WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Một cựu tù chính trị Việt Nam đào thoát sang Thái Lan

Anh Trương Quốc Huy, một cựu tù nhân chính trị tại Việt Nam, vừa đào thoát khỏi Việt Nam đến Thái Lan.

Đối với cơ quan an ninh và chính quyền trong nước thì tên tuổi của Trương Quốc Huy nằm trong danh sách những người mà họ cho là thành phần nguy hiểm.

Lo sợ cho tính mạng, cuộc sống bất an

Thực tế đã chứng minh điều đó khi Trương Quốc Huy bị bắt, bị giam và bị đưa ra tòa về các tội danh mà cơ quan an ninh đưa ra “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền”, ” tuyên truyền chống Nhà Nước”, “lợi dụng các quyền tự do dân chủ để xâm phạm các quyền lợi của nhà nước, quyền lợi hợp pháp của các tổ chức hay công dân”.

Lần đầu tiên anh này bị bắt là hồi ngày 19 tháng 10 năm 2005. Lần đó anh bị bắt cùng với người bạn gái Lisa Phạm, quốc tịch Mỹ và người anh là Trương Quốc Tuấn. Tất cả bị giam giữ 9 tháng mà không bị truy tố.

Anh Trương Quốc Huy bị bắt lần thứ hai vào ngày 18 tháng 8 năm 2006. Tại phiên xử hồi ngày 29 tháng giêng năm 2008, anh bị kết án 6 năm tù giam và 3 năm quản chế. Anh được ra khỏi tù vào ngày 30 tháng 11 năm 2011.

Tuy ra khỏi tù nhưng trong thời gian qua, bản thân anh Trương Quốc Huy và gia đình tiếp tục chịu sự kiểm soát nghiêm nhặt của địa phương và cơ quan an ninh.

 

Anh Trương Quốc Huy lúc mới ra tù hôm 02/12/2011. Ảnh RFA

Đến ngày 27 tháng 2 năm 2012, anh Trương Quốc Huy đến được Thái Lan để xin tỵ nạn chính trị.

Vào ngày 28 tháng 2, anh có cuộc nói chuyện với Đài Á Châu Tự Do. Trước hết là quyết định rời khỏi đất nước:

Sau 6 năm bị cầm tù và về với gia đình, chính quyền luôn mong muốn những người đấu tranh như tôi và những anh em khác phải nhận tội và có cách nói như ý của chính quyền. Chúng tôi không làm điều đó nên bị họ mời nhiều lần và tìm nhiều cách gây khó dễ cho gia đình như mời hay gọi điện thoại vào số riêng của những người thân trong gia đình. Điều đó làm cho gia đình bất an. Riêng cá nhân tôi, có nhiều lần gặp ngoài đường họ cũng hăm dọa có thể gặp tai nạn giao thông nếu như làm điều gì mà truyền thông gây bất lợi cho chính quyền, nên bản thân phải tự xem xét…

Nhiều ý kiến cho rằng khi đi ra khỏi nước sẽ không còn cơ hội như khi ở Việt Nam để đấu tranh, trước ý kiến này anh Trương Quốc Huy trình bày:

Những người đã từng lên tiếng đấu tranh, từng bị cầm tù đều có những hoàn cảnh riêng, và mỗi người đều có phương cách đấu tranh riêng cho mình. Có thể người này chọn con đường này, người khác chọn con đường khác. Những người ra đi họ có cách đấu tranh khác để ủng hộ cho dân chủ tại Việt Nam.

Anh cũng đưa ra những dự đoán về thời gian trước mắt:

Hiện tôi hy vọng những người yêu chuộng tự do vả ủng hộ cho dân chủ sẽ có sự đón nhận tôi, tôi chưa hình dung được bước đường sắp tới sẽ như thế nào nhưng cảm giác được tự do hơn khi còn ở tại Việt Nam.

Nhân dịp nói chuyện sau khi đến được Thái Lan, anh Trương Quốc Huy cho biết thời gian bị giam cầm trong nhà tù Việt Nam:

Thời gian ở trong nhà giam nhưng tôi không nhận tội nên trong những thời gian bị giam tôi bị nhốt trong một hầm cả hai năm, và có giai đoạn trong 6 tháng trời họ không cho tôi đánh răng. Họ tìm mọi cách từ chối lời kêu của tôi; đôi khi tôi cũng đập cửa yêu cầu gặp quản giáo nhưng họ phớt lờ. Có lúc 3 tháng họ mới cho tôi ra nắng một lần chỉ chừng 15 phút.

Lúc gần ra tòa họ thay đổi tội danh của tôi đến bốn lần để kéo dài thời gian không đưa ra xét xử.

Thời gian tạm giam họ làm cho tinh thần mình bị ảnh hưởng rất nhiều.

Những chia sẻ của anh đối với những người còn trong tù ở Việt Nam, cũng như những người cùng đấu tranh cho đất nước hiện nay:

Khi mãn án tù ra xã hội, tôi thấy có hít thở hơn một tí không khí tự do. Khi ở trong tù thì phải đấu tranh với kể cả việc đọc một tờ báo, viết một lá thư.

Đối với những anh em còn án tù dài tôi thấy họ chịu bất công, tôi mong một thông qua những cuộc vận động như của nhạc sĩ Trúc Hồ, Ts Nguyễn Đình Thắng … gặp cộng đồng người Việt hải ngoại sẽ đưa thỉnh nguyện thư đến tổng thống Obama, nêu rõ tình hình Việt Nam với chừng 600 tù nhân chính trị, tôn giáo tại Việt Nam đang chịu tù bất công, bị giam giữ đàn áp tàn khốc. Tôi luôn tìm mọi cách để đấu tranh cho đồng bào tại đất nước mình.

Chưa có một thống kê chính thức nào về số tù nhân chính trị Việt Nam đang phải chạy sang Thái Lan xin quy chế tỵ nạn. Tuy nhiên đây vẫn là nơi mà nhiều thành phần bị bức hại đến cùng đường đang tìm đến.

Nguồn: RFA

 

4 Phản hồi cho “Một cựu tù chính trị Việt Nam đào thoát sang Thái Lan”

  1. KyVanCuc says:

    (Ta.m) chuc mung em trai Truong Quoc Huy (tren FB la Tran Nguyen). Anh em chung minh dda quen biet nhau tren paltalk, cung la Ops’, de chung ddau cung tren 10 nam. Sau khi ra tu em Huy lai tiep tuc su dung internet dde tiep tuc nuoi duong y chi. Hen mot ngay dduoc ngoi nhau chung nhe em. _ (KVC)

    • DÂN OAN says:

      Mừng Cowboy C thoát nạn ,
      Huy đã xuất hiện trên Paltalk trong những ngày đầu với danh hiệu Cowboy C. Sự hiễu biết phong phú, suy nghĩ chín chắn ,ý chí kiên định , ăn nói điềm tĩnh đã chiếm cãm tình nhiều nguờì nghe.

      Để cụ thể hoá chuyơng trình và hành động , các đoàn thề yêu nuớc tại hãi ngoại cần lập chung một quỷ cho những nguời tuổi trẽ ưu tú như Huy tiếp tục dấn thân duới hình thức thoát ly nếu Huy muốn theo đuổi..

  2. Mặt Vêu, Mày Váo, Làm Láo, cháu Bác says:

    Trúc Hồ và TS Nguyễn Đình Thắng có đưa được anh Huy đến gặp mặt TT Obama để nghe rõ thêm về vấn đề nhân quyền tại VN, thì rất là hợp tình hợp cảnh.

    • ut Em says:

      Không biết ông Lý Tống có tham dự trong số đại diện vào toà Bạch Ốc không ?vái trời cho ông ta bỏ qua dip này cho phẻ

Leave a Reply to Mặt Vêu, Mày Váo, Làm Láo, cháu Bác