WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Quả bom Đoàn Văn Vươn

Ảnh blog Anhbasam

Khi lực lượng cưỡng chế huyện Tiên Lãng đến khu đầm, anh Vươn cho nổ trái mìn tự tạo cài dưới một bình gas. Bình gas không nổ. Nhưng, trái mìn tự tạo vẫn gây tiếng vang như một quả bom, “quả bom Đoàn Văn Vươn”. Vụ nổ không chỉ gây rúng động nhân tâm mà còn giúp nhìn thấy căn nguyên các xung đột về đất đai. Quyền sở hữu nói là của “toàn dân”, trên thực tế, rất dễ rơi vào tay đám “cường hào mới”.

Sự tùy tiện của nhà nước Huyện

Quyết định giao bổ sung 19,5 ha đất nuôi trồng thủy sản cho ông Đoàn Văn Vươn, ký ngày 9-4-1997, ghi thời hạn sử dụng là 14 năm tính từ ngày 14-10-1993. Theo báo Thanh Niên, ở thời điểm ấy, chính quyền huyện Tiên Lãng đã quy định thời hạn giao đất cho nhiều cá nhân, hộ gia đình rất tùy tiện: có người được giao 4 năm; có người 10 năm… Tuy thời điểm này chưa có các nghị định hướng dẫn chi tiết việc thi hành, nhưng Luật Đất đai năm 1993 đã nói rõ thời hạn giao đất nuôi trồng thủy sản cho hộ gia đình và cá nhân là 20 năm.

Theo Nghị định ngày 28-08-1999, nếu chính quyền Tiên Lãng không tùy tiện thì gia đình ông Vươn có quyền sử dụng phần đất này cho đến ngày 9-4-2017, tính từ ngày ông được huyện ký giao; tối thiểu cũng phải đến ngày 15-10-2013, nếu huyện “ăn gian” tính theo ngày Luật Đất đai có hiệu lực. Vấn đề là, cho dù đất được giao của gia đình ông Vươn hết hạn thì có phải là đương nhiên bị thu hồi để giao cho người khác như cách mà Tiên Lãng đã làm. Luật Đất đai 2003 quy định hạn điền cho loại đất nuôi trồng thủy sản là 3 hecta và với phần đất vượt hạn mức của ông Vươn có thể áp dụng Điều 35 để cho ông tiếp tục thuê như quy định đối với đất đai nông nghiệp.

Sở hữu toàn dân

Tuy dịch từ Hiến pháp 1936 của Liên xô, Hiến pháp 1959 của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vẫn chưa “quốc hữu hóa đất đai”. Cho dù, từ thập niên 1960s ở miền Bắc và từ cuối thập niên 1970s ở miền Nam, ruộng đất của nông dân đã bị buộc phải đưa vào tập đoàn, hợp tác xã, đất đai chỉ chính thức bị coi là thuộc “sở hữu toàn dân” kể từ Hiến pháp 1980.

Theo Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Đình Lộc: “Trong bản dự thảo Hiến pháp 1980 do Chủ tịch Trường Chinh trình Bộ Chính trị vẫn đề nghị duy trì đa hình thức sở hữu, trên cơ sở khuyến khích 5 thành phần kinh tế. Theo tôi biết thì Bộ Nông nghiệp và Ban Nông nghiệp Trung ương cũng không đồng ý quốc hữu hóa”. Nhưng, ngày 10-9-1980, trong một bài nói chuyện trước Ban chấp hành Trung ương có tựa đề, “Hiến pháp mới, Hiến pháp của chế độ làm chủ tập thể xã hội chủ nghĩa”, Tổng Bí thư Lê Duẩn nói: “Nhân đây, tôi nhấn mạnh một điểm rất quan trọng trong Dự thảo Hiến pháp mới là chuyển toàn bộ đất đai thành sở hữu toàn dân. Đề ra như vậy hoàn toàn đúng với quy luật tiến lên chủ nghĩa xã hội”. Ông Nguyễn Đình Lộc, thành viên Ban thư ký của Ủy ban Soạn thảo Hiến pháp 1980, thừa nhận: “Khi đó, uy tín Lê Duẩn bao trùm. Mặt khác, nhiều người cũng không hình dung được bản chất của sở hữu toàn dân là quốc hữu hóa”.

Tuy chấp nhận quốc hữu hóa đất đai nhưng theo ông Tôn Gia Huyên, lúc bấy giờ là Vụ phó vụ Quản lý Đất đai, ông Trường Chinh chủ trương giữ nguyên hiện trạng chứ không tịch thu ruộng đất như điều mà Lenin đã làm với kulax ở Nga sau năm 1917. Ông Trường Chinh yêu cầu ghi vào Điều 20 của Hiến pháp 1980: “Những tập thể và cá nhân đang sử dụng đất đai được tiếp tục sử dụng và hưởng kết quả lao động của mình theo quy định của pháp luật”.

Khi Hiến pháp 1992 bắt đầu được soạn thảo, theo ông Phan Văn Khải: “Thủ tướng Võ Văn Kiệt và tôi muốn sửa Hiến pháp theo hướng, trao quyền sở hữu ruộng đất cho nông dân nhưng không thành công, chúng tôi đành phải tìm ra khái niệm, trao 5 quyền cho người sử dụng đất”. Trong Đại hội Đảng lần thứ VII, vòng I, nhiều nhà lãnh đạo địa phương đã lên tiếng ủng hộ “đa sở hữu hóa đất đai”. Nhưng, ở cấp cao, theo Trưởng ban Biên tập Hiến pháp 1992, ông Nguyễn Đình Lộc: “Không ai có đủ dũng cảm đứng lên đòi bỏ sở hữu toàn dân, vì đó là một vấn đề nhạy cảm, đụng đến chủ nghĩa xã hội. Khi chuẩn bị bài phát biểu về Hiến pháp cho Tổng Bí thư Đỗ Mười, tôi có trình bày, nhưng ông Đỗ Mười nghiêng về sở hữu toàn dân. Ông tin vào điều ông Lê Duẩn nói, sở hữu toàn dân là quan hệ sản xuất tiên tiến. Ông Đỗ Mười tin, trước sau gì ta cũng tới đó nên cứ để vậy”.

Các nhà làm luật

Luật Đất đai 1993 đã trao cho người dân 5 quyền: sử dụng, chuyển nhượng, thừa kế, thế chấp và cho thuê quyền sử dụng đất. Nhưng, so với Hiến pháp 1992, Luật Đất đai 1993 có một điểm lùi. Hiến pháp ghi: “Nhà nước giao đất cho các tổ chức và cá nhân sử dụng ổn định lâu dài”. Trong khi Luật chỉ giao đất cho cá nhân và chỉ giao có thời hạn. Ông Tôn Gia Huyên giải thích: “Thời hạn giao đất thực chất chỉ là ý chí chính trị, là sợi chỉ cuối cùng để phân biệt giữa sở hữu tư nhân và sở hữu Nhà nước”. Là ranh giới để trấn an những người vẫn còn tin, Việt Nam tiếp tục đi lên chủ nghĩa xã hội.

Nhưng, cái ranh giới tưởng có giá trị trấn an ấy đã lại rất mù mờ, mù mờ ngay trong đầu chính các nhà lập pháp. Tháng 7-1993, sau bốn buổi thảo luận trên Hội trường về Luật Đất đai, các đại biểu miền Nam đề nghị “giao đất lâu dài” như Hiến pháp 1992, trong khi các đại biểu miền Bắc và miền Trung lại tán thành giao đất có thời hạn; thậm chí có đại biểu còn đòi rút ngắn thời hạn giao đất xuống còn từ 10-15 năm. Trong tính toán của nhiều người, giao đất có thời hạn nghĩa là sau đó Nhà nước có thể lấy lại để giao cho người khác. Đại biểu Đặng Quốc Tiến, Bắc Thái, nói: “Đất ít, người đông, giao có thời hạn thì sẽ bảo đảm cho công tác điều chỉnh đất đai khi có biến động nhân khẩu”. Ông Nguyễn Bá Thanh, khi ấy là Chủ tịch Thành phố Đà Nẵng, đã rất hăng: “Đi nghĩa vụ quân sự 2 năm thì kêu dài, giao đất 20 năm thì bảo ngắn”.

Khi Luật Đất đại 1993 được đưa ra sửa đổi, Chính phủ đề nghị nâng thời hạn giao đất nông nghiệp từ 20 năm lên 50.

Trong hai ngày 14 và 16-11-1998, nhiều đại biểu cũng đã phản ứng, thậm chí còn có phần gay gắt. Chủ nhiệm Hợp tác xã nông nghiệp Đại Thắng, Đại Lộc (Quảng Nam) ông Trần Văn Mai nói: “Số nông dân chưa có đất đang trông chờ cho hết thời điểm 20 năm, bây giờ đã được 5 năm, còn 15 năm nữa họ sẽ được chia đất. Nếu bây giờ ta tăng thời hạn lên 50 năm sẽ là một sự hụt hẫng lớn của nhân dân với Đảng”. Theo cách hiểu của ông Trần Văn Mai: “Hoặc hết hạn 20 năm, hoặc người sử dụng đất chết, chúng ta sẽ thu hồi cấp lại cho những nhân khẩu phát sinh”. Nhưng, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Trị, ông Nguyễn Đức Hoan đã phát biểu: “Đừng lo cho 20 năm sau không có đất để phân phối lại. Bây giờ ở ta 80% dân số làm nông nghiệp. Không lẽ 20 năm sau cũng 80%?”. Chủ tịch Hội nông dân tỉnh Đồng Tháp ông Trương Minh Thái cho rằng: “Đừng nghĩ chúng ta chỉ có thể điều phối ruộng đất ở nông thôn bằng cách thu hồi rồi chia lại. Chúng ta đã giao cho người dân năm quyền, họ có thể để thừa kế, hoặc sang nhượng cho người chưa có đất”.

Đất dân quyền quan

Năm quyền của người sử dụng đất sau đó được “pháp điển hóa” trong Bộ Luật Dân sự 1995 như các quyền dân sự. Quyền sở hữu, tuy “trá hình” này, vẫn là cơ sở pháp lý để hình thành thị trường địa ốc. Và trong giai đoạn đầu, nhờ tư vấn của World Bank, thị trường đã được điều hành bằng công cụ thuế. Cho dù do thuế suất quá cao, Luật Thuế Chuyển quyền sử dụng đất, ngay lúc ấy, đã khiến nhà đất đóng băng nhưng sử dụng công cụ thuế chính là thừa nhận giá trị các giao dịch dân sự liên quan tới đất đai. Tuy nhiên, chính quyền các cấp có vẻ như không mấy mặn mà với vai trò đứng ngoài. Các giao dịch, đặc biệt là mua bán đất đai đã bị hành chánh hóa: Nhà nước thu hồi đất của người bán rồi giao đất cho người mua. Thay vì thu thuế chuyển quyền, người mua phải đóng tiền sử dụng đất, đặt người có đất trong tình thế phải trả tiền hai lần.

Đỉnh cao của sai lầm về chính sách là Pháp lệnh 14-10-1994 và Nghị định 18, hướng dẫn thi hành Pháp lệnh đó. Theo Nghị định 18, các tổ chức không còn được giao đất có đủ các quyền như Hiến pháp 1992. Những doanh nhân tiên phong như Tăng Minh Phụng, Liên Khui Thìn, Trần Quang Vinh… đã vay hàng ngàn tỷ đồng để mua đất, sau Nghị định 18 phải chuyển những lô đất ấy thành đất thuê và chỉ được thế chấp ngân hàng theo giá trị số tiền thuê đã trả cho nhà nước. Khi bị bắt, cũng nhân danh “đất đai thuộc sở hữu toàn dân”, Hội đồng thẩm định do Nhà nước lập ra đã tính, có những mét vuông đất, giá không bằng que kem. Đất biệt thự đường Trần Phú, Vũng Tàu, mà chỉ được Tòa công nhận giá ba-trăm-đồng/m2. Khoản chênh lệch giữa giá thực mua và giá của Tòa được coi là thất thoát để buộc tội các doanh nhân này lừa đảo.

Trong tù, có lúc Minh Phụng nói với Luật sư Nguyễn Minh Tâm: “Xin luật sư hãy nhìn vào mắt em để xem em có phải là người lừa đảo?”. Ngày 12-7-1999, khi nghe Luật sư Tâm nhắc lại câu này Minh Phụng đã bật khóc trước Tòa. Cũng đầu tư vào đất đai cùng một phương thức tuy khác quy mô, nhưng, thái độ của Nhà nước với giá đất đã biến ông Lê Văn Kiểm, Huy Hoàng, thành anh hùng và tử hình ông Tăng Minh Phụng.

Danh chính ngôn thuận

Đầu tháng 12-2011, Chính quyền Đà Nẵng nơi ông Nguyễn Bá Thanh là Bí thư kiêm Chủ tịch Hội đồng Nhân dân đã đề nghị cho tư nhân sở hữu đất đai. Sau 20 năm lãnh đạo một địa phương, có lẽ ông Nguyễn Bá Thanh nhìn thấy, quyền sở hữu trá hình đã đặt đất đai của người dân vào tay chính quyền cấp huyện với quá nhiều rủi ro. Điều 38, Luật Đất đai 2003, nói: Nhà nước chỉ thu hồi đất khi “cá nhân sử dụng đất chết mà không có người thừa kế” (khoản 7). Nhưng, tại khoản 10 cũng của Điều 38, Luật lại mở ra khả năng: Nhà nước thu hồi những phần đất “không được gia hạn khi hết thời hạn”. Chính quyền cấp huyện được Luật giao quyền giao đất và thu hồi đất của cá nhân và hộ gia đình. Nếu chính quyền Tiên Lãng áp dụng điều 67, tiếp tục giao đất cho ông Vươn, thì đã không có gì xảy ra, nhưng họ đã đẩy ông vào khoản 10, Điều 38: Thu hồi đất vì “không được gia hạn” khi thời hạn giao đất của ông đã hết.

Sau “trái bom Đoàn Văn Vươn”, chúng ta biết, khu đất đầm mà anh có không phải là đất được nhà nước giao mà là đất do gia đình anh phải lấn biển, khai hoang. Suốt 5 năm “trầm mình dưới nước từ mờ sáng tới tận tối khuya”, biết bao lần bị bão biển cuốn phăng để đắp được một bờ kè dài hai cây số, tạo nên bãi bồi màu mỡ và một khu đầm nuôi tôm cá rộng gần 40 hecta. Cũng nơi đây, anh Vươn mất một đứa con gái 8 tuổi vì khi cha mẹ mải làm con gái của anh đã rơi xuống cống. Đừng nói chuyện thu hồi, lẽ ra chính quyền Tiên Lãng phải xấu hổ khi ký quyết định giao cho anh Vươn phần đất của chính anh, phần đất mà anh Vươn đã phải gắn bó suốt 20 năm, đã đổ cả mồ hôi và máu.

Nếu như, quyền sở hữu về đất đai của người dân được công nhận, thì cách khai hoang, lấn biển của gia đình anh Vươn phải được coi như một hình thức thụ đắc ruộng đất mà từ xa xưa cha ông ta đã áp dụng cho người dân để ngày nay Việt Nam liền một dải từ Lạng Sơn đến Mũi Cà Mau. Nếu như quyền sở hữu về đất đai của người dân được công nhận, chính quyền không thể hành chính hóa các giao dịch dân sự liên quan đến đất đai. Các đại gia không thể thậm thụt với đám cường hào thu hồi những mảnh đất của dân mà họ mua không được.

Nhưng đó là câu chuyện có thể được thảo luận trong quá trình sửa đổi Hiến pháp. Người dân đang dõi theo thái độ của Chính phủ, của Ủy ban Thường vụ Quốc hội trước trường hợp Đoàn Văn Vươn.

Theo cách giải thích của Giám đốc Công an Hải Phòng Đỗ Hữu Ca thì đất ông Vươn nằm trong vùng quy hoạch xây dựng một sân bay quốc tế. Nếu thu hồi bây giờ hoặc chuyển thành thuê thì mai này nhà nước không phải bồi thường cho ông Vươn. Đỗ Hữu Ca nói: “Với công trình đặc biệt quan trọng như thế thì đền bù sẽ rất lớn. Ông Vươn cố giữ lại như thế để lấy đền bù khi dự án được triển khai”. Có thể Đỗ Hữu Ca là một công chức mẫn cán chứ không phải là “cụ Bá”. Nhưng, lo quyền lợi của nhà nước sao không tính quyền lợi của dân, không tính máu và mồ hôi 20 năm của gia đình anh Vươn. Chắc Đỗ Hữu Ca không nghĩ, anh em, bà con ông và chỉ vài năm nữa chính ông cũng là dân.

Đỗ Hữu Ca có lẽ không nhớ chuyện anh rể của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, sáng 17-4-2009, bị “áp giải ra khỏi hiện trường” khi chính quyền huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương tiến hành cưỡng chế thu hồi hơn 185 hecta cao su của ông để làm khu công nghiệp. Ông đã không đồng ý cho giải tỏa, mặc dù, 185 hecta cao su này ông có được nhàn hạ hơn so với công sức khai hoang, lấn sóng của anh Vươn và mức đền bù thì cao hơn gấp 20 lần giá vốn. Nhắc lại câu chuyện này để thấy, bất luận là ai, khi phải đối diện với tài sản của mình thì mới thấy của đau, con xót.

Dù sao thì hành động chống người thi hành công vụ của anh Đoàn Văn Vươn cũng phải được đưa ra xét xử. Nhưng, thông điệp mà các địa phương chờ đợi không phải là những năm tù cho anh mà là thái độ của nhà nước với chính quyền Tiên Lãng. Từ năm 2013, ruộng đất của nông dân bắt đầu lần lượt hết hạn giao đất. Nếu như quyết định của Chủ tịch Tiên Lãng Lê Văn Hiền không bị coi là sai, hơn 500 chủ tịch huyện trên cả nước có thể noi gương thu hồi đất đáo hạn của nông dân để… giao, thì không biết điều gì sẽ xảy ra. Đừng chậm trễ và đừng để “quả bom Đoàn Văn Vươn” lại nổ.

Nguồn: Facebook Huy Đức

 

12 Phản hồi cho “Quả bom Đoàn Văn Vươn”

  1. Thiến Heo says:

    Quả bom Đoàn Văn Vươn có 2 ý nghĩa lớn :

    1- Công an VN sau một thời gian dài đàn áp nhân dân, sau một thời gian dài làm tay sai cho giặc Tàu, sau một thời gian dài ăn chơi trụy lạc, đã trở nên yếu kém và nhu nhược. Không còn sức mạnh của một người chiến sĩ bảo vệ dân lành.
    2- Người dân VN vẫn còn những con người uy dũng bất khuất. Dám đứng dậy đánh lại kẻ thù của dân tộc, như cha ông của họ từng quật cường chống ngoại xâm phương Bắc.

    Qua nhiều sự kiện kết hợp những năm gần đây, có thể kết luận : chính quyền VNCS hiện tại là một chính quyền bạo lực đàn áp dân chúng VN theo ý đồ xâm lược của TQ.

    Quả bom Đoàn Văn Vươn là câu trả lời bộc phát của sự uất nghẹn đến tận cùng. Dân Việt Nam đối đầu với giặc thù. Cùng với quả bom khác nổ tại nhà một sĩ quan công an là điềm báo tử của bọn tay sai bán nước !

  2. vungu says:

    Hoan hô chánh quyền Tiên Lảng .. anh hùng chiến thắng tên.. VƯƠN và toàn gia ! bắt gọn.. 600 ! ý lộn ..tóm gọn 6 kẻ ..từ 11 tuổi trở lên …?? . Tương lai .. hồ hởi phấn khởi đem CA ,dân phòng ,cán bộ vượt biển hốt hết bọn TC lập thành tích ANH HÙNG của xhcn VN .

  3. minzunuami says:

    Nông Dân Nghèo nói đúng lắm, anh Vươn chết là cái chắc. Đảng o bao giờ sai dù cho có bán hết đất nươc này vì sau khi CƯƠP được chánh quyền thì tất cả những thứ gì trên, trong nước VN này là của đảng CS Kể cả tư tưởng trong đầu của dân. sá gì một Vươn trong hằng triệu Vươn trên nước VN này.

  4. Bọn VC mồm lúc nào cũng tuyên bố tỏ vẻ ta đây luôn chăm lo đời sống nhân dân và bảo vệ tổ quốc biên cương , ổn định chính trị để xây dựng đất nước . Nhưng chính bọn chúng là kể luôn tạo ra bất ổn cho đời sống của nhân dân , dân chúng từ Bắc vào Nam đâu đâu củng than phiền việc chúng làm !

  5. truong to linh says:

    Có giỏi ra đảo truờng sa
    Mà cuỡng mà chế dân ta rất mừng
    Tại sao các vị ngập ngừng
    Bán đất bán biển đẻ cùng ăn chia…

  6. Cử Hai, Nam Định says:

    Đoàn văn Vươn

    Tập Kiều

    Làm cho động địa kinh thiên đùng đùng (2924)

    Câu 1277 : Vốn người Tiên Lãng, Bắc Hưng
    2374 : Khôn ngoan rất mực, nói năng phải lời
    699 : Công trình kể biết mấy mươi
    1250 : Ngẩn ngơ trăm nỗi, dùi mài một thân

    2555 : Năm năm trời bể ngang tàng
    1486 : Dễ dò rốn bể, khôn lường đáy sông
    2429 : Anh hùng tiếng đã gọi rằng
    2296 : Bất bình nổi trận đùng đùng sấm vang

    2223 : Làm cho rõ mặt phi thường
    880 : Trăm năm để một tấm lòng từ đây
    2647 : Mấy người nghĩa khí xưa nay
    2360 : Đời xưa mấy mặt, đời này mấy gan

    Trước sau trọn vẹn, xa gần ngợi khen (2910)

    Cử Hai

  7. Nói chuyện luật lệ với Việt cộng giống như lấy ” đàn khẩy lỗ tai trâu ” ! Trâu là loài vật không biết được tiếng người nhưng có thể hiểu những truyền cảm của người nhưng sẽ vô dụng khi dùng nghệ thuật của người để giao hưởng cho trâu ! Đối với cộng sản , tuy là giống người nhưng không nhận mình là người mà có nguồn gốc tổ tiên là khỉ . Chúng hoàn toàn không biết giá trị của người huống chi nói đến chuyện luật pháp phải xây dựng trên các cơ sở căn bản nhân đạo , tiến bộ và công bình !

    Chỉ cần vài phút hồi tưởng người ta sẽ nhớ ra ngay cải cách ruộng đất , đánh tư sản , bần cùng hóa toàn dân , tập thể hóa nông nghiệp , hợp tác xã … đều có mục đích duy nhất là chiếm đoạt của cải , tải sản và bắt sở hữu chủ đày đi nơi khác , tù đày hoặc thủ tiêu !

    Mỗi thời đại , chính sách cướp của dân của cộng sản mang một nhãn hiệu khác cho thích nghi với ” nền kinh tế thị trường xhcn ” vừa quốc nội lẫn quốc tế như xưa là ” tập thể hóa ” thì nay là ” quy hoạch hóa ” . Con đường nào rồi cũng dẫn đến người dân bị khánh tận , tài sản đi vào lòng tham của đảng cộng sản !

    Chuyện thú vị là các báo cộng sản vừa công bố các cuộc bạo động chống công an năm qua ở cấp số ngàn và vừa bước vào đầu năm 2012 , mừng xuân cho đảng cộng sản vài vụ lớn !

  8. Nguyễn says:

    Đất anh Vươn rõ ràng là chính anh khai hoang phục hóa (lấn biển), Mà bất cứ ở đâu , từ trước đến nay đất khai hoang đều được cấp quyền sử dụng đất, Việc lấn biển cón khổ gấp trăm lần so với khai hoang phục hóa tên đất liền, tại sao anh Vươn không được cấp quyền sử dụng đất.
    Giả sử có thu hồi thì anh Vươn phải được bồi thường thỏa đáng chứ, sao cứ muốn cướp không công sức của người dân.
    Cần phải sửa đổi hiến pháp về đất đai, và luật đất đai mới mong đất nước này tiến bộ và ổn định. Nếu không chỉ làm giàu cho bôn cường hào mới từ trên xuống dưới, và triền miên gây bất ổn xã hội…

  9. Nguyen Binh says:

    Thụ̉c tế trên đất nủỏ́c Việt nam hiện nay,không nhủ̃ng chỉ có một gia đình Đoàn văn Vủỏn bị củỏ̃ng chế mà có cả hàng triệu gia đình đã và đang bị củỏ̃ng chế.Tiền đền bù thì không đủ dọn dẹp rác rến mà tiền chính quyền địa phủỏng bán lại lại là bạc tỷ.Bỏ̉i vậy mỏ́i có cảnh dân oan.Chủ̀ng nào lòng ngủỏ̀i kềm chế đủọ̉c sụ̉ tham lam thì quả bom Đoàn văn Vủỏn mỏ́i hết nổ.

  10. Tường Minh says:

    Bài viết này thấu tình, chí lý. Nhưng những người có quyền hành trong tay chắc không nương tay với dân đâu.
    Chúng ta đợi xem số phận của anh Vươn, anh Pha của thời nay sẽ ra sao thì sẽ hiểu nhà nước này là của dân hay của nhóm lợi ich cầm quyền.

    • Nông Dân Nghèo says:

      Trích “Chúng ta đợi xem số phận của anh Vươn, anh Pha của thời nay sẽ ra sao thì sẽ hiểu nhà nước này là của dân hay của nhóm lợi ich cầm quyền” hết trích

      Cái câu này nghe không ổn chút nào. Vụ anh Vươn chỉ là 1 trong hàng ngàn vụ bất công vô lý đã và đang xảy ra tại Việt nam. Chuyện cướp giật (hay nói cho có văn hoá chút xíu là giải quyết mâu thuẩn đất đai) tài sản của dân không phải chỉ có vụ này. Rốt cuộc đâu vẩn vào đó. Dân đen rốt cuộc vẫn đen thui..
      Tất cả mọi người đều biết là chính quyền Việt nam sẽ “giải quyết” các vụ việc na ná thế này như thế nào. Đừng hy vọng.

      Nông dân tui lý luận như thế này nhá: Nếu ở trên “cao” kia xử và bảo là chính quyền địa phương có lổi đã xử ép gia đình anh Vươn thì đây sẽ là điểm khởi đầu để đưa cả hệ thống chính quyền này….sụp hố. Vì như đã nói….vụ anh Vươn chỉ là cái đỉnh điểm, như cái phần nổi của tảng băng chìm…Có bao nhiêu nông dân bị mất đất vì quy hoạch? Tuy có nhận được chút đỉnh tiền, nhưng không có công ăn việc làm lâu dài thì núi vàng cũng sụp…rồi đi làm thuê làm mướn..Rốt cuộc tay trắng….

      Cái điểm thứ 2 là nếu nhìn xa hơn chút xíu thì vụ việc của ông Cù Huy Hà Vũ sẽ xử thế nào?
      Đất đai và tài nguyên là của toàn dân Việt nam. Đảng Cọng sản đâu có quyền bán cho bọn chệt khi mà người dân Việt Nam không đồng ý? Ở Vn khi chính quyền thấy thích thì làm dù có hại về sau cho đất nước. Kkông có việc “trưng cầu dân ý” như ở các nước dân chủ văn minh nên Đảng luôn bảo “lòng dân ý Đảng”…

      Nói túm lại…đâu sẽ vào đó. Anh Vươn sẽ đếm lịch dài dài. Gia đình anh Vươn sẽ trở thành….những kẻ không nhà. Một năm…mười năm….và bụi thời gian sẽ ..làm mờ đi kỷ niệm…hihi…và quên lãng….Đừng hy vọng vào những chuyện hảo huyền…

Leave a Reply to minzunuami