WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

29000 tiến sĩ đến 2020?

Trước đây, có chỉ tiêu đào tạo 20,000 tiến sĩ trong thời gian 2010-2020. Nay lại có thêm chỉ tiêu 29,000 tiến sĩ cho các đại học đến năm 2020. Giáo dục Việt Nam ta lúc nào cũng chạy theo những con số! Nhưng đằng sau những con số đó là những giả định quá lạc quan. Giả định quá lạc quan cũng có nghĩa là những chỉ tiêu đó có thể lại là một giấc mơ đầy lãng mạn.

Lượng: khó

Ngày 17/6/2010, Chính phủ phê duyệt Đề án “Đào tạo giảng viên có trình độ Tiến sĩ cho các trường ĐH-CĐ giai đoạn 2010-2020”. Đề án này có tổng kinh phí khoảng 700 triệu USD, trong đó khoảng 10,000 tiến sĩ sẽ được đào tạo ở nước ngoài, 3000 đào tạo trong nước. Tôi đã từng phát biểu rằng chỉ tiêu này rất khó thực hiện, vì cơ sở vật chất, vì số nghiên cứu sinh, và thậm chí kinh phí còn quá thấp.

Tháng 12/2011 vừa qua, Bộ GD&ĐT trình bày kế hoạch phát triển nguồn nhân lực mới về đào tạo giảng viên đại học. Theo kế hoạch này, VN sẽ đào tạo đủ 29,000 giảng viên là tiến sĩ ở các trường đại học vào năm 2020. Tôi nghĩ chỉ tiêu này càng khó thực hiện.

Trong cuốn sách “Chất lượng giáo dục đại học nhìn từ góc độ hội nhập”, tôi có trình bày thống kê cho thấy hiện nay con số giảng viên đại học có trình độ tiến sĩ còn thấp. Theo số liệu 2008, trong số 38,217 giảng viên đại học ở Việt Nam, 44% có bằng cử nhân, 40% thạc sĩ, và 15% (tức 5643 người) có bằng tiến sĩ. Để có 29,000 tiến sĩ đến năm 2020, các đại học VN phải có thêm 23,000 ngàn tiến sĩ.

Hai mươi ba ngàn tiến sĩ trong vòng 8 năm. Tức là mỗi năm phải đào tạo hay tuyển mộ gần 3000 tiến sĩ! Rất hiếm có nước đang phát triển nào có thể làm một bước nhảy vọt như thế. Ngay cả Thái Lan, hiện nay cũng chỉ có 14,000 tiến sĩ trong các đại học. Nếu như theo những gì Bộ GD&ĐT tin tưởng, thì 8 năm nữa, các đại học VN sẽ có nhiều giảng viên với trình độ tiến sĩ hơn Thái Lan!

Phẩm: càng khó hơn

Những nhận xét trên là về phần lượng, còn phần phẩm lại càng có nhiều điều đáng bàn hơn. Chắc chắn một số lớn tiến sĩ sẽ được đào tạo trong nước. Nhưng với tình trạng nghiên cứu khoa học còn nhiều bất cập và hạn chế hiện nay, vấn đề chất lượng là điều rất đáng quan tâm. Theo tôi, có 3 vấn đề lớn trong việc đào tạo tiến sĩ (hay nghiên cứu sinh nói chung) ở trong nước: đó là thiếu người hướng dẫn có kinh nghiệm, đề tài thiếu cái mới, thiếu chuẩn mực cho một luận án tiến sĩ. Vì những vấn đề như thế, các luận án tiến sĩ từ VN không được đánh giá cao. Trong cuốn “Việt Nam từ năm 2011” (Nxb Tri Thức 2011) Gs Trần Văn Thọ viết và tôi rất đồng ý: “Những vấn đề lớn của Việt Nam là hiểu chưa đúng về chuẩn mực của luận án tiến sĩ nói riêng và trình độ của người được cấp bằng tiến sĩ nói chung, cơ chế đào tạo quá lỏng lẻo, tiêu chuẩn của giáo sư hướng dẫn không được quy định nghiêm túc, chưa xác lập được cơ chế đánh giá khách quan về luận án tiến sĩ và suy nghĩ sai về ý nghĩa của văn bằng này.” (Trang 286).

Đào tạo tiến sĩ một cách nghiêm chỉnh rất khó. Ngoài vấn đề ý tưởng nghiên cứu khoa học, cơ sở vật chất, đến thầy cô đều phải rất sẵn sàng. Tôi cũng có dịp đọc nhiều đề cương và luận án tiến sĩ y khoa trong nước, và cảm nhận chung là chưa thấy một đề cương hay luận án nào thật sự xứng đáng với 8 tiêu chuẩn của một luận án tiến sĩ. Những nghiên cứu (mà thực chất là làm kiểm kê lâm sàng – clinical audit, hoặc cao hơn chút là làm thống kê đếm số) vừa đơn giản, vừa tủn mủn, và “me too”. Vậy mà những dữ liệu như thế cũng biến thành luận án tiến sĩ! Khi tôi cho vài nghiên cứu sinh xem một luận án tiến sĩ y khoa ở viện Garvan, thì ngay cả các em ấy cũng thấy luận án của họ có nhiều vấn đề.

Xin trích một nhận xét khác của anh Trần Văn Thọ: “Cách suy nghĩ về việc chọn đề tài ở Việt Nam chỉ làm cho luận án thiếu tính học thuật và phần lớn thiếu tính độc sáng. Nội dung, trình độ của luận án do đó còn rất xa mới đạt tiêu chuẩn tối thiểu của thế giới, và người được cấp bằng trong trường hợp đó khó có thể thảo luận khoa học với chuyên gia nước ngoài trong cùng ngành” (trang 287). Thật là đáng buồn cho nền học thuật nước nhà.

Nhưng tại sao cứ chạy theo chỉ tiêu? Tôi thật không hiểu nổi. Tại sao chúng ta không dần dần tạo ra một thực lực (critical mass) khoa học trước, tạo ra những điều kiện cần và đủ để đào tạo tiến sĩ, mà cứ mãi mê chạy theo những chỉ tiêu và con số? Trong khoa học, không có con đường nào để “đi tắt đón đầu” cả. Cứ nhìn sang Đài Loan, Hàn Quốc, Singapore, hay gần hơn là Thái Lan thì sẽ dễ thấy rằng họ phải tiêu ra một thời gian dài để có được một thực lực khoa học như ngày hôm nay. Viết đến đây, tôi chợt nhớ đến tuỳ bút Đi tìm cái tôi đã mất của Nhà văn Nguyễn Khải (2006), trong đó ông viết: “Các nhà cách mạng thường chỉ nghĩ tới mục tiêu và những con đường ngắn nhất nhanh nhất để đạt được mục tiêu, bất chấp các công dân của họ bằng lòng hay không bằng lòng. Và họ lại tin một cách ngây thơ, một cách tệ hại rằng cứ ép là được, cứ đẩy tới bằng các phong trào cách mạng của quần chúng là được, trước lạ sau sẽ quen dần. Nhưng các cá nhân cũng là lòng người không thuận thì mọi chủ trương dẫu hay đến mấy sớm muộn cũng bị đào thải, chả để lại một dấu vết tích cực nào.”

Câu đó vẫn còn tính thời sự, và rất đáng để chúng ta suy nghĩ về định hướng giáo dục theo chỉ tiêu và con số. Tôi vẫn nghĩ giấc mơ 29 ngàn tiến sĩ vẫn là một giấc mơ đầy lãng mạn.

Blog Nguyễn Văn Tuấn

 

20 Phản hồi cho “29000 tiến sĩ đến 2020?”

  1. Vũ duy Giang says:

    Trích bài”Hịch tiến sỉ” VN của 1 tác giả (VK?):

    “…Ghét ngoại ngữ,như chán phòng thí nghiệm
    Chỉ lo kiếm dự án để mánh mánh,mung mung
    Không thích chọn đề tài,mà nghiên nghiên,cứu,cứu

    Ra nước ngoài,toàn muốn đi chơi
    Vào hội thảo,chỉ lo ngủ gật
    Bệnh HÁO DANH,lây tựa vi-rút com-pu-tơ
    Dịch THÀNH TÍCH,nhiễm như cúm gà H5N1

    Mua bằng GIẢ,để Tiến sĩ,tiến si¨¨
    Đạo văn người,mà giáo sư,giáo sãi
    Thử hỏi,học hành như rứa,bằng cấp như rứa,thì mần răng hiểu được chuyện na niếc,na nô.
    Lại nhân cách đến vậy,đạo đức đến vậy,thì có ham gì bút bút,nghiên nghiên…

    …Bệnh HÁO DANH,không mua nổi TRÍ KHÔN
    Dịch THÀNH TÍCH,chẳng làm nên thương hiệu
    Giỏi MÁNH mung,không LỪA nổi đối tác nước ngoài
    Tài cờ bạc,không địch nổi Hắc-cơ quốc tế
    Cặp”chân dài”,mà nghiêng ngả giáo sư
    “Phong bì”mỏng,cũng đảo điên tiến sĩ
    Hỡi ôi
    Biển BẠC,rừng VÀNG,mà nghìn năm,vẫn mang ách đói,NGHÈO
    Tài giỏi,thông minh,mà VẠN KIẾP,vẫn chưa thoát vòng LẠC HẬU”

  2. chuyện cười tiến sỹ Việt nam says:

    Ngày trước có hai loại : phó tiến sỹ và tiến sỹ, nay chỉ còn một loại là tiến sỹ thôi, giống thời phong kiến.
    Ngày trước phó tiến sỹ chỉ có đối với người đi du học ở đông âu về, sau khi bán hết các thứ “đóng hòm” ở nước ngoài về để sống thì các phó tiến sỹ trở nên cơ cực và còn khổ hơn cả nông dân. Vì vậy có lắm chuyện tiếu lâm về các ông này lắm.
    KHÔNG ĐƯỢC CƯỜI NGƯỜI NGHÈO
    Vào đầu năm học mới, cô giáo bảo các em tự giới thiệu về gia đình để làm quen nhau. Em đầu tiên đứng lên nói : “thưa cô, bố em đạp xích lô ạ”. Cô bảo tốt, lao động lương thiện. em thứ hai bảo bố em là công nhân, cô khen rất tốt, thành phần cơ bản.
    Em thư ba tự hào nói : bố em là phó tiến sỹ ạ. Cả lớp cười ồ, cô giáo đập bàn quát : trật tự, không được cười người nghèo.
    PHỞ LÀ GÌ ?
    Một tên cướp đêm chặn một ông đi xe đạp định cướp nhưng thấy ông ta đi chiếc xe đạp cà tàng quá, có cướp thì cũng không bán được nên thôi và lại còn động lòng trắc ẩn hỏi ông là ai mà khổ thế. “Tôi là phó tiến sỹ” . – “Phó tiến sỹ là gì” – “À, là trên đại học một tý ấy mà”.
    Tên cướp cười xòa “thôi, chẳng những không cướp của ông mà tôi còn cho ông mấy đồng để đi ăn phở”. Đến lượt PTS hỏi “phở là gì” – “Là trên cơm một tý ấy mà”.
    TIẾN SỸ LÁI XE
    Có một bà chửi toáng lên : mẹ cha nó chứ, lúc nó yêu con tôi nó bảo nó là lái xe, đến lúc lấy rồi mới biết nó là tiến sỹ. Mọi người không hiểu ra làm sao, bà ta bảo lái xe thì mới có mà ăn, chứ tiến sỹ thì chỉ được cái tiếng, lấy đâu ra mà ăn. Một bà nhanh trí nghĩ ra ngay”Thế thì tôi phải cho con tôi lấy thằng tiến sỹ lái xe.”

    • TRÙNG KHƠI says:

      HOAN HÔ

      Hoan hô ông lắm chuyện cười
      Cười ra nước mắt cho người trần gian
      Xin hỏi lại đa đoan là vậy
      Ai làm ra để thế gian cười
      Đáp ngon mới gọi là tài
      Những người như vậy phong bằng cấp chi ?

      NGÀN KHƠI

  3. T. says:

    Cái gọi là Xã Hội Cướp Ngày (XHCN) chỉ chú trọng tới tới số lượng mà không để ý tới phẩm, 200 trăm ngàn tiến sĩ này sẽ có bao nhiêu công trình nghiên cứu? bao nhiêu bằng sáng chế được cách hãng xưởng đưa vào sản xuất? Ngay như nhà Toán Học NBC ngay sau khi nhận giải thưởng Field thì nói mình không phải là cừu, nhưng khi về nước sinh sống dưới sự ” dẫn dắt, mua chuộc của Đảng” cũng đã thành cừu. Đảng cướp Việt Nam muốn có một đàn cừu thật đẹp 200 ngàn con !

  4. tiến sỹ giấy says:

    Có lẽ VN là nước duy nhất trên thế giới nêu ra chỉ tiêu đào tạo tiến sỹ như thế này. Ở các nước khác tùy thực tế phát sinh mà người ta đào tạo tiến sỹ, ấy là khi có đề tài nghiên cứu khoa học mà kết quả của nó có thể đáp ứng được đòi hỏi của một luận án TS, hoặc tự thân các nhà nghiên cứu khoa học tìm hiểu và lập luận về đề tài làm TS của mình (tuy nhiên khả năng này rất ít, rất khó được chấp nhận, khó xin được kinh phí và tìm được người hướng dẫn).

    Có phải cứ có nhiều tiến sỹ thì đất nước mới có nền khoa học hiện đại, kỹ thuật tiên tiến đâu. Đúng là một tư duy sai lầm, lệch lạc của các nhà lãnh đạo VN. Hãy “thật hóa” nền giáo dục đi đã, một nền giáo dục tụt hậu và ngày càng xuống cấp, nhất là đạo đức với nạn học giả, thi giả, bằng cấp giả tràn lan không có cách gì ngăn chặn được.
    Gian lận trong xây dựng công trình sẽ để lại hậu quả nghiêm trọng, nhưng nó chỉ làm hỏng công trình đó mà thôi. Còn gian lận, giả dối trong giáo dục sẽ làm hỏng cả một xã hội và nhiều thế hệ sau, khó mà sửa lắm.

Leave a Reply to T.