WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Cuộc đảo chánh ngày 11-11-1960

1.-   TÌNH HÌNH CHUNG TRƯỚC ĐẢO CHÁNH

Sau khi thành lập năm 1955, tình hình an ninh và chính trị Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) khả quan được vài năm thì bị xáo trộn trở lại vào đầu thập niên 60, có thể vì nhiều lý do:

Thứ nhất, tại Hà Nội sau hội nghị Trung ương đảng ngày 13-5-1959 và Đại hội III đảng Lao Động (từ 5-9 đến 10-9-1960), Bắc Việt Nam (BVN) quyết định tấn công Nam Việt Nam (NVN) mà CS nói là”giải phóng” miền Nam bằng võ lực. Theo hiệu lệnh nầy, du kích cộng sản nằm vùng tại NVN từ năm 1954, hoạt động trở lại, quậy phá và tấn công khắp nơi. Miền Nam bắt đầu mất an ninh.

Thứ hai, hiến pháp VNCH ngày 26-10-1956 thừa nhận quyền tự do lập hội (điều 15), tự do nghiệp đoàn (điều 23), nhưng không đề cập đến quy chế chính đảng, quyền lập chính đảng và quyền đối lập chính trị. Chế độ Ngô Đình Diệm không chấp nhận bất đồng chính kiến và đối lập chính trị. Các đảng phái bị đánh dẹp trừ đảng Cần Lao do Ngô Đình Nhu lãnh đạo. Đảng Cần Lao là đảng duy nhất có quân ủy tức ủy ban đảng trong quân đội, ngược với truyền thống đứng ngoài các đảng phái chính trị của quân đội VNCH. Những lãnh tụ đối lập với chính quyền Diệm lần lượt bị bắt giam. (Sau nầy có một số tướng lãnh và sĩ quan gia nhập đảng phái là cá nhân bí mật vào đảng, trong khi tập thể quân đội đứng ngoài đảng.)

Ông Diệm đi vào con đường sùng bái cá nhân. Rõ nhất là ngay từ năm 1955, mỗi lần chào cờ bất cứ ở đâu, bản nhạc “Suy tôn Ngô tổng thống” đều được trình diễn tiếp ngay sau bản quốc ca.  Bài hát xưng tụng “Ngô tổng thống, Ngô tổng thống muôn năm...” Ông Diệm biết, nghe, và chứng kiến việc suy tôn mình trong các buổi lễ, mà không ra lệnh sửa sai, dẹp bỏ, nghĩa là ông Diệm đồng lòng với sự suy tôn nầy. (Bản nhạc “Suy tôn Ngô tổng thống” do Thanh Nam đặt lời, Ngọc Bích phổ nhạc.)

Sau khi củng cố được địa vị, trong công việc cai trị, tổng thống Diệm chỉ tin tưởng và trọng dụng những người trong gia đình, những đảng viên Cần Lao và những thủ hạ thân tín chung quanh gia đình của ông. (Vĩnh Phúc, Những huyền thoại & sự thật về chế độ Ngô Đình Diệm, California: Nxb. Văn Nghệ, 1998, tr. 24.) Ngoài ra, “Sau khi đã vững chỗ ngồi, ông [Diệm] quay qua thanh toán những người đã từng sát cánh với ông, đã từng phò tá ông trong những lúc hoạn nạn khó khăn…” (Vĩnh Phúc, sđd. tr. 446), nên nhân tài lần lượt tránh xa ông Diệm, nếu không bị ông thanh toán.

Thứ ba, lúc đó dân chúng than phiền về nạn tham nhũng và lạm quyền của một số viên chức chính phủ hay đảng viên Cần Lao, càng ngày càng gia tăng, làm tổn hại đến uy tín chính trị của chế độ Diệm. Sách hồi ký của các tướng lãnh hay các nhân vật chính trị đương thời đều đề cập đến nạn tham nhũng thời kỳ nầy. (Ví dụ: các sách của Đỗ Thọ, Trần Văn Đôn, Nguyễn Trân, Nguyễn Bá Cẩn …) Tham nhũng thời ông Diệm còn giới hạn chứ không tràn lan như cộng sản ngày nay.

Quốc hội lập pháp khóa 2 được bầu ngày 30-8-1959. Cũng như quốc hội khóa trước, đại đa số đắc cử đều thân chính quyền. Tại Sài Gòn, Nguyễn Trân đắc cử ở quận I và Phan Quang Đán đắc cử ở quận II, nhưng cả hai đều bị “Ủy ban hợp thức hóa” của Quốc hội loại bỏ, vì cho rằng các ông vi phạm luật bầu cử. Ai cũng biết ông Diệm sử dụng Ủy ban hợp thức hóa của Quốc hội để loại bỏ những nhân vật đối lập. (Đoàn Thêm, 1945-1964, Việc từng ngày, Hai mươi năm qua, California: Xuân Thu tái bản, tr. 260.)

Chính phủ Diệm kiếm cách ngăn chận đối lập chính trị, nhưng cũng không cản được 18 chính khách trong Ủy Ban Tiến Bộ và Tự Do, hội họp tại khách sạn Caravelle ở Sài Gòn ngày 26-4-1960, cùng ký kháng thư công khai phản đối chế độ Diệm. Kháng thư nầy thường được gọi là “Tuyên ngôn Caravelle”, phản đối việc kiểm soát báo chí, tố cáo nạn bè phái và yêu cầu tổng thống Diệm nới rộng chính phủ, tái lập các quyền tự do căn bản. (Nguyễn Trân, Công và tội, những sự thật lịch sử, California: Nxb. Xuân Thu , 1992, tr. 324.)  Mười tám người nầy là (theo thứ tự A, B, C, họ, chữ lót, tên): Hồ Văn Vui (linh mục), Huỳnh Kim Hữu, Lê Ngọc Chấn, Lê Quang Luật, Lương Trọng Tường, Nguyễn Lưu Viên, Nguyễn Tăng Nguyên, Nguyễn Tiến Hỷ, Phạm Hữu Chương, Phan Huy Quát, Phan Khắc Sửu, Tạ Chương Phùng, Trần Lê Chất, Trần Văn Đỗ, Trần Văn Hương, Trần Văn Lý, Trần Văn Tuyên, Trần Văn Văn. (Trần Văn Đôn, Việt Nam nhân chứng, California: Nxb. Xuân Thu, 1989,  tt. 168-169.) Mười tám chính khách nầy thuộc nhiều tôn giáo khác nhau và có nhiều người đã từng giúp đỡ hay cộng tác với ông Diệm.

Các nhân sĩ ký tên vào bản “Tuyên ngôn Caravelle” không bị chính phủ Diệm bắt giam, một phần vì các nhân sĩ nầy uy tín khá lớn, thuộc nhiều thành phần xã hội, tôn giáo và chính trị, kể cả một số đã từng cộng tác với ông Diệm, và một phần khác vì áp lực của Tòa đại sứ Hoa Kỳ.

Lúc đó, về phía Hoa Kỳ, tòa đại sứ ngầm yêu cầu chính phủ Diệm tìm cách cải cách chính trị.  Có lần đại sứ Elbridge Durbrow thúc đẩy tổng thống Diệm nên gởi cố vấn Ngô Đình Nhu ra nước ngoài, nhưng tổng thống Diệm không nghe theo những yêu cầu về phía Hoa Kỳ.  (Thomas L. Ahern Jr., CIA and the House of Ngo, tr. 138.)

Để đáp ứng tình thế mới, tổng thống Diệm cải tổ chính phủ ngày 18-10-1960, không nới rộng mà chỉ thay đổi các chức vụ sau: bộ trưởng Quốc phòng: Nguyễn Đình Thuần thay Trần Trung Dung; bộ trưởng Nội vụ: Bùi Văn Lương thay Lâm Lễ Trinh; bộ trưởng Tư pháp: Nguyễn Văn Lượng thay Nguyễn Văn Sĩ.

Một biến chuyển quốc tế ảnh hưởng nhiều đến nền chính trị Việt Nam là vào ngày 8-11-1960, trong cuộc tranh cử ở Hoa Kỳ, thượng nghị sĩ John F. Kennedy, ứng cử viên đảng Dân Chủ, đắc cử tổng thống Hoa Kỳ, đánh bại ứng cử viên của đảng Cộng Hòa là Richard Nixon. Nixon nguyên là phó tổng thống trong chính phủ Dwight David Eisenhower (tổng thống hai nhiệm kỳ1953-1961). Thay đổi tổng thống mới theo chính đảng đối lập ở Hoa Kỳ, báo hiệu chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ trên thế giới nói chung và về Việt Nam nói riêng sẽ có những thay đổi mới.

2.-   DIỄN TIẾN CUỘC ĐẢO CHÁNH

Cuộc đảo chánh ngày 11-11-1960 do một nhóm sĩ quan cấp tá lãnh đạo.  Các nhân vật chính trong binh biến nầy là các trung tá Nguyễn Triệu Hồng, Vương Văn Đông, đại tá Nguyễn Chánh Thi (tư lịnh Lữ đoàn Nhảy dù), và các thiếu tá Phan Trọng Chinh, Phạm Văn Liễu…

Theo Nguyễn Chánh Thi, thì chính ông ta là người chủ xướng cuộc đảo chánh. (Nguyễn Chánh Thi, Việt Nam: một trời tâm sự, California: Nxb. Xuân Thu, 1987, tr. 115.)  Tuy nhiên, theo luật sư Hoàng Cơ Thụy, hai trung tá Nguyễn Triệu Hồng và Vương Văn Đông (tùng sự tại Đại học Quân sự Sài Gòn) mới là những người chủ xướng cuộc đảo chánh ngày 11-11-1960 và đại tá Nguyễn Chánh Thi hợp tác vào giờ chót. (Hoàng Cơ Thụy, Việt sử khảo luận, cuốn 5, Paris: Nam Á, 2002, tr. 2824.)  Hoàng Cơ Thụy còn trưng ra bản cáo trạng của chính phủ Diệm sau khi cuộc đảo chánh thất bại, theo đó Vương Văn Đông và Nguyễn Triệu Hồng chủ xướng và ép Nguyễn Chánh Thi phải hợp tác.

Nhân vật chính về phía dân sự tham gia vào biến cố nầy lúc đầu là luật sư Hoàng Cơ Thụy.  Trong cuộc họp tại nhà Hoàng Cơ Thụy vào đêm trước ngày đảo chánh, có một nhân viên CIA tên là George Carver.  Về mặt nổi, Carver là một nhân viên USOM. (Vĩnh Phúc, sđd. tr. 264-265.)

Lực lượng đảo chánh gồm 4 tiểu đoàn Nhảy dù (1, 3, 4, và 8) và Liên đoàn Biệt động quân.  Sáng ngày 11-11-1960, khoảng 3G:30, nhóm đảo chánh bao vây dinh Độc Lập và chiếm nhà Bưu điện Sài Gòn.  Viên sĩ quan phụ trách việc phá hệ thống điện thoại Sở Bưu điện thiếu hiểu biết chuyên môn, không phá được hệ thống khẩn cấp đặt dưới hầm nhà Bưu điện, nên từ dinh Độc Lập, nơi tổng thống ở và làm việc, tổng thống vẫn liên lạc được với bên ngoài. (Vĩnh Phúc, sđd. tr 266.)

Lực lượng đảo chánh tấn công thành Cộng Hòa (trên đường Thống Nhất, gần Thảo cầm viên tức Sở thú), nhưng Liên binh Phòng vệ Phủ tổng thống đóng ở đây, chống trả mãnh liệt.

Cho đến 5G:00 sáng ngày 11-11, phía đảo chánh chiếm được các vị trí sau đây:  Bộ tổng tham mưu Quân đội VNCH (gần Tân Sơn Nhất), Căn cứ không quân Tân Sơn Nhất, Nha tổng giám đốc Cảnh sát Quốc gia và Nha Cảnh sát đô thành (lúc đó ở vùng đường Nguyễn Cư Trinh -Võ Tánh), Bộ Tư lệnh Quân khu thủ đô (lúc đó ở Hòa Hưng) và bắt giam tư lệnh quân khu là trung tướng Thái Quang Hoàng.  Trong khoảng thời gian nầy (5G:00 sáng), một sĩ quan chỉ huy cuộc đảo chánh là trung tá Nguyễn Triệu Hồng bị tử thương ở gần dinh Độc Lập.

Lúc đó, trong Dinh Độc Lập, ngoài tổng thống Diệm, gia đình Ngô Đình Nhu, còn có Võ Văn Hải, chánh văn phòng tổng thống và đại úy Bằng, sĩ quan cận vệ, cùng bộ phận quân đội phòng thủ. (Hoàng Cơ Thụy, sđd. tr. 2843.)  Quân đảo chánh tìm bắt thiếu tướng Nguyễn Khánh, nhưng trước đó vài tuần, Nguyễn Khánh đã dọn đến một ngôi nhà mới, nên phe đảo chánh không biết.  Khi nghe súng nổ, Nguyễn Khánh kiếm cách trốn vào dinh Độc Lập lúc 3G:30 sáng. (Mark Moyar, Triumph Forsaken, the Vietnam War, 1954-1965, Cambridge: Cambridge University Press, 2006, tr. 110.)

Khoảng 8G:30 sáng 11-11-1960, Đài phát thanh Sài Gòn phát đi nhật lệnh của đại tá Nguyễn Chánh Thi, tự xưng là tổng tư lệnh quân đội cách mạng, gởi tướng lãnh, sĩ quan, hạ sĩ quan và binh lính, tố cáo nặng nề chính phủ Ngô Đình Diệm và kêu gọi quân đội hoàn thành nhiệm vụ cứu nước.

Trong khi đó, về phía chính phủ, tổng thống Diệm giao cho Võ Văn Hải, chánh văn phòng phủ tổng thống, nhiệm vụ liên lạc và nói chuyện với nhóm đảo chánh.  Khoảng trước 9 giờ sáng ngày 11-11-1960, ông Hải gặp Nguyễn Chánh Thi, rồi gặp Vương Văn Đông.  Ông Đông đồng ý điều đình, nhưng yêu cầu tổng thống Diệm phải từ chức và “Hội đồng Cách mạng” sẽ bảo đảm an ninh cho gia đình ông Diệm ra nước ngoài. (Hoàng Cơ Thụy, sđd. tr. 2847.)

Trong dinh Độc Lập, từ sau 10 giờ sáng, tổng thống Diệm dùng hệ thống vô tuyến riêng, đọc lời kêu gọi các lực lượng trung thành với chính phủ đem quân về thủ đô dẹp cuộc đảo chánh, cứ khoảng 5 phút phát một lần. (Nguyễn Chánh Thi, sđd. tr. 131.)  Nguyên văn điện văn như sau: “Đây là Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa, ra lệnh cho Bộ chỉ huy các Quân khu:  Đêm nay hồi 3 giờ sáng, một số sĩ quan trung cấp đã bội phản và phỉnh gạt binh sĩ để mưu đảo chánh tại Thủ đô.  Hiện giờ Tổng tham mưu và Quân khu Thủ đô tạm thời gián đoạn liên lạc, một số sĩ quan cao cấp cũng mất liên lạc.  Vậy các Tư lệnh Quân khu phải bình tĩnh và tự vệ cẩn mật để chờ lệnh của sĩ quan liên lạc Phủ tổng thống.  Đại tá Trần Thiện Khiêm, Quân khu 5, phải cho đoàn Thiết giáp Mỹ Tho lên ngay đậu tại Phú Lâm chờ lệnh, và đại tá Trần Thiện Khiêm lấy một tiểu đoàn lên ngay tại Phú Lâm đợi lệnh.” (Trích: Nguyễn Chánh Thi, sđd. tr. 131.)

Võ Văn Hải làm con thoi liên lạc giữa dinh Độc Lập và nhóm sĩ quan đảo chánh.  Sau khi ông Hải gặp Vương Văn Đông lần thứ 3 tại nhà trung tướng Dương Văn Minh, lúc 12G:30 ngày 11-11-1960, Vương Văn Đông điện thoại và nói chuyện trực tiếp với tổng thống Diệm.  Tổng thống Diệm báo cho ông Đông biết là muốn cải tổ chính phủ thì phải theo thể thức hợp pháp, tức phải thông qua Quốc hội, nhưng ông Đông vẫn nhất quyết đòi tổng thống phải từ chức. (Hoàng Cơ Thụy, sđd. tt. 2849-2850.)

Chiều 11-11-1960, Võ Văn Hải gặp Vương Văn Đông lần thứ tư tại nhà tướng Lionel C. McGarr,  người mới thay tướng Williams đứng đầu đoàn cố vấn quân sự Hoa Kỳ.  Ông Hải đưa ra giải pháp dung hòa là lưu giữ tổng thống Diệm và giải tán chính phủ, chỉ định một thủ tướng mới nhằm thành lập chính phủ lâm thời.  Trung tá Vương Văn Đông đồng ý, nhưng yêu cầu tổng thống Diệm chính thức tuyên bố giải tán chính phủ.

Tối hôm đó, lúc 8 giờ tối 11-11-1960, tổng thống Diệm điện thoại cho đại tướng Lê Văn Tỵ, giao cho ông Tỵ trách nhiệm lập chính phủ quân nhân.  Đại tướng Lê Văn Tỵ công bố trên Đài phát thanh một bản nhật lệnh lúc 9 giờ tối 11-11-1960, gồm ba điểm chính, nguyên văn như sau: “Sĩ quan, Hạ sĩ quan và Binh sĩ Quân đội Việt Nam Cộng Hòa,/ Giữa lúc cuộc chính biến nghiêm trọng diễn ra tại Thủ đô, hôm nay tôi đã hội đàm với Tổng thống Ngô Đình Diệm và đã đi đến những thỏa thuận sau đây để duy trì sự đoàn kết của Quân đội: 1) Tổng thống đồng ý giải tán chính phủ hiện tại sau khi đã thảo luận về vấn đề quốc sự với Ủy ban Cách mạng.  2) Với sự đồng ý của Ủy ban Cách mạng, Tổng thống ủy thác cho một số sĩ quan trong Quân đội Việt Nam Cộng Hòa trách nhiệm thành lập một chánh phủ quân nhân lâm thời.  Chánh phủ nầy tiếp tục cuộc chiến đấu chống Cộng sản để bảo vệ Tổ quốc.  3) Ngay sau khi nhận được lệnh nầy, tất cả các đơn vị phải lập tức ngưng bắn, tiếp tục hoạt động trở lại và phải luôn luôn bình tĩnh đề cao cảnh giác đề phòng sự phá hoại của Việt Cộng.  KBC 4002, ngày 12 thánh 11 năm 1960 / Đại tướng Lê Văn Tỵ/ Tổng tham mưu trưởng QĐ/ VNCH.” (Trích: Nguyễn Chánh Thi, sđd. tt. 144-145.)

Đến 6G:20 sáng 12-11-1960, bản “Tuyên cáo của tổng thống Việt Nam Cộng Hòa” được đưa lên Đài phát thanh do tổng thống Diệm đọc. (Mark Moyar, sđd. tr. 112.)  Nguyên văn bản tuyên cáo như sau: “Quốc dân đồng bào,/ Tiếp theo cuộc nổi dậy tại Thủ đô tối nay, để cho Quân đội chúng ta được toàn vẹn trong cuộc chiến đấu chống cộng, Tôi, Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa, đã quyết định giải tán Chính phủ hiện thời.  Tôi kêu gọi các Tướng lãnh Quân đội Việt Nam Cộng Hòa thành lập một Chánh phủ Lâm thời để có thể chiến đấu chống cộng và bảo vệ xứ sở. Đồng thời tôi sẽ phối hợp với Hội đồng Cách mạng thành lập một chánh phủ Liên hiệp.  Để tránh đổ máu và trấn an dân chúng, tôi ra lệnh Hội đồng các tướng lãnh tìm tất cả các phương pháp thích nghi chấm dứt mọi cuộc tuyên truyền xuyên tạc và ngưng bắn./ Ngô Đình Diệm.” (Trích: Hoàng Cơ Thụy, sđd. tr. 2855.)

Trong khi đó, đại tá Trần Thiện Khiêm đem quân Sư đoàn 7 từ Mỹ Tho và đại tá Huỳnh Văn Cao đưa quân Sư đoàn 5 từ Biên Hòa về thủ đô cứu viện, đến Sài Gòn sáng 12-11.  Lực lượng đảo chánh bắt đầu nao núng.  Vào buổi chiều, các tiểu đoàn Nhảy dù rút lui dần dần.  Quân trung thành với chính phủ Diệm làm chủ tình thế.

Trước khi phi trường Tân Sơn Nhất được quân chính phủ kiểm soát trở lại khoảng trưa ngày 12-11-1960, các sĩ quan đảo chánh dùng phi cơ C-47 rời khỏi Việt Nam, bắt theo trung tướng Thái Quang Hoàng làm con tin.  Qua Cao Miên, trung tướng Hoàng xin trở về Việt Nam, và được Miên trả về Việt Nam ngày 15-11-1960. (Đoàn Thêm, sđd. tr. 283.)

Khoảng 6 giờ chiều ngày 12-11-1960, tổng thống Diệm tuyên bố trên đài phát thanh rằng chính phủ đã dẹp yên quân phiến loạn, hứa “sẽ tiếp tục phục vụ đất nước và dân tộc theo đường lối Cộng Hòa và Nhân vị...” (Chính Đạo, Việt Nam niên biểu, tập I-C, Houston: Nxb. Văn Hóa: 2000, tr. 194.)  Ngày 15-11-1960, tổng thống Diệm thành lập Uỷ ban điều tra về cuộc đảo chánh 11-11-1960, do thiếu tá Trần Khắc Kính cầm đầu.  Uỷ ban nầy làm việc đến cuối tháng 3-1961, thì hoàn tất hồ sơ.

3.-   HẬU QUẢ CUỘC ĐẢO CHÁNH

Sau cuộc binh biến, chính phủ bắt giữ nhiều nhà chính trị đối lập như Phan Quang Đán, Phan Khắc Sửu, Vũ Hồng Khanh, Phan Bá Cầm, Bùi Lương, Trần Văn Tuyên, Nguyễn Xuân Chữ, Đinh Xuân Quảng, Nguyễn Thành Phương, Nguyễn Thành Vinh, Trương Bảo Sơn, Lê Ngọc Chấn … vì liên hệ đến binh biến.  Trong số nầy, một số người trước đây đã ký vào “Tuyên ngôn Caravelle” ngày 26-4-1960.   Trần Văn Hương bị bắt ngày 12-11-1960, nhưng được thả trong vài tuần. (Hoàng Cơ Thụy, sđd., tr. 2866.)  Nhất Linh Nguyễn Tường Tam bị bắt rồi được thả về.

Theo tác giả Nguyễn Tường Thiết (con của Nhất Linh), trong bài “Sự thật về cái chết của Nhất Linh”, nhật báo Người Việt, California ngày 1-2-2012, thì Nhất Linh biết trước cuộc đảo chánh sẽ xảy ra, nhưng Nhất Linh không tham gia và không liên hệ đến cuộc đảo chánh, nên chính quyền Diệm thả Nhất Linh. Theo Vĩnh Phúc, sđd. tt. 220-224, Nhất Linh Nguyễn Tường Tam vào tỵ nạn trong Tòa đại sứ Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan) ở Sài Gòn.  (Nhất Linh quen biết với các lãnh tụ Trung Hoa Quốc Dân Đảng khi hoạt động ở Trung Hoa.)  Đại sứ Vương Tử Kiện nhờ một linh mục Dòng Tên (Jésuite) người Bỉ trình bày với tổng thống Diệm.  Tổng thống Diệm chuyển qua ông Nhu.  Ông Nhu giao cho Trần Kim Tuyến.  Ông Tuyến bảo lãnh với đại sứ Đài Loan.  Tòa đại sứ Đài Loan giao Nhất Linh cho Công an Việt Nam.  Nhất Linh bị giữ hai ngày, làm thủ tục rồi được thả về. Vĩnh Phúc dựa theo tài liệu của Trần Kim Tuyến.

Một nhân vật dân sự quan trọng trong cuộc binh biến ngày 11-11-1960 là Hoàng Cơ Thụy nhờ người Mỹ sắp đặt, giúp ông trốn thoát ra nước ngoài. (Mark Moyar, sđd., tr. 114.)  Trong sách Việt sử khảo luận cuốn 5, Hoàng Cơ Thụy cho biết ông lưu vong từ 4-12-1960 đến ngày 20-11-1963 mới trở về sau khi chính phủ Diệm sụp đổ, nhưng không cho biết nơi lưu vong.  Có tài liệu cho rằng ông Thụy trốn vào Tòa đại sứ Mỹ, qua Phi Luật Tân, rồi qua Nhật Bản.

Số thiệt hại nhân mạng trong cuộc đảo chánh ngày 11-11-1960 là: 20 thường dân và 23 quân nhân thiệt mạng, trong đó có trung tá Nguyễn Triệu Hồng; số bị thương khoảng 54 thường dân và 214 quân nhân. (Đoàn Thêm, sđd. tr. 283.)

Về phương diện chính trị, trong thời gian quân đảo chánh làm chủ Đài phát thanh, chính phủ Diệm bị chỉ trích nặng nề. Trên đài Phát thanh, những sai lầm của chính phủ lâu nay bưng bít, nay có cơ hội được đưa ra ánh sáng và truyền đi công khai khắp nước.

Trong khi thương thuyết với phe đảo chánh, tổng thống Diệm công khai hứa trên đài phát thanh sẽ giải tán chính phủ, thành lập chính phủ lâm thời, nhưng khi lật ngược được tình thế, ông Diệm không giữ lời hứa, quay qua đàn áp những người đảo chánh và các nhóm đối lập mạnh mẽ hơn.  Tổng thống, kiêm nhiệm tổng tư lệnh quân đội VNCH, còn hứa hẹn với đại tướng tổng tham mưu trưởng để ông nầy ra nhật lệnh trấn an các sĩ quan đảo chánh.  Vì nghe lời thượng cấp, các sĩ quan nầy bị đàn áp.  Dân chúng và quân đội nghĩ gì về việc nầy?  Lúc đó dưới quyền lực của chế độ Diệm, không ai dám nói ra, nhưng sự thất hứa của tổng thống đã phải trả giá ba năm sau:  Khi đảo chánh bùng nổ trưa ngày 1-11-1963, từ dinh Gia Long, tổng thống Diệm điện thoại cho trung tướng Trần Văn Đôn trong nhóm đảo chánh lúc 3G.30 chiều hôm đó, hỏi lý do động binh và yêu cầu các tướng đảo chánh đến dinh Gia Long điều đình, nhưng phía đảo chánh không chấp thuận, vì sợ bị sập bẫy như cuộc đảo chánh ngày 11-11-1960. (Mark Moyar, sđd., tr. 268.)

KẾT LUẬN

Như thế, tổng thống Ngô Đình Diệm gặp nhiều chống đối vào khoảng cuối nhiệm kỳ đầu; những người tài giỏi giúp ông Diệm lần lượt tránh xa ông; những bất mãn về nạn tham ô của các quan chức; và nhất là sự chống đối của những đảng phái đối lập và những nhà bất đồng chính kiến.

Thông thường, một chế độ không chấp nhận bất đồng chính kiến, tiêu diệt đối lập chính trị, thì giới đối lập chính trị bị dồn vào thế phải hoạt động bí mật và vì sự sống còn của chính mình, kiếm cách lật đổ chế độ để tự giải thoát.  Trong giai đoạn 1954-1955, Ngô Đình Diệm đã từng nhờ đại tá CIA Mỹ là Edward G. Lansdale để ổn định tình hình, thì lần nầy các sĩ quan đảo chánh cũng nhờ người Mỹ, tạo cơ hội cho người Mỹ can thiệp vào chuyện nội bộ VNCH.

Như thế, có thể nói cuộc đảo chánh ngày 11-11-1960 là tiếng chuông báo động công khai cho chế độ Diệm về những phản đối tiềm tàng trong các tầng lớp dân chúng khác nhau, nhưng rất tiếc sau khi dẹp yên cuộc đảo chánh, tổng thống Diệm chẳng mấy quan tâm đến tiếng chuông báo động nầy.  Phải chăng vì vậy mà cuối cùng chế độ Diệm kết thúc một cách bi thảm năm 1963?

TRẦN GIA PHỤNG

(Toronto, 01-11-2012)

Đàn Chim Việt

 

730 Phản hồi cho “Cuộc đảo chánh ngày 11-11-1960”

  1. Kim Liên says:

    Một số người cho rằng người cộng sản là vô thần. Suy cho cùng khi đã làm chính trị thì không thiên về một tôn giáo nào là tốt nhất. Tuy nhiên, không theo một tôn giáo chính thống nào không có nghĩa là vô thần. Đất nước Việt Nam ta có rất nhiều nhà thờ nhưng cũng rất nhiều người đi chùa. chúng ta nên học tập tính ưu việt của cả Đức Phật và cả Đức Chúa và của tất cả các tôn giáo. Như vậy, đất nước ta nhiều niềm vui hơn là nỗi đau, người dân chúng ta sẽ an lạc hơn.

    • Tien Ngu says:

      Lạy thánh mớ bái. Thánh dạy chí phải…

      Cộng sản chúng nó có thần nà….Lê văn nin, Sì ta lin, Ăn Ghen, Các Mác nà…cao cả
      Còn thần ăn theo nà Mao trạch Đông mí Hồ chí Minh…

      Nghe nói sắp tới, chúng sẽ bơm nhau, lần lượt thay phiên mà nàm thần.

      Ai mà bảo cs vô thần, nà….trật.

    • Hồng Quang says:

      Kim Liên đừng nên nhầm lẫn
      Vô Thần và – Vô tôn giáo, hoàn toàn khác nhau!

      CS Vô thần: Vì không tin vào thần thánh nên nhiều thủ đoạn, dối trá, bạo tàn, độc ác
      Vô tôn giáo: Không theo một tôn giáo nào, nhưng chân thiện, không làm ác

      Làm chính trị thì không nên thiên về một đảng phái hay tôn giáo nào, nhưng không được lừa dân phản quốc, phải đặt quyền lợi của quốc gia lên trên hết!

      CSVN đặt quyền lợi của đảng lên trên hết, sãn sàng bán nước để bảo vệ ghế lãnh đạo, công hàm bán nước của Phạm Văn Đồng năm 1958, và hiện nay nhà nước bắt giam những người biểu tình chống Trung quốc là bằng chứng.

      • Lê Lai says:

        Ông thần của CS là có thật, ổng nắm trong tay vận mệnh của những người trong ảnh hưởng ổng, như ông công an khu vực, như ông xã trưởng v…v. Nên CS chính là hữu thần.
        Còn ông thần công giáo là từ phịa thần mà ra, nó rất ấu trĩ, như thần zê hô va ổng đi vòng vòng trong doanh trại, và bắt binh sĩ phải chôn phân của mình, ra lệnh cho binh sĩ tấn công dân ngoại (Meridian), và đòi chia 10% chiến lợi phẩm (Bò, trừu, dê, heo) và chiến lợi phẩm đặc biệt là 32 gái trinh, phải còn trinh đó, khiếp đản cái ông thần Zêhova dâm trời thần luôn đòi tới 32 cô còn trinh một lúc. Vậy mà Tiến Ngu, Quang phan, Trực Ngôn, Trung Kiên, Bút Thép vẫn đặt lên đầu thờ được thì thật là đại đại mê man. Tĩnh tỉnh lại đi các người ơi.

      • Tien Ngu says:

        Lai à, em càng hát, mắt càng….hí…
        Thành ra cứ theo giáo điếm dot com mà chổng khu lên, láo tỉnh rụi. Thấy thương quá.

        Dưới cái cặp mắt hì của Lai, đứa nào vạch mặt giáo điếm dot com, thì đều là….cuồng tín với đạo thờ Chúa cả.

        Ze hô va, ze hô véo gì đó, anh Ngu có biết cái, cho….bà bắn anh đi.

        Chỉ có cái, thấy mấy em…láo quá, sĩ nhục đạo Chúa một cách tệ bạc, bỉ ổi, làm cho người ta có cái nhìn không thiện cãm. Nếu mấy em dựa vào đạo Phật mà bôi lọ đạo Chúa, thì thương cho đạo Phật quá.

        Nói theo kiểu mấy em, đạo Chúa thô bỉ thế, thì ở Mỹ, ở Anh, ở Pháp, ở Phi, ở Nga, ở…Va ti căn, nàm gì có ai thèm theo đạo Chúa. Thiên hạ trên quả địa cầu này, ai cũng ngu hơn các em giáo điếm dot com à?

        Láo vừa thôi, Lai?

  2. maison says:

    Giá ông Ngô Đình Diệm độc tài hơn nữa thì ông không bị ám sát và Miền Nam không bị mất cách lãng xẹt như thế

    Tôn Lập Nhân – Trung Hoa Dân Quốc

    “Năm 1950, Tôn được bổ nhiệm Tổng tư lệnh Lục quân Trung Hoa Dân Quốc, vẫn kiêm chức Tư lệnh Bộ Tư lệnh phòng thủ Đài Loan và Bộ Tư lệnh huấn luyện. Vì Tôn rất được người Mỹ tôn trọng và cũng có tin đồn rằng người Mỹ sẵn sàng giúp ông lật đổ Tưởng Giới Thạch, Tưởng và con trai là Tưởng Kinh Quốc rất muốn loại bỏ ông. Tôn bị đổi sang làm chức Trưởng cố vấn quân sự (chỉ có danh nghĩa) cho Tưởng Giới Thạch vào tháng 6 năm 1954, tước hết binh quyền của ông.

    Năm 1950, Tưởng Kinh Quốc trở thành chỉ huy mật vụ, và giữ chức này tới năm 1965.[1] Vốn được đào tạo tại Liên Xô, Tưởng Kinh Quốc bắt đầu áp dụng mô hình quân đội Liên Xô lên Quân đội Trung Hoa Dân Quốc, tái tổ chức và Xô viết hóa quân đội, các hoạt động và cơ cấu của Quốc dân đảng được đưa vào toàn thể quân đội. Người chống đối việc này là Tôn Lập Nhân, từng được đào tạo tại Học viện Quân sự Virginia tại Hoa Kỳ.[2] Tưởng đạo diễn một phiên tòa gây tranh cãi và ra lệnh bắt giữ tướng Tôn Lập Nhân vào tháng 8 năm 1955, với cáo buộc âm mưu làm chính biến với sự hỗ trợ của CIA chống lại cha ông ta là Tưởng Giới Thạch và Quốc dân đảng. CIA bị cáo buộc là muốn giúp Tôn kiểm soát Đài Loan tự lập.[3][4] Ông bị giam lỏng tại nhà tới khi được miễn tôi vào ngày 20 tháng 3, 1988, không lâu sau cái chết của Tưởng Kinh Quốc. Ông mất tại nhà ở Đài Trung, thọ 89 tuổi (91 tuổi theo lịch Trung Hoa). Ông được an táng theo đúng nghi thức quân đội với sự hiện diện của Bộ trưởng Quốc phòng.

    Thanh danh của ông được khôi phục năm 2001 sau một cuộc điều tra của chính phủ. Tháng 1 năm 2011, Tổng thống Mã Anh Cửu chính thức xin lỗi gia đình tướng Tôn Lập Nhân; nhà của ông tại Đài Trung cũng được chuyển thành một nhà tưởng niệm và bảo tàng.[5] Tôn có 2 con trai Tôn Thiên Bình (孫天平) và Tôn An Bình (孫安平, con gái là Tôn Trung Bình (孫中平) and Tôn Thái Bình (孫太平)), và người em gái là Tôn Bích Nhân (孫璧人).[6]“

    • ĐẠI NGÀN says:

      LUẬN THÊM VỀ SỰ ĐỘC TÀI

      Ai cũng biết cho đến nay có rất nhiều người ghét sự độc tài của Ngô Đình Diệm, nên hễ động tới Diệm là họ chưởi bởi lung tung. Trái lại cũng rất nhiều người ghét sự độc tài cộng sản, nên động tới Hồ Chí Minh những người đó lại cũng chỉ biết chưởi bới lung tung. Nhưng đó phần lớn cũng chỉ là sự chưởi bới vì thị hiếu, vì quyền lợi riêng, vì cảm tính, không xác định được rõ ràng cụ thể ý nghĩa và mục đích của các sự chưởi bới đó là như thế nào.
      Thật ra trên thế giới này, trong lịch sử nhân loại nói chung, có những nhà độc tài làm nên việc, mà cũng có những kẻ độc tài làm hư hỏng các lợi ích của quốc gia. Lý Thừa Vãng ở Hàn quốc từng độc tài mà làm nên việc. Gia đình họ Tưởng ở Đài Loan cũng thế. Trong khi đó độc tài của Hitler, Moussolini chỉ làm hư hại đất nước. Bởi vì những người thực tế nếu có độc tài vì lợi ích của đất nước do các yêu cầu, điều kiện nhất định nào đó phải bó cuộc như thế, cũng chỉ có lợi mà chẳng hư hại gì. Trong khi đó những kẻ cuồng tín, mộng ão, vì lợi ích riêng tư, sự độc tài thật sự vô cùng tai hại, bởi họ bán rẻ dân tộc, đất nước vì các tham vọng, sự mù quáng lẫn quyền lợi cá nhân riêng của họ, thật sự là rất nguy hiểm và vô cùng tai hại. Như vậy ý nghĩa của độc tài không phải ở bản thân sự độc tài, mà ở hệ lụy, hậu quả, ý nghĩa sai trái của nó. Nói cách khác, nếu chủ thuyết Mác là khoa học, là đúng đắn, không phải chỉ có sai lầm và ảo tưởng, thì sự chuyên chính vô sản, sự độc tài cộng sản chẳng có gì đáng nói. Đàng này về mặt ý nghĩa khoa học, về mặt thực tế trong lịch sử, nó vốn cho thấy có quá nhiều sai hỏng về mặt lý thuyết lẫn mặt thực hành, nên sự độc tài đó quả thật hết sức tai hại và phi lý.
      Riêng trường hợp Ngô Đình Diệm cũng vậy. Ông Diệm độc tài vì ông muốn chống cộng sản thành công theo ý ông. Do đó sự quá lố của ông ta là nghi kỵ nhiều người, nghĩ rằng khó có ai được như ông để chống cộng sản và mang lại thành công cho đất nước. Nhưng cũng chính vì sự quá thận trọng này mà ông Diệm gần như chỉ ngã theo tính cách của người công giáo mà hơi xem thường những lực lượng khác, bởi vậy cũng khiến nhiều thế lực, nhiều cá nhân đã thật sự bất mãn với ông. Tính cách đấu tranh của Phật giáo, các đảng phái khác không phải của đảng Cần Lao của ông Diệm, nhiều thành phần ô tạp lợi dụng khác v.v… đó chính là những mầm mống, tiền để khiến cho cả gia đình ông Diệm đều phải sụp đổ. Những người nào bảo ông Diệm là theo Mỹ, dựa vào Mỹ đều mang ý thức thấp kém. Thật sự ông Diệm có tinh thần yêu nước và ý thức dân tộc rất mạnh mẽ. Nhưng có điều cũng vì thế mà ông lại bị lệch là quá tin vào người công giáo, khiến nhiều người chỉ trích ông là có tính cách độc tài tôn giáo và độc tài phong kiến. Điều này tất nhiên cũng chỉ đúng một phần nhỏ, nhưng đó lại là cái sảy nảy cái ung sau này đối với chính sự nghiệp yêu nước và bản thân ông.
      Nên nói cho cùng lại, phần lớn tâm lý của người VN là quá cảm tính, cạn hẹp. Họ sợ độc tài mà rất ghét sự độc tài. Độc tài cộng sản hay độc tài cá nhân kiểu ông Diệm cũng vậy. Nhưng chính sự nhu nhược đó bao giờ cũng làm cho sự độc tài phát triển, và sự độc tài phát triển càng phát sinh lòng căm tức, bất mãn một cách tiêu cực, thụ động cũng như vô lối.
      Cho nên có thể phân biệt ý nghĩa của độc tài là nên tảng của lý thuyết hoặc chỉ là quan điểm nhất thời do cảm nhạy của cá nhân. Thuyết Quốc xã, thuyết Phát xít, thuyết Mác xít, đó là sự độc tài về mặt lý thuyết. Độc tài này là kiểu độc tài ý thức hệ, nó hoàn toàn nặng nề, khắc nghiệt và hoàn toàn bất trị. Trong khi đó sự độc tài cá nhân, cho dù dữ dội như thế nào, khi cá nhân đó chết đi cũng hết. Đó cũng là lý do tại sao chính đảng không mang màu sắc ý hệ thì không nguy hiểm, nặng nề như các chính đảng mang màu sắc ý thức hệ. Bởi vì ý thức hệ thực chất nó là một thứ ma túy, một thứ tôn giáo không hơn không kém, nên hệ lụy hay hậu quả của nó luôn thật sự lâu dài, tai hại và lớn vô cùng. Nhưng bọn đầu trọc ngày nay ở Đức, ở Nga vẫn cho thấy tính cách tai hại lâu dài của ý thức hệ chính trị sai lầm chính là như thế.
      Cho nên sự độc tài hiện đại khác với sự độc tài của vua chúa ngày xưa. Ngày xưa vua chúa chỉ dựa vào sức mạnh của quân sự, của triều chính để thi thố sự độc tài. Nó không mang tính cách ngu dân hay mị dân gì lớn lắm, không có đảng chính trị nào có tính ngập tràn trong xã hội để nâng đỡ họ. Trái lại trong nhân loại hiện đại, sự độc tài luôn đi theo đảng chính trị tổ chức quy mô, chặt chẽ, sắt máu. Ngoài ra nó cũng phải đi theo tính cách tuyên truyền mị dân và ngu dân. Cho nên mọi sự độc tài ý thức hệ ngày nay là triệu lần nguy hiểm so với sự độc tài cá nhân hay độc tài quân chủ ngày xưa rất nhiều. Bởi vì nó không chỉ liên quan tới cá nhân nắm quyền, đảng nắm quyền, mà liên quan tới cả một nền chính trị, xã hội, kinh tế, văn hóa, văn minh, giáo dục, đời sống, quan hệ xã hội v.v… nói chung là hết sức toàn diện và muôn mặt đủ thứ. Cũng bởi thế sự độc tài ý hệ cũng khiến cho xã hội thành thoái hóa, thụ động, nhu nhược, u mê, vì nó đầy tính cách mị dân, ngu dân một cách có ý đồ, hoặc kể cả phi ý thức hay không ý thức.
      Do đó ý nghĩa của độc tài độc đoán hay dân chủ tự do trong chính trị thì nói hoài không hết. Nó còn tùy thuộc vào trình độ dân trí, vào hoàn cảnh, điều kiện xã hội, vào trình độ nhận thức và ý thức đạo đức của cả người cầm quyền, của giới cầm quyền hay kể cả của đảng đang cầm quyền. Nên ở đây chỉ cốt nhằm bàn thêm một số ý nghĩa bên lề của sự độc tài trong chính trị để góp phần làm sáng tỏ thêm một ý nghĩa quan trọng mà có rất nhiều người từ xưa đến nay vẫn còn hết sức mơ hồ, lúng túng hoặc chỉ nhập nhòa nhập nhoạng trong các ý nghĩa nhận xét hay phê phán đầy tính cách hổn tạp, hoặc đầy tính nông cạn, phiến diện, hời hợt của mình trong việc yêu hay ghét đối với sự độc tài.

      THƯỢNG NGÀN
      (15/11/12)

      • quang phan says:

        Trong cuốn “Năm Con Mèo” tác giả Francis X. Winters đã trưng dẫn từ biên bản phiên họp ủy ban Ngoại Giao thượng viện Mỹ ngày 8 tháng 10 năm 1963, được triệu tập vội vã, lời của Đại tướng Maxwell D. Taylor Taylor- chủ tịch Ban Tham Mưu Liên Quân HK- nói về sự độc đoán của ông Diệm mà ông Taylor tán thành và so sánh với tổng thống Abraham Lincoln của Mỹ như sau:
        “Chúng ta cần có một nhà độc tài trong thời chiến và chúng ta đã có”. Tướng Taylor so sánh những biện pháp của ông Diệm với việc tổng thống HK Abraham Lincoln bãi bỏ những quyền hiến định trong thời gian nội chiến của Mỹ đã từng gây tranh cãi.

        Trong phiên họp đó ông McNamara-bộ trưởng Quốc Phòng- cũng bênh vực ông Diệm như tướng Taylor.
        ( Trích)

      • SÓNG NGÀN says:

        VIẾT

        Viết mà được đọc tốt rồi
        Dầu sao chẳng phải là người công không
        Công không chỉ tổ mất công
        Có người đọc đến cũng không tồi gì
        Mọi người hãy cố nghĩ đi
        Mỗi người nhát cuốc non gì cũng xong
        Nên đời đừng thiết đèo bòng
        Góp bông hoa nhỏ cũng đầy vườn hoa

        NON NGÀN
        (16/11/12)

  3. gia ham vui says:

    Chữi nhau đi rồi nhồi máu cơ tim chết ngắt hết, mấy em nhí ở VN ai hưởng?
    Anh đúng tôi sai, rồi sao?
    Ai về nhà nấy, hồn ai nấy giử.

    • Tien Ngu says:

      Chửi nhau?

      Tội quá, anh già?

      Một đằng thì…bất lương, bóp méo nhân vật lịch sử, nói xấu tôn giáo. ý lừa dân ngu.
      Một đằng thì…trình bày lại sự thật, công tâm nhận định, suy xét…

      Ấy thế nà….chửi nhau?

      Ham vui ba phải vừa…phải thôi. So sánh cái kiểu của anh, y hệt như các thứ ngu….trời giáng, mang Hồ chí Minh bất lương ra so sánh với Ngô đình Diệm.

      Mắc cười quá.

      • gia ham vui says:

        So sánh chứ, cả hai đều là tay sai ngoại bang, và nô tài của các tay sai vẫn sủa với nhau hàng giờ hàng phút trên DCV không thấy sao?
        Hít đất vào thế: 30 cái !Hạ sĩ Tiến!

      • Tien Ngu says:

        Thưa,

        Mềnh đã mần phước, giãi thích rỏ ràng, nhưng đúng nà cái loại…mắt hí, nhìn không ra, nghe không thấu. So sánh kiểu…bất lương thế mà nó cũng ngôn được. Thấy tội quá.

        Xui cái là tay sai miền Nam…đi đứt, không thôi còn…tay sai, Nam VN có thua gì Nam Hàn. Hàn quốc, Tây Đức, Nhật Bản, chúng nó cũng nà…tay sai y hệt như VNCH. Ấy thế mà bi giờ chúng…bảnh, chơi gái VN mệt xỉu.

        VNCH và VC cùng nà tay sai cho ngoại bang, chỉ có anh diếm già ham vui mới nà thứ…không tay sai, chuyên làm chuyện…lợi lộc cho VN à?

        Đâu già ham vui mần cái gì ngon cho dân VN, khoe nghe chơi coi? Chửi khơi khơi, ai chửi không được?

  4. Việt Quốc Thiên says:

    Còn đây nữa, lời hay ý đẹp nói về Tổng Thống Ngô Đình Diệm:

    “Cái chết của anh em Ngô Đình Diệm cũng đã làm cho các lãnh tụ Á Châu, đồng minh của Mỹ giật mình, tổng thống Hồi Quốc (Pakistan), Ayub Khan, đã nói với tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon:“

    Cuộc thảm sát Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã khiến các lãnh tụ Á Châu chúng tôi rút ra được một bài học khá chua chát: Đồng Minh với Mỹ thật nguy hiểm! Có lợi hơn nên đứng thế trung lập. Và có lẽ hưu ích hơn nữa khi là kẻ thù của Hoa Kỳ“.

    (trích từ vi.wikipedia. Đảo chính VNCH 1963)

    • quang phan says:

      Trong cuốn “ No More Vietnams” , tổng thống Nixon: “ Ông Diệm là một lãnh tụ kiên cường của một dân tộc đang vô cùng cần một nhà lãnh đạo cương quyết. Ông ta mất rồi, chính quyền ở Nam Việt Nam trở thành cái mà ai cũng chộp giật được. Những viên chức chính quyền (Kennedy) đã từng nôn nóng ngấm ngầm mưu đồ chống ông Diệm đã sớm khám phá ra rằng những cộng tác viên của mình ở Nam Việt Nam chỉ là những người lãnh đạo tồi đến vô vọng. Cái tài cần có để lật đổ một chính phủ không đắc dụng để điều hành một chính phủ. Lãnh đạo một cuộc đảo chính và lãnh đạo một nước là hai công việc hoàn toàn khác nhau. Cuộc khủng hoảng lãnh đạo đến hỗn loạn sau đó ở miền Nam Việt Nam là hậu quả trực tiếp của việc lật đổ Tổng Thống Ngô Đình Diệm…………………………“Trong khi Kennedy và các cố vấn của ông càng ngày càng trở nên bực bội với người bạn đồng minh cương nghị này, họ đã bắt đầu mờ mắt không còn nhìn rõ sự thể là vấn đề lúc ấy không phải là Nam Việt Nam có thể phát triển được một nền dân chủ hiến định hoàn hảo không, mà là nó có được một chính phủ có khả năng chống lại sự bành trướng của Cộng Sản nó (là chế độ) sẽ tiêu diệt hoàn toàn nền dân chủ không?” .

  5. Việt Quốc Thiên says:

    Lời hay ý đẹp nói về Tổng Thống Ngô Đình Diệm ngàn đời không thể quên!

    Nghe tin tổng thống Ngô Đình Diệm bị giết, Tổng thống Đài Loan Tưởng Giới Thạch thương tiếc nói rằng:“

    Người Mỹ có trách nhiệm nặng nề về vụ ám sát xấu xa nầy, Trung Hoa Dân Quốc mất đi một đồng chí tâm đầu ý hợp… Tôi khâm phục ông Diệm, Ông xứng đáng là một lãnh tụ lớn của Á Châu“.

    (trích từ vi.wikipedia. Đảo chính VNCH 1963)

    • Lâm Vũ says:

      Trong những ngày “dầu sôi lửa bỏng của 1963, tờ báo Lập Trường của nhóm trí thức khoa bảng Huế (chống ông Diệm) đã chế ra một câu “châm ngôn” nhằm mục đích tuyên truyền: cả nước Miên toàn dân ngu, chỉ có một người thông minh là Sihanook; cả nước VN toàn là người thông minh, chỉ có một ngưòi ngu là NĐD.

      Thời đó tôi còn quá nhỏ, khờ khạo, nhưng đã thấy kẻ viết ra câu đó là… ngu nhất hạng.

      Nhưng điều đáng noí hơn nữa là, ngày bây giờ vẫn có những người – không chỉ là đam “biệt phái” của CSVN – có những phát biểu ngu hết thuốc chữa kiểu đó!

  6. An Truong says:

    Các bác chê Wikipedia dễ bị sửa, sao các bác không vào sửa văn để tung hô ông Diệm? Sao con cháu Mao Trạch Đông không vào xóa tội cho ông Mao?
    Xem: http://news.cnet.com/2100-1038_3-5997332.html
    Study: Wikipedia as accurate as Britannica
    (Nghiên cứu cho thấy Wikipedia chính xác như Tự Điển Bách Khoa Britannica)
    Xem: http://www.kellogg.ox.ac.uk/news/how-good-wikipedia
    Kellogg Vice President Chris Davies has worked with Epic and the Wikimedia Foundation to conduct research ‘Assessing the Accuracy and Quality of Wikipedia Entries Compared to Popular Online Alternative Encyclopaedias’. Across a small sample pilot Wikipedia articles were generally seen as being more up to date than other articles and were generally considered to be better referenced. Furthermore, they appeared to be at least as strong as other sources in terms of comprehensiveness, lack of bias and even readability.
    DỊCH: Chris Davies, Viện Phó Đại Học Kellogg, làm việc với Epic and the Wikimedia Foundation để thực hiện bản nghiên cứu “Đánh Giá sự Chánh Xác và Phẩm Chất Các Mục Từ Wikipedia So Sánh Với Các Tự Điển Bác Khoa Điền thế Trên Mạng.” Qua các mẫu thử, cho thấy bài trên Wikipedia cập nhật hơn nhiều bài khác và thường được xem là chính xác hơn để tham khảo. Thêm nữa, Wikipedia có sức thuyết phục như các nguồn khác về tính bao quát, không thiên vị mà dễ đọc.

    • Tien Ngu says:

      An à,

      Hãy dùng cái óc mà mở…cặp mắt hí lên đi An.

      Các bác hưỡn đâu mà đi…rình từng li từng tí như cò VC và lũ điếm để kiếm cách…tung hô Ngô đình Diệm? Còn phải lo…kiếm cơm hằng ngày nữa, An?

      Tung hô Ngô đình Diệm để được cái gì? Đứa nào cho tiền, cho…sướng đâu?

      An tin…bách khoa như sấm, thấy thương quá.

      Bách khoa cả trăm đứa…láo, canh me hàng…đêm, vẽ láo. Còn bác Ngu, thấy sao nói vậy không hè, chưa bao giờ biết…láo, chỉ biết…vui thôi.

      Bỏ cái tật khoe kiến thức Tây với U đi An. Khoe vậy, người không biết , bị lừa, còn người biết chuyện, họ…cười hềnh hệch. Tội quá…

      Sống thật thà cho nó…khoẽ. Còn láo quá, tối sao…ngủ, An?

  7. May Vu says:

    Tự do ngôn luận,tư tưởng ,không ràng buộc hay kiểm duyệt thì bất cứ HOÀI LÊ ,HOÀI ,HOÀI NGUYỂN ,HOÀI NGÔ , HOÀI MINH ,HOÀI THIỆU .v.v . nào cũng được cũng TỐT ?
    Theo kẻ ngu này định nghĩa HOÀI là mối tình SÂU ,KÍN ,TẾ NHỊ . . không gian ,thời gian ít tạo phiền hà ,khó chịu đến cảnh ,vật chung quanh như bà Huyện Thanh Quan nhớ nhà Lê “Đau lòng con quốc quốc ” nhưng không thể kéo vua Lê chiêu Thống trở về ?
    Và thấy HOÀI NGÔ thì khác lạ hơn các HOÀI khác ,ProHOÀI này giống như chuyên nghiệp e- kip (củ) Bộ thông tin đấu đá với Vỏ trang tuyên truyền CS , lớp lang (code) giải trừ lạc đường ,lạc đạo đối lập sẳn công thức R ? Hèn chi không lấy làm lạ , Trang bị nhiều Hàn thử biểu ,thời tiết ,phong thủy ,ra sách ra báo như chiến dịch TRĂM HOA ĐUA NỞ ? Bây giờ thì thấy gần thành công PHỤC HỒI TINH THẦN cho Cụ Diệm tới 80% rồi , chỉ chờ ngày ra QUẢ mà hái ? Nhưng tiên tri Trần dân Tiên báo trước bóng lớn CỜ VÀNG cùa Cụ cũng là BÓNG ĐEN nhật thực VNCH Tan hàng hết cố gắng ? Do đó bác bỏ đấu tranh ,đối lập 60,62,63 là BẤT HỢP PHÁP ,NGOÀI VÒNG PHÁP LUẬT ,các tác giả bên Lương ,PG ,viết sách ,viết báo là VC, CIA ,nằm VÙNG ,còn ngoại quốc là PHÃN CHIẾN ? Kiểu giống phong chức ngoài GH là vô GIÁ TRỊ ,vô HIỆU QUẢ ? Và đồng ý các đấu trang trong nước hiện nay ,Cồn dầu ,Tiên lãng ,Van giang ,khối 84 là CHÍNH ĐÁNG ,là NGỢI KHEN ? Tôi chịu thua không biết mấy ông Pro HOÀI NGÔ học trường SỬ nào ? sao không rủ mấy ông SƯ (thầy chùa )viết cho Hoài Ngô cho mạnh mà chỉ có CHA (Lm) không thôi ?
    Nào là GƯƠNG ,YÊU NƯỚC cùa cụ ? Chắc tôi ,mọi người Phản hồi không đồng ý là đồng nghĩa BÁN NƯỚC hay sao ? Lại Cụ là người chống Pháp , OK “Đúng ” Về nước 54 làm Thủ tướng được Hoa kỳ yểm trợ .và Pháp đang bàn giao quyền hành ,quân đội cho Cụ và triệt thoái 56, như tôi lên làm thì củng muốn CHÓNG PHÁP ,tống cổ cho mau hơn,làm sao một nước 2 vua ? nhưng không nói khoảng 1933 -1951 Cụ lập chiến khu nào chống Pháp ? hay Cần vương 2 ?
    Nói chung tuy đô hô ,Lúc đó phái bộ Truyền giáo ,truyền đạo Pháp nhẹ nhàng ,Tế nhị còn giừ nguyên TÔN TRỌNG triều đình nhà NGUYỄN ,còn thời TT Diệm thì quá ỒN ÀO ,các CHA chánh xứ như kiêm luôn CHÍNH QUYỀN ,xóa sổ NHÀ NGUYỄN ,giao đất THẦN KINH cho NĐ Cẩn như án binh bất động LẢNH CHÚA mỷ từ “người con hiếu thảo ” LO CHO MẸ ? BỊT luôn đường đi lối VỀ ?Thật là mát tay ?
    Nếu giao đất THẦN KINH cho nhà NGUYỂN giống khu tự trị BÙI CHU ,hay PHÁT DIÊM nằm giữa CS và QG thì chiến tranh Việt nam sẻ đổi sang cục diện khácnhư VUA Thai lan ,Nử hoàng ANH Có thể VNCH vẫn còn ,Cụ vẫn còn ? Và tiết kiệm bao triệu đồng bào ,chiến sỉ hy sinh ,máu đổ thịt rơi ,tiền bạc ,nhà cửa ,bom đạn ?
    Hởi các Ông bà Pro hoài NGÔ có bao giờ nghỉ đến tình kẻ khác không giống các ông được BÌNH ĐẲNG YÊU NƯỚC như Cụ Diêm ? Hay là láo .ngu ,sai ,không đúng lắm , và sách ,sử nào ngoài CG và hoài NGÔ viết đúng xin trình bày lên cho Tham khảo ,Hay độc quyền ..binh độc tài , Cỏn vài ba chử nghêu ngao với ĐCV,mục này chắc giao cho mấy ông cho xong “chúng ta vui vẻ cả làng ”
    Phải nói thế nào đúng ,Cám ơn Cụ ,DIỆM ,THIỆU ,MINH các cụ nào đúng ?,mà Chúng ta và 3 triệu ĐỒNG BÀO được sang USA hay ngoại quốc , Có đời sống cho con ,cháu TỐT ,ăn nên làm ra , hay luôn 3 Cụ ? cho HUỀ ?

    • Tien Ngu says:

      Tững tững như Vu, ra thân mần đệ tử cho mấy anh giáo điếm dot com cũng phải.

      Nghe Vu hát, mà anh Ngu cũng muốn….tững theo. Không biết nà Vu muốn gửi gấm cái gì.

      Coi bộ chỉ muốn…phun anh Diệm tùm lum thì phải?

    • quang phan says:

      Suy Tôn Ngô Tổng Thống

      Ai bao năm từng lê gót nơi quê người
      Cứu đất nước thề tranh đấu cho tự do
      Người cương quyết chống cộng
      Bài phong kiến bốc lột
      Diệt thực dân đang giắt reo tàn phá

      Bao công lao hồn sông núi ghi muôn đời
      Gương hy sinh ngàn muôn tiếng không hề phai
      Toàn dân quyết kết đoàn cùng chung sức với người
      Thề đồng tâm say đắp cho ngày mai

      Toàn dân Việt Nam nhớ ơn Ngô Tổng Thống
      Ngô Tổng Thống, Ngô Tổng Thống muôn năm
      Toàn dân Việt Nam nhớ ơn Ngô Tổng Thống
      Xin thượng đế ban phước lành cho người

      Toàn dân Việt Nam nhớ ơn Ngô Tổng Thống
      Ngô Tổng Thống, Ngô Tổng Thống muôn năm
      Toàn dân Việt Nam quyết theo Ngô Tổng Thống
      Chung đắp say nền thống nhất sơn hà

  8. Kẻ Chợ says:

    Đọc xong bài viết và các lời bình, tôi có nhận xét:
    1/ Tác giả viết khách quan dưới mắt của một sử gia nhìn sự kiện đã xày ra có tham khảo những quan điểm của những người khác, không chủ quan.
    2/ Các lời bình nặng tính phe nhóm bênh vực theo cảm tính tình cảm bỏ qua sự thực hay không biết (hoặc cố tình không biết). Có người viện dẫn lời Liên Thành để chứng minh sự kiện, tôi nghĩ người này nên nhìn lại có một thời hiện tượng Lý Tống được ủng hộ ca ngợi “anh hùng”, qua thời gian Lý Tống có đúng là một anh hùng không? hay chỉ là một gả bẻm mép ăn bám cộng đồng để sống?. Cộng đồng hải ngọai còn có thêm một Ngô Kỷ nữa, bộ ba này làm rung chuyển khí thế cộng đồng, xem chừng ra chỉ là những cái thùng rỗng.
    3/Những người hưởng ân sủng của cụ Ngô nay bị mất vì cụ sụp đỗ làm chới dzới đâm ra thù hận điên cuồng chửi bới lung tung bất cứ ai họ nghĩ có dính líu đến cái chết của cụ Ngô nên bình tĩnh lại. Cụ Ngô chết là do cụ tự chọn, không ai đưa cụ đến cái chết cả. Hãy nhìn những caí chết của gia đình Ngô Đình: Ngô đình Thục, Diệm, Nhu, Lệ Thủy, Lệ Quyên và tai nạn cho Ngô đình Trác… thì thấy quả báo như thế nào? hãy suy nghĩ, đừng hàm hồ.

    • Tien Ngu says:

      Thưa, thường….đồng thanh tương ứng…
      Loại…bất lương, mắt hí, phải có cái nhìn giống nhau.

      Hai anh sĩ quan cấp tá, cùng với vài đàn em cắc ké, mần…đảo chánh. Thì nhắm con mắt, người có đầu óc suy nghỉ, thấy ngay rằng thì là các ảnh đã bị….xúi ăn c.. gà.

      Xã hội đang êm đềm, an vui, bổng nhiên bị…tưng bánh.

      Anh tác giả lại cho rằng anh em Diệm…láo, đầu sỏ gây nên đọc tài, tham nhũng, nên người…tài giõi dần xa lánh, tạo nện…cách mạng mà cảnh cáo chế độ Diệm….

      Những thành tựu về ổn định, về giáo dục, về đạo đức, về….thôn quê dưới ánh trăng vàng bát ngát sau thời Tây, sau thời…bát nháo xưng hùng xưng bá…, các cặp mắt hí cho…qua phà, hoặc xổ toẹt…

      Còn Lý Tống? Các tiểu nhân ganh tị trước sự cãm phục của đồng bào đối với ông Tống, bèn ngôn rằng thì nà anh tống…rỡm hơn chúng. Có dịp, các tiểu nhân sẽ chứng minh rằng mình….bảnh hơn Tống. Tống coi cái chết nhẹ như lông hồng, các tiểu nhân ganh tị sẽ coi cái chết nhẹ tợ lông…tơ. Cho nên Tống chằng có…hùng mẹ gì hết trọi…

      Các tiểu nhân bỉ ổi mắc bận…kiếm cơm, không thôi cũng…nhãy dù xuống VC, đàu với giặc Cộng, hay lái máy bay dỡn nhột Fidel Castro, sức mấy mà sợ tù rạc gì chớ?

      Mắc cười quá…

      Cộng đồng tị nạn, thông cãm hoàn cảnh…éo le, cho tiền hồ trợ những việc làm của Tống, theo ý các tiều nhân có lòng…bỉ ổi thì Tống không nên nhận. Tống nên…bỏ tiền túi ra mà…mần cách mạng. Đúng là cái loại…mắt hí.

      Cuối cùng thì các em mất…ân sũng của nhà Ngô, chới với rồi đâm ra thù hận điên cuồng, chửi bới lung tung…
      Anh phán…tỉnh rụi, y như thiệt…

      Một cái ví dụ…sống, Tiên Ngu hồi Diệm…đi đứt, vẫn chưa được…đẽ, ông già cũng không phải lính…nhà Ngô. láy cái con bà gì mà…ân với sũng?

    • Choi Song Djong says:

      Kẻ Chợ có khác,không biết bạn thuộc loại chợ nào,chợ chồm hổm hay chợ chàng hảng ? hàng tôm hay hàng cá.Vì không thấy nêu bên trên nên mạo muội hỏi thăm,xin chỉ giáo.

    • Lê Lai says:

      Ông Kẻ Chợ ơi, chỉ những người trí mới nắm vững hiểu thấu luật nhơn qủa luân hồi, họ là những con chien, làm sao họ hiểu nổi những điều như thật này? Trong đầu họ chỉ có sợ chúa thôi, và cái gì thì họ cũng biện hộ cho chúa đuợc, giống như cái gì họ cũng biện hộ cho Diêm Nhu được, ông Thục viết thơ xin sỏ cho toàn quyền Decoux? Ờ thì ta phải đặt vào hoàn cảnh của họ thì mới biết được! Các đức cha, hiếp con nít, ờ thì các ngài cũng, là người, cũng bị cám dỗ vậy! Bão Katrina, bão sandy vừa rồi, chậc..chậc thì đôi khi chúa trời cũng phải đãng trí chút chớ, đâu có ai mà nhớ hết mọi chuyện được cha!!!
      Còn Lê Lai tôi thì nghĩ ngài đang Zui Zẻ Zượt Zợ Zòng Zòng, Zồi Zớt Zợ Zăng Za Zường.
      Vào đây đọc chúa Jesu có Zợ anh em ơi :
      New York Times, September 18, 2012:
      “Jesus said to them, ‘My wife …’ ” http://www.nytimes.com/2012/09/19/us/historian-says-piece-of-papyrus-refers-to-jesus-wife.html?_r=1&pagewanted=all

      - The Boston Globe 09/18/2012 2:37 PM
      Harvard professor identifies scrap of papyrus suggesting some early Christians believed Jesus was married
      http://www.boston.com/metrodesk/2012/09/18/harvard-professor-identifies-scrap-papyrus-suggesting-some-early-christians-believed-jesus-was-married/dZJ1sIJCay8b8cra30wfQK/story.html

      - Harvard Magazine September-October 2012 A New Gospel Revealed The Gospel of Jesus’s Wife http://harvardmagazine.com/2012/09/new-gospel

    • quang phan says:

      Miền Nam với chín năm thịnh trị dưới sự lãnh đạo của tổng thống Ngô Đình Diệm :

      Trăng phương Nam

      Đây phương Nam đây ruộng Cà-Mau no lành,
      Với tiếng hát êm đềm trong suốt đêm thanh
      Quê hương anh lúa rợp khắp bờ ruộng xanh,
      Lúa về báo nhiều tin lành từ khắp quê cùng kinh thành

      Đây phương Nam đây tỉnh Cần-Thơ êm đềm,
      Có lúa tốt quanh vùng nuôi sức dân thêm
      Quê hương em bóng dừa ấp ủ dịu êm
      Những chiều trăng rọi bên thềm
      Vẳng những tiếng cười vui hiền
      Quê hương đôi ta đồng xanh xanh bao la !
      Tình thương như sắn cà một niềm mặn mà
      Quê hương đôi ta gần nhau đây không xa
      Kìa trông bao mái nhà ở vùng làng ta

      Ai vô Nam ngơ ngẩn vì muôn câu hò
      Những tiếng đó khơi nguồn nơi sống ấm no
      ”Trăng phương Nam” sáng tỏa khắp bờ Cửu-Long,
      Nước chảy con thuyền xuôi giòng
      Vọng tiếng khoan hò ấm lòng …

      (Anh Hoa)

  9. Trung Kiên says:

    Trích bài chủ:…”Theo tác giả Nguyễn Tường Thiết (con của Nhất Linh), trong bài “Sự thật về cái chết của Nhất Linh”, nhật báo Người Việt, California ngày 1-2-2012, thì Nhất Linh biết trước cuộc đảo chánh sẽ xảy ra, nhưng Nhất Linh không tham gia và không liên hệ đến cuộc đảo chánh, nên chính quyền Diệm thả Nhất Linh.Theo Vĩnh Phúc, sđd. tt. 220-224, Nhất Linh Nguyễn Tường Tam vào tỵ nạn trong Tòa đại sứ Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan) ở Sài Gòn. (Nhất Linh quen biết với các lãnh tụ Trung Hoa Quốc Dân Đảng khi hoạt động ở Trung Hoa.) Đại sứ Vương Tử Kiện nhờ một linh mục Dòng Tên (Jésuite) người Bỉ trình bày với tổng thống Diệm. Tổng thống Diệm chuyển qua ông Nhu. Ông Nhu giao cho Trần Kim Tuyến. Ông Tuyến bảo lãnh với đại sứ Đài Loan. Tòa đại sứ Đài Loan giao Nhất Linh cho Công an Việt Nam. Nhất Linh bị giữ hai ngày, làm thủ tục rồi được thả về.

    Xin hỏi ông Trần Gia Phụng, “viết sử” mà không phân tích, không nhận định, bê nguyên cả hai bài viết đặt vào mâm kiểu này thì bần dân chúng tôi hiểu sao đây? Ai nói thật, ai thêm bớt hay dựa hơi nồi chõ???

    Còn nữa, ông viết…”Vĩnh Phúc dựa theo tài liệu của Trần Kim Tuyến“…còn ông chỉ lập lại mà không phân tích, không cần biết đúng sai, như vậy có thể gọi là “nghiên cứu” hay “viết sử” chăng?

    Cũng xin hỏi ông Nguyễn Tường Thiết rằng;

    Nếu quả thật thân phụ của Ông không tạo loạn, không tham gia đảo chánh, thì tại sao không để khẳng khái trả lời trước toà án, mà phải uống thuốc độc quyên sinh (như một kẻ trốn chạy sự thật), với di bút “Đời tôi để lịch sử xử. Tôi không chịu để ai xử tôi cả….“???

    Rất mong cả hai ông Phụng lẫn Tường Thiết trả lời cho bần dân chúng tôi được tỏ tường…

    • quang phan says:

      Có bài viết về Nhất Linh Nguyễn tường Tam của tác giả Nguyễn Văn Lực ở link dưới đây :

      http://old.danchimviet.info/archives/55198

      http://old.danchimviet.info/archives/55211

      • Trung Kiên says:

        Cám ơn bạn Quang Phan đã đưa link hướng dẫn!

        Trích đoạn (link 2) …”Bên công an nói rằng trong danh sách những chính khách và đoàn thể tham gia cuộc đảo chánh mà họ bắt được tại nhà ông Hoàng Cơ Thụy, có cả tên ông Nhất Linh. Tuy bác sĩ Trần Kim Tuyến bảo rằng khi đối chất, chính các vị đó nhìn nhận có tham gia với ông Hoàng Cơ Thụy thật. Nhưng người ta vẫn hoài nghi về cung cách làm việc của công an mật vụ. Song le, sự kiện Nhất Linh chạy vào tòa đại sứ Trung Hoa Quốc gia để tỵ nạn, là chứng cớ rõ ràng ông có dính líu líu vào cuộc đảo chính. Đó là lý do khiến những người am tường tình hình lúc đó phàn nàn rằng ông Nhất Linh thiếu thận trọng khi hợp tác với Hoàng Cơ Thụy. (nếu quả có sự hợp tác này)“.

        Trên đây cũng là suy luận của TK.

        Nếu ông Nguyễn Tường Tam không dính líu gì đến cuộc đảo chánh 1960 thì ông đã không bỏ trốn, chạy vào toà Đại sứ Đài Loan (Trung Hoa Quốc Gia) như vậy!

        Hành động của ông Nguyễn Tường Tam rõ ràng là vô trách nhiệm và có ác ý! Ông Nguyễn Tường Thiết đã không “thật thà” khi viết về cha mình!

      • bonbon says:

        Trên tờ truyền đon tuyên cáo ngày đảo chánh,có ghi tên Nhấtlinh NTT. Vậy không thể nói ông không tham gia.Đồng ý là không tham gia sao xin vào TN tại tòa Đ/S Đài Loan. Toà Đ?SS Đài Loan sau khi hỏi ý kiến của chính phủ của họ,họ đả từ chối không cho NTT tỵnạn chính trị…
        NTT không bị bỏ tù như các người ký tên trong bản tuyên ngôn,,,không phải vì không dám bỏ tù người “lịchsừ’ mà có lẻ có sự thoả hiệp qua can thiệp của QDĐ Đàiloan…
        Cho nên ,Tha người ,nhân đạo với kẻ lật đổ mình thì “rước hoạ” vào thân mà thôi !
        …Tuy nhiên sau này các ông tù này có ra làm “chính phủ” quyền cao chức trọng thì củng chẳng làm gì HAY hơn. Họ kèn cựa nhau,đấu đá nhau và đấu đá cả với quân đội,triệt hạ nhửng ai ho không thích dể đưa người họ vào..(hơnlà chống cộng)
        Cố nhiên ntt,con viết về cha thì chỉ có một mực ca ngợi thôi,không có gì lạ…(NTTTâm củng vậy).
        (bb)

  10. An Truong says:

    Ngo Dinh Diem presidential visit to the United States
    Wikipedia
    http://en.wikipedia.org/wiki/Ngo_Dinh_Diem_presidential_visit_to_the_United_States
    …and then deposed Bao Dai and proclaimed the Republic of Vietnam after his brother Ngo Dinh Nhu rigged a referendum that made him head of state. Diem was credited with 98.2% of the votes and 133% in the capital Saigon…
    In 1955, Nhu’s agents had beaten those who voted for Bao Dai instead of Diem…
    … It advised public servants to shun any mention of Diem’s autocracy and the fact that he regularly killed or jailed dissidents, noting that “He is most sensitive to such charges.”…
    DỊCH:
    TT Ngô Đình Diệm thăm Hoa Kỳ
    Tự điển Bách Khoa Wikipedia
    …và rồi lật đổ Bảo Đại và thiết lập Việt Nam Cộng Hòa sau khi người em là Ngô Đình Nhu trưng cầu dân ý gian lận để đưa ông [Diệm] lên làm Tổng Thống. Ông Diệm được cho là có 98.2% phiếu bầu, và tại thủ đô Sài Gòn ông có 133% phiếu bầu…
    Năm 1955, tay chân ông Nhu đánh đập những người bỏ phiếu cho Bảo Đaị thay vì bầu cho ông Diệm…
    …[Bản văn Bộ Ngoại Giao Mỹ] khuyến cáo nhân viên ngoaị giao không nói gì về cách cai trị độc tài của ông Diệm và về sự kiện rằng ông Diệm thường xuyên thủ tiêu hay bỏ tù những người bất đồng chính kiến, ghi nhận rằng “Ông [Diệm] rất nhạy cảm với các cáo buộc đó”…

    • Lão Trượng says:

      Trông mặt mà bắt hình rong
      Con lợn có béo thì lòng mới ngon

      Tướng mạo ông Diệm là một hiền nhân quân tử. Đến như Hà Minh Trí, (Phan Văn Điền) là người 3 lần mưu sát Ngô Đình Diệm năm 1957, Nguyễn Tường Tam (Nhất Linh) đảo chánh ông Diệm 1960 mà còn không bị trả thù, không bị giết, thì sách vở báo gì nào nói những điều như chú mày chưng dẫn cũng bằng thừa.

      Chú mày xem ra có học thức mà không biết nhận thức nên mới phổ biến những điều vớ vẩn?

    • Doctin says:

      Vác tài liệu lấy từ wikipedia vào đây để tranh luận chứng tỏ sự khờ khạo, ngu dốt. Wikipedia là trang mạng mà ai cũng có thể vào đó để viết hay sửa đổi :

      Wikipedia is written collaboratively by largely anonymous Internet volunteers who write without pay. Anyone with Internet access can write and make changes to Wikipedia articles. Users can contribute anonymously, under a pseudonym, or, if they choose to, with their real identity.

    • Tien Ngu says:

      Thưa, tin….tự điển bách khoa loại này, tin giáo điếm dot com hay tin…Trần dân Tiên, sướng hơn.

      Cái Wiki này, em nào vô é dịt cũng được.

      Phải công nhận là điếm…láo bền. Hết màn sách Tây trang mấy giòng mấy, đến….bách khoa…

      Còn những cái có thật, do người thật, VN đàng hoàng, chính hiệu con nai vàng, kể lại thì điếm….qua phà.

      Diệm Nhu, gầy dựng được một nền giáo dục xuất sắc nhất cho VN từ xưa đến nay, đào tạo biết bao thế hệ thanh thiều niên hữu ích. Xã hội do Diệm lèo lái nhân bãn và đạo đức làm người là số một hàng đầu…

      Tây u hay…bách khoa, nàm gì mà…thông hơn người Việt ba cái vụ đó?

      Anh điếm tìm coi có em nào là nhân tuyển của giáo điếm, bảnh hơn Diệm Nhu lúc ấy, hát nghe coi?

      Chê rề theo lối….điếm, ai chê lại không được?

      Cò mồi VC hát…Diệm ngủ với em dâu, con đỉ nên bà, Diệm…lùn mã tử…vân vân. Láo thế, nhưng vẫn còn đở bất lương hơn các màn….khoe kiến kiến thức của lũ giáo điếm…

Mục phản hồi đã đóng