WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Nếu không là cừu thì phải chọn…

Nếu không là cừu thì phải chọn...

Câu chuyện về sự phát ngôn và ứng xử của nhà Toán học trẻ Ngô Bảo Châu nếu chỉ là chuyện riêng của cá nhân thì cũng là chuyện nhỏ, nhưng đặt vai trò của một Trí thức đã có danh phận trong “Bàn cờ thế sự” như cách nhìn rất đúng của Vũ Đông Hà thì quả thực cũng lắm chuyện để bàn, lắm góc nhìn để xét. Nên tôi xin có lời bàn thêm.

Trong xã hội Việt Nam hiện nay Đảng CSVN là yếu tố rất lớn, “phủ sóng” chi phối đến từng ngõ ngách của cuộc sống thì việc xem xét phẩm chất một Trí thức cũng như đánh giá hành vi của họ là tốt hay xấu, không thể xem xét theo cảm tính hay theo sách vở thông thường, mà phải xem xét trong mối tương quan-tương hỗ với nhân tố rất căn bản này. Một người hay một việc có thể bản chất là tốt nhưng nếu tạo điều kiện cho thế lực xấu của Đảng sử dụng và gây hiệu quả xấu thì trở thành yếu tố xấu, và ngược lại… Nghĩa là phải đặt quân cờ trong bàn cờ đang hồi sôi động.

- Dù chủ động hay chỉ do bị động thì nhà Toán học Ngô Bảo Châu cũng đang thành một quân cờ trên bàn cờ mà 2 đối thủ đang cầm quân là Đảng CSVN ở phía bên này, còn bên kia là phía Dân chủ-Tự do (gồm Nhân dân giác ngộ, trí thức giác ngộ và nhân loại văn minh).

- Thật vậy, Quyền và Tiền không phải nước lã. Trong chế độ Cộng sản, cho anh làm Viện trưởng một Viện lớn, cho nhận căn nhà tặng giá 3 triệu đô và cho kinh phí 650 tỷ VNĐ thì người ta không ngu gì để anh khôn lỏi làm người đứng giữa, anh phải là một quân cờ của phía Quyền và Tiền, dù trong lòng anh có cao quý thế nào mặc kệ. Không chấp nhận thì anh phải khước từ! Dân chúng hoàn toàn có thể chấp nhận và tự hào về một Thiên tài chỉ biết làm Toán và không biết làm Chính trị hay Phản biện xã hội (dẫu biết như vậy là Trí thức một bề, không hoàn thiện). Nhưng nếu thế, chỉ yêu Toán, khước từ chính trị, thì người thông minh đã không ứng xử như Ngô Bảo Châu.

Luật đời, sự lựa chọn bao giờ cũng phải “trọn gói” (như Phạm Thị Hoài đã nói), không thể nhặt vinh quang của “gói” này chắp vào lợi lộc của “gói” kia, giống như ĐCS đã khôn ngoan chắp kinh tế thị trường vào định hướng XHCN và đã dùng sức mạnh áp đặt rất khiên cưỡng cho xã hội. Mấy chục điều tự bạch của NBC là để NBC nói mà chơi chứ vào bàn cờ thì không có chuyện “quân cờ” được phép tự nhúc nhích theo “tuyên ngôn” của mình.

- Có điều cần nhớ là quân cờ (hay ngọn cờ) trí thức NBC ở đây không có nhiệm vụ “chặt chém, ăn quân” thô thiển mà có sứ mệnh “sang trọng” hơn: nó phải di động sao cho đưa được cuộc cờ vào “thế” mà Quyền và Tiền mong muốn, đôi khi NBC cũng được phép nói thật lòng để làm cho đối phương tưởng bở, tưởng quân cờ này là quân cờ tự do chẳng ai điều khiển được, hoặc giả bộ đi nhầm một nước có lợi cho đối phương… Nhưng quân cờ là quân cờ, dù được tiện bằng ngà voi hay bằng đá quý cũng vậy thôi.

- Sản phẩm của Trí thức là kết tinh của Trí tuệ và Nhân cách, nó không hề bị giới hạn bởi ranh giới nào hết, kể cả ranh giới nghề nghiệp (điều này trước đây hai ông Hà Sĩ Phu và Phan Đình Diệu đã nói rất rõ). Đối với Trí thức thì nhu cầu Phản biện xã hội cần thiết nhiều hay ít là do thực tiễn xã hội ấy đòi hỏi nhiều hay ít. Trong một xã hội thanh bình, người Trí thức có thể yên tâm làm nghề riêng của mình, coi sự phản biện xã hội là nhu cầu rất thứ yếu. Nhưng khi xã hội đang biến động, vận nước đang cơn hiểm nghèo, đạo đức đang lúc suy đồi… thì xã hội cần sự Phản biện một cách tập trung và quyết liệt để cứu nước, cứu xã hội, người Trí thức khi ấy phải đặt nhu cầu phản biện, phản tỉnh, phản kháng lên trên. Thử tưởng tượng tình huống ngôi nhà của Ngô Bảo Châu đang bén lửa mà mà có người đến vỗ vai rất thân ái, bảo “Châu ơi, hãy tập trung vào công việc chính là Toán học đi, chữa cháy là rất cần, vô cùng cần (không chữa cháy thì gia đình sẽ chết lâm sàng), nhưng chữa cháy là việc chung của nhiều người, ai làm chẳng được” thì NBC sẽ nhìn anh bạn đó với con mắt thế nào, biết đâu hắn chẳng là tòng phạm với kẻ muốn đốt nhà Châu?

Sự Phản biện tất nhiên không phải dành riêng cho Trí thức, nhưng người Trí thức luôn có vai trò đi đầu trong phản biện để nâng cao Dân trí, vì Trí thức là nguyên khí quốc gia, là đội ngũ Tinh hoa (Tinh hoa của Trí tuệ và Nhân cách, chứ không phải một đám chuyên viên kỹ thuật). Một khi Dân trí được thức tỉnh thì dân sẽ “phản biện” bằng cách của họ, bằng hành động là chính (nói kiểu Lê nin thì Trí thức thường dùng vũ khí phê phán, còn dân thì phê phán bằng các “vũ khí” khác).

Đã mấy ai thiên về “chuyên môn”, chăm chú về chuyên môn như GS Nguyễn Huệ Chi trước đây, nhưng hiện tình vận mệnh đất nước đã khiến ông phải gánh lấy trách nhiệm đầu tàu phản biện, mà tự hỏi “mình không phản biện thì chờ ai phản biện đây”? Không phải ông “xếp bút nghiên theo việc đao cung” mà chỉ dùng “bút nghiên” làm vũ khí, và chỉ cần thế thôi là đương nhiên chẳng có chức Viện trưởng, chẳng có nhà lầu hay kinh phí hàng trăm tỷ nào có thể trao vào tay ông, có chăng chỉ là sự lo âu, là những nguy cơ thường trực. Bởi sự lựa chọn luôn luôn là “trọn gói”.

Trong “bàn cờ Thế sự Việt nam thời…Thổ tả” chỉ có hai bên [*], dù muốn hay không người Trí thức đã có danh phận cũng phải là một quân cờ, đứng “lề” nào do anh tự chọn! Mà buộc phải chọn, không thể là con cừu lơ ngơ hay siêu nhân đứng giữa.

Nếu không là cừu thì phải chọn một trong hai “lề”, phải hay trái, chính hay tà?

Không thể đứng trên cao buông lời “Trung dung, khách quan, công bằng, hợp lý” như vẫn được dạy trong sách vở, vì đó là phẩm chất dành cho Trọng tài.

Thưa các vị Trí thức, lịch sử không khiến anh làm Trọng tài, và không bên nào cho phép anh làm Trọng tài cả, xin đừng ảo tưởng làm chi!.

Một nhà Trí thức đã có danh phận dù có im lặng để “làm chuyên môn”, dù không nói gì hết, thì sơ sơ cũng là một mức độ đầu hàng cái Ác, cũng là đứng im trong tay cái Ác cho cái Ác lợi dụng. Huống chi còn nói những lời lấp lửng làm mồi cho cái Ác?

Đóng vai Trọng tài của thời cuộc, đóng vai quân tử đứng giữa để tôn vinh những “chân lý vĩnh cửu” chỉ là tự lừa mình và giúp người ta trưng mình ra để chăn dắt dân chúng như chăn dắt “đàn cừu”!

Tôi viết những dòng này trong niềm tự hào rằng đất nước có những tài năng như GS Ngô Bảo Châu, và tin rằng anh còn có thể điều chỉnh. Tôi mong anh điều chỉnh thành công, tuy không dễ, để niềm tự hào của tôi và của những người yêu mến anh không bị phụ lòng.

27/1/2012

© Vũ Quốc Uy

© Đàn Chim Việt

26 Phản hồi cho “Nếu không là cừu thì phải chọn…”

  1. ảo vọng says:

    Trí thức mà leo cành đa
    Va phải tiền bạc leo ra leo vào
    Trí thức mà leo cành đào
    Vấp căn hộ xịn leo vào leo ra !

    • NGÀN KHƠI says:

      THỨC VÀ NGỦ

      Ngủ suốt năm canh thức ích gì
      Thức rồi trời sáng biết làm chi
      Đêm trường thiên hạ đua nhau ngủ
      Há thức mình ta dẫu ích chi
      Thức ngủ luân phiên đời vẫn vậy
      Anh hùng nhi nữ bất tương tri !

      NON NGÀN

  2. BốcPhét says:

    Trong đàn cừu toàn trắng, chỉ mình anh đen, anh vẫn là cừu đấy chứ, chỉ là ”laigiống” kaokwý nên khác biệt thế thôi! Chủchăn của anh vốn đen tuyền mà, thế thì anh nà con của CHA chứ còn ai nữa? Thứthiệt mà! Ngườita
    sẽ nhận ra anh ngay, anh đâu cần phải tựnhận! Nếu anh có ích, dùng được và kwýbáu thì anh sẽ được giữ lại,
    obế, tônthờ, còn nếu anh vôtíchsự, gây nguyhại cho ngườita thì anh sẽ bị thịt thôi! Đời nà thế! Ai ở trên cái cõi
    nhângian này mà ko là một con cờ hay là đang thủ một vaitrò nào đó trên sânkhấu chứ??? NgôđDiệm, HCM,
    Kenedy, MaotĐông, TưởnggThạch,.. và ngay cả Pope Beniđíto…thì cũng là những con cờ thôi! Chứ còn nà
    cái rì khác nữa đây??? Và cuốicùng rồi thì cũng đều nà kwákhứ, cátbụi!!! Bộ hayho lắm sao???!!!

  3. NON NGÀN says:

    THỰC SỰ CŨNG CHẲNG ĐỦ VÀO ĐÂU

    Ngô Bảo Châu đã trở thành một nhà toán học danh tiếng, danh phận và công danh lẫy lừng trước mắt, đó là nhờ yếu tố bản thân mà cũng nhờ yếu tố lịch sử và thời sự. Bởi xã hội đang yếu kém nhiều mặt, nên phải khuấy lên chút danh tiếng nào đó chung giống như một quy tắc gỡ gạc và bù trừ. Châu chắc biết rõ điều này hơn ai hết. Châu cũng là nhà chuyên môn, cũng không dễ gì đi ra khỏi lãnh vực hẹp của mình. Song tiếng nói của một người đã nổi tiếng như cồn trong tích tắc thì tiếng nói cũng rất có trọng lượng về nhiều mặt. Có nhiều người muốn Châu phủ sóng ra diện rộng hơn, như xã hội và chính trị chẳng hạn. Đó cũng là điều tốt và niềm hoài vọng thực tế, nhưng ý nghĩa là thực chất hay bản chất vấn đề, chẳng phải muốn là được. Cái chủ quan không đẻ ra được cái khách quan bao giờ nhưng chỉ có thể có tác dụng bằng con đường ngược lại, cái khách quan ảnh hưởng đến cái chủ quan. Có danh thì phải có lợi, nếu Châu có chọn ngôi nhà trị giá 3 triệu đô la nhà nước cấp, đó cũng chỉ là đề huề, đôi bên cùng có lợi trước mắt, mọi việc to lớn khác hãy để tính sau. Công của Châu mới là công cho lãnh vực toán học, nhưng phần thưởng của Châu lại là phần thưởng của một xã hội còn nhiều khó khăn và nghèo nàn, điều đó cũng không thể làm Châu bối rối. Nên ý nghĩa quan trọng hơn chính là chức vụ Viện trưởng Toán học VN và khoản ngân sách 650 tỷ đồng để cho Châu sử dụng nhằm phát triển toán học. Chính cái tư duy phát triển xã hội này mới là đáng nói nhất. Bởi cho dù toán học là nền khoa học cơ bản, ý nghĩa của nó là ý nghĩa chung, không phải ý nghĩa tác dụng trực tiếp hay ngay lập tức vào mọi hoạt động xã hội, kinh tế, văn hóa, đời sống nhau, kể cả chính trị và thực tiển. Nên cái cần làm là phát triển tri thức, trí thức toàn diện mà không phải chỉ phát triển toán học theo kiểu hàn lâm hoặc tháp ngà. Trong khi khuyến khích Châu phát triển khoa học tính toán thuần túy, tức toán học, người ta lại không phát triển trí thức trong toàn bộ xã hội hay ít ra cũng trong lãnh vực giáo dục hoặc hẹp nhất là giáo dục đại học. Một con én không thể làm nên mùa xuân. Thậm chí một con cừu cũng không thể làm nên đàn cừu. Nếu trong đàn cứu trắng có lẫn vào một chú cừu đen, cừu đỏ, cừu nâu hay cừu vàng, đó cũng chỉ là đàn cừu. Xã hội cần phần lớn người trí thức có tư duy độc lập, biết chức năng đúng nghĩa, xã hội không cần sản xuất kiểu trí thức tiền chế, đóng hộp hay đại trà hàng loạt chẳng để làm gì hay không biết làm gì cho hết. Chương trình giáo dục nhất là giáo dục ý thức khoa học khách quan không có, chỉ vẫn còn lai nhai lãi nhãi về giáo điều muôn thuở, thì dẫu Ngô Bảo Châu có làm tới mười chức Viện trưởng toán học đi nữa đất nước cũng vẫn chỉ thế thôi. Ấy cái thực sự cũng chẳng đủ vào đâu nó là như thế đấy. Chính não trạng khách quan, năng động, hiệu lực của một xã hội, của nhiều người, của hầu hết nhân dân mới quan trọng hơn cái não trạng nhất thời nào đó của cá nhân, của thiểu số, của những sự tính toán thiển cận có hậu ý riêng của người này hay của người khác. Khoa học không bao giờ được nặng về sự tuyên truyền cho mục đích này hay mục đích khác. Khoa học luôn phải là khách quan và thực chất. Khoa học chỉ có khuynh hướng tuyên truyền thì đó cũng không còn thực chất là khoa học.

    NGÀN KHƠI
    (29/01/12)

  4. Trực Ngôn says:

    “Nếu không là cừu thì phải chọn…”
    Chân đá gầm bàn, miệng lửng lơ.
    Phạm Quỳnh chết thảm đầu toe máu,
    Phạm Tuyên vui hát : “Có Bác Hồ….”

    “Không thể đứng cao buông lời ngọc…”
    Mà thoáng dùi cui, đã ướt quần.
    Ta cuộc một trăm, ăn một chục
    Quốc Uy thì cũng kẻ…Hèn….Dân.

    Này hãy xem kià Ngô Bảo Châu
    Bổ Đề đem cắm ….bãi… cứt…. trâu.
    Cái bã lợi quyền sao mà nhục
    Thân danh trí thức đổ đi đâu ?

  5. Cửu Long says:

    Nếu NBC thường hay nói về loài cừu để ám chỉ một ai hoặc nhóm người nào đó , điều tất nhiên và dể hiểu là NBC củng là 1 trong số đàn cừu đó nên hiểu và thông cảm và cùng kêu chung một tiếng

    NBC củng cần ai đó để chỉ bảo sai khiến !

  6. nguyenha says:

    Câu chuyện của GS Châu nếu dem ra dể “luận-anh-Hùng”thì tội-nghiệp cho Ông. Ông di du-học cũng là
    một sự-tình-cờ,không mảy-may nào có sự trợ-giúp của Nhà-nước.Thân-phụ Ông Châu là GS làm việc tại
    Viện Cơ-Học Vn,gặp GS người Pháp,sau khi “kể-lể”về quá trình học vấn của con mình,Ông xin GS nầy
    giúp cho con Ông sang Pháp học.Dược nhận lời,từ dây chính là “ngả rẽ”cuộc dời GS Châu.Nói như thế,dể bạn dọc hiểu gia dình của GS Châu cũng là một gia dình giáo-chức “nghèo”,như bao gia dình khác làm nghề giáo.Có thể như thế,mà GS Châu dưa tay nhận “ngôi-nhà-tình-nghĩa”dể phần nào “trã-hiếu”cho cha Mẹ!!.Dành rằng hành-vi nầy không mấy tốt-dẹp,nhưng người dáng trách là Bố Mẹ cuả GS Châu không giữ” nết “:Phú-quý bất năng khuất. Sau nữa thủ-phạm chính là Nhà nước CS VN dã cố-tình
    làm Băng-họai những” tinh-khí” của Dân-Tộc,kéo người Tài về với mình bằng những thủ-dọan Gian-Ác:
    Văn-Cao là một trường hợp diễn-hình!.Biện pháp”trót nhúng-chàm”dược HCM xử dụng trong quá-khứ,nayvẩn còn tồn-tại dưới Chế-dộ CS!! Biết như vậy,chúng ta hãy dể GS Chau trong lãnh vực Tóan-Học,vìbiết dâu như thế,còn có ích hơn khi khuyến khích ông “dấn thân”vào con dường chính trị,mà ông không có sự dam mê.Diều nầy, bao ngày qua,chúng ta dã thấy phát biểu”linh-tinh”của GS Châu ngòai
    phạm vi Tóan Học.Nhân dây,tôi xin kể những câu chuyện “ngớ ngẩn”của những người Học-Giỏi. Một nhà Tóan-học người Pháp có nuôi 2 con vật:một Chó và một Mèo.Những lúc ông ngồi làm việc chó,mèo hay cào cửa xin vào.Ông nghĩ ra cách dục 2 lổ ,một cho Chó và một cho Mèo.Dục xong,ông mới biết tại sao mình”ngu”thế,chỉ cần một lổ thôi,vì Mèo nhỏ hơn Chó!! Lại chuyện ở VN.GS Huỳnh-M ,TiếnSĩ Dại-Số,tốt nghiệp ở Nhật,công tác tại Viện Tóan học VN, luôn bị bà vợ” la-rầy”:anh chẳng làm dược cái gì cả!! Bởi thế,tôi không ngạc nhiên lắm khi nghe GS Châu dịnh nghĩa “Trí thức là người lao-dông bằng trí-óc”.Cuối cùng một lời khuyên với Gs Châu: Xin giáosư hãy ở mải trong lãnh-vực khoa-học,dừng bước “ra ngoài”nếu như mình không có sự dam-mê.Lịch-sử vẩn còn dó:hình ảnh Lavoisier,nhà khoa-học(hoá-Học) người Pháp bị kết án Tử-hình sau Cách-mạng 1789,chắc Ông dã biết>?

    • Builan says:

      Tôi không muốn viết, nhưng không thể không viết khi đọc ý kiến của NGUYÊN HA
      Cảm ơn anh đã đóng góp nhiều comments rất rạch ròi và đầy trí tuệ
      Với riêng tôi, đặc biệt đồng tình cao với lòng kính phục, quý mến Anh, qua COMMENT nầy ! KÍNH

  7. Con cuu con says:

    NBC thầm bảo :”Cháu mà không nhận thì kẻ khác nhận sao ? Ngu sao không nhận ? Bố bảo cháu cũng nhận , cháu là cháu ngoan của Bác Hồ, Bác đã làm bao chuyện “dĩ đại ” như Bác Mao thì cháu phải đi theo lề của Bác thì chả sai “

  8. T. says:

    Ông Ngô Bảo Châu sau khi được giải thưởng Field tuyên bố ông không phải là cừu nhưng sau khi được ” trả giá” bằng một căn hộ trong khu chung cư sang trọng trị giá khỏang 3 triệu đô la thì ông đã đi theo người chăn cừu. Cũng giống như những cô gái trẻ đẹp Việt Nam vì nghèo mà phải bằng lòng chấp nhận làm vợ những người vừa già, vừa tàn phế Tàu Đài Loan hay Nam Hàn vậy. Thật là đạ́ng tiếc.
    Em như cây quế giữa rừng,
    Để cho thằng Mán, thằng Mường nó leo!

  9. NON NGÀN says:

    CÁI HAY CỦA NGÔ BẢO CHÂU

    Cái hay của Ngô Bảo Châu là biết làm những phép toán mà người khác không hay chưa làm được trong đề tài của anh. Tất nhiên bổ đề cơ bản tự nó cũng thật sự đã cơ bản rồi. Có nghĩa nó góp thêm vào cho chùm chìa khóa để mở thêm cửa cho nhiều ý nghĩa hay vấn đề hóc búa khác trong toán học mà giới toán học thật sự đang mong đợi. Thế nhưng toán học dầu cơ bản bao nhiêu vẫn chỉ là một khía cạnh trong trí tuệ của con người. Đối tượng của toán học là phạm vi tính toán, tính toán những cái cơ bản, trừu tượng nhất, có nghĩa vẫn không bao quát hay sát sườn gì nhiều với nhiều khía cạnh thực tế hay khoa học cần thiết khác nữa trong đời sống. Nhưng thực chất, ngoài tài làm toán, ngoài đầu óc suy nghĩ hay tư duy toán học xuất sắc, sáng tạo, Ngô Bảo Châu chủ yếu nổi tiếng là nhờ giải thưởng toán học quốc tế Field. Nếu không có được giải thưởng Field, chưa hẵn Ngô Bảo Châu đã được biết đến hay nổi danh, mặc dầu anh cứ vẫn là anh chẳng có gì thay đổi cả. Thế nên nhờ uy tín đột phá đó mà Châu nhận được phần thưởng bổ sung của nhà nước VN là ngôi nhà 3 triệu đô, danh chức Viện trưởng toán học, cùng kinh phí 650 tỷ đồng VN cho ước muốn phát triển toán học trong giới trẻ. Danh, phận và tiền đều có cả. Nhưng chủ yếu nó đều được câu dẫn từ giải thưởng toán học Field ra cả. Đó tức là cũng một kiểu quảng cáo cho đất nước, cho Châu, và cho cả nhà nước. Bởi vấn đề tiếng tăm trên thế giới mà. Mạc dầu toán học cũng chỉ là phạm vi nhỏ, bài toán nhỏ mà chẳng có gì để bao rộng khắp bao nhiều ý nghĩa còn lại của xã hội, đất nước, quốc gia cả. Ấy cái khoái khẩu hay khoái cảm của con người VN nó là như thế đó. Nó lên cao vút như cái max của một đường biểu diễn, vậy rồi thôi. Cái ngoạn mục để nhìn xem một cách chói chang hào nhoáng kỳ cùng là như thế đấy. Bởi một đường “biểu diễn” cũng không làm nên được hết được bao nhiêu bài toán khác nhau của đất nước trước hiện thực khách quan đòi hỏi hàng ngày. Đúng là một cuộc chơi danh vọng và danh phận mà tất cả mọi người đều hồ hỡi, phấn khởi hưởng ứng, trong đó có giới toán học, nhất là giới quản lý nhà nước liên quan. Cho nên :

    HOAN HÔ TOÁN HỌC

    Hoan hô toán học một lần
    Đỉnh cao sáng chói có phần tỏa xa
    Không hay trong cõi người ta
    Sống bằng toán học ít ma nào thèm
    Bởi vì mọi cái lem nhem
    Toán nào giải nổi có thèm mà chi
    Nên thôi cũng chẳng so bì
    “Đỉnh cao trí tuệ” nhiều khi lại buồn !

    ĐẠI HẢI
    (28/01/12)

  10. mai says:

    Ai nhận,ai mượn gì của cộng sản,tất phải có vấn đề…học giỏi có bằng cấp không có nghĩa là sống trung thực hay chính nghĩa.trừ khi “anh ta” có được sự giáo dục vun đắp từ gia đình,biết sống và chia sẽ với mọi người.tôi nghỉ không cần phải lý sự nhiều với một người như ngô Bảo Châu,phải chăng anh ta cũng “hơi” có vấn đề…

Phản hồi