WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Ngày Tết, bàn chuyện chiếc bánh chưng

Tết đến nhà nào cũng tự gói hay mua bánh chưng để liên hoan mừng Xuân trong gia đình.

Gạo nếp, đậu xanh,thịt lợn ba chỉ là những sản phẩm nông nghiệp quý do người nông dân cần cù khôn khéo làm ra.

Bánh chưng được gói trong lá chuối xanh tươi, buộc lạt tre nhuộm đỏ, đặt trên bàn thờ cúng tổ tiên.

Sau đó mọi người trong gia đình cùng nhau mừng năm mới, thưởng thức hương vị bánh chưng truyền thống trong không khí ấm cúng ngày đầu Xuân.

Bước vào năm Nhâm Thìn, trong xã hội nhiều nhà kinh tế bàn tán về tình hình sản xuất và thu nhập trong năm qua, trong đó nông nghiệp đạt khá với điểm son xuất khẩu gạo đạt kỷ lục 7 triệu tấn, mức tăng chung về kinh tế là 5,68 % giữa cuộc khủng hoảng kinh tế-tài chính toàn cầu.

Một vấn đề được đặt ra là kinh tế có khá lên nhưng sao tinh thần chung toàn xã hội không thấy vui vẻ phấn chấn.

Quả thật có quá nhiều chuyện chẳng lành. Một số anh chị em yêu nước chống bành trướng ngồi tù. Nhiều vụ xô xát chết người xảy ra giữa dân và viên chức địa phương. Nhà cán bộ công an bị đặt mìn. Nhiều quan chức cấp cao phạm tội nặng dính đến các công ty nước ngoài. Chủ nhà dội nước sôi, bắt người ở ăn phân…Hội nghị đảng CS kéo còi báo động, đảng suy thóai trầm trọng, liên quan đến tồn vong của chế độ, biện pháp khắc phục xem ra rất cũ, khó đạt hiệu quả. Một không khí nặng nề bất an lan tràn.

Đã đến lúc các nhà chính trị, kinh tế, xã hội học cần vào cuộc.

Riêng vấn đề phân phối và đời sống, vấn đề thu nhập cá nhân trong xã hội rất cần được phân tích sâu sắc và có giải pháp giải quyết. Trong các nước dân chủ vấn đề này luôn đựơc bàn luận công khai, sâu rộng; ở nước ta hình như chính quyền tránh né vấn đề hệ trọng này.

Ở Trung Quốc ngay đầu năm 2012, báo chí Hồng Kông đưa tin năm qua thu nhập của 10 triệu người thuộc gia đình quan chức cộng sản cao cấp nhất – tức là chưa đến 12% dân số – chiếm đến 40 % tài sản quốc gia, trong đó có giá trị nhà đất, bất động sản, của cải, tiền bạc, ngoại hối, tài khoản trong ngoài nước. Một sự bất công khổng lồ, khiêu khích láo xược lương tri dân tộc và thế giới.

Đây là tình trạng bất công xã hội, chênh lệch giàu nghèo bi thảm nhất, thành quả phát triển bị phân chia cực kỳ phi lý, cũng là mối nhục cay đắng cho kẻ cầm quyền tự vỗ ngực là chế độ xã hội chủ nghĩa.

Đây cũng là nguy cơ của một quả bom nổ chậm cực kỳ nguy hiểm do bất mãn và uất hận của quần chúng trước bất công chồng chất, bị đè nén ức hiếp lâu dài, như ở Bắc Phi vậy.

Còn ở nước ta, sự chênh lệch thu nhập thực tế là bao nhiêu? Ở các nước bình thường tỷ lệ chênh lệch giữa mức lương cao nhất với mức lương tối thiểu là 7/1 cho đến 11/1. Nhà nước có trách nhiệm theo dõi chặt thu nhập để duy trì tỷ lệ đó, khi cần thì điều chỉnh, điều tiết bằng chính sách, thuế khóa và luật pháp. Đặc biệt là trừng phạt nghiêm mọi thu nhập phi pháp như buôn lậu, làm hàng giả, hối lộ, tham nhũng, với những tệ đưa phong bì, hoa hồng, tặng phẩm, quà biếu, lại quả, phí bôi trơn, bổng và lộc có khi gấp nhiều lần tiền lương. Làm giàu phi pháp là tội nặng không khác gì ăn cắp, ăn cướp, lừa đảo.

Gần đây, tin một phó giám đốc giao thông cấp tỉnh chơi cờ tướng với bạn theo kiểu cờ bạc, mỗi ván được thua 1 tỉ đồng, nợ nhau đến 22 tỷ. Tiền ở đâu mà nhiều thế? Rồi một bát phở 1 triệu đồng, bằng một lao động làm trong 1 tháng. Rõ ràng là vứt tiền qua cửa sổ.

Chênh lệch giàu nghèo nước ta có thể cao hơn ở Trung Quốc chăng? Rất có thể. Mong các nhà chính trị, kinh tế, thống kê, xã hội học vào cuộc, làm rõ một vấn đề còn mù mờ vì bị che dấu.

Nhân ngày Tết Nhâm Thìn, có một chuyện đố vui dân gian về ăn bánh chưng trong gia đình. 10 anh em liên hoan Tết quanh một chiếc bánh chưng cực lớn; ông anh cả ăn trước, xén một góc, tức là 25 %, để lại 75 %; ông anh hai cũng xén ¼ phần còn lại, để lại ¾. Nghĩa là chiếc bánh luôn còn lại một phần dù nhỏ. Cứ thế cho đến người em thứ 10, được các anh cho ăn hết cả ¾ phần còn lại cuối cùng. Vậy từ anh cả đến em út, mỗi người hưởng phần to nhỏ khác nhau ra sao? Cuộc liên hoan có thể vui vẻ được không? Chênh lệch hưởng thụ giữa anh cả và em út tính chính xác ra là bao nhiêu?

Chức năng chủ yếu của toàn xã hội là sản xuất ra của cải ngày càng nhiều với chất lượng cao. Chức năng chủ yếu của nhà nước là làm sao điều hành tốt việc phân phối để thành quả phát triển được toàn dân thụ hưởng.Chức năng vẻ vang, vinh dự của nhà cầm quyền nằm ở chỗ yêu thương nhau, đùm bọc lẫn nhau, điều hành việc chia ngọt xẻ bùi trong cộng đồng dân tộc, hạn chế lòng tham và thói vị kỉ, đặt quyền lợi quốc gia và hạnh phúc của nhân dân ở trên cao nhất.

Cán bộ và viên chức chỉ lo thu vén cá nhân, tự tư tự lợi, tham nhũng, ăn cắp của công là tài sản của toàn dân, làm giàu bất chính, làm cho hố sâu giàu nghèo mở rộng trong xã hội, là có tội nặng với đất nước.

Câu chuyện đố vui về chia chiếc bánh chưng trong ngày Tết cổ truyền nhắc nhở toàn dân ta hết sức quan tâm đến vấn đề phân phối và thu nhập, ngăn ngừa và giải quyết tình trạng xã hội phi lý – kẻ ăn không hết người lần không ra.

Để đất nước phát triển hài hòa, công bằng xã hội được thực thi, thành quả đổi mới được phân chia công bằng và rộng khắp, nhà nhà no ấm, người người thư thái, quanh năm vui tươi như Tết vậy.

Blog Bùi Tín (VOA)

 

2 Phản hồi cho “Ngày Tết, bàn chuyện chiếc bánh chưng”

  1. Cu Tý says:

    SAO LẮM KẺ.
    1.
    Sao lắm kẻ phân chia giành giựt,
    Đảng lộng quyền ra sức vét vơ.
    Hoa hồng lợi quả bao thơ,
    Lục châu* đua đớp chực hờ tranh ăn.
    Dân nghèo đói ngày hằng chạy gạo,
    Quan đỏ đen nết bạo làm càng.
    Tập tành trò xão Tào Man,
    Bợ bưng xục xạo cuối làng cùng thôn.

    2.
    Sao lắm kẻ lòn trôn ăn bẩn,
    Đảng cò cưa đợi vận cao bay.
    Rút bòn công lợi trổ tài,
    Trên thâu dưới tóm vểnh mày trọng sang.
    Nam chí Bắc họp đàn hợp xướng,
    Làm tay trong bành trướng bá quyền.
    Tưạ hồ gian đảng tư riêng,
    Mùi đồng hăng hắc say ghiền mác lê.

    3.
    Sao lắm kẻ lợi mê danh luyến.
    Đảng vầy đàn ưng khuyển lộng hành.
    Ô hồ!!! Ruồi nhặng bu quanh,
    Muổi mòng hút máu dân lành thẳng tay.
    Đảng phủ đảng vui say đào mận,
    Sao đè sao biển lấn đảo mòn.
    Chữ Vàng Mười Sáu nỉ non,
    Nhặt khoan Bốn Tốt véo von hồ cầm.

    4.
    Sao lắm kẻ mê lầm xa cội,
    Đảng cường quyền tạo rối cuộn tơ.
    Bướm hoa đua lượn dật dờ,
    Tưạ đào chỉ mận sao ngờ vướn tai.
    Quỷ xử quỷ đến ngày chung cuộc,
    Sao vờn sao nanh vuốt phô bày.
    Phong Thần sẽ diễn nay mai.
    NON KỲ PHỤNG GÁY* Trụ rày mạng vong.

    Đoài Tây réo rắc Thiều Phong !!!

    *Lục châu: “Mê mồi thơm như cá lục châu”(Cá lục châu ở đâu cũng có)
    *Trai rồng gái phụng.

  2. NGÀN KHƠI says:

    NHÂN ĐẦU NĂM NÓI CHUYỆN LÀM BÁNH VÀ CHIA BÁNH

    Ông Bùi Tín viết bài “Ngày Tết bàn chuyện chiếc bánh chưng” để từ đó liên hệ đến việc chia thu nhập trong xã hội hiện tại. Đây thật sự cũng là một ý kiến hay, nhưng tôi muốn nhân tiện bàn thêm vài ý nhỏ cho vui thế này. Thật ra, về câu chuyện kinh tế trong xã hội, từ xửa từ xưa người ta vẫn hay bàn về ẩn dụ chiếc mền và cái bánh. Những người đắp chung cái chăn, anh này kéo nhiều, anh khác phải hụt. Chuyện cái bánh cũng thế, anh này ăn quá, phần người khác còn lại sẽ hẽo quá đi. Đó là sự tự nhiên của đầu ra và đầu vào trong quy luật kinh tế học. Đầu vào bất biến thì đầu ra cũng bất biến, và đoạn giữa tất nhiên chỉ là sự kèn cựa, giành giật lẫn nhau, để mà tranh sống, tranh nhau cùng tồn tại bằng mọi giá. Nhưng cái mền thường là cái chỉ được mua về. Với thị hiếu ra sao thì mua về thế ấy. Nếu vi lý do gì đó cái mền xài lâu năm quá không chịu giặt đi, thì nó chỉ có thể mục nát, chẳng đắp ấm cho ai cả, hay chỉ còn ấm cho một vài người rất ít. Hình ảnh cái mền như vậy quả thật tệ nhiều hơn cái bánh, Cái bánh là cái làm ra theo công thức. Như bánh chưng là cái phải làm ra theo công thức cổ truyền. Không ai lại nghĩ ra cách mới để làm bánh chưng. Đó là truyền thống, là kinh nghiệm dân gian cả ngàn năm, nó đã được trắc nghiệm thực tế qua lịch sử thực tiển, cái hồn dân tộc, cái chất dân tộc vốn vẫn đã có. Cái khác chỉ là nghệ thuật gói bánh, làm bánh do sự tinh tế hay sành sõi của những người nào gói bánh mà thôi. Nhưng làm bánh cần phải có kỹ thuật, nghệ thuật, thì đến khi ăn bánh, chia bánh, cũng cần có kỹ thuật cắt, kỹ thuật chia, kỹ thuật hay cách ăn sao cho đề huề, vui vẻ nhau là như thế. Nên gói bánh là nghệ thuật truyền thống, còn ăn bánh là nghệ thuật ẩm thực, cả hai cái đều cần, đều hay, nhất là trong ngày tết, ngày xuân vui vẻ, cũng là một sự hữu lý và sự hạnh phúc. Nên nếu diễn tả rộng ra, các ý nghĩa của kinh tế, xã hội, chính trị, văn hóa trong cuộc sống bình thường cũng như chuyện về cái mền hay cái bánh. Cữ đắp cái mền cũ hoài mà không chịu thay đổi, cứ cố chằm vá hoài thì quả thật bất cập, hoặc vì nghèo quá, hay vì cố chấp quá, không còn thức thời nữa theo thời tiết năm tháng đổi thay là như thế. Còn chuyện cái bánh cũng lại giống chuyện những người làm kinh tế. Trong kinh tế học có quy luật đầu vào và đầu ra chẳng khác việc gói bánh, háp bánh, ăn bánh. Không biết gói, gói vụng, thì bánh không ra bánh. Không biết hấp thì bánh cũng sống sít, chai sượng, ăn vô mất ý nghĩa. Đến khi chia bánh, ăn bánh mà không văn minh, văn hóa, quả thật cũng chỉ kém cõi hay rừng rú. Cho nên chuyện đơn giản thì không thể cường điệu hay làm cho phức tạp. Chuyện gói bánh chứng truyền thống cũng chẳng khác chuyện làm kinh tế truyền thống, mọi công thức trong kinh tế học hay guồng máy kinh tế đều có cả, chẳng có gì ghê gớm hay lạ lùng, khó khăn hết. Thế nhưng nếu không biết gói bánh, kiểu muốn gói bánh chưng theo cách làm bánh tây, thì quả thật hết sức nghịch lý, lố bịch, và hoàn toàn vong bản, cố chấp, dị hợm hay lập dị. Vậy nên sống trong thế giới, người khôn ngoan phải có cái bản sắc, cái truyền thống, cái sở trường của riêng mình, và tiếp nhận những cái khác một cách phù hợp, sinh động, hiệu quả. Nhưng nếu thấy người ta ăn khoai mài vác mai chạy quấy, bị nô lệ hình thức như thế nào đó, hoặc mình chỉ có sở đoản mà không có sở trường về điều gì, chỉ có bắt chước theo người khác thì quả thật luôn luôn bất cập và thua kém. Cũng vậy nếu gói bánh mà phải chịu sự chỉ đạo của các quân sư quạt mo, tức chỉ chủ quan, theo thị hiếu, theo công thức giả tạo nào đó, thì cũng giống như đánh cờ phải theo người chỉ nước, chẳng ra làm sao hay chẳng giống ai cả. Vậy nên nói cho cùng, sự làm kinh tế, điều tiết kinh tế, phát triển kinh tế phải là do tài bộ riêng của những nhà kinh tế có năng lực trong một nước. Đó là ý nghĩa của kinh tế xã hội như một khoa học khách quan, cụ thể, thực tiễn. Còn người làm chính trị phải như người gói bánh chưng trong thực tế, nó phải theo truyền thống và có nghệ thuật tinh tế riêng. Nếu chỉ làm theo công thức giả tạo, hay làm không đúng công thức phải có, như kiểu làm bánh chưng theo công thức bánh tây, thì bánh chưng thật sự cũng chẳng thành bánh chưng mà bánh tây thực sự cũng chẳng bao giờ ra bánh tây được cả. Làm bánh là để cho mọi người ăn. Không thể làm bánh để ngắm hay nhằm chỉ để đáp ứng một loại thị hiếu quái dị nào đó của mình.

    NON NGÀN
    (24/01/12)

Phản hồi