WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Cuộc đảo chánh ngày 11-11-1960

1.-   TÌNH HÌNH CHUNG TRƯỚC ĐẢO CHÁNH

Sau khi thành lập năm 1955, tình hình an ninh và chính trị Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) khả quan được vài năm thì bị xáo trộn trở lại vào đầu thập niên 60, có thể vì nhiều lý do:

Thứ nhất, tại Hà Nội sau hội nghị Trung ương đảng ngày 13-5-1959 và Đại hội III đảng Lao Động (từ 5-9 đến 10-9-1960), Bắc Việt Nam (BVN) quyết định tấn công Nam Việt Nam (NVN) mà CS nói là”giải phóng” miền Nam bằng võ lực. Theo hiệu lệnh nầy, du kích cộng sản nằm vùng tại NVN từ năm 1954, hoạt động trở lại, quậy phá và tấn công khắp nơi. Miền Nam bắt đầu mất an ninh.

Thứ hai, hiến pháp VNCH ngày 26-10-1956 thừa nhận quyền tự do lập hội (điều 15), tự do nghiệp đoàn (điều 23), nhưng không đề cập đến quy chế chính đảng, quyền lập chính đảng và quyền đối lập chính trị. Chế độ Ngô Đình Diệm không chấp nhận bất đồng chính kiến và đối lập chính trị. Các đảng phái bị đánh dẹp trừ đảng Cần Lao do Ngô Đình Nhu lãnh đạo. Đảng Cần Lao là đảng duy nhất có quân ủy tức ủy ban đảng trong quân đội, ngược với truyền thống đứng ngoài các đảng phái chính trị của quân đội VNCH. Những lãnh tụ đối lập với chính quyền Diệm lần lượt bị bắt giam. (Sau nầy có một số tướng lãnh và sĩ quan gia nhập đảng phái là cá nhân bí mật vào đảng, trong khi tập thể quân đội đứng ngoài đảng.)

Ông Diệm đi vào con đường sùng bái cá nhân. Rõ nhất là ngay từ năm 1955, mỗi lần chào cờ bất cứ ở đâu, bản nhạc “Suy tôn Ngô tổng thống” đều được trình diễn tiếp ngay sau bản quốc ca.  Bài hát xưng tụng “Ngô tổng thống, Ngô tổng thống muôn năm...” Ông Diệm biết, nghe, và chứng kiến việc suy tôn mình trong các buổi lễ, mà không ra lệnh sửa sai, dẹp bỏ, nghĩa là ông Diệm đồng lòng với sự suy tôn nầy. (Bản nhạc “Suy tôn Ngô tổng thống” do Thanh Nam đặt lời, Ngọc Bích phổ nhạc.)

Sau khi củng cố được địa vị, trong công việc cai trị, tổng thống Diệm chỉ tin tưởng và trọng dụng những người trong gia đình, những đảng viên Cần Lao và những thủ hạ thân tín chung quanh gia đình của ông. (Vĩnh Phúc, Những huyền thoại & sự thật về chế độ Ngô Đình Diệm, California: Nxb. Văn Nghệ, 1998, tr. 24.) Ngoài ra, “Sau khi đã vững chỗ ngồi, ông [Diệm] quay qua thanh toán những người đã từng sát cánh với ông, đã từng phò tá ông trong những lúc hoạn nạn khó khăn…” (Vĩnh Phúc, sđd. tr. 446), nên nhân tài lần lượt tránh xa ông Diệm, nếu không bị ông thanh toán.

Thứ ba, lúc đó dân chúng than phiền về nạn tham nhũng và lạm quyền của một số viên chức chính phủ hay đảng viên Cần Lao, càng ngày càng gia tăng, làm tổn hại đến uy tín chính trị của chế độ Diệm. Sách hồi ký của các tướng lãnh hay các nhân vật chính trị đương thời đều đề cập đến nạn tham nhũng thời kỳ nầy. (Ví dụ: các sách của Đỗ Thọ, Trần Văn Đôn, Nguyễn Trân, Nguyễn Bá Cẩn …) Tham nhũng thời ông Diệm còn giới hạn chứ không tràn lan như cộng sản ngày nay.

Quốc hội lập pháp khóa 2 được bầu ngày 30-8-1959. Cũng như quốc hội khóa trước, đại đa số đắc cử đều thân chính quyền. Tại Sài Gòn, Nguyễn Trân đắc cử ở quận I và Phan Quang Đán đắc cử ở quận II, nhưng cả hai đều bị “Ủy ban hợp thức hóa” của Quốc hội loại bỏ, vì cho rằng các ông vi phạm luật bầu cử. Ai cũng biết ông Diệm sử dụng Ủy ban hợp thức hóa của Quốc hội để loại bỏ những nhân vật đối lập. (Đoàn Thêm, 1945-1964, Việc từng ngày, Hai mươi năm qua, California: Xuân Thu tái bản, tr. 260.)

Chính phủ Diệm kiếm cách ngăn chận đối lập chính trị, nhưng cũng không cản được 18 chính khách trong Ủy Ban Tiến Bộ và Tự Do, hội họp tại khách sạn Caravelle ở Sài Gòn ngày 26-4-1960, cùng ký kháng thư công khai phản đối chế độ Diệm. Kháng thư nầy thường được gọi là “Tuyên ngôn Caravelle”, phản đối việc kiểm soát báo chí, tố cáo nạn bè phái và yêu cầu tổng thống Diệm nới rộng chính phủ, tái lập các quyền tự do căn bản. (Nguyễn Trân, Công và tội, những sự thật lịch sử, California: Nxb. Xuân Thu , 1992, tr. 324.)  Mười tám người nầy là (theo thứ tự A, B, C, họ, chữ lót, tên): Hồ Văn Vui (linh mục), Huỳnh Kim Hữu, Lê Ngọc Chấn, Lê Quang Luật, Lương Trọng Tường, Nguyễn Lưu Viên, Nguyễn Tăng Nguyên, Nguyễn Tiến Hỷ, Phạm Hữu Chương, Phan Huy Quát, Phan Khắc Sửu, Tạ Chương Phùng, Trần Lê Chất, Trần Văn Đỗ, Trần Văn Hương, Trần Văn Lý, Trần Văn Tuyên, Trần Văn Văn. (Trần Văn Đôn, Việt Nam nhân chứng, California: Nxb. Xuân Thu, 1989,  tt. 168-169.) Mười tám chính khách nầy thuộc nhiều tôn giáo khác nhau và có nhiều người đã từng giúp đỡ hay cộng tác với ông Diệm.

Các nhân sĩ ký tên vào bản “Tuyên ngôn Caravelle” không bị chính phủ Diệm bắt giam, một phần vì các nhân sĩ nầy uy tín khá lớn, thuộc nhiều thành phần xã hội, tôn giáo và chính trị, kể cả một số đã từng cộng tác với ông Diệm, và một phần khác vì áp lực của Tòa đại sứ Hoa Kỳ.

Lúc đó, về phía Hoa Kỳ, tòa đại sứ ngầm yêu cầu chính phủ Diệm tìm cách cải cách chính trị.  Có lần đại sứ Elbridge Durbrow thúc đẩy tổng thống Diệm nên gởi cố vấn Ngô Đình Nhu ra nước ngoài, nhưng tổng thống Diệm không nghe theo những yêu cầu về phía Hoa Kỳ.  (Thomas L. Ahern Jr., CIA and the House of Ngo, tr. 138.)

Để đáp ứng tình thế mới, tổng thống Diệm cải tổ chính phủ ngày 18-10-1960, không nới rộng mà chỉ thay đổi các chức vụ sau: bộ trưởng Quốc phòng: Nguyễn Đình Thuần thay Trần Trung Dung; bộ trưởng Nội vụ: Bùi Văn Lương thay Lâm Lễ Trinh; bộ trưởng Tư pháp: Nguyễn Văn Lượng thay Nguyễn Văn Sĩ.

Một biến chuyển quốc tế ảnh hưởng nhiều đến nền chính trị Việt Nam là vào ngày 8-11-1960, trong cuộc tranh cử ở Hoa Kỳ, thượng nghị sĩ John F. Kennedy, ứng cử viên đảng Dân Chủ, đắc cử tổng thống Hoa Kỳ, đánh bại ứng cử viên của đảng Cộng Hòa là Richard Nixon. Nixon nguyên là phó tổng thống trong chính phủ Dwight David Eisenhower (tổng thống hai nhiệm kỳ1953-1961). Thay đổi tổng thống mới theo chính đảng đối lập ở Hoa Kỳ, báo hiệu chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ trên thế giới nói chung và về Việt Nam nói riêng sẽ có những thay đổi mới.

2.-   DIỄN TIẾN CUỘC ĐẢO CHÁNH

Cuộc đảo chánh ngày 11-11-1960 do một nhóm sĩ quan cấp tá lãnh đạo.  Các nhân vật chính trong binh biến nầy là các trung tá Nguyễn Triệu Hồng, Vương Văn Đông, đại tá Nguyễn Chánh Thi (tư lịnh Lữ đoàn Nhảy dù), và các thiếu tá Phan Trọng Chinh, Phạm Văn Liễu…

Theo Nguyễn Chánh Thi, thì chính ông ta là người chủ xướng cuộc đảo chánh. (Nguyễn Chánh Thi, Việt Nam: một trời tâm sự, California: Nxb. Xuân Thu, 1987, tr. 115.)  Tuy nhiên, theo luật sư Hoàng Cơ Thụy, hai trung tá Nguyễn Triệu Hồng và Vương Văn Đông (tùng sự tại Đại học Quân sự Sài Gòn) mới là những người chủ xướng cuộc đảo chánh ngày 11-11-1960 và đại tá Nguyễn Chánh Thi hợp tác vào giờ chót. (Hoàng Cơ Thụy, Việt sử khảo luận, cuốn 5, Paris: Nam Á, 2002, tr. 2824.)  Hoàng Cơ Thụy còn trưng ra bản cáo trạng của chính phủ Diệm sau khi cuộc đảo chánh thất bại, theo đó Vương Văn Đông và Nguyễn Triệu Hồng chủ xướng và ép Nguyễn Chánh Thi phải hợp tác.

Nhân vật chính về phía dân sự tham gia vào biến cố nầy lúc đầu là luật sư Hoàng Cơ Thụy.  Trong cuộc họp tại nhà Hoàng Cơ Thụy vào đêm trước ngày đảo chánh, có một nhân viên CIA tên là George Carver.  Về mặt nổi, Carver là một nhân viên USOM. (Vĩnh Phúc, sđd. tr. 264-265.)

Lực lượng đảo chánh gồm 4 tiểu đoàn Nhảy dù (1, 3, 4, và 8) và Liên đoàn Biệt động quân.  Sáng ngày 11-11-1960, khoảng 3G:30, nhóm đảo chánh bao vây dinh Độc Lập và chiếm nhà Bưu điện Sài Gòn.  Viên sĩ quan phụ trách việc phá hệ thống điện thoại Sở Bưu điện thiếu hiểu biết chuyên môn, không phá được hệ thống khẩn cấp đặt dưới hầm nhà Bưu điện, nên từ dinh Độc Lập, nơi tổng thống ở và làm việc, tổng thống vẫn liên lạc được với bên ngoài. (Vĩnh Phúc, sđd. tr 266.)

Lực lượng đảo chánh tấn công thành Cộng Hòa (trên đường Thống Nhất, gần Thảo cầm viên tức Sở thú), nhưng Liên binh Phòng vệ Phủ tổng thống đóng ở đây, chống trả mãnh liệt.

Cho đến 5G:00 sáng ngày 11-11, phía đảo chánh chiếm được các vị trí sau đây:  Bộ tổng tham mưu Quân đội VNCH (gần Tân Sơn Nhất), Căn cứ không quân Tân Sơn Nhất, Nha tổng giám đốc Cảnh sát Quốc gia và Nha Cảnh sát đô thành (lúc đó ở vùng đường Nguyễn Cư Trinh -Võ Tánh), Bộ Tư lệnh Quân khu thủ đô (lúc đó ở Hòa Hưng) và bắt giam tư lệnh quân khu là trung tướng Thái Quang Hoàng.  Trong khoảng thời gian nầy (5G:00 sáng), một sĩ quan chỉ huy cuộc đảo chánh là trung tá Nguyễn Triệu Hồng bị tử thương ở gần dinh Độc Lập.

Lúc đó, trong Dinh Độc Lập, ngoài tổng thống Diệm, gia đình Ngô Đình Nhu, còn có Võ Văn Hải, chánh văn phòng tổng thống và đại úy Bằng, sĩ quan cận vệ, cùng bộ phận quân đội phòng thủ. (Hoàng Cơ Thụy, sđd. tr. 2843.)  Quân đảo chánh tìm bắt thiếu tướng Nguyễn Khánh, nhưng trước đó vài tuần, Nguyễn Khánh đã dọn đến một ngôi nhà mới, nên phe đảo chánh không biết.  Khi nghe súng nổ, Nguyễn Khánh kiếm cách trốn vào dinh Độc Lập lúc 3G:30 sáng. (Mark Moyar, Triumph Forsaken, the Vietnam War, 1954-1965, Cambridge: Cambridge University Press, 2006, tr. 110.)

Khoảng 8G:30 sáng 11-11-1960, Đài phát thanh Sài Gòn phát đi nhật lệnh của đại tá Nguyễn Chánh Thi, tự xưng là tổng tư lệnh quân đội cách mạng, gởi tướng lãnh, sĩ quan, hạ sĩ quan và binh lính, tố cáo nặng nề chính phủ Ngô Đình Diệm và kêu gọi quân đội hoàn thành nhiệm vụ cứu nước.

Trong khi đó, về phía chính phủ, tổng thống Diệm giao cho Võ Văn Hải, chánh văn phòng phủ tổng thống, nhiệm vụ liên lạc và nói chuyện với nhóm đảo chánh.  Khoảng trước 9 giờ sáng ngày 11-11-1960, ông Hải gặp Nguyễn Chánh Thi, rồi gặp Vương Văn Đông.  Ông Đông đồng ý điều đình, nhưng yêu cầu tổng thống Diệm phải từ chức và “Hội đồng Cách mạng” sẽ bảo đảm an ninh cho gia đình ông Diệm ra nước ngoài. (Hoàng Cơ Thụy, sđd. tr. 2847.)

Trong dinh Độc Lập, từ sau 10 giờ sáng, tổng thống Diệm dùng hệ thống vô tuyến riêng, đọc lời kêu gọi các lực lượng trung thành với chính phủ đem quân về thủ đô dẹp cuộc đảo chánh, cứ khoảng 5 phút phát một lần. (Nguyễn Chánh Thi, sđd. tr. 131.)  Nguyên văn điện văn như sau: “Đây là Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa, ra lệnh cho Bộ chỉ huy các Quân khu:  Đêm nay hồi 3 giờ sáng, một số sĩ quan trung cấp đã bội phản và phỉnh gạt binh sĩ để mưu đảo chánh tại Thủ đô.  Hiện giờ Tổng tham mưu và Quân khu Thủ đô tạm thời gián đoạn liên lạc, một số sĩ quan cao cấp cũng mất liên lạc.  Vậy các Tư lệnh Quân khu phải bình tĩnh và tự vệ cẩn mật để chờ lệnh của sĩ quan liên lạc Phủ tổng thống.  Đại tá Trần Thiện Khiêm, Quân khu 5, phải cho đoàn Thiết giáp Mỹ Tho lên ngay đậu tại Phú Lâm chờ lệnh, và đại tá Trần Thiện Khiêm lấy một tiểu đoàn lên ngay tại Phú Lâm đợi lệnh.” (Trích: Nguyễn Chánh Thi, sđd. tr. 131.)

Võ Văn Hải làm con thoi liên lạc giữa dinh Độc Lập và nhóm sĩ quan đảo chánh.  Sau khi ông Hải gặp Vương Văn Đông lần thứ 3 tại nhà trung tướng Dương Văn Minh, lúc 12G:30 ngày 11-11-1960, Vương Văn Đông điện thoại và nói chuyện trực tiếp với tổng thống Diệm.  Tổng thống Diệm báo cho ông Đông biết là muốn cải tổ chính phủ thì phải theo thể thức hợp pháp, tức phải thông qua Quốc hội, nhưng ông Đông vẫn nhất quyết đòi tổng thống phải từ chức. (Hoàng Cơ Thụy, sđd. tt. 2849-2850.)

Chiều 11-11-1960, Võ Văn Hải gặp Vương Văn Đông lần thứ tư tại nhà tướng Lionel C. McGarr,  người mới thay tướng Williams đứng đầu đoàn cố vấn quân sự Hoa Kỳ.  Ông Hải đưa ra giải pháp dung hòa là lưu giữ tổng thống Diệm và giải tán chính phủ, chỉ định một thủ tướng mới nhằm thành lập chính phủ lâm thời.  Trung tá Vương Văn Đông đồng ý, nhưng yêu cầu tổng thống Diệm chính thức tuyên bố giải tán chính phủ.

Tối hôm đó, lúc 8 giờ tối 11-11-1960, tổng thống Diệm điện thoại cho đại tướng Lê Văn Tỵ, giao cho ông Tỵ trách nhiệm lập chính phủ quân nhân.  Đại tướng Lê Văn Tỵ công bố trên Đài phát thanh một bản nhật lệnh lúc 9 giờ tối 11-11-1960, gồm ba điểm chính, nguyên văn như sau: “Sĩ quan, Hạ sĩ quan và Binh sĩ Quân đội Việt Nam Cộng Hòa,/ Giữa lúc cuộc chính biến nghiêm trọng diễn ra tại Thủ đô, hôm nay tôi đã hội đàm với Tổng thống Ngô Đình Diệm và đã đi đến những thỏa thuận sau đây để duy trì sự đoàn kết của Quân đội: 1) Tổng thống đồng ý giải tán chính phủ hiện tại sau khi đã thảo luận về vấn đề quốc sự với Ủy ban Cách mạng.  2) Với sự đồng ý của Ủy ban Cách mạng, Tổng thống ủy thác cho một số sĩ quan trong Quân đội Việt Nam Cộng Hòa trách nhiệm thành lập một chánh phủ quân nhân lâm thời.  Chánh phủ nầy tiếp tục cuộc chiến đấu chống Cộng sản để bảo vệ Tổ quốc.  3) Ngay sau khi nhận được lệnh nầy, tất cả các đơn vị phải lập tức ngưng bắn, tiếp tục hoạt động trở lại và phải luôn luôn bình tĩnh đề cao cảnh giác đề phòng sự phá hoại của Việt Cộng.  KBC 4002, ngày 12 thánh 11 năm 1960 / Đại tướng Lê Văn Tỵ/ Tổng tham mưu trưởng QĐ/ VNCH.” (Trích: Nguyễn Chánh Thi, sđd. tt. 144-145.)

Đến 6G:20 sáng 12-11-1960, bản “Tuyên cáo của tổng thống Việt Nam Cộng Hòa” được đưa lên Đài phát thanh do tổng thống Diệm đọc. (Mark Moyar, sđd. tr. 112.)  Nguyên văn bản tuyên cáo như sau: “Quốc dân đồng bào,/ Tiếp theo cuộc nổi dậy tại Thủ đô tối nay, để cho Quân đội chúng ta được toàn vẹn trong cuộc chiến đấu chống cộng, Tôi, Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa, đã quyết định giải tán Chính phủ hiện thời.  Tôi kêu gọi các Tướng lãnh Quân đội Việt Nam Cộng Hòa thành lập một Chánh phủ Lâm thời để có thể chiến đấu chống cộng và bảo vệ xứ sở. Đồng thời tôi sẽ phối hợp với Hội đồng Cách mạng thành lập một chánh phủ Liên hiệp.  Để tránh đổ máu và trấn an dân chúng, tôi ra lệnh Hội đồng các tướng lãnh tìm tất cả các phương pháp thích nghi chấm dứt mọi cuộc tuyên truyền xuyên tạc và ngưng bắn./ Ngô Đình Diệm.” (Trích: Hoàng Cơ Thụy, sđd. tr. 2855.)

Trong khi đó, đại tá Trần Thiện Khiêm đem quân Sư đoàn 7 từ Mỹ Tho và đại tá Huỳnh Văn Cao đưa quân Sư đoàn 5 từ Biên Hòa về thủ đô cứu viện, đến Sài Gòn sáng 12-11.  Lực lượng đảo chánh bắt đầu nao núng.  Vào buổi chiều, các tiểu đoàn Nhảy dù rút lui dần dần.  Quân trung thành với chính phủ Diệm làm chủ tình thế.

Trước khi phi trường Tân Sơn Nhất được quân chính phủ kiểm soát trở lại khoảng trưa ngày 12-11-1960, các sĩ quan đảo chánh dùng phi cơ C-47 rời khỏi Việt Nam, bắt theo trung tướng Thái Quang Hoàng làm con tin.  Qua Cao Miên, trung tướng Hoàng xin trở về Việt Nam, và được Miên trả về Việt Nam ngày 15-11-1960. (Đoàn Thêm, sđd. tr. 283.)

Khoảng 6 giờ chiều ngày 12-11-1960, tổng thống Diệm tuyên bố trên đài phát thanh rằng chính phủ đã dẹp yên quân phiến loạn, hứa “sẽ tiếp tục phục vụ đất nước và dân tộc theo đường lối Cộng Hòa và Nhân vị...” (Chính Đạo, Việt Nam niên biểu, tập I-C, Houston: Nxb. Văn Hóa: 2000, tr. 194.)  Ngày 15-11-1960, tổng thống Diệm thành lập Uỷ ban điều tra về cuộc đảo chánh 11-11-1960, do thiếu tá Trần Khắc Kính cầm đầu.  Uỷ ban nầy làm việc đến cuối tháng 3-1961, thì hoàn tất hồ sơ.

3.-   HẬU QUẢ CUỘC ĐẢO CHÁNH

Sau cuộc binh biến, chính phủ bắt giữ nhiều nhà chính trị đối lập như Phan Quang Đán, Phan Khắc Sửu, Vũ Hồng Khanh, Phan Bá Cầm, Bùi Lương, Trần Văn Tuyên, Nguyễn Xuân Chữ, Đinh Xuân Quảng, Nguyễn Thành Phương, Nguyễn Thành Vinh, Trương Bảo Sơn, Lê Ngọc Chấn … vì liên hệ đến binh biến.  Trong số nầy, một số người trước đây đã ký vào “Tuyên ngôn Caravelle” ngày 26-4-1960.   Trần Văn Hương bị bắt ngày 12-11-1960, nhưng được thả trong vài tuần. (Hoàng Cơ Thụy, sđd., tr. 2866.)  Nhất Linh Nguyễn Tường Tam bị bắt rồi được thả về.

Theo tác giả Nguyễn Tường Thiết (con của Nhất Linh), trong bài “Sự thật về cái chết của Nhất Linh”, nhật báo Người Việt, California ngày 1-2-2012, thì Nhất Linh biết trước cuộc đảo chánh sẽ xảy ra, nhưng Nhất Linh không tham gia và không liên hệ đến cuộc đảo chánh, nên chính quyền Diệm thả Nhất Linh. Theo Vĩnh Phúc, sđd. tt. 220-224, Nhất Linh Nguyễn Tường Tam vào tỵ nạn trong Tòa đại sứ Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan) ở Sài Gòn.  (Nhất Linh quen biết với các lãnh tụ Trung Hoa Quốc Dân Đảng khi hoạt động ở Trung Hoa.)  Đại sứ Vương Tử Kiện nhờ một linh mục Dòng Tên (Jésuite) người Bỉ trình bày với tổng thống Diệm.  Tổng thống Diệm chuyển qua ông Nhu.  Ông Nhu giao cho Trần Kim Tuyến.  Ông Tuyến bảo lãnh với đại sứ Đài Loan.  Tòa đại sứ Đài Loan giao Nhất Linh cho Công an Việt Nam.  Nhất Linh bị giữ hai ngày, làm thủ tục rồi được thả về. Vĩnh Phúc dựa theo tài liệu của Trần Kim Tuyến.

Một nhân vật dân sự quan trọng trong cuộc binh biến ngày 11-11-1960 là Hoàng Cơ Thụy nhờ người Mỹ sắp đặt, giúp ông trốn thoát ra nước ngoài. (Mark Moyar, sđd., tr. 114.)  Trong sách Việt sử khảo luận cuốn 5, Hoàng Cơ Thụy cho biết ông lưu vong từ 4-12-1960 đến ngày 20-11-1963 mới trở về sau khi chính phủ Diệm sụp đổ, nhưng không cho biết nơi lưu vong.  Có tài liệu cho rằng ông Thụy trốn vào Tòa đại sứ Mỹ, qua Phi Luật Tân, rồi qua Nhật Bản.

Số thiệt hại nhân mạng trong cuộc đảo chánh ngày 11-11-1960 là: 20 thường dân và 23 quân nhân thiệt mạng, trong đó có trung tá Nguyễn Triệu Hồng; số bị thương khoảng 54 thường dân và 214 quân nhân. (Đoàn Thêm, sđd. tr. 283.)

Về phương diện chính trị, trong thời gian quân đảo chánh làm chủ Đài phát thanh, chính phủ Diệm bị chỉ trích nặng nề. Trên đài Phát thanh, những sai lầm của chính phủ lâu nay bưng bít, nay có cơ hội được đưa ra ánh sáng và truyền đi công khai khắp nước.

Trong khi thương thuyết với phe đảo chánh, tổng thống Diệm công khai hứa trên đài phát thanh sẽ giải tán chính phủ, thành lập chính phủ lâm thời, nhưng khi lật ngược được tình thế, ông Diệm không giữ lời hứa, quay qua đàn áp những người đảo chánh và các nhóm đối lập mạnh mẽ hơn.  Tổng thống, kiêm nhiệm tổng tư lệnh quân đội VNCH, còn hứa hẹn với đại tướng tổng tham mưu trưởng để ông nầy ra nhật lệnh trấn an các sĩ quan đảo chánh.  Vì nghe lời thượng cấp, các sĩ quan nầy bị đàn áp.  Dân chúng và quân đội nghĩ gì về việc nầy?  Lúc đó dưới quyền lực của chế độ Diệm, không ai dám nói ra, nhưng sự thất hứa của tổng thống đã phải trả giá ba năm sau:  Khi đảo chánh bùng nổ trưa ngày 1-11-1963, từ dinh Gia Long, tổng thống Diệm điện thoại cho trung tướng Trần Văn Đôn trong nhóm đảo chánh lúc 3G.30 chiều hôm đó, hỏi lý do động binh và yêu cầu các tướng đảo chánh đến dinh Gia Long điều đình, nhưng phía đảo chánh không chấp thuận, vì sợ bị sập bẫy như cuộc đảo chánh ngày 11-11-1960. (Mark Moyar, sđd., tr. 268.)

KẾT LUẬN

Như thế, tổng thống Ngô Đình Diệm gặp nhiều chống đối vào khoảng cuối nhiệm kỳ đầu; những người tài giỏi giúp ông Diệm lần lượt tránh xa ông; những bất mãn về nạn tham ô của các quan chức; và nhất là sự chống đối của những đảng phái đối lập và những nhà bất đồng chính kiến.

Thông thường, một chế độ không chấp nhận bất đồng chính kiến, tiêu diệt đối lập chính trị, thì giới đối lập chính trị bị dồn vào thế phải hoạt động bí mật và vì sự sống còn của chính mình, kiếm cách lật đổ chế độ để tự giải thoát.  Trong giai đoạn 1954-1955, Ngô Đình Diệm đã từng nhờ đại tá CIA Mỹ là Edward G. Lansdale để ổn định tình hình, thì lần nầy các sĩ quan đảo chánh cũng nhờ người Mỹ, tạo cơ hội cho người Mỹ can thiệp vào chuyện nội bộ VNCH.

Như thế, có thể nói cuộc đảo chánh ngày 11-11-1960 là tiếng chuông báo động công khai cho chế độ Diệm về những phản đối tiềm tàng trong các tầng lớp dân chúng khác nhau, nhưng rất tiếc sau khi dẹp yên cuộc đảo chánh, tổng thống Diệm chẳng mấy quan tâm đến tiếng chuông báo động nầy.  Phải chăng vì vậy mà cuối cùng chế độ Diệm kết thúc một cách bi thảm năm 1963?

TRẦN GIA PHỤNG

(Toronto, 01-11-2012)

Đàn Chim Việt

 

730 Phản hồi cho “Cuộc đảo chánh ngày 11-11-1960”

  1. quang phan says:

    Đừng làm trò cười nữa chung son à . Mang thân phận của một gã vô danh tiểu tốt -đến nỗi tên thật còn không dám khai ra- của một tiểu quốc nghèo mạt rệp nhất trên thế giới lẽ ra chỉ nên đứng dựa cột mà nghe chuyện lại mở miệng bi bô chê hai ông tổng thống và phó tổng thống của siêu cường quốc Hoa kỳ ! Ha ha, cả làng DCVinfo từ đầu trên xóm dưới đều bịt mũi cười nhạt bỏ qua .

  2. Bich says:

    @Đào Công Khải: Kính ngài ĐCK, quý ngài tự nhận là ăn bám đó nhen, nói dzậy thì tui đây cũng ăn bám dài dài, chỉ mấy ông ngày trước, chế độ VNCH ăn bám thui, mỗi năm lại chờ người Mỹ xón cho chút viện trợ, rồi mang cả quân Mỹ vào dày xéo quê hương, nó bảo không nghe là giết, nó bỏ là chết bất đắc kỳ tử, vậy mới gọi là ăn bám chứ, ai mà tranh được cái hèn danh này, còn những người mang sức lao động, mồ hôi của mình ra để kiếm tiền bất cứ ở đâu đều ngẩng cao đầu là người lương thiện nhất!

    • Tien Ngu says:

      Hỡi ơi,

      Mềnh cứ tưởng mệnh tên…Ngu, là cái loại ngu…bạt mạng, không hiểu rỏ…chuyện ngày xưa.
      Té ra có anh cò mồi Bịch, còn ngu hơn nữa…

      Bịch à Bịch, mấy cái…ăn bám, tay sai ngoại bang, rước giặc Cộng, í quên, rước ngoại bang về dày mả tổ…

      Cán Cộng tuyên giáo nó hát trên…40 năm nay rồi, Bịch chỉ nà…nập đi, nập nại.
      Như…lên đồng, như…bị trúng phong, như…vẹt…

      Muốn biết Cộng láo hay cộng hoà ăn bám, tay sai, rước tàu về dày mả tổ, qua bên cái bài…hai Tấm Hình Lịch Sử mới được DCV đưa lên cho bà con thưỡng lãm, là biết liền…

      Một bức ảnh ý nghiã, cả ngàn lời cũng…không nói cho lại được.

      Chúc Bịch sớm thoát nạn bị…phong giật.

      Thấy thưong quá…

      • Bich says:

        Ngu ơi là ngu, xưa bị VC nó đuổi té khói hay sao mà thù dai dữ dzậy, lảm nhảm suốt ai mà nghe, làm thơ đi, ví như:
        Tiên ngu
        Lảm nhảm suốt ngày
        Trên Đàn chim Việt
        Ngu vẫn hoàn ngu

      • ChuNgua says:

        Mền(h) ơi, không phải chỉ TiênNgu,
        Chuá còn ngu tệ, hơn cả ”du” !
        Sinh ra một lủ u mê thậm,
        Ăn, ngủ, ”iêu”, ”ị”,.. về thiên thu …

        ChuáNgu!

    • thịnở says:

      Bám hay ăn bám là chỉ nhửng thành phần bám vào dựa vào người khác để sống. Nó còn có nghỉa bám là không buông như con còn nhỏ thì bám vú mẹ,đi học thì bám vào giađình,nều bị bệnh thành người bất khiển dụng thì bám vào xả hội,còn nghèo ăn học thì bám vào chính phủ,đi du học thì bám vào tài sản cha mẹ hay hoc bổng (củaMỷ chẳng hạn) để qua Mỷ,goị là du học.
      Trong bình d iện QG thì Hồlytinh bám vào chủ nghỉa phi nhân tính ,không tưởng của liên xô,hay bám theo công việc tay sai choliên xô quốc tế cs đảng có ăn lương (làm tay sai).Và đảng CSVN đang bám vào quyền lực để ăn (ăn bám ) trên đầu trên cổ nhândân nghèo ,ăn tuốr tuồn tưột cả cái khố của người dân (không thứ gí mà không bám vào để đươc ăn ,để hút máu như con sán móc sống trong ruột già vậy…)
      Một nửa miền Nam ,trong hoàn cảnh lúc đó ,với sự chia đôi đất nước mà VC chiếm nửa nước khiến 1,000,000 dân bỏ quê vào Nam,mà trong Nam thì các thế lực thù địch vẩn còn ,hoạ sứ quân,hoạ đảng phái ,họa ngoại bang, (pháp) và tay sai còn đó,nên cần sự giúpđở của bạn bè (đồngminh) và nhửng người bạn này sẳn sàng giúp đở, Giúp đơỏ qua cơn ngặt nghèo (như được hưởng trợ cấp thất nghiệp vậy)để có thể sống hoặc có thể xin việc khác để sống…Đó là hoạn nạn có nhau,đó là “người bạn chân thật là người bạn khi cần đến “,đó là nghỉa vụ là trách niệm làlòng hàophóng hay là sư giúp đở mang tính nhân đạo”qua cơn ngặt ngheò”. Và miền Nam chỉ mới ỏn định thì bọn BC lại phát động chiên tranh dù ngoài Bắc lúc đó còn nghèo gấpmấy trong Nam ,và 20 năm sau vẩng nghèo hèn quê kêch (anh giải phóng tôi hay tôi giải phóng anh ).Vây miền Bắc rỏ ràng là bám theo chủ nghỉa ,bám theo quan thầy.bám theo súng đạn ,thực phẩm và vắt cùng vát cạn cả nối cám heo của người dân nghèo để làm cuôc chiến tranh mà quan thầy ra lệnh >làm sao ho quan thầy hài lòng thì mới có gạo ăn mới có súng đạn để mà đánh,. CS quốc tế đả mua máu xương của thanh niên như mua củi dem vào lò chiến tranh ý thức hệ để đốt…(năm 79 TC đòi nợ gạo phải trả trong 3 năm,cs sẳn kho gạo chiếm được của miền Nam chỉ trả trong 3 tháng. Còn nợ súng dạn và xác chết của các cố vấn thí phải trả bằng …(như chúng ta thấy) và cón bị Tàu chưỏilà “vô ơn”. “vn tôi đâu khi không còn tên trên hế giới ?hân kẻ xâm lăng ,thù quân bán nước…(VK)Ai xâmlăng ai bán nước ai an bám ai làm tay sai ,ai phản quốc ai haị nước hại dân chúng ta đả thầy và đảrỏ.
      Kẻ gây chiến là CSVN và kẻ tự vệ là VNCH.. cho nên nếu VC bám vào chủ nghỉa CS phi nhân và không tửởng ,cam tâm làm khuyển mả cho Nga tàu thì trách chi người QG ,kẻ bị cả làng CS mà BC thay mặt làm tên lính tiền phong được nuối ăn ,cung phương tiệncho để lấy xướng máu thanh niên con dân mình làm vật hi sinh ,tế thần cho bọn quan thầy, BC đả có cái BÁM vào để ăn ,để không chết mà đánh mến Nam như LêDuẩn nói”Đánh là đánh cho trung quốc liên sô chớ đánh gì cho ta !”
      Bích nên hiểu điều đó,Và nên bớt hạch hỏi vì càng hỏi càng lòi cái “tay sai bám vào quan hầy ngatrung mà thôi !” Bộ không thấy ngày nay BC không dam đụng đến TC,vì nhớ nó cho ăn bám tất cả mọi thứ để có ngày nay sau khi đả vắt máu thanh niên VN để nuoi dưởng chúng à ?
      Nói miền Nam ăn Bám (bám ai Mỷ ư?thì ra cả ĐNÁ đều ăn bám hết.)thì không đúng lắm đâu,vì nếu không thì dể cho VC chiếm nốt miền Nam (54) thành nước CS như Bắc Hàn bây giờ à? Giặc đến nhà đàn bà củng đắnh,huông chi nhận viện trợ ,nhận sự giúp đở cuả anh em bạn bè để chống quân cướp ?Không biết chuyện ngày xưa có nhà bị cướp thì các nhà chung quanh ra tiếp cứu đánh đuổi bọn cướp ,Hay làng này cho người qua giúp làng bị cướp.
      Vậy AI BÁM và ĂN BÁM đây?
      Một tên Hồ ly BÁM vào chủ nghỉa phi tưởng.làmtay sai cho ngoại bang,phản quốc và một người quôc gia theo chủ nghỉa dân tộc ,”Bám” nghỉa là kiên định lập trường tư do dân chủ ,hạnh phúc cho toàn dân ,cố giử nước khỏi rơi vào bọn cướp thì AIhơn AI?
      Đừng múa nửa .
      Qua cái tên ,qua bài viết ,dù con hay thằng ,người ta củng nhận ra “lời góp ý đầy hằn học ,bám “đít” để cố ngoạmmột miếng …vì hận thù mờ mắt ,vì ngu muội bám cứng vào chủ,cố trung thành làm sai nha khuyển mả cho lủ BC là ai rồi !
      (tn)

    • quang phan says:

      Việt cộng ăn bám ngoại bang :

      Ông Dương Danh Dy, nguyên tổng lãnh sự Việt Nam tại Quảng Châu bàn về quan hệ Việt – Trung thời kỳ chiến tranh :

      Những người ở lứa tuổi tôi (và trẻ hơn hai mưoi, hai nhăm tuổi) hiện nay đều không quên những viện trợ to lớn của nhân dân Trung Quốc anh em cho chúng ta trong thời kỳ chống Mỹ cứu nước. Từ vũ khí đạn dược đến gạo ăn vải mặc, từ ô tô, tầu thủy, máy bay đến chiếc xe đạp, máy khâu, từ gói mì chính đến cái kim sợi chỉ…, không sao kể hết.
      Tôi còn nhớ, từ chiếc mũ cối và đôi dép cao su Việt Nam đưa mẫu sang, các kỹ sư và công nhân Trung Quốc đã chế tạo cho quân đội ta và nhân dân ta những chiếc mũ cối và đôi dép lốp nổi tiếng một thời (mũ cối có thể làm ghế ngồi nghỉ sau một trạm hành quân và dùng làm gầu múc nước tắm, còn dép lốp thì bền tới mức chông sắt đâm không thủng, đi mãi không đứt quai).
      Nhiều người Việt Nam thời đó từng được ăn nếm những phong lương khô rất ngon của Trung Quốc, nhưng ít ai biết rằng để đảm bảo sức khỏe cho các chiến sĩ ta, một số cán bộ kỹ thuật của nhà máy Ích Dân Thượng Hải đã trực tiếp thử nghiệm trong hơn hai mươi ngày liền chỉ ăn những phong lương khô đó trên đường hành quân mang nặng như các chiến sĩ ta. (Tôi may mắn được đến thăm nhà máy này ba lần và nếm thủ lương khô tại chỗ).
      Ít người Việt Nam được biết những con tầu Giải phóng tải trọng chỉ có 50 tấn nhưng dùng động cơ mạnh tới 800 mã lực(nghĩa là có tốc độ rất nhanh) để có thể từ một cảng miền Bắc chở vũ khí, lương thực… vào cập bến tại một nơi ở vùng giải phóng miền Nam rồi trở lại ngay miền Bắc trong đêm đã được các kỹ sư và công nhân một nhà máy đóng tầu Trung Quốc thiết kế và chế tạo xong trong một thời gian ngắn kỷ lục theo yêu cầu của chúng ta.
      Tôi cũng không thể nào quên những ngày nhiều công dân Trung Quốc sôi nổi gửi tiền ủng hộ cuộc kháng chiến chống Mỹ đến Đại sứ quán Việt Nam tại Bắc kinh và vẫn còn nhớ nhiều vở kịch lấy đề tài từ cuốn “Những lá thư miền Nam” được các nghệ sĩ Trung Quốc chuyển thể thành các vở diễn mang tên “Những bức thư tiền tuyến” công diễn tại nhiều nơi ở Trung Quốc.

    • quang phan says:

      Đứa nào tay sai ngoại bang, ăn bám ngoại bang, xin vũ khí giết hại dân Việt, rước giặc Tàu về dày mả tổ?

      Trả lời : Chính là bọn Việt gian Cộng sản .

      Lê Duẫn – Bí thư thứ nhất đảng CSVN-: “Ta đánh Mỹ là đánh cho Liên Xô, đánh cho Trung Quốc.” (Vũ Thư Hiên,” Đêm giữa ban ngày”, tr. 422.)

      Nhà văn Dương thu Hương viết:” So với tội đem bom đạn và thuốc khai quang của đế quốc Mỹ đổ xuống nước Việt Nam thì tội phá nát sơn hà Việt Nam của Hồ chí Minh còn nặng gấp ngàn lần”.

      Nhà văn Tô Hải (ở Việt nam): “Không có ông Hồ, không có cái đảng này thì đâu đến nỗi cả dân tộc tôi bị chiến tranh tàn phá, anh em, họ hàng đâu đến nỗi chia lìa, chém giết lẫn nhau, đâu đến nỗi thua xa những nước cũng thuộc địa như nước tôi đến cả thế kỷ về mọi mặt.”

      ***Tin Reuteurs – 16/5/1989
      HONG KONG (Reuteurs)

      Lần đầu tiên Trung Quốc thú nhận đã gửi hơn 300.000 lính chiến đến Việt Nam để chiến đấu chống lại lực lượng Mỹ và đồng minh Nam Việt Nam.
      Hãng Thông tấn bán chính thức của Trung Quốc (China News Service) trong một bài báo cho biết Trung Quốc đã gởi 320.000 lính sang Việt Nam trong những năm 1960. Trung Quốc cũng đã chi trên 20 tỷ USD để viện trợ quân đội chính quy Bắc Việt của Hà Nội và các đơn vị quân du kích Việt Cộng. Bài báo trích “Lịch Sử Cộng hòa nhân dân Trung Hoa” do Nhà Xuất bản Văn khố Nhà nước phát hành, cho biết có hơn 4.000 binh sĩ Trung Quốc đã thiệt mạng trong chiến tranh.
      Trong suốt cuộc chiến, Trung Quốc đã nhiều lần phủ nhận cáo buộc của Mỹ rằng binh sĩ của họ đang tham chiến tại Việt Nam.
      Báo cáo của tình báo Mỹ vào lúc đó đã cho hay về các về đơn vị chiến đấu Mỹ đã thấy những binh sĩ trong quân phục và vũ trang của Trung Quốc cùng mang phù hiệu của Trung Quốc.

      Trích- (Pho Nang 2012/07/27- Trần Trung Đạo):Có một thời không ít người dân miền bắc còn tin rằng những khẩu CKC, AK47 của mấy chị dân quân đã từng bắn hạ những F-4 Fantom, F-111 của Mỹ. Theo lời kể của cựu Thiếu Tướng Yevgeni Antonov, nguyên trưởng đoàn cố vấn quân sự của Liên Xô tại Việt Nam trong một bài báo trên tờ Pravda nhân dịp đánh dấu 30 năm cuộc chiến Việt Nam chấm dứt, Liên Xô đã gởi nguyên một trung đoàn phòng không với đầy đủ vũ khí và trang bị sang Việt Nam tham chiến và 13 người lính phòng không Liên Xô đã chết trên đất bắc. Những chiếc máy bay Mỹ đầu tiên bị bắn rơi trên bầu trời Hà Nội, kể cả chiếc chiến đấu cơ F4 Fantom của Thượng Nghị Sĩ John McCain (đúng ra là A-4 Skyhawk theo tiểu sử của Thượng Nghị Sĩ John McCain), cũng từ hỏa tiễn của các đơn vị Hồng quân Liên Xô chứ không phải từ “Bộ đội phòng không anh hùng”, nói chi là các chị dân quân núp bên bờ ruộng như trong mấy bức ảnh tuyên truyền của đảng.
      Cũng theo lời kể của cựu trung tướng Liên Xô Yevgeni Antonov, chỉ huy lực lượng phòng không Liên Xô tại Việt Nam từ 1969 đến 1970, Việt Nam chỉ là một phòng thí nghiệm cho vũ khí Liên Xô. Họ muốn đích thân xử dụng vũ khí để chuẩn bị cho việc máy bay Mỹ và NATO oanh tạc vào nội địa Liên Xô trong trường hợp có chiến tranh giữa hai khối sau này.

      *** Ngoài ra, quân cộng sản Bắc Hàn cũng đã từng tham chiến với quân đội Miền Bắc. Ngoại trưởng Bắc Hàn Paek Nam Sun, nhơn khi sang thăm Việt Nam từ ngày 25 đến 27-03-2000, đã đến viếng nghĩa trang nơi chôn 14 quân nhân Bắc Hàn. Năm nào nghĩa trang này cũng được các viên chức sứ quán Bắc Hàn viếng thăm. Theo một bản tin của thong tấn xã Nam Hàn Yonhap, đa số quân nhân Bắc Hàn tử trận đều là phi công chiến đấu. Các phi công này đóng tại phi trường Kép, thuộc huyện, tỉnh nói trên vào những ngày đầu của cuộc chiến, khoảng 1967-1968. Những phi công này đã bị phi cơ Hoa-kỳ bắn hạ khi họ bay lên nghinh chiến .

      *** Trích – “Viện trợ quân sự cho Việt Nam trong chiến tranh”- Trọng Ðạt- :

      Viện trợ quốc tế cho miền Bắc:

      Theo bản tin của BBC.com ngày 10 Tháng Năm 2006 một buổi hội thảo qui mô tổng kết cuộc chiến tranh Việt Nam đã được tổ chức tại Sài Gòn trong hai ngày 14 và 15 Tháng Tư năm 2006, cuộc hội thảo tập hợp nhiều tham luận của các sử gia và tướng lãnh trong quân đội Bắc Việt. Trong số các bài đọc ở hội thảo, tác giả Trần Tiến Hoạt và Lê Quang Lạng thuộc Viện Lịch Sử Quân Sự Cộng Sản Việt Nam có bài tham luận về nguồn chi viện của Liên Xô, Trung Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa dành cho miền Bắc trong cuộc chiến.
      Tham luận ghi nhận trong 21 năm chiến đấu, Việt Nam “đã nhận được sự ủng hộ chí nghĩa, chí tình của nhân dân yêu chuộng hòa bình trên thế giới, đặc biệt là Liên Xô, Trung Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa anh em”.
      Bài viết thống kê những con số về vũ khí, đạn dược và trang bị kỹ thuật mà khối xã hội chủ nghĩa CS đã viện trợ.
      Khối lượng hàng quân sự Liên Xô, Trung Quốc và các nước XHCN viện trợ từ năm 1955 đến 1975 qua từng giai đoạn như sau:
      Giai đoạn 1955-1960: Tổng số 49,585 tấn gồm: 4,105 tấn hàng hậu cần, 45,480 tấn vũ khí, trang bị kỹ thuật trong đó Liên Xô viện trợ 29,996 tấn, Trung Quốc viện trợ 19,589 tấn.
      Giai đoạn 1961-1964: Tổng số 70,295 tấn gồm 230 tấn hàng hậu cần, 70,065 tấn vũ khí, trang bị kỹ thuật, trong đó Liên Xô: 47,223 tấn: Trung Quốc 22,982 tấn, các nước XHCN khác 442 tấn.
      Giai đoạn 1965-1968: Tổng số 517,393 tấn, gồm 105,614 tấn hàng hậu cần và 411,779 tấn vũ khí, trang bị kỹ thuật, trong đó Liên Xô 226,969 tấn, Trung Quốc 170,798 tấn, các nước xã hội chủ nghĩa khác 119,626 tấn.
      Giai đoạn 1969-1972: Tổng số 1,000,796 tấn gồm 316,130 tấn hàng hậu cần, 684,666 tấn hàng vũ khí, trang bị kỹ thuật trong đó Liên Xô: 143,793 tấn, Trung Quốc 761,001 tấn, các nước xã hội chủ nghĩa khác 96,002 tấn.
      Giai đoạn 1973-1975: Tổng số 724,512 tấn gồm 75,267 tấn hàng hậu cần, 649,246 tấn vũ khí trang bị kỹ thuật, trong đó Liên Xô: 65,601 tấn, Trung Quốc 620,354 tấn, các nước xã hội chủ nghĩa khác: 38,557 tấn.
      Tính tổng cộng qua 20 năm, theo thống kê chính thức của Việt Nam, số viện trợ mà Việt Nam nhận được là 2,362,581 tấn hàng hóa, khối lượng hàng hóa qui đổi thành tiền tương đương 7 tỷ Rúp (tiền Nga).
      Về chủng loại vũ khí, đạn dược và phương tiện chiến đấu, các tác giả ở Viện lịch sử quân sự cho biết số liệu như sau:
      Súng bộ binh (khẩu): Liên Xô 439,198, Trung Quốc 2,227,677, các nước khác 942,988.
      Súng chống xe tăng (khẩu): Liên Xô 5,630, Trung Quốc 43,584, các nước khác 16,412.
      Súng cối các loại (khẩu): Liên Xô 1,076, Trung Quốc 24,134, các nước khác 2,759.
      Ðạn tên lửa (quả): Liên Xô 10,169.
      Máy bay chiến đấu (chiếc) Liên Xô 316; Trung Quốc 142.
      Trong hai giai đoạn cuối của cuộc chiến tranh, Trung Cộng đóng vai trò chủ chốt trong quân viện cho CSVN, khối hàng viện trợ của họ chiếm đa số so với Nga và các nước khác.
      (Viện trợ quân sự cho Việt Nam trong chiến tranh- Trọng Ðạt)

  3. Trung Kiên says:

    Trích đoạn ghi chú 6 (Phạm Đình Trọng – Đi xa nhìn về) trong bài: Một người lính biết suy tư

    1) “ … chính những người cộng sản Việt Nam đã làm cho lá cờ của khởi nghĩa Nam Kỳ, lá cờ của cách mạng Tháng Tám không còn là lá cờ của cả dân tộc Việt Nam nữa! Và một vấn đề nghiêm túc, lớn lao, khẩn thiết đang đặt ra: Đã đến lúc cần có lá cờ tập hợp cả dân tộc Việt Nam! Không thể là lá cờ đỏ nhỏ nhen của một giai cấp, lá cờ lấy giai cấp thống trị dân tộc, đàn áp dân tộc!

    Nhận định; Thiển nghĩ, câu trên đây là hiện thực và thuyết phục!

    2) “Không thể là lá cờ vàng vốn xuất xứ là lá cờ của một nhà nước chỉ là công cụ của nước ngoài!

    Nhận định; Câu trên quá khiên cưỡng và áp đặt!

    Cần phải phân tích và có nhận định sâu sắc. Ông Hồ Chí Minh là tay sai CSQT. Được sự trợ giúp đắc lực của cộng đảng Liên-Xô, TQ và khối cộng sản để mở cuộc chiến tranh xâm lược VNCH với chủ đích nhuộm đỏ cả nước để thực hiện CNCS ở Việt Nam. Còn nhân dân Miền Nam chỉ là người tự vệ, cho dù có sự viện trợ của Mỹ, thì VNCH vẫn chỉ là nạn nhận bị CS xâm hại!

    Vậy mong t/g Nguyễn Thanh Giang và nhà văn Phạm Đình Trọng hãy suy xét và có lời công đạo… kẻ nào mới đích thực là công cụ xâm lược (VNCH) của nước ngoài???

    3) “Cần có lá cờ mới mẻ, tinh khôi của cả dân tộc Việt Nam, của chín mươi triệu người Việt Nam đang sống trên đất nước Việt Nam thống nhất và đang sống trên khắp thế giới! Lá cờ xanh màu rừng, xanh màu biển, xanh màu đồng ruộng Việt Nam và sáng chói tinh thần yêu nước Nguyễn Thái Học!” ”

    Nhận định: Ý kiến hay! Như vậy mới có thể qui tụ, phân biệt được với những người đã giác ngộ, đã rời bỏ, hoặc không còn muốn phục vụ đảng csvn nữa.

    Đề nghị tác giả Nguyễn Thanh Giang, nhà văn Phạm Đình Trọng, và những người Việt yêu nước hãy can đảm đứng lên phất ngọn “cờ mới mẻ, tinh khôi của cả dân tộc Việt Nam” làm đối trọng với đảng csvn (và cờ đỏ sao vàng).

    Đồng thời làm tụ điểm để những người Việt yêu chuộng DÂN CHỦ ở VN kết hợp lại, đấu tranh đòi csvn phải trao trả quyền lãnh đạo đất nước cho nhân dân, và thành lập nền DÂN CHỦ, Pháp trị!

    Chính quyền hậu cộng sản sẽ đem 3 lá cờ: 1) Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ. 2) Cờ Đỏ Sao Vàng.
    3) Cờ xanh màu rừng, xanh màu biển, xanh màu đồng ruộng Việt Nam (theo ý tưởng của ông Trọng và Giang)…

    … để nhân dân chọn lựa làm “QUỐC KỲ” qua một cuộc trưng cầu dân ý!

    Nhưng hãy suy nghĩ, và đừng quên lời phát biểu của du sinh trẻ Lễ Trung Thành dưới đây:

    Còn Cờ Đỏ Sao Vàng Thì Không Bao Giờ Có Độc Lập Tự Do Hạnh Phúc!

  4. Bút Thép VN says:

    Chỉ cần liếc sơ qua cũng đã thấy 18 ông chính khách salon Caravell viết bố láo.
    Năm 1954 khi ông Diệm hồi hương thì đất nước rối bời với nạn sứ quân, giáo phái, lúc ấy 18 ông chính khách này trốn đâu, hay chỉ chờ sung rụng?
    Đúng là những tên bố láo.

    • Trường Sơn usa says:

      Chỉ liếc sơ qua ,bất cứ sách nào mà Giáo hội nghiêm cấm là viết bố láo ,tôi đồng ý với BT điều này ? 1954 Pháp còn quyền hành ,nhưng nâng đở chính quyền Diệm, và Mỉ yêu cầu không cho rút sớm mải tới 1956 toàn bộ rời khỏi Việt nam ,còn chính khách Cara veo mải tới 1960 mới ra tuyên bố bậy bạ ,nếu Diêm mà nghe sàm tiếu đó chắc còn giử lại chế độ , và cũng lúc đó khối Phật Ráo cũng rất thân ủn hộ ông ,nhưng không BÉT tai sao 1963 nại không tiếp tục ,hay là thiếu Bột mì ,sửa ,đậu nành Viện trợ . he .he

  5. Trả lời Bích says:

    Bích ơi
    Xin lỗi Bích hồi xưa trước 75 Bích nói như vậy thì còn lòe bịp được một số người nhẹ dạ nhưng sau khi CS chiếm miền Nam rồi thì cả miền Băc đều đã biết cái tuyên truyền rẻ tiền láo khoét của CS và cả thế giới đều biết
    Câu hỏi của Bích ngớ ngẩn và giả vờ ngây thơ hoặc Bích chỉ là ếch ngồi đáy giếng nên người ta không muốn trả lời Bích
    Tôi xin trả lời từng điểm một
    -Thế nào là tay sai chế độ VNCH ngày xưa không thể gọi là tay sai vì người Mỹ chỉ là đồng minh giúp đỡ VNCH chống miền Bắc xâm lược, chắc Bích thừa hiểu miền Bắc được Nga Tầu cung cấp vũ khí …xua quân đem bom đạn vào đánh chiếm để ăn cướp miền nam, giết hại nhân dân, miền nam VN chỉ tự vệ. Chế độ CS CHXHCNVN nay mới gọi là tay sai Trung Cộng ai cũng biết cả, cả thế giới đều biết, Bích đừng giả vờ ngây thơ nữa.
    -Ăn bám ngoại bang, miền nam được Mỹ viện trợ quân sự để chống miền Bắc và viện trợ kinh tế để sinh sống vì đồng lúa bị CS phá hoại, thu thóc gạo của dân, Mỹ nó giầu nên nó có khả năng viện trợ kinh tế cho miền nam trong khi Nga và Trung Cộng đói khổ chỉ có cái khố rách thôi không viện trợ kinh tế cho miền Bắc được , miền Bắc dù có muốn ăn bám ngoại bang Nga Tầu cũng không được vì chúng nó đói rách, cái thân không xong làm sao nó nuôi đầy tớ được
    -Miền nam không rước voi dầy mả tổ, chỉ tự vệ chống bọn CS xâm lược vào chiếm miền nam, ăn cướp miền nam. Miền Bắc CS dùng bom đạn, xe tăng Nga Tầu vào bắn giết dân dầy mả tổ, CS miền Bắc đã giết khoảng 6 ngàn người vô tội tại Huế Tết mậu thân 1968, cả thế giới đều biết
    CS đem bom đạn vào nam làm tan hoang dất nước, ai cũng đều biết cả, Bích đừng có giả vờ

    • quang phan says:

      Đứa nào tay sai ngoại bang, ăn bám ngoại bang, xin vũ khí giết hại dân Việt, rước giặc Tàu về dày mả tổ?

      Trả lời : Chính là bọn Việt gian Cộng sản .

      ***Tin Reuteurs – 16/5/1989

      HONG KONG (Reuteurs)

      Lần đầu tiên Trung Quốc thú nhận đã gửi hơn 300.000 lính chiến đến Việt Nam để chiến đấu chống lại lực lượng Mỹ và đồng minh Nam Việt Nam.
      Hãng Thông tấn bán chính thức của Trung Quốc (China News Service) trong một bài báo cho biết Trung Quốc đã gởi 320.000 lính sang Việt Nam trong những năm 1960. Trung Quốc cũng đã chi trên 20 tỷ USD để viện trợ quân đội chính quy Bắc Việt của Hà Nội và các đơn vị quân du kích Việt Cộng. Bài báo trích “Lịch Sử Cộng hòa nhân dân Trung Hoa” do Nhà Xuất bản Văn khố Nhà nước phát hành, cho biết có hơn 4.000 binh sĩ Trung Quốc đã thiệt mạng trong chiến tranh.
      Trong suốt cuộc chiến, Trung Quốc đã nhiều lần phủ nhận cáo buộc của Mỹ rằng binh sĩ của họ đang tham chiến tại Việt Nam.
      Báo cáo của tình báo Mỹ vào lúc đó đã cho hay về các về đơn vị chiến đấu Mỹ đã thấy những binh sĩ trong quân phục và vũ trang của Trung Quốc cùng mang phù hiệu của Trung Quốc.

      *** Trích – “Viện trợ quân sự cho Việt Nam trong chiến tranh”- Trọng Ðạt- :
      Viện trợ quốc tế cho miền Bắc:
      Theo bản tin của BBC.com ngày 10 Tháng Năm 2006 một buổi hội thảo qui mô tổng kết cuộc chiến tranh Việt Nam đã được tổ chức tại Sài Gòn trong hai ngày 14 và 15 Tháng Tư năm 2006, cuộc hội thảo tập hợp nhiều tham luận của các sử gia và tướng lãnh trong quân đội Bắc Việt. Trong số các bài đọc ở hội thảo, tác giả Trần Tiến Hoạt và Lê Quang Lạng thuộc Viện Lịch Sử Quân Sự Cộng Sản Việt Nam có bài tham luận về nguồn chi viện của Liên Xô, Trung Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa dành cho miền Bắc trong cuộc chiến.
      Tham luận ghi nhận trong 21 năm chiến đấu, Việt Nam “đã nhận được sự ủng hộ chí nghĩa, chí tình của nhân dân yêu chuộng hòa bình trên thế giới, đặc biệt là Liên Xô, Trung Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa anh em”.
      Bài viết thống kê những con số về vũ khí, đạn dược và trang bị kỹ thuật mà khối xã hội chủ nghĩa CS đã viện trợ.
      Khối lượng hàng quân sự Liên Xô, Trung Quốc và các nước XHCN viện trợ từ năm 1955 đến 1975 qua từng giai đoạn như sau:
      Giai đoạn 1955-1960: Tổng số 49,585 tấn gồm: 4,105 tấn hàng hậu cần, 45,480 tấn vũ khí, trang bị kỹ thuật trong đó Liên Xô viện trợ 29,996 tấn, Trung Quốc viện trợ 19,589 tấn.
      Giai đoạn 1961-1964: Tổng số 70,295 tấn gồm 230 tấn hàng hậu cần, 70,065 tấn vũ khí, trang bị kỹ thuật, trong đó Liên Xô: 47,223 tấn: Trung Quốc 22,982 tấn, các nước XHCN khác 442 tấn.
      Giai đoạn 1965-1968: Tổng số 517,393 tấn, gồm 105,614 tấn hàng hậu cần và 411,779 tấn vũ khí, trang bị kỹ thuật, trong đó Liên Xô 226,969 tấn, Trung Quốc 170,798 tấn, các nước xã hội chủ nghĩa khác 119,626 tấn.
      Giai đoạn 1969-1972: Tổng số 1,000,796 tấn gồm 316,130 tấn hàng hậu cần, 684,666 tấn hàng vũ khí, trang bị kỹ thuật trong đó Liên Xô: 143,793 tấn, Trung Quốc 761,001 tấn, các nước xã hội chủ nghĩa khác 96,002 tấn.
      Giai đoạn 1973-1975: Tổng số 724,512 tấn gồm 75,267 tấn hàng hậu cần, 649,246 tấn vũ khí trang bị kỹ thuật, trong đó Liên Xô: 65,601 tấn, Trung Quốc 620,354 tấn, các nước xã hội chủ nghĩa khác: 38,557 tấn.
      Tính tổng cộng qua 20 năm, theo thống kê chính thức của Việt Nam, số viện trợ mà Việt Nam nhận được là 2,362,581 tấn hàng hóa, khối lượng hàng hóa qui đổi thành tiền tương đương 7 tỷ Rúp (tiền Nga).
      Về chủng loại vũ khí, đạn dược và phương tiện chiến đấu, các tác giả ở Viện lịch sử quân sự cho biết số liệu như sau:
      Súng bộ binh (khẩu): Liên Xô 439,198, Trung Quốc 2,227,677, các nước khác 942,988.
      Súng chống xe tăng (khẩu): Liên Xô 5,630, Trung Quốc 43,584, các nước khác 16,412.
      Súng cối các loại (khẩu): Liên Xô 1,076, Trung Quốc 24,134, các nước khác 2,759.
      Ðạn tên lửa (quả): Liên Xô 10,169.
      Máy bay chiến đấu (chiếc) Liên Xô 316; Trung Quốc 142.
      Trong hai giai đoạn cuối của cuộc chiến tranh, Trung Cộng đóng vai trò chủ chốt trong quân viện cho CSVN, khối hàng viện trợ của họ chiếm đa số so với Nga và các nước khác. (Viện trợ quân sự cho Việt Nam trong chiến tranh- Trọng Ðạt)

    • quang phan says:

      Lê Duẫn – Bí thư thứ nhất đảng CSVN-: “Ta đánh Mỹ là đánh cho Liên Xô, đánh cho Trung Quốc.” (Vũ Thư Hiên,” Đêm giữa ban ngày”, tr. 422.)

      Nhà văn Dương thu Hương viết:” So với tội đem bom đạn và thuốc khai quang của đế quốc Mỹ đổ xuống nước Việt Nam thì tội phá nát sơn hà Việt Nam của Hồ chí Minh còn nặng gấp ngàn lần”.

      Nhà văn Tô Hải (ở Việt nam): “Không có ông Hồ, không có cái đảng này thì đâu đến nỗi cả dân tộc tôi bị chiến tranh tàn phá, anh em, họ hàng đâu đến nỗi chia lìa, chém giết lẫn nhau, đâu đến nỗi thua xa những nước cũng thuộc địa như nước tôi đến cả thế kỷ về mọi mặt.”

      Trích- (Pho Nang 2012/07/27- Trần Trung Đạo):Có một thời không ít người dân miền bắc còn tin rằng những khẩu CKC, AK47 của mấy chị dân quân đã từng bắn hạ những F-4 Fantom, F-111 của Mỹ. Theo lời kể của cựu Thiếu Tướng Yevgeni Antonov, nguyên trưởng đoàn cố vấn quân sự của Liên Xô tại Việt Nam trong một bài báo trên tờ Pravda nhân dịp đánh dấu 30 năm cuộc chiến Việt Nam chấm dứt, Liên Xô đã gởi nguyên một trung đoàn phòng không với đầy đủ vũ khí và trang bị sang Việt Nam tham chiến và 13 người lính phòng không Liên Xô đã chết trên đất bắc. Những chiếc máy bay Mỹ đầu tiên bị bắn rơi trên bầu trời Hà Nội, kể cả chiếc chiến đấu cơ F4 Fantom của Thượng Nghị Sĩ John McCain (đúng ra là A-4 Skyhawk theo tiểu sử của Thượng Nghị Sĩ John McCain), cũng từ hỏa tiễn của các đơn vị Hồng quân Liên Xô chứ không phải từ “Bộ đội phòng không anh hùng”, nói chi là các chị dân quân núp bên bờ ruộng như trong mấy bức ảnh tuyên truyền của đảng.
      Cũng theo lời kể của cựu trung tướng Liên Xô Yevgeni Antonov, chỉ huy lực lượng phòng không Liên Xô tại Việt Nam từ 1969 đến 1970, Việt Nam chỉ là một phòng thí nghiệm cho vũ khí Liên Xô. Họ muốn đích thân xử dụng vũ khí để chuẩn bị cho việc máy bay Mỹ và NATO oanh tạc vào nội địa Liên Xô trong trường hợp có chiến tranh giữa hai khối sau này.

      *** Ngoài ra, quân cộng sản Bắc Hàn cũng đã từng tham chiến với quân đội Miền Bắc. Ngoại trưởng Bắc Hàn Paek Nam Sun, nhơn khi sang thăm Việt Nam từ ngày 25 đến 27-03-2000, đã đến viếng nghĩa trang nơi chôn 14 quân nhân Bắc Hàn. Năm nào nghĩa trang này cũng được các viên chức sứ quán Bắc Hàn viếng thăm. Theo một bản tin của thong tấn xã Nam Hàn Yonhap, đa số quân nhân Bắc Hàn tử trận đều là phi công chiến đấu. Các phi công này đóng tại phi trường Kép, thuộc huyện, tỉnh nói trên vào những ngày đầu của cuộc chiến, khoảng 1967-1968. Những phi công này đã bị phi cơ Hoa-kỳ bắn hạ khi họ bay lên nghinh chiến .

  6. Bich says:

    Chẳng muốn nói lại chuyện xa xưa làm gì, nhưng rất nhiều vị cứ muốn lôi ra và bóp méo lịch sử, vậy tôi xin nhắc lại ý kiến của tôi: ông Diệm, ông Thiệu và chế độ VNCH:
    - Tay sai ngoại bang
    - Ăn bám ngoại bang
    - Rước ngoại bang mang súng đạn và quân lính giết dân thường, rước voi về dày mả tổ
    Vị nào trong diễn đàn này phản biện lại 3 ý trên tôi xin hầu chuyện quý vị trên tinh thần tương kính, đã có 4 vị reply nhưng như quý vị thấy đều nói chuyện khác chứ không tranh luận về nội dung đã nêu.

    • hànhânnguyển says:

      KHÔNG KHÔN…
      -Ai là taysaingoạibang?
      =HCM và Đang CS của Hăn chớ còn AI nửa.
      Có nhiều góp ý CM sự thực qua sách vở để lại ,cả của đang CS VN: a/qua Nga được staline cho vào học trường ĐôngPhương b/nhận tiền lương hàng tháng của mútcu c/nhận chỉ thị của mútcu và báo caó cong tácvề mútcu e/suyt bị Staline thanh trừng vì phạm kỷluật.d/ lấy vợ phải xin phép đảng f/khi bị bắt,đảng mútcu canthiệp với chínhphủHK và tìm luật sư cải cho củng như mútcu vận động can thiệp với QT (HTT).
      b/ăn bám ngoại bang là lảnh tiền như nhân viên của ngoại bang, phải làm việc cho ngoại bang ,nghỉa lả cho mútcu,nơi phát sinh đảng CSquốctế.Sau này bám vào Mút cu.TàuĐỏ để có gạo .lương thực súng đạn ,,,để làmNghỉa vụ quốc tế “đánh miền Nam cho Nga và Tàu,chớ đánh gì cho mình”.
      c/Bám vào chúng ,xin chúng viện trợ để dánh dân vn tự do dân chủ hoàn thành sứ mệnh chủ giao phó ,và khi chiếnthắng (mission acomplished)thì phải trà nợ cho NGA cho Tàu ,nên dâng biển đảo đất liền ,rừng ,cao nguyên biêngiới cho Tàu cộng.Đól là rước ngoại bang về giết hường dân ,ném thanh niên vào vùng lửa đạn .đó không gọi là rước voi về dày mả cố nội chúng sao ?
      Nhớ là nếu VC không gây chiếntranh với miền Nam (ờ yên như NamBắcHàn hay ĐôngTậyĐức) theo lệnh quan thầy bành trướng của nghỉa CS ở ĐôngNamÁ mà VN là đầu cầu thì Mỷ không đem quân vào NVN ngăn chặn. Nếu Mỷ và đồngminh khối tự do dân chủ đối đầu với chủ nghỉa CSNgaTàu phi nhân tính không vào NVN giúp người b5n đồngminh ,trong khối đống minh tự do ân chủ là NVN thì không phải đọi tới 75 vn hoàn toàn la CS và các nước ĐNA củng có thể bị nhuộm Đỏ…
      Vậy 3 ca6u trên không cần phải lớn lối hỏi và bắt người khác trả lới cho bằng được vì NGU gì củng biết .BA CÂU HỎI ĐÓ ÁM CHỈ HỒLY VÀ ĐẢNG CS VN.
      Cần gì phải trả lời 3 câu hỏi ấu trỉ trên đây, (nếu hỏi bctcs,ba dủng chắ chắn là bị TÙ không có ngày về vì chúng bị CHẠM NỌC.)
      Biết đọc tức phải biêt đúng sai chớ !
      Tưởng hỏi KHÓ người QG thì ra KHÓ cho người CS .”Gậy Ông đâp lưng Ông” .Mấy tên CS trên diển đàn này chắc củng thấy đồngchí của ho “KHÔNG KHÔN …(hơn le chien)
      (NC)

    • SUỐI NGÀN says:

      DÂN NGU

      Dân ngu đến thế là cùng
      Óc như toàn thứ bọ hung đang bò
      Bích ơi sao đến nỗi này
      Làm người hay chó trên đời này đây
      Chó thì chỉ biết chủ nhà
      Còn người độc lập, tự do tha hồ
      Đêm về hãy đếm ngôi sao
      Đếm hoài để thấy thế nào là ngu

      GIÓ NGÀN
      (17/11/12)

    • Doctin says:

      Ý kiến của tôi là:

      -Từ Hồ chí Minh, Lê Duẫn, Võ nguyên Giáp.. ngày trước cho đến Nguyễn phú Trọng, Nguyễn tấn Dũng ngày nay và toàn thể các đảng viên Việt cộng đều là tay sai ngoại bang .
      - Từ Hồ chí Minh, Lê Duẫn, Võ nguyên Giáp.. ngày trước cho đến Nguyễn phú Trọng, Nguyễn tấn Dũng ngày nay và toàn thể các đảng viên Việt cộng đều ăn bám ngoại bang .
      - Từ Hồ chí Minh, Lê Duẫn, Võ nguyên Giáp … ngày trước cho đến Nguyễn phú Trọng, Nguyễn tấn Dũng ngày nay và toàn thể các đảng viên Việt cộng đều rước ngoại bang ,mang súng đạn và quân lính giết dân thường, rước voi về dày mả tổ .

      Trong vòng 24 giờ sắp tới , nếu Nguyễn phú Trọng, Nguyễn tấn Dũng, Võ nguyên Giáp , 3 triệu đảng viên Việt cộng , Thích trí Quang, Thích nhất Hạnh , những tên du kích Việt cộng và du sinh lấp ló trên DCVinfo không đưa ra được những phản biện có tính cách thuyết phục thì coi như những ý kiến của tôi hoàn toàn đúng , và cũng yêu cầu sử gia Trần gia Phụng ghi nhận lời thách thức lịch sử này .

    • VINH says:

      - “Tay sai ngoại bang” – Lê Duẩn phán :” Ta đánh đây là đánh cho LX- TQ” !!?? Tại sao dân VN mà lại đánh cho LX -TQ ?? Cộng phỉ đã lòi cái thân phận ” ĐÁNH THUE,CHÉM MƯỚN” cho ngoại bang.
      - “Ăn bám ngoại bang”
      – HCM “ăn bám ngoại bang” từ cái thời xin xỏ kỳ kèo từng trăm Đola với LX.
      – 1 bè lũ dốt nát mệnh danh BẦN CỐ NÔNG trên răng dưới …., chuyên nghề đi ăn cướp trong CCRĐ mà có đủ súng , đạn, tài chính để phát động cuộc chiến ĐBP, sau đó là Phỏng D… miền Nam, nó không ” ăn bám ” LX-TQ mới là chuyện lạ. Một điều LẠ hơn nữa là TQ nó giả vờ cho ăn bám thôi, NÓ cho ăn đầy họng rồi NÓ giật dây thắt cổ buộc phải bán đứng dân tộc, Điển hình là cái CÔNG HÀM 1958 ! Cái hành vi này dân VN chỉ đánh giá HỒ cùng bọn thổ phỉ chỉ là hạng ngu muội, ít học, dốt nát, để cho thằng giặc Tàu nó xỏ mủi ,ĐÁNH THUÊ cho NÓ mà phải bán biển, đảo để làm kinh phí.
      - “Rước ngoại bang mang súng đạn và quân lính giết dân thường, rước voi về dày mả tổ” !! Câu này thì cái huyện TAM SA là câu trả lời chính xác. Ải Nam Quan, thác Bản Giốc, biên giới, lãnh hải, tài nguyên VN vì sao lại sang tay cho TQ ???
      – Ai giết thường dân ? VC mang súng AK của Tàu Cộng ra xả trên đều dân miền Nam trên đại lộ kinh hoàng, dân Huế cũng ĐƯỢC các VC xả AK trong cuộc thảm sát tết Mậu Thân ! Ai mang cái gông Bắc Thuộc tròng vào cổ dân tộc ???

  7. An Truong says:

    Vietnam, Korea and US foreign policy 1945-1975
    By Christine Bragg, textbook for AS Level Edexcel History
    page 90
    2 links:
    http://www.amazon.co.uk/Heinemann-Advanced-History-Vietnam-Foreign/dp/0435327089#reader_0435327089
    hay:
    http://books.google.com/books?id=aqHeOthIyysC&pg=PA90&lpg=PA90&dq=Christine+Bragg+diem%27s+government+was+corrupt+brutal&source=bl&ots=t_QzYGEuYd&sig=lQf2ajybdhxIVKCb8P8XRRaJXkA&hl=en&sa=X&ei=KeClUPbqIYzmiwLB2YHAAw&ved=0CDwQ6AEwAg#v=onepage&q=Christine%20Bragg%20diem%27s%20government%20was%20corrupt%20brutal&f=false

    The American government faced the dilemma of offering support to the regime of Ngo Dinh Diem that had been established in South Vietnam. Diem’s government was corrupt, brutal and intolerant of all opposition. It was hardly the beacon of freedom and democracy against communism that the US would have preffered it to be.

    Sách giaó khoa của Christine Bragg, trang 90 của “Vietnam, Korea and US foreign policy 1945-1975″

    DỊCH: Chính phủ Mỹ gặp nan đề về ủng hộ chế độ Ngô Đình Diệm thiết lập ở Nam VN. Chính phủ ông Diệm tham nhũng, tàn ác và không dung dưỡng cho đối lập nào. Chế độ này khó mà gọi là một ngọn hải đăng của tự do và dân chủ chống lại chủ nghĩa CS mà Mỹ muốn nó làm vai trò như thế.

    • Tien Ngu says:

      Nữa, cũng…khoe kiến thức Tây U…
      Đúng là cái tật khoe rỡm cũng không bỏ.

      Chuyện thật, người thật, mềnh là người VN, trình bày đàng hoàng, mà nó cứ nà…phe lờ. Chỉ khoái mang kiến thức Tây U ra…khoe, lừa thiên hạ.

      Mỹ lúc ấy nó đã….giựt con mắt với Ngô đình Diệm, xin gia tăng cố vấn vô VN, xin…Cam Ranh, xin đổ quân dứt dây Cộng sớm sớm. Anh Diệm nhất đình không cho, mất chính nghĩa người Việt tự do sao?

      Tụi Mỹ muốn dứt dây chính phủ ông Diệm, thì các bố già Mỹ phải sữa soạn dư luận báo chí, đó là chuyện thường tình. Có ngu trời thần như…Tiên Ngu, cũng thấy ra đều đó.

      Cái thời sinh viên híp bi Mỹ xuống đường chống chiến tranh VN, báo chí Mỹ chúng nó nói xấu VNCH còn bạo hơn nữa. các bài báo loại này, thiếu gì trên mạng?

      Điếm…mò ra được vài cái tin….giật gân loại này, mừng nắm. mang ra mần chứng, khoe kiến thức lia lịa. Vừa khoe, vừa…chứng minh rằng điếm không…láo. Ấy nó nà Mỹ nói, không phải điếm nói. Mà Mỹ nói là…y như lúc nào cũng thật…

      Bất lương vừa thôi….

    • quang phan says:

      Khi người Mỹ muốn lật đổ ai thì họ bịa đặt, thêu dệt ra đủ điều xấu về chế độ đó . Tỷ dụ năm 2003, khi họ muốn khai trừ chế độ Saddam Hussein bên Iraq thì họ tạo ra câu chuyện Saddam không những thủ tiêu đối lập mà còn có vũ khí hóa học nguy hiểm .

      Nhận định của tổng thống Hoa kỳ Nixon về chế độ Ngô Đình Diệm : Trong cuốn “ No More Vietnams” , tổng thống Nixon khẳng định ở ngay chương đầu ( tr.10) rằng lập luận cho rằng những cuộc biểu tình của Phật tử chống ông Diệm năm 1963 do ông này đàn áp tôn giáo là hoàn toàn sai (false), và ở chương 3 ông đã dành ra 8 trang để chứng minh điều đó và kết luận (tr.65):

      “Vấn đề đàn áp tôn giáo là hoàn toàn bịa đặt… Chính trị, chứ không phải tôn giáo đã ở trong đầu những kẻ núp đàng sau cuộc khủng hoảng .

      Nữ ký giả Marguerite Higgins thuật lại rằng tháng 5 năm 1961, phó tổng thống Hoa kỳ Lyndon B. Johnson khen ông Diệm trong một bữa quốc yến do ông Diệm khoản đãi như sau:

      “Tổng Thống Diệm là Churchill của thập kỷ trong hàng tiền đạo của các nhà lãnh đạo bảo vệ tự do.”

      (Sir Winston Leonard Spencer Churchill là thủ tướng Anh trong thế chiến II (1939-1945).

      Trong tác phẩm “From Trust to Tragegy” Đại sứ Hoa Kỳ Frederick Nolting nói ông Johnson trong một bữa tiệc khác còn so sánh ông Diệm với 2 vị Tổng Thống nổi tiếng của Mỹ là Andrew Jackson và Woodrow Wilson .

      ( Nữ ký giả Marguerite Higgins từng đoạt giải Pulitzer phóng viên quốc tế . Đã 10 lần đến Việt Nam trong nhiệm vụ phóng viên cho nhiều tờ báo lớn của Mỹ)

  8. nguoihaingoai says:

    Trả lời Bích
    Ông Thiệu ông Diệm ăn bám ngoại bang, Cách mạng nhà ta không ăn bám ngoại bang nhưng ăn cơm thừa canh cặn của Đế quốc, của khúc ruột ngàn dặm thì còn tồi tệ và xấu hổ hơn. Cách mạng nhà ta đang van xin đế Quốc để kiếm chút bạc cắc đó, xấu hổ quá, không có cơm thừa của Đế quốc, của khúc ruột ngàn dặm thì Cách mạng chết toi lâu rồi
    Cách mạng vào nam 1975 khuân dồ, khuân vàng cũa Mỹ ngụy chở về Bắc đó.. Cách mạng không ăn bám ngoại bang nhưng ăn cướp của miền nam thôi Bích à

    • Bich says:

      Ông bị mơ à, ăn bám mà nó không đồng ý là nó giết, dọa giết cả ông Thiệu đấy thôi!

      • Trung Kiên says:

        Bích nói, mà không hiểu mình đang nói gì?

        Dùng từ “ăn bám” ở đây không thích hợp, nó chỉ hạn hẹp trong phạm vi cá nhân mà thôi!

        Ví dụ khi còn nhỏ, Bích chưa thể tự túc được nên ăn bám cha mẹ. Lớn lên, không làm điều gì hữu ích cho xã hội…thì Bích thuộc loại “ăn bám xã hội”, đúng không?

        Còn việc quốc gia đại sự to lớn quá, có lẽ nằm ngoài khả năng, trình độ, nên Bích không thể suy luận dễ dàng?

        Sau khi VN bị chia cắt 1954, CS-Bắc Việt mở cuộc chiến tranh xâm lược miền Nam với sự yểm trợ, giúp đỡ tận tình của khối CS Nga-Hoa (Liên-Xô, Trung quốc, và khối cộng sản quốc tế) với mục đích nhuộm đỏ cả VN và Đông Nam Á.

        Chính quyền VNCH (miền Nam VN) phải cậy nhờ vào sự giúp đỡ, tiếp tế vũ khí, quân dụng của Mỹ để có đủ khả năng chống đỡ!

        Vì ông Diệm không muốn để cho Mỹ đổ quân vào VN, nên Mỹ đã mua chuộc một số ngu tướng và đạo tặc (mặc áo thầy chùa) ra tay giết hại ông Diệm vào ngày 2.11.1963!

        Tháng 4/1975 Mỹ muốn rút quân ra khỏi VN cách an toàn, sau khi đã ký Hiệp Định Balê 1973, nên dẹp ông thiệu qua một bên, đưa Dương Văn Minh lên làm tổng thống 2 ngày…

        Thế là Mỹ ra đi thanh thản “trong danh dự” (?), sau khi đã bắt tay và có thể làm ăn (kinh tế) được với nước khổng lồ TQ!

        Khi hiểu được như trên, chắc hẳn Bích sẽ có suy nghĩ khác? Đừng quên rằng, csvn hiện nay là lũ hán gian, tay sai của TQ, đã dâng Hoàng Sa và Trường Sa cho TQ qua công hàm 1958 do Phạm Văn Đồng ký!

        Chúc Bích sức khoẻ và sáng suốt…

      • Bich says:

        Cám ơn Ông, ăn bám là không tự mình lo cho cuộc sống, ăn nhờ ở đợ người khác, đi xin xỏ bị người ta mắng cho, rủa là chết đi, khí người ta không nuôi thì chết liền,

      • Trung Kiên says:

        Biết nói gì hơn khi Bích cố tình không muốn hiểu!

        Bích hãy bình tĩnh, ngồi uống trà và nghe…. Tâm sự của Sinh viên Lê Trung Thành!

        Con người sống không chỉ có ăn
        Phải biết suy nghĩ làm căn sống đời
        Sống…phải sống ra con người
        Tư duy độc lập, mới thời chính nhân…

      • Trúc Bạch says:

        He he he….

        Đã ăn bám mà còn cứng đầu, không chịu làm theo lời nó như Ngô Đình Diệm, thì bị giết là phải rồi….Cứ như Hồ Chí Minh, ngoan ngoãn chiều chuộng một lúc cả hai ông chủ – nó bảo giết bao nhiêu người Việt thì phải giết bấy nhiêu, nó bảo phải nướng hàng triệu thanh niên Sinh Bắc (vào) Tử Nam là ngoan ngoãn nướng liền, nó bảo biển đảo của nó là phải “công nhận, tán thành” liền…..thì không những không bị hai ông chủ giết, mà còn được cả hai ông chủ Nga – Tầu hết mực yêu thương, coi như “thú cưng” , đặc biệt là ông chủ Mao.

        Đúng không Bich ?

      • quang phan says:

        Đứa nào ngửa tay xin nhận giúp đỡ của ngoại bang rồi sau trở mặt để rồi bị chúng dạy cho một bài học tát cho nổ đom đóm mắt ? :

        Trong thời chiến tranh Việt Nam, đảng Cộng sản Việt nam đã cầu viện Liên Xô và Trung cộng. Hai nước này đã tích cực giúp Bắc Việt rất nhiều về vũ khí, quân trang, lương thực, nhân sự, tài lực… trong việc tấn công Miền Nam. Nhưng sau khi chiếm được Miền Nam, đảng Cộng sản Việt nam trở mặt với Trung cộng để chỉ còn bám vào Liên Xô. Để dạy cho đảng Cộng sản phản phúc “ăn cháo đái bát” này một bài học để đời, năm 1979, Trung cộng đã huy động một lực lượng quân sự vô cùng hùng hậu tấn công VN dọc biên giới Việt-Trung. Trong buổi họp của bộ chính trị Trung Cộng tại Trung Nam Hải, tướng Vi Quốc Thanh – tác giả của trận Ŀiện Biên Phủ – đã tuyên bố: “Trung Quốc sẽ dạy cho Việt Nam một bài học!”

        Đặng Tiểu Binh- lãnh đạo Tàu cộng – đã xua quân đánh 6 Tỉnh cực bắc của Việt Nam.

        Cuộc chiến tranh Trung Việt đã gây ra những tổn thất rất lớn, đặc biệt về nhân mạng. Theo ghi nhận của giáo sư Carl Thayer, phiá Việt Nam chưa hề chính thức công bố tổn thất của mình trong cuộc chiến đó. Tuy nhiên, trong diễn văn ngày 16 tháng ba năm 1979, lãnh đạo Trung Quốc Đăng Tiểu Bình đã cho rằng họ đã giết được 37.000 bính lính Việt Nam, đánh bị thương 7.000 người và bắt được 5000 tù binh. Một số nguồn tin Trung Quốc khác cho rằng họ đã hạ sát tứ 35.000 đến 45.000 bộ đội Việt Nam, trong lúc phiá Việt Nam thì bị 28.000 người tử trận. Riêng phiá Việt Nam vào thời ấy đã xác định số thương vong của quân đội Trung Quốc là 45.000 người.

        Theo giáo sư Thayer, nếu tính chung, tổng số người chết và bị thương trong cuộc chiến năm 1979, kể cả thường dân, có thể lên đến 75000 người. ( Trích -30 năm sau cuộc chiến tranh biên giới, hai chính quyền muốn xòa nhòa quá khứ – Trọng Nghĩa )

      • quangphan says:

        “Ăn cháo đá bát” , không những bè lũ Việt cộng bị tát cho vỡ mồm mà dân Việt cũng bị khổ lây !:

        Nhà báo quân đội nhân dân Huy Đức kể lại :

        “Lào Cai, Sapa, Đồng Đăng, Lạng Sơn…bị phá tan hoang. Tại Cao Bằng, quân TQ phá sạch sẽ từng ngôi nhà, từng công trình, ốp mìn cho nổ tung từng cột điện. Nếu như ở Ba Xát, Lào Cai, hàng trăm phụ nữ, trẻ em bị hãm hiếp, bị giết một cách dã man ngay trong ngày đầu tiên quân TQ tiến sang.

        “Tại thôn Tổng Chúp, xã Hưng Đạo, huyện Hòa An, Cao Bằng, trong ngày 9-3, trước khi rút lui, quân Trung quốc đã giết 43 người, gồm 21 phụ nữ, 20 trẻ em, trong đó có 7 phụ nữ đang mang thai.

        “Tất cả bị giết bằng dao như Pol Pốt. Mười người bị ném xuống giếng, hơn 30 người khác, xác bị chặt ra nhiều khúc, vứt hai bên bờ suối ”.

    • Dao Cong Khai says:

      You nói ăn bám ngoại bang làm đụng chạm nhiều người quá. Tui qua đây cũng đi rửa cầu tiêu cho ngoại bang kiếm tiền; cái này còn hơn ăn bám nữa, đi nạo cứt của ngoại bang để sống. Những khi thất nghiệp thì tui phải xin tiền welfare để sống. Ăn bám chính hiệu rồi.

      Ê, nhưng mà không phải dễ giết tui đâu nhé, muốn gây thì cũng còn có luật pháp. Tui ăn welfare đường đường chính chính, chả sợ thằng nào giết cả. Ai có ngon thì đi thưa đi. Ăn bám thì nhiều thằng ăn bám lắm, dân Mễ, Mỹ đen nữa. Rồi cả mấy thằng chủ Mỹ mở nhà thầu xây cất, nó cũng phải ăn bám vào mấy thành làm trong county để lấy mấy cái hợp đồng xây cất cho nhà nước, dễ kiếm tiền hơn là xây cất cho tư nhân. Nhiều thằng xin qua ăn bám, thầu xây cất căn cứ quân sự bên Iraq để dễ gian lận tiền chính phủ; không bị ai thưa cả, nhưng qua đó thì bị khủng bố Irăq nó làm thịt.

      Chỉ có bác Hồ nhà mình là không bao giờ ăn bám ai cả. Bác xin vũ khí của Nga Tàu để đánh Mỹ, sau này Tàu nó đòi nợ, mình nói cái đó là hữu nghị xã hội chủ nghĩa mà. Xù luôn khỏi trả nợ, mày có ngon thì chiếm Trường Sa để trừ nợ. Nước mình độc lập, nên không có nợ nần ai cả.

  9. Tien Ngu says:

    Tội nghiệp,

    Sơn nó không phải…điếm, không có máu…bất lương. Không hề nói xấu Ngô đình Diệm, cũng như cato lích. Chỉ thật thà, nịch sự không hè.

    Sơn chỉ vẽ ra các anh điếm tự nhận là nhân sỉ, trí thức, bị Ngô đình Diệm…nhổ phẹt phẹt, đá đít không thèm xải, trở thành….nạn nhân của Diệm.
    Các anh thầy chùa ham vui, bị VC hay CIA Mỹ giật dây, mang bàn thờ Phật xuống đường, tự thiêu, làm cho xã hội miền Nam loạn cào cào, trỡ thành…nạn nhân của Diệm.
    Các anh VC nhãy núi bị nhốt ở….Chín Hầm, lèo một cái, biến thầy…sư tu đạo, trở thành….nạn nhân của Diệm…

    Vân vân và vân vân. Dưới cặp mắt…lươn của Sơn, tất cả dân chúng miền Nam VN, đều nà….nạn nhân của Diệm.

    Đạo thờ Thiên Chúa giáo, bị Sơn mĩa mai nà…cato ních. Tên của ông giáo chủ là Jesu, bị Sơn biến thành…dêsu, Ý của Sơn muốn mĩa mai rằng thì nà…ảnh chuyên môn…dê.

    Ấy thế nhưng có ai đó, vạch mặt Sơn là điếm, thì Sơn nhãy đong đõng, viết tràng giang đại hải, rống lên rằng thì nà Sơn…vô tội. Nhửng Sơn hát, đều nằm ở trang này, trang kia, sách đó, do các anh điếm cùng loại mầy mò, sáng tạo. Hể cứ Tây với U, là Sơn tỉnh rụi, mang ra loè…

    Mắc cưòi quá.

  10. Bich says:

    Ca ngợi làm gì ông Diệm và ông Thiệu, đều là tay sai cả, ăn bám ngoại bang, rước ngoại bang mang bom đạn vao giết dân chúng, vì là những con người đã gắn với lịch sử cũng không nên bới chuyện thối tha ra ngửi làm gì, chứ còn ca ngợi hả, toàn một đám người bán nước, sống nhờ ở đợ mới có thái độ như vậy!

    • quang phan says:

      Tên tay sai ngoại bang đích thực đây nè- Hồ chí Minh được Liên xô huấn luyện, cấp tiền, Tàu cộng cung cấp khí giới đạn dược mang chủ nghĩa Cộng sản rác rưởi về Việt nam gieo bao chết chóc đau thương cho dân Việt, bao tàn phá cho đất nước :

      Hồ chí Minh đến Moskva (Liên xô) học tập tại trường Đại học Lao động Cộng sản Phương Động
      Năm 1924,HCM- với chức vụ ủy viên Đông Phương bộ, phụ trách Cục phương Nam của Liên xô và lãnh lương của Liên xô- từ Liên Xô qua Trung Hoa để phát triển cộng sản xuống vùng Đông Nam Á. HCM chính là người đại diện Đệ tam Quốc tế Cộng sản đứng ra thành lập đảng Cộng sản Việt nam tại Hương Cảng ngày 6-1-1930 (Sau vâng lệnh đảng CS Liên Xô, đổi thành ngày 3-2-1930).

      Được tin Mao Trạch Đông chiến thắng và thành lập nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa ngày 1-10-1949, Hồ chí Minh gởi liền hai đại diện là Lý bích Sơn và Nguyễn Đức Thủy đến Bắc Kinh vào cuối năm đó để xin viện trợ.

      Tiếp theo, đích thân Hồ Chí Minh tới Bắc Kinh và Moscow vào đầu năm 1950. Tại Moscow, Hồ chí Minh lãnh chỉ thị về thực hiện Cải Cách Ruộng Đất theo kiểu cộng sản. Trên đường về, trở lại Bắc Kinh, Hồ chí Minh ký với Trung Quốc Hiệp ước Phòng thủ Hỗ tương giữa hai bên. Từ đó, Mao trạch Đông cử La quý Ba sang làm cố vấn cho Hồ chí Minh, và ào ạt viện trợ cho Hồ chí Minh.
      ( Trích)

    • Tien Ngu says:

      Thưa,

      Xưa nay ai chống lại hay cự cãi với lũ Cộng láo, thì đều nà….tay sai hoặc bán nước cho ngoại bang cả…

      Cộng sản nó….tốt nắm…

      Mắc cười quá…

      Tự sướng, rẽ tiền vừa thôi, anh cò mồi?

    • GIÓ NGÀN says:

      BÍCH

      Bích ơi, là bích hay chuồn
      Hay cô cũng chỉ tầm ruồng lá đa
      Lá đa trong cõi người ta
      Che đi mới tốt, khoe ra làm gì
      Lá đa biết mẹ chi đời
      Đâm vào tất rõ, lủng rồi còn chi
      Ba que xỏ lá làm gì
      Xỏ thêm vài cái còn gì lá đa

      SAO NGÀN
      (16/11/12)

      • Chua Sĩ says:

        Tên này vừa mới đây thôi
        Trong bài nhân Ngô Đình Diệm
        Bình qua kụ Hồ
        Còn khen Bích đẹp, Bích xinh
        Quỳ dưới chân nàng xin tặng nàng giỏ hoa
        Tặng xong nham nhở nắm tay
        Bị nàng Bích đẹp, tát tai méo hàm
        Nay người “Quân Tẻo” thù dai
        Vài lời bôi bác hòng mong trả thù
        Nhưng lòi cái mặt “thằng cu”
        Vừa hèn, vừa đểu như đồ ma cô
        Ma cô rúc đĩ bến tầu
        Chui đầu vào váy ấm, yên cho rồi
        Có đúng vậy không nàng Bích xinh, xinh?
        Nếu đúng thì xin nàng cứ vỗ tay.
        Hay…hay…
        Ha…. Ha…

Mục phản hồi đã đóng