WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Trường hợp Ngô Bảo Châu

GS Ngô Bảo Châu cùng tấm huy chương Fields. Ảnh: AFP.

Ngô Bảo Châu được đào tạo để trở thành một nhà toán học. Trí thông minh, sự đam mê và hệ thống giáo dục Âu Mỹ đã biến ông thành một nhà toán học xuất sắc. Nhưng chính hệ thống truyền thông đại chúng Việt Nam mới biến được Ngô Bảo Châu thành một người-nổi-tiếng (celebrity) để ngay cả những người không những không biết về toán mà còn hoàn toàn hờ hững với toán học (như tôi, chẳng hạn) cũng biết đến tên của ông. Tiếc, cho đến nay, qua truyền thông đại chúng, Ngô Bảo Châu mới chỉ được/bị-sử-dụng: trước, bởi giới kinh doanh; sau, bởi giới làm chính trị.

Khi Ngô Bảo Châu mới được giải Fields, đã có nhà kinh doanh khôn ngoan bắn tiếng tặng ông một căn biệt thự sang trọng ở đâu đó. Chuyện chả đến đâu. Nhưng nhà kinh doanh ấy đã thu được một món lợi cực lớn: được quảng cáo vừa miễn phí vừa cực kỳ có hiệu quả không những cho sản phẩm mà còn cả cho thương hiệu của công ty và của cá nhân ông (vừa có tiền vừa có tâm!). Sau đó đến lượt Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân cạnh tranh với gã đại gia nọ: tặng cho ông một căn biệt thự sang trọng khác. Hơn nữa, còn cho ông chức: Giám đốc Viện toán học cao cấp. Và quyền: muốn xài tiền trong ngân sách sao cũng được, không ai cần kiểm tra cả. Nguyễn Thiện Nhân và chính phủ được lợi: có tiếng là biết trân trọng trí thức và nhân tài. Trong cả hai trường hợp, Ngô Bảo Châu chỉ được/bị sử dụng như một công cụ. Ông chưa thực sự sử dụng truyền thông đại chúng để đóng vai một người chủ và là một trí thức. Không phải ông không biết hay không thích. Từ lâu, ông đã có một blog riêng.

Từ ngày được truyền thông Việt Nam biến thành một người-nổi-tiếng hay một ngôi sao, blog của ông chắc chắn cũng thu hút thêm rất nhiều người đọc. Đôi lúc, Ngô Bảo Châu dường như cũng muốn phát biểu điều này điều nọ ngang tầm trí thức của mình. Nổi bật nhất là lần ông phát biểu nhân vụ án Cù Huy Hà Vũ. Có điều, ngay sau đó, ông đã đóng mọi lời bình của độc giả và đóng luôn cả blog một thời gian. Bằng hai quyết định ấy, Ngô Bảo Châu đã lựa chọn dứt khoát: từ chối làm một trí thức công chúng.

Thì cũng bình thường. Đó là quyền của ông. Không ai có thể trách ông được. Để đóng góp cho dân tộc cũng như nhân loại, làm một nhà toán học xuất sắc, đã quá đủ.

Chỉ tiếc là Ngô Bảo Châu không dừng lại ở quyết định từ chối làm trí thức mà còn muốn khuyên người khác đừng làm trí thức bằng cách đánh đồng trí thức với lao động trí óc, lại là thứ lao động thuần tuý chuyên môn, ở đó, sản phẩm chứ không phải trí tuệ và óc phê phán, mới đáng kể.

Đó mới chính là điều đáng nói.

Nguồn: Blog nguyễn Hưng Quốc (VOA)

 

58 Phản hồi cho “Trường hợp Ngô Bảo Châu”

  1. cplus0108 says:

    Biển học mênh mông. Có muôn vàn bài toán trong vật lý, kỹ thuật mà không nhà toán học nào giải được. Có rất nhiều Programm được viết ra (dĩ nhiên tốn tiền của rất nhiều) để giải các bài toán này.
    Mấy bậc thầy về toán lý thuyết nghiên cứu nhiều chuyện trên trời dưới biển chơi chứ chẳng có cách nào thay các Programm này. Họ làm việc trong đại học thôi, ra kỹ nghệ họ cũng chẳng giải quyết công việc về toán (dính dáng thêm về kỹ thuật,…) hay hơn ai. Có nhiều thầy giỏi toán lý thuyết mà không kiếm việc được trong đại học thì họ cũng đi làm kỹ sư quèn nghèo lắm.
    Mấy thầy về toán học mà giải được các bài toán kỹ thuật rõ ràng thì hãng xưởng đã xếp hàng mời họ làm việc rồi.
    Ông Gauß không giải bài toán về Fermat vì Gauß là người khôn ngoan biết là mình sẽ giải không được. Gauß có nói các loại bài toán như Fermat có rất nhiều.

  2. Nguyen V N says:

    CSVN đã thổi phồng “ngôi sao” NBC đễ làm phai ngôi sao thật Cù huy Hà Vũ. Opération này có phần hiệu quả vì làm Đối lập bị chi trí vì hi vọng NBC bênh vực CHHV và Đối Lập.
    Nhưng đã nhận tiền CSVN thì như tay đã nhúng chàm NBC không làm gì được vì phải thi hành hợp đồng bán mề đay của mình, tức là không thể nào làm đối lập được hoặc phải bị ra đường (không còn nhà cửa)

    Cái thất bại lớn của CSVN trong cuộc mua chuộc NBC là thất bại về tuyên truyền và chính trị vì NBC không lấy lòng được số người trẻ thích trí thức xuất sắc nhưng không chấp nhận sự pha trộn Chính trị và bằng cấp, nhất là CSVN dùng nó để đánh lạt hướng dư luận và một lần nữa đễ lừa hân dân.
    Vai trò mà CSVN đợi nơi NBC là bênh vực chính quyền, nếu không làm được chúng cũng tha cho đâu.
    Nguyen V V

  3. Rất mong muốn anh Châu đem sức giúp ích cho nước nhà để đào tạo ra nhiều Ngô Bảo Châu.

    • Timsuthat says:

      Tại sao VN cần đào tạo ra nhiều NB Châu? Để khai phá những lý thuyết mới cho toán học? Nó có ích lợi gì cho VN? Để thỏa mãn cái tự ti mặc cảm mà dân VN đã có từ khi giao tiếp với thế giới (từ thời Pháp thuộc) cho tới nay? Hay vì tự cao, để chứng tỏ dân tộc VN là một chủng tộc siêu đẳng hơn các dân khác?

      Các nước Tây phương, đặc điểm là Mỹ, đã bước qua nạn kỳ thị chủng tộc mù quáng từ lâu nay, họ dư biết rằng mọi giống dân đều có tiềm năng giống nhau; nếu có được hoàn cảnh tốt, nhân tài sẽ được phát triển bất kể từ nguồn gốc nào (điều mà chính NBC được hưởng). Những ích lợi của toán học cao đẳng là áp dụng vào khoa học thực dụng cho những kỹ nghệ cao. Kỹ nghệ và kinh tế VN ở mức nào mà cần thêm lý thuyết gia?

      Việc ông Châu làm với viện toán học này, có lợi chính là cho ông Châu (thỏa mãn ước vọng giúp nước) và chính quyền VN (tạo công luận thuận lợi vì trọng nhân tài – ít nhất là giai đoạn này). Ích lợi thực tế cho nước VN trong vài thập kỷ tới: CON SỐ 0 THẬT LỚN! Vì những bài toán khác (chính trị chẳng hạn), mới thực sự là cần thiết nhất cho con đường trước mắt. Chứng minh: dân Ấn Độ rất nhiều nhân tài (tỉ dụ: Satyendra Nath Bose, người đã có cộng tác với Einstein, và nhiều người có giải Nobel khác), vẫn còn tham nhũng nặng nên tạo ra nhiều bất công, và nghèo đói do não trạng giai cấp; đấy là họ đã có dân chủ, nhưng những vấn nạn chính trị, xã hội, họ vẫn chưa đánh giá trị cao để giải quyết. Trong khi đó, Nam Hàn có nhân tài nào lãnh giải thế giới đâu, mà tại sao nước họ phát triển vượt bực như thế?

    • Nguyen V N says:

      Câu nói nịnh chính quyền của Ông Phạm Việt này vô duyên quá. Chắc PV cho là phải có NBC mới có tài năng trí thức chớ .

      Làm gì mà NBC có thể giúp CSVN “đào tạo” ra nhiều NBC khác, bây giờ PV muốn biến NBC thành thượng đế chắc?

      Bộ máy tuyên truyền CSVN muốn ta tin là chỉ có NBC là thông minh thì dân ta phải tôn thờ hằng triệu người VN xuất sắc rong mọi nhành từ trước tới nay đâu các ông không thể nào cho là chỉ có người theo CSVN mới là thông minh và giỏi. Riêng tôi thấy NBC chẳng những NGU về chính trị và không biết nhìn xa giúp chế độ đang xụp đổ và bị dân ruồng bỏ mà còn bán rẽ gia trị một người trí thức chỉ biết ham danh và lợi.

      Cả đời Châu sẽ bị mang tiếng là NGƯđẽ bọn hủi CSVN dùng.

      Nguyen V N

  4. Tien Pham says:

    “Có một nhà Toán Học Nổi Tiếng của Đức cho rằng Bổ đề Langland trong giải thưởng Field không phải thuộc phạm trù Toán ứng dụng đưa lại ích lợi trực tiếp cho nhân loại. Nó chỉ là một giải đề mang tính kỹ thuật thuần túy để rèn luyện trí thông minh mà thôi.”

    Tôi cũng kô đồng ý với cách định nghĩa của NBC về “trí thức”. nhưng tôi cũng thấy lời bàn trên đây có tiếu sót.

    Kô hẳn là vì 1 khúc mắc trong Toán học, mà khi CM nó, lại chỉ là 1 “giải đề mang tính kỹ thuật thuần túy để rèn luyện trí thông minh mà thôi.” Đó chỉ là cái đích để đến. Phần lí thú nhất là lúc đi trên đoạn đường dẫn tới cái đích đó.

    Chẳng hạn như khi Andrew Wiles khi CM Last Fermat Theorem, 1 định lí mà hầu như kô có ứng dụng gì cả trong cuộc sống. Người ta, ie., những nhà Toán học lừng danh trên thế giới, nói rằng khi CM được định lí LFT, ông AW đã dựng lên nhìều ngành Toán học khác nhau, vì những kĩ thuật tân kì mà ông đã sáng chế ra và xử dụng trong bài toán hóc búa ấy. Nói cho quý vị biết thêm, ngay cả Gauss, được coi là 1 hoàng tử trong Toán học, cũng lảng tránh, từ chối giải bài toán hóc búa này.

  5. Nguyen Toan Hoc says:

    Doc Comment thay toan y kien Sai Lac, ganh ty va….kem kien thuc. Hen chi bon tre tri thuc Viet Nam o Viet Nam va My coi thuong Web site nay !

  6. D.Nhật Lệ says:

    Đề nghị người đoạt giải Phiêu (qúa) = Field NBC.nên học giáo sư toán học Neal Koblitz để làm người trí
    thức,chứ đừng tưởng được NTNhân sờ…đùi ve vuốt rồi cấp tiền cho NBC.ngồi nghiên cứu ở Viện Toán học Cao cấp mà không cần nghiên cứu gì cả.Đúng là chuyện chỉ xảy ra ở dưới chế độ độc tài độc đảng,
    lấy tiền dân đóng thuế lẫn tiền của ngoại quốc giúp dân ta phát triển kinh tế mà còn ngang nhiên tuyên bố”không cần nghiên cứu gì” cũng được ! Chẳng lẽ “tiền chùa” hay sao ?
    Dù là người thiên tả -thân cộng nhưng giáo sư Koblitz cũng phải viết một bài nhận định về cái Viện Toán
    học cao cấp này mà ông gọi là thiếu thực tế,không phải là vấn đề ưu tiên của VN.và không nên phung phí
    tiền bạc cho một mục đích không có thực chất.như Viện THCC.
    Lẽ ra,NBC.là người VN.thì phải hiểu biết nhu cầu của nước mình,chứ ai lại để ông tây mũi lõ lo lắng thay
    cho mình như thế được nhỉ ? Thật là chuyện tréo cẳng ngỗng và đáng phải xấu hổ cho bất cứ người dân
    VN.nào,nhất là giới gọi là “trí thức XHCN.” khi để một người nước ngoài suy nghĩ và phê phán thay cho chính mình như thế ! Nhục nhã qúa đi chứ !

  7. Có một nhà Toán Học Nổi Tiếng của Đức cho rằng Bổ đề Langland trong giải thưởng Field không phải thuộc phạm trù Toán ứng dụng đưa lại ích lợi trực tiếp cho nhân loại. Nó chỉ là một giải đề mang tính kỹ thuật thuần túy để rèn luyện trí thông minh mà thôi.

    Tôi là một người quê mùa, dốt đặc cán mai về toán. Để góp phần vào công việc đánh giá chính xác và đầy đủ phẩm chất và thực lực của NBC, tôi thiết tha mong muốn các chuyên gia toán học trong và ngoài nước hãy lên tiếng để định hình đầy đủ về con người NBC.

    NBC theo tôi đã có phần đi quá giới hạn nhận thức về chuyên môn của mình (đã có nhiều trang blogs nêu ý kiến trước đây mà nhiều người đã đọc). Nó chẳng khác nào một anh chàng làm nghề đóng móng ngày xưa ngựa tại Ý khi xem Họa sĩ Thiên Tài Leonard da Vinci đem bảng vẽ ra ngã ba để vẽ một con ngựa, đã phát biểu quá ngông cuồng và quá “lố” (lăng):

    - Ngài họa sĩ đã vẽ sai cái chân ngựa rồi!!!

    Leonard da Vinci, hơi ngạc nhiên, vội xem lại bức vẽ của mình thấy người khách nói đúng, bèn trả lời:

    - Ông nói đúng, cám ơn ông. Tôi sẽ sửa ngay.

    Và Leonard da Vinci đã sửa lại theo ý kiến của người khách tham quan đó.

    - Xin ông cho biết: ông làm nghề gì ạ? – Leonard da Vinci hỏi:

    - Tôi làm nghề đóng móng ngựa. – Người khách trả lời

    Leonard da Vinci ngẫm nghĩ: đó là một ý kiến có giá trị thực tế và chuyên môn tuyệt vời.

    Nhưng hài hước thay, vì nổi cơn hứng ngông cuồng, ngưới khách tham quan đó đã bỗng nhiên góp ý thêm về bố cục, về màu sắc, nội dung … của bức tranh với Leonard da Vinci. Và, Leonard đã mỉm cười và hòa nhã lịch sự trả lời:

    - Cám ơn ông rất nhiều, nhưng … chúc ông hãy về đóng móng ngựa cho thật tốt! …

    NBC muốn bước sang các lĩnh vực chính trị, xã hội, giáo dục và có vẻ như cũng muốn thông thái trong các lĩnh vực này … thì xin hãy biết về câu chuyện người đóng móng ngựa và Leonard a Vinci vừa kể trên.

    Lê Ngọc Hà

    • ĐẠI NGÀN says:

      THỰC TIỂN VÀ LÝ THUYẾT

      Phát biểu của ông Lê Ngọc Hà rất hay. Đọc vào đó người ta có thể cảm nhận được tinh thần ưu tư đúng đắn và tính chân thật rõ rệt. Đúng ra toán học có hai lãnh vực là lãnh vực lý thuyết và lãnh vực ứng dụng. Lãnh vực lý thuyết mang giá trị bao quát nhất, nhưng lãnh vực ứng dụng lại mang ý nghĩa và giá trị thực tiển nhất. Điều đó có nghĩa trong mọi phạm vi khoa học, cả lý thuyết và thực tiển đều quan trọng, mặc dầu sự quan trọng có thể không giống nhau ở mặt này hay mặt khác. Do đó có những con người cục mịch, thô thiển, chỉ đề cao thực tiển mà coi thường lý thuyết. Đó là trường hợp điển hình của Các Mác và của Mao Trạch Đông. Như Mác cái gì cũng nhấn mạnh đến khái niệm praxis, còn Mao thì coi thực tiển như thước đo của chân lý. Thực chất ý niệm thực tiển của Mác và của Mao đều mang tính trá hình, ngụy biện. Thực tiển đó là thực tiển theo quan điểm của hai người này mà chưa chắc đã là thực tiển của mọi người, còn lý thuyết theo hai ông nảy hiểu là lý thuyết khoa học của mọi người mà chưa chắc là lý thuyết tâm đắc của cả hai ông này. Đấy cái ngụy biện của trí thức thiếu trung thực hay không ngay thẳng chính là như thế. Có nghĩa Mác và Mao cho thực tiển như mình hiểu, tức theo lý thuyết của mình mới là cần thiết nhất, đúng nhất, còn lý thuyết của mọi người khác nếu có đều sai tuốt trên cơ sở quan điểm của mình. Thế nhưng trong thực tế, có rất nhiều người từng tung hô hay tâng bốc quan điểm thực tiển của Mao và Mác. Ấy tính chất ngụy trí thức hay trí thức dỏm là như thế. Tức họ không ngã về phía chân lý khoa học khách quan, cần thiết thật sự cho xã hội, mà chỉ ngã về quyền lợi riêng của bản thân mình là chính. Đối với bổ đề toán học của Ngô Bảo Châu, tất nhiên không thể nói là không giá trị, vì đã được ghi nhận và khuyến khích bởi giải thưởng Fields toán quốc tế. Thế nhưng bổ đề thì chỉ là một khía cạnh chân lý hữu ích cho toán học, nhưng nhất thiết chưa hẵn lả nguyên lý toàn học đầy đủ hoặc toàn diện. Cho nên dù công trình đã có, người ta vẫn mong và hi vọng ở Châu những thành quả toán học còn tốt hơn hay giá trị cao hơn. Bên cạnh đó người ta còn mong Bảo Châu không hoàn toàn quay lưng lại với các chân lý thiết yếu, thực tiển, sát sườn trong cuộc sống. Con người toàn diện, hay tính chất trí thức toàn diện buộc Châu cần phải như thế. Điều đó thể hiện ra cái tâm và cái tầm của Châu, một nhà trí thức tài năng trẻ. Thế nhưng do suy nghĩ cạn hẹp hay chủ quan như thế nào đó Châu đã nhận lãnh phần thưởng của nhà nước một cách không mấy thật sự cần thiết cho con đường khoa học đầy hữu ích chung và quang vinh riêng của mình, đến đỗi tuyên bố theo cách bàng quan trước các nhu cầu thiết thân đang có của xã hội, khiến cho dư luận nói chung và giới trí thức nói riêng khắp nơi đều chán ngán và thất vọng. Đây quả thật là điều đáng tiếc với Ngô Bảo Châu và cũng không trách được việc mọi người phê phán, chỉ trích Châu là như thế. Câu dường như đã quá nghiêng về lý thuyết mà xa rời thực tiển. Điều đó thật hoàn toàn trái ngược với giai thoại về Leonard de Vinci, một thiên tài hoàn thiện của nhân loại mà mọi người đều biết và chính Lê Ngọc Hà cũng không thể không nói đến.

      NON NGÀN
      (23/02/12)

      • nguyenha says:

        Bạn Lê ngọc Hà noí dúng. Caí “bổ dề Langland”của NBC xuất phát từ “Langland program”ra dời vào khỏang 1966-1967 của nhà Tóan-học Robert P-Langlands(Canada).Thấy nhà nước ta”nổ”quá,nên trong chuyến về VN gần dây,tôi tìm gặp một số người học tóan giỏi trước và sau 1975 mà kẻ hèn nầy biết dể nhằm trao dổi và tìm hiểu,cuối cùng di dến kết luận như sau: những khám phá của nhà tóan -học Langlands dã có hàng chục năm rồi,và thế giới dã dùng nó trong thực-tế cũng như trong giảng dạy.Cái “Bổ-Dề’ của NBC dứng về góc-dộ cống-hiến “cái mới lạ”của Tóan-học hầu như không có,mà chỉlàm sáng tỏ một “vấn dề nào dó”của Dịnh-dề Langlang.Tôi hỏi tiếp: Thế thì cái”khám phá’nầy có ích gì??chỉ có lợi cho những ai sau nầy cần khảo cứu Langlands program,dến những “lãnh vực”dó, thì khỏi cần Chứng-minh nữa,vì dã có NBC làm rồi!!
        Không ai phủ nhận Sự thông minh của NBC,nhưng “Bổ dề Langland”chỉ là công-việc
        chứng-minh cái dã có.và dã dùng rồi!!

      • NGÀN KHƠI says:

        ĐIỂM MẠNH

        Điểm mạnh của Ngô Bảo Châu là chứng tỏ tư duy toán học hay tư duy lô-gic trừu tượng của người VN cũng không kém mấy so với thế giới. Đó là điều duy nhất đáng khen tặng với Ngô Bảo Châu thế thôi. Còn việc khai thác khía cạnh thành công về giải thưởng toán quốc tế Fields như thế nào, đó là ý nghĩa của công việc báo chí và công việc khích lệ như thế nào đó của nhà nước VN, chẳng phải điều đáng trách của Châu. Thế nhưng biết ý nghĩa thực chất của công trình Châu đóng góp khách quan cho toán học ra sao cũng là điều nên thẳng thắn để giúp các thế hệ trẻ trong tương lai của VN đánh giá đúng chính họ hơn là những những phương cách truyền thông chỉ mang tính chất phô diễn hay nặng phần trình diễn. Châu có lẽ tự đánh giá thành tựu của mình hơn ai hết và các nhà toán học người Việt ngang tầm của Châu khác cũng hẵn biết rõ điều đó. Do vậy ý nghĩa của hiện tượng Ngô Bảo Châu thật sự là hiện tượng mang tính tâm lý nhiều hơn là thành tựu khoa học hoàn toàn xuất sắc hay đúng nghĩa một cách cân xứng.

        NON NGÀN

  8. Phan BA says:

    Nhờ không có dịp phải đọc bảo của Đảng nên ai cũng hiểu thấu vấn đề! 70-80 năm dân Việt nằm dưới sự lãnh đạo tài tình của Đảng. Đảng kết luận dân trí còn thấp!!!!!

    Đất nước ta có biết bao nhiêu nhà toán học, bao nhiêu nhà trí tuệ.. bây giờ họ vẫn còn ăn bám dân nghèo!!

    Tôi mong giáo sư Châu hiểu là đồng tiền Đảng đưa, cho giáo sư là đồng tiền đầy mồ hôi và nước mắt của dân Việt, đồng tiền này là của nông dân, là của công nhân, của những người lao động sản xuất; đồng tiền này đáng lẽ phải để cho các em nhỏ học trò nghèo đói, thiếu ăn, thiếu mặt, thiếu sách vở, thiếu thầy cô, thiếu sữa, thiếu áo quần, thiếu giày dép, thiếu nhà vệ sinh, thiếu bàn ghế.

    Đảng ta cung cấp cho các nhà văn, các nhà làm phim, các nhà toán thật đầy đủ… Cả Đảng, mấy triệu con sâu bọ! làm sao dân Việt ngóc đầu lên nổi????

  9. Lê Anh Dũng says:

    Trường hợp Nguyễn Hưng Quốc.

    Ông Quốc chỉ lựa làm “trí thức công chúng” , trí thức “dấn thân” sau khi bị nhà nước VN không cho nhập cảnh VN, xem http://www.talawas.org/talaDB/suche.php?res=5842&rb=0401, ông viết:

    “Làm việc” ở đây là chuyện trò và chất vấn về chuyện viết lách của tôi ở hải ngoại. Phần lớn tập trung vào cuốn Văn học Việt Nam dưới chế độ cộng sản xuất bản lần đầu vào năm 1991 của tôi. Lần nào, với ai, tôi cũng đều khẳng định: tôi không hề làm chính trị. Tôi chỉ viết về văn học và văn hoá; và luôn luôn viết với tư cách một nhà phê bình.”

    “Tôi ngẫm lại: từ cuối năm 2004 đến nay, chưa đầy một năm, do bận bịu với công việc ở đại học, tôi viết rất ít; và tuyệt đối không viết về bất cứ đề tài gì có tính “nhạy cảm” về chính trị. Vậy, tại sao người ta lại cấm tôi vào Việt Nam sau khi đã cấp visa cho tôi? “.

    Nếu không bị cấm nhập cảnh thô bạo, ông đã không “dấn thân” chuyển hướng, càng ngày càng chính trị (rất đáng khen).

    “Chuyến đi mới nhất của tôi vào tháng 12 năm 2004 diễn ra tốt đẹp. Không có chuyện gì phiền phức. Tôi thoải mái gặp gỡ, nhậu nhẹt và tán dóc với bạn bè trong giới văn nghệ từ Hà Nội vào đến Sài Gòn, dù, dĩ nhiên, tôi luôn luôn tự kiểm soát mình, không bao giờ sa đà vào những đề tài chính trị.”.

    Nguyễn Hưng Quốc tự khóa mồm, nhưng mong muốn NBC “mở miệng”: Đúng là tào lao.

    • NGÀN KHƠI says:

      CÁI TÂM VÀ CÁI TẦM

      Cái tâm và cái tầm đối với đất nước và xã hội bất cứ ai cũng có thể có được. Đó là do tài năng riêng hay thực chất mà chính bản thân họ tạo dựng được. Chỉ sợ những người không có tâm và không có tầm ở mọi nơi mà thôi. Cho nên có tâm có tầm mà chỉ mủ ni che tai, không phát biểu bất cứ điều gì có lợi cho dân cho nước, cũng coi như một người chằng có tâm có tầm gì. Ngược lại những người nào không có tâm hay chẳng có tầm thì dù có phát biểu giả tạo như có tâm có tầm thì những người khác cũng có thể nhận ra được và thực tế cũng không mấy mang lại lợi ích gì. Vậy nên, có tâm hay có tầm, trước hết chỉ bản thân người đó biết, sau đó mọi người khác nếu nhạy bén trong nhận định hay có thông tin nào đó tương đối, cũng có thể nhận ra được. Bởi thế chỉ mong càng có nhiều người có tâm có tầm đối với đất nước và xã hội cũng như chứng tỏ cái tâm, cái tầm đó ra cho mọi người hay, mới thật sự là kho tàng vô giá có thề góp phần chấn hưng đất nước và dân tộc về mọi mặt một cách thiết yếu và hiệu quả thật sự.

      ĐẠI NGÀN
      (23/02/12)

  10. Lê Dân Việt says:

    NBC nên đọc bài này để nghiền ngẫm thân phận “người lao động tríc óc” dưới thời CSVN. NBC hãy đi xách dép cho luật sư Nguyễn Mạnh Tường, để học làm người tử tế.

    http://dcvonline.net/modules.php?name=News&file=article&sid=9001

Leave a Reply to Lê Dân Việt