WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Thăng trầm thời cuộc

Bạo động tang thương hàng ngày đang tiếp diễn tại Iraq và càng sôi sục hơn sau khi Obama ra lệnh rút hết quân tác chiến về nước và dứt khoát không gởi quân trở lại Iraq cho dù tình hình trở nên nghiêm trọng. Một vấn nạn then chốt mà các quan sát viên chính trị thế giới đặt ra là “các bộ lạc cũng như các phe nhóm tôn giáo có thể chung sống hòa thuận và cùng chia sẻ quyền hành với nhau không, hay lại phải cần một nhà độc tài cai trị sắt máu khác để ổn định tình hình?”. Đây là một vấn đề giáo dục quần chúng cần thời gian để cảm hóa. Ngày 16 tháng Giêng, một ngày sau khi sự hiện diện của Hoa Kỳ chính thức chấm dứt; Thủ Tướng Nouri al Maliki, thuộc hệ phái Shiite, đã ra lệnh bắt và truy nã thủ lãnh Tariq al Hashimi của hệ phái Sunni và cũng là Phó Tổng Thống trong chính phủ hòa hợp mà Hoa Kỳ đã chi cả tỷ dollar để kết hợp. Shiite là đồng minh của Al Qaida trong vòng ảnh hưởng của Iran. Maliki đã đưa Iraq vào vòng ảnh hưởng của Iran. Có thể nào Maliki sẽ trở thành một nhà độc tài Shiite trong mô hình của thể chế độc tài Shiite tại Iran không? Điều khá rõ rệt là sự ổn định tình hình Iraq theo mô thức dân chủ mà Hoa Kỳ trông đợi nay thật là xa vời trùng hợp với nhận định của bình bút Trudy Rubin của tờ Philadelphia Inquirer:  “Sự bổ sung quân số năm 2007 và tướng Petraeus đã tão được một hy vọng mỏng manh rằng Iraq rồi sẽ ổn định, nhưng niềm hy vọng đó đã bị những lầm lạc của tập đoàn Obama dập tắc” (The 2007 troop surge and Gen David Petraeus created a slim hope that Iraq might yet become stable, but that hope was dashed by the mistakes of the Obama team). Hầu như cả thế giới đều phê phán quyết định rút bỏ Iraq của Obama. Khơi lại luận điệu của chiến trường Việt Nam tại Baghdad, Tướng Martin Dempsey, Chù Tịch Hội Đồng Liên Hợp Quân Sự Hoa Kỳ, tuyên bố: “Chúng tôi sẽ sát cánh cùng Quý Vị để chống lại quân khủng bố và các thế lực nào làm tổn hại thành quả mà chúng ta đã cùng nhau tạo dựng” (We will stand with you against terrorists and others that threaten to undo what we have accomplished together). Cái thành quả đó lại do chính Maliki phá vỡ. Khi tôi đang viết những dòng này thì hàng ngày hàng chúc hay hàng trăm người bị chết thảm vì bom đạn của nhóm khủng bố Al Qaida. Obama thất bại hoàn toàn về mặt ngoại giao lẫn sắp xếp quân sự chuẩn bị trước khi  rút quân khỏi Iraq ngày 15 tháng 11 vừa qua..

Pakistan là một nước với kho vũ khí gồm hàng trăm vũ khí nguyên tử rất nguy hiểm. Mối quan hệ ngoại giao giữa Hoa Kỳ và Pakistan suy sụp đến chỗ bế tắc sau vụ đột kích Bin Laden đầu tháng 5 ở Abbottabad và vụ giết lầm 25 lính Pakistan ở một tiền đồn gần biên giới Afghanistan ngày 26 tháng 11 vừa qua. Tất cả các cơ sở quân sự Hoa Kỳ và các vị trí hoạt động của CIA đều buộc phải dời ra khỏi Pakistan, gồm luôn căn cứ không quân Shamsi của CIA nơi phát xuất những phi vụ thám thính không người lái trong vùng. Đường tiếp liệu cho chiến trường Afghanistan qua Pakistan cũng bị đình chỉ. Pakistan kết tội Hoa Kỳ xâm phạm chủ quyền của Pakistan. Pakistan có tầm chiến lược đối với chiến trường Afghanistan gần như Lào Quốc đối với chiến trường Việt Nam. Đại sứ Pakistan, Husain Haqqani, tại Hoa Thịnh Đốn, đã bị triệu hồi vì đã chỉ trích phe lãnh đạo quân đội tại Pakistan có liên lạc với các nhóm Hồi Giáo và dung dưỡng Taliban. Cũng có tin Haqqani đã mật báo để Hoa Kỳ chận đứng mưu đồ đảo chánh của phe quân nhân tại Islamabad.  Sau khi ký các thỏa thuận về kinh tế, chính trị và quân sự với Trung Quốc vào giữa tháng 5 năm 2011, Pakistan trở nên cứng rắn hơn đối với Hoa Kỳ. Trung Quốc, sau khi chiếm hữu Tây Tạng, xem Pakistan và Afghanistan, vế mắt chiến lược phương Tây, quan trọng như Đông Dương ở phương Nam. Cung cách ngoại giao của một cường quốc mà Obama lãnh đạo, rõ rệt nhất là sau vụ đột kích đầu tháng 5, là không thể chấp nhận được. Phản ứng của Pakistan là dễ hiểu. Đây là một thất bại ngoại giao nữa của chính quyền Obama. Al Qaida và Taliban có thêm Pakistan, một vùng đất dụng võ tốt nữa.

Chiến trường Afghanistan càng lúc càng trở nên nặng nề tồi tệ. Pakistan nuôi dưỡng Taliban thì không thể nào Hoa Kỳ ổn định được tình hình Afghanistan. Mầm mống thất bại hiện rõ khi Hoa Kỳ cứu xét việc thương thảo với Taliban rồi ép buộc Tổng Thống Hamid Karzai chấp thuận thương thảo với Taliban. Sự hồi phục của Taliban cũng là sự hồi phục của Al Qaida. Ngày 5 tháng 01 năm 2012, tình hình tại Kabul trở nên ngột ngạc khi Karzai, không xử dụng thủ tục ngoại giao thông thường, lên truyền hình kêu gọi Hoa Kỳ và NATO phải trao tất cả tù binh lại cho chính quyền Afghanistan canh giữ trong vòng 30 ngày để tránh sự vi phạm chủ quyền của Afghanistan. Karzai kết tội Hoa Kỳ và NATO đã vi phạm nhân quyền, vi phạm luật lệ và hiến pháp của Afghanistan.  Làm sao Hoa Kỳ co thể chiến thắng khi Pakistan dung dưỡng Taliban, còn về nội tình Afghanistan, sự hợp tác mất thiết tối cần giữa chính quyền Obama và chính quyền Karzai thì đã sụp đổ. Tình hình chính trị và chiến sự tại Afghanistan cho chúng ta thấy nự nông nổi vụng về của Obama trong cung cách ngọai giao đối với Pakistan và Afghanistan. Tôi tin rằng vào cuối năm 2014, nhận định nêu trên của Trudy Rubin về Iraq sẽ lại đúng với chính tình của Afghanistan với NATO trong vai trò của tướng Petraeus. Chúng ta có thể nói trước rằng Hoa Kỳ sẽ lại thất bại trong việc tái lập sự thanh bình yên ổn cho người dân Afghanistan vào năm 2014, trừ khi có một vị tồng thống khác đưa ra một kế hoạch quân sự ngoại giao khác làm thay đổi toàn bộ tình hữu nghị giữa Hoa Kỳ và hai nước Pakistan và Afghanistan.

Tại Lybia, chủ quyền của dân tộc này bị xâm phạm một cách hợp pháp quốc tế. Nghị quyết 1973 bị vi phạm một cách trắng trợn. Một số nước trong khối NATO đã vào Lybia huấn luyện phe nổi dậy chống chính quyền Gadhafi. Chủ trương của Tây Phương bị thúc đẩy bởi vụ lợi. Làm sao một nước nhỏ như Lybia có thể chống lại cả hai tổ chức LHQ và NATO, nhưng Gadhafi đã chống cự đến giây phút cuối cùng. Phe chống đối có phản lực cơ NATO oanh tạc. Phe thân chính có xe tăng yểm trợ. Các tổ chức nhân quyền chỉ chú trọng đến nhân đạo cho phe nổi dậy mà không quan tâm đến nhân đạo cho phe thân chính. Gadhafi đã nằm xuống. Nay thì tài nguyên của nước này đang bị các nước trợ chiến khai thác. Al Qaida đang hoạt động mạnh một cách tinh tế và tận dụng những điểm sai trái bất đồng để thủ lợi. Thủ lãnh phe nổi dậy đã hứa với các nước tham chiến rằng Ông ta sẽ dành quyền ưu tiên khai thác dầu khí một khi chiến thắng. Đây là mầm mống của chia rẽ nội tình Lybia. Tình trạng ngoại bang khai thác tài nguyên tại Lybia sẽ là mầm mống của loạn ly giựa khối người về hùa với ngoại bang để thủ lợi và khối người yêu nước bảo vệ tài nguyên của xứ sở họ, tương tự với tình trạng Việt Nam dưới thời Pháp thuộc. Cuộc biến động là mầm mống của nội loạn trường kỳ trong lòng người dân Lybia.

Nay thì sôi động đang chuyển hướng về Syria. Bài báo trước đã tiên liệu rằng một nghi quyết về Syria tương tự như nghị quyết Lybia 1973 sẽ rất khó thực hiện. Các thành viên của NATO đã vi phạm nghị quyết Lybia 1973 một cách trắng trợn và điều này cho Trung Quốc và Nga Sô những lập luận cụ thể để sử dụng quyền phủ quyết của họ. Diễn tiến tình hình tại Syria sẽ cung cấp những câu trả lời về đường lối đối ngoại của Obama và những câu trả lời này sẽ giúp các nước điều chỉnh chính sách đối ngoại của họ đối với Hoa Kỳ. Tại hiện trường, Assad vẫn tiếp tục chận đứng những cuộc biểu tình trước sự hiện diện của 100 quan sát viên của Liên Minh 88 Nước Ả Rập (Arab League). Bom vẫn nổ, bạo động vẫn tiếp diễn, Hai phe chính quyền và phe nổi dậy đổ trách nhiệm cho nhau. Điều rõ rệt là an ninh và thanh bình của xã hội Syria hoàn toàn bị xáo trộn và không có triển vọng hồi phục trong một tương lai gần. Spring Uprising đã rạo được gì cho dân chúng Trung Đông trên thực tế ngoài xã hội?

Cùng lúc với tình hình sôi động tại Syria, thế giới đang chú tâm đến diễn tiến tại Iran, nhất là tại eo biển Hormuz. Eo biển này nối liền vịnh Persian Gulf và vịnh Gulf of Oman. Eo biển này là huyết mạch của thương thuyền quốc tế, đặc biệt là các tàu dầu từ Iraq, Kuwait, Saudi Arabia, Bahrain, Qatar, và United Arab Emirates. Hàng ngày một lưu lượng 16 triệu thùng dầu, tức 1/5 tổng số lượng tiêu thụ dầu của toàn thế giới, chuyển qua eo biển này. Obama lại hô hào trừng phạt Iran qua hình thức phong tỏa kinh tế, nay bao gồm luôn việc cấm xử dụng số dầu xuất cảng từ Iran. Các nước trong Liên Hiệp Âu Châu hàng ngày nhập cảng 20% số lượng dầu của Iran, tức khoảng 450,000 thùng; Trung Quốc 15%, Nga Xô 10%, các nước Á Châu 20%. Nếu số lượng xuất cảng lớn lao này bị ngăn chận, Iran sẽ gặp nhiều khó khăn về tài chánh. Iran dọa sẽ trả đủa bằng cách ngăn chận các tàu dầu quốc tế xử dụng  eo bể Hormuz. Trung Quốc và Nga Xô chống lại đề nghị cấm vận của Hoa Kỳ và kêu gọi cộng đồng thế giới đối thoại với Iran. Hoa Kỳ dọa sẽ hành động nếu Hormuz bị phong tỏa. Ủy Hội Nguyên Tử Năng Quốc Tế  đã xác nhận mưu định chế tạo vũ khí nguyên tử của chính quyền Mahmoud Ahmadinejad. Ngấm ngầm sau hậu trường, người đứng đầu công ty nguyên tử năng của Nga Xô, Sergei Kiriyenko,  cho biết sẽ khởi công xây một lò nguyên tử cho Iran trong tháng 2. Trung Quốc đã tạo mọi dễ dãi trong việc hợp tác với Bắc Hàn để xuất cảng sang Iran những cơ phận hỏa tiển tầm xa. Iran đã cho thử nghiệm thành công ngày Thứ Hai 2 tháng 01 vừa qua hỏa tiển Ghader tầm xa cho chính Iran ráp nối. Sau đó, Đề Đốc Habibollah Sayyari nói rằng Iran hoàn toàn làm chủ Strait of Hormuz, còn Ahmadinejad tuyên bố rằng Iran sẽ không thay đổi kế hoạch nguyên tử của mình. Hầu như chỉ có sức mạnh quân sự mới có thể thay đổi được mục tiêu nguyên tử của chính quyền Iran hay thay đổi chính chính quyền Iran. Bắc Hàn là một thí dụ rõ rệt về thất bại của phong tỏa kinh tế và của đối thoại song hoặc đa phương.

Tình hình Đông Nam Á nghiêm trọng trong suốt năm 2011 do những hành động gây hấn của Trung Quốc. Hoa Kỳ, trên bề mặt, bắt đầu dồn nổ lực chính trị, quân sự, ngoại giao vào vùng sôi động này. Trung Quốc đã ngang nhiên chiếm hữu những hải đảo của Việt Nam, xây cất các cơ sở quân sự, phi trường cùng thiết lập cơ chế hành chánh trên các hải đảo này. Việc làm của Trung Quốc rõ rệt chuẩn bị cho một tiến trình chiến lược thượng phong trường kỳ khuynh loát toàn vùng trong tương lai. Trước đây, khi muốn bỏ rơi Việt Nam Cộng Hòa, Hoa Kỳ tuyên bố Việt Nam quá xa xôi không phục vụ quyền lợi trực tiếp của Hoa Kỳ. Ngày nay, Hoa Kỳ tái xác nhận quyền lợi thiết thực của Hoa Kỳ trong vùng Biển Đông. Quan điểm trước sau bất nhất này cho thế giới thấy rõ đường lối ngoại giao thiển cận bởi những nhà lãnh đạo giai đoạn của Hoa Kỳ. Đó là hậu quả đương nhiên của sự thiếu phối hợp lãnh đạo trong thể chế dân chủ, hay của những yếu điểm của thể chế dân chủ. Để xoa dịu nỗi âu lo của các nước liên hệ trong vùng, Hoa Kỳ lại xông xáo trở lại địa bàn Đông Nam Á. Đánh Iran không dám. Đánh Bắc Hàn cũng không dám. Nói chi đến việc đánh Trung Quốc. Hoa kỳ chỉ diệu võ dương oai vì thâm kế “hòa hoãn với Trung Quốc” là bí mật của đường lối của Obama. Chủ trương hòa hoãn của thập niên 50 70 đang được dựng lại. Hiện nay Trung Quốc cần trì hoản  để kiện toàn thực lực. Con hổ biết mình chưa hoàn toàn đủ mạnh để làm chúa tể võ lâm. Thời gian, Trung Quốc đang cần thêm thời gian. Tây Phương, nhất là Hoa Kỳ, không thể cho Trung Quốc thêm thời gian. Thời gian là yếu tố quyết định vận số của Hoa Kỳ??

Nhìn thêm một chút nữa. Hoa Kỳ đang thực hiện hai chương trình hệ trọng có ảnh hưởng lâu dài: bán vũ khí cho các nước Trung Đông và tái phối trí Bộ Quốc Phòng.

Bán những số lượng vũ khí khổng lồ và tối tân cho các nước trong vùng sôi động Trung Đông: Saudi Arabia, Iraq, Bahrain, Qatar và không biết còn nước nào nữa trong tương lai. Số lượng vũ khí tối tân này sẽ làm cho chiến trường Trung Đông trở nên cực kỳ sôi động và tai hại. Nước bị thiệt thòi trực tiếp trước tiên là Do Thái. Nếu lò nguyên tử Iran thành công nữa thì Âu Châu sẽ nằm cạnh lò lửa sôi bỏng mà phần thắng nằm trong tay của kẻ dám liều đi bước trước. Tôi suy nghĩ  nhiều về ý nghĩa của thánh kinh Quran đại ý rằng những ai không cùng niềm tin là kẻ thù. Số lượng vũ khí hàng tỷ tỷ dollars sẽ tạo công ăn việc làm tại Hoa Kỳ. Obama cần việc làm để trúng cử. Dân chúng cần việc làm để tạm sống, còn hậu quả của phương thức tạo việc làm kiểu này chưa cần quan tâm ngay!!!

Bộ Trưởng Leon Panetta đề nghị giảm quân số còn 490,000. Điều này dễ hiểu vì trong tương lai có thể Panetta chú trọng nhiều hơn vào “drone operation”, tức vào việc sử dụng những phi vụ không người lái tại hầu hết các chiến trừơng để tránh tổn thất nhân mạng. Những phi vụ không người lái đã được chính quyền Obama sử dụng nhiều hơn chính quyền Bush. Chính quyền Bush quan tâm đến sự chính xác, nhân sự, và việc bảo mật các loại phi cơ tàng hình này. Không lực Hoa Kỳ hiện có khoảng 230 phi cơ không người lái từ Predator, Reaper đến Global Hawk và hằng ngày thực hiện trên dưới 50 phi vụ 24/24 thám thính và oanh kích trên không phận Afghanistan và trên các mục tiêu khác. Nói về sự chính xác, đã có nhiều vụ oanh kích lầm, tiêu biểu hơn hết là vụ oanh kích lầm làm thiệt mạng 15 thường dân Afghanistan tháng 2, 2010 và mới đây 26 tháng 11 làm thiệt mạng 25 lính Pakistan. Về bảo mật, hệ thống điện tử tự tiêu hủy chưa hoàn hảo ví thế mới có chiếc  RQ170 Sentinel hạ cánh ở Kashmar, Iran, còn nguyên vẹn. Còn về nhân sự, đây là vấn đề rất khó khăn. Một phi vụ Predator 24/24 đòi hỏi 168 nhân viên và một phi vụ Global Hawk 24/24 cần có 300 nhân viên tại tổng đài. Không Lực hiện chưa có đủ nhân viên chuyên môn nên phải sử dụng thành phần dân sự. Đây là then chốt của rất nhiều vấn đề về tình báo, về bảo mật, về an ninh. Sự kiện làm điên đầu giới chức Khộng Lực Hoa Kỳ hiện nay là những bí mật quân sự đã lọt vào tay quân thù: RQ170 Sentinel nằm trong tay Iran. Chúng ta thấy tầm quan trọng của những “drone operations” dưới sự điều hành của CIA trong tương lai. Việc Pakistan buộc Hoa Kỳ đóng cửa căn cứ Shamsi gây rất nhiều khó khăn cho chiến trường Afghanistan.

Để kết thúc bài này, tôi xin mượn hai câu nói của hai vị tổng thống của một nước mà tầm quan trọng chiến lược đối với Trung Quốc không thua gì Việt Nam: Pakistan. Đề cập đến cái chết của Tổng Thống Ngô Đình Diệm, Tổng Thống Ajub Khan nói với Tổng Thống Nixon: “Làm kẻ thù của Hoa Kỳ còn an toàn hơn làm đồng minh của Hoa Kỳ”, còn  Tổng Thống Asif Ali Zardari thì nói “Trung Quốc là người đồng minh tốt đã được trắc nghiệm qua thời gian”. Trung Quốc đang trường kỳ đấu tranh tâm lý, lừa phỉnh thế giới, cho đến ngày họ đạt được tham vọng cuối cùng. Đường lối ngoại giao lầm lạc của Hoa Kỳ càng lúc càng tại hại cho chính Hoa Kỳ. Trước đây Hoa Kỳ không nhận ra cái tai hại này vì Hoa Kỳ chưa có đối thủ. Tình hình hiện nay đã bắt đầu khác xưa. Hoa Kỳ phải ý thức để tự điều chỉnh càng sớm càng tốt trước khi quá muộn.

© Phạm Quang Minh

© Đ àn Chim Việt

 

Pages: 1 2

1 Phản hồi cho “Thăng trầm thời cuộc”

  1. ĐẠI HẢI says:

    NHÌN CHUNG THẾ CỤC

    Nhìn chung thế giới vẫn vui
    Sinh ra ông Mác tiếp thời ông Lê
    Đánh cho “Đế quốc” ê chề
    Cuối cùng rồi cũng đề huề như nhau
    Mác xưa như đã bạc râu
    Lê xưa như đã gục đầu suy tư
    Chuyện đời quả thật quả hư
    Anh Mao tung chưởng nhử từ nhân gian
    Chiến tranh để lập địa đàng
    Đến Hồng binh vệ tan hoang nước nhà
    ÔI Trung hoa ôi Trung hoa
    Ngàn năm văn hiến bây giờ là đây
    Văn minh dân chủ giả cầy
    Ăn vô đã mắc nhập nhầy bao năm
    Thế rồi Pôn Pốt đỉnh cao
    Ăng Co lấy búa đập đầu dân đen
    Rất chi thế sự nhập nhằng
    Chỉ toàn khẩu hiệu lăng nhăng trên đời
    Giục anh vô sản đứng ngồi
    Quyết tình hăng hái đổi dời núi sông
    Thế nên mới có Nhật Thành
    Nắm quyền liên tục ba đời làm vua
    Xài dân chẳng khác đồ chùa
    Nước nhà như thể xơ dừa lau chân
    Tôn xưng lãnh tụ vạn phần
    Nhân dân chỉ thấy ngu đần là sao
    Ối thôi cái kiếp ba đào
    Con người quả thật đào mồ chôn nhau
    Đại đồng từ trước đến sau
    Mù khơi chỉ thấy lau hau trên đời
    Tích xưa chuyện cũ nói chơi
    Hoan hô ông Mác đồng thời ông Lê !

    NON NGÀN
    (20/01/12)

Leave a Reply to ĐẠI HẢI