WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Cuộc đảo chánh ngày 11-11-1960

1.-   TÌNH HÌNH CHUNG TRƯỚC ĐẢO CHÁNH

Sau khi thành lập năm 1955, tình hình an ninh và chính trị Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) khả quan được vài năm thì bị xáo trộn trở lại vào đầu thập niên 60, có thể vì nhiều lý do:

Thứ nhất, tại Hà Nội sau hội nghị Trung ương đảng ngày 13-5-1959 và Đại hội III đảng Lao Động (từ 5-9 đến 10-9-1960), Bắc Việt Nam (BVN) quyết định tấn công Nam Việt Nam (NVN) mà CS nói là”giải phóng” miền Nam bằng võ lực. Theo hiệu lệnh nầy, du kích cộng sản nằm vùng tại NVN từ năm 1954, hoạt động trở lại, quậy phá và tấn công khắp nơi. Miền Nam bắt đầu mất an ninh.

Thứ hai, hiến pháp VNCH ngày 26-10-1956 thừa nhận quyền tự do lập hội (điều 15), tự do nghiệp đoàn (điều 23), nhưng không đề cập đến quy chế chính đảng, quyền lập chính đảng và quyền đối lập chính trị. Chế độ Ngô Đình Diệm không chấp nhận bất đồng chính kiến và đối lập chính trị. Các đảng phái bị đánh dẹp trừ đảng Cần Lao do Ngô Đình Nhu lãnh đạo. Đảng Cần Lao là đảng duy nhất có quân ủy tức ủy ban đảng trong quân đội, ngược với truyền thống đứng ngoài các đảng phái chính trị của quân đội VNCH. Những lãnh tụ đối lập với chính quyền Diệm lần lượt bị bắt giam. (Sau nầy có một số tướng lãnh và sĩ quan gia nhập đảng phái là cá nhân bí mật vào đảng, trong khi tập thể quân đội đứng ngoài đảng.)

Ông Diệm đi vào con đường sùng bái cá nhân. Rõ nhất là ngay từ năm 1955, mỗi lần chào cờ bất cứ ở đâu, bản nhạc “Suy tôn Ngô tổng thống” đều được trình diễn tiếp ngay sau bản quốc ca.  Bài hát xưng tụng “Ngô tổng thống, Ngô tổng thống muôn năm...” Ông Diệm biết, nghe, và chứng kiến việc suy tôn mình trong các buổi lễ, mà không ra lệnh sửa sai, dẹp bỏ, nghĩa là ông Diệm đồng lòng với sự suy tôn nầy. (Bản nhạc “Suy tôn Ngô tổng thống” do Thanh Nam đặt lời, Ngọc Bích phổ nhạc.)

Sau khi củng cố được địa vị, trong công việc cai trị, tổng thống Diệm chỉ tin tưởng và trọng dụng những người trong gia đình, những đảng viên Cần Lao và những thủ hạ thân tín chung quanh gia đình của ông. (Vĩnh Phúc, Những huyền thoại & sự thật về chế độ Ngô Đình Diệm, California: Nxb. Văn Nghệ, 1998, tr. 24.) Ngoài ra, “Sau khi đã vững chỗ ngồi, ông [Diệm] quay qua thanh toán những người đã từng sát cánh với ông, đã từng phò tá ông trong những lúc hoạn nạn khó khăn…” (Vĩnh Phúc, sđd. tr. 446), nên nhân tài lần lượt tránh xa ông Diệm, nếu không bị ông thanh toán.

Thứ ba, lúc đó dân chúng than phiền về nạn tham nhũng và lạm quyền của một số viên chức chính phủ hay đảng viên Cần Lao, càng ngày càng gia tăng, làm tổn hại đến uy tín chính trị của chế độ Diệm. Sách hồi ký của các tướng lãnh hay các nhân vật chính trị đương thời đều đề cập đến nạn tham nhũng thời kỳ nầy. (Ví dụ: các sách của Đỗ Thọ, Trần Văn Đôn, Nguyễn Trân, Nguyễn Bá Cẩn …) Tham nhũng thời ông Diệm còn giới hạn chứ không tràn lan như cộng sản ngày nay.

Quốc hội lập pháp khóa 2 được bầu ngày 30-8-1959. Cũng như quốc hội khóa trước, đại đa số đắc cử đều thân chính quyền. Tại Sài Gòn, Nguyễn Trân đắc cử ở quận I và Phan Quang Đán đắc cử ở quận II, nhưng cả hai đều bị “Ủy ban hợp thức hóa” của Quốc hội loại bỏ, vì cho rằng các ông vi phạm luật bầu cử. Ai cũng biết ông Diệm sử dụng Ủy ban hợp thức hóa của Quốc hội để loại bỏ những nhân vật đối lập. (Đoàn Thêm, 1945-1964, Việc từng ngày, Hai mươi năm qua, California: Xuân Thu tái bản, tr. 260.)

Chính phủ Diệm kiếm cách ngăn chận đối lập chính trị, nhưng cũng không cản được 18 chính khách trong Ủy Ban Tiến Bộ và Tự Do, hội họp tại khách sạn Caravelle ở Sài Gòn ngày 26-4-1960, cùng ký kháng thư công khai phản đối chế độ Diệm. Kháng thư nầy thường được gọi là “Tuyên ngôn Caravelle”, phản đối việc kiểm soát báo chí, tố cáo nạn bè phái và yêu cầu tổng thống Diệm nới rộng chính phủ, tái lập các quyền tự do căn bản. (Nguyễn Trân, Công và tội, những sự thật lịch sử, California: Nxb. Xuân Thu , 1992, tr. 324.)  Mười tám người nầy là (theo thứ tự A, B, C, họ, chữ lót, tên): Hồ Văn Vui (linh mục), Huỳnh Kim Hữu, Lê Ngọc Chấn, Lê Quang Luật, Lương Trọng Tường, Nguyễn Lưu Viên, Nguyễn Tăng Nguyên, Nguyễn Tiến Hỷ, Phạm Hữu Chương, Phan Huy Quát, Phan Khắc Sửu, Tạ Chương Phùng, Trần Lê Chất, Trần Văn Đỗ, Trần Văn Hương, Trần Văn Lý, Trần Văn Tuyên, Trần Văn Văn. (Trần Văn Đôn, Việt Nam nhân chứng, California: Nxb. Xuân Thu, 1989,  tt. 168-169.) Mười tám chính khách nầy thuộc nhiều tôn giáo khác nhau và có nhiều người đã từng giúp đỡ hay cộng tác với ông Diệm.

Các nhân sĩ ký tên vào bản “Tuyên ngôn Caravelle” không bị chính phủ Diệm bắt giam, một phần vì các nhân sĩ nầy uy tín khá lớn, thuộc nhiều thành phần xã hội, tôn giáo và chính trị, kể cả một số đã từng cộng tác với ông Diệm, và một phần khác vì áp lực của Tòa đại sứ Hoa Kỳ.

Lúc đó, về phía Hoa Kỳ, tòa đại sứ ngầm yêu cầu chính phủ Diệm tìm cách cải cách chính trị.  Có lần đại sứ Elbridge Durbrow thúc đẩy tổng thống Diệm nên gởi cố vấn Ngô Đình Nhu ra nước ngoài, nhưng tổng thống Diệm không nghe theo những yêu cầu về phía Hoa Kỳ.  (Thomas L. Ahern Jr., CIA and the House of Ngo, tr. 138.)

Để đáp ứng tình thế mới, tổng thống Diệm cải tổ chính phủ ngày 18-10-1960, không nới rộng mà chỉ thay đổi các chức vụ sau: bộ trưởng Quốc phòng: Nguyễn Đình Thuần thay Trần Trung Dung; bộ trưởng Nội vụ: Bùi Văn Lương thay Lâm Lễ Trinh; bộ trưởng Tư pháp: Nguyễn Văn Lượng thay Nguyễn Văn Sĩ.

Một biến chuyển quốc tế ảnh hưởng nhiều đến nền chính trị Việt Nam là vào ngày 8-11-1960, trong cuộc tranh cử ở Hoa Kỳ, thượng nghị sĩ John F. Kennedy, ứng cử viên đảng Dân Chủ, đắc cử tổng thống Hoa Kỳ, đánh bại ứng cử viên của đảng Cộng Hòa là Richard Nixon. Nixon nguyên là phó tổng thống trong chính phủ Dwight David Eisenhower (tổng thống hai nhiệm kỳ1953-1961). Thay đổi tổng thống mới theo chính đảng đối lập ở Hoa Kỳ, báo hiệu chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ trên thế giới nói chung và về Việt Nam nói riêng sẽ có những thay đổi mới.

2.-   DIỄN TIẾN CUỘC ĐẢO CHÁNH

Cuộc đảo chánh ngày 11-11-1960 do một nhóm sĩ quan cấp tá lãnh đạo.  Các nhân vật chính trong binh biến nầy là các trung tá Nguyễn Triệu Hồng, Vương Văn Đông, đại tá Nguyễn Chánh Thi (tư lịnh Lữ đoàn Nhảy dù), và các thiếu tá Phan Trọng Chinh, Phạm Văn Liễu…

Theo Nguyễn Chánh Thi, thì chính ông ta là người chủ xướng cuộc đảo chánh. (Nguyễn Chánh Thi, Việt Nam: một trời tâm sự, California: Nxb. Xuân Thu, 1987, tr. 115.)  Tuy nhiên, theo luật sư Hoàng Cơ Thụy, hai trung tá Nguyễn Triệu Hồng và Vương Văn Đông (tùng sự tại Đại học Quân sự Sài Gòn) mới là những người chủ xướng cuộc đảo chánh ngày 11-11-1960 và đại tá Nguyễn Chánh Thi hợp tác vào giờ chót. (Hoàng Cơ Thụy, Việt sử khảo luận, cuốn 5, Paris: Nam Á, 2002, tr. 2824.)  Hoàng Cơ Thụy còn trưng ra bản cáo trạng của chính phủ Diệm sau khi cuộc đảo chánh thất bại, theo đó Vương Văn Đông và Nguyễn Triệu Hồng chủ xướng và ép Nguyễn Chánh Thi phải hợp tác.

Nhân vật chính về phía dân sự tham gia vào biến cố nầy lúc đầu là luật sư Hoàng Cơ Thụy.  Trong cuộc họp tại nhà Hoàng Cơ Thụy vào đêm trước ngày đảo chánh, có một nhân viên CIA tên là George Carver.  Về mặt nổi, Carver là một nhân viên USOM. (Vĩnh Phúc, sđd. tr. 264-265.)

Lực lượng đảo chánh gồm 4 tiểu đoàn Nhảy dù (1, 3, 4, và 8) và Liên đoàn Biệt động quân.  Sáng ngày 11-11-1960, khoảng 3G:30, nhóm đảo chánh bao vây dinh Độc Lập và chiếm nhà Bưu điện Sài Gòn.  Viên sĩ quan phụ trách việc phá hệ thống điện thoại Sở Bưu điện thiếu hiểu biết chuyên môn, không phá được hệ thống khẩn cấp đặt dưới hầm nhà Bưu điện, nên từ dinh Độc Lập, nơi tổng thống ở và làm việc, tổng thống vẫn liên lạc được với bên ngoài. (Vĩnh Phúc, sđd. tr 266.)

Lực lượng đảo chánh tấn công thành Cộng Hòa (trên đường Thống Nhất, gần Thảo cầm viên tức Sở thú), nhưng Liên binh Phòng vệ Phủ tổng thống đóng ở đây, chống trả mãnh liệt.

Cho đến 5G:00 sáng ngày 11-11, phía đảo chánh chiếm được các vị trí sau đây:  Bộ tổng tham mưu Quân đội VNCH (gần Tân Sơn Nhất), Căn cứ không quân Tân Sơn Nhất, Nha tổng giám đốc Cảnh sát Quốc gia và Nha Cảnh sát đô thành (lúc đó ở vùng đường Nguyễn Cư Trinh -Võ Tánh), Bộ Tư lệnh Quân khu thủ đô (lúc đó ở Hòa Hưng) và bắt giam tư lệnh quân khu là trung tướng Thái Quang Hoàng.  Trong khoảng thời gian nầy (5G:00 sáng), một sĩ quan chỉ huy cuộc đảo chánh là trung tá Nguyễn Triệu Hồng bị tử thương ở gần dinh Độc Lập.

Lúc đó, trong Dinh Độc Lập, ngoài tổng thống Diệm, gia đình Ngô Đình Nhu, còn có Võ Văn Hải, chánh văn phòng tổng thống và đại úy Bằng, sĩ quan cận vệ, cùng bộ phận quân đội phòng thủ. (Hoàng Cơ Thụy, sđd. tr. 2843.)  Quân đảo chánh tìm bắt thiếu tướng Nguyễn Khánh, nhưng trước đó vài tuần, Nguyễn Khánh đã dọn đến một ngôi nhà mới, nên phe đảo chánh không biết.  Khi nghe súng nổ, Nguyễn Khánh kiếm cách trốn vào dinh Độc Lập lúc 3G:30 sáng. (Mark Moyar, Triumph Forsaken, the Vietnam War, 1954-1965, Cambridge: Cambridge University Press, 2006, tr. 110.)

Khoảng 8G:30 sáng 11-11-1960, Đài phát thanh Sài Gòn phát đi nhật lệnh của đại tá Nguyễn Chánh Thi, tự xưng là tổng tư lệnh quân đội cách mạng, gởi tướng lãnh, sĩ quan, hạ sĩ quan và binh lính, tố cáo nặng nề chính phủ Ngô Đình Diệm và kêu gọi quân đội hoàn thành nhiệm vụ cứu nước.

Trong khi đó, về phía chính phủ, tổng thống Diệm giao cho Võ Văn Hải, chánh văn phòng phủ tổng thống, nhiệm vụ liên lạc và nói chuyện với nhóm đảo chánh.  Khoảng trước 9 giờ sáng ngày 11-11-1960, ông Hải gặp Nguyễn Chánh Thi, rồi gặp Vương Văn Đông.  Ông Đông đồng ý điều đình, nhưng yêu cầu tổng thống Diệm phải từ chức và “Hội đồng Cách mạng” sẽ bảo đảm an ninh cho gia đình ông Diệm ra nước ngoài. (Hoàng Cơ Thụy, sđd. tr. 2847.)

Trong dinh Độc Lập, từ sau 10 giờ sáng, tổng thống Diệm dùng hệ thống vô tuyến riêng, đọc lời kêu gọi các lực lượng trung thành với chính phủ đem quân về thủ đô dẹp cuộc đảo chánh, cứ khoảng 5 phút phát một lần. (Nguyễn Chánh Thi, sđd. tr. 131.)  Nguyên văn điện văn như sau: “Đây là Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa, ra lệnh cho Bộ chỉ huy các Quân khu:  Đêm nay hồi 3 giờ sáng, một số sĩ quan trung cấp đã bội phản và phỉnh gạt binh sĩ để mưu đảo chánh tại Thủ đô.  Hiện giờ Tổng tham mưu và Quân khu Thủ đô tạm thời gián đoạn liên lạc, một số sĩ quan cao cấp cũng mất liên lạc.  Vậy các Tư lệnh Quân khu phải bình tĩnh và tự vệ cẩn mật để chờ lệnh của sĩ quan liên lạc Phủ tổng thống.  Đại tá Trần Thiện Khiêm, Quân khu 5, phải cho đoàn Thiết giáp Mỹ Tho lên ngay đậu tại Phú Lâm chờ lệnh, và đại tá Trần Thiện Khiêm lấy một tiểu đoàn lên ngay tại Phú Lâm đợi lệnh.” (Trích: Nguyễn Chánh Thi, sđd. tr. 131.)

Võ Văn Hải làm con thoi liên lạc giữa dinh Độc Lập và nhóm sĩ quan đảo chánh.  Sau khi ông Hải gặp Vương Văn Đông lần thứ 3 tại nhà trung tướng Dương Văn Minh, lúc 12G:30 ngày 11-11-1960, Vương Văn Đông điện thoại và nói chuyện trực tiếp với tổng thống Diệm.  Tổng thống Diệm báo cho ông Đông biết là muốn cải tổ chính phủ thì phải theo thể thức hợp pháp, tức phải thông qua Quốc hội, nhưng ông Đông vẫn nhất quyết đòi tổng thống phải từ chức. (Hoàng Cơ Thụy, sđd. tt. 2849-2850.)

Chiều 11-11-1960, Võ Văn Hải gặp Vương Văn Đông lần thứ tư tại nhà tướng Lionel C. McGarr,  người mới thay tướng Williams đứng đầu đoàn cố vấn quân sự Hoa Kỳ.  Ông Hải đưa ra giải pháp dung hòa là lưu giữ tổng thống Diệm và giải tán chính phủ, chỉ định một thủ tướng mới nhằm thành lập chính phủ lâm thời.  Trung tá Vương Văn Đông đồng ý, nhưng yêu cầu tổng thống Diệm chính thức tuyên bố giải tán chính phủ.

Tối hôm đó, lúc 8 giờ tối 11-11-1960, tổng thống Diệm điện thoại cho đại tướng Lê Văn Tỵ, giao cho ông Tỵ trách nhiệm lập chính phủ quân nhân.  Đại tướng Lê Văn Tỵ công bố trên Đài phát thanh một bản nhật lệnh lúc 9 giờ tối 11-11-1960, gồm ba điểm chính, nguyên văn như sau: “Sĩ quan, Hạ sĩ quan và Binh sĩ Quân đội Việt Nam Cộng Hòa,/ Giữa lúc cuộc chính biến nghiêm trọng diễn ra tại Thủ đô, hôm nay tôi đã hội đàm với Tổng thống Ngô Đình Diệm và đã đi đến những thỏa thuận sau đây để duy trì sự đoàn kết của Quân đội: 1) Tổng thống đồng ý giải tán chính phủ hiện tại sau khi đã thảo luận về vấn đề quốc sự với Ủy ban Cách mạng.  2) Với sự đồng ý của Ủy ban Cách mạng, Tổng thống ủy thác cho một số sĩ quan trong Quân đội Việt Nam Cộng Hòa trách nhiệm thành lập một chánh phủ quân nhân lâm thời.  Chánh phủ nầy tiếp tục cuộc chiến đấu chống Cộng sản để bảo vệ Tổ quốc.  3) Ngay sau khi nhận được lệnh nầy, tất cả các đơn vị phải lập tức ngưng bắn, tiếp tục hoạt động trở lại và phải luôn luôn bình tĩnh đề cao cảnh giác đề phòng sự phá hoại của Việt Cộng.  KBC 4002, ngày 12 thánh 11 năm 1960 / Đại tướng Lê Văn Tỵ/ Tổng tham mưu trưởng QĐ/ VNCH.” (Trích: Nguyễn Chánh Thi, sđd. tt. 144-145.)

Đến 6G:20 sáng 12-11-1960, bản “Tuyên cáo của tổng thống Việt Nam Cộng Hòa” được đưa lên Đài phát thanh do tổng thống Diệm đọc. (Mark Moyar, sđd. tr. 112.)  Nguyên văn bản tuyên cáo như sau: “Quốc dân đồng bào,/ Tiếp theo cuộc nổi dậy tại Thủ đô tối nay, để cho Quân đội chúng ta được toàn vẹn trong cuộc chiến đấu chống cộng, Tôi, Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa, đã quyết định giải tán Chính phủ hiện thời.  Tôi kêu gọi các Tướng lãnh Quân đội Việt Nam Cộng Hòa thành lập một Chánh phủ Lâm thời để có thể chiến đấu chống cộng và bảo vệ xứ sở. Đồng thời tôi sẽ phối hợp với Hội đồng Cách mạng thành lập một chánh phủ Liên hiệp.  Để tránh đổ máu và trấn an dân chúng, tôi ra lệnh Hội đồng các tướng lãnh tìm tất cả các phương pháp thích nghi chấm dứt mọi cuộc tuyên truyền xuyên tạc và ngưng bắn./ Ngô Đình Diệm.” (Trích: Hoàng Cơ Thụy, sđd. tr. 2855.)

Trong khi đó, đại tá Trần Thiện Khiêm đem quân Sư đoàn 7 từ Mỹ Tho và đại tá Huỳnh Văn Cao đưa quân Sư đoàn 5 từ Biên Hòa về thủ đô cứu viện, đến Sài Gòn sáng 12-11.  Lực lượng đảo chánh bắt đầu nao núng.  Vào buổi chiều, các tiểu đoàn Nhảy dù rút lui dần dần.  Quân trung thành với chính phủ Diệm làm chủ tình thế.

Trước khi phi trường Tân Sơn Nhất được quân chính phủ kiểm soát trở lại khoảng trưa ngày 12-11-1960, các sĩ quan đảo chánh dùng phi cơ C-47 rời khỏi Việt Nam, bắt theo trung tướng Thái Quang Hoàng làm con tin.  Qua Cao Miên, trung tướng Hoàng xin trở về Việt Nam, và được Miên trả về Việt Nam ngày 15-11-1960. (Đoàn Thêm, sđd. tr. 283.)

Khoảng 6 giờ chiều ngày 12-11-1960, tổng thống Diệm tuyên bố trên đài phát thanh rằng chính phủ đã dẹp yên quân phiến loạn, hứa “sẽ tiếp tục phục vụ đất nước và dân tộc theo đường lối Cộng Hòa và Nhân vị...” (Chính Đạo, Việt Nam niên biểu, tập I-C, Houston: Nxb. Văn Hóa: 2000, tr. 194.)  Ngày 15-11-1960, tổng thống Diệm thành lập Uỷ ban điều tra về cuộc đảo chánh 11-11-1960, do thiếu tá Trần Khắc Kính cầm đầu.  Uỷ ban nầy làm việc đến cuối tháng 3-1961, thì hoàn tất hồ sơ.

3.-   HẬU QUẢ CUỘC ĐẢO CHÁNH

Sau cuộc binh biến, chính phủ bắt giữ nhiều nhà chính trị đối lập như Phan Quang Đán, Phan Khắc Sửu, Vũ Hồng Khanh, Phan Bá Cầm, Bùi Lương, Trần Văn Tuyên, Nguyễn Xuân Chữ, Đinh Xuân Quảng, Nguyễn Thành Phương, Nguyễn Thành Vinh, Trương Bảo Sơn, Lê Ngọc Chấn … vì liên hệ đến binh biến.  Trong số nầy, một số người trước đây đã ký vào “Tuyên ngôn Caravelle” ngày 26-4-1960.   Trần Văn Hương bị bắt ngày 12-11-1960, nhưng được thả trong vài tuần. (Hoàng Cơ Thụy, sđd., tr. 2866.)  Nhất Linh Nguyễn Tường Tam bị bắt rồi được thả về.

Theo tác giả Nguyễn Tường Thiết (con của Nhất Linh), trong bài “Sự thật về cái chết của Nhất Linh”, nhật báo Người Việt, California ngày 1-2-2012, thì Nhất Linh biết trước cuộc đảo chánh sẽ xảy ra, nhưng Nhất Linh không tham gia và không liên hệ đến cuộc đảo chánh, nên chính quyền Diệm thả Nhất Linh. Theo Vĩnh Phúc, sđd. tt. 220-224, Nhất Linh Nguyễn Tường Tam vào tỵ nạn trong Tòa đại sứ Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan) ở Sài Gòn.  (Nhất Linh quen biết với các lãnh tụ Trung Hoa Quốc Dân Đảng khi hoạt động ở Trung Hoa.)  Đại sứ Vương Tử Kiện nhờ một linh mục Dòng Tên (Jésuite) người Bỉ trình bày với tổng thống Diệm.  Tổng thống Diệm chuyển qua ông Nhu.  Ông Nhu giao cho Trần Kim Tuyến.  Ông Tuyến bảo lãnh với đại sứ Đài Loan.  Tòa đại sứ Đài Loan giao Nhất Linh cho Công an Việt Nam.  Nhất Linh bị giữ hai ngày, làm thủ tục rồi được thả về. Vĩnh Phúc dựa theo tài liệu của Trần Kim Tuyến.

Một nhân vật dân sự quan trọng trong cuộc binh biến ngày 11-11-1960 là Hoàng Cơ Thụy nhờ người Mỹ sắp đặt, giúp ông trốn thoát ra nước ngoài. (Mark Moyar, sđd., tr. 114.)  Trong sách Việt sử khảo luận cuốn 5, Hoàng Cơ Thụy cho biết ông lưu vong từ 4-12-1960 đến ngày 20-11-1963 mới trở về sau khi chính phủ Diệm sụp đổ, nhưng không cho biết nơi lưu vong.  Có tài liệu cho rằng ông Thụy trốn vào Tòa đại sứ Mỹ, qua Phi Luật Tân, rồi qua Nhật Bản.

Số thiệt hại nhân mạng trong cuộc đảo chánh ngày 11-11-1960 là: 20 thường dân và 23 quân nhân thiệt mạng, trong đó có trung tá Nguyễn Triệu Hồng; số bị thương khoảng 54 thường dân và 214 quân nhân. (Đoàn Thêm, sđd. tr. 283.)

Về phương diện chính trị, trong thời gian quân đảo chánh làm chủ Đài phát thanh, chính phủ Diệm bị chỉ trích nặng nề. Trên đài Phát thanh, những sai lầm của chính phủ lâu nay bưng bít, nay có cơ hội được đưa ra ánh sáng và truyền đi công khai khắp nước.

Trong khi thương thuyết với phe đảo chánh, tổng thống Diệm công khai hứa trên đài phát thanh sẽ giải tán chính phủ, thành lập chính phủ lâm thời, nhưng khi lật ngược được tình thế, ông Diệm không giữ lời hứa, quay qua đàn áp những người đảo chánh và các nhóm đối lập mạnh mẽ hơn.  Tổng thống, kiêm nhiệm tổng tư lệnh quân đội VNCH, còn hứa hẹn với đại tướng tổng tham mưu trưởng để ông nầy ra nhật lệnh trấn an các sĩ quan đảo chánh.  Vì nghe lời thượng cấp, các sĩ quan nầy bị đàn áp.  Dân chúng và quân đội nghĩ gì về việc nầy?  Lúc đó dưới quyền lực của chế độ Diệm, không ai dám nói ra, nhưng sự thất hứa của tổng thống đã phải trả giá ba năm sau:  Khi đảo chánh bùng nổ trưa ngày 1-11-1963, từ dinh Gia Long, tổng thống Diệm điện thoại cho trung tướng Trần Văn Đôn trong nhóm đảo chánh lúc 3G.30 chiều hôm đó, hỏi lý do động binh và yêu cầu các tướng đảo chánh đến dinh Gia Long điều đình, nhưng phía đảo chánh không chấp thuận, vì sợ bị sập bẫy như cuộc đảo chánh ngày 11-11-1960. (Mark Moyar, sđd., tr. 268.)

KẾT LUẬN

Như thế, tổng thống Ngô Đình Diệm gặp nhiều chống đối vào khoảng cuối nhiệm kỳ đầu; những người tài giỏi giúp ông Diệm lần lượt tránh xa ông; những bất mãn về nạn tham ô của các quan chức; và nhất là sự chống đối của những đảng phái đối lập và những nhà bất đồng chính kiến.

Thông thường, một chế độ không chấp nhận bất đồng chính kiến, tiêu diệt đối lập chính trị, thì giới đối lập chính trị bị dồn vào thế phải hoạt động bí mật và vì sự sống còn của chính mình, kiếm cách lật đổ chế độ để tự giải thoát.  Trong giai đoạn 1954-1955, Ngô Đình Diệm đã từng nhờ đại tá CIA Mỹ là Edward G. Lansdale để ổn định tình hình, thì lần nầy các sĩ quan đảo chánh cũng nhờ người Mỹ, tạo cơ hội cho người Mỹ can thiệp vào chuyện nội bộ VNCH.

Như thế, có thể nói cuộc đảo chánh ngày 11-11-1960 là tiếng chuông báo động công khai cho chế độ Diệm về những phản đối tiềm tàng trong các tầng lớp dân chúng khác nhau, nhưng rất tiếc sau khi dẹp yên cuộc đảo chánh, tổng thống Diệm chẳng mấy quan tâm đến tiếng chuông báo động nầy.  Phải chăng vì vậy mà cuối cùng chế độ Diệm kết thúc một cách bi thảm năm 1963?

TRẦN GIA PHỤNG

(Toronto, 01-11-2012)

Đàn Chim Việt

 

730 Phản hồi cho “Cuộc đảo chánh ngày 11-11-1960”

  1. Trường Sơn usa says:

    Mấy o Công ráo này khổ nhắm nói mải Chưng Sơn ơi ‘.’ Làm người C ráo khó hiểu nhau rồi ,mà lại C ráo Ngô đ Riệm lại càng khó hiểu hơn ,chỉ có “Toàn dân Bùi chu nhớ ơn Ngô tổng Thống .. xin Rượu đế ban phép rử cho người thành ra chết giống heo quay trong xe tăng ,nếu phép tốt tại sao Chúa không cứu rử người ?
    Ngày xưa nghèo đi xe đạp tòn ten Phât ráo ,bây giờ làm cu ni cho Tây ,rồi Mẻo có LUCXUSrồi chê xe đạp , cốt tủy tổ tiên từ Phật ráo ,đình chùa bên lương rồi chê đồ cúng ,ma quỷ ,bay giờ cho sài lại ,Đấy là C thử thách ? Tạ ơn C ,vì ngài mà con làm bậy bạ và chửi lại Tổ tiên ,Thần thánh ,Bụt thần .. và nay chúng con ăn năn .. ,
    Xin Chưng sơn bớt rận ,Mai mốt có con gái nhớn sẻ hứa gả cho anh ,và anh trở nại ,và tư động khỏi phải chống Ráo hội và tổng thống Riêm ha

  2. Thích Nói Thật says:

    Trần Lục là ai?

    Phêrô Trần Lục (1825-1899), còn được biết với biệt danh cụ Sáu, là một linh mục Thiên Chúa giáo người Việt. Ông nổi tiếng là một giáo sĩ nhiệt thành, một nhà văn hóa, là người đã cho khởi công xây dựng Nhà thờ Phát Diệm. Tuy vậy, ông cũng bị mang nhiều tiếng xấu khi hỗ trợ đắc lực cho Thực dân Pháp trong thời kỳ đầu người Pháp đô hộ Việt Nam.
    ( http://vi.wikipedia.org/wiki/Phêrô_Trần_Lục )

    Tại sao Trần Lục lại tiếp tay cho bọn Pháp xâm lược?

    Người ta phải tìm hiểu lý cớ, vì cái gì cũng phải có nguyên do của nó. Và đây tác giả Nguyễn Thế Anh trong sách Kinh tế & xã hội Việt Nam dưới các triều vua nhà Nguyễn nêu các nguyên nhân thất bại của phong trào Cần Vương trong đó có hiai điều quan trọng như sau:

    1) Quan hệ với dân chúng: các đạo quân này không được lòng dân quê nhiều lắm bởi để có phương tiện sống và duy trì chiến đấu, họ phải đi cướp phá dân chúng.

    2) Mâu thuẫn với tôn giáo: sự tàn sát vô cớ những người Công giáo của quân Cần Vương khiến giáo dân phải tự vệ bằng cách thông báo tin tức cho phía Pháp. Những thống kê của người Pháp cho biết có hơn 20.000 giáo dân đã bị quân Cần Vương giết hại”
    ( http://vi.wikipedia.org/wiki/Cần_Vương )

  3. Austin Pham says:

    Nghe mấy anh chuyên viên “chất sắt” lý luận cứ đưa mặt cho người ta đập mà rầu cho bên kia vĩ tuyến. Không ai “lý giải” sự huyền nhiệm cả. Khi anh nhét cụ hồ vào hang pắc pó của mẹ anh “physically” thì đó là sự loạn luân, tương tự khi cha anh làm chuyện đó với chị em gái của anh thì đó là…sai phương hướng. Đây chỉ là ví dụ chứ tôi không có ý chống lại…nhà anh. Hãy chỉ cho tôi anh là ai, tên thiệt là gì, cấp bậc, bao nhiêu tuổi đảng…who knows and who cares nó là thiệt hay giả, miễn anh “tự tin” là vui rồi.Tóm lại khi các anh dùng cái bàn thờ để “bắn phá” những người bên công giáo hay Tin Lành thì các anh cũng chẳng thấy một “cô hồn” nào về ăn đám giỗ, cũng chẳng chứng kiến “con ma” nào về xơi…nhang. Nhẹ nhàng và ngắn gọn thì nó thuộc về niềm tin, đức tin. Nói chung thì Christmas vẫn đến hàng năm cho mọi người trên thế giới và đám giỗ vẫn “hoành tráng” cho những người cần nó, fair enough! Đừng sùi bọt mép nữa. Hề ..hề

  4. Bon Bon says:

    Cái vụ nhân quyền-nhân ngãi của Mỹ & mấy vị CC công nhận là thối thật.Bất cứ ai là người VN,chỉ cần 1 lần nhìn thấy nạn nhân chất độc mầu da cam,hậu quả của Mỹ gây ra ở VN thôi thì sẽ hiểu.Trên thế giới này, ai cũng có thể nói về nhân quyền.Chỉ riêng Chính quyền nước Mỹ và mấy người việt CC thì không đủ tư cách để nói,nhất là nói về VN.Nó chẳng khác gì “gái đỹ nói chuyện trinh tiết”…

    • quangphan says:

      Nhà văn Dương thu Hương viết:” So với tội đem bom đạn và thuốc khai quang của đế quốc Mỹ đổ xuống nước Việt Nam thì tội phá nát sơn hà Việt Nam của Hồ chí Minh còn nặng gấp ngàn lần”.

    • thịnở says:

      Lại nói về chất độc da cam.
      Đi ăn cướp,kéo nhau vào núp tong rừng rậm ,lâu lâu đói quá ra đường cái ,ngó trước ngó sau thấy chiếc xe đò nào tới thí “ách”lại doạ nạt ăn cướp…rồi mau lẹ biến vào rừng.,gióng như loài chuột chạy vào hang sau khi bò ra kiếm ăn và cắn xé phá hoại nhửng thứ đồ dơ bẩn chủ nhà chưa kịp giặt ,chưa kịp cất kỷ. DIỆT chúng chỉ có cách là mua thuốc chuột về để chúng tự ăn tự diệt (chết cha caí đồ chuột bọ phá hoại)
      Củng vậy bọn CS núp buịi trong rừng sâu ,trốn trong các bụi râm dày đặc mà phá thì phải tìm cách diệt. Bằng hoá chất da cam.Chất này chỉ là chất khai quang rừng rậm để dể dàng thấyđôc xà,rắn rít bò cạp.chó sói mà diệt…để bớt đau khổ cho dân “sao người ta bắt con phá cầu đáp ụ ,giất mìn xe đò để gây tang tóc khổ dau cho nhửng ngườ như con như mẹ” (Bộ đội VC)
      Cho nên sau này bọn VC đòi Mỷ bồi thường chất độc da cam không được vì tóan là bọn bi chủ BC xua vào Nam xâm lăng. Qui luật chiến tranh phải chấp nhận thôi.
      May Mỷ còn nhân đạo cho ít tiền .Không biết mấy anh đồng chí cán binh BK có ai nhận được đồng nào không ,hay mấy “thủ trưởng ” đóp sạch sẻ rôi .
      Đúng là chuyện “cà kê”…từ NĐD qua công giáo nay tới chất độc da cam…
      Còn cái chất độc hại trong nảo trang PHẢNQUỐC
      đưa đất nước vào vòng Bắc thuộc lần thứ 3,có thể là vỉnh viển, RĂNG KHÔNG NGHE NÓI TỚI ?
      phini “nô” đia !
      (tn)

  5. theky says:

    Các cụ dậy:”Trông mặt mà bắt hình dong…..”
    Xin qúy vị thử so sánh tất cả những gương mặt của những vị lãnh đạo hai miền Bắc và Nam,từ HCM cho tới bây giờ và miền Nam từ NĐD cho hết 1975.Chắc chắn nhiều người sẽ nhận ra sự thật, ai vì dân vì nước ai vì thân vì phước,ai là người đức độ, ai là là kẻ gian manh.
    kính

    • conmeo says:

      Chế độ là nhất thời. VN mới là vạn đại. Cho nên bất cứ người VN nếu thấy sự nguy hiểm của Vatican cũng đều phải báo cho chính quyền VN biết, kể cả CS.
      Giáo gian hiểu chưa?.
      giáo hoàng lòng lành đã yêu cầu Mỹ dội 6-7 trái bom xuống Điện biên phủ!!!!.
      Vatican yêu cầu pháp xâm lược VN, đến nay vẫn còn chỏ mỏ vào VN, tu gì kỳ vậy.
      Chúng tôi, nhân dân phi CS, phi kito, thấy Vatican bịp bợm xảo trá phải báo cho nhân dân VN biết.

      • Tien Ngu says:

        Phi cs, phi…kito, mà phun phân kito tới tấp, thì là…điếm rồi.
        Thưỏ nay, ở đời có ai biết nó…điếm, mà đi tin nó?

        Người dân đàng hoàng, chính hiệu con nai vàng, có ai mà đi…ngậm phân phun kito chớ?

        Phun kito cho thúi, thì mình thúi…hoắc trước tiên. Kito mà nó thô bỉ như anh điếm diễn tã, hoàn vũ nàm gì mà có nhà thờ?

        Mắc cười quá…

      • Choi Song Djong says:

        Mong rằng conmeo có thể chưng ra ra được bằng chứng của những gì viết ở bên trên,nếu không thì từ nay bỏ đi cái tật nói lấy được và như loài cáo chuyên rình mò trộm vặt.

      • conmeo says:

        Muốn biết sự thật, thời nay quá dễ. Giáo gian cứ vô văn khố ngoại quốc tài liệu thiếu gì.
        Chúng tôi vô thần nè, tại sao Vatican không chịu!!!. Vậy mà sạo sạo mở miệng tự do tôn giáo, ngay chính tại Vatican còn chưa có.
        Tối ngày dụ dỗ dai như đĩa.
        Vatican lòng lành quá, năm 2007 xưng tội trước thế giới nhưng chủ chiên VN đã giấu giếm với dân VN.
        Vatican là tổ chức tình báo ma phi a chuyên thọc vô chuyện nước khác.
        Không thấy Vatican đòi đất VN sao, giáo gian hùa theo đó!.
        Nhân quyền gì mà giáo hoàng cấu kết với phát xít, CS, đội bom Điện biên phủ.

      • Lão Trượng says:

        Rõ chán conmeo!
        Cứ kêu như mèo không cần biết đúng sai!

      • TRĂNG NGÀN says:

        CON MEO NGU QUÁ

        Vatican là trung tâm của đạo công giáo thế giới, Vatican là hữu thần, cho nên họ không ưa CS mà đối với họ là vô thần thứ thiệt, đó là phần của họ. CS theo lý thuyết là vô thần, nhưng những người theo CS trong thực tế chưa hẳn đã là vô thần thứ thiệt. Chuyện chém giết nhau giữa hai phe là chuyên bình thường. Phe nào muốn thắng cũng muốn tận diệt bên kia, cả Mỹ và Alqueda hay Taliban đều cũng vậy. Nhưng khi không tận diệt được, có khi lại phải bắt tay, chấp nhận. Ngày nay ở các nước CS đều không ra mặt làm khó tôn giáo. Trái lại Vatican cũng có mối quan hệ với các nước CS. Như vậy chuyện của Vatican là chuyên của Vatican. Chuyên chủ thuyết mác xít là chuyện của những người CS. Người VN thuần túy, không theo Vatican cũng không theo CS thì vẫn là người VN thuần túy. Bất kỳ điều gì nguy hại hay cản ngại thật sự đến tiền đồ của dân tộc, đó mới là điều mà người VN đúng nghĩa quan tâm. Đằng này Con Meo lại giống như con chó, không biết phân biệt gì hết, chỉ có ham đánh hơi tìm con mồi cho mình mà thôi, vậy nghĩa là thế nào ? Do vậy, không phải ăn không ngồi rồi lo chuyện bao đồng, nhưng thấy việc ngu thì cũng phải lên tiếng là như vậy thôi.

        NON NGÀN
        (18/11/12)

      • Mụtôn says:

        Không biết conmeo là do sư giao hoan giủa con mèo và con độc xà không ?(linhmiêu).
        Phát biểu không gióng ai. Chỉ trích cụ Ngô chỉ là để chỉ trích một tôn giáo mà hầu như 2/3 nhân loại đềù tin vào đó. Nó thuôc vào cán bộ bị nhồ sọ cqú sâu nặng.Người vn nhưng không còn gốc vn .Mường màn…hay là ngươì sác tôc nào của Tàu thì phải…
        Đanh nhau là phải có thắng có thua.Trước khi Pháp thua trân ĐBP nên có yêu cầu Mỷ giúp ,đó là lẻ đương nhiên,Vàchính phủ Mỷ đả có ý kiến đưa bom nguyên tử xử dụng cứu nguy Pháp hay thả nát đê sông Hông để giúp Pháp,nhưng bàn đi tính lại,ví lòng nhân đạo nên đả không đem nguyên tử thả VN >Củng như sau này đanh CSmiền Bắc đả tính tới nguyên tử hay phá đê sông Hồng ,nhưng không làm. B52 rải bom nếu muốn thắng thực sự thì củng chẳng khó gì.(Nguyển chí thanh chết vì B52.Một CB nói là sau đợt thả bom b52 đầu tiên là cà một khu vực lớn trống hoác như samạc ,không còn chấm tọa độ được nửa. Nhưng đây là chuyên của Mỷ,chớ chẳng dín dang gì tới tôn giáo mà phỉ báng mạ lỵ tôn giáo .Đừng làm gì hết ,trói tay dâng miền Nam cho VC là được thôi,phảikhông dồ ngu ?Cóphỉ bây giờ đối với tàu cộng ,BC đang áp dụng như vậy ,đó là theo đúng đạo “ăn cướp”không ?
        Nó không phải là Phật mà nó là CS,Nó đang ra sức phỉ báng đạo công giáo một cách mất dạy ,đdầy umê ám chướng .Gieo nhân gặt quả,muốn làm chó làm mèophỉ báng trời đấtthì sẻ được như ý,sẻ “tái sinh “thành nhửng gì mình muốn mình thích ,mình mong cho người khác.Sẻ vân vào mình vào gia dòngnh giòng họ mình…
        Đúng là tu gì kỳ vây khi nói về bọn PG có CS xúi biểu ,lảnh đạo. Đạo hạnh không có thì tu làm gì.Chẳng thà làmthăng ,con CSlên diển đàn ĐCV tự do chuởi,phun nọc độc phì phì nhưloài rắn rết có phải hay hơn không ?
        CS là tamvô”,trong đó không có tổ quôc (tổ quốc thuôc hệ thông XHCN,CSCN,tổ quốc chung của bọn cướp chó má) không có gđ (chỉ biết có đảng)vôtôngiáo (chỉ có ông cố tổ Mác lê).
        Nên đây là góp ý lần đầu và lần cuối đối với nhửng tên cộng sàn ,nhửng tên hàng hai ,nhửng tên ba phải,nhửng tên chó săn ,mèo lộn gióng…

    • quang phan says:

      Người ta nói muốn cho mấy đứa bé nín khóc thì chỉ việc đưa hình mặt mũi của những tên lãnh đạo đảng Việt cộng ra mà dọa . Mặt mũi hung ác thì cái đảng Việt cộng của chúng cũng y chang . Nhà văn Dương thu Hương viết về cái đảng Việt cộng của Quỷ vương Hồ chí Minh như sau :

      Triều đình Cộng sản là triều đình duy nhất cho tới nay, dạy cho con gái, con dâu vu khống bố hiếp dâm, dạy con trai chỉ vào mặt bố “đả đảo thằng bóc lột”, dạy cho láng giềng tố cáo điêu chác, đâm chém, dày xéo mồ mả của nhau … vào những năm 1953, 1954 và kéo tới mùa Xuân năm 1955. Khi con người đã đủ can đảm vu khống, nhục mạ ngay bố mẹ đẻ của mình thì họ thừa sự nhẫn tâm để làm những điều ác gấp ngàn lần như thế với tha nhân.

  6. the ky says:

    Ngày xưa còn bé thầy dậy:” Ý tại ngôn ngoại” chả hiểu gì sất, mãi đến bây giờ khi đọc những ý’kiến’ của các vị như Lê Lai, Như Sơn và nhiều nữa mới ngộ ra thế nào là Ý tại ngôn ngoại.
    Kính

  7. Tien Ngu says:

    Nữa, cũng…thề nữa. Công nhận Sơn…điếm này hát bền thiệt. Nập đi nập nai không biết…mỏi…

    Còn cái lời thề thứ tư anh Ngu nhắc bửa hổm đâu rồi, Sơn?

  8. Tien Ngu says:

    Lai à, khùng vừa vừa thôi, Lai?

    Anh Ngu có khi nào bảo lai…chống thiên Chúa? Chỉ khuyên Lai một cách nhỏ nhẹ, rằng thì là không nên nói xấu, bôi nhọ đạo người ta nữa, vậy nó…thúi lắm.

    Còn danh từ Thiên Chúa, Anh Ngu nghe từ….thuở vào đời, thiên hạ hát sao, thì mềnh hát vậy. Muốn biết hai chử Thiên Chúa nghĩa gì, phát xuất từ đâu, làm sao mà có, ai dịch, ai đặt…

    Lai phải đi kiếm các linh mục đạo Chúa mà hỏi, hỏi anh chi cho anh….ngọng?

    Đó chỉ là một danh từ, ăn thua chi ba cai chuyện đó cho mệt, Lai?

    Bớt tửng chút đi em…

  9. quang phan says:

    Nói dễ, làm khó . Chỉ có cái miệng, còn khi việc đến tay thì hỏng :

    Sau khi ông Diệm chết, những người đã từng chống ông trong nhóm Caravelle đều đã có dịp thử thời vận, Trần Văn Hương, Phan Khắc Sửu, Phan Huy Quát… đều bỏ cuộc sau vài tháng cầm quyền:

    Nội các thủ tướng Trần Văn Hương từ ngày 4-11-1964 đến ngày 26-1-1965.

    Nội các thủ tướng Phan Huy Quát từ ngày 16-2-1965 đến ngày 18-6-1965.

    Sự thất bại của các chính phủ nầy do sự yếu kém và phân hóa của các chính đảng và các chính trị gia cùng tình trạng bất ổn định về chính trị và xã hội do các đoàn thể quần chúng tạo ra, trong đó quan trọng nhứt là thế lực Phật giáo và sinh viên .

    Trần Văn Hương lên làm tổng thống được một tuần lễ 21 tháng 4, 1975-28 tháng 4, 1975, rồi chết trong cảnh bần hàn ngày 27/1/82 dưới chế độ Việt cộng .

    Phan Huy Quát chết bịnh mà không có thuốc chữa trong trại giam Việt cộng ngày 27 Tháng Tư 1979 .

    Phan Khắc Sửu: Quốc trưởng 4/11/64 – 14/6/65 .

    Trần Văn Tuyên : Chết thê thảm trong trại tù Việt cộng ngày 28/10/76 .

    Trần Văn Văn bị Việt cộng ám sát chết ngày 7/12/66.

    Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ Mansfield:”Nếu ông Diệm bỏ đi hay bị lật đổ, Hồ chí Minh có thể đi bộ vào và chiếm Việt nam không có khó khăn nào” .

    Phê bình về các đảng phái quốc gia trong công cuộc chống Cộng, ông Hoàng Văn Đào trong bô sách 600 trang “Việt Nam Quốc Dân Đảng” đã viết: “…..Các lãnh tụ các đảng phái quốc gia đã thiếu hẳn về phần thủ đoạn chính trị trong những trường hợp phải áp dụng linh động để đoạt lấy phần thắng lợi về mình…”.

    Cựu đại sứ Bùi Diễm- thuộc đảng Đại Việt. Là người soạn tuyên ngôn cho nhóm Caravelle chống Ngô Đình Diệm- ngày 19/6/2012, trong một cuộc phỏng vấn trên đài SBTN, đã nói rằng: “Cuộc đảo chính ngày 01/11/1963, đã đưa đất nước Việt Nam Cộng Hòa phải bị rơi vào tay của Cộng sản Hà Nội, và không có ai muốn có cuộc đảo chính ấy xảy ra. Không có ai muốn…” .

  10. Dao Cong Khai says:

    CS Bắc Việt thì miễn bàn rồi, nó độc tài nhưng lại phong kiến, bất công, và nô lệ Nga Tàu nữa. Còn hồi đó tôi cứ tưởng chỉ ở VNCH mới “độc tài” như báo chí dư luận chửi bới hoài thôi chứ. Chửi ông Diệm độc tài, đàn áp PG; rồi tới hết ông Diệm cũng chửi hết mọi ông độc tài, chửi ông Kỳ cũng độc tài, ông Thiệu cũng độc tài, ông Khánh cũng độc tài. Tới phiên VC vô thì mấy ông thầy chùa mới hài lòng, ra đón CS. Tôi hiểu rồi! Té ra chỉ có CS thì các ông mới hài lòng.

    Tưởng ở Mỹ là dân chủ lắm, tới bây giờ qua mới thấy; cũng na ná như VNCH hồi đó. Mỹ nó nói ông Diệm độc tài trong việc bầu cử tổng thống, chuyện đó không có chứng minh rõ ràng. Nhưng ở Mỹ thì rất rõ ràng; muốn ứng cử tổng thống mà you không tham gia đảng phái của nó thì you có thể ra ứng cử được không? Còn khuya, chưa có ông nào không theo đảng Dân Chủ hoặc Cộng Hoà mà ra ứng cử tổng thống nổi với tụi nó. Như thế có dân chủ không? Quý vị tưởng dân chủ kiểu Mỹ là dễ ăn lắm hả, ngon lắm hả? Đừng có ham.

    Bên đây you uống rượu ngoài đường có yên với cảnh sát không? Nó còng liến. Cảnh sát nó vô nhà xét giấy tờ, you dám nhúc nhích không? Nhúc nhích là nó shot liền. Chị Trần Thị Bích Câu ở San Jose cách đây 7 năm đó. Nó chê ông tướng Loan đối xử tàn ác với khủng bố VC, vậy tụi Mỹ nó nhốt khủng bố Ả Rập ở Guatemano như thế nào? Nó xích cổ người ta kéo đi như xích chó. Mới chết một tên khủng bố trong tù nữa kìa. Sang Mỹ mới thấy Mỹ nó cũng… thúi không kém gì VN. Còn bên Do Thái, báo chí Mỹ luôn ca ngợi nó phải chiến đấu để tự vệ. Cảnh sát của nó đi kiểm soát đường xá bằng xe thiết giáp, nơi nào lộn xộn là nó nhả đạn trước rồi tính sau. Dân Ả Rập, bị đối xử giống như Mỹ Đen ở Mỹ vào cái thời tranh đấu của ông Luther King đó. Trông ngứa mắt là cảnh sát Do Thái nó nện liền. Báo chí Mỹ đâu có phê phán gì đâu.

    Mấy ông thầy muốn tranh đấu bảo vệ đạo pháp, để đón CS vào; bây giờ CS nó cho mấy ông xây chùa lớn, đưa đảng viên cạo đầu vào coi các ngôi chùa rồi đó. Đúng rồi, PG là của VN, là quốc giáo của nước VN nên mới được đảng CS “quan tâm” như vậy. Chúng tôi chỉ chống cộng thôi, và chúng tôi chống những kẻ làm tay sai cho VC nên phải ủng hộ những lãnh tụ thực sự chống cộng. Còn các ông muốn theo CS đó là quyền của các ông. Tôi vô tôn giáo nhưng không theo CS và tôi nghĩ phật tử thực sự thì họ không phải là kẻ vô tôn giáo như VC.

    • conmeo says:

      Vậy ông muốn NDD kito hoá VN, bắt dân VN thành con cừu hết hả. Ông Diệm mang mười chữ phản, chữ bất ông không biết sao. Ông Diệm đi đêm với CS, đóng thuế cho CS trên xương máu thanh niên MN ông không biết à.
      Ông không đọc nhiều nguồn thì đừng nghe lời giáo gian nha.

      • Tien Ngu says:

        Ông Đào nói đúng trăm phần trăm…

        Lực lượng Phật giáo bao trùm VN cả ngàn năm. Dân VN lúc nào cũng tôn sư trọng đạo.

        Việt Cộng hiểu chuyện này nên bằng mọi giá, bền bỉ, chúng lợi dụng Phật giáo để đánh ông Diệm và Kito giáo.

        Cán bộ VC biến thành…sư, thầy chùa hổ mang, thầy chùa…ham vui. Xuống đường gây loạn là chuyện chính, nhậu với chơi….nình bà giá là phụ…

        Các em…trí thức hám danh miền Nam năm xưa, bị các thầy chùa ham vui…đưa đò, là một điều không tránh được.

        Nay chúng cố hợp tác …ngậm phân phun Ngô đình Diệm và đạo Kito tới tấp, để tiếp tục lừa người và…tự lừa chúng. Cố chứng minh rằng, xưa chúng…bụp Ngô đình Diệm, là một chuyện…vô tội vạ…

      • Choi Song Djong says:

        Cứ y như rằng nếu không nói thì sợ người ta bảo là câm,lũ điếm cò mồi vc cứ thích đưa mặt cho người ta đập.Đã không hiểu vấn đề mà cứ chê người ta rằng ít đọc ít học,quen thói ngậm phân phun bừa bãi mọi nơi mọi lúc.

      • SAO NGÀN says:

        CON MEO

        Con meo quả thật con mèo
        Chỉ meo meo suốt và leo trong ngoài
        Biết chi bao việc trên đời
        Óc in vài thứ biết thời nào khôn
        Người khôn không nói lung tung
        Con mèo chỉ biết meo meo tháng ngày

        NGÀN MÂY

      • GIÓ NGÀN says:

        ÔNG DIỆM KHÔNG PHẢI LÀ NGƯỜI NGU

        Ông Diệm là người thông minh, quyết đoán, sáng suốt, yêu nước, yêu người, yêu đồng bào. Như vậy ông Diệm không ngu dại gì mà bắt toàn dân VN phải kitô hóa. Vả chăng ông Diệm tuy là người TCG, nhưng ông Diệm là người có cơ bản Nho giáo. Như vậy ông Diệm không lý nào lại muốn kitô toàn thể VN. Ngược lại trong lịch sử VN, đã có nhiều thời kỳ Phật giáo đã trở thành quốc giáo. Nhưng dầu là quốc giáo, người Việt vẫn không cuồng tín từ bi theo kiểu nhu nhược để làm mất nước, mà chính bao nhiêu người đạo Phật vẫn hăng hái xông ra đánh đuổi quân xâm lược phương Bắc để bảo vệ nước nhà. Điều đó chứng tỏ dân VN không phải dân ngu, trong đó có cả ông Diệm. Bởi vậy, người chính đáng trên đời, phải biết phê phán Hồ Chí Minh và Ngô Đình Diệm ở những điểm nào đáng phê phán, không phải chỉ muốn chưởi tràn như kiểu loài chó, chỉ chủ nào thì ngoắc đuôi chủ đó còn cứ sũa người khác bất chất đúng sai. Thực sự, bản thân ông Hồ tự thâm tâm có nễ phục ông Diệm. Ồng Diệm ngược lại cũng vậy. Nhưng đường ai nấy đi, dù đã từng kêu gọi nhau hợp tác. Chỉ có cán bộ kiểu hạ cấp của ông Hồ mới chưởi Diệm vô tội vạ và hoàn toàn hạ cấp. Chỉ có cán bộ của ông Diệm mới chưởi Hồ một cách hoàn toàn hạ cấp và vô tội vạ. Vậy thì người VN đúng nghĩa, chỉ biết đất nước, dân tộc, mà không làm tay sai hạ đẳng cho bất kỳ cá nhân riêng biệt nào, tại sao lại theo kiểu chó hùa làm mất đi bản chất cao quý của dân tộc là sao ? Đó là lỗi của ông Hồ đã đào tạo cán bộ bất nhân như thế, hay là lỗi của ông Diệm đã đào tạo tay sai hạ đẳng như vậy ? Đó cũng là điều mà tục ngữ ta nói ghét chó giận cả chủ nhà đúng là không sai như vậy. Nếu là lỗi của cả hai người đó, cả hai đều thật đáng ghét. Nếu hoàn toàn không phải lỗi của cả hai người đó, cả hai đều thật sự đáng tội. Tuy nhiên dầu sao đã không dạy được lâu la của mình một cách chu đáo, thì cả Hồ hay Diệm đều đáng tội cả. Ai cũng biết trước kia những người theo phe ông Hồ hay thường gọi là “thằng Diệm”, còn bây giờ những người chống cộng cực đoan ở hải ngoại trên các trang mạng cũng hay kiểu gọi “thằng Hồ”, quả thật chẳng ra làm sao cả, chẳng đứng đắn và chẳng có giáo dục, ý thức lành mạnh thế nào cả. Thật đáng tiếc thay. Nên bất cứ người nào, phe nào mà sống ở đời không đoan chính, đều không có bất kỳ một chút ý nghĩa hay giá trị gì cả.

        SÓNG NGÀN
        (18/11/12)

    • quang phan says:

      Những bằng chứng Việt cộng trà trộn trong trong giới sư sãi, sinh viên , học sinh Phật tử :

      Ví dụ, cuốn “Phong Trào Tranh Đấu Chống Mỹ Của Giáo Chức, Học Sinh, Sinh Viên Sài Gòn” của Hồ Hữu Nhật do nhà xuất bản “thành phố Hồ Chí Minh” phát hành năm 1984:

      “Dưới trào Ngô Đình Diệm:

      “Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất có hậu thuẫn vững chắc của nhiều tổ chức: Gia đình Phật tử, Sinh viên Phật tử, Học sinh Phật tử, Thanh niên Phật tử. Năm 1962 gia đình Phật tử tập hợp được 200 trăm ngàn người, năm 1964 có 400 ngàn . Đảng đã có cơ sở trong các tổ chức đó. Các chùa, trường Bồ Đề, Viện Hóa Đạo, trở thành trung tâm đấu tranh và phát xuất những cuộc mít tinh biểu tình chống ngụy quyền (trang 88-89)”.

      “Cuộc đấu tranh chính trị sôi sục và quyền chủ động phần nào trong tay Phật giáo, nhưng đảng ta đã chỉ đạo cơ sở kịp thời tham gia hỗ trợ, nâng khí thế phong trào lên với qui mô toàn quốc (trang 98)”.

      Việt cộng Thích trí Quang thích Hồ chí Minh:

      Khi hay tin Hồ Chí Minh chết, thượng tọa Thích Trí Quang đã tổ chức lễ cầu siêu-lễ truy điệu ngay tại chùa Ấn Quang, có nhiều Phật tử tham dự. Trong buổi lễ truy điệu này Thích Trí Quang đã sữ dụng những bông hoa màu đỏ, và bông hoa màu vàng đặt ở giữa, tượng trưng cho cờ đỏ sao vàng của đảng cộng sản, làm thành một vòng hoa , hai bên treo đôi câu đối :
      • « Nam-Bắc toàn dân quy thượng chính ;
      • Á-Âu thế giới kính tu mi ».
      Hai chữ cuối của hai câu đối là chữ « Chính » và chữ « Mi », đọc lái hay ngược lại là Chí Minh. Và trong bài điếu văn Thích Trí Quang đã đọc trong lễ truy điệu có đoạn như sau :
      • « Nhớ đến Bác càng thương càng khóc, thấy bọn giặc thêm hận thêm thù . Khóc là khóc đấng thiên tài lỗi lạc, đuổi xâm lăng đòi độc lập tự do, trọn đời mãi âu lo cho dân tộc, quê hương đó, nước non còn đó, uất hận thay, vật đổi sao dời . Thương tiếc bấy ! Hoa trôi nước chảy. Nghĩ mấy đoạn lệ tràn chan chứa, nhớ công ơn cảm động can tràng … Thù là thù bọn tàn bạo dã man, mong cướp nước hại người, làm những việc bất lương vô nghĩa… ».

      ( Trích)

    • quang phan says:

      Đại học Vạn Hạnh (( Phật giáo):

      Trong sách “Trui Rèn Trong Lửa Đỏ” xuất bản ở Sài gòn sau năm 1975, bọn Việt cộng đã viết về Đại học Vạn Hạnh như sau “…Viện Đại học Vạn Hạnh được thành lập năm 1964… trước năm 1968, tổ chức cách mạng cũng có hoạt động ở đây… tháng 10/1968 tình hình tổ chức cách mạng ở trường sau thời gian bị đánh phá coi như trắng. Thành đoàn chỉ đạo đồng chí sáu Tỉnh tức Đỗ Quang Tỉnh nay là cán bộ hợp tác kinh tế Ủy Ban Nhân Dân TP HCM về xây dựng lại bằng tổ chức liên đoàn sinh viên Phật tử Vạn Hạnh và kể từ tháng 5/1972 một chi bộ chính thức của Vạn Hạnh được thành lập”. Đặc biệt trong đó có câu quan trọng ” Từ những ngày đó, Vạn Hạnh trở thành một pháo đài xuất quân đi đốt xe Mỹ và chống bầu cử…” (sđd trang 96).

      Còn đối với chùa Ấn Quang thì ghi: “… Những ngọn lửa bùng lên tuyệt đẹp trên đường phố. Các báo gọi các chiến sĩ đốt xe Mỹ là du kích quân sinh viên học sinh và chùa Ấn Quang trong những ngày ấy là một chiến lũy của họ. Những người mẹ, người chị vượt qua những hàng rào cảnh sát, lựu đạn cay, vòi rồng phun nước… đến với những đứa con ngoan của thành phố… Tụi bay cứ đốt, đốt hết quân chó đó đi… các mẹ, chị căn dặn, nhắc nhủ với một lòng căm thù như vậy.”(sđd trang 110).

Mục phản hồi đã đóng