
    Trong khi đó chính trị là tính đấu tranh và mục đích. Tính đấu tranh có nghĩa là mánh lới hay bạo lực, và mục đích là quyền lực hay lý tưởng. Như thế, với đạo đức thì không có thắng thua. Trái lại với chính trị thì chỉ có thắng thua hay đành chấp nhận hòa hoãn tạm thời để chờ cơ hội tiến tới thuận lợi khác. Nói cách khác, ý nghĩa của đoàn kết là ý nghĩa của đạo đức mà không phải ý nghĩa của chính trị. Ý nghĩa đoàn kết của chính trị chỉ có tính cách nội bộ mà không bao giờ mở rộng ra được đồi với đối phương hay với người đối lập. Như trong thời Pháp xâm chiếm nước ta, đoàn kết là đoàn kết giữa các lực lượng dân tộc nói chung, không có sự đoàn kết nào giữa các lực lượng dân tộc và các thế lực thực dân được cả.
    Khi ông Các Mác đưa ra thuyết của mình, ông ta cho rằng chỉ có chân lý lịch sử duy nhất đúng đó là cách mạng vô sản nhằm đạt đến thế giới cộng sản. Những gì hay người nào trái với ý kiến của ông ta đều là bọn phản động hay bọn tư sản. Như vậy đoàn kết đối với Mác chỉ là đoàn kết giữa những người vô sản, những người theo lý thuyết của ông, những người mác xít hay những người cộng sản, mà không phải các lực lượng khác biệt hay trái ngược lại khác. Có nghĩa mọi sự đoàn kết trong chính trị chỉ là nhằm củng cố thế lực và chiến thắng đối phương, không bao giờ là sự đoàn kết thật tâm theo cách đạo đức, vì nếu như thế cũng không còn tính cách chính trị nữa hay là đã vượt ra ngoài mọi ý nghĩa hay yêu cầu chính trị.
    Về sau mọi người đi theo Mác, đi theo cách mạng vô sản nói chung trên toàn thế giới, không loại trừ bất cứ ai hay ở đâu, sự đoàn kết vẫn luôn luôn chỉ là khẩu hiệu hay phương thức chính trị tạm thời mà không bao giờ là sự đoàn kết chung chung hay phi mục đích hoặc mục tiêu cộng sản cả. Đấy nguyên tắc chung nó là như thế, cho nên trong chính trị hoặc là anh đầu hàng, anh chịu thua, hoặc anh ngây thơ, mà không bao giờ là tính chân chính hay tính hồn nhiên như kiểu đạo đức xã hội phổ biến nói chung được cả.
    Khi đã nhận thức hoặc lập luận như thế thì sẽ thấy được rằng trong chính trị không có ý nghĩa đoàn kết khách quan mà chỉ có ý nghĩa đoàn kết chủ quan. Có nghĩa mục đích của sự đoàn kết đó là gì, hướng tới đâu, mà không phải ý nghĩa tự nhiên, vô tư, hay đạo đức xã hội của chính sự đoàn kết đó. Nói cụ thể hơn, tính quyết định của sự đoàn kết trong chính trị không gì khác hơn là sức mạnh thực tế và lý tưởng. Khi anh mạnh thì thường anh không thật lòng đoàn kết với ai hết, mà chỉ muốn người khác đoàn kết với anh, tức đi theo mục đích của anh. Ngược lại, khi anh yếu, sự đoàn kết chỉ có thể là sự mánh lới, sự hòa hoãn, hoặc sự đầu hàng dứt điểm, đầu hàng tạm thời, giả đò nhân nhượng, hay chỉ là mưu mô hay thủ đoạn tranh thủ nhân tâm nào đó. Như vậy, ý nghĩa chính trị cuối cùng ngoài vấn đề sức mạnh vẫn còn vấn đề giá trị. Nếu chính trị chỉ là tranh bá đồ vương, mưu cầu danh vọng, quyền lực, công danh phú quý cá nhân thì chẳng nói làm gì. Còn như nếu chình là sự nghiệp lý tưởng, hẳn nhiên lý tưởng đó phải đúng, phải khách quan, phải khoa học, phải thực tế, phải thực hiện được, nhất là phải mang ý nghĩa hoặc giá trị xã hội một cách chân chính và đúng đắn. Còn nếu như chính trị mà sai lầm, lý tưởng là không tưởng, mục đích là thiếu khách quan hay thiếu khoa học, ý nghĩa của chính trị đó cũng không còn và tất nhiên mọi ý nghĩa đoàn kết với nó cũng hoàn toàn vô công, phí lý hay hoàn toàn không còn ý nghĩa hoặc giá trị nào nữa.
    Thế nên tóm lại, ý nghĩa cao nhất của sự đoàn kết là đoàn kết mang tính xã hội, đạo đức mà không phải mang tính chính trị. Còn nếu đoàn kết mà mang tính chính trị thì chỉ có thể được quyết định ý nghĩa hay giá trị bởi chính lý tưởng hay mục đích chính trị đó mà không là gì khác. Nói khác đi, chỉ những người nào đặt ý nghĩa khách quan, khoa học và đạo đức lên trên chính trị thì đó mới thật sự là những người hoàn toàn và bao giờ cũng xứng đáng, và sự đoàn kết với họ cũng hoàn toàn hữu lý và chính đáng. Trái lại những người chỉ đặt chính trị lên trên hết, có nghĩa quan niệm chính trị như là thống soái nhằm mưu đoạt quyền lực như Mao Trạch Đông từng nói, thì sự đoàn kết với họ thật sự cũng như giao trứng cho ác, bởi vì ý nghĩa chính trị đối với họ không phải là sự tự chủ, độc lập, tự do, sáng suốt, dân chủ, khách quan, khoa học, mà chỉ là sự lệ thuộc, sự khống chế, sự cuồng tín, hay thậm chỉ chỉ thuần túy và đơn giản là những mưu cầu quyền lực, danh lợi thấp kém của cá nhân cho dầu nó được che giấu hay núp dưới vô vàn khẩu hiệu và phương thức. Cho nên, ngày nay nếu có sự đoàn kết chân chính ở VN, thì đó chỉ có thể là sự đoàn kết vì đất nước, dân tộc, vì con người nói chung, mà không phải chỉ vì lý thuyết ý thức hệ hoặc nhân danh những giai cấp một cách giả tạo nào đó như là sự u mê cuồng tín hay ngụy biện của một thời kỳ tăm tối, lâu dài đã qua trong quá khứ lịch sử đã có.

    ĐẠI NGÀN
    (11/01/12)

  3. Trung Kiên says:

    Với bài viết này, tác giả đã tỏ ra “khách quan” hơn bài trước nói về ông Ngô Đình Diệm. Nhưng con số (500’000) người bị giết trong vụ CCRĐ cần phải có dẫn chứng.

    Cám ơn tác giả Nguyễn Văn Trần và DCV.Info

  4. Huỳnh Hữu says:

    Đoàn kết là mình đến với nguời chứ không thể buộc nguời đi với mình, thậm chí còn cho nguời ta đi cải tạo (đoàn kết kiểu H C M.)hay gữi đi Côn đảo ( kiểu NĐD, NVT)
    ĐÒAN KẾT cái khỉ gì khi thuận với ta thì sống, nghịch với ta thì chết, nói công bằng cho kẻ địch một chút là bị chụp mũ, cục phân của kẻ thù cũng thối hơn của mình.
    Cơn động kinh của Cali tình nồng (nặc) và cuộc lên đồng (bóng) của Hà nội đều là những bất hạnh của Tổ quốc.
    Khi nào những tên hăng máu xuất thân từ lò sát sinh của Hà Nội và của Cali theo Bác,theo Tông tông, theo Cậu Tám Thiệu, đi chầu âm phủ, lúc đó những người lính (thời đó còn trẻ) và tuổi trẻ của cả 2 miền sẽ làm đất nuớc hồi sinh.

  5. Huỳnh Hữu says:

    Đoàn kết là mình đến với nguời chứ không thể buộc nguời đi với mình, thậm chí còn cho nguời ta đi cải tạo (đoàn kết kiểu H C M.)hay gữi đi Côn đảo ( kiểu NĐD, NVT)
    ĐÒAN KẾT cái khỉ gì khi thuận với ta thì sống, nghịch với ta thì chết, nói công bằng cho kẻ địch một chút là bị chụp mũ, cục phân của kẻ thù cũng thối hơn của mình.
    Cơn động kinh của Cali tình nồng (nặc) và cuộc lên đồng (bóng) của Hà nội đều là những bất hạnh của Tổ quốc.
    Khi nào những tên hăng máu xuất thân từ lò sát sinh của Hà Nội và của Cali theo Bác,theo Tông tông, theo Cậu Tám Thiệu, đi chầu âm phủ, lúc đó những người lính (thời đó còn trẻ) và tuổi trẻ của cả 2miền

  6. Chứng Minh Sự Thật says:

    Nội dung bài viết là “chứng minh sự thật” về tính ma ranh quỉ quyệt của ông Hồ Chí Minh và tình hình chính trị VN thời Mặt Trận Việt Minh, Mặt Trận Liên Việt và cả MTGPMN thời 1960. Tất cả chỉ là bình phong để đánh lừa dư luận và nhân dân Việt Nam, thế nhưng nhiều thế hệ Việt Nam vẫn cứ lầm lẫn và sa vào cái bẫy lường gạt của CSVN, tại sao?

    Với tôi thì đây là một bài viết khách quan về lịch sử. Tuy nhiên xin tác giả dẫn chứng từ đâu có con số 500.000 nông dân vô tội bị ông Hồ sát hại?

    Theo tôi, bài viết này phản ảnh bài ‘Ông Ngô Đình Diệm: Chí sĩ và Tổng thống’ của chính tác giả.
    Với hai nội dung và ý hướng hoàn toàn trái ngược hẳn nhau, tác giả có mâu thuẫn trong ý tưởng hay thay đổi tư duy?

    Tuy bài này không nhắc đến ông Diệm, nhưng qua nội dung bài viết cho thấy ông Diệm là người biết nhìn xa trông rộng nên đã không sa vào cái bẫy của ông Hồ. Nhưng khốn nạn thay, những chính khách xôi thịt miền Nam quá mù quáng, thay vì đoàn kết với ông Diệm để chống cộng sản, thì lại bắt tay với ngoại bang Mỹ để lật đổ và sát hại ông!

    • Huỳnh Hữu says:

      Chống Cộng bằng những bằng chứng nhảm nhí, chỉ làm lợi cho Cộng sản thêm thôi, ông Trần và ông Phan văn Song cũng làm cho các chiến hữu mấy ổng điên đầu.
      Ở ngoài này có nhiều lối chống Cộng: đáng thương (vì như con nít) và cũng đáng sợ ( vi luận điệu chống ấu trỉ, biến việc chống Cộng trở thành việc của người không tỉnh táo, diểu dở, xịt hơi cay…) Chống Cộng lâu quá đâm ra chống lẫn nhau, dể hơn.
      Không ai ưa Cộng sản nhưng đa số cũng không khoái mấy ông quốc gia tào lao, chính vì tào lao mà thua trận, cũng chính vì tào lao mà vẫn chưa về VN cầm quyền (sic). Tu thân, tề gia rồi mới tính tới chuyện bình thiên hạ, là chuyện mình không có khả năng.
      Xem lại mình có lổi gì trong cuộc chiến tương tàn, sửa đổi mình trước khi đòi người khác, kẻ thù. Tu thân.
      Xem lại mình và gia đình có đóng góp gì cho xã hội tạm dung, hay là chỉ đuc khoét, phá hoại (nan đề của cộng đồng Việt tại Hoa kỳ, nhất là Cali, Houston…). Tề gia
      Bình thiên hạ, đã là thiên hạ thì chín người mười ý, phải nghe người khác, kể cả điều dở, vì lắm lúc điều dở của người khác cũng giúp mình tránh điều dở cho chính mình, có ai hay 100/100 đâu, người khôn học kẻ thù, kẻ …không khôn lắm,học đồng bọn.

      • Chứng Minh Sự Thật says:

        Thưa ông Huỳnh Hữu

        a) Ông nói rằng Chống Cộng bằng những bằng chứng nhảm nhí, chỉ làm lợi cho Cộng sản thêm thôi, ông Trần và ông Phan văn Song cũng làm cho các chiến hữu mấy ổng điên đầu‘, nhưng Ông lại không vạch ra cái ‘nhảm nhí ‘ nó nằm ở chỗ nào, hay chỉ vì Ông ghen ăn ghét ở rồi vu khống vung vít ?

        b) Có bất bình thường không khi Ông vào chỗ của tôi viết lăng nhăng; ‘Ở ngoài này có nhiều lối chống Cộng: đáng thương (vì như con nít) và cũng đáng sợ ( vi luận điệu chống ấu trỉ, biến việc chống Cộng trở thành việc của người không tỉnh táo, diểu dở, xịt hơi cay…) Chống Cộng lâu quá đâm ra chống lẫn nhau, dể hơn‘?

        c) Ông lên tiếng dạy đời; ‘Tu thân, tề gia rồi mới tính tới chuyện bình thiên hạ, là chuyện mình không có khả năng‘ trong khi chính bản thân Ông chỉ có mấy chữ góp ý mà cũng chẳng ra gì, ăn nói quàng xiên, chê bai người khác, Ông không thấy ngượng sao?

        d) Ông viết ở trên; ‘Đoàn kết là mình đến với nguời chứ không thể buộc nguời đi với mình, thậm chí còn cho nguời ta đi cải tạo (đoàn kết kiểu H C M.) hay gữi đi Côn đảo ( kiểu NĐD, NVT).

        Lập luận như ông mới là con nít và ấu trĩ đấy ông ạ. Hai chữ ‘đoàn kết’ là thế nào Ông cũng chưa hiểu hết nghĩa thì làm sao nói những chuyện khác?

        Dù rất muốn ‘Đoàn kết’ với Ông, nhưng không thể chấp nhận cách ăn nói vu vơ vô trách nhiệm của Ông được. Tôi phản đối luận điệu của Ông không có nghĩa là ‘Chống Cộng lâu quá đâm ra chống lẫn nhau‘ đâu nha.

        Có thể đoàn kết với một chế độ tàn bạo như CSVN hiện nay? Tâm sự của Trịnh Kim Tiến về cái chết của bố Trịnh Xuân Tùng và con đường tìm công lý.

        e) Ông viết; ‘ Khi nào những tên hăng máu xuất thân từ lò sát sinh của Hà Nội và của Cali theo Bác,theo Tông tông, theo Cậu Tám Thiệu, đi chầu âm phủ, lúc đó những người lính (thời đó còn trẻ) và tuổi trẻ của cả 2miền‘.

        Tôi nghĩ, Ông nên đọc bài của cô Trịnh Kim Tiến sẽ học hỏi được nhiều điều đấy.

        Và sau cùng xin nhắc Ông hãy cẩn thận, Ông muốn chống báng cá nhân ông Trần và ông Phan văn Song thế nào tùy ý, nhưng xin đừng lầm giường, lầm phòng, lầm chỗ.

        Nếu muốn phản biện góp ý của tôi, thì xin mời Ông, nhưng vào chỗ của tôi để nói lăng nhăng, khích bác người khác là bất lịch sự, tôi không hoan nghinh đâu.

  7. Trúc Bach says:

    Là một đảng viên trung kiên của Quốc tế cs đảng, Hồ Chí minh đã được theo học tại Trường Đại Học Lao Đông CS Đông Phương – Trường huấn luyện gián điệp, cán bộ nông cốt, chuyên về khuynh loát và cướp chinh quyền của QTCS . Năm 1924 Ông Hồ được cử về “đông phương” để phát triển chủ nghĩa cs;

    Vốn là một người thông minh và sắc xảo, ông Hồ biết rằng chủ nghĩa cs rất khó phát triển ở một đất nước mà người dân, đặc biệt là giới sĩ phu – những nhà cách mạng chống Pháp – còn chưa biết gì về cs và rất nặng tinh thần dân tộc…Cho nên Hồ Chí Minh đã dấu nhẹm cái “đuôi cs” của mình để từng bước thôn tính các cá nhân, phong trào hay đảng phái chống Pháp ở VN,

    Để thực hiện được mục tiêu, ông vờ giải tán đảng cs để đóng vai một người theo chủ nghĩa “Dân Tộc” và kêu gọi “Đoàn Kết Dân Tộc chống Thực Dân, Đế Quốc” .

    Ông Hồ đã đóng vai một nhà “Ái Quốc” theo chủ nghĩa dân tộc một cách xuất sắc, và xuất sắc đến nỗi đã lừa và tiêu diệt được hầu hết những nhà cách mạng không cs của VN, không những thế, chính vai diễn “ái quốc, dân tộc” của ông đã làm cho ngay cả Mác Cơ Va cũng phải lầm, và ông đã bị Trần Phú (1931) và Hà Huy Tập (1935) báo cáo về Trung ương ở Mác cơ Va rằng : Hồ Chí Minh đã có tư tưởng “cải lương”, liên minh với tư sản và địa chủ, xa rời đường lối của Quốc Tế CS đảng…” , do đó ông bị triệu hồi về Nga và giam lỏng từ 1934 đến 1938 và bị “vô hiệu hóa” một thời gian sau đó.

    Chính Xít ta Lin cũng không hài lòng về cách thức Đóng vai Ái Quốc, Dân Tộc của Hồ Chí Minh, và để buộc Hồ Chí Minh phải chứng tỏ mình là một Người CS chân Chính của phong trào quốc tế cs .

    ” Mùa hè 1952, Mao Trạch Đông và Xít Ta Lin đã gọi bác sang, nhất định bắt buộc phải thực hiện CCRĐ. Sau không thể từ chồi được nữa, bác mới quyết định thực hiện CCRĐ” (lời kể của Hoàng Tùng nguyên Tổng Biên tập báo Nhân Dân 1954-1982)…và để chứng tỏ với Mao Trạch Đông và Xít Ta Lin rằng mình là một người “cs chân chính”, HCM đã cho thực hiện “cuộc cách mạng Thổ Địa Long Trời lở Đất” này khiến hàng trăm ngàn nông dân bị giết oan và hàng triệu người khác bị đày đạo đến thân tàn mà dại.

    Cuối cùng Hồ Chí Minh đã Thành công trong việc kêu gọi “Đoàn Kết Dân Tộc” để chống Pháp nhờ khôn khéo đóng vai một người theo chủ nghĩa Dân Tộc , và cũng nhờ vào biệt tài “giả danh Ái Quốc” này của ông mà chủ nghĩa cs đã nhuộm đỏ được cả Đông Dương, và Trung Quốc trở thành chủ nhân ông của Biển Đông như ta thầy ngày nay.

    Chiêu bài “Đoàn kết, đoàn kết đại đoàn kết” để giải phóng dân tộc chỉ là PHƯƠNG TIỆN Chủ nghĩa cs “thành công, thành công đại thành công” mới là CỨU CÁNH

    Người cs có câu Cứu cánh biện minh cho phương tiện

  8. D.Nhật Lệ says:

    Bài trên không có gì mới vì hầu hết mọi người VN.đã biết từ…khuya nhưng dù sao,cũng cám ơn tác giả
    đã viết thành bài dài như thế này.Vì có điều không đúng,sai sự thật nên xin góp ý ngắn gọn như sau :
    -câu này thì tác giả cường điệu qúa mức cần thiết : không dưới 500,000 người nông dân bị tiêu diệt.Có
    thể nói tác giả đã tự do “phóng tác”.Thật ra,con số chính xác người bị giết là 172,008 nông dân trong
    đó có 123,266 người chết oan trong cuộc Cải Cách Ruộng Đất.
    -”Chính sách đoàn kết của Cộng sản HCM.từ hơn 60 năm qua trên đất Việt là một sợi chỉ đỏ xuyên suốt” :
    SỢI CHỈ ĐỎ XUYÊN SUỐT là chữ nghĩa của VC.nhưng có cần để “nhai lại” như thế không nhỉ ? Sao không viết cho dễ hiểu là “trước sau như một”,”không hề thay đổi” hoặc…sính chữ Nho thì “nhất qúan”
    hay “thống nhất” chẳng hạn v.v.
    Ba chữ “sợi chỉ đỏ” thường lạm phát trong những bài viết của cán bộ tuyên giáo cao cấp của VC.,chứ
    người ngoài đảng không ai dùng cả,thậm chí người …chạng hảng cũng không cần xử dụng !

    • Hải Đăng says:

      Số người bị giết là 172,008 nông dân trong đó có 123,266 người chết oan trong cuộc Cải Cách Ruộng Đất‘ chưa chắc đã là đúng. Biết đâu con số 500.000 chính xác hơn?

      Kính mong tác giả Nguyễn Văn Trần dẫn chứng từ đâu có con số này?

  9. Ngụy Quân Tử - Hồ Lén Lút says:

    Em chịu quá, bài viết chính xác thật và để trả lời cho những kẻ luôn miệng hô hào Hòa Giải Hòa Hợp và Đoàn Kết theo đường lối chỉ thị của bọn cướp CSVN. Đoàn kết phải trên căn bản Tự Do, không phải bị dí súng vào đầu hay bị mồi chài dụ dỗ mà được. Cũng như thế, những người cựu đảng viên CSVN, những kẻ đã góp tay cho bọn CSVN, bọn chúng cần phải thực sự nhìn ra lầm lỗi đã làm của họ, phải công nhận rằng họ đã sai lầm trong quá khứ, đó là sự Hòa Giải. Sau đó khi họ góp phần vào tranh đấu chung để đạp đổ chính quyền du côn lưu manh mạt hạng CSVN hiện nay, đó là họ đang Hòa Hợp với toàn dân VN. Hòa Giải và Hòa Hợp là như thế đó, ngoài ra các lý lẽ khác đều là ngụy biện hay chạy tội cho bọn tay sai cho ngoại bang và bán nước CSVN.

  10. Choi Song Djong says:

    Không biết ông Nguyễn Văn Trần đứng về phía nào và lý tưởng của ông ra sao ! vì ông tung lên ĐCV bài viết về cố TT Diệm và bôi xát người ta hôm nay đến phiên HCM và cái đảng của ông ấy.Chính trị sa lông một thời làm khuynh đảo đất nước nhưng khi quốc gia lâm nguy thì những trự đó chuồn ra hải ngoại,nơi kinh đô ánh sáng lòng hận thù vẫn chưa nguôi ngoai.

    • Bần-Nông says:

      Theo tôi nghỉ đây là bài viết muốn lấy lại “uy tính” sau những bài viết ko được dân cư mạng cho là “khách quan”, vì thế tác giả tung ra bài nầy để bào chửa cho mình là ta đây là người có cái nhìn “khách quan” bla…bla…bla… Chứ thật sự bài viết chẳng có gì mới cả, những sự thật nầy đã được phơi bày ra ánh sáng hàng bao nhiêu năm nay rồi. Còn bài viết về NĐD là muốn đánh lạc hướng cờ TQ có thêm 1 sao.

      Bạn biết tại sao người công giáo khu Bùi Chu & Phát Diệm chống CSVN nghiến răng ko? Sau khi ký hiệp ước nam bộ cho Pháp trỡ lại VN, HCM chỉ điểm cho Pháp những cứ điểm của Việt Nam Quốc Dân Đảng tại Bùi Chu & Phát Diệm, vì thế Pháp mới càng quét & tàn sát những khu đó. Mà những khu nầy cũng là vùng của người công giáo, từ đó mới có sự thù hằng giữa công giáo & cs đấy.

    • thíchđủthứ says:

      Nguyểnvăntrấn là đảng viên kỳ cựu của đảng CSVN,đả từng được mệnh danh là hung thần chợ Đệm (một miền quê của tỉnh nào ở Nam Kỳ /nvt.là người Nam bộ,đả từng là du kich,giử các chức vụ quan trọng ,có lẻ cùng thời vớinguyểnhộ,vỏvănkiệt,vỏđônggiang,…vậy ông đứng về phía cộng sản và lý tưởng của ông là thế giói đại đồng.Về hưu vì bất mản ,chống đảng vì sau khi đảng cướp miền Nam,ông bị ra rìa…Ôngcủng như nguyểnhộ dều là nhửng tên cộng sản bất mản vì thời sau là thời của tuổi trẻ,lý tưởng cs không bằng tiền ,bác không bằng mấy đứa chân dài.hcm có nói”thắng giặc mỷ ta sẻ xây dựng hơn 10 ngày nay” và thế là nhửng tên cs tha hồ gây dựng cơ đồ,biến mình thành tư bản đỏ.(theo llời bác dạy)Các người già lui vào xó tối :bất mản.Các bộ đội i1t học ,không thân thế,cùng nghèo đói như xưa hay còn hơn xưa,nên bất mản.như ông vươn. (làm cật lực,khai phá rừng tạm được ,nay bị đòi đất .,đáng lẻ nên thông cảm ,thuyết phục cho thuê thêm một hạn thời gian nửa thì tốt rồi. Năm 79,TC đánh VN ,củng có nhửng người minh hương theo kháng chiến từ thời HCM trong hang pácpó,cùng bị cho về hưu .lấy cớ là TC…bất mản viết hồi ký cho con gởi đảng nhưng con dấu luôn vì SỢ…
      Phải dứt khoát ,hoặc theo ông Diêm hoặc theo HCM.,không thể đánh đồng họ với nhau.Con công không thề là con quạ,con quỉ có đuôi không thể là con người chính nhân. Một nhà văn CS (bảoNinh) thâp niên70 đả viết kiểu này, Nhưng chỉ là viết dể lách,hoặc hối đó chưa đọc ,chưa biết,chưa hiểu,chỉ nghe tuyên truyền 01 chiều ,nên mới có nhận đinh như vậy ,mới cho HCM ngang với NĐD và co Mỷ và đồng minh củng nhưCSlênxô.NgườiVN không CS không ai chấp nhận kiểu bằng đầu.cá mè một lứa đó
      Hảy đọc HCM qua sách vở ,báo chí,qua chính họ Hồ tâng bóc chính mình,qua nhửng đảng viên viết về hcm và qua tàiliệu vừa mới giải mật cùa tưbản/cộngsản….
      CS nay lại thêm cái tội phản quốc,xa rời chủ nghỉa CS nhưng cố níu kéo chủ nghỉa đả sụp đổ ở cái nôi sinh ra nó ,cúi đầu xin TC làm anh cả của đảng cộng sản thay thế liên sô nhưnghầu như TC củng theo tư bản đổi mới thành đảng của độc tài áp bức ,đảng phiệt mất rồi và củng muốn thôn tính vn và các nước ĐNA để làm vệ tinh ,chư hầu chạy quanh Nó. Vây hòa hợp cái gì và ai nói hòa hợp.? Bọn CS nếu biết thì nên giải tán đảng , bỏ nhửng bất công,chuyên chính vô sản đẻ làm người VN trước rồi mới nói chuyện hoà hợp hòa giải, Nhửng bài viết của CS trên đây như của nguyển hộ,nguyểnvăn trấn vẩn còn lấn cấn giửa quốc gia ?cộng sản ,vẩn còn “khóc”hcm như cha chết (gióng Bác hàn),đánh đồng tên tôi đồ dân tộcvới nhửng kẻ yêu nước, thì sao đề cập tói hoà hợp hoà giải.được.
      Thế hệ quốc gia dù có già đi chết đi thì vẩn vậy. Bọn trẻ sẻ tiếp nối cha ông ,hợp tác vớilớp trẻ CS học ỏi ở các nuóc tư bản,nhìn và hiểu ra CS là gì ,họ ẻ,vì lòng yêu nước,yêu dân tộclàm CM mùa xuân ,không CS, VN sẻ ở trong khối tự do,hùng mạnh và thịnh vương như Nam hàn,Nhật Bản,Thái lan…
      Hảy “qua cơn mê”:,nếu không ,sẻ bị bỏ lai đàng sau và VNsẻ,như đả nói,là một quận huyên của Tàu,01 ngôi sao trên cờ TC (6 sao ) cùng mản hán mông tống hồi, Và dân VN sẻ là 01 dân trong các sắc tôc nhỏ của TC đó
      Không muốn làm người dân “vô tổ quốc” ,lang thang trên đất TC,thì hảylàm cuộc CM như ở các nưóc Đông Au.Liên Xô ,xoá bỏ chủ nghỉa CS và thần tượng Hố -vỉ-nhân…

      • D.Nhật Lệ says:

        Xin lỗi bác thichdủthứ là có một sự hiểu lầm ở đây,bác thíchđủthứ ạ !
        Nguyễn Văn TRẦN (Trần dấu Huyền) và Nguyễn Văn Trấn (Trấn dấu sắc) tác giả của “Gửi Mẹ và Quốc Hội” là người khác nhau.
        NVTrần (huyền) là đảng viên 1 đảng quốc gia và NVTrấn (sắc) là cố đảng viên csVN.,
        người trước vẫn còn sống còn người sau đã qua đời gần chục năm,chính ông này mới phản tỉnh trước khi chết,thưa bác.
        Trân trọng.

Phản hồi