WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Đi thăm mộ Nam Phương Hoàng Hậu

Hằng năm, từ cuối tháng chạp, chính xác là từ ngày đưa ông Táo về Trời, ỏ Miền nam Việt Nam, nhà nhà đều lo xách cuốc, xẻng, dao mác, chổi, sơn hay vôi, …đi “dẩy mả”, theo tiếng nói bình dân của dân Nam kỳ, hay đi “tảo mộ” cho có chữ nghĩa. Người ta sơn phết lại nhà cửa cho mới để ăn Tết thì cũng phải nghĩ tới chỗ an nghỉ của người thân quá cố.

Mộ Nam Phương Hoàng Hậu tại làng Chabrignac (Ảnh: Tác giả)

Sống có nhà, chết có mồ. Ai trong năm làm không kịp vì gặt hái chưa xong thì qua đầu năm cho tới lễ Thanh Minh cũng phải lo chăm sóc mồ mả cho chu đáo. Tập tục “dẩy mả hay tảo mộ” ở Việt Nam mang ý nghĩa rất long trọng. Đàn ông trai tráng sáng ra, xách dụng cụ xông pha dẩy cỏ, chặt bỏ cây nhỏ mọc trên nấm mộ, tức tảo thanh cho sạch, sơn phết hay quét vôi lại mộ bằng gạch hay xi-măng, sơn lại mộ bia,… làm cho ngôi mộ và chung quanh đó sạch sẽ và mới mẻ để ăn Tết. Trong lúc đó, đàn bà ở nhà lo làm cơm nước để khi “dẩy mả” xong đem ra mả cúng. Có nhiều nhà vì rảnh rỗi, kéo nhau cả nhà ra mộ cúng ngày tảo mộ và cùng nhau ăn uống luôn tại chỗ. Như một ngày sum họp gia đình giữa nhiều thế hệ trong tinh thần chuẩn bị cùng ăn Tết với nhau vì ngày 30 rước ông bà.

Mang ý nghĩa thiêng liêng nên “tảo mộ” ở Việt Nam không giống người Tàu trong lễ Thanh minh vì trong lễ Thanh minh, người Tàu đi viếng mộ và đó cũng là ngày hội chào mừng mùa Xuân tới:

“Thanh minh trong tiết tháng ba,
Lễ là tảo mộ, hội là đạp thanh”

(Kiều, Nguyễn Du)
Hôm nay, chúng tôi đi viếng thăm mộ Nam Phương Hoàng Hậu, một việc làm hoàn toàn không nằm trong cả hai ý nghĩa đó bởi không nhằm sau ngày Ông Táo về Trời mà cũng không vào thời điểm chàng Kim và nàng Kiều gặp nhau. Chỉ thăm viếng cho biết nơi Hoàng Hậu cuối cùng của Nhà Nguyễn an nghỉ. Không trên đất quê hương mà ở tận một vùng thôn dã xa xôi lạnh lẽo của xứ Pháp. Ngoài ba bà con chúng tôi hôm nay, không biết trong năm, vào ngày lễ Các Thánh 1/11 (Toussaint) hay ngày tảo mộ, có mấy người tới thăm viếng mộ Hoàng Hậu? Thấp một nén hương, đặt một bó hoa cho Hoàng Hậu?

Nơi Nam Phương Hoàng Hậu an nghỉ 

Phải nói ít người Việt Nam ta nhắc nhở tới Hoàng Hậu. Biết Hoàng Hậu nằm ở đâu trên đất Pháp lại càng ít hơn. Trong lúc đó, có ít báo chí cộng sản ở trong Nam nhắc tới Hoàng Hậu, nhứt là ngôi biệt thự ở Đà-lạt, chỉ nhằm mục đích quảng cáo du lịch nhiều hơn. Thậm chí Hội Ái hữu Gò-công, quê hương của Bà, nói về Nam Phương Hoàng Hậu cũng rất giản lược. Vì thiếu tài liệu? Hay do ảnh hưởng tuyên truyền “bài phong phản đế” của cộng sản và “bài phong đả thực” của Chánh phủ Ngô Đình Diệm khi truất phế Cựu Hoàng Bảo Đại mà dân chúng quên đi hay thờ ơ lãnh đạm?

Trong tình trạng thiếu thông tin đó, may mắn có ông Nguyễn Cao Đức và một nhóm cựu học sinh Jean Jacques Rousseau nhắc lại, trao đổi thông tin (trên mạng) về Hoàng Hậu Nam Phương khá phong phú. Vì có liên hệ với hoàng gia hay với gia đình những người trước đây làm việc trong Chánh phủ của Quốc trưởng Bảo Đại?

Sau khi cơm nước bữa trưa xong ở Tu Viện Tùng Lâm trong xóm Bosnages gần Limoges, tĩnh mịch rất thích hợp cho nơi tu tập, chúng tôi đi thẳng tới làng Chabrignac để tìm thăm mộ Hoàng Hậu. Khi đi, chúng tôi chỉ biết mộ nằm ở Chabrignac chớ không biết chính xác địa điểm nhưng vẫn chủ quan sẽ tìm được không khó vì dầu sao cũng là ngôi mộ của một Bà hoàng thì dân làng phải biết thôi.

Chúng tôi đang đi trong vùng Tây-Nam nước Pháp nên địa danh chỗ nào cũng tận cùng bằng vần AC. Tiếp vĩ ngữ AC có nghĩa “thuộc về …” để chỉ “đất này thuộc về ông tên gì đó …làm chủ”.

Từ đó, người Pháp mới có họ mang tên đất. Như cựu Tổng thống Pháp Jacques Chirac. Chirac là tên làng Chirac cũng ở vùng Corrèze này và ngày nay hãy còn. Người Tàu có Gia trang mang họ một gia đình, một dòng tộc. Như Vương Gia trang, …Trước đây, Pháp và Tàu là hai nước phong kiến lâu đời mà ngày nay còn để lại vết tích. Việt Nam ta không có cách lập họ như vậy vì mọi người dân dã đều có quyền mang họ của dòng tộc như vua chúa. Việt Nam là nước quân chủ trước đây mà không phải là nước phong kiến. Nói Việt Nam phong kiến là chỉ biết nói lấy được cho mục đích tuyên truyền chánh trị mà thôi.

Chabrignac là một ngôi làng nhỏ hiền lành với gần năm trăm dân sống chủ yếu về nghề ruộng rẫy lúa bắp, khoai sắn, không về nghề trồng nho và làm rượu. Nhưng bù lại, Chabrignac là nơi du lịch vì cảnh đẹp, rất thơ mộng, có nhiều hang động, lâu đài cổ, nhà thờ cổ, … Vào tới làng, chúng tôi tìm ngay người lớn tuổi hỏi thăm. Chúng tôi được chỉ tới nghĩa trang của làng. Quả thật ở đây có nhiều người biết Bà Hoàng nằm ở đâu. Nghĩa trang nằm trên khu đất cao tuy chưa đủ để gọi đó là cánh đồi. Chúng tôi xô nhẹ cánh cửa sắt khép hờ để vào bên trong. Thấy có người, chúng tôi tiến tới hỏi thăm và được chỉ ngay rất chính xác: “Ngôi mộ có hai cây trắc bách diệp”.

Hai cây khá cao và xanh um nên dễ thấy. Chúng tôitiến tới thì đúng là ngôi mộ của Nam Phương Hoàng hậu khi nhìn tấm mộ bia có ghi “ Đại Nam Nam phương Hoàng hậu chi mộ” bằng chữ Hán. Phía dưới chân mộ có tấm bảng ghi thêm “Nơi đây an nghỉ Jeanne- Mariette Nguyễn Hữu Hào 1913-1963” bằng chữ Pháp.

Ngôi mộ làm bằng xi-măng đơn sơ. Mộ bia cũng bằng xi-măng nên góc dưới bên mặt bị bể một miếng nhỏ. Nhìn qua ngôi mộ, ai cũng có thể bảo ngôi mộ từ khá lâu không được tu bổ, chỉnh trang. Trong lúc chúng tôi có mặt, trên mộ có sẵn một bó bông tươi nhỏ như của ai mới đem tới ngày hôm trước thôi vì bông hãy còn tươi. Nghe nói dân làng, nhân đi viếng mộ thân nhân, thỉnh thoảng ghé qua viếng Hoàng hậu bằng một bó bông nho nhỏ để tỏ lòng ngưỡng mộ.

Điểm đáng để ý là chỉ có ngôi mộ của Hoàng hậu có trồng hai cây trắc bách diệp hai bên sừng sững như hai người đứng ngay ngắn hầu, bất chấp tuế nguyệt, hay hai ngọn nến khổng lồ và khu đất khá rộng so với nhiều mộ khác tuy không được tươm tất bằng vì những ngôi mộ này đều bằng đá hoa cương hay ít nhứt cũng bằng đá mài. Gia đình làm tạm để chờ cơ hội cải táng đem về quê hương Gò công hay Đà-lạt? Theo lời ông Boudy, cựu Xã trường Chabrignac (đương kim Xã trưởng là ông Dupuy), lúc đám tang, quan tài của Hoàng hậu đã được làm bằng kẽm để chuẩn bị đem về Việt Nam nhưng khi xin phép, Chánh quyền của Tổng thống Ngô Đình Diệm từ chối nên phải chôn cất tại nghĩa trang Chabrignac!

Nhìn ngôi mộ của Nam Phương Hoàng hậu lạnh lẽo, cô đơn giữa người bản xứ, chúng tôi không khỏi bùi ngùi thương cảm cho thân phận của một Hoàng hậu mất nước. Thân phận của người dân bình thường như chúng tôi, nếu có con cái biết chăm lo, mồ mả có lẽ sẽ khá hơn chăng? Mà thôi, đời là vô thường, thân đã trở về với cát bụi thì còn chọn lựa, giai cấp, ngôi vị gì nữa?

Nhưng dù sao, Bà Hoàng hậu chết rất an lành. Không bị đau đớn. Đám tang không trọng thể theo nghi thức dành cho môt Bà Hoàng, nhưng được đông đảo dân làng tiễn đưa, thương tiếc, có đủ mặt con cháu, cả Cựu Hoàng. Vẫn hơn người đang chức quyền tuyệt đối trong tay mà chết vô cùng thê thảm, không toàn thây. Chôn lén lút, không tang lễ, không làm được mồ mả. Khi có mồ mả, không dám ghi tên lên mộ bia. Mới thấy người lành thường gặp nạn, nhưng chung cuộc vẫn an lành.

Góp Phần Lịch Sử Của Làng Chabrignac Rời mộ phần của Hoàng hậu, chúng tôi tới nói chuyện với người đàn ông chúng tôi gặp lúc mới tới. Chúng tôi hỏi thăm về Bà. Ông tên Christian Bouzon là thầy giáo của ngôi trường duy nhứt của làng. Vậy mà, có lúc trường không đủ học sinh để hoạt động. Nhà của ông thầy giáo Bouzon ở ngay bên cạnh trường và ông đang làm vườn bên kia bờ tường ngăn với nghĩa trang.

Vui vẻ tiếp chúng tôi, ông cho biết rất ít người Việt Nam tới thăm viếng mộ vì có lẽ nơi đây quá xa và đường đi trong làng cũng phức tạp. Ở văn phòng thị xã có nhiều hình ảnh, thông tin liên quan tới bà Hoàng hậu. Nhưng chính ông lại chưa một lần trông thấy mặt Bà Hoàng. Đám cưới Công chúa Phương Liên năm 1962, hình ảnh đăng trên báo địa phương La Montagne, có đủ mặt gia đình tham dự, nhưng cũng không thấy rõ mặt của Bà Hoàng. Ông Thầy giáo có một lần hướng dẫn học sinh của
ông lập hồ sơ về Bà Hoàng trong giờ học lịch sử làng Chabrignac. Học sinh sưu tìm được thông tin về Bà Hoàng hậu Nam Phương, đọc qua, chúng đều xúc động, tiếc thương Bà.

Căn nhà của Nam Phương Hoàng Hậu (Ảnh: Tác giả)

Chúng hỏi Thầy giáo xứ Việt Nam của Bà ở đâu? Tại sao Bà là Hoàng hậu mà không ở Việt Nam? Khi nhắc lại chuyện Nam Phương Hoàng hậu, ông Thầy giáo cũng bùi ngùi cho số phận ngắn ngủi và cái chết đột ngột vì bịnh sưng cuống phổi của Bà do cứu cấp không kịp.

Chuyện xảy ra vào thượng tuần tháng 9 năm 1963. Sáng hôm ngày khai giảng mùa săn bắn – Pháp còn giữ tập tục này và có cả đảng chánh trị “Săn bắn, Đánh cá” ra tranh cử tổng thống – ông Thị trưởng Boudy và người Quản gia của Bà tới mời Bà cùng đi săn, nhưng Bà từ chối vì bị đau cổ và mệt. Hai người đi. Tới trưa hôm đó, họ được tin Bà Hoàng mất. Và bà mất trước mặt hai người phụ nữ Pháp giúp việc trong nhà. Ngày nay, khi hỏi thăm về Nam Phương Hoàng hậu, người dân làng Chabrignac đều tỏ lòng thương tiếc. Họ nói Nam Phương Hoàng hậu tuy sống ở đây từ lâu, ít giao thiệp với nhiều người, nhưng mỗi khi gặp ai, Bà đều vui vẻ chân tình, bình dị, nên được mọi người cảm mến và kính trọng. Dân làng lấy làm vinh hạnh vì một làng nhỏ như Chabrignac, hẻo lánh, có một công dân là một Bà Hoàng. Và Bà đã thật sự góp phần bổ sung cho lịch sử làng
Chabrignac.

Khi lắng nghe những tiếng nói của dân làng về Bà Nam Phương, chúng tôi thấy thật tình dân làng rất thương Bà tuy không phải đồng chủng. Cơ Ngơi Nam Phương Hoàng Hậu Chúng tôi được ông thầy giáo Bouzon chỉ đuờng đi tới ngôi nhà của Hoàng hậu ở cách đó, chỗ nghĩa địa, chừng hơn cây số. Chúng tôi từ giã ông Bouzon đi theo sự hướng dẫn rành rẽ của ông. Nhưng chúng tôi không tìm thấy. Quay trở lại để đi chậm chậm lần theo từng chi tiết ghi nhận. Lần này cũng không thấy ngôi nhà ở
đâu hết.

Trở lại chỗ nghĩa địa lần nữa, bỗng chúng tôi trông thấy một người Pháp lớn tuổi đang nói chuyện với bà vợ trước nhà, chúng tôi tới hỏi, được ông chỉ cũng cùng những chi tiết như ông thầy giáo vừa rồi. Thấy chúng tôi không tin chắc sẽ tìm được, ông bèn bảo bà vợ vào nhà, lấy xe đi dẫn đường chúng tôi. Cùng ngừng xe trước nhà Bà Hoàng, thì đúng là nơi chúng tôi đã đi ngang qua hai lần, nhưng không nghĩ là ở đây vì chúng tôi vẫn nghĩ nơi Bà ở phải là một cái lâu đài.

Năm 1958, Bà Nam Phương muốn xa lánh cảnh ồn ào, tấp nập của Paris và của thành phố du lịch và điện ảnh Cannes, Bà được một người bạn cũ người Pháp giới thiệu mua cơ ngơi này vừa để ở được yên tĩnh, vừa khai thác sanh lợi trang trải cho cuộc sống. Với tiền riêng, Bà mua lại cơ ngơi có tên La Perche nằm bên cạnh con lộ chánh của làng dẫn tới Thành phố Brive, thủ phủ của Tình Corrèze, gồm một ngôi nhà chánh, kiểu xưa, hai từng, bề ngang dài, xây bằng đá lấy từ vùng này, có 32 phòng ngủ, 4 phòng khách, 7 phòng tắm, với các dãy trang trại, nhà kho dành để chứa dụng cụ canh nông và nông phẩm thu hoạch, 160 mẫu đất và 800 con bò…

Những người phụ giúp việc cho Bà chỉ có hai phụ nữ người Pháp giúp nội trợ ăn ở luôn trong nhà với Bà và một người đàn ông Pháp cai quản khai thác nông nghiệp. Khi về đây, các hoàng tử và công chúa theo với Bà cho tới ngày đi lính hoặc lập gia đình.

Công chúa Phương Liên năm 1962 kết hôn với ông Bernard Soulain làm Giám đốc ngân hàng ở Bordeaux. Hôn lễ tổ chức tại nhà thờ cổ của làng Chabrignac tọa lạc phía bên kia con đường chạy ngang qua nhà Hoàng hậu. Công chúa Phương Mai có chồng là Quận công d’ Addis Abbela. Hoàng tử Bảo Long làm Giám đốc ngân hàng sau khi giải ngũ, Bảo Thắng và Phương Dung cũng làm việc cho ngân hàng.

Cách 500m tới chết chưa gặp nhau 

Nhắc lại tang lễ Bà Nam Phương năm 1963 tại đây có đông đủ gia đình, Cựu Hoàng và các hoàng tử, công chúa tham dự. Trong số hoàng gia hiện diện, hôm ấy còn có mặt Công chúa Như Lý với tên theo hoàng gia là Princesse d’ Annam, con gái của vua Hàm Nghi, do Vua Hàm Nghi chọn cho cánh họ của ông. Công chúa Như Lý có chồng là Công tước Labesse. Hai người sống ở lâu đài ngang nghĩa trang ở phía bên kia đường, cách nhà Bà Nam phương lối 500 m mà hai bên không bao giờ gặp nhau cho tới ngày Bà Nam Phương mất.

Vua Hàm Nghi lập gia đình với con gái của Toàn quyền Pháp ở Algérie có ba người con: Công chúa Như Mai, Như Lý và Hoàng tử Minh Đức. Tất cả đều lấy tên d’ Annam như Hoàng tử Minh Đức d’ Annam (Le Prince Minh Đức d’ Annam).
Năm 2004, Công chúa Như Lý mất, an táng tại mộ phần của gia đình Labesse là một ngôi nhà mồ kiên cố và cao lớn nhứt trong nghĩa trang của làng Chabrignac, nơi Bà Nam Phương an nghỉ. Công chúa Như Lý nằm ở phía trái từ cổng vào, Hoàng hậu Nam Phương nằm một mình bên mặt của nghĩa trang. Cách nhau theo chiều ngang chừng 50 m. Không biết giờ đây hai Bà đã gặp nhau chưa?

Thầy giáo Christian Bouzon cho chúng tôi biết có ý định hợp tác với Hội thân hữu Pháp-Việt Bordeaux tổ chức lễ tưởng niệm 50 năm ngày Nam Phương Hoàng hậu mất, đồng thời cũng là kỷ niệm Bà được 100 tuổi vào năm 2013.

Cơ ngơi của Hoàng hậu đã một lần bán lại cho một người Ý khai thác chăn nuôi. Nay nghe nói người chủ này đang muốn bán lại. Trong bạn đọc, có ai muốn mua lại cơ sở này để ở vừa làm ruộng, chăn nuôi. Một nơi yên lành, dân làng dễ thương, tử tế vô cùng.

Cỏ May sẵn sàng hướng dẫn đi tới đó, không nhận huê hồng.

© Nguyễn Thị Cỏ May

© Đàn Chim Việt


11 Phản hồi cho “Đi thăm mộ Nam Phương Hoàng Hậu”

  1. Lý Chính Luận says:

    Một bài viết thật lý thú, có lẽ còn lý thú hơn nhiều nếu có phim ảnh hoặc minh họa cụ thể. Mời quí vị xem clip video dưới đây về chuyến thăm viếng mái nhà xưa (La Perche) và mộ phần của Nam Phương Hoàng Hậu ở làng Chabrignac :

    http://youtu.be/LNyWGgf8NHI

  2. Hoàng Anh - Tuổi Trẻ Hải Ngoại says:

    + Nam Phương HH liên hệ thế nào với vua Hàm Nghi – một vị Vua yêu nước, khác hẳn mấy vua hèn nhát hại nước khác ?
    + Cùng ” bài Phong , đả Đế và đả Thực ” – 2 phe của những Người có chí lớn cứu nước ,đã bí mật gặp nhau ít nhất 2 lần ở Vũng Tàu , khiến Mỹ sợ bị qua mặt mà giật dây làm đảo chánh giết Ô. Diệm . Điều ấy thực tế diễn ra như thế nào ?
    Xin Tác giả và quý vị nói thêm để những người Việt hải ngoại và đặc biệt lớp Trẻ chúng tôi nơi đây có cơ hội , được biết rõ hơn về Lịch sử Việt Nam . Rất cám ơn !

  3. Teo says:

    Nuoc VN ngay nay bat nhao,xa hoi roi loan,luat le rung ru, con nguoi thi bat nhon, bat nghia,dao duc,loi song van hoa bi suy doi boi vi mot le la nguoi cong san da ket lieu che do vua quan ma cong san phan loai la “phong kien”… Thien tu da khong con ,nguoi dan viet nhu mat di mot lanh dao tinh than toi cao.khien xa hoi roi loan ,nguoi dan van song trong ngheo nan, lac hau,bat cong ma chung ta da thay nhu hien nay,Gia ma chung ta con Thien Tu nhu Nhat, Dan mach, Thailand, Anh quoc,Tay ban nha,,,thi co le dat nuoc VN it ra cung khac hon nhieu cai che do doc tai,thoi nat hien gio rat nhieu,,

  4. t3hk says:

    Trên bia ghi “大南南芳皇后之陵” Đại Nam Nam Phương Hoàng Hậu Chi Lăng

    Báo chí việt cộng thường ghi lầm là “Đại Nam Nam Phương Hoàng Hậu chi mộ”.

    • LẠI MẠNH CƯỜNG says:

      Thưa bạn,

      1/
      Theo như tự điển Thiều Chửu thì đúng như bạn viết

      大南南芳皇后之陵
      Dà nán nán fāng huáng hòu zhī líng
      Đại Nam Nam Phương hoàng hậu chi lăng

      Nhưng tôi nghĩ, đây đúng là ngôi mộ chí, chứ không phải là lăng !
      Cho nên dịch là mộ cũng không sai, mà có phần đúng sự thật hơn.

      Ta cũng rõ, Tàu Ta hay một số nước khác, thường hay thậm xưng, nghĩa là nói quá lên ít nhiều (exaggerate ;exagérer; overdrijven), để thoả mãn tự ái dân tộc. Chẳng hạn nước ta là Đại Nam ….

      2-
      Theo định nghĩa Wikiepedia về lăng : Công trình xây dựng làm nơi cất giữ thi hài các vĩ nhân.

      Lăng của các bậc vua chúa.
      Lăng miếu.
      Lăng mộ.
      Lăng tẩm.

      Chính vì thế tôi nghĩ lăng là một công trình kiến trúc, hay một quần thể kiến trúc, có giá trị về nhiều mặt (kiến trúc, phong thủy, lịch sử như kể công trạng của người nằm trong lăng ….), không chỉ đơn giản là một ngôi mộ nhỏ nằm trong một nghĩa trang công công như trường hợp của Nam Phương hoàng hậu.

      Chẳng hạn ta thấy Lăng các vua thời nhà Nguyễn ở Huế (Gia Long, Minh Mạng, Tự Đức) thật nguy nga và tráng lệ, với những yếu tố như tôi kể ở trên, chứ không quá đơn giản chỉ có một ngôi mộ chí, với tấm bia ghi vài hàng chữ như một chết bình thường (tên tuổi, ngày sinh ngày chết, tước vị …). Thậm chí cũng không có ghi rõ ai lập mộ !

      Ở Sài Gòn ta thấy Lăng Ông thờ đức Tả quân Lê Văn Duyệt cũng rất lớn, thờ cúng quanh năm và dân đến chiêm bái cầu xin mỗi ngày. Ngày nay đó chẳng những là nơi linh thiêng thờ cúng một công thần nhà Nguyễn, mà còn là một đia điểm du lịch nổi tiếng ở vùng Gia Định.

      Wikipedia:
      Lăng Ông Bà Chiểu, nói vắn tắt là Lăng Ông, có tên chữ là Thượng Công miếu. Đây là khu lăng mộ của Tả quân Lê Văn Duyệt (1764-1832), tọa lạc tại số 1 đường Vũ Tùng, phường 1, quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.
      Lăng Ông ở Bà Chiểu rộng 18.500 m² trên một gò đất cao, nằm giữa bốn con đường: Đinh Tiên Hoàng, Phan Đăng Lưu, Trịnh Hoài Đức và Vũ Tùng .
      (…) Và do lệ kiêng cử tên, không biết từ lúc nào, người dân đã ghép hai từ “lăng Ông” với hai từ “Bà Chiểu” để chỉ khu lăng của Tả Quân.
      Theo nhà văn Sơn Nam, tên Bà Chiểu là tên vùng đất, chỉ mới xuất hiện thời vua Tự Ðức. Chiểu có nghĩa là ao nước thiên nhiên, Bà Chiểu là nữ thần được thờ bên ao thiên nhiên. Ở Thủ Đức cũng có vùng đất tên là Linh Chiểu

      Rồi còn có Lăng Cha Cả “là ngôi mộ của giám mục Bá Đa Lộc (tục gọi là “Cha Cả”, tức Pierre Joseph Georges Pigneau de Béhaine). Ngôi mộ xưa là một di tích lịch sử ở vùng Sài Gòn. Lăng Cha Cả còn được dùng gọi khu vực gần mộ, nay là phường 1, quận Tân Bình” (Wikipedia).

      Wikipedia:
      Giám mục Bá Đa Lộc mất năm 1799 ở Thị Nại trong trận vây thành Quy Nhơn. Vì được vua Gia Long trọng vọng, coi là “Giám mục Thượng sư”, ông được đưa về an táng ở gần ngôi nhà cũ tỉnh Gia Định. Khu vực đó là khu Vườn Xoài, Tân Sơn Nhứt phía tây bắc Sài Gòn.
      Triều đình giao việc xây mộ cho linh mục Barthélémy Sang. Tuy giám mục Bá Đa Lộc là người Pháp, nhưng kiến trúc mộ ông theo kiểu Việt Nam, có bình phong, bái đường và hậu cung. Lăng Cha Cả là khu đất rộng khoảng 2000 m2, gồm một nhà lợp ngói, cột và vách bằng gỗ quý, ở trước có bia đá lớn.

      Lại Mạnh Cường

      • t3hk says:

        Cảm ơn bạn Lại Ngọc Cường đã cho tôi biết thêm nhiều điều hữu ích. Tôi xin trân trọng ghi nhận ý kiến của bạn. Tuy nhiên, vì trên hình tôi thấy hàng chữ Hán ghi rõ là “Đại Nam Nam Phương Hoàng Hậu Chi Lăng”, tôi nghĩ rằng chúng ta không có quyền đọc hay “dịch” là “Đại Nam Nam Phương Hoàng Hậu Chi Mộ” được. Chúng ta phải đọc hàng chữ đó “as it is”.
        陵 Hán-Việt đọc là “lăng”
        墓 Hán-Việt đọc là “mộ”
        2 chữ này viết rất khác nhaụ

        Hôm qua vì lỗi kỹ thuật tôi đã “post” lên diễn đàn 2 lần dưới 2 tên HHK và t3hk.

        Trân trọng,

      • LẠI MẠNH CƯỜNG says:

        Thưa vâng, dịch phải đúng như nguyên văn.
        Còn muốn gì thì, ta thêm chú giải cho rõ nghĩa hơn.

        Tại đây tôi chỉ muốn làm sáng tỏ vấn đề, khi nào gọi là mộ hay lăng.

        Kính,
        Lại Mạnh Cường

      • Thiến Heo says:

        陵: lăng
        1 : Đống đất to, cái gò.
        2 : Mả vua.
        ( Thiều Chửu)

        Chữ lăng 陵 viết với bộ phụ bên trái chỉ có nghĩa là cái gò đất. Còn lăng làm lớn hay nhỏ là do người ta có tiền nhiều hay ít. Lăng Ông Gia Định thật ra cũng chỉ là cái mả bằng xi măng thôi chứ cũng chả “hoàng tráng lộng kiếng” gì.

        Núi không cần lớn, có Tiên thì thiêng
        Sông không cần sâu, có rồng thì linh

        Sự linh mẫn không nằm ở đống đất đá, nó ở ý nghĩa của con người văn hiến nằm bên dưới.
        Người Việt Nam nói chung không bằng các dân tộc khác khi trân trọng ý nghĩa của lịch sử.
        Không ít người VN gọi “thằng” Gia Long nhưng “quần thể lăng mộ” triều Nguyễn thì OK, vì nó kiếm ra “địa” làm ăn kinh tế bộn bàng !!!

      • t3hk says:

        Tôi có cùng một quan điểm với Thiến Heo.

        Tôi nêu ra vấn đề chữ “lăng” và “mộ” không ngoài mục đích là để mọi người xem xét cẩn thận tránh sai lầm khi đọc và sử dụng sách báo, tài liệu của việt công.

  5. HHK says:

    Trên bia ghi “Đại Nam Nam Phương Hoàng Hậu chi lăng” 大南南芳皇后之陵.

    Sách vở, báo chí Việt cộng thường ghi lầm là “chi mộ”.

  6. Tân Phong says:

    Cảm ơn tác giả về bài viết.
    Từ Wikipedia tôi hiểu thêm “Nam Phương” là “Hương quý nước Nam”, thay vì trước đây cho là “Phương-phía Nam”.
    Xin tỏ lòng kính ngưỡng một người phụ nữ có Sắc và TÂM với quê hương.
    Trân trọng.

Leave a Reply to Tân Phong