Cuộc đảo chánh ngày 11-11-1960
1.- TÌNH HÌNH CHUNG TRƯỚC ĐẢO CHÁNH
Sau khi thành lập năm 1955, tình hình an ninh và chính trị Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) khả quan được vài năm thì bị xáo trộn trở lại vào đầu thập niên 60, có thể vì nhiều lý do:
Thứ nhất, tại Hà Nội sau hội nghị Trung ương đảng ngày 13-5-1959 và Đại hội III đảng Lao Động (từ 5-9 đến 10-9-1960), Bắc Việt Nam (BVN) quyết định tấn công Nam Việt Nam (NVN) mà CS nói là”giải phóng” miền Nam bằng võ lực. Theo hiệu lệnh nầy, du kích cộng sản nằm vùng tại NVN từ năm 1954, hoạt động trở lại, quậy phá và tấn công khắp nơi. Miền Nam bắt đầu mất an ninh.
Thứ hai, hiến pháp VNCH ngày 26-10-1956 thừa nhận quyền tự do lập hội (điều 15), tự do nghiệp đoàn (điều 23), nhưng không đề cập đến quy chế chính đảng, quyền lập chính đảng và quyền đối lập chính trị. Chế độ Ngô Đình Diệm không chấp nhận bất đồng chính kiến và đối lập chính trị. Các đảng phái bị đánh dẹp trừ đảng Cần Lao do Ngô Đình Nhu lãnh đạo. Đảng Cần Lao là đảng duy nhất có quân ủy tức ủy ban đảng trong quân đội, ngược với truyền thống đứng ngoài các đảng phái chính trị của quân đội VNCH. Những lãnh tụ đối lập với chính quyền Diệm lần lượt bị bắt giam. (Sau nầy có một số tướng lãnh và sĩ quan gia nhập đảng phái là cá nhân bí mật vào đảng, trong khi tập thể quân đội đứng ngoài đảng.)
Ông Diệm đi vào con đường sùng bái cá nhân. Rõ nhất là ngay từ năm 1955, mỗi lần chào cờ bất cứ ở đâu, bản nhạc “Suy tôn Ngô tổng thống” đều được trình diễn tiếp ngay sau bản quốc ca. Bài hát xưng tụng “Ngô tổng thống, Ngô tổng thống muôn năm...” Ông Diệm biết, nghe, và chứng kiến việc suy tôn mình trong các buổi lễ, mà không ra lệnh sửa sai, dẹp bỏ, nghĩa là ông Diệm đồng lòng với sự suy tôn nầy. (Bản nhạc “Suy tôn Ngô tổng thống” do Thanh Nam đặt lời, Ngọc Bích phổ nhạc.)
Sau khi củng cố được địa vị, trong công việc cai trị, tổng thống Diệm chỉ tin tưởng và trọng dụng những người trong gia đình, những đảng viên Cần Lao và những thủ hạ thân tín chung quanh gia đình của ông. (Vĩnh Phúc, Những huyền thoại & sự thật về chế độ Ngô Đình Diệm, California: Nxb. Văn Nghệ, 1998, tr. 24.) Ngoài ra, “Sau khi đã vững chỗ ngồi, ông [Diệm] quay qua thanh toán những người đã từng sát cánh với ông, đã từng phò tá ông trong những lúc hoạn nạn khó khăn…” (Vĩnh Phúc, sđd. tr. 446), nên nhân tài lần lượt tránh xa ông Diệm, nếu không bị ông thanh toán.
Thứ ba, lúc đó dân chúng than phiền về nạn tham nhũng và lạm quyền của một số viên chức chính phủ hay đảng viên Cần Lao, càng ngày càng gia tăng, làm tổn hại đến uy tín chính trị của chế độ Diệm. Sách hồi ký của các tướng lãnh hay các nhân vật chính trị đương thời đều đề cập đến nạn tham nhũng thời kỳ nầy. (Ví dụ: các sách của Đỗ Thọ, Trần Văn Đôn, Nguyễn Trân, Nguyễn Bá Cẩn …) Tham nhũng thời ông Diệm còn giới hạn chứ không tràn lan như cộng sản ngày nay.
Quốc hội lập pháp khóa 2 được bầu ngày 30-8-1959. Cũng như quốc hội khóa trước, đại đa số đắc cử đều thân chính quyền. Tại Sài Gòn, Nguyễn Trân đắc cử ở quận I và Phan Quang Đán đắc cử ở quận II, nhưng cả hai đều bị “Ủy ban hợp thức hóa” của Quốc hội loại bỏ, vì cho rằng các ông vi phạm luật bầu cử. Ai cũng biết ông Diệm sử dụng Ủy ban hợp thức hóa của Quốc hội để loại bỏ những nhân vật đối lập. (Đoàn Thêm, 1945-1964, Việc từng ngày, Hai mươi năm qua, California: Xuân Thu tái bản, tr. 260.)
Chính phủ Diệm kiếm cách ngăn chận đối lập chính trị, nhưng cũng không cản được 18 chính khách trong Ủy Ban Tiến Bộ và Tự Do, hội họp tại khách sạn Caravelle ở Sài Gòn ngày 26-4-1960, cùng ký kháng thư công khai phản đối chế độ Diệm. Kháng thư nầy thường được gọi là “Tuyên ngôn Caravelle”, phản đối việc kiểm soát báo chí, tố cáo nạn bè phái và yêu cầu tổng thống Diệm nới rộng chính phủ, tái lập các quyền tự do căn bản. (Nguyễn Trân, Công và tội, những sự thật lịch sử, California: Nxb. Xuân Thu , 1992, tr. 324.) Mười tám người nầy là (theo thứ tự A, B, C, họ, chữ lót, tên): Hồ Văn Vui (linh mục), Huỳnh Kim Hữu, Lê Ngọc Chấn, Lê Quang Luật, Lương Trọng Tường, Nguyễn Lưu Viên, Nguyễn Tăng Nguyên, Nguyễn Tiến Hỷ, Phạm Hữu Chương, Phan Huy Quát, Phan Khắc Sửu, Tạ Chương Phùng, Trần Lê Chất, Trần Văn Đỗ, Trần Văn Hương, Trần Văn Lý, Trần Văn Tuyên, Trần Văn Văn. (Trần Văn Đôn, Việt Nam nhân chứng, California: Nxb. Xuân Thu, 1989, tt. 168-169.) Mười tám chính khách nầy thuộc nhiều tôn giáo khác nhau và có nhiều người đã từng giúp đỡ hay cộng tác với ông Diệm.
Các nhân sĩ ký tên vào bản “Tuyên ngôn Caravelle” không bị chính phủ Diệm bắt giam, một phần vì các nhân sĩ nầy uy tín khá lớn, thuộc nhiều thành phần xã hội, tôn giáo và chính trị, kể cả một số đã từng cộng tác với ông Diệm, và một phần khác vì áp lực của Tòa đại sứ Hoa Kỳ.
Lúc đó, về phía Hoa Kỳ, tòa đại sứ ngầm yêu cầu chính phủ Diệm tìm cách cải cách chính trị. Có lần đại sứ Elbridge Durbrow thúc đẩy tổng thống Diệm nên gởi cố vấn Ngô Đình Nhu ra nước ngoài, nhưng tổng thống Diệm không nghe theo những yêu cầu về phía Hoa Kỳ. (Thomas L. Ahern Jr., CIA and the House of Ngo, tr. 138.)
Để đáp ứng tình thế mới, tổng thống Diệm cải tổ chính phủ ngày 18-10-1960, không nới rộng mà chỉ thay đổi các chức vụ sau: bộ trưởng Quốc phòng: Nguyễn Đình Thuần thay Trần Trung Dung; bộ trưởng Nội vụ: Bùi Văn Lương thay Lâm Lễ Trinh; bộ trưởng Tư pháp: Nguyễn Văn Lượng thay Nguyễn Văn Sĩ.
Một biến chuyển quốc tế ảnh hưởng nhiều đến nền chính trị Việt Nam là vào ngày 8-11-1960, trong cuộc tranh cử ở Hoa Kỳ, thượng nghị sĩ John F. Kennedy, ứng cử viên đảng Dân Chủ, đắc cử tổng thống Hoa Kỳ, đánh bại ứng cử viên của đảng Cộng Hòa là Richard Nixon. Nixon nguyên là phó tổng thống trong chính phủ Dwight David Eisenhower (tổng thống hai nhiệm kỳ1953-1961). Thay đổi tổng thống mới theo chính đảng đối lập ở Hoa Kỳ, báo hiệu chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ trên thế giới nói chung và về Việt Nam nói riêng sẽ có những thay đổi mới.
2.- DIỄN TIẾN CUỘC ĐẢO CHÁNH
Cuộc đảo chánh ngày 11-11-1960 do một nhóm sĩ quan cấp tá lãnh đạo. Các nhân vật chính trong binh biến nầy là các trung tá Nguyễn Triệu Hồng, Vương Văn Đông, đại tá Nguyễn Chánh Thi (tư lịnh Lữ đoàn Nhảy dù), và các thiếu tá Phan Trọng Chinh, Phạm Văn Liễu…
Theo Nguyễn Chánh Thi, thì chính ông ta là người chủ xướng cuộc đảo chánh. (Nguyễn Chánh Thi, Việt Nam: một trời tâm sự, California: Nxb. Xuân Thu, 1987, tr. 115.) Tuy nhiên, theo luật sư Hoàng Cơ Thụy, hai trung tá Nguyễn Triệu Hồng và Vương Văn Đông (tùng sự tại Đại học Quân sự Sài Gòn) mới là những người chủ xướng cuộc đảo chánh ngày 11-11-1960 và đại tá Nguyễn Chánh Thi hợp tác vào giờ chót. (Hoàng Cơ Thụy, Việt sử khảo luận, cuốn 5, Paris: Nam Á, 2002, tr. 2824.) Hoàng Cơ Thụy còn trưng ra bản cáo trạng của chính phủ Diệm sau khi cuộc đảo chánh thất bại, theo đó Vương Văn Đông và Nguyễn Triệu Hồng chủ xướng và ép Nguyễn Chánh Thi phải hợp tác.
Nhân vật chính về phía dân sự tham gia vào biến cố nầy lúc đầu là luật sư Hoàng Cơ Thụy. Trong cuộc họp tại nhà Hoàng Cơ Thụy vào đêm trước ngày đảo chánh, có một nhân viên CIA tên là George Carver. Về mặt nổi, Carver là một nhân viên USOM. (Vĩnh Phúc, sđd. tr. 264-265.)
Lực lượng đảo chánh gồm 4 tiểu đoàn Nhảy dù (1, 3, 4, và 8) và Liên đoàn Biệt động quân. Sáng ngày 11-11-1960, khoảng 3G:30, nhóm đảo chánh bao vây dinh Độc Lập và chiếm nhà Bưu điện Sài Gòn. Viên sĩ quan phụ trách việc phá hệ thống điện thoại Sở Bưu điện thiếu hiểu biết chuyên môn, không phá được hệ thống khẩn cấp đặt dưới hầm nhà Bưu điện, nên từ dinh Độc Lập, nơi tổng thống ở và làm việc, tổng thống vẫn liên lạc được với bên ngoài. (Vĩnh Phúc, sđd. tr 266.)
Lực lượng đảo chánh tấn công thành Cộng Hòa (trên đường Thống Nhất, gần Thảo cầm viên tức Sở thú), nhưng Liên binh Phòng vệ Phủ tổng thống đóng ở đây, chống trả mãnh liệt.
Cho đến 5G:00 sáng ngày 11-11, phía đảo chánh chiếm được các vị trí sau đây: Bộ tổng tham mưu Quân đội VNCH (gần Tân Sơn Nhất), Căn cứ không quân Tân Sơn Nhất, Nha tổng giám đốc Cảnh sát Quốc gia và Nha Cảnh sát đô thành (lúc đó ở vùng đường Nguyễn Cư Trinh -Võ Tánh), Bộ Tư lệnh Quân khu thủ đô (lúc đó ở Hòa Hưng) và bắt giam tư lệnh quân khu là trung tướng Thái Quang Hoàng. Trong khoảng thời gian nầy (5G:00 sáng), một sĩ quan chỉ huy cuộc đảo chánh là trung tá Nguyễn Triệu Hồng bị tử thương ở gần dinh Độc Lập.
Lúc đó, trong Dinh Độc Lập, ngoài tổng thống Diệm, gia đình Ngô Đình Nhu, còn có Võ Văn Hải, chánh văn phòng tổng thống và đại úy Bằng, sĩ quan cận vệ, cùng bộ phận quân đội phòng thủ. (Hoàng Cơ Thụy, sđd. tr. 2843.) Quân đảo chánh tìm bắt thiếu tướng Nguyễn Khánh, nhưng trước đó vài tuần, Nguyễn Khánh đã dọn đến một ngôi nhà mới, nên phe đảo chánh không biết. Khi nghe súng nổ, Nguyễn Khánh kiếm cách trốn vào dinh Độc Lập lúc 3G:30 sáng. (Mark Moyar, Triumph Forsaken, the Vietnam War, 1954-1965, Cambridge: Cambridge University Press, 2006, tr. 110.)
Khoảng 8G:30 sáng 11-11-1960, Đài phát thanh Sài Gòn phát đi nhật lệnh của đại tá Nguyễn Chánh Thi, tự xưng là tổng tư lệnh quân đội cách mạng, gởi tướng lãnh, sĩ quan, hạ sĩ quan và binh lính, tố cáo nặng nề chính phủ Ngô Đình Diệm và kêu gọi quân đội hoàn thành nhiệm vụ cứu nước.
Trong khi đó, về phía chính phủ, tổng thống Diệm giao cho Võ Văn Hải, chánh văn phòng phủ tổng thống, nhiệm vụ liên lạc và nói chuyện với nhóm đảo chánh. Khoảng trước 9 giờ sáng ngày 11-11-1960, ông Hải gặp Nguyễn Chánh Thi, rồi gặp Vương Văn Đông. Ông Đông đồng ý điều đình, nhưng yêu cầu tổng thống Diệm phải từ chức và “Hội đồng Cách mạng” sẽ bảo đảm an ninh cho gia đình ông Diệm ra nước ngoài. (Hoàng Cơ Thụy, sđd. tr. 2847.)
Trong dinh Độc Lập, từ sau 10 giờ sáng, tổng thống Diệm dùng hệ thống vô tuyến riêng, đọc lời kêu gọi các lực lượng trung thành với chính phủ đem quân về thủ đô dẹp cuộc đảo chánh, cứ khoảng 5 phút phát một lần. (Nguyễn Chánh Thi, sđd. tr. 131.) Nguyên văn điện văn như sau: “Đây là Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa, ra lệnh cho Bộ chỉ huy các Quân khu: Đêm nay hồi 3 giờ sáng, một số sĩ quan trung cấp đã bội phản và phỉnh gạt binh sĩ để mưu đảo chánh tại Thủ đô. Hiện giờ Tổng tham mưu và Quân khu Thủ đô tạm thời gián đoạn liên lạc, một số sĩ quan cao cấp cũng mất liên lạc. Vậy các Tư lệnh Quân khu phải bình tĩnh và tự vệ cẩn mật để chờ lệnh của sĩ quan liên lạc Phủ tổng thống. Đại tá Trần Thiện Khiêm, Quân khu 5, phải cho đoàn Thiết giáp Mỹ Tho lên ngay đậu tại Phú Lâm chờ lệnh, và đại tá Trần Thiện Khiêm lấy một tiểu đoàn lên ngay tại Phú Lâm đợi lệnh.” (Trích: Nguyễn Chánh Thi, sđd. tr. 131.)
Võ Văn Hải làm con thoi liên lạc giữa dinh Độc Lập và nhóm sĩ quan đảo chánh. Sau khi ông Hải gặp Vương Văn Đông lần thứ 3 tại nhà trung tướng Dương Văn Minh, lúc 12G:30 ngày 11-11-1960, Vương Văn Đông điện thoại và nói chuyện trực tiếp với tổng thống Diệm. Tổng thống Diệm báo cho ông Đông biết là muốn cải tổ chính phủ thì phải theo thể thức hợp pháp, tức phải thông qua Quốc hội, nhưng ông Đông vẫn nhất quyết đòi tổng thống phải từ chức. (Hoàng Cơ Thụy, sđd. tt. 2849-2850.)
Chiều 11-11-1960, Võ Văn Hải gặp Vương Văn Đông lần thứ tư tại nhà tướng Lionel C. McGarr, người mới thay tướng Williams đứng đầu đoàn cố vấn quân sự Hoa Kỳ. Ông Hải đưa ra giải pháp dung hòa là lưu giữ tổng thống Diệm và giải tán chính phủ, chỉ định một thủ tướng mới nhằm thành lập chính phủ lâm thời. Trung tá Vương Văn Đông đồng ý, nhưng yêu cầu tổng thống Diệm chính thức tuyên bố giải tán chính phủ.
Tối hôm đó, lúc 8 giờ tối 11-11-1960, tổng thống Diệm điện thoại cho đại tướng Lê Văn Tỵ, giao cho ông Tỵ trách nhiệm lập chính phủ quân nhân. Đại tướng Lê Văn Tỵ công bố trên Đài phát thanh một bản nhật lệnh lúc 9 giờ tối 11-11-1960, gồm ba điểm chính, nguyên văn như sau: “Sĩ quan, Hạ sĩ quan và Binh sĩ Quân đội Việt Nam Cộng Hòa,/ Giữa lúc cuộc chính biến nghiêm trọng diễn ra tại Thủ đô, hôm nay tôi đã hội đàm với Tổng thống Ngô Đình Diệm và đã đi đến những thỏa thuận sau đây để duy trì sự đoàn kết của Quân đội: 1) Tổng thống đồng ý giải tán chính phủ hiện tại sau khi đã thảo luận về vấn đề quốc sự với Ủy ban Cách mạng. 2) Với sự đồng ý của Ủy ban Cách mạng, Tổng thống ủy thác cho một số sĩ quan trong Quân đội Việt Nam Cộng Hòa trách nhiệm thành lập một chánh phủ quân nhân lâm thời. Chánh phủ nầy tiếp tục cuộc chiến đấu chống Cộng sản để bảo vệ Tổ quốc. 3) Ngay sau khi nhận được lệnh nầy, tất cả các đơn vị phải lập tức ngưng bắn, tiếp tục hoạt động trở lại và phải luôn luôn bình tĩnh đề cao cảnh giác đề phòng sự phá hoại của Việt Cộng. KBC 4002, ngày 12 thánh 11 năm 1960 / Đại tướng Lê Văn Tỵ/ Tổng tham mưu trưởng QĐ/ VNCH.” (Trích: Nguyễn Chánh Thi, sđd. tt. 144-145.)
Đến 6G:20 sáng 12-11-1960, bản “Tuyên cáo của tổng thống Việt Nam Cộng Hòa” được đưa lên Đài phát thanh do tổng thống Diệm đọc. (Mark Moyar, sđd. tr. 112.) Nguyên văn bản tuyên cáo như sau: “Quốc dân đồng bào,/ Tiếp theo cuộc nổi dậy tại Thủ đô tối nay, để cho Quân đội chúng ta được toàn vẹn trong cuộc chiến đấu chống cộng, Tôi, Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa, đã quyết định giải tán Chính phủ hiện thời. Tôi kêu gọi các Tướng lãnh Quân đội Việt Nam Cộng Hòa thành lập một Chánh phủ Lâm thời để có thể chiến đấu chống cộng và bảo vệ xứ sở. Đồng thời tôi sẽ phối hợp với Hội đồng Cách mạng thành lập một chánh phủ Liên hiệp. Để tránh đổ máu và trấn an dân chúng, tôi ra lệnh Hội đồng các tướng lãnh tìm tất cả các phương pháp thích nghi chấm dứt mọi cuộc tuyên truyền xuyên tạc và ngưng bắn./ Ngô Đình Diệm.” (Trích: Hoàng Cơ Thụy, sđd. tr. 2855.)
Trong khi đó, đại tá Trần Thiện Khiêm đem quân Sư đoàn 7 từ Mỹ Tho và đại tá Huỳnh Văn Cao đưa quân Sư đoàn 5 từ Biên Hòa về thủ đô cứu viện, đến Sài Gòn sáng 12-11. Lực lượng đảo chánh bắt đầu nao núng. Vào buổi chiều, các tiểu đoàn Nhảy dù rút lui dần dần. Quân trung thành với chính phủ Diệm làm chủ tình thế.
Trước khi phi trường Tân Sơn Nhất được quân chính phủ kiểm soát trở lại khoảng trưa ngày 12-11-1960, các sĩ quan đảo chánh dùng phi cơ C-47 rời khỏi Việt Nam, bắt theo trung tướng Thái Quang Hoàng làm con tin. Qua Cao Miên, trung tướng Hoàng xin trở về Việt Nam, và được Miên trả về Việt Nam ngày 15-11-1960. (Đoàn Thêm, sđd. tr. 283.)
Khoảng 6 giờ chiều ngày 12-11-1960, tổng thống Diệm tuyên bố trên đài phát thanh rằng chính phủ đã dẹp yên quân phiến loạn, hứa “sẽ tiếp tục phục vụ đất nước và dân tộc theo đường lối Cộng Hòa và Nhân vị...” (Chính Đạo, Việt Nam niên biểu, tập I-C, Houston: Nxb. Văn Hóa: 2000, tr. 194.) Ngày 15-11-1960, tổng thống Diệm thành lập Uỷ ban điều tra về cuộc đảo chánh 11-11-1960, do thiếu tá Trần Khắc Kính cầm đầu. Uỷ ban nầy làm việc đến cuối tháng 3-1961, thì hoàn tất hồ sơ.
3.- HẬU QUẢ CUỘC ĐẢO CHÁNH
Sau cuộc binh biến, chính phủ bắt giữ nhiều nhà chính trị đối lập như Phan Quang Đán, Phan Khắc Sửu, Vũ Hồng Khanh, Phan Bá Cầm, Bùi Lương, Trần Văn Tuyên, Nguyễn Xuân Chữ, Đinh Xuân Quảng, Nguyễn Thành Phương, Nguyễn Thành Vinh, Trương Bảo Sơn, Lê Ngọc Chấn … vì liên hệ đến binh biến. Trong số nầy, một số người trước đây đã ký vào “Tuyên ngôn Caravelle” ngày 26-4-1960. Trần Văn Hương bị bắt ngày 12-11-1960, nhưng được thả trong vài tuần. (Hoàng Cơ Thụy, sđd., tr. 2866.) Nhất Linh Nguyễn Tường Tam bị bắt rồi được thả về.
Theo tác giả Nguyễn Tường Thiết (con của Nhất Linh), trong bài “Sự thật về cái chết của Nhất Linh”, nhật báo Người Việt, California ngày 1-2-2012, thì Nhất Linh biết trước cuộc đảo chánh sẽ xảy ra, nhưng Nhất Linh không tham gia và không liên hệ đến cuộc đảo chánh, nên chính quyền Diệm thả Nhất Linh. Theo Vĩnh Phúc, sđd. tt. 220-224, Nhất Linh Nguyễn Tường Tam vào tỵ nạn trong Tòa đại sứ Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan) ở Sài Gòn. (Nhất Linh quen biết với các lãnh tụ Trung Hoa Quốc Dân Đảng khi hoạt động ở Trung Hoa.) Đại sứ Vương Tử Kiện nhờ một linh mục Dòng Tên (Jésuite) người Bỉ trình bày với tổng thống Diệm. Tổng thống Diệm chuyển qua ông Nhu. Ông Nhu giao cho Trần Kim Tuyến. Ông Tuyến bảo lãnh với đại sứ Đài Loan. Tòa đại sứ Đài Loan giao Nhất Linh cho Công an Việt Nam. Nhất Linh bị giữ hai ngày, làm thủ tục rồi được thả về. Vĩnh Phúc dựa theo tài liệu của Trần Kim Tuyến.
Một nhân vật dân sự quan trọng trong cuộc binh biến ngày 11-11-1960 là Hoàng Cơ Thụy nhờ người Mỹ sắp đặt, giúp ông trốn thoát ra nước ngoài. (Mark Moyar, sđd., tr. 114.) Trong sách Việt sử khảo luận cuốn 5, Hoàng Cơ Thụy cho biết ông lưu vong từ 4-12-1960 đến ngày 20-11-1963 mới trở về sau khi chính phủ Diệm sụp đổ, nhưng không cho biết nơi lưu vong. Có tài liệu cho rằng ông Thụy trốn vào Tòa đại sứ Mỹ, qua Phi Luật Tân, rồi qua Nhật Bản.
Số thiệt hại nhân mạng trong cuộc đảo chánh ngày 11-11-1960 là: 20 thường dân và 23 quân nhân thiệt mạng, trong đó có trung tá Nguyễn Triệu Hồng; số bị thương khoảng 54 thường dân và 214 quân nhân. (Đoàn Thêm, sđd. tr. 283.)
Về phương diện chính trị, trong thời gian quân đảo chánh làm chủ Đài phát thanh, chính phủ Diệm bị chỉ trích nặng nề. Trên đài Phát thanh, những sai lầm của chính phủ lâu nay bưng bít, nay có cơ hội được đưa ra ánh sáng và truyền đi công khai khắp nước.
Trong khi thương thuyết với phe đảo chánh, tổng thống Diệm công khai hứa trên đài phát thanh sẽ giải tán chính phủ, thành lập chính phủ lâm thời, nhưng khi lật ngược được tình thế, ông Diệm không giữ lời hứa, quay qua đàn áp những người đảo chánh và các nhóm đối lập mạnh mẽ hơn. Tổng thống, kiêm nhiệm tổng tư lệnh quân đội VNCH, còn hứa hẹn với đại tướng tổng tham mưu trưởng để ông nầy ra nhật lệnh trấn an các sĩ quan đảo chánh. Vì nghe lời thượng cấp, các sĩ quan nầy bị đàn áp. Dân chúng và quân đội nghĩ gì về việc nầy? Lúc đó dưới quyền lực của chế độ Diệm, không ai dám nói ra, nhưng sự thất hứa của tổng thống đã phải trả giá ba năm sau: Khi đảo chánh bùng nổ trưa ngày 1-11-1963, từ dinh Gia Long, tổng thống Diệm điện thoại cho trung tướng Trần Văn Đôn trong nhóm đảo chánh lúc 3G.30 chiều hôm đó, hỏi lý do động binh và yêu cầu các tướng đảo chánh đến dinh Gia Long điều đình, nhưng phía đảo chánh không chấp thuận, vì sợ bị sập bẫy như cuộc đảo chánh ngày 11-11-1960. (Mark Moyar, sđd., tr. 268.)
KẾT LUẬN
Như thế, tổng thống Ngô Đình Diệm gặp nhiều chống đối vào khoảng cuối nhiệm kỳ đầu; những người tài giỏi giúp ông Diệm lần lượt tránh xa ông; những bất mãn về nạn tham ô của các quan chức; và nhất là sự chống đối của những đảng phái đối lập và những nhà bất đồng chính kiến.
Thông thường, một chế độ không chấp nhận bất đồng chính kiến, tiêu diệt đối lập chính trị, thì giới đối lập chính trị bị dồn vào thế phải hoạt động bí mật và vì sự sống còn của chính mình, kiếm cách lật đổ chế độ để tự giải thoát. Trong giai đoạn 1954-1955, Ngô Đình Diệm đã từng nhờ đại tá CIA Mỹ là Edward G. Lansdale để ổn định tình hình, thì lần nầy các sĩ quan đảo chánh cũng nhờ người Mỹ, tạo cơ hội cho người Mỹ can thiệp vào chuyện nội bộ VNCH.
Như thế, có thể nói cuộc đảo chánh ngày 11-11-1960 là tiếng chuông báo động công khai cho chế độ Diệm về những phản đối tiềm tàng trong các tầng lớp dân chúng khác nhau, nhưng rất tiếc sau khi dẹp yên cuộc đảo chánh, tổng thống Diệm chẳng mấy quan tâm đến tiếng chuông báo động nầy. Phải chăng vì vậy mà cuối cùng chế độ Diệm kết thúc một cách bi thảm năm 1963?
TRẦN GIA PHỤNG
(Toronto, 01-11-2012)
Đàn Chim Việt
Trên diễn đàn này có lẽ chỉ có một tên CA mạng thôi, đổi tên xoành xoạch, chỉ có một kiểu viết dài ngoằng ngoẵng… chuyên châm bị thóc chọc bi gạo, hết chửi THG lại giả danh PG ra để gây chia rẽ, bẻ méo lịch sử, phịa ra chuyện các đảng phái quốc gia uýnh nhau v.v. toàn là chuyện Thuyết Đường, hấp dẫn như Tây Du Ký… như đọc mãi cũng thành nhàm…
Nhưng tởm lợm nhất là chuyện CS lấy tiền của dân để nuôi những thằng viết chuyện bịp bợp dân chúng.
Sao không cút vể Tầu hết cho dân chúng nhờ?!
CL
Đây là câu nói của TT Ngô Đình Diệm nói với Thượng Toạ Thích Tâm Châu liên quan đến xây chùa Vĩnh Nghiêm
Làm chùa thì cho ngay.
Đính chính:
“Chuà VĨNH NGHIÊM
Khoảng năm 1959-1960, Thượng tọa Thích Tâm Giác và bà Đức Âm xin mua đất xây Chùa. Khu đất này thuộc Bộ tài chánh, nhưng Bộ tài chánh không dám quyết định. Khi trình lên Tổng Thống, Tổng Thống nói: ”Làm chùa thì cho ngay đi!”. “
Lẽ ra,tôi xin tiếp tục góp ý lần cuối cùng sau (còn tiếp) ở bài khác bài này nhưng tìm không ra nên xin phép
làm phiền qúy bác dưới bài này vậy vì thấy một kẻ “nặc danh” vẫn .. múa gậy vườn hoang ở đây.
Đó là tôi viết tiếp đoạn phê phán những tay ký giả Mỹ phục vụ quyền lợi Mỹ.(Dĩ nhiên,dân nào thì phục vụ nhà nước (hợp pháp) đó nhưng đừng qúa tìm lợi cho nước mình mà làm thiệt hại quyền lợi nước bạn).
Số này khá nhiều nhưng nguy hiểm nhất là những kẻ thiên tả-thân cộng trà trộn vào đó để “giả nhân giả nghĩa” nhân danh phản chiến,yêu hoà bình (giả tạo) lên án VNCH.trong thời nước VN.chia làm 2 nước
có Ý THỨC HỆ khác nhau.Điển hình của ký giả loại bất lương này là William Kunsler khi đương sự từ
chối ký vào thư ngỏ của giới trí thức Âu-Mỹ gửi nhà nước XHCNVN.để phản đối những hành động vi
phạm nhân quyền với câu nói “Tôi không tin vào sự chỉ trích công khai 1 chính quyền XHCN.,dù đó là
sự vi phạm nhân quyền” và ông ta tố cáo một cách hồ đồ những người tham gia ký tên là “Toàn bộ
chiến dịch này,do Joan Baez (chủ trương) có thể là một âm mưu của CIA.” Tưởng cũng nên nhắc lại là
nữ ca sĩ Joan Baez từng ủng hộ Hà Nội trước khi Sài Gòn sụp đổ và nay cô hối hận đã vô tình góp phần vào việc tuyên truyền không công cho CsVN.trước 1975.
Điều tôi muốn phân tích ở đây là ký giả Neil Sheehan,người viết “Sự nói dối hào nhoáng ” (A bright lie)
mà gs.Nguyễn Mạnh Hùng có lần phê phán là Neil Sheehan đã tường thuật Trận Ấp Bắc dựa theo tài
liệu của VC.Xin nói một chút về N.Sheehan là ai ? Đó là một ký giả qua VN.làm việc cho UPI.lúc mới hơn 25 tuổi cùng với David Habelstam.Tên Sheehan viết sách mà có THÀNH KIẾN về quân đội VNCH.như
thế này là sĩ quan VN.(CH) “chỉ rặt một loại raggedly -ass little bastards”.(Tôi nghi thành kiến này có lẽ
là do VC.nhồi nhét vào đầu anh ta chăng ?).
Một trong những nhận định hồ đồ,ba chớp ba nhoáng loại NGHE HƠI NỒI CHỎ” của anh ta là “…gia đình
ông Diệm đã áp đặt lên miền Nam VN.một tầng lớp cai trị mới gồm những người Công giáo miền Bắc
và miền Trung quê hương của họ….Ông Diệm đưa người Công giáo,những người miền Bắc và miền
Trung mà ông tin cậy vào chỉ huy quân đội,bộ máy chính quyền và cảnh sát”.Đó là một trong nhiều nhận
định hàm hồ mà khá nhiều người tin thật như Conmeo cũng hí ha hí hửng huà theo.
Muốn KIỂM CHỨNG,chúng ta chỉ cần đối chiếu với THỰC TẾ là ra ngay (trừ vài kẻ cố ý tung hoả mù) :
Đa số Phật Tử đều được ông Diệm dùng từ hành chánh đến quân sự,cảnh sát.Trong chính phủ,đa số
Phật tử làm bộ trưởng và người của các giáo phái,đảng phái so với thiểu số rất ít người Công giáo.
Xin kể sơ qua : ở Huế,Công An Trung Phần là ông Võ Như Nguyện.Đại biểu chính phủ Vùng I là 2 ông Nguyễn Văn Khương và Hồ Đắc Khương thay nhau.Tư lệnh Vùng I là thiếu tướng Lê Văn Nghiêm (theo
sử gia Tạ Chí Đại Trường thì LVN.không bị đi “tù cải tạo”) và thời ông,xảy ra vụ nổ lựa đạn ở Đài Phát
Thanh Huế sau này phóng đại ra có “xe thiết giáp cán chết” do lệnh của thiếu tá Đặng Sĩ (Công giáo).
Ở Sài Gòn thì có tướng Tôn Thất Đính nắm Tư Lệnh Vùng III,phụ trách Sài Gòn và nhiều tướng tá danh
tiếng của VNCH.là Phật tử như Tổng tham mưu trưởng Lê Văn Tỵ hay Dương Văn Minh,Trần Văn Đôn,
Mai Hữu Xuân,Lê Văn Kim,Nguyễn Ngọc Lễ,Nguyễn Khánh v.v.
Ngay cả Đổ Mậu nắm An Ninh Quân Đội.Còn chung quanh TT.Diệm,ngay ở Dinh Gia Long thì hầu hết là Phật tử.Chánh văn phòng là Võ Văn Hải,Đổng lý Văn phòng là Quách Tòng Đức.Người chỉ huy trưỏng
lực lượng phòng vệ là Nguyễn Hữu Duệ.Bác sĩ Dinh Gia Long là Bùi Kiến Tín.Bác sĩ phụ trách LLPV.là
Nguyễn Tuấn Anh (mới qua đời ở Mỹ).Trưởng ban Nội Dịch là TTT.(cha của bà TNTNinh).
Phụ trách Thanh Niên Cộng Hòa là ông Cao Xuân Vỹ v.v.Thật ra,chỉ duy nhất người đứng mũi chịu sào
về lãnh vực Tình Báo hoạt động ngoài Bắc là Phan Quang Đông (Công giáo) bị VC.giết qua tay người quốc gia !!! Nhân tiện,tôi cũng bác bỏ những ông như Trần Văn Lắm,Nguyễn Đình Thuần là người Công giáo thực sự vì họ có thể vờ theo đạo một cách cơ hội,nhằm tiến thân ! Nhưng số này rất ít,quá ít.
Tại sao N.Sheehan có thông tin thuộc TIN ĐỒN này ? Tôi cho là từ Radio ở đường Tự Do,nơi tập trung
các quán Cà phê nổi tiếng mà Phạm Xuân Ẩn,gián điệp đóng vai ký giả cung cấp cho đồng nghiệp.
Điều đáng nói thêm là dù bị Phạm Xuân Ẩn lừa bịp suốt thời chiến tranh VN.nhưng một vài ký giả đã
khéo léo chạy tội,kiểu chạy tội một cách “đạo đức giả” bằng cách khen ngợi PXA.hết lòng,thậm chí
lên “tận mây xanh” như là điệp viên hòan hảo ! Đúng là bọn “ngụy quân tử” phương Tây !
Tóm lại,phe Cộng Sản đã áp dụng nhuần nhuyễn chiến thuật,chiến lược của bọn CSQT.trong việc bóp
méo thông tin để TUYÊN TRUYỀN,gây hoang mang dư luận,ngay cả bịa đặt những thông tin giả,tin đồn
v.v. trong mục đích làm mất niềm tin của dân chúng về lãnh đạo miền Nam qua việc cố tình hạ thấp uy tín VNCH.mà bọn ký giả phương Tây không thể biết được nên bằng chứng giả tạo lan tràn,còn tác hại và
gây nhiễu loạn cho đến nay.
Do đó,người VN.tỵ nạn cộng sản hãy góp phần chận đứng sự giả trá trong những chứng từ gian dối
của người CS.bằng cách dùng thực tế để kiểm chứng.Nói như văn hào Soljenitsyne là đúng : đừng
nghe CS.nói láo,nếu buộc phải nghe thì không nói lại với ai lời dối trá đó,hay tránh xa những chổ nói
láo để tuyên truyền của CS.,một bọn vô nhân tính,phản dân tộc mà bây giờ nhiều người mới biết khi
kiểm chứng với THỰC TẾ nước ta bị Tàu cộng chiếm dần hiện nay.
Chùa Xá Lợi, công quả từ TT Ngô Đình Diệm
“Chùa được khởi công xây dựng vào ngày 5 tháng 8 năm 1956 theo bản vẽ của các kiến trúc sư Trần Văn Đường và Đỗ Bá Vinh, công trường xây dựng do các kỹ sư Dư Ngọc Ánh và Hồ Tố Thuận điều khiển. Chùa được hoàn thành vào ngày 2 tháng 5 năm 1958.
Chùa được xây dựng để thờ xá lợi Phật tổ nên ban đầu có tên là chùa thờ Xá Lợi, người dân quen gọi tắt là chùa Xá Lợi nên khi khánh thành hòa thượng Khánh Anh đã đặt tên chùa là Xá Lợi cho hợp lòng người.”
“Tôi cũng đã giúp cho nhiều Chùa chiền. Tôi cho Chùa Xá Lợi 500.000đ để xây cất. Tôi cũng giúp cho các Chùa Từ Đàm, Diệu Đế để trùng tu. Tại các Tỉnh tôi có nhắc các Tỉnh Trưởng giúp đỡ trùng tu các Chùa chiền.” TT Ngô Đình Diệm
Bên Dòng Lịch Sử – Cao Văn Luận
Và cũng nhân vật Cao Văn luận này đã chỉ thẳng vào mặt nhà Ngô và nói rằng : “Phật Giáo người ta có chính nghĩa, các ông vô đạo” Như bạn Chưng Sơn đã dẫn nhiề lần đó !
Sau đấy thì cụ Luận thẩy cái chức viện trưởng, viện dại học Huế, ngôi trưòng do chính cụ lập ra, và Bye Bye cái chế độ vô đạo, ngu xuẩn nà đó bạn ơi!!!
“Và cũng nhân vật Cao Văn luận này đã chỉ thẳng vào mặt nhà Ngô và nói rằng : “Phật Giáo người ta có chính nghĩa, các ông vô đạo” Như bạn Chưng Sơn đã dẫn nhiề lần đó !</i"
Ngài Cao Văn Luận không có nói câu trên này.
“Bây giờ Cụ nói ra tôi mới biết. Đáng lý Cụ nên nói rõ điều đó cho toàn dân biết để họ khỏi hiểu lầm, và đặt những công việc đó vào một chính sách chung đối với mọi tôn giáo. Tôi vẫn biết nhiều công cuộc kiến thiết của Công Giáo do sự đóng góp của giáo dân và các tổ chức Công Giáo ngoại quốc, nhưng dân chúng bên ngoài không hiểu nguồn gốc những khoản tiền lớn lao đó, nghĩ rằng chỉ có chính quyền giúp tiền cho Công Giáo. ” LM Cao Văn Luận
“Tổng Thống cũng đã có ý định cho tôi thôi chức Viện Trưởng để cử tôi làm đại diện Việt Nam Cộng Hòa tại Cơ Quan Văn Hóa Liên Hiệp Quốc (UNESCO). LM Cao Văn Luận
“Nhân cơ hội đó Lê Tuyên và Lê Khắc Quyến đã cho phao đồn ở Huế rằng tôi đã vào Sài Gòn lần này chỉ là để cổ xúy và trực tiếp tham gia vào cuộc đảo chánh ấy, họ đã hội họp sinh viên và Giáo Sư lại để công khai lên án tôi và đòi tôi phải từ chức, phần đông các Giáo Sư và sinh viên phản đối việc đó vì còn muốn tôi ở lại. Tuy thế ngày 14 tháng 9 tôi đã nhận được một điện tín từ Huế đánh vào yêu cầu tôi từ chức, viện lẽ rằng sự hiện diện của tôi ở Đại Học Huế trong giai đoạn hiện tại không còn thích hợp và cần thiết.” LM Cao Văn Luận
Tôi chắc là ngài Cao Văn Luận không nói thế đâu, Chưng Sơn hay Lê Lai phịa ra rồi gắn vào miệng cho LM Luận mà thôi!
Nếu tôi cũng như các ông cứ nó bừa mà không cần bằng chứng rằng;
Nhân vật Cao Văn luận này đã chỉ thẳng vào mặt Chưng Sơn và Lê Lai mà nói rằng ; “ông Diệm là người hiền đức, có chính nghĩa, mà các ngươi cứ ăn gian nói, dối vu khống cho người ta. Các ngươi là phường vô đạo, ngu xuẩn, bất nhân“. Vậy các ông nghĩ sao?
Người Hà lội ơi, đánh nhau thì có hay ho gì mà khoe, đem quân vào miền nam đánh nhau chết bao nhiêu người để tiến lên xã hôi chủ nghĩa, bây giờ caí xã hội chủ nghĩa chết đói đã sai bét mẹ nó rôi (đến Liên sô cũng phải bỏ), lại trở lại Tư bản chủ nghĩa.
Đổ bao nhiêu xương máu nhân dân để đánh đuổi đế quốc Mỹ bây giờ lại lạy lục đế quốc Mỹ xin đô la Mỹ, xin cơm thừa canh cặn của Mỹ…. thế thì có hay gì không người Hà lội?
NHN
Ông Chưng Sơn và conmeo hãy dừng “đại liên” xuyên tạc lịch sử và đừng tiếp tục dùng chiến thuật chiến tranh tôn giáo của CS để chia rẽ người Việt, nhất là khối QG hải ngoại.
Ông “quang phan” đã cho dẫn chứng, theo sách vở CS, về thành quả khai trừ CS nằm vùng trong Nam của chính quyền ông Diệm ở đây:
http://old.danchimviet.info/archives/68403/comment-page-1#comment-85672
Và dẫn chứng số người cũng như tên tuổi của cấp lãnh đạo VNCH là Phật tử:
http://old.danchimviet.info/archives/68403/comment-page-1#comment-85555
Đặc biệt là trong quân đội, nếu ông Diệm muốn “Gia tô hóa” VN bằng bất cứ áp lực nào thì quả là ông đã quá dại để bổ nhiệm 16 trong 19 tướng là Phật tử để lãnh đạo quân đội!!! Một đứa học trò mới lớn cũng không thể ngu như thế nếu có âm mưu! Chính những người trong đảo chính 63 là các tướng lãnh Phật tử và là những người nắm những chức vụ quan trọng nhất trong QL VNCH. Tôi không nói họ làm đảo chánh chỉ vì họ là Phật tử nhưng chỉ nhắc lại sự thật đó, và vì họ có lý do riêng của họ. Ông không thể nào thuyết phục ai được trong việc “Gia tô hóa” này khi xét lại các dữ kiện lịch sử một cách vô tư.
Nếu đặt các chuyện từ mọi phía thời ông Diệm vào với nhau, một đứa con nít cũng có thể nối các mảnh rời 1 với 1 thành 2 như sau:
- một khối đảng viên CS ở lại miền Nam sau 54 với đại đa số là không tôn giáo hoặc là Phật tử, hoạt động ngầm như thường dân, hay ngay trong các đảng phái, tổ chức khác
- một Tổng Thống với gia đình trong chính quyền là đạo CG, cộng thêm một giám mục CG là anh cả của một gia đình thượng lưu từng phục vụ cho chế độ quân chủ phong kiến nhà Nguyễn, dưới sự cai trị của thực dân Pháp
- một VN vừa thoát khỏi tay Pháp mà tôn giáo chính của họ là CG
Khi các thành phần CS bị chính quyền ông Diệm bắt hoặc khai trừ (thả cho vào B, chết vì giao chiến du kích, hoặc chết trong tù), thì CS dùng chiến thuật “mặc áo cà sa” để tìm che chở trong chùa – vì biết lợi thế chính trị của nó, điều mà họ đã từng làm trong thời chống Pháp. Khối PG đã tích cực giúp đỡ dù vô tình (với lòng nhân đạo của các sư và Phật tử chân chính không-CS) hay cố ý (các sư và Phật tử CS) và chống đối chính quyền – chỉ vì các thành phần CS xạo với các tổ chức PG là chính quyền Diệm kỳ thị, đe dọa họ vì họ là Phật tử, hoặc vì họ không chịu theo đạo CG – chứ chẳng bao giờ thú nhận họ là CS nằm vùng, hoặc trực tiếp giúp đảng viên CS!
Khối PG, một phần lớn, chính là nạn nhân đầu tiên của sự đánh lừa này của CS trong chiến tranh ở miền Nam (và sau đó các thành phần MTGPMN, các sinh viên, trí thức). Một phần khác, đa số các sư và Phật tử trong Nam cũng không hiểu rõ CS là ra sao (ngoại trừ người di cư), họ chỉ biết những người này đã từng chống Pháp và cũng là người VN không-CG, nên dễ tin vào kết án “đàn áp Phật Giáo” hoặc “Gia tô hóa”.
Với quá khứ VN là thuộc địa Pháp và vai trò nổi bật của gia đình Ngô, họ Ngô đã trở thành bia đạn quá dễ bắn cho CS để phá đổ chế độ bằng cách tạo phong trào “chống đàn áp tôn giáo”.
Thử hỏi: các phe đối lập ông Diệm không-CS do đó có bị lầm (vì đã từng cộng tác với thành phần này để chống Pháp trước đó) mà tin và theo họ để chống lại ông Diệm không? Chắc chắn có – vì họ không thể biết sự thật về danh sách các đảng viên CS, điều mà lực lượng an ninh của chính phủ VNCH có trách nhiệm xác định.
Việc khai trừ CS nằm vùng do đó – dù có thành quả tạo yên ổn ban đầu – không ngăn ngừa được những “backfire” từ phía không-CS trong Phật Giáo cũng như các đạo khác (kể cả CG). Đây là một bài tính chính trị đã không được chuẩn bị phòng thủ trước vì nhà Ngô quá tin tưởng vào chính nghĩa của việc khai trừ CS trong việc xây dựng miền Nam tự do – một điều tuy đúng và cần thiết, nhưng không có cách giải “backfire” nguy hiểm, nhất là khi chính quyền ông Diệm leo thang việc khai trừ vì tin rằng đó là cách duy nhất để chấm dứt chống phá của CS. Nó không khác lắm với việc dội nước vào cháy bếp với lửa dầu nấu ăn: theo xét đoán bình thường thì dùng nước là đúng nhưng thực ra, đổ vào thêm sẽ làm lửa cháy lớn hơn.
Các vấn đề chống đối khác chỉ là vấn đề phụ thuộc hoặc “secondary effect” gây ra từ những “backfire” này. Thử hỏi: trong một nước vừa bỏ quân chủ, tập tành dân chủ như các nước Á Châu thời đó, có nước nào thoát khỏi những vấn đề – ở một mức nào đó – về “gia đình trị”, “quan lại”, “tham nhũng”, “cổ hủ” theo căn bản lý thuyết dân chủ không, nhất là dưới mắt dân Âu Mỹ đã có kinh nghiệm cả gần 200 năm về vấn đề này? Dù sự thật có khác đi cường độ tùy theo góc nhìn, tất cả các nước Á Châu đó đều đã có y như vậy (ngay cả các nước Trung Đông bây giờ và Âu Châu trước đây cũng thế). Cái đặc tính ở miền Nam là vấn đế chiến tranh với CS và việc khai trừ VC nằm vùng. Chính XHCN của VN hiện nay cũng là một thứ phong kiến mới (mà tôi gọi là Quân Chủ Version 2.0) với đầy đủ các vấn nạn của nó và còn tệ hơn vì nó là kết hợp của một đảng của nhiều “vua con” tập độc tài.
Khi tướng Kỳ và Loan (hai Phật tử) chính tay dẹp tan các tổ chức chống đối này năm 67, chiến thuật phá VNCH qua tôn giáo của CS hết hiệu lực – vì không thể tạo được “backfire”!!! ĐCS chuyển qua con bài MTGPMN và giới sinh viên, trí thức và chiến lược tố “độc tài”, “tham nhũng”, “chống Mỹ”.
Qua biến cố 67 để nghĩ lại 63, Việt Nam đã không may khi ông Diệm lên làm TT năm 55 – một sự kiện do tác hợp của nhiều biến cố lịch sử trước đó chứ không phải vì tham vọng riêng của ông Diệm hay nhà Ngô. VN không may không phải vì ông Diệm đã không xứng đáng với chức vị đó hoặc đã không làm được những việc tốt, nhưng vì ông chỉ ngẫu nhiên (happen to be) là người CG.
Cả Phật Giáo lẫn Công Giáo trong Nam đã là nạn nhân trực tiếp của chiến lược chính trị bằng chiến tranh tôn giáo này của ĐCS, và sau đó mọi tôn giáo khác cũng như tất cả miền Nam đã thành nạn nhân của chủ nghĩa Marx-Lenin và XHCN mà ĐCS theo đuổi, dù bây giờ chỉ trên danh nghĩa rỗng trống.
Không thể dại dột để tiếp tục bị lừa!
- Nếu ông Ngô Đình Diệm không chết, VNCH chưa chắc thua
- Nếu Mỹ không tháo chạy sớm, VNCH chưa chắc thua
- Nếu mấy người chóp bu không hèn nhát, VNCH chưa chắc thua
- Nếu dân quân cán chính dũng cảm hơn, VNCH chưa chắc thua
- Nếu không bị mấy người ăn cơm quốc gia đâm sau lưng, VNCH chưa chắc thua
Còn gì nữa không hả các bác, à còn nếu VC không đánh, VNCH chưa chắc thua!
Thầy ba…đu à…
VC thằng, thì toàn dân….đi ăn mày, học láo.
Nình bà con gái nghèo VN đứng…tuột quần cho Hàn quốc nó…lựa gà
Dân cũng như cán Cộng VN bị Tàu Cộng nó….tát vào mặt lúc nào cũng duợc
Đât đai biển đảo mất lai rai về tay Tàu Cộng
Người dân VN được…xuất khảu đi lao động chân tay trên toàn thế giới
Cả nước từ dân đến cán, sống căn bản nhờ…lừa. Anh nào lừa có trình độ, có mánh lới khá, thì…khá…
Tốt đẹp gì đó?
Câu chuyện Ngô đình Diệm, ôn cố tri tân ở đây, thiên hạ bàn tán để có một hiểu biết thật về lịch sử cận đại, trả Ngô đình Diệm những sự thật, tấm lòng trong trắng của ông ấy đối với dân VN mà thôi. Chẳng có ai muốn….dựa hơi anh Diệm để…dành ăn với lũ Cộng láo cả.
Cộng láo có…mần ăn, kiếm sướng trên đầu trên cổ dân VN bền hay không, là do chính người VN có đủ khả ngăn để nhận ra cái….láo của cò mồi VC, và các anh điếm thuộc giáo điếm dot com.
VC sống nhờ công an khũng bố, cò mồi khéo lừa đưa em vào hạ, biến đen thành trằng.
Nhưng với công nghệ thông tin ngày nay, lý nào người VN…ngũ mãi mãi, chịu cò mồi VC…dìu dắt muôn đời?
Bớt láo chút đi, thầy ba…
Tụi Nó LÁO quen thói rồi. Ông bảo chúng BỚT LÁO sao được. Vả lại cải với chúng ích chi vì tóan đầu óc bả đậu.
Hay đúng hơn đầu óc chúng chứa toàn CỨT.có hiểu chi mô. Chúng củng chẳng là đao Phật gì ráo.Đạo CS đó.Cho nên chúng nói chuyện ,đăng bài,góp ý với nhau thì KỆ CHA chúng.Đừng “lý” tới chúng,chúng sẻ câm MỎM (chó),thôi SỦA (bậy).
adidàphật!
thiệntai ,thiệntai !
(tđt)
Sủa thế này thì chỉ như chường cái mặt lên cho dân tình biết mình là ai thôi, nhục quá cả đám!
Trúng…mỏ ác rồi nên….ngọng à?
Không…phãn biện, tuyên truyền được gì khác nữa, chỉ…chửi khơi khơi vậy sao?
Chửi khơi khơi thế thì…nghe thương quá. Kiếm mánh khác, lên lớp đi chơ?
Hừm!
Báo cho Bích biết.
Lỗ tai của bạn đã có vấn đề!
Không còn phân biệt được tiếng chó và tiếng người nữa rồi.
Cần đi giải phẫu gấp!
Hãy tập ăn nói cho đàng hoàng.
Edwin Moise
History Department
Clemson University, Clemson SC 29634.
The Vietnam Wars: History 436/636. MWF 11:15, Hardin 233
http://www.clemson.edu/caah/history/FacultyPages/EdMoise/viet6.html
The Vietnam Wars, Section 6: The Fall of Ngo Dinh Diem
Diem’s desire to avoid casualties was preventing the ARVN from taking the offensive in the countryside. The corruption and brutality of his officials were continuing to alienate the peasants. Diem was totally unresponsive to US suggestions that he reform his government…
DỊCH:
Edwin Moise, GS Sử Học Đaị Học Clemson University
Tác phẩm ‘The Vietnam Wars: History’
Chương 6: Chế độ Ngô Đình Diệm sụp đổ.
Khát vọng của ông Diệm trấn áp đối lập đã làm không để quân đôị VNCH có khả năng càn quét cộng sản ở miền quê. Tham nhũng và tàn bạo của quan chức chế độ tiếp tuc làm xa lìa nông dân. Ông Diệm hoàn toàn không đáp ứng lời khuyên của Mỹ về cải chánh chính phủ…
Phe nón cối, Giao Điểm hay gì gì đó càng bám trụ thì các bác phe quốc gia càng tăng cường thêm tài liêu viện dẫn và những ý kiến bác bỏ . Cuộc tranh “loạn” cò cưa này giúp tui biết thêm được về ông tổng thống của tui đặng tui dùng đem đi đấu ở các trang mạng khác . Ha ha.
BÚT CHIẾN (Binh và Chê TT NĐD ) đi vào CÀI RĂNG LƯỢT (lược) Tăng phái nhiều sư đoàn Hỏa sương MÙ ,BIỆN CHỨNG ,LOGIC . ..Nghe đi rồi hảy khiếu nại ,lập đi lập lại , nhàm chán ,như buổi đọc kinh Chúng ta phải HƯỚNG VỀ CỤ ,PHẢI TẠ ƠN CỤ ? TẠ ƠN BÁC ? Mà chúng con được thế này ? Bây giờ khác xưa , Thời đại thế kỷ này I-PHONE đánh địa chỉ Thư viện PENTAGON nó đưa ban tới nơi ,tới chốn , chỉ bạn ra mọi đáp số thí dụ Cuôn kẻm gai ,đinh ,bẩy cho ẤP CHIÊN LƯỢC giá bao nhiêu ,nhưng so với giá HOME DEPOTS bây giờ 100 ft tráng kẻm galvanized (chống xét ) $US 39.50 và loại thường $34.95 ,mà Việt nam có hàng ngàn ẤP dài gấp bao nhiêu VAN LÝ TRƯỜNG THÀNH ,tính chiều dài dùng kẻm ROUND TRIP VN -U.S thì cũng vài TOUR mà VC/CSVN , Vẫn có mặt tai Little Saigon đây ? Nếu lúc đó mấy ộng là công dân Hoa kỳ đóng thuê (taxpayer ) thì củng CHẠY LÀNG , phải THAY THẾ Cụ Diệm như trong tương lai thay thế Hamid KARAI tổng thống Afghanistan giông kiểu model VNCH này ?
Nhắc lại Cụ Diệm về nước sau đình chiến 54 một thời kỳ PHÁP THUỘC ,PHONG KIẾN ,THỐI NÁT dân chúng Việt nam hồ hởi muốn ĐỘC LẬP ,DÂN CHỦ cũng như 75 dân chúng CHÁN GHÉT CHIẾN TRANH ,muốn HÒA BÌNH THỐNG NHẤT đất nước bằng mọi giá đón tiếp người anh em gọi là GIẢI PHÓNG , vui mừng ,cộng tác ,thực tâm xây dưng đất nước . ?
Dỉ nhiên ông Diêm phải dùng người không Công giáo ,và VC phải dùng người chế độ CỦ ,để bật các công tắc ĐIỆN ,NƯỚC ,HÀNH CHÁNH vào guồng máy chính quyền . . . và tiến dần CẢI ĐẠO ,CẢI TẠO cho chính quyền VỮNG NIỀM TIN hơn,CHÂN TAY và ĐỒNG CHÍ ,ĐỒNG ĐẠO vào ,và sa thải ,bỏ bớt hay ,hạn chế ke3tinh2 nghi cản trở BƯỚC TIẾN của chế độ ?
Như trên chúng ta thấy cách dùng NGƯỜI cùa Cụ Diêm và CS phân biệt ĐỐI XỬ ,Ngụy quân ,Ngụy quyền , như Bên Lương ,Phật giáo tham gia vào chính quyền tích cực như xét lý lịch 3 đời ,củng như nhóm Hoài Ngô bán tính bán nghi tinh thần chống CỘNG cùa các Chùa ,không triệt để như nhà Thờ Hải ngoại thì cũng dể hiểu thôi ,
Chính quyền yếu kém luôn nhìn khối bên LƯƠNG ,PG và CS nhìn khối người Chế độ củ là mối ĐE DỌA ,thành phần NGUY HIỂM ,do đó nhiều biện pháp chế tài mà đẩy cácCÔNG DÂN TỐT vào đường ĐỐI LẬP ,phải ra đi VƯỢT BIÊN ,và nhiều vụ tự tử đáng tiếc cùa NẠN NHÂN chế độ ?
Vì vậy bị đẩy vào đường cùng không lối thoát,không NHÂN NHƯỢNG của chính quyền , Dỉ nhiên là có vài phãn kháng ,đi tư NHỎ ám sát ,tới 11/11/60 và 62 cuối cùng 63
Cho nên tâm trạng PHẢN HỒI củng vậy ,Hay các nhà Viết SỬ ảnh hưởng ,phong tục ,địa lý ,Tôn giáo .v.v mà đánh giá,viết KHÁC nhau ? Vì vây chúng ta can đảm đọc PHE TẢ ,PHE HỮU ,PHE TA ,PHE ĐỊCH và coi như thế nào ? Không có LỬA làm sao có KHÓI ?