WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Câu đối thời Trung cận đại [3]

Tiếp theo các phần III

Tết

Một vị’’thần đối’’ của nước Đại Việt thời Trung đại mà chúng ta không thể không nhắc đến: Lưỡng quốc trạng nguyên – Mạc Đĩnh Chi (MĐC).

Đã có rất nhiều người viết về cụ, bài viết này chỉ giới thiệu một câu đối nổi tiếng được sử sách ghi lại: Tương truyền , một lần MĐC được vua Trần Anh Tông cử đi sứ sang Trung quốc nhằm thiết lập bang giao.

Bước chân tới cửa khẩu biên giới rồi vào cổng thành kinh đô của họ, cụ liên tục bị đám quan quân nước sở tại gây khó dễ bằng cách ra câu đôi hòng dồn cụ phải bó tay, chịu nhục. Nhưng tất cả âm mưu đó đều bị cụ đánh bại bởi tài trí thông minh tuyệt đỉnh, cách ứng xử nhanh trí, qua những câu đối hay, chuẩn xác, đầy kiêu hãnh khiến đám người kia tuy tức giận mà không làm gì được Sứ thần của nước ”Man di” – (cách gọi những nước ngoài biên giơi Trung Nguyên của đám Bành trướng Trung Hoa cổ).

Riêng đôi với Sứ thần nước Đại Việt còn có đặc điểm ”xấu như qủy” luôn thắng trước các cuộc thử tài – khiên sự ghét bỏ đói với cụ Mạc ngày càng tăng. Lần này những bộ óc siêu việt của Trung Nguyên quyết tâm tìm cách hạ gục, trả mối hận. Vẫn võ cũ – ”hạ tiện” – sau khi đoàn ngoại giao của ta được bố trí nghỉ ngơi ở quán khách, Người đại diện cho nhà vua nước sở tại đến đưa cho trưởng đoàn một vế đối nói rằng nếu đối chỉnh mới được vào trình quốc thư. Nội dung vế ra như sau:

 Ly, Mỵ, Võng, Lượng – Tứ tiểu quỷ.

Ðây là vế ra đề rất khó, ác hiểm: 4 chữ đầu đều là tên 4 Quẻ trong Kinh Dịch. 3 chữ tiếp theo lột tả bản chất của 4 chữ đầu, tạo ra một tập hợp Hán từ vừa mang ý nghiã cấu trúc của từ vựng tượng hình, vừa mang ý nghĩa của từ rất ”Nôm” – (Người xấu như Qủy). Ðiều quan trọng: Làm thế nào để đối được câu này hoàn chỉnh cả về ý lẫn về lời. Nhất là làm sao hạ gục, xóa bỏ ý nghĩa của tập hợp từ ”Tứ Tiểu Qủy”

Kinh Dịch là tác phẩm triết học, khoa học cổ đại nhất của Trung Hoa mà chỉ có rất ít những người học giỏi, học rộng, đọc, hiểu. Kinh Dịch lại viết bằng Hán tự – tiếng nói, ngôn ngữ của chính họ. Dưới mắt họ, viên Sứ thần nước Man di – xấu như qủy – tài học làm sao bì được với những bộ óc kiệt xuất của Trung Nguyên. Chẳng ngờ, nhận đề xong, cụ Mạc không suy nghĩ, đọc ngay vế đôí:

Cầm, Sắt, Tỳ, Bà – Bát đại vương!

Cầm, Sắt, Tỳ, Bà cũng là 4 quẻ trong Kinh dịch. Trong 4 từ này, ở mỗi từ tiếng Hán cổ đều có 2 chữ Vương. Vế đối hoàn chỉnh đến lạ lùng. Bát Ðại Vương đối với Tứ Tiểu Quỷ. Nhưng còn tuyệt diệu hơn: Người ra đề là chủ, khinh miệt khách ở hình hài, trí tuệ đến hợm hĩnh, chủ quan tự đặt mình, núp trong ”Tứ Tiểu Qủy” – hòng áp đảo đối thủ..

Còn khách thì kiêu hãnh cũng tự nhận, đặt mình vào 8 chữ Vương – Bát Ðại Vương (8 ông vua lớn – tiếng Hán cổ) – chứ không phải là 4 Qủy Nhỏ. Trước 8’’vua lớn’’ tất nhiên 4’’qủy nhỏ’’ sẽ bị chém đầu.

Quan viên nước chủ nhà ra đón đều giật mình kinh ngạc, bái phục, vội mở rộng cửa mới danh sỹ Mạc Ðĩnh Chi vào trình quốc thư. Chính những thử thách này… nhà vua Trung Hoa đã phong cho Mạc Đĩnh Chi danh xưng – Lưỡng quốc trạng nguyên !

Không thua kém tiền bối, 8 thế kỉ sau (1304 – 1907) Vua Duy Tân đã phát huy tinh thần chống giặc xâm lược Pháp qua một câu đối. Tương truyền: Sau khi chiếm thành Hà Nội, để dễ bề cai trị, Pháp chia bản đồ nưóc ta thành 3 vùng – 3 kì: Bắc Kì, Trung Kì, Nam Kì. Bắc và Trung kì giao cho chính phủ Nam triều nhà Nguyễn qủan lí, dưới sự giám sát của viên Khâm sứ đại diện cho toàn quyền Đông Dương. Nam kì tách ra thành lập chế độ thuộc địa, trực tiếp Pháp cai trị. Quyết định này dấy lên sự chống đối mãnh liệt của dân Việt và triều đình nhà Nguyễn trước sự xâm l ược trắng trợn của Pháp..

Hoàng tử Nguyễn Phúc Vĩnh San sinh nă m 1900 , lên ngôi năm 1907, đặt niên hiệu Duy Tân. Ông lên ngôi, còn qúa trẻ , thực lực của đất nước hạn chế: Quân sự yếu kém, kinh tế nghèo nàn nên đành chịu lép vế , dù vị vua trẻ có ý định ngay từ khi lên ngôi muốn Duy Tân đất nước..

Một lần, tên Khâm sứ đến yêu cầu nhà vua và triều đình tham gia cùng chúng dẹp yên sự chống đối của dân Việt trước việc phân chia. Y là tên thực dân cáo gìa, thông tuệ ngôn ngữ Hán – Nôm, hiểu phong tục tập quán lịch sử, địa lý của Việt Nam. Sau một hồi làm việc căng thẳng, để giảm sức căng, Y khéo léo lái cuộc ’’hội đàm’’ sang lĩnh vực văn chương, cùng nhà vua bàn chuyện thi phú… sau một hồi rào đón…rốt cuộc đề nghị hai bên chơi chữ – đọc câu đối . Nhà vua trẻ đồng ý, viên khâm sứ đọc vế ra:

Rút ruột VƯƠNG – Tam phân thiên hạ

Phải thừa nhân vế ra của tên thực dân cáo già rất hay, khúc chiết, lại nói lên được vấn đề mà Y đang quan tâm. Đây là loại câu đối dùng chiết tự trong chữ Hán:

Chữ Vương là Vua.

Nếu (rút) bỏ đi nét sổ, nằm ở giữa (ruột) – chữ Vương thành chữ TAM là Ba – con số 3 đang nhức nhối trong lòng nhà vua (tam phân thiên hạ). Cân đối ngụ ý: Ông Vua hãy cởi lòng, bỏ đi những trăn trở, mặc cảm đưa việc phân chia địa lí (3 Kì) vào ổn định, để Pháp – Việt chung sống trong hòa bình, thịnh vượng – đề huề.

Vua Duy Tân là ông vua có ý chí tự cường, thông minh bẩm sinh (2). Ngay từ khi lên ngôi, tuổi còn ấu thơ (8 tuổi) đã có tinh thần kiên cường , là một trong 2 vị vua thời nhà Nguyễn có tinh thần chống Pháp mạnh nhất (Duy Tân, Hàm Nghi). Vế ra đề không thể làm khó được vị vua thiếu niên anh hùng. Chẳng cần suy nghĩ lâu, nhà vua đọc ngay vế đối:

Chặt đầu TÂY – Tứ hải gia huynh .

Cả 2 vế – ra đề, đối lại thật hay hoàn chỉnh cả ý lẩn lời (Từ ngữ):

Rút ruột Vương – Tam phân thiên hạ

Chặt đầu Tây – Tứ hải gia huynh.

Nhà vua cũng dùng phương pháp chiết tự để bẻ gẫy ý chí ngông cuồng của tên thực dân. Trong Hán tự: Chữ TÂY –‘’chặt đầu’’ – (bỏ đi nét ngang trên đầu), trở thành chữ Tứ là Bốn – 4. Mệnh đề phụ của vế đối là một thành ngữ: Tứ Hải gia huynh đệ – (Bốn bể đều là anh em). Nhà vua đã lớn tiếng mắng vào mặt tên xâm lược: Nếu giết hết bọn bay, thiên hạ sẽ thái bình, tình anh em sẽ được thiết lập!

Nếu chỉ xét riêng về ngôn ngữ 2 câu đối của 2 người – Vua Duy Tân và tên Khâm sứ thực dân – nhà vua chiếm thế thượng phong, có dũng khí của dũng tướng trước đối thủ. Toàn bộ câu đối chỉ có 14 từ, chia làm 2 vế, mỗi vế 7 từ, từng từ, từng cụm từ – đối nhau chan chát:

Chặt đầu – đối với – Rút ruột

VƯƠNG – đối với – TÂY

Tứ – đối với – Tam

Tứ hải gia huynh – đối với – Tam phân thiên hạ.

Cứ tưởng hai Nho sĩ đang thù tạc khi ’’trà dư tửu hậu’’, nhưng thực chất là một cuộc đấu bằng ý chí thông qua ngôn ngữ. Đó là thông điệp của ’’thiên tử’’ , thay mặt cho ’’thần dân’’ nước đại Việt, dõng dạc tuyên bố: Nước Việt quyết tâm đánh đuổi kẻ xâm lược, xây dựng mối giao hảo an hem với bốn biển năm châu…

Một lĩnh vực để Câu đối vùng vẫy là hài hước, chế giễu, biểu dương nhưng thật tế nhị, thâm thúy – đó là vịnh, ’’chọc cười’’ đối tượng. Người bị ’’chọc’’ không giận (tuy trong lòng không thích). Lây vài câu tiêu biểu làm thí dụ:

Nguyễn Công Trứ thời trai trẻ rất phong lưu, đào hoa, thích hát xướng đặc biệt ông thích 2 loại hình: Chèo và hát ả đào (cô đầu). Khi đã thi đỗ, làm quan, cụ vẫn mê hát. Cụ nghè Nguyễn Qúy Tân là bạn học, quen biết, hay chữ rất hiểu bạn mình. Một lần khi cụ Thương Trứ đã về nghỉ hưu, con chắu làm lễ thượng thọ mời quan khách tới dự. Cụ Nghè Tân gửi tặng đôi câu đối:

Giang sơn tóm lấy đôi sân khấu

Văn vũ ra tay một khúc cầm.

 

Mọi người trong nhà xúm vào khen rối rít. Cụ Thượng Trứ chỉ tủm tỉm cười… bạn bè cố suy nghĩ, mãi sau rồi cũng hiểu ra thâm ý của Nghè Tân…

Nguyễn Công Trứ là vị quan có công khai khẩn đất hoang ven biển Vịnh Bắc Bộ nằm ở 3 tỉnh Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, tạo ra miền đất trù phú làm cho dân chúng phát triển nghề canh nông, nhưng bản chất phóng khoáng, trăng hoa đặc biệt vơi các Đào nương. Cụ rất thích sân khấu, tuồng chèo. Một giai thoại kể lại: Khi còn đi học, một lần cùng người đẹp đi trên cánh đồng đang mùa lúa trổ bông. Mây nước gợi tình, chàng Nguyễn lấy ngay đất làm giường, trời làm màn, chiếu cùng nàng ’’mây mưa’’…

Khi đã làm quan lớn, nhân việc đi kinh lí qua vùng kia, nghỉ trong nhà khách của quan Huyện. Người giúp việc vào báo tin, một phụ nữ rất đẹp muốn được tiếp kiến. Thấy nói có phụ nữ đẹp tới thăm, cụ Nguyễn cho vào. Nhìn thấy người nhưng Quan không nhớ đã gặp ở đâu… Người phục nữ kia biết ý cất tiếng ngâm hai câu thơ:

Giang sơn một gánh giữa đồng

Thuyền quyên ứ… hự… anh hùng nhớ chăng?

Nghe câu thơ, Nguyễn Công Trứ nhớ tới cái buổi cùng người đẹp đi trên cánh đồng… cụ nhận ra ’’người xưa’’.

Trên sân khấu biểu diễn có người hát, phải cò đàn – (cầm), nên đọc câu đối lên, thấy ngay không khí ca vui:

Giang sơn – đối với – Văn vũ (Đất nước – quan văn, quan võ)

Tóm lây – đối với – ra tay

Đôi sân Khấu – đối với – Một khúc cầm.

 

Trên – tóm lấy đôi…

Dứới – cầm một khúc…

Ngẫm nghĩ, liên hệ rồi trí tưởng bay bổng, ngưòi đọc nhận ra ngay ’’hiện trường’’…

Bản tính gió trăng của cụ Thương thời trai trẻ… nhất là 6 từ của 2 câu trên: Đôi san khấu – Một khúc cầm. Chẳng trách nào cụ Thượng bị lão Nghè chơi ’’xỏ’’ mà chi biết cười trừ… vì câu đối qúa hay, dùng từ qúa chuẩn, qúa đúng… không thể giân ’’Lão ngoan đồng’’ này được!

Một câu đối khác của ông bạn già – quan văn, tặng ông bạn già – quan võ, cũng được người đời truyền tụng: Hai ông là bạn học thời trẻ. Về gìa cùng nghỉ hưu. Quan võ cả cuộc đời chính chiến, tung hoành làm lên nhiều chiến công, nhưng thân thể cũng trầy da tróc vẩy… Nhân lễ mừng thượng thọ, ông quan văn sai người mang đến tặng bạn đôi câu đối:

Cung kiếm ra tay – Thiên hạ đổ dồn hai mắt lại

Đao thương vùng vẫy – Anh hùng chỉ có một ngươi thôi.

Quan võ vốn biết bạn là người hay chữ nổi tiếng trong vùng nên xem món qùa như vật qúy, sai con chắu tạc vào bảng gỗ sơn son thếp vàng làm câu đối treo ở nơi trang trọng trong nhà. Một ông bạn học khác, có dịp về quê, tới thăm. Quan võ mở tiệc thết đãi. Rượu được vài tuần, đã ngà ngà, ông bạn hỏi gia chủ: Ai tặng ông câu đối này vậy?

Quan võ nói tên…

Bạn rượu nghiêm nghị, hỏi: Ông thấy câu đối có gì khác không?

Quan võ vốn thật thà, trả lời: Chẳng có vấn đề gì cả. Có điều ’’thằng cha’’ đề cao tôi hơi qúa. Cái gì mà ’’thiên hạ đổ dồn’’… ’’anh hùng chỉ có…’’.

Ông bạn kia cười vang, bảo: Vấn đề ở câu đó!

Sau một hồi suy nghĩ quan ta nhận ra, nổi cáu: Thế hóa ra nó chửi tôi là thằng chột, ư?. Câu đối nghĩa đen ca ngợi bạn nhưng cũng chấm phá vài nét về thân hình: Quả thật trong chiến trận, quan võ đã bị chột (hỏng) một mắt. Người chột (chỉ còn một mắt – con ngươi) nên khi nhìn vật nào đó phải ’’đổ dồn’’ mắt còn lại vào điểm nhìn. Còn, người ’’anh hùng chỉ có một (con) ngươi thôi’’ – cũng chính còn bao gồm anh hùng chột một mắt!

 

Berlin – Tết Nhâm Thìn 2012

© Lê Xuân Quang

© Đàn Chim Việt

————————————————

(1) – Mạc Đĩnh Chi (chữ Hán: 莫挺之; 1280-1346) tự Tiết Phu (節夫), làm quan đời Trần Anh Tông (sau là đời Trần minh Tông). Ông vừa là trạng nguyên của Đại Việt và cũng được phong làm lưỡng quốc trạng nguyên (Trung Hoa và Đại Việt) khi sang sứ Trung Hoa .

Mạc Đĩnh Chi là người làng Lũng Động, huyện Chí Linh (nay thuộc xã Nam Tân, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương). Ông có tướng mạo xấu xí nhưng trí tuệ thông minh

(2) Tên của vua Duy T ân là Nguyễn Phúc Vĩnh San, con thứ 5 của vua Thành Thái. Sinh năm 1900, lên ngôi vua năm 1907 hiệu là Duy Tân, bị Pháp truất ngôi năm 1915, đưa đi đầy ở đảo Ruynion…

Tương tuyền, nhà vua rất thông minh. Một giai thoại được ghi lại: Lúc bẩy tám tuổi, khi ra bải biển cửa Tùng tắm, chân tay nhà vua lấm cát, bùn. Thị vệ bưng chậu nước đến để vua rửa, nhìn thấy chậu nước, vua hỏi: Chân tay bẩn thì lấy nước mà rửa, vậy Nước bẩn lấy gì mà rửa?

Quan tháp tùng, thị vệ chưa ai kịp lên tiếng, nhà vua đáp ngay: Thì tìm cách trừ khử những vật ngoại lai lẫn vào trong đó – hiểu không?

 

Kì sau – 4 : CÂU ĐỐI THỜI CẬN ĐẠI – 4

Kì cuối – 5 : CÂU ĐỐI THỜI HIỆN ĐẠI – 5

 

1 Phản hồi cho “Câu đối thời Trung cận đại [3]”

  1. NGÀN KHƠI says:

    CHỊU CHƠI CHƠI TỚI CÙNG

    Đọc bài “Câu đối thời trung cận đại (3)” này của ông Lê Xuân Quang tôi rất thích và phục ông là người học nhiều hiểu rộng. Đặc biệt vế đối của cụ Trạng Mạc Đỉnh Chi đáp lại sứ Tàu :
    Ly, Mỵ, Võng, Lượng – Tứ tiểu quỷ
    CẦM, SẮT, TỲ, BÀ – BÁT ĐẠI VƯƠNG !
    Thật là rất đáng tự hào trí tuệ của người Việt qua nhân vật Lưỡng quốc trạng nguyên này.
    Còn câu đối của nhà vua yêu nước đáng kính Duy Tân đối lại tay khâm sứ Pháp thời ấy :
    Rút ruột Vương – tam phân thiên hạ
    CHẶT ĐẦU TÂY – TỨ HẢI GIAI HUYNH
    Quả thật cũng hết sức xuất sắc, thông minh, tài năng không kém. Nhất là sự lý giải bằng chiết tự của ông Quang cũng giúp ích cho những người chưa rành Hán tự hiểu biết sâu xa hơn tài năng trí tuệ của người Việt ta ngày xưa.
    Song bình dân, hồn nhiên và thú vị nhất, có lẽ là câu của “người đẹp” nhắc lại “chuyện xưa” của nhà thơ lỗi lạc cụ Thượng Nguyễn Công Trứ :
    Giang sơn một gánh … giữa đồng
    Thuyền quyên Ứ HỰ … anh hùng nhớ chăng !
    Chính chữ “ứ hự” và chữ “anh hùng” ở đây rất đắt. Bởi có “anh hùng” nên mới có “ứ hự”. Sự hùng … hổ của cụ nghè Trứ lúc chưa hiển đạt lúc giang sơn chỉ là một … gánh giữa đồng, quả thật là một ý tưởng văn nghệ rất “hiện thực”, đầy hình tượng, mà ai … xem cũng khoái !
    Nhân đây tôi cũng xin góp vui bằng giai thoại nhân gian khác. Ý là ở làng Hà Lam, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam trong thời Pháp thuộc cho đến vài năm sau 1975, có nhà thơ dân gian tên là ông Võ Hưng Khoan rất nổi tiếng đương thời trong địa phương là một nhà thơ hết sức xuất sắc, xuất khẩu thành thơ, đặc biệt là tài năng hiếm thấy về câu đối. Tiếc rằng sự nghiệp văn học của ông bị thất truyền nhiều và tăm tiếng chưa thật sự được phổ biến lắm. Ở đây chỉ trích dẫn hai giai thoại nhỏ của ông về câu đối mà thôi. Đó là trong làng có hai anh em ông nọ người em tên Kỳ và người anh tên Lang (ông Tú Lang là cha của nhà văn Vũ Hạnh). Hồi ông Khoan còn rất trẻ, người làng ra câu đối để thử tài ông về anh em Lang, Kỳ (ông Lang bị điếc, ông Kỳ bị chột hết một mắt). Ông Khoan thong thả đọc :
    KỲ CỤC ĐÃ ĐÀNH ĐUI MỘT MẮT
    LANG THANG CÒN CHỊU ĐIẾC HAI TAI !
    Lần khác cũng ờ trong làng vào khi đó có hai bà vợ của hai ông Đội (lính bảo hộ) tên là bà Đội Khứ và bà Đội Lai. Lại có người bà con của ông Khoan là một cụ già có chức hàm là biên, nên tục gọi là ông Biên. Ông này già nên hói tóc. Có lần ông Khoan còn rất nhỏ đến nhà ông Biên chơi, ông Biên biết ông Khoan có tiếng thông minh, hay chữ ngay từ khi còn rất nhỏ nên ra câu đối : Bà Đội Khứ bà Đội Lai hai bà Đội. Ông Khoan liền buột miệng đối lại ngay : ÔNG BIÊN GIÀ ÔNG BIỆN TRỘT MỘT ÔNG BIÊN ! Quả thật già, trột đối lại với khứ, lai đều chỉ chung một thực thể đối lại với hai hành động nơi cùng một chủ thể, quả rất lý thú và hết sức tinh tế, thông minh.
    Đấy người Việt Nam từ ông Trạng Nguyên, đến vị Vua, đến người bình dân, dân giả trong thôn quê ngày xưa thường rất hay chữ một cách tuyệt với là như thế đó.

    Võ Hưng Thanh
    (18/01/12)

Leave a Reply to NGÀN KHƠI