WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Vai trò quan trọng của bà Aung San Suu Kyi trong liên minh chính trị tại Miến Điện

Các cải cách chính trị nhanh và trên quy mô lớn tại Miến Điện đều dựa trên những liên minh chính trị mong manh, trong đó lãnh đạo đối lập, bà Aung San Suu Kyi, đóng vai trò quan trọng.

Sau hơn một nửa thế kỷ độc quyền lãnh đạo, giới tướng lãnh đã tổ chức vào tháng 11 năm 2010 cuộc bầu cử Quốc hội mà phương Tây gọi là “trò hề”, rồi sau đó, nhiều tướng lãnh được lệnh trút bỏ quân phục, để tham gia vào một chính phủ “dân sự”.

Từ tháng Ba năm ngoái, Miến Điện đặt dưới quyền lãnh đạo của hai cựu tướng lãnh, được đánh giá là hai nhà cải tổ năng động: Đó là tổng thống Thein Sein và chủ tịch Hạ viện Shwe Mann. Đến tháng Tám, bà Aung San Suu Kyi, giải Nobel Hòa bình, được mời tham gia, hợp tác với cặp lãnh đạo này.

Tổng thống Thein Sein đã đích thân tiếp bà Aung San Suu Kyi và cho phép Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ (LND) của bà được đăng ký hoạt động trở lại. Đảng này đã bị giải thể năm 2010, vì tẩy chay cuộc bầu cử Quốc hội.

Trong khi đó, chủ tịch Hạ viện Shwe Mann tỏ thái độ vui mừng về viễn cảnh lãnh đạo đối lập sẽ trở thành dân biểu sau cuộc bầu cử bổ sung vào tháng Tư năm nay.

Theo giới quan sát, đó là một sự hồi sinh chính trị ngoạn mục đối với bà Aung San Suu Kyi, người vốn bị thống chế Than Shwe căm ghét. Nguyên là lãnh đạo số một của chính quyền quân sự Miến Điện, tướng Than Shwe đã nghỉ hưu hồi tháng Ba năm ngoái và theo các nguồn tin chính thức, thì ông không tham gia vào các hoạt động chính trị nữa. Một số nhà phân tích cho rằng, nhân vật này vẫn có ảnh hưởng và giật dây ở hậu trường.

Tuy nhiên, giáo sư Aung Tun Thet, hiện là cố vấn của Liên Hiệp Quốc tại Rangoon, nhận định: “Thế hệ các quan chức quân sự mới đã chấp nhận bà Aung San Suu Kyi và bà cũng chấp nhận thế hệ mới này”.

Theo giải thích của ông Toe Naing Mann, con trai chủ tịch Hạ viện Miến Điện, thì việc bà Aung San Suu Kyi và hai cựu tướng lãnh chấp nhận làm việc với nhau là do họ có cùng các mục tiêu. Hơn nữa, cả ba đã ngoài 60 tuổi. Ông nói : « Ba người có thể cùng hợp tác với nhau trong khoảng 5 năm. Đối với họ, đó là cơ hội đầu tiên và cũng là cuối cùng. Họ sẽ phải chịu trách nhiệm, nếu không nắm lấy cơ hội này ».

Giới quan sát nhấn mạnh là tiến trình dân chủ hóa hiện nay tại Miến Điện còn rất mong manh bởi vì các cải cách đang làm một bộ phận quân đội khó chịu. Nếu như các cựu tướng lãnh trong bộ máy cầm quyền muốn đẩy nhanh nhịp độ cải cách, thì một số đông khác trong quân đội có thái độ chờ thời.

Tân chính quyền Miến Điện rất cần có được ngay những kết quả kinh tế, tăng trưởng và đầu tư. Muốn vậy, thì phải được phương Tây hỗ trợ và bãi bỏ lệnh cấm vận. Chính trong hồ sơ này, bà Aung San Suu Kyi có vai trò gần như quyết định, do bà rất có uy tín trong công luận Mỹ và châu Âu.

Sau chuyến công du Miến Điện vừa qua, thượng nghị sĩ Joe Lieberman tuyên bố rằng, phía Hoa Kỳ tin tưởng vào tiến trình thay đổi tại Miến Điện, bởi vì bà Aung San Suu Kyi cũng tin như vậy.

Từ nhiều tháng nay, tất cả các chính khách cấp cao nước ngoài khi đến công du Miến Điện đều có cuộc gặp với lãnh đạo đối lập. Thậm chí, giữa tháng 12 năm ngoái, đại sứ Trung Quốc ở Miến Điện cũng tiếp bà Aung San Suu Kyi. Trước đó, hồi tháng 11, trên đường tới Indonesia dự Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á, đích thân tổng thống Mỹ Barack Obama đã gọi điện thoại tới bà để trao đổi về tình hình Miến Điện, trước khi ông thông báo cử Ngoại trưởng Hillary Clinton sang thăm nước này.

Một nhà quan sát ngoại quốc thường xuyên gặp lãnh đạo đối lập Miến Điện nhận xét, từ vị trí là một biểu tượng, bà Aung San Suu Kyi đã chuyển đổi thành một chính trị gia và ở cương vị này, giống như các cựu tướng lãnh hiện trong chính quyền, bà cũng đang trong quá trình “vừa học vừa làm”.

Theo RFI 

4 Phản hồi cho “Vai trò quan trọng của bà Aung San Suu Kyi trong liên minh chính trị tại Miến Điện”

  1. Hoan hô Ông Thein Sein, như thế mới là vì dân vì nước, rấ mong những người độc tài csvn hãy sáng mắt và mở lòng ra để thấy cái gương của Myanmar để cho Nhân dân VN thoát khỏi nghèo nàn lạc hậu và đảng csvn toàn trị tránh khỏi làm tội độ của Nhân dân VN trước lịch sử. Rất tâm đắc ý kiến của Nguyên VN.

    • Nguyen V N says:

      Tạo dựng một linh hồn cho Đối Lập VN
      Kính bạn Hồ thất Phủ John Nguyen và tất ca
      Cái tâm đắc của bạn HTP làm cho tôi phán khởi và tin tưởng cho ngày mai của đất nước, vì lời TÂM ĐẮC này phản ảnh một nguyện vọng của đa số thầm lặng chưa được giải bày từ bao ăm qua mặc dù đó là Điều kiện tiên quyết đễ cho PTDC lớn mạnh và cũng là câu trả lời cho bạn John Nguyen,
      Tin mừng cho Miến Điện còn Việt Nam mình thì sao? mọi người mong đợi mãi mà vẫn chưa tới đâu …

      Khi mà tất cả chúng ta là Hồ thất Phu và John Nguyen cùng Tâm đắc là phải tạo dựng một linh hồn cho Đối lập VN thì Phong trào dân chủ trong khoảng khắc sẽ lớn mạnh vì chúng ta có đủ mọi yếu tố đễ thành công như nhân lực, ý chí thiên thời địa lợi đễ thực hiện nhưng chỉ vì chúng ta hoặc vô tình hay cố ý đã không nghĩ tới và cũng CHƯA BAO GIỜ nắm lấy như các QG đã thành công trong các cuộc cách mạng gần hay xa.

      Tôi tin ĐCV là môt trong những diễn đàn sáng suốt và công minh sẽ không bỏ qua sáng kiến cứu nước này mà tôi tin là Toàn dân sẽ TÂM ĐẮC
      Tiếng nói HTP và JN có đó sẽ co hàng ngàn HTP và JN tâm đắc khác.

      MỘt lần nữa tôi mong mõi các bạn có con tim bắt vụ lợi , không tìm danh như HTP và JN xin hảy tham gia kêu gọi cho cuộc trưng cầu dân ý bằng internet đễ Đối lập VN có một linh hồn như Aug sng sui Kỷ Mandelả chúng ta có dư anh hùng như Nguyten Đan Quể CHHV nhưng chúng ta không dùng họ hay chỉ định họ.

      Cuộc cách mạng TỰ PHÁT như các cuộc biểu tình ngày chủ nhật trong nước thành công hay không là do ý chí của tất cả chớ không do cá nhăn hay đang phái.
      Thời điểm internet cho ta làm được như Muà xuân Ả Rập thì chúng ta hảy dùng lấy.

      Khi mà các bạn Đông đảo TÂM ĐẮC cho cuộc trưng cầu dân ý Lịch sử này thì CSVN không còn độc quyền nữa. Mong mõi BBT ĐCV đứng ra kêu gọi.
      KHông dùng đến sức mạnh mà ta có là LỠ MỘT CHUYẾN ĐI

      Vì vậy Câu hỏi của John NGuyen và cái Tâm đắc của Hồ thất Phu là nguồn hi vọng lớn cho ngày mai tươi sáng của dân tộc VN bằng sự trưởng thhành của đối lập.

      Xin đa tạ
      NGuyen V N

  2. Nguyen V N says:

    Sự bất lực lớn nhất của Phong trào dân chủ hay Đối lập VN là rắn không đầủ không có biểu tượng và linh hồn.
    Tuy không thiếu người tài và anh hùng bất khuất trước bọn tham tàn bán nước CSVN như CHHV, Nguyen Đan Que Lê thị Công Nhan Điếu Cày v.v Nhưng đa số trong đối lập chúng ta chưa tạo dựng được một linh hồn, biểu tượng cho đối lập ,vì vậy cuộc dẫm chân tại chổ vẫn kéo dài hơn 36 năm.

    Trước mắt ta có Muà xuân Ả rập thành công, Aug seng sui ky đã làm MIến điện trở mình thành một linh hồn cho PTDC mà thế giới phải kính nễ vàtin tưởng.
    Nhưng tại sao chúng ta chưa nhận thức được điều nàỷ chỉ vì trong hằng trăm lãnh tụ đang một hai ba ngườỉ ngay trong đang vài người vãn chưa lư;a được chủ tịch, đang ĐV chi làm 3 ,4, Công đồng NV chiua thành 5,6 trong một địa phương. Thì làm sao thế giới dám trông cậy vào ai đễ dẫn dắt cuộc cách mang vì vậy họlàm đúng theo lời cha Lý chẵng thà đễ vậy cho yên đi.

    Thưa các bạn tôiu đã đề cao cảnh giác toàn thể điều này đã đến lúc các diễn đàn lớn hảy thay mặt đa số thầm lă;ng kêu gọi tập hợp tất cả phải chọn lựa một biểu tượng, một linh hồn cho đối lập bằng trưng cầu dân ý và bỏ phiếu bằng internet thhì chúng ta sẽ tìm ra một nhân vật đại diện chúng ta.

    PT, Cuôc cách mang không linh hồn như Aug seng siu kỷ, Mandela Ghandhỉ Datlai lat ma chúng ta khong thể nào lay chuyển được bọn thổ phỉ CSVN.

    Chúng ta có CHHV, NGuyen Đan Quế… tại sao chúng ta không đề cử họ dù còn trong tù. Chính vì còn trong tù CS Biểu tương CHHV còn sáng già hơn như Mandela.
    KHông có sáng kiến mới mà cắm đầu cắm cổ viết bài đánh bóng cho mình như phần lớn thì Công toi mà thôi.

    Các bạn ráng suy nghĩ xem những lời mong mõi chân thành bát vụlợi này có đáng được bàn luận hay không.
    Moing các bạn trả lời. Kính mong BBT DCV hảy mở cuộc trưng cầu dân ý tìm linh hồn cho PTDC VN
    Cảm ta;

    Nguyen V N

  3. JOHN NGUYEN says:

    Tin mừng cho Miến Điện còn Việt Nam mình thì sao? mọi người mong đợi mãi mà vẫn chưa tới đâu …

Leave a Reply to Nguyen V N