WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Cuộc đảo chánh ngày 11-11-1960

1.-   TÌNH HÌNH CHUNG TRƯỚC ĐẢO CHÁNH

Sau khi thành lập năm 1955, tình hình an ninh và chính trị Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) khả quan được vài năm thì bị xáo trộn trở lại vào đầu thập niên 60, có thể vì nhiều lý do:

Thứ nhất, tại Hà Nội sau hội nghị Trung ương đảng ngày 13-5-1959 và Đại hội III đảng Lao Động (từ 5-9 đến 10-9-1960), Bắc Việt Nam (BVN) quyết định tấn công Nam Việt Nam (NVN) mà CS nói là”giải phóng” miền Nam bằng võ lực. Theo hiệu lệnh nầy, du kích cộng sản nằm vùng tại NVN từ năm 1954, hoạt động trở lại, quậy phá và tấn công khắp nơi. Miền Nam bắt đầu mất an ninh.

Thứ hai, hiến pháp VNCH ngày 26-10-1956 thừa nhận quyền tự do lập hội (điều 15), tự do nghiệp đoàn (điều 23), nhưng không đề cập đến quy chế chính đảng, quyền lập chính đảng và quyền đối lập chính trị. Chế độ Ngô Đình Diệm không chấp nhận bất đồng chính kiến và đối lập chính trị. Các đảng phái bị đánh dẹp trừ đảng Cần Lao do Ngô Đình Nhu lãnh đạo. Đảng Cần Lao là đảng duy nhất có quân ủy tức ủy ban đảng trong quân đội, ngược với truyền thống đứng ngoài các đảng phái chính trị của quân đội VNCH. Những lãnh tụ đối lập với chính quyền Diệm lần lượt bị bắt giam. (Sau nầy có một số tướng lãnh và sĩ quan gia nhập đảng phái là cá nhân bí mật vào đảng, trong khi tập thể quân đội đứng ngoài đảng.)

Ông Diệm đi vào con đường sùng bái cá nhân. Rõ nhất là ngay từ năm 1955, mỗi lần chào cờ bất cứ ở đâu, bản nhạc “Suy tôn Ngô tổng thống” đều được trình diễn tiếp ngay sau bản quốc ca.  Bài hát xưng tụng “Ngô tổng thống, Ngô tổng thống muôn năm...” Ông Diệm biết, nghe, và chứng kiến việc suy tôn mình trong các buổi lễ, mà không ra lệnh sửa sai, dẹp bỏ, nghĩa là ông Diệm đồng lòng với sự suy tôn nầy. (Bản nhạc “Suy tôn Ngô tổng thống” do Thanh Nam đặt lời, Ngọc Bích phổ nhạc.)

Sau khi củng cố được địa vị, trong công việc cai trị, tổng thống Diệm chỉ tin tưởng và trọng dụng những người trong gia đình, những đảng viên Cần Lao và những thủ hạ thân tín chung quanh gia đình của ông. (Vĩnh Phúc, Những huyền thoại & sự thật về chế độ Ngô Đình Diệm, California: Nxb. Văn Nghệ, 1998, tr. 24.) Ngoài ra, “Sau khi đã vững chỗ ngồi, ông [Diệm] quay qua thanh toán những người đã từng sát cánh với ông, đã từng phò tá ông trong những lúc hoạn nạn khó khăn…” (Vĩnh Phúc, sđd. tr. 446), nên nhân tài lần lượt tránh xa ông Diệm, nếu không bị ông thanh toán.

Thứ ba, lúc đó dân chúng than phiền về nạn tham nhũng và lạm quyền của một số viên chức chính phủ hay đảng viên Cần Lao, càng ngày càng gia tăng, làm tổn hại đến uy tín chính trị của chế độ Diệm. Sách hồi ký của các tướng lãnh hay các nhân vật chính trị đương thời đều đề cập đến nạn tham nhũng thời kỳ nầy. (Ví dụ: các sách của Đỗ Thọ, Trần Văn Đôn, Nguyễn Trân, Nguyễn Bá Cẩn …) Tham nhũng thời ông Diệm còn giới hạn chứ không tràn lan như cộng sản ngày nay.

Quốc hội lập pháp khóa 2 được bầu ngày 30-8-1959. Cũng như quốc hội khóa trước, đại đa số đắc cử đều thân chính quyền. Tại Sài Gòn, Nguyễn Trân đắc cử ở quận I và Phan Quang Đán đắc cử ở quận II, nhưng cả hai đều bị “Ủy ban hợp thức hóa” của Quốc hội loại bỏ, vì cho rằng các ông vi phạm luật bầu cử. Ai cũng biết ông Diệm sử dụng Ủy ban hợp thức hóa của Quốc hội để loại bỏ những nhân vật đối lập. (Đoàn Thêm, 1945-1964, Việc từng ngày, Hai mươi năm qua, California: Xuân Thu tái bản, tr. 260.)

Chính phủ Diệm kiếm cách ngăn chận đối lập chính trị, nhưng cũng không cản được 18 chính khách trong Ủy Ban Tiến Bộ và Tự Do, hội họp tại khách sạn Caravelle ở Sài Gòn ngày 26-4-1960, cùng ký kháng thư công khai phản đối chế độ Diệm. Kháng thư nầy thường được gọi là “Tuyên ngôn Caravelle”, phản đối việc kiểm soát báo chí, tố cáo nạn bè phái và yêu cầu tổng thống Diệm nới rộng chính phủ, tái lập các quyền tự do căn bản. (Nguyễn Trân, Công và tội, những sự thật lịch sử, California: Nxb. Xuân Thu , 1992, tr. 324.)  Mười tám người nầy là (theo thứ tự A, B, C, họ, chữ lót, tên): Hồ Văn Vui (linh mục), Huỳnh Kim Hữu, Lê Ngọc Chấn, Lê Quang Luật, Lương Trọng Tường, Nguyễn Lưu Viên, Nguyễn Tăng Nguyên, Nguyễn Tiến Hỷ, Phạm Hữu Chương, Phan Huy Quát, Phan Khắc Sửu, Tạ Chương Phùng, Trần Lê Chất, Trần Văn Đỗ, Trần Văn Hương, Trần Văn Lý, Trần Văn Tuyên, Trần Văn Văn. (Trần Văn Đôn, Việt Nam nhân chứng, California: Nxb. Xuân Thu, 1989,  tt. 168-169.) Mười tám chính khách nầy thuộc nhiều tôn giáo khác nhau và có nhiều người đã từng giúp đỡ hay cộng tác với ông Diệm.

Các nhân sĩ ký tên vào bản “Tuyên ngôn Caravelle” không bị chính phủ Diệm bắt giam, một phần vì các nhân sĩ nầy uy tín khá lớn, thuộc nhiều thành phần xã hội, tôn giáo và chính trị, kể cả một số đã từng cộng tác với ông Diệm, và một phần khác vì áp lực của Tòa đại sứ Hoa Kỳ.

Lúc đó, về phía Hoa Kỳ, tòa đại sứ ngầm yêu cầu chính phủ Diệm tìm cách cải cách chính trị.  Có lần đại sứ Elbridge Durbrow thúc đẩy tổng thống Diệm nên gởi cố vấn Ngô Đình Nhu ra nước ngoài, nhưng tổng thống Diệm không nghe theo những yêu cầu về phía Hoa Kỳ.  (Thomas L. Ahern Jr., CIA and the House of Ngo, tr. 138.)

Để đáp ứng tình thế mới, tổng thống Diệm cải tổ chính phủ ngày 18-10-1960, không nới rộng mà chỉ thay đổi các chức vụ sau: bộ trưởng Quốc phòng: Nguyễn Đình Thuần thay Trần Trung Dung; bộ trưởng Nội vụ: Bùi Văn Lương thay Lâm Lễ Trinh; bộ trưởng Tư pháp: Nguyễn Văn Lượng thay Nguyễn Văn Sĩ.

Một biến chuyển quốc tế ảnh hưởng nhiều đến nền chính trị Việt Nam là vào ngày 8-11-1960, trong cuộc tranh cử ở Hoa Kỳ, thượng nghị sĩ John F. Kennedy, ứng cử viên đảng Dân Chủ, đắc cử tổng thống Hoa Kỳ, đánh bại ứng cử viên của đảng Cộng Hòa là Richard Nixon. Nixon nguyên là phó tổng thống trong chính phủ Dwight David Eisenhower (tổng thống hai nhiệm kỳ1953-1961). Thay đổi tổng thống mới theo chính đảng đối lập ở Hoa Kỳ, báo hiệu chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ trên thế giới nói chung và về Việt Nam nói riêng sẽ có những thay đổi mới.

2.-   DIỄN TIẾN CUỘC ĐẢO CHÁNH

Cuộc đảo chánh ngày 11-11-1960 do một nhóm sĩ quan cấp tá lãnh đạo.  Các nhân vật chính trong binh biến nầy là các trung tá Nguyễn Triệu Hồng, Vương Văn Đông, đại tá Nguyễn Chánh Thi (tư lịnh Lữ đoàn Nhảy dù), và các thiếu tá Phan Trọng Chinh, Phạm Văn Liễu…

Theo Nguyễn Chánh Thi, thì chính ông ta là người chủ xướng cuộc đảo chánh. (Nguyễn Chánh Thi, Việt Nam: một trời tâm sự, California: Nxb. Xuân Thu, 1987, tr. 115.)  Tuy nhiên, theo luật sư Hoàng Cơ Thụy, hai trung tá Nguyễn Triệu Hồng và Vương Văn Đông (tùng sự tại Đại học Quân sự Sài Gòn) mới là những người chủ xướng cuộc đảo chánh ngày 11-11-1960 và đại tá Nguyễn Chánh Thi hợp tác vào giờ chót. (Hoàng Cơ Thụy, Việt sử khảo luận, cuốn 5, Paris: Nam Á, 2002, tr. 2824.)  Hoàng Cơ Thụy còn trưng ra bản cáo trạng của chính phủ Diệm sau khi cuộc đảo chánh thất bại, theo đó Vương Văn Đông và Nguyễn Triệu Hồng chủ xướng và ép Nguyễn Chánh Thi phải hợp tác.

Nhân vật chính về phía dân sự tham gia vào biến cố nầy lúc đầu là luật sư Hoàng Cơ Thụy.  Trong cuộc họp tại nhà Hoàng Cơ Thụy vào đêm trước ngày đảo chánh, có một nhân viên CIA tên là George Carver.  Về mặt nổi, Carver là một nhân viên USOM. (Vĩnh Phúc, sđd. tr. 264-265.)

Lực lượng đảo chánh gồm 4 tiểu đoàn Nhảy dù (1, 3, 4, và 8) và Liên đoàn Biệt động quân.  Sáng ngày 11-11-1960, khoảng 3G:30, nhóm đảo chánh bao vây dinh Độc Lập và chiếm nhà Bưu điện Sài Gòn.  Viên sĩ quan phụ trách việc phá hệ thống điện thoại Sở Bưu điện thiếu hiểu biết chuyên môn, không phá được hệ thống khẩn cấp đặt dưới hầm nhà Bưu điện, nên từ dinh Độc Lập, nơi tổng thống ở và làm việc, tổng thống vẫn liên lạc được với bên ngoài. (Vĩnh Phúc, sđd. tr 266.)

Lực lượng đảo chánh tấn công thành Cộng Hòa (trên đường Thống Nhất, gần Thảo cầm viên tức Sở thú), nhưng Liên binh Phòng vệ Phủ tổng thống đóng ở đây, chống trả mãnh liệt.

Cho đến 5G:00 sáng ngày 11-11, phía đảo chánh chiếm được các vị trí sau đây:  Bộ tổng tham mưu Quân đội VNCH (gần Tân Sơn Nhất), Căn cứ không quân Tân Sơn Nhất, Nha tổng giám đốc Cảnh sát Quốc gia và Nha Cảnh sát đô thành (lúc đó ở vùng đường Nguyễn Cư Trinh -Võ Tánh), Bộ Tư lệnh Quân khu thủ đô (lúc đó ở Hòa Hưng) và bắt giam tư lệnh quân khu là trung tướng Thái Quang Hoàng.  Trong khoảng thời gian nầy (5G:00 sáng), một sĩ quan chỉ huy cuộc đảo chánh là trung tá Nguyễn Triệu Hồng bị tử thương ở gần dinh Độc Lập.

Lúc đó, trong Dinh Độc Lập, ngoài tổng thống Diệm, gia đình Ngô Đình Nhu, còn có Võ Văn Hải, chánh văn phòng tổng thống và đại úy Bằng, sĩ quan cận vệ, cùng bộ phận quân đội phòng thủ. (Hoàng Cơ Thụy, sđd. tr. 2843.)  Quân đảo chánh tìm bắt thiếu tướng Nguyễn Khánh, nhưng trước đó vài tuần, Nguyễn Khánh đã dọn đến một ngôi nhà mới, nên phe đảo chánh không biết.  Khi nghe súng nổ, Nguyễn Khánh kiếm cách trốn vào dinh Độc Lập lúc 3G:30 sáng. (Mark Moyar, Triumph Forsaken, the Vietnam War, 1954-1965, Cambridge: Cambridge University Press, 2006, tr. 110.)

Khoảng 8G:30 sáng 11-11-1960, Đài phát thanh Sài Gòn phát đi nhật lệnh của đại tá Nguyễn Chánh Thi, tự xưng là tổng tư lệnh quân đội cách mạng, gởi tướng lãnh, sĩ quan, hạ sĩ quan và binh lính, tố cáo nặng nề chính phủ Ngô Đình Diệm và kêu gọi quân đội hoàn thành nhiệm vụ cứu nước.

Trong khi đó, về phía chính phủ, tổng thống Diệm giao cho Võ Văn Hải, chánh văn phòng phủ tổng thống, nhiệm vụ liên lạc và nói chuyện với nhóm đảo chánh.  Khoảng trước 9 giờ sáng ngày 11-11-1960, ông Hải gặp Nguyễn Chánh Thi, rồi gặp Vương Văn Đông.  Ông Đông đồng ý điều đình, nhưng yêu cầu tổng thống Diệm phải từ chức và “Hội đồng Cách mạng” sẽ bảo đảm an ninh cho gia đình ông Diệm ra nước ngoài. (Hoàng Cơ Thụy, sđd. tr. 2847.)

Trong dinh Độc Lập, từ sau 10 giờ sáng, tổng thống Diệm dùng hệ thống vô tuyến riêng, đọc lời kêu gọi các lực lượng trung thành với chính phủ đem quân về thủ đô dẹp cuộc đảo chánh, cứ khoảng 5 phút phát một lần. (Nguyễn Chánh Thi, sđd. tr. 131.)  Nguyên văn điện văn như sau: “Đây là Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa, ra lệnh cho Bộ chỉ huy các Quân khu:  Đêm nay hồi 3 giờ sáng, một số sĩ quan trung cấp đã bội phản và phỉnh gạt binh sĩ để mưu đảo chánh tại Thủ đô.  Hiện giờ Tổng tham mưu và Quân khu Thủ đô tạm thời gián đoạn liên lạc, một số sĩ quan cao cấp cũng mất liên lạc.  Vậy các Tư lệnh Quân khu phải bình tĩnh và tự vệ cẩn mật để chờ lệnh của sĩ quan liên lạc Phủ tổng thống.  Đại tá Trần Thiện Khiêm, Quân khu 5, phải cho đoàn Thiết giáp Mỹ Tho lên ngay đậu tại Phú Lâm chờ lệnh, và đại tá Trần Thiện Khiêm lấy một tiểu đoàn lên ngay tại Phú Lâm đợi lệnh.” (Trích: Nguyễn Chánh Thi, sđd. tr. 131.)

Võ Văn Hải làm con thoi liên lạc giữa dinh Độc Lập và nhóm sĩ quan đảo chánh.  Sau khi ông Hải gặp Vương Văn Đông lần thứ 3 tại nhà trung tướng Dương Văn Minh, lúc 12G:30 ngày 11-11-1960, Vương Văn Đông điện thoại và nói chuyện trực tiếp với tổng thống Diệm.  Tổng thống Diệm báo cho ông Đông biết là muốn cải tổ chính phủ thì phải theo thể thức hợp pháp, tức phải thông qua Quốc hội, nhưng ông Đông vẫn nhất quyết đòi tổng thống phải từ chức. (Hoàng Cơ Thụy, sđd. tt. 2849-2850.)

Chiều 11-11-1960, Võ Văn Hải gặp Vương Văn Đông lần thứ tư tại nhà tướng Lionel C. McGarr,  người mới thay tướng Williams đứng đầu đoàn cố vấn quân sự Hoa Kỳ.  Ông Hải đưa ra giải pháp dung hòa là lưu giữ tổng thống Diệm và giải tán chính phủ, chỉ định một thủ tướng mới nhằm thành lập chính phủ lâm thời.  Trung tá Vương Văn Đông đồng ý, nhưng yêu cầu tổng thống Diệm chính thức tuyên bố giải tán chính phủ.

Tối hôm đó, lúc 8 giờ tối 11-11-1960, tổng thống Diệm điện thoại cho đại tướng Lê Văn Tỵ, giao cho ông Tỵ trách nhiệm lập chính phủ quân nhân.  Đại tướng Lê Văn Tỵ công bố trên Đài phát thanh một bản nhật lệnh lúc 9 giờ tối 11-11-1960, gồm ba điểm chính, nguyên văn như sau: “Sĩ quan, Hạ sĩ quan và Binh sĩ Quân đội Việt Nam Cộng Hòa,/ Giữa lúc cuộc chính biến nghiêm trọng diễn ra tại Thủ đô, hôm nay tôi đã hội đàm với Tổng thống Ngô Đình Diệm và đã đi đến những thỏa thuận sau đây để duy trì sự đoàn kết của Quân đội: 1) Tổng thống đồng ý giải tán chính phủ hiện tại sau khi đã thảo luận về vấn đề quốc sự với Ủy ban Cách mạng.  2) Với sự đồng ý của Ủy ban Cách mạng, Tổng thống ủy thác cho một số sĩ quan trong Quân đội Việt Nam Cộng Hòa trách nhiệm thành lập một chánh phủ quân nhân lâm thời.  Chánh phủ nầy tiếp tục cuộc chiến đấu chống Cộng sản để bảo vệ Tổ quốc.  3) Ngay sau khi nhận được lệnh nầy, tất cả các đơn vị phải lập tức ngưng bắn, tiếp tục hoạt động trở lại và phải luôn luôn bình tĩnh đề cao cảnh giác đề phòng sự phá hoại của Việt Cộng.  KBC 4002, ngày 12 thánh 11 năm 1960 / Đại tướng Lê Văn Tỵ/ Tổng tham mưu trưởng QĐ/ VNCH.” (Trích: Nguyễn Chánh Thi, sđd. tt. 144-145.)

Đến 6G:20 sáng 12-11-1960, bản “Tuyên cáo của tổng thống Việt Nam Cộng Hòa” được đưa lên Đài phát thanh do tổng thống Diệm đọc. (Mark Moyar, sđd. tr. 112.)  Nguyên văn bản tuyên cáo như sau: “Quốc dân đồng bào,/ Tiếp theo cuộc nổi dậy tại Thủ đô tối nay, để cho Quân đội chúng ta được toàn vẹn trong cuộc chiến đấu chống cộng, Tôi, Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa, đã quyết định giải tán Chính phủ hiện thời.  Tôi kêu gọi các Tướng lãnh Quân đội Việt Nam Cộng Hòa thành lập một Chánh phủ Lâm thời để có thể chiến đấu chống cộng và bảo vệ xứ sở. Đồng thời tôi sẽ phối hợp với Hội đồng Cách mạng thành lập một chánh phủ Liên hiệp.  Để tránh đổ máu và trấn an dân chúng, tôi ra lệnh Hội đồng các tướng lãnh tìm tất cả các phương pháp thích nghi chấm dứt mọi cuộc tuyên truyền xuyên tạc và ngưng bắn./ Ngô Đình Diệm.” (Trích: Hoàng Cơ Thụy, sđd. tr. 2855.)

Trong khi đó, đại tá Trần Thiện Khiêm đem quân Sư đoàn 7 từ Mỹ Tho và đại tá Huỳnh Văn Cao đưa quân Sư đoàn 5 từ Biên Hòa về thủ đô cứu viện, đến Sài Gòn sáng 12-11.  Lực lượng đảo chánh bắt đầu nao núng.  Vào buổi chiều, các tiểu đoàn Nhảy dù rút lui dần dần.  Quân trung thành với chính phủ Diệm làm chủ tình thế.

Trước khi phi trường Tân Sơn Nhất được quân chính phủ kiểm soát trở lại khoảng trưa ngày 12-11-1960, các sĩ quan đảo chánh dùng phi cơ C-47 rời khỏi Việt Nam, bắt theo trung tướng Thái Quang Hoàng làm con tin.  Qua Cao Miên, trung tướng Hoàng xin trở về Việt Nam, và được Miên trả về Việt Nam ngày 15-11-1960. (Đoàn Thêm, sđd. tr. 283.)

Khoảng 6 giờ chiều ngày 12-11-1960, tổng thống Diệm tuyên bố trên đài phát thanh rằng chính phủ đã dẹp yên quân phiến loạn, hứa “sẽ tiếp tục phục vụ đất nước và dân tộc theo đường lối Cộng Hòa và Nhân vị...” (Chính Đạo, Việt Nam niên biểu, tập I-C, Houston: Nxb. Văn Hóa: 2000, tr. 194.)  Ngày 15-11-1960, tổng thống Diệm thành lập Uỷ ban điều tra về cuộc đảo chánh 11-11-1960, do thiếu tá Trần Khắc Kính cầm đầu.  Uỷ ban nầy làm việc đến cuối tháng 3-1961, thì hoàn tất hồ sơ.

3.-   HẬU QUẢ CUỘC ĐẢO CHÁNH

Sau cuộc binh biến, chính phủ bắt giữ nhiều nhà chính trị đối lập như Phan Quang Đán, Phan Khắc Sửu, Vũ Hồng Khanh, Phan Bá Cầm, Bùi Lương, Trần Văn Tuyên, Nguyễn Xuân Chữ, Đinh Xuân Quảng, Nguyễn Thành Phương, Nguyễn Thành Vinh, Trương Bảo Sơn, Lê Ngọc Chấn … vì liên hệ đến binh biến.  Trong số nầy, một số người trước đây đã ký vào “Tuyên ngôn Caravelle” ngày 26-4-1960.   Trần Văn Hương bị bắt ngày 12-11-1960, nhưng được thả trong vài tuần. (Hoàng Cơ Thụy, sđd., tr. 2866.)  Nhất Linh Nguyễn Tường Tam bị bắt rồi được thả về.

Theo tác giả Nguyễn Tường Thiết (con của Nhất Linh), trong bài “Sự thật về cái chết của Nhất Linh”, nhật báo Người Việt, California ngày 1-2-2012, thì Nhất Linh biết trước cuộc đảo chánh sẽ xảy ra, nhưng Nhất Linh không tham gia và không liên hệ đến cuộc đảo chánh, nên chính quyền Diệm thả Nhất Linh. Theo Vĩnh Phúc, sđd. tt. 220-224, Nhất Linh Nguyễn Tường Tam vào tỵ nạn trong Tòa đại sứ Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan) ở Sài Gòn.  (Nhất Linh quen biết với các lãnh tụ Trung Hoa Quốc Dân Đảng khi hoạt động ở Trung Hoa.)  Đại sứ Vương Tử Kiện nhờ một linh mục Dòng Tên (Jésuite) người Bỉ trình bày với tổng thống Diệm.  Tổng thống Diệm chuyển qua ông Nhu.  Ông Nhu giao cho Trần Kim Tuyến.  Ông Tuyến bảo lãnh với đại sứ Đài Loan.  Tòa đại sứ Đài Loan giao Nhất Linh cho Công an Việt Nam.  Nhất Linh bị giữ hai ngày, làm thủ tục rồi được thả về. Vĩnh Phúc dựa theo tài liệu của Trần Kim Tuyến.

Một nhân vật dân sự quan trọng trong cuộc binh biến ngày 11-11-1960 là Hoàng Cơ Thụy nhờ người Mỹ sắp đặt, giúp ông trốn thoát ra nước ngoài. (Mark Moyar, sđd., tr. 114.)  Trong sách Việt sử khảo luận cuốn 5, Hoàng Cơ Thụy cho biết ông lưu vong từ 4-12-1960 đến ngày 20-11-1963 mới trở về sau khi chính phủ Diệm sụp đổ, nhưng không cho biết nơi lưu vong.  Có tài liệu cho rằng ông Thụy trốn vào Tòa đại sứ Mỹ, qua Phi Luật Tân, rồi qua Nhật Bản.

Số thiệt hại nhân mạng trong cuộc đảo chánh ngày 11-11-1960 là: 20 thường dân và 23 quân nhân thiệt mạng, trong đó có trung tá Nguyễn Triệu Hồng; số bị thương khoảng 54 thường dân và 214 quân nhân. (Đoàn Thêm, sđd. tr. 283.)

Về phương diện chính trị, trong thời gian quân đảo chánh làm chủ Đài phát thanh, chính phủ Diệm bị chỉ trích nặng nề. Trên đài Phát thanh, những sai lầm của chính phủ lâu nay bưng bít, nay có cơ hội được đưa ra ánh sáng và truyền đi công khai khắp nước.

Trong khi thương thuyết với phe đảo chánh, tổng thống Diệm công khai hứa trên đài phát thanh sẽ giải tán chính phủ, thành lập chính phủ lâm thời, nhưng khi lật ngược được tình thế, ông Diệm không giữ lời hứa, quay qua đàn áp những người đảo chánh và các nhóm đối lập mạnh mẽ hơn.  Tổng thống, kiêm nhiệm tổng tư lệnh quân đội VNCH, còn hứa hẹn với đại tướng tổng tham mưu trưởng để ông nầy ra nhật lệnh trấn an các sĩ quan đảo chánh.  Vì nghe lời thượng cấp, các sĩ quan nầy bị đàn áp.  Dân chúng và quân đội nghĩ gì về việc nầy?  Lúc đó dưới quyền lực của chế độ Diệm, không ai dám nói ra, nhưng sự thất hứa của tổng thống đã phải trả giá ba năm sau:  Khi đảo chánh bùng nổ trưa ngày 1-11-1963, từ dinh Gia Long, tổng thống Diệm điện thoại cho trung tướng Trần Văn Đôn trong nhóm đảo chánh lúc 3G.30 chiều hôm đó, hỏi lý do động binh và yêu cầu các tướng đảo chánh đến dinh Gia Long điều đình, nhưng phía đảo chánh không chấp thuận, vì sợ bị sập bẫy như cuộc đảo chánh ngày 11-11-1960. (Mark Moyar, sđd., tr. 268.)

KẾT LUẬN

Như thế, tổng thống Ngô Đình Diệm gặp nhiều chống đối vào khoảng cuối nhiệm kỳ đầu; những người tài giỏi giúp ông Diệm lần lượt tránh xa ông; những bất mãn về nạn tham ô của các quan chức; và nhất là sự chống đối của những đảng phái đối lập và những nhà bất đồng chính kiến.

Thông thường, một chế độ không chấp nhận bất đồng chính kiến, tiêu diệt đối lập chính trị, thì giới đối lập chính trị bị dồn vào thế phải hoạt động bí mật và vì sự sống còn của chính mình, kiếm cách lật đổ chế độ để tự giải thoát.  Trong giai đoạn 1954-1955, Ngô Đình Diệm đã từng nhờ đại tá CIA Mỹ là Edward G. Lansdale để ổn định tình hình, thì lần nầy các sĩ quan đảo chánh cũng nhờ người Mỹ, tạo cơ hội cho người Mỹ can thiệp vào chuyện nội bộ VNCH.

Như thế, có thể nói cuộc đảo chánh ngày 11-11-1960 là tiếng chuông báo động công khai cho chế độ Diệm về những phản đối tiềm tàng trong các tầng lớp dân chúng khác nhau, nhưng rất tiếc sau khi dẹp yên cuộc đảo chánh, tổng thống Diệm chẳng mấy quan tâm đến tiếng chuông báo động nầy.  Phải chăng vì vậy mà cuối cùng chế độ Diệm kết thúc một cách bi thảm năm 1963?

TRẦN GIA PHỤNG

(Toronto, 01-11-2012)

Đàn Chim Việt

 

730 Phản hồi cho “Cuộc đảo chánh ngày 11-11-1960”

  1. Nói lại cho rõ says:

    Mấy người cờ vàng nói:

    - Nếu ông Ngô Đình Diệm không chết, VNCH chưa chắc thua
    - Nếu Mỹ không tháo chạy sớm, VNCH chưa chắc thua
    - Nếu mấy người chóp bu không hèn nhát, VNCH chưa chắc thua
    - Nếu dân quân cán chính dũng cảm hơn, VNCH chưa chắc thua
    - Nếu không bị mấy người ăn cơm quốc gia đâm sau lưng, VNCH chưa chắc thua

    Chuyện thắng thua bây giờ quan trọng gì đâu, chẳng ai mà mài mấy cái đó ra ăn được, dú sao cách lý giải trên đây được lặp đi lặp lại nhiều lần trong các ý kiến của dân cờ vàng, cần tập hợp lại để hình dung dễ dàng.

    • Tien Ngu says:

      Chuyện, thấy rỏ ràng…

      Cò mồi cứ nà…nập đi nập nại, ý khoe rằng chúng….ngon lành nên mới thắng trong cuộc chiến giữa tự do và cộng sản…

      Mắc cười quá.

      Người dân tự do miền nam VN, sau cuộc chiến, ai ngu nhất cũng đã thấy rỏ rằng,

      Miền Nam tự do có Mỹ chống lưng, miền Bắc cs có Nga Cộng, Tàu Cộng, Tiệp Khắc, Đông Đức, Hungary, Lỗ ma Ní, vân vân…, bơm vũ khí nhân lực, lương thực tới bến, maximum…

      Thế như trước khi Mỹ bắt tay với Trung Cộng, vũ lhí lực lượng Nam Bắc còn tương đương, lần nào Bắc Cộng nhào vô, cũng…ôm đầu máu chạy về cả. Mậu Thân, 1972, thấy rỏ ràng…

      Cho đến 1973, Mỹ…vọt, miền Nam không còn được tiếp viện vũ khí nữa, zero viện trợ từ phía Mỹ. Bắc Cộng khi đó thì cả khối Cộng còn…bơm đều đều,

      Hỡi ơi, thử hỏi…củ cải sao cự lại được…dại pháo, AK, B40? Xăng dầu đâu nữa mà…chơi bền với lũ Cộng?

      Cộng thắng được VNCH trong cái tình thế đó, chúng cho rằng chúng rất….bảnh. Khoe, hát nghe muốn….điếc con rái. Lên giọng dạy đời, quãn giáo, đình cao trí tuệ….hầm bà lằn…

      Tưởng sao, rốt cuộc cũng….đi ăn mày, buôn bán lao nô, sống nhờ cái…hĩm, văn minh thụt lùi….nữa thế kỷ, thua Nam Hàn ( VC gọi nà Hàn quốc để phân biệt với Triều Tiên Bắc Hàn đấy), thua cả…Camphuchia…

      Tốt lành cái con bà gì đó?

      Sau này, khối Cộng…đi đứt, VC hoãng hồn, mở cửa ra kiếm chuyện mần ăn, trã lại ruộng vườn cho dân cày cấy, nới rộng buôn bán tư doanh, mới có cái ăn lai rai. biết chơi chút chút….

      Lại lên mặt….láo. Nổ nghe muốn bể…làng. Tội nghiệp quá?

      Bây giờ, biết học khôn chút đỉnh, biết chủ nghĩa cs là chủ nghĩa….phong thần bán bánh kẹp, thay vì xin lỗi bà con, tư bỏ cộng sản, dẹp mẹ nó lá cờ con của Trung Cộng cho dân…hồ hỡi mà hợp tác đi lên, Vc lại tung cò mồi tiếp tục…láo, khoã lấp cái ngu đã đưa người Việt cùng nhau xuống hố gần một thế kỷ dài….

      Dân Việt, máng cái hoạ giặc Cộng này, đúng là…xui tận mạng.

  2. Ý tưởng hay says:

    “Xin các bạn nhớ lại việc nhà cầm quyền nhiều năm nay cấm sản xuất, tang trữ và đốt pháo. Lý do chính của việc này là vì họ rất sợ tiếng nổ”
    Tạ Nhất Linh

  3. An Truong says:

    PBS
    http://www.pbs.org/wgbh/americanexperience/features/general-article/jfk-foreign/
    In the fall of 1963 American efforts to build a democratic firewall against Communism in South Vietnam were failing. The country’s president, Ngo Dinh Diem, ran the nation like a fiefdom…
    He consolidated power among his family members and refused to share power with local leaders. A Catholic, Diem oppressed the Buddhists who made up the overwhelming majority of South Vietnam’s population…
    DỊCH:
    Vào mùa thu 1963, nỗ lực Hoa Kỳ xây dựng bức tường ngăn chủ nghĩa cộng sản ở Nam VN đang thất bại. Tổng Thống VNCH Ngô Đình Diệm điều hành đất nước y như lãnh chúa thời trung cổ…
    Ông củng cố quyền lực cho người trong gia đình, và từ chối chia sẻ quyền lực với các lãnh tụ địa phương. Là tín đồ Công giáo, ông Diệm đàn áp các Phật tử, khối đại đa số trong dân số Nam VN…

    • Tien Ngu says:

      Ủa, cái còm của Tiên Ngu cho cái…vụ này, sao không thấy lên vậy cà?

      Có cái gì không đúng vậy, chị Hồng?

      Chuyện các Prof. Mỹ bơm Kenedy, nói xấu Diệm, bộ…trật sao?

      Các anh diếm mắt hí, thấy idea Mỹ nào phù hợp với cái lòng bất lương của chúng, là mang ra khoe…kiến thức. tiên Ngu vạch trần…vụ việc, ý đồ bất lương này, tưỡng không có chi là…vô đạo.

      History Professor Mỹ nói láo ngày nay, năm xưa chúng là sinh viên phãn chiến, xuống đường hổ trợ cộng sản. Chúng phải tiếp tục…láo, khéo léo, để có thể ngẫn mặt nhìn đời.

      Làn sóng thuyền nhân tị nạn cs sau 1975, đám sinh viên phãn chiến Mỹ năm xưa cũng đã thành đạt, chúng…thiệp, lặn mất trên chính trường….tạm thời. nay dư luận lắng dịu, hơi…lãng quên, chúng bắt đầu lên tiếng….dành chính nghĩa. Lũ diếm VN, theo đó mà…tiếp tục láo.

      Có cái gì sai đâu?

  4. Người Hà nội says:

    Ô hô, tôi chỉ chép lại lời của mấy người trên diễn đàn này mà thôi, chứ đâu có sáng tác ra những lời vàng ý ngọc vậy, rằng là nếu…. thì ….. Ngay trong bài này chẳng có ai đó nói, nếu ông Diệm hổng có chết thì đâu có ngày 30/4? còn mấy cái chữ nếu khác, mọi người tìm đọc sẽ thấy đầy đủ.
    Ấy vậy mà có mấy vị khi đọc lại mấy lời đó lại cứ dẫy lên như bị ai bóp cổ vậy, có tên lại bành cổ ra chửi bậy như loài rắn độc, đó là thái độ của người hạ đẳng cả về kiến thức lẫn nhân cách. Không bao giờ chửi bậy như loài thú mà lại được người tử tế coi trọng!

    • Lão Trượng says:

      Kẻ bị coi là dại dột là ở chỗ đó!

      Chép lại những lời hay ý đẹp thì như người trồng thêm những bông hoa thơm tho tươi tốt để làm đẹp diễn đàn, bà con sẽ yêu mến, vỗ tay khen ngợi là người có trí, có lòng.

      Ngược lại, chép những lời gian dối, khích động hận thù tôn giáo, hoặc vô văn hoá, thì bị thiên hạ chửi cho cũng là phải thôi!

    • Tien Ngu says:

      Đúng đúng…

      Cò mồi VC luôn là….người nịch sự không hè. Chúng được đào tạo rất có…bài bản, trăm năm trồng người. Thành ra toàn nà….đỉnh cao của trí tuệ. Nói năng, viết lách rất nà…có giáo dục.

      Còn lũ….phãn động như Tiên Ngu chẳng hạn nà vô cùng….vô văn hoá, hạ đẳng, rắn độc…

      Hay nghe. Anh cò mồi nào cũng vậy, tự sướng một cách….tỉnh rụi. Thần kinh ngượng bị…thiến mẹ nó rồi, có biết xấu hổ nà gì đâu…

      Thấy thương quá.

  5. Người Hà lội says:

    Người Hà lội nghĩ sao? cứ nghe lời Bác xúi dại đem quân giải phóng miền nam để cúu nhân dân khỏi ách nô lệ đế quốc Mỹ, nay lại quì gối xin tiền bọn Mỹ ngụy, xin tiền khúc ruột ngàn dặm, đánh nhau thì có hay ho gì mà khoe, đem quân vào miền nam đánh nhau chết bao nhiêu người để tiến lên xã hôi chủ nghĩa, bây giờ caí xã hội chủ nghĩa chết đói đã sai bét mẹ nó rôi (đến Liên sô cũng phải bỏ), lại phải quay trở lại Tư bản chủ nghĩa.
    Đổ bao nhiêu xương máu nhân dân để đánh đuổi đế quốc Mỹ bây giờ lại lạy lục đế quốc Mỹ xin đô la Mỹ, xin cơm thừa canh cặn của Mỹ…. thế thì có hay gì không người Hà lội?
    NHN

    • taquangduy says:

      Có đấy, đồ học dốt còn bày đặt. Đúng là đang nói ở đâu vậy, đang làm người ở thế gian mà nói mơ màng đâu xa vậy ( Chắc là tại vì “says” nhiều phải không??? ). Xin vui lòng cho hỏi bạn: “Hà lội” là ở đâu vậy, có lẽ chỗ đó ngày xưa có con sông (tiếng Hán- Việt: “Hà” là “sông” đó, biết chưa vậy? ) biết lội nước phải không bạn???… có gần “Hà Nội” lắm không? Nếu mà gần, xin vui lòng đi học tiếng Việt rồi nói nhưng đừng có “say” trong khi nói, dù “kẻ say nói thật” nhưng chắc chắn “nói dài, nói dai, nói dại” còn không nói dài lại trở thành kẻ ngu đần, mộng mị, phê phê, sống ở mặt đất mà có tên trong sổ hỏa ngục rồi đó. Cám ơn nhiều. CHÚA chúc lành các bạn.

      • quang phan says:

        Không đọc ý kiến ngày 11/11 của hà nội thì làm sao hiểu được tại sao hà lội lại dùng nick hà lội . Thiệt là đáng nực cười. Mình dốt lại chệ người dốt !

        Lại nữa, Hà lội cũng là cái tên mà báo chí trong và ngoài nước mai mia đặt cho Hà nội thường bị lụt lội thê thảm trong những năm qua.

        Kịp hiểu không ?

    • NGÀN KHƠI says:

      BÁC

      Bác yêu chủ nghĩa vạn lần
      Nghĩ rằng nó đẹp cho dân mình nhiều
      Vả chăng đã có Liên Xô
      Còn thêm Trung Quốc lẽ nào hoài nghi
      Nên thôi mặc kệ thị phi
      Một lòng quyết chí phải vì núi sông
      Biết dân không thích cờ hồng
      Nên hô giải phóng thì dân mới mùi
      Bây giờ mọi việc đã rồi
      Ích gì ngồi tiếc cũng thời hay chi
      Cứ coi Bác đã ra đi
      Vậy nên mọi việc cứ thì ta xoay
      Câng gì phảii nghĩ đông tây
      Cần gì trách Bác những ngày xa xưa …

      NON NGÀN
      (13/12/12)

    • Người Hà nội says:

      Bạn thân mến, tôi không tranh luận với bạn ở đoạn đầu của bạn nói, cái đó thuộc về quá khứ, chuyện đó dành cho mấy bác vẫn hay ý kiến, quả thật các bác đó nhiều kiến thực và thực tế hơn.
      Bạn nói bây giờ VN phải đi lạy lục xin đô la mỹ, xin cơm thừa canh cặn của mỹ? chắc đó là bạn nói lấy được theo kiểu không coi người đọc là ai, không coi thực tế là gì, chứ còn người ít hiểu biết cũng thấy vị thế của VN hiện nay là khác hẳn so với cả 2 chế độ của VN ở Miền bắc cũng như ở Miền nam trước năm 1975 chứ.

      • Phạm Tăng Quốc says:

        Bạn thấy đấy, những ngôn từ tuyên truyền độc hại của CSVN “cơm thừa canh cặn của mỹ” đã in vào đầu não của một số người Việt Nam mình rồi, chừng nào mới gột rửa được?

        Khách quan mà nói, chế độ hiện giờ đã hiện nguyên hình là đám tay sai của TQ rồi. Trước 1975 Mỹ ở miền Nam, nhưng không lấy của mình một tấc đất, thước biển nào. Còn TQ không nói thì bạn cũng đã biết! Hừm.

      • quang phan says:

        ***Dưới thời cai trị của bọn Việt cộng vừa đần độn vừa chuyên ăn cắp ngân khố quốc gia, ở thế kỷ 21, Việt Nam vẫn còn phải ngửa tay nhận đón viện trợ của “đế quốc” Mỹ để xây….cầu tiêu, nhà xí !

        Hội Gates Foundation Tài Trợ Giúp Vệ Sinh VN
        (08/21/2012) –Viet Bao
        Hội từ thiện East Meets West đã được nhận 10.9 triệu đô tiền tài trợ từ hội Bill & Melinda Gates Foundation để cải thiện vệ sinh trong các vùng quê nghèo ở Việt Nam và Cam Bốt.

        Bản tin từ hội này cho biết, tình hình vệ sinh lộ thiên đã là nguyên nhân làm chết 17,000 người mỗi năm, trong đó 90% là trẻ em dưới 5 tuổi, và làm thiệt hại về kinh tế 1.2 tỷ đôla mỗi năm.

        Hiện thời có khoảng 50% hộ dân ở VN, và 80% hộ dân ở Cam Bốt, không có nơi để vệ sinh, theo thống kê của các chính phủ.

        Nhờ chương trình này, dự kiến sẽ làm lợi ích cho 1.7 triệu dân trong 344,000 hộ gia đình và 290 xã tại VN và Cam Bốt.

        ***Lợi tức đầu người của Việt Nam trong năm 2011: USD 800 (chỉ hơn Lào và Cambodia chút đỉnh). So với các nước láng giềng: Thái Lan: USD 3500, Phi luật Tân: USD 2000, Nam Dương: USD 1160, Tân gia Ba USD 30000 US$. ( Theo The Economist World, năm 2011 – p. 158, 176, 238)

        ***Theo World Bank, trong năm 2011, GDP bình quân đầu người (GDP:Tổng sản phẩm quốc nội) của Việt nam là USD 757 . Trong khi của Hoa kỳ là USD 49000, Tàu cộng USD 8500, Nam Hàn USD 32100, Thái lan USD 9500… ( Trích)

  6. Phạm Quốc Thái says:

    Ông Chưng Sơn

    Ông hỏi tôi “ông có kiến thức về sự thật lịch sử không vậy ông Thái? Ông có theo dõi những phản biện của những người phi Catô lích ở trên mạng không vậy?

    Xin thưa, kiến thức của ÔNG và của TÔI xin để cho độc giả đánh giá, kể cả những phản biện của những người phi Catholic và CS.

    Tôi luôn lắng nghe những ý kiến xây dựng và khách quan, nhưng không phí thời gian để đọc những kẻ viết nhảm hay lấy từ các trang Web chống công giáo như Giao Điểm, Sách hiếm và của CS!

    Nguyên văn góp ý của tôi với ông Từ Song như dưới đây:
    ————————————————-
    Phạm Quốc Thái says:
    09/11/2012 at 16:07

    Chống đối thì bất cứ chính quyền nào, ở đâu cũng có kẻ chống đối, không nhiều thì ít.

    Đòi hỏi ông Diệm cải tổ nhưng lại không đưa ra một ý kiến rõ nét nào. Đòi cải tổ nhưng không được trọng dụng thì cũng sinh bất mãn, nói là chỉ dùng tay chân bộ hạ!

    Không ai thảo luận với những kẻ đã làm đảo chánh, vì đảo chánh là hành động phản loạn. Phải đưa chúng ra toà án đặc biệt và nghiêm trị, nhất là trong thời kỳ chiến tranh, tiếp tay cho giặc.

    Những người chống cộng mà không có viễn kiến chính trị thì còn nguy hiểm hơn VC, vì chúng có thể núp dưới cái mũ dân chủ để phá hoại.

    Ông Diệm dù có độc tài (nếu có) cũng không thể trụ trì cha truyền con nối kiểu Bắc Hàn hay HCM được. Cũng chỉ hết nhiệm kỳ hai (1966) sẽ có cuộc bầu cử tổng thống!
    ————————————–

    Nhưng trong phần phản hồi, ông viết: “Ông có biết vụ 18 nhân sĩ Caravelle đưa kiến nghị cải tổ không??? Ông có đọc cái vụ từ chức của 4 Bộ Trưởng vì không đồng ý với lề lối cai trị của Riệm, Nhu mà từ chức không??

    Ông viết như trên nhưng lại không đưa bản kiến nghị của nhóm Caravell để mọi người biết họ đòi hỏi điểu gì ?

    Cũng nói để ông rõ, việc đòi hỏi cải tổ chính phủ không đơn giản. Nó đòi hỏi: 1) những đảng phái hoặc những người có uy tín và tâm huyết với đất nước. 2) tùy thuộc vào hoàn cảnh và tình trạng của quốc gia. 3) Phải là ước nguyện của nhân dân qua các chính đảng.

    Có nghĩa là các đảng phái phải có sinh hoạt qua các cuộc họp, đại hội đảng, trưng cầu ý kiến và đúc thành nghị quyết đảng, sau đó đệ đạt lên chính phủ. Chứ không thể khơi khơi, mấy ông rủ nhau họp nhau ở khách sạn Caravell rồi cao hứng ra tuyên ngôn, tuyên cáo, đòi hỏi chính quyền phải làm theo ý mình!

    Trong Wiki viết; “các ông Trần Văn Văn, Trần Văn Hương và Nguyễn Lưu Viên đã thảo một bản tuyên cáo kêu gọi chính quyền nên cải tổ. Sau đó, ông Trần Văn Văn đã đi thuyết phục 15 nhân sĩ khác, thuộc nhiều thuộc nhiều khuynh hướng chính trị, tôn giáo khác nhau, chống Cộng và đối lập với chính phủ.”
    http://vi.wikipedia.org/wiki/Nhóm_Caravelle

    Việc quốc gia đại sự mà 18 ông Caravell coi thường như thế ru? Như vậy mà là trí thức à? Xin lỗi, theo tôi, những kẻ hành động như trên làm trò hề, là bọn “trí ngủ”, chống gậy chứ không phải chống cộng!

    Ông thấy đó, ông Cù Huy Hà Vũ là người góp công lớn trong việc ngăn chặn nhiều dự án sai trái, đấu tranh cho việc chống chặt cây để xây khách sạn tại các công viên cây xanh, kiện thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vì đã làm sai luật để cho TQ vào khai thác bôxít ở Tây nguyên.

    Nhưng ông đã bị nhà nước bắt giam, kết án 7 năm tù với tôi danh “tuyên truyền chống nhà nước XHCNVN”. Mặc dù đã có kiến nghị với hơn một ngàn chữ ký đòi trả tự do cho ông Hà Vũ ngay lập tức, trong đó có hàng trăm giáo sư, bác sĩ, kỹ sư, nhân sĩ có uy tín, thế mà nhà nước vẫn làm ngơ.

    Đấy, ông Cù Huy Hà Vũ chỉ mới lên tiếng mà đã bị trù dập, đoạ đày như thế. Vậy chữ ký của 18 chính khứa Caravell (đòi cải tổ chính phủ) so với hơn một ngàn chữ ký bênh vực ông Hà Vũ thì có thấm thía gì?

    Còn những người đã hành động đảo chánh để lật đổ chính quyền Ngô Đình Diệm như: Phan Quang Đán, Phan Khắc Sửu, Vũ Hồng Khanh, Phan Bá Cầm, Bùi Lương, Trần Văn Tuyên, Nguyễn Xuân Chữ, Đinh Xuân Quảng, Nguyễn Thành Phương, Nguyễn Thành Vinh, Trương Bảo Sơn, Lê Ngọc Chấn … vì liên hệ đến binh biến. Trong số nầy, một số người trước đây đã ký vào “Tuyên ngôn Caravelle” ngày 26-4-1960 đã bị bắt.

    Trần Văn Hương bị bắt ngày 12-11-1960, nhưng được thả trong vài tuần. Nhất Linh Nguyễn Tường Tam bị bắt rồi được thả về”, thì hỏi; ông Diệm có hết sức nhân đạo không?

    Đến đây thì có lẽ ông đã hiểu nhóm Caravell là những ai, và ông Diệm có thực sự ác như ông và một số người đã nói?

    Ông viết nhiều lần là: “Hãy luơng thiện như một con người, người lương thiện đi trên 2 chân, đừng tiếp tục đi trên 4 chân nữa“.

    Vậy xin ông hãy tự vấn lương tâm và xem lại mình đang đi trên chân hay đang dựa vào bài viết của những kẻ chống báng ông Diệm và Catholic?

  7. tuấn thanh says:

    lâulâu lâu lâu thấy đám con chiên sủa mà muốn ói luôn
    pg không cần ân huệ từ ông diệm
    ông nội . chú tôi bị giết cha tôi phải trốn vô nam vói con ông chú
    khi bà nội tui chết cũng không dám về
    tôi là nhân chứng
    lâu lâu đám con chiên tưởng mọi người quên hết rồi nên sủa bậy sủa bạ
    nói không có lịch sử
    tụi nó không biết là loại người nào
    nếu là người vn thì ăn cơm chứ đâu có ăn bậy bạ gì đâu mà nói sai
    chỉ có loại ăn bậy bạ mới nói sai thoi

    • Tien Ngu says:

      Em này đúng nà kết quả của kiểu giáo dục….trăm năm trồng người. Tiếng Việt…hay hết phãn nghe.
      Em…lên lớp, nghe cũng phải…

    • Bút Thép VN says:

      Hừm!
      Báo cho bạn tuấn thanh biết.
      Lỗ tai của bạn đã có vấn đề!
      Không còn phân biệt được tiếng chó và tiếng người nữa rồi.
      Cần đi giải phẫu gấp!

  8. Bút Thép VN says:

    Chưng Sơn chỉ được nước cóp nhặt từ web Giao Điểm để spam, còn bản thân thì chán phèo, nghèo tư duy! Tôi đã đọc comments của cả hai ông Thái và Đại Ngàn, rõ rằng như thế mà Chưng Sơn không hiểu? Có lẽ là vì chỉ chúi đầu vào Giáo Điểm nên Chưng Sơn không mở mắt ra được?

    Nếu thế thì Miu hãy vào đây mà đọc mà nghe để hiểu này:
    http://www.youtube.com/watch?v=dEz3aUWGZLY&feature=related

  9. MÂY NGÀN says:

    DỐT NÁT

    Thằng này dốt quá trời ơi
    Thơ, vè, tưởng một, vậy thời biết chi
    Nói toàn cái giọng cu li
    Rõ thời mồn một, còn chi nữa cà
    Nó như ác quỷ sa đà
    Phun hơi rắn độc, xót xa quá chừng
    Thằng này mang nhốt vào rừng
    Để cho nó biết phận mình là ai
    Chưng sơn quả thật khôi hài
    Sao không sơn đỏ cho luôn cái đầu
    Mới là trên dưới một màu
    Chân đầu đều đỏ quả hầu giống ai
    Nói chơi chớ có thở dài
    Cần gì nói thật cái loài Chưng sơn !

    NGÀN MÂY

    • Lão Trượng says:

      Đem thơ hay mà ngâm cho những kẻ dốt nát nghe thì cũng giống như khảy đàn tai trâu, nước đổ đầu vịt!

      • GIÓ NGÀN says:

        MƯA RƠI

        Mưa rơi chẳng quản việc đời
        Dẫu nơi tốt, xấu, rơi thì cứ rơi
        Mưa rơi nhằm đến ngàn khơi
        Có đâu phân biệt nơi nào thế gian
        Cám ơn lão trượng lo toan
        Trùng khơi đã tính, mây ngàn vẫn vui …

        NGÀN SAO
        (14/11/12)

  10. THƯỢNG NGÀN says:

    DÂN TRÍ

    Việt Nam dân trí quả tồi
    Bởi vì lạc hậu đã ngoài trăm năm
    Phải đâu trong nước mà ham
    Nó mang ra cả thế gian bên ngoài
    Nó đi xứ Mỹ lạc loài
    Cũng bày dân trí cho người xót xa
    Sự tình này đúng dân ta
    Kẻ lành thì ít kẻ ma thì nhiều
    Lành thì biết đủ mọi điều
    Ma thì chỉ thứ lều hều đấy thôi
    Nhưng mà ai hiểu chuyện đời
    Trăm năm lạc hậu ấy thời do đâu ?

    VHT
    (12/12/12)

    • Lên Đời says:

      Vài Ngàn tuy chẳng catô lích
      Mà Ngàn thích càlích, càlích đít Riệm, Nhu
      Bởi Ngàn ta qúa “Đại ngu”
      Lích đít Riệm thối, ma Nhu Đã nghiền!!!
      Hề…hề…

Mục phản hồi đã đóng