WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Nhà thơ Lâm Quang Mỹ: Chuyện những mùa thơ ở Ba Lan

Nhà văn Lâm Quang Mỹ trong một lần đọc thơ

Cho đến mùa xuân này, nhà thơ Lâm Quang Mỹ có tới 1027 buổi đọc thơ. Có mặt ở hầu hết các Festival thơ ở Ba Lan và các nước châu Âu, ông được nhiều bạn bè trong nước và quốc tế yêu mến gọi là “sứ giả” của thi ca Việt.

Bởi không chỉ thơ mình, ông còn dịch các nhà thơ cổ điển Việt Nam, không chỉ đọc, ông còn hát, khi thì bằng điệu ví dặm Nghệ Tĩnh, khi dân ca quan họ, đưa thơ Việt đến với bạn bè quốc tế.

Có mặt tại Liên hoan thơ châu Á – Thái Bình Dương tại Hà Nội – Hạ Long, và tham dự Ngày thơ Việt Nam lần thứ 10, nhà thơ Lâm Quang Mỹ đã chia sẻ những câu chuyện và cảm xúc quý giá về những lần tham dự festival thơ ở nước ngoài.

- Thưa nhà thơ, một 1027 buổi đọc thơ ở Ba Lan và các nước châu Âu, hẳn là một con số đáng nể?

- Đối với một nhà thơ nước ngoài thì quả có thế thật. Có thể nói, Ba Lan là một cường quốc thơ. Một đất nước chỉ có 38 triệu dân, nhưng có tới bốn giải Nobel văn học, trong đó ba giải thơ. Người ta thường nói không thể có một ngọn núi cao lừng lững giữa đồng bằng, quả đúng thế thật. Bởi bình diện của thơ ca Ba Lan cao như thế, nên họ mới có được những giải thưởng Nobel trong lĩnh vực văn chương. Không những chất lượng sáng tác thơ cao, mà trình độ thẩm thơ của họ cũng rất tốt.

Tôi may mắn sống nhiều năm tại một đất nước như thế. Nhưng tôi nếu viết như một nhà thơ Ba Lan ở giữa đất nước họ, chắc cố gắng lắm cũng chỉ là một nhà thơ trung bình. Sở dĩ tôi được chú ý và trong gần chục năm nay, khi tôi không còn làm khoa học nữa mà chuyên tâm cho thơ (nhà thơ Lâm Quang Mỹ là TS Vật lý, làm việc tại Viện Hàn lâm khoa học Ba Lan), luôn được mời đi festival thơ– là bởi vì tôi viết khác họ. Từ khi còn nhỏ tôi đã thích và luôn tâm niệm câu nói của Freud: Trong một khu rừng có nhiều lối đi, tôi chọn lối có ít dấu chân người. Tôi nghĩ mình có ít nhiều uy tín và tình cảm của bạn nghề và công chúng nước bạn, bởi thơ tôi mang hơi thở phương Đông, mang những điều riêng của cá nhân mình, của dân tộc Việt Nam. Vì cái “lạ” đó, mà tôi luôn được mời đến các Festival thơ ở Ba Lan và các nước châu Âu. Những buổi đọc thơ ấy cũng cho tôi nhiều điều thú vị.

- Vâng, một đất nước thường xuyên có những festival thơ, trong thời đại kinh tế thông tin toàn câu này và có chắc hẳn đó cũng là điều lạ lẫm?

- Ba Lan mỗi năm có hai mùa thơ. Bắt đầu từ tháng 3 cho đến tháng 5 là mùa xuân thơ. Mùa thu thơ thì diễn ra vào tháng 9 đến tháng 11. Còn các liên hoan thơ truyền thống hằng năm có nhiều lắm. Họ tổ chức liên tục, nếu các nhà thơ được yêu chuộng thì được mời thường xuyên. Thường thời gian và địa điểm cố định hằng năm. Liên hoan thơ dài thường kéo dài 1 tuần, ngắn cũng ba ngày. Tôi có nhiều dịp tham dự các liên hoan thơ, thấy rằng các hoạt động của họ thiết thực và thơ ca thực sự có vị trí trong đời sống tinh thần của người Ba Lan. Đối với công chúng Ba Lan, việc tìm đọc thơ, thưởng thức thơ và giao lưu với các nhà thơ là hết sức bình thường.

- Bằng cách nào ông được mời đến các festival thơ?

- Tôi là hội viên Hội Nhà văn Ba Lan, ban tổ chức các Festival thơ họ thường gửi giấy mời đến đó. Thường thì họ mời các nhà thơ là theo yêu cầu của công chúng. Sách thơ của các nhà thơ được gửi ở các thư viện. Ở đó, họ có hòm thư thu thập ý kiến của độc giả. Thí dụ bạn đến đó đọc thơ, và thích thơ của nhà thơ nào, có yêu cầu muốn gặp gỡ giao lưu với ai thì họ sẽ ghi vào đó. Cứ sáu tháng một lần, họ tổng kết ý kiến bạn đọc, và ai được yêu cầu nhiều nhất, họ sẽ gửi giấy mời đến người đó, thông qua Hội Nhà văn.

- Ấn tượng của ông về các festival thơ ở châu Âu như thế nào?

- Thường các festival thơ hằng năm cố định về thời gian và địa điểm tổ chức. Những hoạt động đó được quảng cáo hàng tháng trước khi diễn ra. Họ in panô, áp phích, làm poster cho các nhà thơ được giới thiệu và treo ở nơi diễn ra festival. Những pano đó họ làm rất đẹp. Hiện tôi còn giữ rất nhiều pano như thế. Ở Ba Lan và một số nước châu Âu mà tôi tham gia, những festival thơ diễn ra thiết thực, không nhiều lễ nghi, chỉ sau lời giới thiệu đơn giản là đọc thơ và giao lưu. Thường mỗi buổi đọc thơ của các nhà thơ kéo dài hai tiếng đồng hồ, 40 phút là đọc thơ, còn lại người nghe giao lưu với các nhà thơ. Thường thì họ đã biết về mình và thơ mình rất kỹ qua những tờ rơi, pano, áp phích giới thiệu của ban tổ chức. Thậm chí, họ tự tìm thơ mình trên mạng và in ra thành tập, mang theo và rải khắp nơi dọc lối vào. Mình đọc bài nào họ cũng có sẵn và hỏi nhiều câu hỏi thú vị. Vậy nên đến đó mình thấy vui và tự tin lắm.

- Chắc hẳn ông có nhiều kỷ niệm về những kỳ tham dự Festival thơ đó?

- Nhiều lắm. Có lần tôi đọc bài thơ “Trở lại thành phố Lord” tại một thư viện, xong có bà cụ lên gặp tôi và khóc. Bà ấy bảo bài thơ làm cho bà ấy nhớ đến mẹ mình, vốn là một công nhân ngành dệt. Lord là thành phố dệt, mỗi buổi tan tầm các công nhân nữ toả ra đường phố, y hệt như Nam Định của mình ngày xưa.

Có lần, tôi nhận được một bức tranh do một độc giả yêu thơ vẽ một bài thơ của tôi. Bức tranh ấy giờ tôi vẫn giữ. Thư của độc giả cũng nhiều.

Ngoài việc đọc, đôi khi tôi tự “phổ nhạc” và hát thơ tôi. Nhưng phần nhiều thời gian, tôi đọc những bài thơ của các tác giả cổ điển Việt Nam như thơ Lý Thường Kiệt, Hồ Xuân Hương. Công chúng Ba Lan thường xuyên hỏi tôi về Việt Nam, hỏi cả sở thích hằng ngày của mình như thế nào, hỏi mình về các đề tài nữa… Thậm chí, đôi khi những cuộc trao đổi đó cũng gợi ý cho mình về sáng tác.

- Vậy thơ Việt Nam có được biết đến nhiều ở Ba Lan?

- Ở Ba Lan, nền thơ Việt Nam được đánh giá cao. Nếu tính theo lịch sử thơ thì thì từ các tác giả Đoàn Thị Điểm, Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan, họ cho rằng thơ nữ Việt Nam có sớm hơn thơ nữ Ba Lan nửa thế kỷ. Năm 2011, cuốn thơ tôi dịch các bài thơ của các tác giả cổ điển thời Lý Trần được xuất bản ở Ba Lan và được đánh giá cao, đang được đề xuất là cuốn thơ của Ba Lan năm 2011. Thường ở các Festival thơ, tôi đọc những bài thơ từ các tập thơ đó và được sự tán thưởng rất tốt từ phía công chúng Ba Lan. Đối với người Ba Lan, họ thích những bài thơ giản dị, cụ thể, không nặng về triết lý hoặc những vấn đề cao xa. Những bài thơ Việt Nam như một cơn gió lạ, mang tinh thần, hơi thở phương Đông, vì vậy rất thú vị đối với họ.

- Vâng, xin cám ơn ông.

Minh Nhật (Nhân Dân)- thực hiện

 

Phản hồi