WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Thăng trầm thời cuộc

Đây không là việc tổng kê những gì đã xảy ra mà là một thử luận diễn từ những gì đã xảy ra với một cái nhìn quan điểm từ kinh nghiệm sống.

Mười một năm đầu của thế kỷ XXI vừa trôi qua. Trong hậu bán thế kỷ thứ XX, Hoa Kỳ đã đánh mất những cơ hội quý báu để ổn định tình hình toàn cầu và để duy trì địa vị lãnh đạo thế giới, tức là bão vệ an ninh và phát triển sự phồn thịnh của chính đất nước Hoa Kỳ. Đánh mất những cơ hội vì chính sách ngoại giao sai lầm của Hoa Kỳ trong suốt hậu bán thế kỷ XX. Nhìn chung và bằng vào những diễn biến tình hình hiện nay, hai mươi năm đến đây sẽ là giai đoạn của sự sắp xếp lại trật tự khuynh đảo toàn cầu bất lợi cho Hoa Kỳ. Tiến triển của tình hình thế giới này tùy thuộc rất nhiều vào đường lối chính sách của người lãnh đạo Hoa Kỳ tại tòa Bạch Ốc trong những năm đến, những năm quyết định cuối cùng. Trong những năm đầu của thế kỷ thứ XXI, tôi có đề cập đến một cuốc Thế Giới Đại Chiến Giới Hạn để ổn định tình hình toàn cầu trong đó Hoa Kỳ nắm chắc phần thắng mà tổn thất không đáng kể, nếu đem so với những tổn thất nhân vật lực trong suốt 11 năm vừa qua.

Những năm đầu của thế kỷ XXI này, các chiêm tinh gia đã nhìn thấy sự vận hành của luồng năng khí lực vũ trụ hướng về những vùng Đông Nam Á. Điều này không hoàn toàn có nghĩa là những xáo trộn, bất ổn, ly loạn, thiên tai sẽ chuyển sang vùng Đông Nam Á mà có thể cả chiều hướng khuynh đảo hoàn vũ cũng sẽ xuất phát từ những nước của vùng này. Như thế, toàn cầu sẽ bị ảnh hưởng. Chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ, trong suốt hậu bán thế kỷ XX, đã không tạo được nền tảng vững chắc hầu đương cự lại chiều hướng khuynh đảo hoàn vũ hiện nay và sắp đến. Trong Trường Thi Hoạn Nạn Ca, có hai câu:

Biển động núi dời: thiên định mệnh

Ngôi trao chủ đổi: vận sơn hà

nhưng thiên định mệnh để đổi vận” của từng sơn hà còn tùy thuộc vào nhân hòa, ở đây vào giai đoạn này là tội lội đã gây ra, vì thế con người đóng góp một phần trách nhiệm trong việc Thượng Đế vận hành năng khí lực vũ trụ để đạt thành mọi sự chuyển vần và chuyển thể của tự sự trong hoàn vũ, nghĩa là con người đã không chỉ và không thể chỉ giữ vai trò thụ động, mà còn nhận lãnh trách nhiệm cùng hậu quả của những hành đông của chính con người.

Hãy nhìn lại những gì đã xảy ra và những âu lo của thế giới trong những năm đến: thảm họa từ nguyên liệu hạch tâm, khủng bố đe dọa an ninh chung, gây hấn khơi mào chiến tranh, và kinh tế toàn cầu.

Nguyên liệu hạch tâm có thể dùng để chế tạo vũ khí nguyên tử với tầm sát hại tập thể và sức công phá hủy hoại lớn lao, lại cũng có thể dùng một cách hiệu quả cho những mục tiêu phục vụ ôn hòa nhưng tai nạn thường rất thảm khốc. Tội cho nước Nhật với hai biến cố lịch sử tiêu biểu thảm khốc nhất trên thế giới: do sử dụng nguyên tử (tháng 08 năm 1945) và do tai nạn nguyên tử (tháng 03 năm 2011). Thảm họa nguyên tử đe dọa thế giới càng ngày càng lớn chỉ vì thế giới, do Hoa Kỳ lãnh đạo, đã không dứt khoát trong việc chận đứng thử nghiệm và chế tạo vũ khí nguyên tử tại các nước như  Trung Quốc, Pakistan, Bắc Hàn, nay sắp đến lượt Iran, và sau đó có thể là Việt Nam. Trong bốn mươi năm qua, với chương trình nguyên tử phụng sự hòa bình, nhân danh là nước lãnh đạo thế giới không đối thủ, Hoa Kỳ đã cho độ 30 quốc gia mượn một số lượng uranium dùng trong các phòng thí nghiệm và sau đó phải hoàn trả lại cho Hoa Kỳ. Tổng số lượng uranium cho mượn vào khoảng 18,000 kilograms. Số lượng này chưa được thu hồi hay nói một cách khác đã bị thất thoát. Nước nào đã âm thầm thu mua số lượng này? Cũng nên biết rằng để chế tạo một bom nguyên tử chỉ cần tinh luyện độ 2 kilograms uranium.

Khủng bố dưới nhiều hình thức vì dị biệt chính kiến, vì dị biệt tín ngưỡng, vì tranh giành quyền bính, đang đe dọa an ninh cùng sinh mạng nhiều người tại nhiều nước mà chưa có cách hữu hiệu nào để chấm dứt. Chặn đứng khủng bố đòi hỏi việc trừ khử tận gốc rễ tức là  không thể dây dưa bất nhất. Thí dụ: trước đây, VNCH là thành trì chống Cộng của thế giới tự do. Cộng Sản Bắc Việt kiên trì đeo đuổi chính sách khủng bố, dần dần đi đến chiến tranh quy mô, cường quốc Hoa Kỳ đã tự đặc mình ngang hàng với con tốt thí Bắc Việt của Quốc Tế Cộng Sản rồi ép VNCH theo chiều hướng đó và Hoa Kỳ đã thua. Đó là hậu quả của đường lối dây dưa bất nhất. Tại Afghanistan, trước đây Bush đánh Taliban đến kiệt quệ, nay vì sai lầm ngoại giao khiến Obama thất thế nên phải chịu thương thảo lại với Taliban và rồi ép buộc Tổng Thống Hamid Karzai chấp nhận hiệp thương với Taliban. Đó là sự bất nhất trong chính sách ngoại giao  mà hậu quả chúng ta sẽ thấy dưới đây. Hoa Kỳ tự đặt mình vào tư thế phải đối phó và phải chuẩn bị để sẵn sàn đối phó. Dây dưa bất nhất không là đường lối hữu hiệu. Đường lối dây dưa bất nhất của Hoa Kỳ đã khiến cho kẻ thù của Hoa Kỳ trở nên kiên trì hơn vì họ biết cuối cùng Hoa Kỳ sẽ nhượng bộ. Cũng nên biết rằng duy trì khủng bố không tốn kém như tiêu diệt khủng bố. Nhớ lại, Tây Phương đã vội vàng hỗ trợ cho Giáo Sỹ Shiite Ayatollah R. Khomeini từ Paris trở lại Tehran vào đầu thập niên 80 và bây giờ thế giới đang chứng kiến những hậu quả do Iran gây ra qua việc bảo trợ các nhóm khủng bố tại các nước cùng với mộng thống trị bằng vũ khí nguyên tử trong vùng.

Ngày nay, tại Egypt, Obama đã vội vàng hỗ trợ cho biến động 25 tháng 01, 2011 rồi nhờ đó Muslim Brotherhood và Salafist Al Nour Party trỗi dậy và ngự trị chính trường Egypt qua các cuộc bầu cử vừa qua. Đây là lỗi lầm mà Reagan đã nhận thức được tại Gaza đối với nhóm khủng bố Hamas. Đường lối dây dưa bất nhất, với căn bản rằng không có ai là bạn trường kỳ và không có ai là kẻ thù truyền kiếp, là một đượng lối ngoại giao phản trắc lọc lừa mà cuối cùng chỉ còn kẻ thù mà không còn bạn đồng tâm đồng hành. Các nhà lãnh đạo thế giới, nhất là tại các nước Trung Đông hiện nay, thấu hiểu điều này một cách sâu xa thấm thía.

Gây hấn vì tham lam quyền lợi, tranh giành lãnh thổ đang làm nghiêm trọng tình hình Đông Nam Á cũng như tình hình giữa Do Thái và người Palestine. Gây hấn vì mối thù truyền kiếp như việc Iran công khai đòi xóa bỏ Do Thái khỏi bản đồ thế giới. Tệ hại hơn hết, gây hấn vì mộng bá chủ một vùng hay bá chủ toàn cầu đang là mối nguy cơ chung hàng đầu của nhân loại. Trung Cộng với mộng bá chủ toàn cầu. Iran với mộng bá chủ các nước Hồi Giáo Trung Đông. Đây là mầm mống nghiêm trọng của bất ổn toàn cầu. Trong suốt hậu bán thế kỷ thứ XX, đường lối ngoại giao sai lầm “hòa hoãn với Trung Cộng” của Hoa Kỳ đã nuôi dưỡng một con cọp con yếu ớt đói khổ thành một con cọp rừng khát máu dũng mạnh kiêu căng. Đường lối ngoại giao là  sai lầm vì phiến diện, tức không nhìn thấy các đường hướng khác tốt hơn, vì thiển cận, tức không nhìn xa vào tương lai hàng cả trăm năm sau, vì thiếu tiên liệu tức không có kế sách ứng phó với những biến cố bất ngờ có thể xảy ra làm đảo lộn những toan tính ngoại giao, và quan trọng hơn hết, sai lầm vì không phục vụ mục đích trường kỳ của Hoa Kỳ. Nếu Truman, Eishenhower, Kennedy, Nixon trước đây và Obama bây giờ, đặt câu hỏi: “Tại sao Trung Cộng xua quân chiếm Tây Tạng, quyết giữ Bắc Hàn, quyết chiến thắng tại Đông Dương, quyết tâm đẩy Liên Xô ra khỏi Afghanistan, quyết chinh phục Pakistan, và nay thì lại khôn ngoan cố đẩy Hoa Kỳ ra khỏi Afghanistan?” Tìm câu trả lời tức là thấu hiểu được tầm nhìn sâu xa, sự sắp xếp chuẩn bị trường kỳ cho việc thực thi mục tiêu tối hậu của các nhà lãnh đạo Trung Quốc. Obamà không là đối thủ có thể đương đầu với Trung Quốc. Trung Quốc sẽ làm bất cứ cái gì để giữ Obama tại Bạch Cung thêm bốn năm nữa; trong đó sẽ có việc tạm thời nhượng bộ một chút gì đó cho Obama tại Đông Nam Á để sơn phết cho Obama trong kỳ bầu cử 2012 vì không ai hữu dụng bằng Obama trong việc giúp đạt thành mục tiệu tối hậu của Trung Quốc. Võ quýt dày móng tay nhọn. Hy vọng với kinh nghiệm và cao kiến, các nhà đấu tranh cho dân chủ tự do thật sự sẽ tận dụng cơ hội này để vươn lên và lật ngược thế cờ toàn diện. Cơ hội đó có thể là Myanmar. Tôi tin rằng dân chúng Hoa Kỳ sẽ hiểu và Obama khó thắng cử năm 2012 nhưng vận hạn của Hoa Kỳ cũng có thể nằm ngoài tầm tay của dân chúng.

Kinh tế toàn cầu đang bị khủng hoảng vì lòng tham lớn hơn công pháp lẽ phải; vì lòng ham muốn thụ hưởng lớn hơn khả năng sản xuất, khả năng làm việc và bản tính chịu khó làm việc; vì cạnh tranh mậu dịch bất chính và bất công; vì nghiên cứu để phát minh tốn kém mất thì giờ hơn gián điệp lừa phỉnh ăn cắp. Ở đây tôi cần nhấn mạnh bốn chữ “canh tranh mậu dịch”: bất chính vì giả, lậu, bất hợp pháp, thiếu tiêu chuẩn; bất công phần lớn vì điều kiện xã hội chênh lệch quá nhiều giữa những nơi sản xuất. Sự thế đã quá rõ ràng nhưng thế giới vẫn bất lực. Khi số cung được nhập cảng dễ dàng để thỏa mãn số cầu trong một thị trường tự do rẻ mạt thì nhu cầu sản xuất nội địa phải suy giảm và đưa đến thất nghiệp. Trong một nước tư bản, chính quyền có trách nhiệm tài chánh đối với người  thất nghiệp. Tình trạng thất nghiệp kéo dài thì ngân sách quốc gia thâm hụt, rồi đi đến vỡ nợ: khủng hoảng kinh tế bắt đầu. Tình trạng này đang xảy ra nghiêm trọng tại những nước đang sử dụng đồng tiền chung Euro; Italy, nước giàu đứng hàng thứ ba của cộng đồng này cũng đang bắt đầu bị khủng hoảng. Kinh tế tư hữu và thị trường tự do là căn bản của chủ nghĩa tư bản dẫn đầu bởi thành viên của Khối G7. Yếu tố thị trường tự do căn bản của chủ nghĩa tư bản là tốt lành cho đến khi thế giới phải đương đầu với cạnh tranh mậu dịch bất chính và bất công. Cộng Sản với một lịch sử chậm tiến đói nghèo, giờ đây đã phải thay đổi, nhưng Cộng Sản, tiêu biểu ngày nay là Trung Cộng, sử dụng một hình thức tư bản kiểm soát, tức là kinh tế tư hữu kiểm soát và thị trường tự do kiểm soát. Tư hữu và thị trường tự do kiểm soát thực hiện được nhờ hệ thống chính trị chặc chẽ và đường lối quản trị đất nước sắt đá. Có được lợi thế này, Trung Quốc sử dụng một chính sách cạnh tranh mậu dịch bất chính và bất công. Đây là và đã là dấu chỉ của sự khủng hoảng kính tế toàn cầu mà sự phục hồi sẽ rất khó khăn, nhất là tại các nước tư bản chủ nghĩa. Sự hồi phục đòi hỏi sự xáo trộn chính trị và xã hội lâu dài. Đó là thâm mưu của Trung Quốc. Trong tổng số 7 tỷ người trên hoàn vũ, có 4.6 tỷ người lao động, tức thuộc thành phần dưới mức trung lưu. Khủng hoảng kinh tế, trong giai đoạn này của tiến trình chênh lệch văn minh nhân loại, có một tầm ảnh hưởng sâu rộng đến các nước trên thế giới, và trong mỗi nước, thành phần chịu thiệt thoài nặng nề nhất là đại đa số lao động nghèo khổ.

Khối người này, không nhìn rõ được cội rễ của vấn đề, đã trở nên bất mãn vì cho rằng họ đã bị đối xử bất công. Hậu quả đương nhiên của sự bất mãn này, như chúng ta đương nhìn thấy, là phong trào “OCCUPY WALL STREET” và phong trào này, bởi đồng cảnh tương lân, đang lan rộng đến nhiều nước trên thế giới. Điều đáng buồn và đáng lo là phong trào “OCCUPY WALL STREET” sẽ làm cho tình hình toàn cầu khó khăn hơn và không giúp được gì cho sự phục hồi nền kinh tế tư bản của thế giới tự do. Phong trào “OCCUPY WALL STREET” sẽ chỉ có lợi, rất lợi cho Trung Quốc. Chủ nghĩa tư bản của thế giới tự do, dĩ nhiên không hoàn toàn hoàn hảo và có lắm kẻ lợi dụng thủ lợi, là một chủ nghĩa tốt lành nhất hiện nay và nó đã cho chúng ta một cuốc sống tốt lành trong quá khứ, có thể nói trong suốt hậu bán thế kỷ thứ XX, cho đến giai đoạn mà hậu quả của sự sai lầm của chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ bắt đầu có hiệu ứng và sự cạnh tranh mậu dịch bất chính và bất công bắt đầu lan mạnh trong thế giới. Điều chỉnh sự sai lầm ngoại giao và chận đứng hậu quả của nó đòi hỏi ý thức, sự quyết tâm, sự hy sinh, sự dấn thân và sự kiên trì. Chận đứng những cuộc khủng hoảng kinh tế trong tương lai không chỉ là một công tác kinh tế thuần túy mà còn là một công tác xã hội giáo huấn ý thức cộng đồng và là sự thực hiện  nguyên tắc nhân đạo thành tâm phục vụ lớp người yếu kém nghèo khổ hơn..

Tình hình diễn tiến hiện nay ra sao tại các vùng sôi động?

Tại Tunisia, khởi điểm của các biến động tại các nước Ả Rập tháng Giêng 2011. Các cuộc bầu cử tự do đã được tổ chức, Phe Hồi Giáo đã thăng thế. Tổng Thống dân cử mới, Moncef Marzouki, đã thể hiện sự hòa đồng mọi sắc dân bằng cách phục hồi trọn vẹn quyền công dân và mời gọi tất cả những người Tunisia gốc Do Thái hồi hương. Những người di dân này đã ra đi khi cuộc chiến tranh Arab Israel xảy ra năm 1967. Tunisia là nơi bất bạo động thành công duy nhất của phong trào các biến động Mùa Xuân tại các nước Ả Rập. Tình trạng yên bình tại đây sẽ không tồn tại lâu dài vì nước này cũng sẽ trôi dạt theo trào lưu phục hồi Hồi Giáo Chính Thống đang lan tràn. Ý thức rõ tình hình chung, người Tunisia lưu vong chưa vội đáp ứng lời kêu gọi của Marzouki vì họ biết Marzouki cũng sẽ không chận đứng được những biến động tương tự đang xảy ra tại Nigeria và một vài nơi tại Egypt..

Tại Egypt, phe quân nhân  đã dựng lên cuộc cách mạng giả 25 tháng Giêng để lật đổ Mubarak. Obama đã vội vàng hỗ trợ biến động này. Cuộc cách mạng giả này đã làm sống dậy các nhóm Hồi Giáo Chính Thống quá khích và làm điên đảo nước Egypt từ đó đến bây giờ. Hàng trăm ngàn người vẫn còn biểu tình tại Tahrir Square  dưới sự đàn áp của phe quân nhân, hàng ngàn người vẫn còn bị bắt bớ, tra tấn và thiệt mạng. Chính quyền Egypt do tướng Mohamed Hussein Tantavi khuynh loát đòi kết án tử hình Mubarak về tội sát hại độ 800 người biểu tình; trong khi đó chính Tantavi đang sát hại và tra tấn hàng ngàn người đang biểu tình hiện nay. Các cuộc bầu cử vừa qua đã mang thắng lợi rõ rệt về cho Freedom and Justice Party và Salafist Al Nour Party, cả hai thuộc khuynh hướng Hồi Giáo Chính Thống  và đã tuyên bố luật lệ tại Egypt sẽ là luật lệ Hồi Giáo và họ sẽ có tiếng nói quyết định trong việc soạn thảo hiến pháp.

Nhà cải cách giải Nobel Hòa Bình Mohamed El Baradei đã tẩy chay bầu cử tổng thống tháng 6 này vì Ông cho là sẽ thiếu công bằng. Egypt rồi sẽ trở lại độc tài, một thứ độc tài tôn giáo khắt khe hơn cả “độc tài” Mubarak. Freedom and Justice Party do Muslim Brotherhood lập ra bao gồm thành phần trung lưu trí thức và thương mại. Al Nour Party do các giao sỹ lập ra bao gồm hàng giáo sỹ, giới nông dân và lao động nghèo. Trong một bài báo trước đây, tôi đã phân tích trường hợp Muslim Brotherhood thắng thế tại Egypt thì Israel sẽ bị cô lập và độc tài Hồi Giáo Chính Thống sẽ lan tràn khắp Trung Đông. Tình trạng này đang xảy ra. Khi cuộc đột biến xảy ra vào ngày 25 01 2011 tại Cairo, Obama đã không nhận thấy những điểm son của Hosni Mubarak đối với Muslim Brotherhood. Mubarak đã dẹp yên nhóm bạo động Muslim Brotherhood, cho họ sinh hoạt tự do nhưng buộc họ sinh hoạt ôn hòa trong nguồn máy chính trị tại Egypt. Muslim Brotherhood đã sinh hoạt rất thành công, có đại diện trong Quốc Hội, có cơ sở gồm trên dưới 600 ngàn thành viên, họ hợp tác trong trật tự và từ bỏ bạo động, cho đến ngày được quân đội móc nối vào biến động 25 01 2011. Trước ngày này, Egypt là một nước yên lành tốt đẹp thu hút  nhiều du khách mà du lịch chiếm 1/10 tổng sản lượng quốc gia. Một năm sau, nhìn thấy những thắng lợi thuộc hẳn về các nhóm Hồi Giáo chính thống, bình bút Thomas L. Friedman của tờ New York Times viết: “Cuộc nổi dậy tại Egypt vừa qua coi như là một sự trật đường rầy khó lường….. Không quan tâm đến các quan niệm thần linh, độc tôn, khinh miệt phái nữ, cùng cái cốt lũy hận thù người ngoại đạo của các nhóm Hồi Giáo này là điều  ngây ngô một cách thiếu cân nhắt” (The Egyptian uprising is the equivalent of elephants flying …… To not be worried about the theocratic, anti pluralistic, anti women’s rights, xenophobic strands in these Islamist Parties is to be recklessly naive). Đầu năm 2011, truyền thông thế giới gọi Arab Uprising là cuộc cách mạng không bạo động. Giới truyền thông bao giờ cũng nông nổi và họ đã đóng góp một cách rất nông nổi vào bao nỗi khổ đau của những dân tộc nhỏ bé yếu kém. Đường lối ngoại giao của Obama trong việc giữ Egypt khỏi rơi vào vòng ảnh hưởng của các nhóm Hồi Giáo chính thống xem như thất bại.

Pages: 1 2

1 Phản hồi cho “Thăng trầm thời cuộc”

  1. ĐẠI HẢI says:

    NHÌN CHUNG THẾ CỤC

    Nhìn chung thế giới vẫn vui
    Sinh ra ông Mác tiếp thời ông Lê
    Đánh cho “Đế quốc” ê chề
    Cuối cùng rồi cũng đề huề như nhau
    Mác xưa như đã bạc râu
    Lê xưa như đã gục đầu suy tư
    Chuyện đời quả thật quả hư
    Anh Mao tung chưởng nhử từ nhân gian
    Chiến tranh để lập địa đàng
    Đến Hồng binh vệ tan hoang nước nhà
    ÔI Trung hoa ôi Trung hoa
    Ngàn năm văn hiến bây giờ là đây
    Văn minh dân chủ giả cầy
    Ăn vô đã mắc nhập nhầy bao năm
    Thế rồi Pôn Pốt đỉnh cao
    Ăng Co lấy búa đập đầu dân đen
    Rất chi thế sự nhập nhằng
    Chỉ toàn khẩu hiệu lăng nhăng trên đời
    Giục anh vô sản đứng ngồi
    Quyết tình hăng hái đổi dời núi sông
    Thế nên mới có Nhật Thành
    Nắm quyền liên tục ba đời làm vua
    Xài dân chẳng khác đồ chùa
    Nước nhà như thể xơ dừa lau chân
    Tôn xưng lãnh tụ vạn phần
    Nhân dân chỉ thấy ngu đần là sao
    Ối thôi cái kiếp ba đào
    Con người quả thật đào mồ chôn nhau
    Đại đồng từ trước đến sau
    Mù khơi chỉ thấy lau hau trên đời
    Tích xưa chuyện cũ nói chơi
    Hoan hô ông Mác đồng thời ông Lê !

    NON NGÀN
    (20/01/12)

Leave a Reply to ĐẠI HẢI