WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Nguyễn Tấn Dũng giơ cao đánh khẽ

Giơ cao đánh khẽ?

Ông Ðoàn Văn Vươn đã thắng một hiệp đầu. Phải nói, giới nông dân Việt Nam đã thắng một hiệp đầu. Muốn biết kết cục ra sao, phải chờ xem hồi sau mới rõ.

Ba chục năm nay trên toàn quốc đã xẩy ra hàng ngàn vụ nông dân biểu tình ôn hòa chống việc cướp đất, cướp ruộng của họ. Ðây là lần đầu tiên một vị thủ tướng của đảng Cộng Sản phải đích thân ra trước công chúng nhận các lối lầm của chính quyền và hứa hẹn các phương pháp giải quyết một vụ cướp mồ hôi nước mắt của dân. Từ thời cải Cách Ruộng Ðất mới có một hành động công khai nhận lỗi như vậy. Nhưng cũng như lần trước, khi ông Nguyễn Tấn Dũng họp báo, ông vẫn đổ lỗi cho cấp dưới làm sai chứ không hề nhắc tới nguyên nhân sâu xa gây ra những sai lầm chồng chất. Nguyên nhân chính, là chế độ độc tài đảng trị khiến cho những nỗi oan ức của người dân không thể nào được nói lên trước khi quá muộn. Nếu gia đình ông Ðoàn Văn Vươn không bị đẩy đến chân tường phải dùng vũ khí kháng cự, thì chắc đến giờ này không ai biết đến nỗi uất hận của họ; các quan chức Hải Phòng và Tiên Lãng có thể đang ăn mừng chia nhau “quả thực” sau khi vụ cướp đất thành công. Hành động táo bạo vì cùng quẫn của ông Ðoàn Văn Vươn bất ngờ gây thành dư luận phẫn nộ trong nước, tin tức được loan đi khắp thế giới! Vì thế một ông thủ tướng cộng sản phải đích thân xuất hiện giải quyết dù nội vụ chỉ liên can đến một gia đình, về quyền sở hữu 40 mẫu đất.

Ðây là một bài học cho tất cả các nông dân Việt Nam có dịp rút kinh nghiệm. Người ta không thể cúi đầu chịu đựng oan khiên nhục nhã mãi được. Can đảm đứng lên bảo vệ quyền lợi của chính mình thì những thế lực đen tối dù lớn trùm khắp thiên hạ cũng phải lùi.

Nhưng, cuối cùng thì ông Nguyễn Tấn Dũng đã giải quyết những gì trong cuộc họp báo hôm qua? Rất ít. Rất mơ hồ. Và hời hợt.

Ðặc điểm thứ nhất: Rất ít, vì tựu trung ông Nguyễn Tấn Dũng vẫn chỉ hô toàn những khẩu hiệu quen thuộc như đọc trong báo Nhân Dân, và chỉ nói đến vài việc cụ thể. Thứ nhất là rút lại các quyết định thu hồi đất của ông Ðoàn Văn Vươn vì làm sai luật. Thứ hai là điều tra, truy tố những người tổ chức phá nhà ông Ðoàn Văn Vươn. Và sau cùng là truy tố ông Vươn về tội “giết người” cũng như việc chống lại nhân viên công lực.

Rút lại các quyết định cũ thu hồi đất vì làm sai luật, có nghĩa là sau này vẫn có thể sẽ thu hồi nhưng làm sao khéo léo, đúng luật hơn. Mà luật đất đai, như chính ông Nguyễn Tấn Dũng thú nhận, đã sửa đi sửa lại bao nhiêu lần, muốn bẻ cong theo hướng nào chẳng được? Vì thế mới có chuyện sẽ truy tố gia đình ông Ðoàn Văn Vươn, với chỉ thị cho tòa án địa phương (gọi là “kiến nghị”) hãy “xem xét tình hình tiết giảm nhẹ” tội. Chắc chắn sẽ có một vụ mặc cả với gia đình họ Ðoàn, để họ chịu một số điều kiện nếu muốn được tòa án “nương tay!” Ông Nguyễn Tấn Dũng chỉ thị cho cấp dưới truy tố ông Ðoàn Văn Vươn với tội “giết người,” một tội có thể đưa tới án tử hình, trước khi các cơ quan tư pháp thụ lý! Với cái án tử hình treo trên đầu, chắc ông Ðoàn Văn Vươn sẽ phải suy nghĩ rất nhiều về các điều kiện họ đưa ra!

Ðiểm thứ hai là những giải pháp của ông Nguyễn Tấn Dũng cũng rất mơ hồ. Không hề có một quyết định nào về tội trạng của những người cầm quyền ở huyện, ở thành phố ngoài việc ngưng chức một số người bị tiếng xấu nhiều nhất. Những điều ông Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu, từ nhóm lãnh đạo Hải Phòng cho xuống dưới đều là “kiểm điểm rút kinh nghiệm sâu sắc” và “làm rõ trách nhiệm”. Tức là không hề có một cuộc điều tra nào từ cấp trung ương để nghiên cứu các nguyên ủy sâu xa, về các hành động của cấp địa phương, trong khi vụ này đã kéo dài năm, bẩy năm trời. Không hề có ý kiến gì về việc lợi dụng cả quân đội, đem lính tráng, súng ống đi phụ tay với công an và du đãng trong việc cướp đất, phá nhà. Có quân đội bị lôi dính vào việc cướp đất, nhưng trong cuộc họp báo của ông Nguyễn Tấn Dũng đông đủ bá quan mà lại thiếu đại diện của Bộ Quốc Phòng!

Trao việc kiểm điểm về cho các cấp chỉ huy cấp dưới, có nghĩa là quý vị đứng đầu Hải Phòng, Tiên Lãng sẽ đóng vai trọng tài thổi còi một trận đá bóng mà chính họ cũng đóng vai cầu thủ. Người ta biết trước kết quả: Sẽ không ai bị kết tội cả. Ông thủ tướng “giơ cao đánh khẽ” vì vẫn hết lòng bảo vệ địa vị và quyền lợi những người đồng đảng với ông ở Hải Phòng, những người đã bảo đảm cho ông đắc cử đại biểu Quốc Hội! Rồi sẽ có một ít người nhận đã phạm sai lầm. Sẽ được chuyển từ công tác này sang công tác khác; có khi lại được đưa về trung ương hưởng những suất ngon lành hơn! Vì họ đã được che chở bằng một cái mộc do chính ông Nguyễn Tấn Dũng trao cho.

Vì trước khi các “đồng chí” ngồi xuống kiểm điểm với nhau, ông thủ tướng đã hết lời khen ngợi họ rồi! Chắc để họ yên tâm, không đứa nào phản thùng! Trong cuộc họp báo, trước khi tuyên bố các quyết định ông Nguyễn Tấn Dũng đã hát “mào đầu” với những lời ca ngợi nồng nàn đối với đám lãnh đạo huyện Tiên Lãng và thành phố hải Phòng. Hãy nghe “mèo khen mèo” như thế này: “Trong những năm qua, cấp ủy, ủy ban nhân dân huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng đã quan tâm lãnh đạo chỉ đạo thực hiện công tác quản lý nhà nước về đất đai, không ngừng nâng cao hiệu quả sử dụng đất nói chung và đất bồi ven biển nói riêng, góp phần phát triển kinh tế xã hội khá nhanh và toàn diện, bảo đảm quốc phòng an ninh, trật tự an toàn xã hội, nâng cao đời sống của nhân dân.” Với những thành tích được ông thủ tướng đề cao “tuyệt vời” như vậy, họ thiếu gì lý do để “xá tội” cho nhau? Ông còn không quên “hoan nghênh việc lãnh đạo thành phố Hải Phòng nghiêm túc kiểm điểm, nhận khuyết điểm, trách nhiệm và đã lãnh đạo, chỉ đạo cần thiết đối với vụ việc này”. Làm như ông không hề biết việc ông phó chủ tịch Ðỗ Huy Thoại nói rằng vụ cướp đất là “đúng pháp luật,” việc đập phá nhà ông Vươn là do “dân chúng bức xúc” nên (lái xe ủi đất) tới phá! Một nhà bình luận trên mạng đã hỏi: Thành ủy Hải Phòng chỉ phải rút kinh nghiệm! Thế thì ông Vươn liệu có được phép “rút kinh nghiệm” một cách đơn giản như thế không, về những hành động đề kháng của gia đình ông? Ông Vươn có thể tự bào chữa về tội danh “giết người” lấy lý do phải tự bảo vệ trước cuộc tấn công vũ bão của bọn quan lại tham ô hay không?

Cuối cùng, cuộc họp báo của ông Nguyễn Tấn Dũng chỉ nói đến những chuyện hời hợt, bồng bềnh nổi bên trên, không hề nói đến những căn nguyên sâu xa, thấu đáo, của biến cố Ðoàn Văn Vươn. Một nguyên nhân làm hàng vạn nông dân phẫn uất là chủ trương không cho người dân có quyền sở hữu trên mảnh đất mà họ đổ mồ hôi khai khẩn, trồng trọt. Căn nguyên lớn hơn, là một chế độ không cho dân được tự do bầu cử, không có quyền tự do phát biểu, báo chí không được tự do điều tra và thông tin. Chế độ như vậy thì phải đẻ ra tham nhũng, lạm quyền, không cách nào tránh được. Chính nó gây ra bao nhiêu nỗi oan ức, mà việc cướp đất của nông dân chỉ là một hiện tượng nổi bật. Chính nó đẻ ra một thứ Quốc Hội bù nhìn, khiến một đại biểu vùng Tiên Lãng như Nguyễn Tấn Dũng không hề biết đến những cảnh oan trái mà người dân chịu đựng từ bao nhiêu năm qua, cho tới khi súng nổ. Cũng giống như hồi đảng cộng sản nhận lỗi về cải cách ruộng đất, Nguyễn Tấn Dũng không hề nói đến lỗi lầm của chính mình cũng như của cả đảng cộng sản.

Một đảng viên cộng sản trong nước đã nhận xét biến cố Ðoàn Văn Vươn là một tiếng chuông thức tỉnh cho đảng Cộng Sản Việt Nam. Ðể họ nhìn thấy rõ “tất cả sự thối nát, hiếp đáp dân chúng của các cấp chính quyền”. Và “Người dân sẽ phẫn uất, và sẽ có nhiều vụ như ông Ðoàn Văn Vươn diễn ra trong cả nước.” Quả thật, một người “liều mạng” tiên phong như Ðoàn Văn Vươn sẽ làm gương cho tất cả các nạn nhân khác, đã đau khổ trong quá khứ cũng như trong tương lai. Ðài phát thanh quốc tế của Pháp đã ghi nhận: “Cái tên Ðoàn Văn Vươn từ nay đã đi vào lịch sử.”

Một bài học khác cho các nhà nông Việt Nam rút kinh nghiệm là cuộc phản kháng của nông dân Trung Quốc tại Ô Khảm (Wu kăn), tỉnh Quảng Ðông, vào Tháng Chín năm ngoái, đã hoàn toàn thắng lợi. Làng Ô Khảm, đúng tên gọi dịch là Vũng Quạ, vốn là một vùng đầm lầy ven biển, được nhiều thế hệ nông dân rút nước mặn, đắp bùn biến thành đất ruộng, không khác gì vùng đất mà gia đình Ðoàn Văn Vươn đã đổ mồ hôi khai khẩn, với một đứa con gái đã hy sinh. Chính quyền địa phương cũng cướp đất, nhưng họ làm ăn lớn hơn, 250 mẫu tây đất, đem bán làm đất công nghiệp. Dân Ô Khảm không ngăn cản được, nhưng cuối cùng vẫn nổi dậy đòi bồi thường xứng đáng. Chắc họ cũng không “nổi loạn” nếu không vì vụ ông Tiết Cẩm Ba (Xue Jinbo), một người đại diện của dân bị công an giữ lại, rồi chết trong đồn công an. Việc thường dân bị giữ rồi chết trong đồn công an đã xẩy ra nhiều lần ở Việt Nam, hầu như thường xuyên; nhưng dân Quảng Ðông họ không chấp nhận. Họ biểu tình, tấn công trụ sở đảng cộng sản, tấn công đồn công an, đốt xe công an biệt kích; rồi kéo năm, bẩy ngàn người (làng có 20,000 dân) lên huyện, trương biểu ngữ xanh đỏ rợp đường. Ở Trung Quốc có 180,000 vụ nông dân phản đối việc cướp đất ruộng trong năm 2010. Tại Ô Khảm, sau ba tháng dân biểu tình không nghỉ, chính quyền Bắc Kinh phải can thiệp, đứng ra thỏa hiệp, bắt các quan chức địa phương phải nhượng bộ nông dân.

Trước khi ông Nguyễn Tấn Dũng đích thân giải quyết vụ cướp đất của Ðoàn Văn Vươn, chắc ông cũng đã nhận được những tín hiệu từ Bắc Kinh về vụ Ô Khảm. Ðồng bào nông dân của chúng ta, nhờ các mạng lưới trong nước, chắc cũng đã nhận được các tín hiệu từ các nông dân Ô Khảm. Một thông điệp “Dậy Mà Ði” được họ truyền đi trên mạng kêu gọi: “Hãy thức dậy, bà con ơi! Nếu bây giờ chúng ta không đoàn kết thì chúng nó sẽ đem bán hết đất đai của tổ tiên chúng ta, cho đến thước đất cuối cùng! Nếu không đoàn kết ngay, con cháu chúng ta sẽ hết đất để sống!”

Tất nhiên, người dân Ô Khảm chỉ nói đến việc các tham quan bán đất của người Trung Hoa cho những người Trung Hoa khác. Ở Việt Nam, tình trạng còn có thể bi đát hơn: Cướp đất của dân bán cho người ngoài!

Nguồn: Nguoi-viet.com

 

14 Phản hồi cho “Nguyễn Tấn Dũng giơ cao đánh khẽ”

  1. vohoan says:

    ” Đừng nghe nhửng gì cộng sản nói, hảy nhìn nhửng gì cộng sản làm ” . là kim chỉ nam cho ai đi vào con đường đấu tranh cho tự do dân chủ công bằng xả hội

  2. Dân đói says:

    Bài viết cũng có lí, nhưng cái tựa đề nghe không chỉnh, cụm chữ “giơ cao đánh khẽ” chỉ dành cho các đấng bậc bề trên, như ông bà cha mẹ là những người nhân ái thương yêu chăm lo cho con cháu, đứa nào hư đốn thì lớn tiếng la mắng, nọc xuống đất giơ roi thật cao nhưng đánh xuống thì chỉ khẽ quyệt nhẹ vào đít. Nguyễn tấn Dũng và bè lũ là cái quái gì mà đặt chúng vào vị trí “giơ cao đánh khẽ” ? Chúng chỉ là những thằng cướp lưu manh đâm cha chém chú, chả lẽ nhân dân phải tôn nó lên bậc cha mẹ.
    Trước Đoàn văn Vươn, có hàng triệu nhân dân bị cưỡng chế lại còn bị đánh đập tù đày thì Nguyễn tấn Dũng không cho là “sai luật trái đạo”, dù họ chỉ biết cúi đầu van xin chứ không có mìn và đạn hoa cải trong tay.
    Những ai đang “hồ hỡi phấn khởi xởi lởi” với những giọt nước mắt cá sấu” của Nguyễn Tấn Dũng và coi đó như là dấu hiệu của hy vong và công lý cho Việt Nam thì quả thật họ ngây thơ một cách rất đáng trách. Thử nghĩ mà coi, người khác chỉ cần cầm cái đơn đi kêu oan khiếu kiện cũng đủ mềm xương mút chỉ trong tù, đàng này Đoàn Văn Vươn “biểu tình” kêu oan bằng mìn bằng súng đạn thì lại được chính thủ tướng và lũ lâu la thuộc quyền ra tay che chở ??? Tại sao không nghĩ đây là nội bộ băng đảng mafia triệt hạ nhau mà vụ Đoàn Văn Vươn chỉ là 1 cái bẫy đã đặt trước ?

    • D.Nhật Lệ says:

      Về biến cố ĐVV.tôi từng góp ý trên 1 diễn đàn nọ rằng NTD.sẽ “giơ cao đành khẻ”,
      đúng như nhà báo NND.viết bài này.
      Sở dĩ thế là bọn thống trị CS.ở bất cứ đâu chúng cũng tự tiện vỗ ngực coi mình là
      cha thiên hạ,dù ngoài môi mép,chúng nhất mực hô khẩu hiệu với chiêu bài mỵ dân
      muôn thuở là đầy tớ của nhân dân ! Chiêu bài lừa gạt này đã hết linh nghiệm ở thế
      kỷ 21 nhưng chúng vẫn quen thói nào tật nấy rồi,chưa bỏ được.Hơn nữa,sự thật là
      đến nay còn có một số ít người dân vẫn tin vào những lời nói giả nhân giả nghĩa đó,
      nên chúng chưa thể từ bỏ thói tật bịp bợm này.Ấy là loại dân con cháu hoặc cán bộ
      các cấp (về hưu+ đang chức),thứ nhân dân “thượng hạng” của đảng Mafia VC.theo
      ngài cán bộ tuyên truyền NVQuang mới đây vừa định nghĩa lại !

      • Dân đói says:

        Thưa D.NhatLe
        Về góp ý của bạn trên 1 diễn đàn nào đó thì chắc có ý châm biếm câu “giơ cao đánh khẽ”, nhưng với ông NND thì có vẻ nghiêm chỉnh đấy. Tôi đồng ý đề tựa 1 bài báo cần phải đặt sao cho “ấn tượng” để thu hút người đọc, nhưng đọc cả bài tôi thấy chẳng có chỗ nào mang ý “mỉa mai”. Tôi rất khoái câu mở đầu của bài viết khi đề cao vai trò của một “người nông dân nổi dậy” như đại diện cho sự nổi dậy của cả tầng lớp nông dân, như vậy anh Vươn không thể là “đứa con hư” mà cha là Nguyễn Tấn Dũng Giơ Cao Đánh Khẽ. Phải nói Trùm Nguyễn Tấn Dũng là Cha và cả cái chính quyền tội ác Hải Phòng trong đó có 2 anh em thằng Hoan thằng Liêm là Con mới đúng, nay lũ “tội ác con” lõa lồ quá đáng không thể ém nhẹm được nên thằng “tội ác cha” đành phải đứng ra giải quyết xử phạt lấy lệ. Câu “Nguyễn Tấn Dũng Giơ Cao Đánh Khẽ” áp dụng trong trường hợp này mới chính xác. Thân mến

    • Dân đói says:

      Tôi sai rồi. Tôi xin rút lại những ý kiến về Nguyễn tấn Dũng giơ cao đánh khẽ. Tôi đọc lại bài viết và thấy Tác Giả Ngô Nhan Dụng có nói rõ Nguyễn Tấn Dũng Giơ Cao Đánh Khẽ đám con cháu là Hoan-Liêm và chính quyền Hải Phòng. Đâylà bài học cho tôi cần phải coi kỹ trước khi phê bình. Xin chân thành xin lỗi tác giả Ngô Nhân Dụng và những quí vị đã đọc ý kiến của tôi. Thật đáng xấu hổ.

  3. Đêm trước ngày cưỡng chế says:

    Xin gửi tới quý bạn đọc bài này nữa để hiểu thêm về vụ cưỡng chế oan trái của hệ thống chính quyền VN
    ” Đêm trước ngày cưỡng chế”

    Thảm cảnh của gia đình ông Vươn, ông Quý sau buổi cưỡng chế cứ ám ảnh tôi suốt những ngày Tết Nhâm Thìn. Tôi luôn nghĩ điều gì đã diễn ra trong ngôi nhà ông Vươn vào cái đêm trước khi bị cưỡng chế?
    Họ không ngủ được? Ai mà ngủ được vào cái đêm chuẩn bị cho cái chết, chuẩn bị cho một trận chiến mà bất luận thế nào, họ cũng là người thua trận. Là người có học thức, từng đi bộ đội, hẳn anh Vươn hiểu rất rõ những việc mình làm sẽ gây hậu quả cho bản thân anh và gia đình như thế nào.

    Việc làm của họ đã được xác định từ trước. Chị Thương kể: “Tôi không biết cụ thể chồng tôi và chú Quý sẽ làm gì, nhưng thấy hai anh em trao đổi với nhau, nét mặt căng thẳng, giằng xé lắm…”.

    Cũng đúng thôi. Không giằng xé sao được? Đó là lúc họ phải lựa chọn ai, anh hay em sẽ ở lại, sẽ là người bấm nút kích nổ liều chết… Tôi cứ tưởng tượng ra câu chuyện như thế. Họ còn nói với nhau điều gì được, ngoài việc “phân công” ai sống, ai chết, mà theo cách gọi của tố tụng hình sự thì đó là bàn bạc nhau để phân công thực hiện hành vi phạm tội? Hai người phụ nữ được “phân công” nhiệm vụ “phải sống” nên đã bị đuổi về làng “để còn sống mà nuôi con”- chị Thương kể.

    Thực tế cũng đã diễn ra như thế, gần giống những gì tôi tưởng tượng. Khi mà đoàn cưỡng chế tấn công vào thì Quý và những người “ở lại” đã cho nổ mìn. Hay họ chỉ gây tiếng nổ để dọa đoàn cưỡng chế nhỉ? Sau tiếng mìn nổ, nếu không ai tiến vào thì họ có nổ súng không nhỉ? Ừ. Thế thì đã không có chuyện 6 người bị thương, để rồi tội danh giết người được xác lập.

    Những người đi cưỡng chế đã quyết tâm thực thi nhiệm vụ, sẵn sàng xông thẳng vào nơi nguy hiểm. Để làm gì không biết nhỉ? Cho đến nay, chưa ai lý giải thấu đáo được câu hỏi này. Riêng tôi, chỉ có hai cách lý giải: Hoặc họ non kém nghiệp vụ, hoặc họ có động cơ khác, cần phải lấy lại đầm của ông Vươn bằng được.

    Lại nghĩ ông Vươn, ông Quý sao không lựa chọn cách khác? Họ là ai? Là người lao động chăm chỉ, dám nghĩ dám làm, dám chấp nhận đương đầu với khó khăn, sóng gió để chinh phục biển cả. Họ không phải côn đồ hung hãn, có dòng máu lạnh, sẵn sàng xả súng vào người khác.

    Và tôi cũng tự bảo mình: Không phải họ không lựa chọn biện pháp khác. Nhiều năm trời họ đã kiên trì theo đuổi các biện pháp đấu tranh ôn hòa, hợp pháp. Suốt từ năm 2004, Đoàn Văn Vươn đã liên tục viết hàng loạt đơn gửi tất cả các cấp, thậm chí ngay đến sát ngày bị bắt, ngay trong buổi sáng khi đoàn tiến hành cưỡng chế, Vươn vẫn đôn đáo đem đơn đi kêu cứu khắp nơi. UBND huyện đã tổ chức đối thoại 8 lần. Thế nhưng, cả 8 lần, cán bộ huyện chỉ muốn áp đặt, bắt buộc người dân phải bàn giao vô điều kiện toàn bộ vùng đầm.

    Anh Vươn thì quá cảnh giác, cứ muốn một tay ký biên bản bàn giao (để thực hiện quyết định thu hồi của huyện), tay kia phải được nhận bản hợp đồng cho thuê đất. Họ cảnh giác vì họ mất lòng tin. Người dân ở đây đã bị chính quyền lừa không chỉ một lần.

    Khi Tòa án thành phố giúp hai bên tự thỏa thuận, đại diện UBND huyện hứa nếu anh Vươn rút đơn thì huyện sẽ cho thuê đất, nhưng khi người dân rút đơn kháng cáo cũng có nghĩa là bản án sơ thẩm có hiệu lực và huyện tiếp tục thực hiện quyết định thu hồi. Họ cảnh giác vì trước đó, một chủ đầm khác đã nghe lời hứa, bàn giao rồi sẽ được đấu thầu lại, theo hướng dẫn của xã, ký biên bản bàn giao đất, thế là mất luôn.

    Trước ông Vươn, gia đình ông Lê Đình Thảo ở xã Tiên Thắng cũng lâm vào cảnh tương tự. Được giao hơn 70ha đất bãi bồi ven sông Văn Úc, bỏ công bỏ của, chồng ngày đêm ngoài bãi, vợ vác rá đi vay gạo khắp làng trên xóm dưới để nuôi nhân công đắp đê chống bão.

    Một vùng đất màu mỡ được hình thành, ông Thảo được sử dụng 15% để cấy lúa 1 vụ, được sử dụng toàn bộ diện tích để nuôi trồng thủy sản với thời hạn 12 năm, tính từ ngày giao đất 19.6.1992 đến 16.9.2004 thì hết hạn. Đến hạn, UBND huyện cũng ra quyết định thu hồi mà không tính toán bồi thường một xu.

    Khi gia đình ông Thảo gửi đơn lên thành phố, Sở TNMT lúc đó căn cứ Luật Đất đai đã có văn bản khẳng định khi hết hạn, nếu gia đình ông Thảo có nhu cầu tiếp tục sử dụng đất thì được ưu tiên cho thuê đất. Nếu gia đình ông Thảo không có nhu cầu thuê đất thì phải tiến hành kiểm kê tài sản trên đất và xác định giá trị còn lại của các công trình làm cơ sở để thanh lý hợp đồng giao đất hoặc đền bù giá trị còn lại trên đất.

    Thế nhưng, một văn bản đúng luật này đã không được UBND huyện Tiên Lãng thực hiện. Sau đó, ông Lê Đình Thảo đã phải kiện ra Tòa hành chính từ cấp huyện đến TAND Tối cao. Cả 3 cấp xét xử đều khẳng định quyết định thu hồi đất không bồi thường của huyện là đúng.

    Hai lần Viện KSND Tối cao có văn bản kháng nghị đối với bản án phúc thẩm thì cả hai lần đều bị TAND Tối cao và Hội đồng giám đốc thẩm bác bỏ. Quyết định thu hồi đất của UBND huyện Tiên Lãng cũng đã được thực thi bởi một quyết định cưỡng chế. Không có tiếng mìn nổ. Không có tiếng súng. Cả nhà ông Thảo kiên nhẫn đứng nhìn vụ việc với hy vọng còn có thể mang đơn đi kêu cứu. Vẫn tin rằng kháng nghị của Viện KSND Tối cao sẽ còn được chấp nhận.

    Vụ cưỡng chế được coi là thành công tốt đẹp. Hàng nghìn người của 4 xã trong vùng và cả người dân huyện Kiến Thụy được dịp đi bắt cá hôi, vì chính quyền “tháo khoán” đầm nhà ông Thảo. Cho đến tận hôm nay, khi vụ việc nhà ông Vươn bùng nổ, lãnh đạo huyện Tiên Lãng vẫn sử dụng tài liệu của vụ kiện nhà ông Thảo làm minh chứng cho việc làm “đúng pháp luật” của mình và được lãnh đạo UBND TP.Hải Phòng lấy làm “bảo bối” để trả lời báo chí.

    Nhưng – vẫn lại nhưng, có một hậu quả đau lòng mà các lãnh đạo Hải Phòng hẳn chưa biết là gần một năm sau cuộc cưỡng chế đó, ông Lê Đình Thảo, từ một chủ đầm cao lớn, khỏe mạnh, vì “của đau con xót”, vì vẫn gửi đơn từ đi khắp nơi nhưng không nhận được hồi âm, mà đổ bệnh rồi chết ở tuổi 55 còn sung mãn.

    Ghi chép của Vũ Thị Hải

    Theo Dân Việt

  4. Paramita says:

    Quyết định tạm đình chỉ công tác của 4 vị: Hiền, Khanh, Liêm, Hoan có 15 ngày là tro` hê`, chỉ là trò mị dân . Anh em Ðoàn Văn Vươn từ nay đã đi vào lịch sử và sẽ được khoan hông : 4 x 10 nam tu`
    Wait and see

  5. Lâm Vũ says:

    Đảng và nhà nước CS TQ và CSVN đều chiếm đất của dân, cũng như nhà nước sẵn sàng dùng những biện pháp dã man và “trái phép” để ép dân phải chịu lép vế, cuối cùng dâng đất cho nhà nước.

    Nhưng vẫn có sự khác biệt giữa TQ và VN: ở TQ đã có nhiều nới cả làng cuộc nổi dậy cùng nhau đòi quyền lợi chính đáng và đã có nhữn trường hợp nhà nước TQ đã phải nhuợng bộ.

    Trong khi đó, ở VN đa số những cuộc phản kháng đòi quyền lợi chính đáng của người dân vẫn mới chỉ có tính cá nhân lẻ tẻ. Có lẽ đó là lý do mà TT Nguyễn Tấn Dũng – đại diện cho đảng và nhà nước – vẫn còn sử dụng màn “giơ cao đánh khẽ”, đúng ra là “vừa đánh vừa đàm” (vừa dọa vừa dụ khị).

    Nếu nhà nước CSVN có thể cho qua vụ này, thì chắc hẳn còn lâu mới có thêm một Đoàn Văn Vươn thứ hai, dám đứng lên chống lại bạo quyền!

  6. BN says:

    Cho tôi hỏi các ông lãnh đạo TW và ở HP là vụ cầu Bính ở Hải Phòng bị 3 cái tàu biển đâm vào đến nay vẫn hỏng chưa sửa chữa xong ( hình như sửa để hoàn lại đặc tính kỹ thuật như ban đầu vài mất vài chục triệu USD) thế nhưng cho đến hôm nay vẫn chưa có ai ở Hải Phòng bị kỷ luật hoặc truy tố trước pháp luật, vụ đó chưa giải quyết xong thì lại đến vụ cưỡng chế oan trái này. Tôi thấy các ông nên từ chức hết đi cho dân chúng tôi tự bầu cử lấy đại biểu đại diện cho nhân dân chúng tôi, chứ tôi thấy lãnh đạo như các ông cứ câng câng cái mặt ra, không có chút liêm sỉ nào cả thì nhục cho cả cái dân tộc này lắm. Hãy nhìn sang lãnh đạo các nước Nhật, Mỹ, Châu Âu mà học tập họ.

  7. Colin Tran says:

    Mãi mãi tôi không tin những gì CS nói và làm, chỉ là trò mị dân…

  8. già làng says:

    Thủ tướng phải giơ cao đánh khẽ là đúng rồi vì ông ta đã thấy bài học xương máu ở Tiên lãng: ông Vươn bị dồn vào bước đường cùng nên mới chống lại quyết liệt. Bây giờ thủ tướng “đánh mạnh” thì sẽ dồn bọn quan chức Tiên lãng – Hải phòng vào bước đường cùng, chúng sẽ quật lại cả thủ tướng, không sứt đầu thì cũng mẻ trán vì thủ tướng cũng có “phốt” cả thôi.

  9. Nông Dân Nghèo says:

    Thủ tướng nhà ta bảo là “xử nghiêm vụ giết người thi hành công vụ” cũng có nghĩa là “kỳ tài Tiên Lãng” chết chắc.

    Nói chung thì cũng như đa số cư dân mạng phỏng đoán. Nói chung thì xử kiểu gì và dù bọn cán bộ “đảng quỷ” sai như thế nào thì cuộc đời anh Vươn cũng sẽ tiêu tùng. Bọn nó sẽ xử như thế để dằn mặt cho những anh Vươn trong tương lai. Vợ anh Vươn có nói 1 câu rất chí lý chí tình là: chúng em chấp nhận mất để xã hội mọi người đều được. Thật là đáng phục một người đàn bà nông dân “đ..í…không qua ngọn cỏ” mà nói được như thế.

    Thủ Dũng hay bất cứ thằng cọng sản nào cũng thế. Không có thằng nào dám làm thẳng tay….
    Rốt cuộc chết vẫn là dân ngu cu đen

  10. lão làng says:

    Trước khi chính thức xét xử vụ TL thủ tướng cũng đã cân nhắc chính bản thân, họ hàng của mình đã lợi dụng chức vụ của ông để ăn nên làm ra nơi ông đã sống ngày xưa nên mới có quyết định gọi là giơ cao đánh khẻ , TT Dũng chỉ có làm chừng ấy .BẢN THÂN KHÔNG TRONG SẠCH LÀM SAO MÀ GIẢI QUYẾT ĐƯỢC SỰ VIÊC ,tuyên bố diệt tham nhũng thời gian trước còn làm không được,dung túng cho đàn em trong “quả đấm thép”…vụ TL chưa ngã ngũ vì bức dây động rừng nhưng dù sao cũng là 1 điểm son qua lời tuyên bố của ông.

Phản hồi