WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Giải thưởng Fields và cánh đồng Tiên Lãng

Trở về Việt Nam những ngày đầu năm 2012, ở tuổi 40 – độ tuổi giới hạn cuối cho giải thưởng quốc tế về toán học Fields, GS Ngô Bảo Châu đã thổi bùng cuộc tranh luận về “trí thức” trên các trang mạng.

Khởi nguồn

Những thảo luận về chủ đề này từng được GS Chu Hảo (giám đốc NXB Tri thức) khơi dậy cách đây 5 năm nhưng tính chất gay gắt chưa từng rẫy nóng lên như trong tuần lễ dài của Tết Nguyên Đán vừa qua.

Thảo luận lần này, cũng xuất phát từ phát ngôn của GS Chu Hảo khi ông nói với một tờ báo rằng “không có tư duy phản biện, không phải là trí thức”.

Sau đó, câu hỏi của báo Tuổi Trẻ Cuối Tuần nêu nội dung này với GS Châu:

“Gần đây, phong trào phản biện của giới trí thức ngày càng sôi nổi. Thậm chí người ta còn cho rằng người lao động trí óc sẽ chưa đạt tầm của một trí thức nếu chỉ biết làm công việc chuyên môn của mình mà chưa bộc lộ được năng lực phản biện xã hội. Giáo sư suy nghĩ thế nào về trách nhiệm phản biện xã hội của giới trí thức cũng như vai trò của giới trí thức trong xã hội?”.

GS Ngô Bảo Châu trả lời:

Tôi không đồng ý với việc coi phản biện xã hội như chỉ tiêu để được phong hàm “trí thức”. Đến bao giờ chúng ta mới thôi thi đua để được phong hàm “trí thức”?

Đối với tôi, trí thức là người lao động trí óc. Cũng như những người lao động khác, anh ta cần được đánh giá trước hết trên kết quả lao động của mình. Theo quan niệm của tôi, giá trị của trí thức là giá trị của sản phẩm mà anh ta làm ra, không liên quan gì đến vai trò phản biện xã hội.

Mặt khác, cần trân trọng những người trí thức, hoặc không trí thức, tham gia công tác phản biện xã hội. Không có phản biện, xã hội đã chết lâm sàng.

Những người có học, có tri thức thật ra cần phải rất tỉnh táo khi tham gia việc phản biện xã hội. Học hàm, học vị không thể đảm bảo rằng cái anh nói ra là mặc nhiên đúng. Với thói quen làm việc khoa học của mình, cái mà anh có thể làm là đưa ra những lập luận vững chắc và có tính thuyết phục. Nhà lãnh đạo văn minh, có bản lĩnh sẽ biết lắng nghe những lập luận đó. Họ có thể làm theo hoặc không làm theo kết luận của anh. Trong trường hợp họ không làm theo, vẫn dưới giả thiết là lãnh đạo văn minh và có bản lĩnh, lãnh đạo sẽ phải đưa ra những lập luận ít nhất cũng vững chắc bằng những lập luận của anh để bảo vệ quyết định của mình.

Tôi quan niệm vai trò của trí thức là như vậy, anh ta có vai trò gây sức ép lên người lãnh đạo, nhưng cũng như lãnh đạo, anh ta không độc quyền chân lý.

Cọ xát ngôn ngữ

Bài phỏng vấn còn nêu những giả định như “lãnh đạo căn cứ vào các ý kiến nào để ra quyết định sau khi lắng nghe các ý kiến” và GS Ngô Bảo Châu thì nhìn nhận “phẩm chất quan trọng nhất của người lãnh đạo là tính lương thiện, ít nhất là lương thiện vừa đủ để không tự lừa mình bằng những điều viển vông và không tự bao biện cho những sai lầm của mình”.

Tuy nhiên, các ý kiến trao đổi trên nhiều trang mạng chủ yếu xoay quanh quan niệm về trí thức mà GS Châu đã phát ngôn, dù trước đó vài ngày vừa xuất hiện một góc nhìn khác không kém phần sắc sảo của nhà văn Phạm Thị Hoài khi gọi Chu Hảo là “đối lập trung thành”.

Nhà văn Nguyễn Quang Lập, chủ nhân trang blog “Quê choa” với lượng bạn đọc đông đảo, đăng tải bài viết của tác giả Trần Minh Khôi “phản pháo” lại những lời nói của GS Châu.

GS Nguyễn Huệ Chi, người được biết tới là có nhiều phản biện các chính sách nhà nước cũng không hài lòng với quan điểm GS Châu đưa ra.

Những định nghĩa về từ “trí thức” từ trang từ điển mở trên mạng wikipedia, hay cắt nghĩa theo gốc Anh, gốc Nga, gốc Trung, lý giải theo trường từ vựng, đặt trong bối cảnh du nhập vào Việt Nam kèm theo quen sử dụng từ ngữ, truyền thống, văn hóa… được dịp tái hiện.

Những từ ngữ “trí thức phản biện”, “trí thức trùm chăn”, “trí ngủ”, “ngụy trí thức”, “trí thức xu thời”, rồi “trí thức sẻ chia” lại được gọi tên.

Câu chuyện sử dụng “kẻ sĩ, trí thức” ở nhiều triều đại Trung Quốc rồi Liên Xô được nhà vật lý Nguyễn Đình Đăng (hiện đang sống và làm việc ở Nhật Bản) lược lại. Ông còn dẫn một tổng hợp và đề xuất 10 dấu hiệu của giới trí thức hiện đại của tiến sĩ lịch sử người Nga Vitaly Tepikin trong tác phẩm “Trí thức và vai trò của nó trong quá trình văn hoá”.

Mùng 3 Tết, nhà văn Phạm Toàn – một tiếng nói phản biện sắc sảo với nhiều vấn đề trong nước, góp một bài viết mà ở đó, ngôn từ toát lên sự khoan dung với GS Ngô Bảo Châu – cũng ở độ tuổi của người con trai ông (một dịch gia am tường thế sự) mà vẫn không khoan nhượng với những thông điệp ẩn ngôn “giữa các làn chữ”.

Một tạp chí ở Pháp nhận diện ý tưởng của GS Ngô Bảo Châu theo giả thiết “biên tập lại”. Những câu hỏi trong bài trả lời phỏng vấn có tiêu đề hiền hòa “Bạn trẻ vẫn đầy niềm tin ở tương lai” của Tuổi Trẻ Cuối Tuần, sau đó được trang này rút tít với tiêu đề “Không ai độc quyền chân lý”.

Không chỉ vậy, trong thời gian ngắn, những “ngôn ngữ hình ảnh” lấy cảm hứng từ cuộc “phím chiến” này cũng kịp ra đời. Hình ảnh chú cừu thông thái (ý tưởng từ một phát ngôn nổi tiếng của GS Châu có từ “cừu”) hoặc lấy ý tưởng phát ngôn của một nhân vật lịch sử về trí thức đã kịp được các bạn trẻ phóng họa với nét vẽ hài hước.

Câu chuyện không dừng lại ở định nghĩa trí thức mà lan rộng tới cả công việc của GS Châu (ở Viện Toán cao cấp), mối quan hệ của ông với giới lãnh đạo. Điều này được cắt nghĩa bởi trong suy nghĩ của nhiều người Việt bây giờ, mỗi phát ngôn của GS Châu đều được đặc biệt chú ý (sau sự kiện giải thưởng Fields và cơn hưng phấn quá đà của truyền thông hiện không còn nóng nữa, GS Ngô Bảo Châu ghi dấu ấn trong cộng đồng mạng với 2 phát ngôn “Bám theo lề là việc của con cừu, không phải người tự do” và “Không thể lấy sự sợ hãi làm phương tiện bảo vệ chế độ”).

Giải Fields và giải thưởng “những cánh đồng”

Kỳ nghỉ Tết Nguyên Đán sắp hết, một cây viết gắn bó với nông dân miền Tây nghi ngại liệu những tranh luận sôi nổi về chủ đề trí thức có khiến những người quan tâm tới thế sự vô tình xao lãng câu chuyện đang nóng lên trong những ngày trước Tết về vụ việc người nông dân Đoàn Văn Vươn ở Tiên Lãng (Hải Phòng) hay không.

Một người dùng Facebook trẻ – góp ý tưởng ra đời chuyên mục của một tờ báo mạng về những phát ngôn và hành động (nay đã thay bởi chuyên mục khác) -, sau khi trích dẫn vài câu viết mà anh tâm huyết của nhà vật lý Nguyễn Đình Đăng, đã chia sẻ suy nghĩ ngắn gọn: “Đã sắp hết kỳ nghỉ Tết dài, năm 2012 đang đến với nhiều khó khăn, khủng hoảng và cần nhiều việc bắt tay vào hành động”.

Một tuần sau cuộc thảo luận, GS Ngô Bảo Châu gửi thư cho chủ nhân trang blog Quê Choa với cách diễn đạt dân dã: ” “Bọ tạm ngưng cơn bão trong cốc thủy tinh nhé”.

Cơn bão “luận trí thức” rồi cũng qua trong ngày đầu tiên cả nước đi làm sau đợt nghỉ dài hiếm có của Tết con Rồng này.

Trong những ngày đi làm trở lại, nhiều người dân Thủ đô lại đương đầu và rối quanh với một chính sách ngay tắp lự đi vào cuộc sống: đổi giờ học, giờ làm. Nhưng nơi đầu sóng Hải Phòng đã không bị lãng quên. Câu chuyện sôi nổi trở lại trên nhiều trang mạng, qua nhiều đường link chia sẻ là thông tin về những diễn biến còn dang dở từ vụ đất đai Tiên Lãng.

Những năm gần đây, GS Ngô Bảo Châu có điều kiện về nước xuân thu nhị kỳ.

Mùa xuân năm 2011, ông về khi nước nhà vừa xong một sự kiện lớn. Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 11 diễn ra trong tháng 1, một trong những thảo luận có nhiều ý kiến khác biệt nhất là nên sửa nghị quyết đề cập tới “đặc trưng kinh tế của xã hội xã hội chủ nghĩa”: Quyền sở hữu về tư liệu sản xuất (mà với người nông dân quan trọng là đất đai) là ‘tư hữu’ hay ‘công hữu chủ yếu’? (Và ĐH đã thông qua phương án xác định đặc trưng kinh tế của xã hội xã hội chủ nghĩa là “có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại với quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp”)..

Mùa xuân năm nay, ông trở về vài ngày vào tháng 1 – thời điểm mà thông tin đang được lưu tâm trên mặt báo chính thống cũng như các diễn đàn là sự kiện người nông dân Đoàn Văn Vươn nổ súng vào chính quyền khi bị cưỡng chế đất.

Cơ ngơi 20 năm gây dựng tan hoang sau cưỡng chế. Ảnh Trung Kien- VNN

Ở một xứ sở mà ước mong đổi đời và con đường thoát nghèo của nông dân chủ yếu là thông qua con đường đi học, người dân có tâm lý kỳ vọng những người có chữ, được ăn học đến nơi đến chốn nói hộ mình tâm tư hoặc thuyết phục được người trên mang đến những điều tốt đẹp cho cuộc sống của mình.

Trong bài “Hàn lâm liệt truyện’ vẫn với lối viết nhuần nhị (cũng được gợi cảm hứng từ cuộc thảo luận trên), Hiệu Minh (một người làm khoa học ở Viện Khoa học Công nghệ Việt Nam xưa, nay đang ở Mỹ làm việc cho Ngân hàng Thế giới) đã kể lại những câu chuyện “rất đời” về mối quan hệ giữa người làm khoa học và người nông dân. Bài viết nhắc nhớ tới trách nhiệm chưa tròn của những người làm khoa học và quản lý của Việt Nam.

Những ngày đầu xuân lạnh giá này, người nông dân không biết hoặc ít biết tới “cơn bão trong chén nước trà” đã lướt qua trên mạng ra sao.

Nhưng trên những cánh đồng dù bé mọn hay bất tận, người nông đang đi những đường cày đầu tiên, dù nơi đó có mở lễ tịch điền hoặc không. Có nơi, không trâu, không tiền thuê máy, một số hộ nông dân phải dùng sức người kéo bừa.

Người nông dân Việt, lực lượng lao động chiếm áp đảo dân số vẫn hy vọng những người làm khoa học và những người có chữ nghĩa sẽ có nhiều hơn lời nói, hành động, sản phẩm và cả “gây sức ép lên người lãnh đạo” (chữ dùng của Ngô Bảo Châu) để giúp họ đổi cái đời nghèo khổ.

Giải thưởng Fields của thế giới 4 năm mới được trao một lần, được thẩm định nghiêm ngặt bởi những đầu óc học thuật hàng đầu, dù giá trị hiện kim khiếm tốn, nhưng vẫn có tác dụng rất lớn với việc khuyến khích những người làm khoa học về toán cống hiến các công trình có giá trị cho tương lai, như ý nghĩa khởi nguyên của nó.

Giải thưởng Fields của Việt Nam (nếu có) xin đặt tên “giải thưởng những cánh đồng” (những cánh đồng cũng là một trong những nghĩa tiếng Việt của từ “fields”). “Giải thưởng cánh đồng”, do người nông dân tôn vinh, có lẽ cũng có giá trị ghi nhận lớn lao cho những con người có đóng góp đặc biệt để làm cho cuộc sống của người nông dân lương thiện luôn được đón những mùa xuân.

Hạ Anh (Vietnamnet)

 

9 Phản hồi cho “Giải thưởng Fields và cánh đồng Tiên Lãng”

  1. một dân Saigon thiếu may mắn says:

    Tôi, một người đang sống tại thành phố hồchí…meo ngày đi làm tối về xem lén internet xin có đôi lời cám ơn BBT Đàn chim việt đã dầy công thành lập trang mạng và cũng xin gởi lời khâm phục đến tất cả quí vị đã gởi bài và những lời phản hồi. Thực sự quí vị đã làm cho bọn lãnh đạo ngu dốt tại VN phải run sợ bớt hẳn sự bưng bít thông tin, bớt hẳn tánh khoe khoang, bớt nói dối bớt phô trương thành tích hão v.v. làm im hẳn giọng dốt nát của nhiều kẻ thiếu hiểu biết ( điển hình : bình minh, quí thanh, quí cuội, cộng sản thứ thiệt ….và còn nhiều nữa không kể hết ) Năm mới kính chúc ĐCV và tất cả quí vị đã góp sức xây dựng diễn đàn DCV một năm mới an khang và thịnh vượng.

  2. Nguyen quoc viet says:

    Thế nào là một con người thuộc tầng lớp trí thức ??? . Những Thợ viết , Thợ lao động bằng Trí óc … Quốc doanh cũng là những người thuộc tầng lớp Trí thức của Xã hội Việt nam ngày nay ??? . Thật sự có một tầng lớp Trí thức trong một Xã hội ( Cộng sản ) ??? .

  3. Vũ duy Giang says:

    Trâu ơi,ta hỏi trâu này
    Trâu qua Âu Mỹ,trâu cầy sướng không?
    Trâu thành”trí thức đồng quê”(Fields intellectual)
    Nhà nước”tính toán”mua về vinh danh

  4. Vũ duy Giang says:

    Trâu ơi,ta hỏi trâu này
    Trâu qua Âu,Mỹ,đi cầy,sướng không?
    Được hàm”trí thức đồng quê”(Fields intellectual)
    Nhà nước”tính toán”: Trâu về vinh danh!

  5. hoankiem says:

    Bài viết nhẹ nhàng nhưng thấm thía và ý nghĩa. Nông dân Việt Nam là người làm nên lịch sử của dân tộc này nhưng họ bị SC chà đạp. Cần có nhiều anh vươn để thức tỉnh nông dân VN

  6. NON NGÀN says:

    CƠN BÃO TRONG CỐC NƯỚC TRÀ

    Đúng là chuyện trà dư tửu hậu
    Khi lắc lư một cốc nước trà
    Mới hay cơn bão bùng ra
    Khi trà cạn chén vẫn là y nguyên

    Ông Châu quả thuyền quyên có một
    Mũ che tai phản biện làm gì
    Bảo rằng lãnh đạo thường khi
    Lòng thành tối thiểu cũng thì nên danh

    Nhưng Chu Hảo đàn anh có khác
    Ông minh danh lên tiếng rõ ràng
    Muốn làm trí thức thật sang
    Phải nên phản biện mới càng vinh danh

    Đúng là vậy học hành phải ích
    Ích cho ta ích cả mọi người
    Chứ như chỉ phận tôi đòi
    Lạc loài thế sự phỏng hoài lợi chi

    Anh trí thức có khi cũng ngủ
    Cũng như ai có lúc ngủ cong
    Nhưng rồi thức dậy đàng hoàng
    Phải cần cho thấy mình sang ở đời

    Sang đây chính là nhờ hiểu biết
    Nhờ sáng soi mọi chuyện cho đời
    Chớ còn trí thức dở hơi
    Ù ù cạc cạc nói thời mà chi

    Ai chẳng biết dân thì ít học
    Bởi vì lo cơm áo gạo tiền
    Anh người trí thức hữu duyên
    Lại người ích kỷ chẳng phiền ai sao

    Nên thế cục tăm hao là vậy
    Biết bao nhiêu nghịch lý ở đời
    Vậy mà trí thức ngồi chơi
    Đúng là học vẹt cho đời khinh khi

    Nhưng nói vậy nhiều khi đụng chạm
    Những anh đang ngái ngủ mơ màng
    Chỉ vì thiên hạ lan man
    Sẵn đây cũng viết vài hàng để chơi

    Ly nước nhỏ biển khơi chẳng thấm
    Chỉ trà dư tửu hậu đó mà
    Chứ còn đại sự quốc gia
    Toàn dân phải quyết có mà riêng ai !

    Ngàn Khơi Võ Hưng Thanh
    (04/02/12)

  7. Lê Thiện Ý says:

    Vụ án Đoàn Văn Vươn, xem video cưỡng chế nhà Ô.Nguyễn Văn Đương ở Hưng Yên (TTXVA) dẫn
    đến vụ tự thiêu kinh hoàng, trước sự bàng quang vô cảm của hàng trăm c/a, bộ đội; thử hỏi ai còn có chút lương tâm lại không thương cảm lẫn phẫn nộ ? HỌ CỐ TÌNH ĐẨY DÂN ĐẾN ĐƯỜNG CÙNG !
    Với học hàm GS – TS mà tai ngơ mắt lấp, không thấy cái ác để lên án, nói lời thiện để bênh vực người cô thế, dù vô tình hay cố ý ÔNG ĐÃ GIÚP HỌ TIẾN THÊM VÀO ĐƯỜNG TỘI LỖI ! Họ dựa vào tên tuổi, uy tín của Ông để biện minh tính “chính danh giả hiệu”, tiếp tục đàn áp, bóc lột dân lành. Có thấy điều ấy chăng ? Nếu chưa thấy, Ông chưa xứng đáng với danh hiệu “trí thức” !
    TRÍ THỨC KHÔNG THỂ ĐỨNG TRÊN, ĐỨNG NGOÀI CUỘC SỐNG SINH ĐỘNG. TRÍ THỨC BIẾT BUỒN-VUI, CHIA SƯỚNG KHỔ CÙNG THA NHÂN; PHÂN BIỆT ĐÚNG-SAI, THIỆN-ÁC.
    Trí thức ngày nay không chỉ sống trong “tháp ngà” ích kỷ !

  8. Nguyễn Tấn Trung says:

    Có nhiều cách định nghĩa TRÍ THỨC, Theo tôi TRÍ THỨC là người có những gíác quan thật hoàn hảo nhận biết những việc chung quan và xa gần thật tỉ mỹ và khá chính xác, có óc phán xét tinh thông, có sáng kiến phong phú, có phản ứng có hành động hợp với lương tâm với trách nhiệm làm người, hợp với lẽ phải sự công bằng trong thiên nhiên trong xã hội, Như vậy người trí thức có tấm lòng tốt, có óc thông minh, có nhiều thói quen và cá tính tốt, dám nghĩ, dám nói, dám làm những những việc hợp với sự thật, hợp với lẽ tự nhiên, hợp với đều công bằng,hợp với lương tâm trách nhiệm làm người trong cuộc sống.
    Trong thực tế của đất nước Việt nam hiện tại: Chính quyền không do dân bầu ra là chính quyền bất hợp pháp, Chính quyền đó lại lại nuôi dưỡng và bảo vể đảng CS mà chủ nghĩa CS là cái tầm bậy đã giết hại quá nhều người và đã bị nhân loại bỏ vào sọ rác , còn đảng viên và cán bộ nhà nước là nhóm người mỵ dân, bất nhân và tràng đày tham nhũng … Vì Vậy:
    – Người trí thức không thể để nhà cầm quyền VC tiếp tục cầm quyền, tiép tục mỵ dân nói dân chủ mà không cho dân làm chủ đất nước của mình. Không cho dân tham gia vào việc nước, không cho dân bầu ra người lãnh đạo cho nước mình,
    – Người trí thức Không thể để cho nhà nước VC nói TƯ DO mà lại không để cho dân tự do ăn nói, tựdo xuất bản sách báo, tự do bày tỏ lòng yêu nước, tự do hội hộp. tự do lập hội, tự do chống lại chính quyền bất hợp pháp không do dân lập ra, . Bắt dân bỏ vào cái rọ C.Sản để thúc dân tiến tới cái bánh vẽ Thiên đàng Cộng sản là cái chủ nghĩa đã từng tàn sát cả trăm triệu dân lành.
    – Người Trí thức không thể để cho nhà nước VC xử dựng tiền thuế của dân và tài sản của quốc gia để nuôi và bảo vệ đảng và đoàn viên đảng của cái đảng mỵ dân đi ngược với trài lưu tiến hóa của dân tộc và nhân loại.
    – Người trí thức không thể a dua với cán bộ CS bóc lộc sức lao động của dân cùng đinh, cướp ruộng đất của dân nghèo, sang đoạt tài nguyên của đất nước để làm giàu cho cá nhân, cho gia đình cho phe đảng của mình v.v. và v.v.

  9. truc ngon says:

    Bài viết của Hạ Anh rất hay, ý kiến cũng độc đáo.
    Ở Việt Nam dưới sự cai trị dã man của Việt Cộng thì người nào có tư cách và bảo vệ lương dân nên trao
    “Giải thưởng những cánh đồng Máu và Nước Mắt” . (Fields of Blood & Sweat Award)
    Tuy dài nhưng sẽ giúp người nhận giải thưởng không bị mua chuộc bằng dollar và quyền lợi từ giới cầm quyền chuyên nghề “tàn ác với dân, quỵ lụy với “nước lạ”.
    Bà Lê Hiền Đức (83 tuổi) là một nhân vật tiêu biểu đánh nhận giải thưởng này .

Leave a Reply to truc ngon