WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Dân tộc, đất nước hay chế độ?

1/ Quy luật lịch sử… tất yếu?

Cách nói “quy luật tất yếu”, “sứ mệnh lịch sử”… thường gây tranh cãi về mặt học thuật không có hồi kết. Nhưng sau hội nghị TƯ 4 của Đảng Cộng sản Việt Nam và nhất là sau biến cố Đoàn Văn Vươn ở Tiên Lãng, Hải Phòng thì cách nói ấy theo thiển ý lại hợp thời. Vụ việc gây chấn động dư luận, nhân tâm ở Tiên Lãng, Hải Phòng – tạm gọi là biến cố Đoàn Văn Vươn – không gây ngạc nhiên vì đã được cảnh báo từ rất lâu, từ khi cuộc “khởi nghĩa nông dân” do các đảng cộng sản lãnh đạo giành được thắng lợi: loại nhà nước nông dân sẽ phải đối diện với các cuộc khởi nghĩa nông dân dù thế lực cai trị có tàn bạo đến mức nào đi nữa. Biến cố ấy là qui luật tất yếu của mọi chế độ đẩy người nông dân, người dân nói chung đến chỗ “không có miếng đất cắm dùi” nhân danh công hữu, là biến cố hợp với quy luật phát triển của lịch sử, của xã hội loài người có áp bức. Nói theo cách bình dân thì biến cố ấy đã được thấy trước. Những lãnh tụ khởi nghĩa nông dân thành công như Lê Lợi, Quang Trung… đã xây dựng một chế độ sản sinh ra những nông dân có thể chưa thành công nhưng thành danh như Phan Bá Vành, Nguyễn Hữu Cầu… và nay là Đoàn Văn Vươn. Người này tạo ra người kia là qui luật của thứ chế độ chính trị mà nhà văn Trung Hoa Lỗ Tấn đã cảnh báo: “người ăn thịt người”, có thể hiểu nhận định của nhà văn cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Sau sự biến Đoàn Văn Vươn, có dự đoán rồi ra sẽ có một tên đường, một tên trường Đoàn Văn Vươn như ở miền Nam sau 1975 đã từng có tên đường Nguyễn Hữu Cầu thay cho tên đường Phạm Đình Trọng. (Trích vài đoạn về khởi nghĩa nông dân Nguyễn Hữu Cầu trong Wikipedia.org: [Chúa Trịnh] Giang tiêu dùng xa xỉ, vì thế thuế má một ngày một nhiều, sưu dịch một ngày một nặng khiến nhân dân Đàng Ngoài vô cùng cực khổ. Do đó nông dân Đàng Ngoài đồng loạt đứng lên khởi nghĩa […] Nguyễn Hữu Cầu, tục gọi là quận He, người huyện Thanh Hà (Hải Dương), trước vì nghèo nên đi làm cướp, sau theo Nguyễn Cừ khởi nghĩa. Khi Nguyễn Cừ bị bắt, Nguyễn Hữu Cầu đem thủ hạ về giữ núi Đồ Sơn và đất Vân Đồn. Năm 1743, quận He giết được Thủy Đạo đốc binh là Trịnh Bảng, tự xưng làm Đông Đạo Thống Quốc Bảo Dân Đại Tướng Quân, thanh thế lừng lẫy. Sau đó bị Hoàng Ngũ Phúc đem binh đến vây ở núi Đồ Sơn, Hữu Cầu phá vây ra, về đánh lấy thành Kinh Bắc. Trấn phủ là Trần Đình Cẩm và Đốc đồng là Vũ Phương Đề đánh thua ở Thị Cầu phải bỏ ấn tính mà chạy; ở Thăng Long, được tin ấy rất lấy làm báo động […] Năm 1751, Phạm Đình Trọng đem quân vào đánh phá trại. Hữu Cầu chạy đến làng Hoàng Mai thì bị bắt, đóng cũi đem về nộp chúa Trịnh và bị hành hình.)

Bài viết này vốn để góp ý với Đảng về việc “chỉnh đốn Đảng”. Người viết chần chừ vì thấy có góp ý  cũng chẳng thay đổi được gì. Rồi lại bị thúc bách phải viết vì có vụ Đoàn Văn Vươn – là hệ quả tất yếu của chế độ chính trị hình thành sau thắng lợi của mỗi cuộc khởi nghĩa nông dân, không chỉ là hệ quả của quan tham lại nhũng vì quan tham lại nhũng tràn lan cũng là hệ quả tất yếu của một thứ chế độ chính trị nào đó.

2/ Chỉnh đốn Đảng vì sự tồn vong của… chế độ là thiếu bản lãnh chính trị, coi thường đảng viên, người dân?

Câu hỏi trên được nêu ra ngay sau hội nghị Trung ương 4 khóa XI bế mạc ngày 31/12/2011 do tính chất quyết liệt trong lời khai mạc của Tổng Bí thư Đảng Nguyễn Phú Trọng:

Chúng ta biết rằng, xây dựng, chỉnh đốn Đảng là công việc rất khó, rất phức tạp, vì nó liên quan đến xây dựng tổ chức, xây dựng con người, là công tác con người, dễ đụng chạm đến danh dự, lợi ích, quan hệ của con người. Khó nhưng không thể không làm, vì nó liên quan đến sinh mệnh của Đảng và sự tồn vong của chế độ”.

Trong tình hình liên minh quyền tiền cấu kết chặt chẽ với nhau làm rối loạn kỷ cương, pháp luật, Đảng cai trị lại hô hào chỉnh đốn Đảng vì sinh mệnh của Đảng và sự tồn vong của chế độ thì có thức thời hay không? Sự hô hào đó cho thấy bế tắc về tư tưởng, nhìn không xa, thiếu ý chí chính trị: vừa lo sợ bạo loạn lật đổ vừa ra sức duy trì chế độ chính trị thường trực đẻ ra bạo loạn lật đổ. Có ý kiến cho chủ trương ấy là can đảm, sáng suốt, ý kiến khác thì cho là do Đảng lo ngại một sự sụp đổ toàn diện (BBCViệt ngữ). Ý kiến khác nữa thì nói tâm tầm của ba triệu đảng viên chỉ đến đó thì Tổng Bí thư cũng chỉ nói đến đó, những thứ khác đành giao cho “mệnh trời”!

Một trăm năm trước, Việt Nam cũng trong tình trạng “vua không ra vua, quan không ra quan; dân tình hoang mang, oán than; kỷ cương nát bét; nước mất nhà tan”… đã xuất hiện nhiều giải pháp chính trị xoay quanh ba dòng chính: Duy tân, cách mạng, giữ nguyên hiện trạng (chế độ nửa thực dân nửa phong kiến).

Ngắn gọn thì thế này: đầu thế kỷ 20, nhà Duy tân Phan Châu Trinh và các đồng chí chủ trương cuộc vận động, nay gọi là “diễn biến hòa bình”, để giành độc lập dân tộc và kiến tạo dân chủ, giàu mạnh cho Việt Nam. Cuộc vận động ấy có tên là phong trào Duy Tân-Đông kinh nghĩa thục và cũng bị nhà nước đương thời đàn áp khốc liệt. Cùng thời, nhà cách mạng nông dân vô sản Hồ Chí Minh chủ trương dùng bạo lực vũ trang để giành độc lập dân tộc và kiến tạo dân chủ xã hội chủ nghĩa (cách mạng vô sản). Nhà nước thực dân-phong kiến thì quyết giữ nguyên hiện trạng.

Phương thức “cướp của nhà giàu chia cho người nghèo”, “tước đoạt lại”, “đấu tranh giai cấp” của Đảng Cộng sản Việt Nam trong tình thế xã hội Việt Nam nửa phong kiến nửa thực dân, phân hóa giàu nghèo khốc liệt “kẻ ăn không hết, người lần không ra”… thu hút được sự hưởng ứng của dân Việt nghèo đói, bị áp bức, bóc lột, chà đạp. Do đó cuộc cách mạng, kháng chiến do Hồ Chí Minh khởi xướng tập hợp được lực lượng, giành được thắng lợi.

Việt Nam hiện nay cũng lâm vào tình thế phân hóa giàu nghèo khốc liệt, cá lớn nuốt cá bé, mất kỷ cương, vô chính phủ, buộc phải chọn một trong ba giải pháp: duy tân-đổi mới, cách mạng, duy trì nguyên trạng.

Chủ trương chỉnh đốn Đảng vì “sinh mệnh của Đảng và sự tồn vong của chế độ” là chủ trương đổi mới (giải pháp Phan Châu Trinh)? Hay cách mạng (giải pháp Hồ Chí Minh)? Hay duy trì nguyên trạng (giải pháp thực dân phong kiến)?  Muốn biết được Đảng cai trị chọn giải pháp nào thì xin xem xét ba nhiệm vụ của “chỉnh đốn”: “Đó là: (1) Ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp. (2) Xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, nhất là ở cấp trung ương, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. (3) Xác định rõ thẩm quyền, trách nhiệm cá nhân người đứng đầu cấp ủy, chính quyền và mối quan hệ với tập thể cấp ủy, cơ quan, đơn vị”.

“Ba nhiệm vụ” nêu trên gần với chủ trương “đức trị” của nhà nước “nửa thực dân nửa phong kiến” trăm năm trước, rất xa lạ với đường lối cách mạng triệt để của lãnh tụ nông dân Hồ Chí Minh; không văn minh, tiến bộ so với chủ trương “Duy tân trọng pháp” của Phan Châu Trinh.

Nếu là người cộng sản chân chính, trung thành với học thuyết Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh thì Đảng nên chọn giải pháp nào để không mang tiếng là thỏa hiệp giai cấp, thủ tiêu đấu tranh giai cấp, chống chủ nghĩa Mác Lênin?

Ông Tổng Bí thư và Ban Chấp hành Trung ương khóa XI có thỏa hiệp giai cấp, thủ tiêu đấu tranh giai cấp không khi chủ trương chỉnh đốn Đảng có màu sắc “đức trị”? Để trả lời câu hỏi này ta cần xem xét tình hình xã hội Việt Nam hiện nay có gì giống và khác với xã hội Việt Nam đầu thế kỷ 20.

- Có gót giày ngoại bang trên lãnh thổ Việt Nam không?

- Giai cấp thống trị có ăn chơi đàng điếm trên trên nỗi thống khổ của dân nghèo vì “sưu cao thuế nặng” không?

- Có sự liên minh quyền lực chính trị và quyền lực của cải (liên minh quyền tiền), lũng đoạn nhà nước, cướp bóc lương dân, làm băng hoại nhiều giá trị nhân văn không?

- Chỉnh đốn Đảng để thống nhất ý chí và hành động trong Đảng cai trị trong tình hình hiện nay lợi hại ra sao cho Đảng và cho dân? Ví dụ: vấn đề khai thác bô xít Tây Nguyên, vấn đề quy hoạch thu hồi đất của dân, vấn đề thống nhất ý thức hệ với Trung Quốc xâm lược…

Tại sao không chỉnh đốn Đảng vì lợi ích của dân tộc, đất nước, vì nhà nước pháp quyền, vì dân chủ xã hội, vì phát triển bền vững, vì độc lập dân tộc, vì chủ quyền quốc gia mả chỉ nhắm đến lợi ích của Đảng, của chế độ?

Lợi ích của Đảng và chế độ có chỗ nào không phù hợp với lợi ích của đất nước, dân tộc?

Có những câu hỏi này là vì có nhiều thành phần xã hội tỏ ra ngờ vực chính trị đối với Đảng, mà ngờ vực lớn nhất là Đảng chủ trương chỉnh đốn vì lợi ich “cùng chung ông Tổ Mác Lê-nin” (nói như ông Nguyễn Duy Chiến, Phó Chủ nhiệm Ủy ban biên giới quốc gia của Bộ Ngoại giao Việt Nam), không vì lợi ích độc lập, toàn vẹn lãnh thổ, dân chủ, phát triển bền vững.

Như vậy, chủ trương chỉnh đốn Đảng nhắm đến lợi ích dân tộc, hợp với lòng dân thì đụng đến anh bạn đồng chí 4 tốt, 16 chữ vàng. Do đó, dù là “tập hợp tinh hoa nhất của dân tộc” thì Ban Chấp hành Trung ương cũng chỉ dừng ở “Đảng và chế độ”. Mà hiện thực cho thấy, dừng ở mục tiêu ấy thì sẽ còn xuất hiện nhiều, rất nhiều Đoàn Văn Vươn khác.

T. M. T.

Nguồn: BVN

3 Phản hồi cho “Dân tộc, đất nước hay chế độ?”

  1. Vinh says:

    CSVN chi?nh don Dang , y’ ho. no’i la` pha?i dda`n a’p ma.nh ho*n bo.n “Da^n Chu?” dde^? giu*~ dda?ng.

  2. ĐẠI NGÀN says:

    CON NGƯỜI, DÂN TỘC, ĐẤT NƯỚC, HAY ĐẢNG VÀ GIAI CẤP ?

    Con người là đơn vị chung nhất trong xã hội loài người. Đặc trưng hay sự khác nhau giữa đơn vị chung nhất đó là sự hiểu biết, văn hóa, giáo dục, tài năng và phẩm hạnh. Tuy nhiên, do hoàn cảnh xã hội và lịch sử nhất định, mọi đơn vị cá nhân đều tập trung thành những tập hợp hay tập thể nói chung thường được mệnh danh là “giai cấp”. Đại loại trong lịch sử loài người luôn có giai cấp nông dân, lực lượng khai thác trực tiếp đất đai nông nghiệp. Giai cấp nông dân, lực lượng khai thác khoa học kỹ thuật và mọi đối tượng thực tế tự nhiên. Giai cấp còn lại là lực lượng nắm giữ dịch vụ xã hội cần thiết mọi loại từ thương mại, quản lý, đến văn hóa, chính trị, quân sự, hành chánh, chuyên môn v.v… Xã hội nào nhất thiết cũng phải thế, lịch sử nào nhất thiết cũng phải thế. Sự phát triển đi lên của xã hội chủ yếu là nhờ phát triển kỹ thuật và khoa học kỹ thuật. Chính trí tuệ, văn hóa của loài người nói chung là bánh lái, là hạt nhân cho lịch sử xã hội đi lên mà không phải là giai cấp hay đấu tranh giai cấp.
    Các Mác là kẻ cuồng tín, tin u mê vào học thuyết biện chứng của Hegel. Sử dụng một cách nghịch lý, mâu thuẫn, ngược ngạo khái niệm biện chứng duy tâm của Hegel để làm tạo học thuyết biện chứng duy vật và biện chứng duy vật lịch sử của mình, hầu chứng minh quy luật tất yếu của xã hội cộng sản khoa học trong tương lai. Đó thực chất chỉ là sự ngụy biện và điều hoàn toàn nhảm nhí. Thuyết đấu tranh giai cấp để phát triển xã hội, dùng độc tài vô sản để xây dựng xã hội không giai cấp trong tương lai đều là những tưởng tượng huyễn hoặc, điên khùng, phi lý, sai sự thật, trái thực tế của Mác mà thực tiển xã hội và lịch sử đã chứng tỏ. Lênin cũng cuồng tín vào lý thuyết Mác để chủ trương phát triển kinh tế xã hội bằng kinh tế tập thể và thực tế đã hoàn toàn phá sản và thất bại về mọi mặt, trừ mặt độc tài vô sản mà Mác đã chủ trương. Chính do chỗ duy tâm siêu hình sai nguyên tắc mà Mác và Lênin tin chắc vào “ý thức giai cấp”, cho đó là “sứ mạng lịch sử”, là nhiệm vụ lịch sử, là “ý thức tiên tiến” v.v… Tất cả điều này thực chất đã đem “giai cấp” tưởng tượng để thay thế cho con người khách quan nói chung như mọi đơn vị cơ bản nhất của xã hội mà ngay từ đầu tôi đã nói. Xã hội VN thời kỳ hậu thực dân phong kiến là xã hội nông nghiệp lạc hậu. kém ý thức và nhận thức khoa học nên có bộ phận nào đó chỉ biết tin tưởng tin tưởng mù quáng vào học thuyết Mác mà không cần suy xét, không cần chứng minh khoa học, không cần lập luận khách quan, thế là cái vòng đấu tranh lịch sử mang tính luẩn quẩn trong xã hội đã hình thành. Kết quả sau chiến tranh tàn pha, tiêu tốn và hinh sinh khốc liệt mọi mặt, đâu cũng lại vào đó, mèo cũng lại hoàn mèo, dẫn đến một xã hội phân hóa giai cấp khốc liệt hơn bao giờ hết, những sự bất công kinh tế và văn hóa của xã hội phơi bày hơn bao giờ hết. Toàn thể đất nước, dân tộc rơi vào vòng lúng túng, chỉ có vận hành theo quán tính đã có, đã được đưa vào quỹ đạo, mà thực chất không có ý thức tự do, tự chủ, tự quyết của mọi người gì cả.
    Người ta không biết “định hướng” của chủ thuyết Mác là xây dựng một xã hội “không giai cấp”, chỉ có tự giác phân công lao động, phân chia sản phẩm làm ra giữa mọi người với nhau, không dùng tiền tệ, không còn nhà nước, không còn pháp luật theo nghĩa cũ, không còn biên giới quốc gia, không còn chính quyền. Đó quả thật là những tư tưởng nông cạn, ấu trí, điên loạn, không tưởng, phi lý, thiếu thực tế mà thực chất có rất nhiều người trên toàn thế giới, trên nhiều nước đã hết sức tin nhảm vào đó, và quyết chí đi theo “định hướng” nọ, định hướng kia chẳng hạn. Nguyên lý xã hội cộng sản cuối cùng của Mác là làm theo lao động, hưởng theo nhu cầu. sau giai đoạn làm theo lao động hưởng theo sản phẩm. Quả là tư tưởng kinh tế học hết sức i tờ rít mà không ngờ Mác đã suy nghĩ được. Đó quả là một người có khuyết tật thần kinh hạng nặng. Nói chung về mặt triết học, khoa học, chính trị, xã hội, lịch sử, kinh tế, đời sống, con người Mác đều hoàn toàn ngông tưởng nên thật sự hoàn toàn không có giá trị thực tế hay khoa học khách quan gì hết.
    Cho nên nói cho cùng lại, ngày nay tại VN chỉ có thể có con người VN có ý thức, có tri thức, có hiểu biết lành mạnh, có tinh thần xã hội nói chung, không phải xã hội tập thể kiểu mác xít lênin nít, có tấm lòng yêu nước, yêu đồng bào, biết đặt quyền lợi đất nước, dân tộc lên trên hết mọi cái thì mới có cơ đi lên phát triển có kết quả và nhanh chóng được. Mọi ý tưởng chỉ dựa vào đảng nào đó, vào thể chế nào đó như là công thức cứng nhắc, quán tính, thụ động, mơ hồ, như là mục đích của phát triển, thì thật sự chỉ là ý thức thiếu tự chủ, độc lập, ý thức nô lệ vào quá khứ lịch sử, ý thức cá nhân, ích kỷ chủ nghĩa bị che đậy, bị huyễn hoặc, bị ngụy biện bị trá hình, không còn xứng đáng với mọi người Việt Nam thức thời, tiến bộ, phát triển, yêu đất nước, yêu dân tộc trong thời đại mới, hoàn cảnh mới của bối cảnh thế giới toàn cầu đang hoàn toàn hiện đại hóa, phát triển và tiến bộ cả. Bởi vì nếu thật sự có xã hội lý tưởng bao quát toàn cầu trong tương lai, đó chỉ là xã hội phát triển hoàn toàn thực tế theo sự chắt lọc của nền văn minh nhân loại, của nền khoa học kỹ thuật của con người, mà hoàn toàn không giống bất cứ thứ gì được gọi là “chủ nghĩa Mác” hay “chủ nghĩa mác lênin” như trong quá khứ một số người đã từng cuồng tín, mê muội, hay từng “nổ” cả. Bởi vì bất cứ đảng nào thực chất nó cũng chỉ là tập hợp của mọi con người cụ thể. Những con người đó bị quyết định bởi chất lượng riêng của nó, của hoàn cảnh lịch sử, kinh tế, xã hội, phẩm hạnh cá nhân, học vấn, văn hóa mà chẳng có gì là tập thể kiểu thần thánh, duy tâm giả tạo, huyễn tưởng, thổi phồng, hay tự thêu dệt ra cả.

    Võ Hưng Thanh
    (24/01/11)

  3. Lê Thiện Ý says:

    Ông TBT csvn chỉ muốn “cứu đảng, cứu chế độ” để ông giữ vững điạ vị TBT tột bự̣c cuả ông, chẳng cần biết cái hệ quả ấy sẽ đưa dân, đưa nước đến đâu; tốt xấu gì mặc mẹ nó ! Đó là “đạ̣o-đức-xhcn” thời hiện đại qua lời hiệu triệu tuyệt vọng của kẻ cầm đầu.
    Ông không cần biết nỗi bất bình đi đến căm uất của hơn 95% dân bị đảng ông cai trị hà khắc thế nào, chẳng thấy VN trên đường diệt vong trước nguy cơ tụt hậu về mọi mặt, là miếng mồi ngon cho bọn bá quyền thôn tính ? Chính mấy ông và cái đảng bất nhân của ông là NHỮNG TỘI ĐỒ MUÔN THUỞ !

Leave a Reply to Vinh