WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Suy thoái đạo đức vì ‘sai từ gốc’

Những biểu hiện xấu đủ kiểu hiện nay ở Việt Nam không có gì khác, thậm chí về mức độ tồi tệ thì công bằng mà nói, còn kém nhiều thứ tương tự đã và đang xảy ra ở nhiều nơi trên thế giới.

Nhưng đây là hệ quả của những sai lầm đã mắc phải và kéo dài làm trì trệ tệ hại và méo mó đến nguy hiểm đến sự phát triển của đất nước.

Một công dân ít học sẽ thấy rằng so với những năm tháng dưới ách đô hộ của thực dân Pháp, so với thời kỳ dài gian khổ chiến tranh hoặc những ngày Cải cách Ruộng đất đẫm máu và nước mắt, cải tạo mà thực chất là tiêu diệt công thương nghiệp tư doanh, rồi ngăn sông, cấm chợ, bị bao vây kinh tế bốn bề, chiến tranh biên giới…thì Việt Nam hiện đã bảo đảm được hòa bình, phát triển ổn định và có những bước tiến vượt bậc về kinh tế, chính trị, xã hội.

Và đó một phần quyết định là do công lao lãnh đạo, chèo lái tài tình của Đảng Cộng sản Việt Nam. Sai lầm hiện có, tuy khá trầm trọng, của cả đảng viên lẫn nhân dân là thường tình của một nước từ lạc hậu đang vươn lên, rồi chúng tất yếu sẽ được khắc phục mà thôi.

Số người hiểu như anh công dân này hiện chiếm tới khoảng trên dưới 60 – 70 % dân số.
Từ góc độ một nhà trí thức, một nhà giáo, hay một nhà báo am hiểu chính trị, thì Việt Nam hiện nay rõ ràng là đang quá nhiều bê bối.

Sự tiến bộ ít nhiều về kinh tế, chính trị, xã hội đã có, được coi là đương nhiên của một nước đã giành lại độc lập và kiến thiết sau chiến tranh, nhưng sẽ có những thành quả lớn hơn rất nhiều, nếu sau khi đã lãnh đạo nhân dân giành độc lập dân tộc đảng Cộng sản thực hành ngay tư tưởng đại đoàn kết, rộng hơn là minh triết của Hồ Chí Minh, cải cách dân chủ đa nguyên, xây dựng nhà nước pháp quyền tam quyền phân lập, cơ chế thị trường tự do và xã hội dân sự đầy đủ.

Như thế thì Việt Nam đã khác hẳn bây giờ, không hơn thì cũng chẳng kém các con rồng châu Á, như Hàn Quốc hoặc Singapore.

Nhưng không. Sau 1975, lúc đầu mới thấy xuất hiện những dấu hiệu vô lý trong quản lý xã hội, sau mới nhận ra là do sự thiếu kinh nghiệm, thậm chí ngu dốt của nhiều người trong giới lãnh đạo các cấp, cuối cùng mới vỡ lẽ ra là có những lực cản rất lớn, đó là ý thức hệ Marx Lenin, trong đó rường cột là giai cấp công nhân độc quyền mất dân chủ, rồi hậu quả nẩy sinh từ sự kéo quá dài của đường lối đó, gần đây đã phát triển đến mức tha hóa đạo đức xã hội trầm trọng.

Tha hóa trước tiên là trong giới cầm quyền, sau đó lan ra toàn dân.

Sai lầm rành rành mà không được lãnh đạo rất nhiều nhiệm kỳ kịp thời tiếp thu, sửa chữa đã gây ra những sự bức xúc, căn giận, rồi phản kháng các kiểu, và ranh luận lẫn nhau về đối sách của người dân trước chính quyền hiện nay.

Rất tiếc, số lượng người am hiểu như trên chỉ có khoảng 10 – 15% dân số toàn quốc.

Cả một quá trình

Còn từ góc độ một nhà nghiên cứu nghiêm túc, anh ta đi từ quá trình tiến hóa của loài người và thấy rằng nước ta và Trung Quốc về trình độ văn hóa và tổ chức xã hội, gần đây vẫn mới đang ở giai đoạn mà các nước phương Tây đã trải qua trước đây khoảng gần hai thế kỷ, khi họ mới thực hiện thành công các cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ và mới từng bước khắc phục được tàn dư lâu đời của chế độ phong kiến.

Nhà nghiên cứu đương nhiên chú ý đến nguyên nhân sự phân rã thế giới làm hai phe. Phe có động lực rất mạnh để phát triển một cách tự nhiên là chủ nghĩa tư bản dựa trên triết lý tự do.
Ở đây nhân tài lãnh đạo sự phát triển xã hội được chọn lọc thông qua cạnh tranh tự nhiên từ trong tầng lớp ưu tú mọi giai cấp xã hội được phát triển từ đường lối tự do, dân chủ, nhân quyền, nhà nước pháp quyền và coi trọng xã hội dân sự.

Phe kia theo học thuyết của Marx, lấy công bằng làm nền tảng tư tưởng cốt lõi nhất, vì vậy cần có kỷ luật trật tự xã hội rất nghiêm (kỷ luật sắt, khác ta là địch).

Vì lấy công bằng làm đường lối cốt lõi để tổ chức quản lý xã hội, nên mọi người không thể tự do, muốn nói gì thì nói, muốn làm gì thì làm để không có thể giầu có vượt trội lên.

Thương cảm nhưng sai lầm

Chủ nghĩa Marx xuất hiện trước tiên là từ cội nguồn cái tâm nhân đạo của Marx và Engels.
Tuy có cái tâm thương cảm những người cần lao khổ cực, nhưng hai ông đã nghĩ chưa chín và do đó đã phạm một sai lệch triết học lớn và một bất công mới.

Hai ông đã bỏ qua một nhận xét rằng, các nhà tư bản cũng là những con người, họ cũng cần được sống và được kiếm sống như những người công nhân.

Marx có thể không nhận ra rằng, sự bóc lột chỉ nảy sinh khi đã hiện diện một bên giàu làm chủ và một bên nghèo làm thuê rồi.

Vậy xã hội tồn tại trước khi phân liệt ra hai tầng lớp xã hội giầu nghèo khác nhau ấy là cái gì?

Phải chăng là sự khác biệt tự nhiên – chưa mang mầu sắc đạo đức, hay giai cấp – của những cá thể khác nhau, do Trời Phật hay Chúa sinh ra và sự ganh đua tự nhiên của những con người đó trong quá trình mưu sinh và đi tìm hạnh phúc đã làm nảy sinh ra một cách tự nhiên vô thức sự khác biệt giàu nghèo.

Muốn khắc phục bất công đó, không thể tạo ra một điều gì lại mang tính bất công mới, trong trường hợp của Mác, sự bất công mới đó chính là chủ trương tiêu diệt giai cấp tư sản, thực hành chuyên chính vô sản, cấm đoán tự do dân chủ, đảng của giai cấp công nhân độc quyền lãnh đạo.

Vậy làm thế nào để tránh được bất công giàu nghèo mà lại tránh sa vào một sự bất công mới?

Đó là đường lối thỏa thuận điều tiết hòa bình giữa các giai cấp thông qua một Nhà nước pháp quyền, tam quyền phân lập, một cơ chế thị trường tự do có điều tiết của chính phủ vì dân, do dân và của dân, và một xã hội dân sự hoàn chỉnh.

Khác biệt nhận thức

Đến đây, ta nhận thấy, mới phân tích để nhân diện tư duy và quan điểm của mới có ba tầng lớp dân cư của Việt Nam, đã thấy có những mức độ khác biệt rõ rệt.

Vì vậy, trong xã hội ta hiện có biết bao hoàn cảnh, trí tuệ và lương tâm khác nhau, từ đó nẩy sinh rất nhiều chính kiến:

Đó là Kiên định Chủ nghĩa Xã hội kiểu cũ; Cải cách triệt để, kiên trì Xã hội Chủ nghĩa đích thực, ủng hộ và khuyến khích Ban lãnh đạo mới của Đảng; Đối lập trung thành; Đạp đổ nhanh để xây mới lại hoàn toàn; Đấu tranh dân chủ, nhân quyền.

Tôi đã có lần viết trong một kiến nghị gửi Trung ương Đảng rằng, chính Bộ Chính trị của Đảng ta hiện nay cũng là nạn nhân của những sai lầm quá khứ của Đảng.

Mà sai lầm quá khứ của Đảng lại bắt nguồn từ những phần sai lầm của chủ nghĩa Marx-Lenin, mà phần sai lầm của chủ nghĩa đó lại là hậu quả của những tư duy chưa chín mùi và chưa đủ độ sâu sắc về quan điểm đạo đức của Nhân loại.

Quan điểm đúng là phải thoát ra khỏi tính Con trong Con Người hiện nay, phải thoát nhanh hơn ra khỏi sự u mê cạnh tranh theo luật rừng , lấy thịt đè người của các giống Con trong rừng, để tự giúp nhau cải hóa cho nhanh để trở thành những thực thể Người thực sự trên Trái Đất này.

Nói như thế là để không quy trách nhiệm sai lầm về lý luận vào riêng một ai, nhưng mà để cương quyết sửa chữa những sai lầm đã mắc phải và kéo dài làm trì trệ tệ hại và méo mó đến nguy hiểm sự phát triển đáng có của một đất nước đã từng anh hùng, có một nhân dân đã từng anh hùng nhưng đến nay đã bị biến dạng đi khá nhiều do những sai lầm tệ hại của Chủ nghĩa Xã hội Hiện thực trên thế giới gây ra.

Quay lại vấn đề thời sự của chúng ta hôm nay: Do đâu có sự tha hóa đạo đức xã hội trầm trọng như đang xảy ra và đã được đánh giá rất xác đáng trong các văn kiện Đại hội Đảng?

Đó là sai lầm trong vận dụng kéo dài những phần sai của chủ nghĩa Marx-Lenin, thiếu nghiêm túc, thiếu nghiêm chỉnh kiên trì vận dụng tư tưởng đường lối và đạo đức sáng ngời của Hồ Chí Minh: Đoàn kết, đại đoàn kết, trân trọng và liên kết cả những tư duy và lực lượng đối lập như là những yếu tố phản biện tích cực, thực hành đường lối Lấy Dân làm gốc, Dân chủ, Cộng hòa để có Độc lập, Tự do, Hạnh phúc.

Bài viết được rút gọn từ bản dài hơn của tác giả Vũ Duy Phú, Viện Những Vấn đề Phát triển (VIDS) tại Hà Nội, Việt Nam.

Nguồn: BBC

 

6 Phản hồi cho “Suy thoái đạo đức vì ‘sai từ gốc’”

  1. chanh tam says:

    Hình 3 tên trùm Cộng Sản Marx, Lenin, Stalin trên nền cờ nhuộm máu của hàng triệu dân lành, dân oan, dân nghèo, dân lương thiện thấy mà “phát tỡm” .
    Hình quỹ đỏ độc ác như thế mà chủ tịt Hồ chí Minh hết lòng ca tụng, và “đội lên đầu”, mang về Việt Nam làm bùa cho Đãng cướp Việt Cộng đàn áp lương dân.
    Oái oăm thay già Hồ còn chỉ đạo đàn em bắt nhân dân Việt nam trang trọng treo hình 3 con quỷ đỏ trong nhà vào dịp lễ …
    Thoát thai từ 3 con quỷ đỏ trên là 3 con quái vật bạo tàn, ngu si Mao trạch đông (Trung Hoa), Kim chính Ủn (Bắc Hàn), và Hồ chí Minh (Bắc Việt Nam) cũng đã gieo lầm than và chết chóc cho hàng triệu sinh linh .
    Con cháu Bác Hồ theo gương Bác đã tài tình ăn cướp, ăn cắp, ăn chận … tài sản của nhân dân và giết hại bao nhân tài khác .
    Kết quả là sau hơn 35 năm giải phóng, Việt Nam vẩn còn là quốc gia nghèo nàn, lạc hậu, chậm tiến trong vùng Đông Nam Á,
    Dân chúng Việt Nam ngày nay dưới sự “lãnh đạo anh minh” của Bác và Đãng phần lớn sống lây lất, nghèo khó
    Kinh tế Việt Nam chỉ phát triển về nghề “ăn nhậu, đại tiệc, thi đua hoa hậu, sống nhờ bán sức lao động, không sản xuất được chiếc xe đạp cho ra hồn .
    Bác Mao mĩm cười khi thấy con cháu Bác Hồ rơi vào họa ngu dốt, bè phái để dễ bề bị thôn tính vào vòng tay của Đại Hạn
    Tài sản toàn dân đều bị thâu tóm trong thiểu số bọn cầm quyền như Nguyễn Tấn Dũng, Trương Tấn Sang, Nguyễn chí Vịnh, Nông Đức Mạnh, Lê Đức Anh …
    Bọn cầm quyền Việt Cộng ngày nay chỉ còn con đường sống duy nhất là luồn trôn, núp váy Ba Tàu để nhờ che chở trong cơn thịnh nộ “hoa cải, hoa súng” của toàn dân Việt sắp xảy ra.

  2. ĐẠI NGÀN says:

    CHÍNH TRỊ, KHOA HỌC, VÀ ĐẠO DỨC

    Bài viết “Suy thoái đạo đức vì ‘sai từ gốc’” của ông Vũ Duy Phú tôi xin không nhận xét và cũng miễn phê bình. Dầu sao, tuy đây là bài được biết có hơi rút gọn bớt, song tôi nghĩ vẫn là trung thực, đầy đủ nội dung, và ít ra cũng có tính cách phản ảnh hay phát biểu hai chiều. Mọi sự phê phán do đó có thể có nhiều, tôi chỉ muốn nêu một vài ý kiến nhỏ của mình như sau.
    Chính trị là một động tác xã hội. Như vậy cũng có nghĩa chính trị phải được xây dựng trên cơ sở khoa học và đạo đức thì mới có giá trị và có nền tảng vững chắc, lâu dài, cũng như mới có các kết quả mỹ mãn được. Gom tất cả những điều này lại, chính trị rõ ràng cần phải có tri thức. Có nghĩa sự hiểu biết, tính khách quan, trong sáng, tính vô tư và thận trọng vẫn luôn là ý nghĩa hàng đầu nhất của mọi biện pháp cũng như tư duy về chính trị. Có nghĩa mọi sự chủ quan, cảm tính, mọi sự thiếu thận trọng, thiên lệch, thậm chí mọi mưu toan hay tính toán lợi hại cá nhân mà đưa vào chính trị cho dầu từ lý thuyết đến thực hành, đều làm hại chính trị chân chính, đều lũng đoạn chính trị, và phản lại chính trị cao cả đúng nghĩa. Như thế, chính trị cần thiết và đúng nghĩa, cho dầu từ lý thuyết đến thực tế đều không thể chủ quan, tức độc đoán, tức phản lại tự do dân chủ. Bởi làm chính trị chân chính là làm cho xã hội, không mưu cầu danh phận hay sự nghiệp cá nhân cho dầu bất kỳ dưới dạng nào đó, thì làm sao mà chuyên chính hay độc tài, độc đoán được. Ý nghĩa căn cơ đơn giản chỉ như vậy, nhưng đối với Mác và Lênin thì nó không phải như vậy. Mác thật sự là một nhà hoạt động chính trị theo kiểu thực tiển, theo cảm tình và cảm tính. Mác đúng ra là một đảng viên cộng sản ngay từ đầu, là nhà báo, là người thực tiển, nên cho Mác là nhà tư tưởng khoa học đúng nghĩa thì thật sự hoàn toàn không đầy đủ. Mác chỉ tự mình nghiên cứu về kinh tế học, không được đào tạo chính quy ngày nào. Mác cũng chẳng phải là nhà xã hội học, nhà tâm lý học, nhà lịch sử học, nhà luật pháp học, nhà chính trị học theo nghĩa chuyên sâu. Thậm chí về mặt triết học, Mác chưa phải đã thật sự có tinh thần như một triết gia thực thụ, như một nhà triết học đúng nghĩa giống như Kant chẳng hạn. Từ tất cả những mớ nhận thức thực tế chủ quan về xã hội, con người, lịch sử nói chung theo cảm tình và cảm tính nhất định, Mác nhồi vào trong niềm tin đối với “phép biện chứng” tức biện chứng luận của Hegel để làm thành toàn bộ hệ thống lý thuyết của mình. Bởi thế đã có hai điều tệ hại trong học thuyết của Mác, điều thứ nhất là chủ trương chuyên chính, điều thứ hai ai không như ta thì đều là bọn tư sản, đều là tư tưởng tư sản cả. Chính Mác quên tâm lý nền tảng của con người, quên con người có bản năng thấp kém tự nhiên, quên ý nghĩa cao nhất trong con người là sự hiểu biết, là nhận thức khoa học, quên giá trị ưu việt của con người là giá trị đạo đức mà không chỉ là giá trị kinh tế. Bởi thế Mác chủ trương giai cấp vô sản như là một khuynh hướng cảm tính thực sự, chủ trương chính trị cộng sản theo kiểu hệ thống máy móc tầm thường thật sự. Đó là tất cả mọi hệ lụy về sau mà mọi người đều thấy. Lênin chỉ là người thừa kế tư tưởng của Mác. Chính ông ta đưa hệ thống lý thuyết của Mác vào thực tiển để trở thành hệ thống thực hành, áp dụng thế thôi. Do vậy ý nghĩa chủ đạo của Lênin là kinh tế tập thể. Có nghĩa muốn vô sản hóa toàn xã hội khách quan trở nên một xã hội chủ quan theo kiểu kinh tế tập thể vô sản thuần túy công nhân. Có nghĩa nông nhân cũng sẽ biến thành giai cấp công nhân, xã hội thuần túy chỉ còn là công nhân, trừ guồng máy lãnh đạo. Đó là ý nghĩa tại sao trong thực tế đã tự nhiên đi đến cơ chế xã hội quan liêu bao cấp một cách máy móc và hết sức toàn diện để cuối cùng sau hơn bảy mươi năm vật lộn vẫn phải thất bại và sụp đổ.
    Cho nên tóm lại chính trị mà không khoa học khách quan cũng chỉ phi chính trị hay phản chính trị. Chính trị mà đi ngược lại đạo đức khách quan và đạo đức truyền thống cũng là lạm chính trị và phi đạo đức. Đó chính là cái được gọi là đạo đức cách mạng. Nó phần lớn chỉ là danh từ. Nhiều người có thể nhân danh nó để khống chế người khác, khống chế xã hội theo ý mình. Mọi sự độc tài độc đoán, chủ quan, lệch lạc, thiển cận, phi lý phần lớn có thể đều phát sinh từ đó. Cũng từ đó trở thành thứ bệnh tôn sùng lãnh tụ, ca ngợi lãnh đạo vô điều kiện, coi nó như một thứ đạo đức cách mạng. Bởi vì nếu không thể, có thể bị quy vào phản động hay đạo đức tư sản. Cho nên ngay trong quan điểm tư tưởng của Mác, ý niệm tư sản và vô sản đã không khoa học, không rạch rò. Mác không phân biệt được ý nghĩa của tài sản chỉ là phương tiện, là công cụ của xã hội và cá nhân con người. Mác lại thuần túy duy vật, coi tài sản, của cải như mục đích, lý tưởng, công cụ duy nhất của động lực sinh hoạt xã hội. Sự bé cái lầm của Mác về rất nhiều phương diện, từ triết học đến kinh tế học, chính trị học, lịch sử học, đạo đức học, xã hội học, nhân văn học v.v… đó là toàn bộ những gì đã đến từ Mác và cũng đã và sẽ tiếp tục lần lần ra đi từ Mác.

    Võ Hưng Thanh
    (27/01/12)

  3. Tô ngoại says:

    Nhửng ai đã gia nhập và tham gia hay có liên hệ tới CS thì đều không đủ can đảm để dứt khoát nói lời từ giã ít nhiều gì củng đều lưu luyến tiếc thương nhớ thương của một thời đeo đuổi ! Đâu có gì mà phải bận tâm , nó không xài được nửa thì bỏ nó đi , đã dám nói nó sai từ gốc thì còn gì mà lưu giữ nửa , hoài công vô ích . Nếu nó sai từ gốc thì việc làm ngay bây giờ là nhổ gốc nó đi lấy đất ta trồng loại cây mới như vậy có ích hơn không , cứ ngồi đó mà viết lách than thở tại vì, giá như mà ….. rồi tìm cách níu kéo giãi bày phân trần tiếc nuối làm chi nửa . Đâu có ai tội nghiệp ta đâu , thời gian không còn ở bên ta nửa , can đảm tiến tới mới là anh hùng )))

  4. DÂN OAN says:

    Hơn nửa thế kỹ vưà qua cho thấy , Nhân dân và Đất nuớc Việt nam không hề là mục tiêu trong chiến tranh giãi phóng như ông Hồ Chí Minh hô hào.
    Nhân dân và Đất nuớc đã đuợc xử dụng như một phuơng tiện nhằm thực hiện chủ nghiã Cộng sãn, một “thế giới Đại đồng”.Lời kêu gọi nhân dân nỗi tiếng cuả ông Hồ “Đoàn kết , đoàn kết , đại đoàn kết “là vô nghiã giưã lúc bâm nát nhân dân để phát động” đấu tranh giai cấp ” .
    Danh ngôn”Không gì qúi hơn độc lập tư do ” nói cho ai ? Cho con nguời hay cho một đất nuớc hay cho đại đồng ? Rõ ràng thiếu minh bạch .”Không gì quí hơn Độc lập tư do “mà ông Hồ và đãng CSVN hô hào chiến đấu hoàn tòan không phãi cho con nguời mà cho thiên đuờng ão , thực chất chĩ là một trại súc vật.

  5. nguyenha says:

    Chưa hẳn chủ nghĩa CS xuất phát từ “cái Tâm nhân dạo”của Marx và Engels.Nếu không có “cái nghèo”deo duổi Marx,thì chưa chắc hôm nay thiên hạ dã biết cái “cục nợ”CS(tài liệu của Marx).Sự ghen ghét(giữa Giàu
    và Nghèo) dôi lúc là “dộng lực” dẩy con người di tới “phía trước”! Marx dã ở trong trường hợp nầy! Hồ-chí
    Minh cũng ở trong trường hợp nầy!! Nếu như Pháp nhận HCM làm quan(,như dơn xin),thì hôm nay dâu có
    từ “Hồ tặc”!Nói chung tất cả guồng máy CS,mà chúng gọi là” Cách-Mạng” dều là bọn”vagabond”(du thử,du thực)cả.Nhìn cái gọi là Dại-Hội Tours ở Pháp năm nào thì biết,dăm dứa ngồi trong bóng tối,trốn thui ,trốn dủi,ở một xó-xỉnh,!Thật vậy ,suốt chiều dài CS chưa cống hiến cho nhân-lọai một Công-trình nào dáng kể trên mọi Lãnh-vực,ngòai “dao với buá”,thế thì làm sao mà Dạo-dức không di xuống! Tác giả Vũ duy Phú ,ông cho rằng Chủ-nghĩa Marx lấy Công bằng làm “nền tảng”! Cái “công bằng”mà Marx dề ra là thứ Công-bằng”Cá-mè-một-lứa”,dó là thứ công-bằng phản-khoa học!.Ông Phú nên biết rằng: SỰ-BẤT-CÔNG-BẰNG chínhlà SỰ-CÔNG-BẰNG vậy!.Dây là nguyên-tắc Cấu-trúc Xã-Hôi nằm trong Sự phân phối của cải Xã-Hôi.Tư Duy của một thành viên thuộc viện nghiên-Cứu cấp Quốc-gia mà “ngây ngô’ như thế,thì Dất nước di về dâu? Tội nghiệp cho Ông Phú,tôi vẩn thấy dược “diều” ông muốn nói,nhưng “nói -không-dược”nên bài viết có phần”lọng-cọng”.Một mặt Ông” chê ‘Marx-lenin,chê dCS phạm nhiều sai lầm.Một mặt Ông ca-tụng HCM”dạo-dức-sáng-ngời”! dó chính là Mâu-thuẩn lớn. .Ông thừa biết HCM luôn tự nhận là Học-Trò của
    của Lenin,ông thừa biết rằng Cái Dảng “chó dẻ”,mà ông dang nói dến là “quái thai”do Ông Hồ dẻ ra.
    Vậy thì Ông chê Dảng,không khác nào Ông chửi Bác,dó mới chính là “diều’ mà Ông cứ Ấm-A-Ấm-Ớ”
    Nói cho cùng,Dạo-Dức Dất nước sẽ tiếp-tục di xuống nữa,xuống tới khi nào hình-bóng “già-Hồ’không
    còn trên Dất Việt./

  6. xoathantuong says:

    “Số người hiểu như anh công dân này hiện chiếm tới khoảng trên dưới 60 – 70 % dân số.” (Vũ Duy Phú)

    - Nếu nghiêm túc không thể nói nó là 60-70% dân số. Vì cho tới nay chưa có một cuộc thăm dò dân ý nào. Tuy nhiên, nếu nói theo tôi, tức theo thăm dò hay nhận định chủ quan của mình, nó nằm trong khoảng 60-70% dân số thì có thể chấp nhận được.

    “thiếu nghiêm chỉnh kiên trì vận dụng tư tưởng đường lối và đạo đức sáng ngời của Hồ Chí Minh:” (Vũ Duy Phú)

    - Nếu HCM có đạo đức sáng ngời thì nó sẽ khác. Thực tế những người thân cận với HCM biết rõ mặt trái của HCM nên họ không phục và từ đó phát sinh làm nhiều điều xấu. Ông Hồ không dám nói họ vì nói sợ họ sẽ cười mình.

    “Thiếu nghiêm chỉnh”? Hỏi t/g Vũ Duy Phú có nghiêm chỉnh hay không đã. Ông Hồ xin được hoả thiêu từ hồi nào đến giờ liệu t/g ăn nói ra sao khi bàn chuyện nghiêm chỉnh?

Phản hồi