WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Cuộc đảo chánh ngày 11-11-1960

1.-   TÌNH HÌNH CHUNG TRƯỚC ĐẢO CHÁNH

Sau khi thành lập năm 1955, tình hình an ninh và chính trị Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) khả quan được vài năm thì bị xáo trộn trở lại vào đầu thập niên 60, có thể vì nhiều lý do:

Thứ nhất, tại Hà Nội sau hội nghị Trung ương đảng ngày 13-5-1959 và Đại hội III đảng Lao Động (từ 5-9 đến 10-9-1960), Bắc Việt Nam (BVN) quyết định tấn công Nam Việt Nam (NVN) mà CS nói là”giải phóng” miền Nam bằng võ lực. Theo hiệu lệnh nầy, du kích cộng sản nằm vùng tại NVN từ năm 1954, hoạt động trở lại, quậy phá và tấn công khắp nơi. Miền Nam bắt đầu mất an ninh.

Thứ hai, hiến pháp VNCH ngày 26-10-1956 thừa nhận quyền tự do lập hội (điều 15), tự do nghiệp đoàn (điều 23), nhưng không đề cập đến quy chế chính đảng, quyền lập chính đảng và quyền đối lập chính trị. Chế độ Ngô Đình Diệm không chấp nhận bất đồng chính kiến và đối lập chính trị. Các đảng phái bị đánh dẹp trừ đảng Cần Lao do Ngô Đình Nhu lãnh đạo. Đảng Cần Lao là đảng duy nhất có quân ủy tức ủy ban đảng trong quân đội, ngược với truyền thống đứng ngoài các đảng phái chính trị của quân đội VNCH. Những lãnh tụ đối lập với chính quyền Diệm lần lượt bị bắt giam. (Sau nầy có một số tướng lãnh và sĩ quan gia nhập đảng phái là cá nhân bí mật vào đảng, trong khi tập thể quân đội đứng ngoài đảng.)

Ông Diệm đi vào con đường sùng bái cá nhân. Rõ nhất là ngay từ năm 1955, mỗi lần chào cờ bất cứ ở đâu, bản nhạc “Suy tôn Ngô tổng thống” đều được trình diễn tiếp ngay sau bản quốc ca.  Bài hát xưng tụng “Ngô tổng thống, Ngô tổng thống muôn năm...” Ông Diệm biết, nghe, và chứng kiến việc suy tôn mình trong các buổi lễ, mà không ra lệnh sửa sai, dẹp bỏ, nghĩa là ông Diệm đồng lòng với sự suy tôn nầy. (Bản nhạc “Suy tôn Ngô tổng thống” do Thanh Nam đặt lời, Ngọc Bích phổ nhạc.)

Sau khi củng cố được địa vị, trong công việc cai trị, tổng thống Diệm chỉ tin tưởng và trọng dụng những người trong gia đình, những đảng viên Cần Lao và những thủ hạ thân tín chung quanh gia đình của ông. (Vĩnh Phúc, Những huyền thoại & sự thật về chế độ Ngô Đình Diệm, California: Nxb. Văn Nghệ, 1998, tr. 24.) Ngoài ra, “Sau khi đã vững chỗ ngồi, ông [Diệm] quay qua thanh toán những người đã từng sát cánh với ông, đã từng phò tá ông trong những lúc hoạn nạn khó khăn…” (Vĩnh Phúc, sđd. tr. 446), nên nhân tài lần lượt tránh xa ông Diệm, nếu không bị ông thanh toán.

Thứ ba, lúc đó dân chúng than phiền về nạn tham nhũng và lạm quyền của một số viên chức chính phủ hay đảng viên Cần Lao, càng ngày càng gia tăng, làm tổn hại đến uy tín chính trị của chế độ Diệm. Sách hồi ký của các tướng lãnh hay các nhân vật chính trị đương thời đều đề cập đến nạn tham nhũng thời kỳ nầy. (Ví dụ: các sách của Đỗ Thọ, Trần Văn Đôn, Nguyễn Trân, Nguyễn Bá Cẩn …) Tham nhũng thời ông Diệm còn giới hạn chứ không tràn lan như cộng sản ngày nay.

Quốc hội lập pháp khóa 2 được bầu ngày 30-8-1959. Cũng như quốc hội khóa trước, đại đa số đắc cử đều thân chính quyền. Tại Sài Gòn, Nguyễn Trân đắc cử ở quận I và Phan Quang Đán đắc cử ở quận II, nhưng cả hai đều bị “Ủy ban hợp thức hóa” của Quốc hội loại bỏ, vì cho rằng các ông vi phạm luật bầu cử. Ai cũng biết ông Diệm sử dụng Ủy ban hợp thức hóa của Quốc hội để loại bỏ những nhân vật đối lập. (Đoàn Thêm, 1945-1964, Việc từng ngày, Hai mươi năm qua, California: Xuân Thu tái bản, tr. 260.)

Chính phủ Diệm kiếm cách ngăn chận đối lập chính trị, nhưng cũng không cản được 18 chính khách trong Ủy Ban Tiến Bộ và Tự Do, hội họp tại khách sạn Caravelle ở Sài Gòn ngày 26-4-1960, cùng ký kháng thư công khai phản đối chế độ Diệm. Kháng thư nầy thường được gọi là “Tuyên ngôn Caravelle”, phản đối việc kiểm soát báo chí, tố cáo nạn bè phái và yêu cầu tổng thống Diệm nới rộng chính phủ, tái lập các quyền tự do căn bản. (Nguyễn Trân, Công và tội, những sự thật lịch sử, California: Nxb. Xuân Thu , 1992, tr. 324.)  Mười tám người nầy là (theo thứ tự A, B, C, họ, chữ lót, tên): Hồ Văn Vui (linh mục), Huỳnh Kim Hữu, Lê Ngọc Chấn, Lê Quang Luật, Lương Trọng Tường, Nguyễn Lưu Viên, Nguyễn Tăng Nguyên, Nguyễn Tiến Hỷ, Phạm Hữu Chương, Phan Huy Quát, Phan Khắc Sửu, Tạ Chương Phùng, Trần Lê Chất, Trần Văn Đỗ, Trần Văn Hương, Trần Văn Lý, Trần Văn Tuyên, Trần Văn Văn. (Trần Văn Đôn, Việt Nam nhân chứng, California: Nxb. Xuân Thu, 1989,  tt. 168-169.) Mười tám chính khách nầy thuộc nhiều tôn giáo khác nhau và có nhiều người đã từng giúp đỡ hay cộng tác với ông Diệm.

Các nhân sĩ ký tên vào bản “Tuyên ngôn Caravelle” không bị chính phủ Diệm bắt giam, một phần vì các nhân sĩ nầy uy tín khá lớn, thuộc nhiều thành phần xã hội, tôn giáo và chính trị, kể cả một số đã từng cộng tác với ông Diệm, và một phần khác vì áp lực của Tòa đại sứ Hoa Kỳ.

Lúc đó, về phía Hoa Kỳ, tòa đại sứ ngầm yêu cầu chính phủ Diệm tìm cách cải cách chính trị.  Có lần đại sứ Elbridge Durbrow thúc đẩy tổng thống Diệm nên gởi cố vấn Ngô Đình Nhu ra nước ngoài, nhưng tổng thống Diệm không nghe theo những yêu cầu về phía Hoa Kỳ.  (Thomas L. Ahern Jr., CIA and the House of Ngo, tr. 138.)

Để đáp ứng tình thế mới, tổng thống Diệm cải tổ chính phủ ngày 18-10-1960, không nới rộng mà chỉ thay đổi các chức vụ sau: bộ trưởng Quốc phòng: Nguyễn Đình Thuần thay Trần Trung Dung; bộ trưởng Nội vụ: Bùi Văn Lương thay Lâm Lễ Trinh; bộ trưởng Tư pháp: Nguyễn Văn Lượng thay Nguyễn Văn Sĩ.

Một biến chuyển quốc tế ảnh hưởng nhiều đến nền chính trị Việt Nam là vào ngày 8-11-1960, trong cuộc tranh cử ở Hoa Kỳ, thượng nghị sĩ John F. Kennedy, ứng cử viên đảng Dân Chủ, đắc cử tổng thống Hoa Kỳ, đánh bại ứng cử viên của đảng Cộng Hòa là Richard Nixon. Nixon nguyên là phó tổng thống trong chính phủ Dwight David Eisenhower (tổng thống hai nhiệm kỳ1953-1961). Thay đổi tổng thống mới theo chính đảng đối lập ở Hoa Kỳ, báo hiệu chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ trên thế giới nói chung và về Việt Nam nói riêng sẽ có những thay đổi mới.

2.-   DIỄN TIẾN CUỘC ĐẢO CHÁNH

Cuộc đảo chánh ngày 11-11-1960 do một nhóm sĩ quan cấp tá lãnh đạo.  Các nhân vật chính trong binh biến nầy là các trung tá Nguyễn Triệu Hồng, Vương Văn Đông, đại tá Nguyễn Chánh Thi (tư lịnh Lữ đoàn Nhảy dù), và các thiếu tá Phan Trọng Chinh, Phạm Văn Liễu…

Theo Nguyễn Chánh Thi, thì chính ông ta là người chủ xướng cuộc đảo chánh. (Nguyễn Chánh Thi, Việt Nam: một trời tâm sự, California: Nxb. Xuân Thu, 1987, tr. 115.)  Tuy nhiên, theo luật sư Hoàng Cơ Thụy, hai trung tá Nguyễn Triệu Hồng và Vương Văn Đông (tùng sự tại Đại học Quân sự Sài Gòn) mới là những người chủ xướng cuộc đảo chánh ngày 11-11-1960 và đại tá Nguyễn Chánh Thi hợp tác vào giờ chót. (Hoàng Cơ Thụy, Việt sử khảo luận, cuốn 5, Paris: Nam Á, 2002, tr. 2824.)  Hoàng Cơ Thụy còn trưng ra bản cáo trạng của chính phủ Diệm sau khi cuộc đảo chánh thất bại, theo đó Vương Văn Đông và Nguyễn Triệu Hồng chủ xướng và ép Nguyễn Chánh Thi phải hợp tác.

Nhân vật chính về phía dân sự tham gia vào biến cố nầy lúc đầu là luật sư Hoàng Cơ Thụy.  Trong cuộc họp tại nhà Hoàng Cơ Thụy vào đêm trước ngày đảo chánh, có một nhân viên CIA tên là George Carver.  Về mặt nổi, Carver là một nhân viên USOM. (Vĩnh Phúc, sđd. tr. 264-265.)

Lực lượng đảo chánh gồm 4 tiểu đoàn Nhảy dù (1, 3, 4, và 8) và Liên đoàn Biệt động quân.  Sáng ngày 11-11-1960, khoảng 3G:30, nhóm đảo chánh bao vây dinh Độc Lập và chiếm nhà Bưu điện Sài Gòn.  Viên sĩ quan phụ trách việc phá hệ thống điện thoại Sở Bưu điện thiếu hiểu biết chuyên môn, không phá được hệ thống khẩn cấp đặt dưới hầm nhà Bưu điện, nên từ dinh Độc Lập, nơi tổng thống ở và làm việc, tổng thống vẫn liên lạc được với bên ngoài. (Vĩnh Phúc, sđd. tr 266.)

Lực lượng đảo chánh tấn công thành Cộng Hòa (trên đường Thống Nhất, gần Thảo cầm viên tức Sở thú), nhưng Liên binh Phòng vệ Phủ tổng thống đóng ở đây, chống trả mãnh liệt.

Cho đến 5G:00 sáng ngày 11-11, phía đảo chánh chiếm được các vị trí sau đây:  Bộ tổng tham mưu Quân đội VNCH (gần Tân Sơn Nhất), Căn cứ không quân Tân Sơn Nhất, Nha tổng giám đốc Cảnh sát Quốc gia và Nha Cảnh sát đô thành (lúc đó ở vùng đường Nguyễn Cư Trinh -Võ Tánh), Bộ Tư lệnh Quân khu thủ đô (lúc đó ở Hòa Hưng) và bắt giam tư lệnh quân khu là trung tướng Thái Quang Hoàng.  Trong khoảng thời gian nầy (5G:00 sáng), một sĩ quan chỉ huy cuộc đảo chánh là trung tá Nguyễn Triệu Hồng bị tử thương ở gần dinh Độc Lập.

Lúc đó, trong Dinh Độc Lập, ngoài tổng thống Diệm, gia đình Ngô Đình Nhu, còn có Võ Văn Hải, chánh văn phòng tổng thống và đại úy Bằng, sĩ quan cận vệ, cùng bộ phận quân đội phòng thủ. (Hoàng Cơ Thụy, sđd. tr. 2843.)  Quân đảo chánh tìm bắt thiếu tướng Nguyễn Khánh, nhưng trước đó vài tuần, Nguyễn Khánh đã dọn đến một ngôi nhà mới, nên phe đảo chánh không biết.  Khi nghe súng nổ, Nguyễn Khánh kiếm cách trốn vào dinh Độc Lập lúc 3G:30 sáng. (Mark Moyar, Triumph Forsaken, the Vietnam War, 1954-1965, Cambridge: Cambridge University Press, 2006, tr. 110.)

Khoảng 8G:30 sáng 11-11-1960, Đài phát thanh Sài Gòn phát đi nhật lệnh của đại tá Nguyễn Chánh Thi, tự xưng là tổng tư lệnh quân đội cách mạng, gởi tướng lãnh, sĩ quan, hạ sĩ quan và binh lính, tố cáo nặng nề chính phủ Ngô Đình Diệm và kêu gọi quân đội hoàn thành nhiệm vụ cứu nước.

Trong khi đó, về phía chính phủ, tổng thống Diệm giao cho Võ Văn Hải, chánh văn phòng phủ tổng thống, nhiệm vụ liên lạc và nói chuyện với nhóm đảo chánh.  Khoảng trước 9 giờ sáng ngày 11-11-1960, ông Hải gặp Nguyễn Chánh Thi, rồi gặp Vương Văn Đông.  Ông Đông đồng ý điều đình, nhưng yêu cầu tổng thống Diệm phải từ chức và “Hội đồng Cách mạng” sẽ bảo đảm an ninh cho gia đình ông Diệm ra nước ngoài. (Hoàng Cơ Thụy, sđd. tr. 2847.)

Trong dinh Độc Lập, từ sau 10 giờ sáng, tổng thống Diệm dùng hệ thống vô tuyến riêng, đọc lời kêu gọi các lực lượng trung thành với chính phủ đem quân về thủ đô dẹp cuộc đảo chánh, cứ khoảng 5 phút phát một lần. (Nguyễn Chánh Thi, sđd. tr. 131.)  Nguyên văn điện văn như sau: “Đây là Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa, ra lệnh cho Bộ chỉ huy các Quân khu:  Đêm nay hồi 3 giờ sáng, một số sĩ quan trung cấp đã bội phản và phỉnh gạt binh sĩ để mưu đảo chánh tại Thủ đô.  Hiện giờ Tổng tham mưu và Quân khu Thủ đô tạm thời gián đoạn liên lạc, một số sĩ quan cao cấp cũng mất liên lạc.  Vậy các Tư lệnh Quân khu phải bình tĩnh và tự vệ cẩn mật để chờ lệnh của sĩ quan liên lạc Phủ tổng thống.  Đại tá Trần Thiện Khiêm, Quân khu 5, phải cho đoàn Thiết giáp Mỹ Tho lên ngay đậu tại Phú Lâm chờ lệnh, và đại tá Trần Thiện Khiêm lấy một tiểu đoàn lên ngay tại Phú Lâm đợi lệnh.” (Trích: Nguyễn Chánh Thi, sđd. tr. 131.)

Võ Văn Hải làm con thoi liên lạc giữa dinh Độc Lập và nhóm sĩ quan đảo chánh.  Sau khi ông Hải gặp Vương Văn Đông lần thứ 3 tại nhà trung tướng Dương Văn Minh, lúc 12G:30 ngày 11-11-1960, Vương Văn Đông điện thoại và nói chuyện trực tiếp với tổng thống Diệm.  Tổng thống Diệm báo cho ông Đông biết là muốn cải tổ chính phủ thì phải theo thể thức hợp pháp, tức phải thông qua Quốc hội, nhưng ông Đông vẫn nhất quyết đòi tổng thống phải từ chức. (Hoàng Cơ Thụy, sđd. tt. 2849-2850.)

Chiều 11-11-1960, Võ Văn Hải gặp Vương Văn Đông lần thứ tư tại nhà tướng Lionel C. McGarr,  người mới thay tướng Williams đứng đầu đoàn cố vấn quân sự Hoa Kỳ.  Ông Hải đưa ra giải pháp dung hòa là lưu giữ tổng thống Diệm và giải tán chính phủ, chỉ định một thủ tướng mới nhằm thành lập chính phủ lâm thời.  Trung tá Vương Văn Đông đồng ý, nhưng yêu cầu tổng thống Diệm chính thức tuyên bố giải tán chính phủ.

Tối hôm đó, lúc 8 giờ tối 11-11-1960, tổng thống Diệm điện thoại cho đại tướng Lê Văn Tỵ, giao cho ông Tỵ trách nhiệm lập chính phủ quân nhân.  Đại tướng Lê Văn Tỵ công bố trên Đài phát thanh một bản nhật lệnh lúc 9 giờ tối 11-11-1960, gồm ba điểm chính, nguyên văn như sau: “Sĩ quan, Hạ sĩ quan và Binh sĩ Quân đội Việt Nam Cộng Hòa,/ Giữa lúc cuộc chính biến nghiêm trọng diễn ra tại Thủ đô, hôm nay tôi đã hội đàm với Tổng thống Ngô Đình Diệm và đã đi đến những thỏa thuận sau đây để duy trì sự đoàn kết của Quân đội: 1) Tổng thống đồng ý giải tán chính phủ hiện tại sau khi đã thảo luận về vấn đề quốc sự với Ủy ban Cách mạng.  2) Với sự đồng ý của Ủy ban Cách mạng, Tổng thống ủy thác cho một số sĩ quan trong Quân đội Việt Nam Cộng Hòa trách nhiệm thành lập một chánh phủ quân nhân lâm thời.  Chánh phủ nầy tiếp tục cuộc chiến đấu chống Cộng sản để bảo vệ Tổ quốc.  3) Ngay sau khi nhận được lệnh nầy, tất cả các đơn vị phải lập tức ngưng bắn, tiếp tục hoạt động trở lại và phải luôn luôn bình tĩnh đề cao cảnh giác đề phòng sự phá hoại của Việt Cộng.  KBC 4002, ngày 12 thánh 11 năm 1960 / Đại tướng Lê Văn Tỵ/ Tổng tham mưu trưởng QĐ/ VNCH.” (Trích: Nguyễn Chánh Thi, sđd. tt. 144-145.)

Đến 6G:20 sáng 12-11-1960, bản “Tuyên cáo của tổng thống Việt Nam Cộng Hòa” được đưa lên Đài phát thanh do tổng thống Diệm đọc. (Mark Moyar, sđd. tr. 112.)  Nguyên văn bản tuyên cáo như sau: “Quốc dân đồng bào,/ Tiếp theo cuộc nổi dậy tại Thủ đô tối nay, để cho Quân đội chúng ta được toàn vẹn trong cuộc chiến đấu chống cộng, Tôi, Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa, đã quyết định giải tán Chính phủ hiện thời.  Tôi kêu gọi các Tướng lãnh Quân đội Việt Nam Cộng Hòa thành lập một Chánh phủ Lâm thời để có thể chiến đấu chống cộng và bảo vệ xứ sở. Đồng thời tôi sẽ phối hợp với Hội đồng Cách mạng thành lập một chánh phủ Liên hiệp.  Để tránh đổ máu và trấn an dân chúng, tôi ra lệnh Hội đồng các tướng lãnh tìm tất cả các phương pháp thích nghi chấm dứt mọi cuộc tuyên truyền xuyên tạc và ngưng bắn./ Ngô Đình Diệm.” (Trích: Hoàng Cơ Thụy, sđd. tr. 2855.)

Trong khi đó, đại tá Trần Thiện Khiêm đem quân Sư đoàn 7 từ Mỹ Tho và đại tá Huỳnh Văn Cao đưa quân Sư đoàn 5 từ Biên Hòa về thủ đô cứu viện, đến Sài Gòn sáng 12-11.  Lực lượng đảo chánh bắt đầu nao núng.  Vào buổi chiều, các tiểu đoàn Nhảy dù rút lui dần dần.  Quân trung thành với chính phủ Diệm làm chủ tình thế.

Trước khi phi trường Tân Sơn Nhất được quân chính phủ kiểm soát trở lại khoảng trưa ngày 12-11-1960, các sĩ quan đảo chánh dùng phi cơ C-47 rời khỏi Việt Nam, bắt theo trung tướng Thái Quang Hoàng làm con tin.  Qua Cao Miên, trung tướng Hoàng xin trở về Việt Nam, và được Miên trả về Việt Nam ngày 15-11-1960. (Đoàn Thêm, sđd. tr. 283.)

Khoảng 6 giờ chiều ngày 12-11-1960, tổng thống Diệm tuyên bố trên đài phát thanh rằng chính phủ đã dẹp yên quân phiến loạn, hứa “sẽ tiếp tục phục vụ đất nước và dân tộc theo đường lối Cộng Hòa và Nhân vị...” (Chính Đạo, Việt Nam niên biểu, tập I-C, Houston: Nxb. Văn Hóa: 2000, tr. 194.)  Ngày 15-11-1960, tổng thống Diệm thành lập Uỷ ban điều tra về cuộc đảo chánh 11-11-1960, do thiếu tá Trần Khắc Kính cầm đầu.  Uỷ ban nầy làm việc đến cuối tháng 3-1961, thì hoàn tất hồ sơ.

3.-   HẬU QUẢ CUỘC ĐẢO CHÁNH

Sau cuộc binh biến, chính phủ bắt giữ nhiều nhà chính trị đối lập như Phan Quang Đán, Phan Khắc Sửu, Vũ Hồng Khanh, Phan Bá Cầm, Bùi Lương, Trần Văn Tuyên, Nguyễn Xuân Chữ, Đinh Xuân Quảng, Nguyễn Thành Phương, Nguyễn Thành Vinh, Trương Bảo Sơn, Lê Ngọc Chấn … vì liên hệ đến binh biến.  Trong số nầy, một số người trước đây đã ký vào “Tuyên ngôn Caravelle” ngày 26-4-1960.   Trần Văn Hương bị bắt ngày 12-11-1960, nhưng được thả trong vài tuần. (Hoàng Cơ Thụy, sđd., tr. 2866.)  Nhất Linh Nguyễn Tường Tam bị bắt rồi được thả về.

Theo tác giả Nguyễn Tường Thiết (con của Nhất Linh), trong bài “Sự thật về cái chết của Nhất Linh”, nhật báo Người Việt, California ngày 1-2-2012, thì Nhất Linh biết trước cuộc đảo chánh sẽ xảy ra, nhưng Nhất Linh không tham gia và không liên hệ đến cuộc đảo chánh, nên chính quyền Diệm thả Nhất Linh. Theo Vĩnh Phúc, sđd. tt. 220-224, Nhất Linh Nguyễn Tường Tam vào tỵ nạn trong Tòa đại sứ Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan) ở Sài Gòn.  (Nhất Linh quen biết với các lãnh tụ Trung Hoa Quốc Dân Đảng khi hoạt động ở Trung Hoa.)  Đại sứ Vương Tử Kiện nhờ một linh mục Dòng Tên (Jésuite) người Bỉ trình bày với tổng thống Diệm.  Tổng thống Diệm chuyển qua ông Nhu.  Ông Nhu giao cho Trần Kim Tuyến.  Ông Tuyến bảo lãnh với đại sứ Đài Loan.  Tòa đại sứ Đài Loan giao Nhất Linh cho Công an Việt Nam.  Nhất Linh bị giữ hai ngày, làm thủ tục rồi được thả về. Vĩnh Phúc dựa theo tài liệu của Trần Kim Tuyến.

Một nhân vật dân sự quan trọng trong cuộc binh biến ngày 11-11-1960 là Hoàng Cơ Thụy nhờ người Mỹ sắp đặt, giúp ông trốn thoát ra nước ngoài. (Mark Moyar, sđd., tr. 114.)  Trong sách Việt sử khảo luận cuốn 5, Hoàng Cơ Thụy cho biết ông lưu vong từ 4-12-1960 đến ngày 20-11-1963 mới trở về sau khi chính phủ Diệm sụp đổ, nhưng không cho biết nơi lưu vong.  Có tài liệu cho rằng ông Thụy trốn vào Tòa đại sứ Mỹ, qua Phi Luật Tân, rồi qua Nhật Bản.

Số thiệt hại nhân mạng trong cuộc đảo chánh ngày 11-11-1960 là: 20 thường dân và 23 quân nhân thiệt mạng, trong đó có trung tá Nguyễn Triệu Hồng; số bị thương khoảng 54 thường dân và 214 quân nhân. (Đoàn Thêm, sđd. tr. 283.)

Về phương diện chính trị, trong thời gian quân đảo chánh làm chủ Đài phát thanh, chính phủ Diệm bị chỉ trích nặng nề. Trên đài Phát thanh, những sai lầm của chính phủ lâu nay bưng bít, nay có cơ hội được đưa ra ánh sáng và truyền đi công khai khắp nước.

Trong khi thương thuyết với phe đảo chánh, tổng thống Diệm công khai hứa trên đài phát thanh sẽ giải tán chính phủ, thành lập chính phủ lâm thời, nhưng khi lật ngược được tình thế, ông Diệm không giữ lời hứa, quay qua đàn áp những người đảo chánh và các nhóm đối lập mạnh mẽ hơn.  Tổng thống, kiêm nhiệm tổng tư lệnh quân đội VNCH, còn hứa hẹn với đại tướng tổng tham mưu trưởng để ông nầy ra nhật lệnh trấn an các sĩ quan đảo chánh.  Vì nghe lời thượng cấp, các sĩ quan nầy bị đàn áp.  Dân chúng và quân đội nghĩ gì về việc nầy?  Lúc đó dưới quyền lực của chế độ Diệm, không ai dám nói ra, nhưng sự thất hứa của tổng thống đã phải trả giá ba năm sau:  Khi đảo chánh bùng nổ trưa ngày 1-11-1963, từ dinh Gia Long, tổng thống Diệm điện thoại cho trung tướng Trần Văn Đôn trong nhóm đảo chánh lúc 3G.30 chiều hôm đó, hỏi lý do động binh và yêu cầu các tướng đảo chánh đến dinh Gia Long điều đình, nhưng phía đảo chánh không chấp thuận, vì sợ bị sập bẫy như cuộc đảo chánh ngày 11-11-1960. (Mark Moyar, sđd., tr. 268.)

KẾT LUẬN

Như thế, tổng thống Ngô Đình Diệm gặp nhiều chống đối vào khoảng cuối nhiệm kỳ đầu; những người tài giỏi giúp ông Diệm lần lượt tránh xa ông; những bất mãn về nạn tham ô của các quan chức; và nhất là sự chống đối của những đảng phái đối lập và những nhà bất đồng chính kiến.

Thông thường, một chế độ không chấp nhận bất đồng chính kiến, tiêu diệt đối lập chính trị, thì giới đối lập chính trị bị dồn vào thế phải hoạt động bí mật và vì sự sống còn của chính mình, kiếm cách lật đổ chế độ để tự giải thoát.  Trong giai đoạn 1954-1955, Ngô Đình Diệm đã từng nhờ đại tá CIA Mỹ là Edward G. Lansdale để ổn định tình hình, thì lần nầy các sĩ quan đảo chánh cũng nhờ người Mỹ, tạo cơ hội cho người Mỹ can thiệp vào chuyện nội bộ VNCH.

Như thế, có thể nói cuộc đảo chánh ngày 11-11-1960 là tiếng chuông báo động công khai cho chế độ Diệm về những phản đối tiềm tàng trong các tầng lớp dân chúng khác nhau, nhưng rất tiếc sau khi dẹp yên cuộc đảo chánh, tổng thống Diệm chẳng mấy quan tâm đến tiếng chuông báo động nầy.  Phải chăng vì vậy mà cuối cùng chế độ Diệm kết thúc một cách bi thảm năm 1963?

TRẦN GIA PHỤNG

(Toronto, 01-11-2012)

Đàn Chim Việt

 

730 Phản hồi cho “Cuộc đảo chánh ngày 11-11-1960”

  1. Trường Giang HN says:

    Muốn đánh giá một người, phải có cái nhìn trung thực và biết người đó về nhiều mặt, không thể chỉ trích cóp của người khác, viết lên những tiêu cực để định hướng dư luận!

    Ông Bùi Tín, cựu cán bộ cao cấp của CSVN, (đang sống ở Paris) nhận định rằng ông Ngô Đình Diệm là một nhân vật lịch sử. Với thời gian 42 năm nhìn lại, người ta mới có thể nhìn rõ hơn. ‘Ông là người có thái độ ngay thật như thế; cho nên, công bằng mà nói, Tôi nghĩ lịch sử cần đánh giá ông Diệm là một con người vì dân tộc, một con người yêu nước chân chính.

    Dưới đây là bài viết của ông Bùi Tín;

    NHẬN XÉT CỦA BÙI TÍN LUẬN VỀ ÔNG DIỆM

  2. Trung Kiên says:

    Đọc bài viết của ông Trần Gia Phụng và ý kiến một số bạn đọc “có ác cảm” với gia đình cố TT Ngô Đình Diệm, tôi thấy luận cứ của họ không ổn, không thuyết phục…nên cố tìm hiểu thêm sự việc, vì rằng; nói sai về một người với một người khác đã là cái tội.

    Nhưng trích dịch từ những điều không thật (bịa đặt, vu khống) của kẻ khác để viết sai cho nhiều người đọc, thì đó không chỉ là “trọng tội” mà còn tỏ cho thiên hạ thấy cái ác tâm của mình, và vô tình tôn vinh kẻ ác…!

    Mục Sư Huỳnh Quốc Bình viết về: BÀ NGÔ ĐÌNH NHU như sau:

    Trích;…”Đối với tôi, bà Nhu là một người đàn bà Việt Nam thật thông minh, hiếm có vào thời điểm đó…”. Lúc Tổng Thống Ngô Đình Diệm bị sát hại, tôi, người viết bài này mới mười tuổi. Dù vậy, tôi còn nhớ hình ảnh người lớn reo hò vì họ mừng đã lật đổ “chế độ độc tài-gia đình trị”, dù là trước đó không lâu, hạt cơm của chính phủ Việt Nam Cộng Hoà vẫn còn dính kẽ răng của họ. Tôi cũng có nghe những người nhận mình là trí thức cho rằng: “Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng đã có công lật đổ chế độ độc tài Ngô Đình Diệm”. Họ nói nhờ lật đổ được hai ông Diệm-Nhu nên mới khám phá được bao nhiêu bí mật trong Dinh Độc Lập. Nào là đường hầm bí mật từ Dinh Độc Lập dẫn đến đại lộ Thống Nhất, và xa hơn nữa là Nhà Thờ Cha Tam cách Dinh Độc Lập gần mười cây số. Nào là nhờ tiến được vào Dinh Độc Lập nên họ mới khám phá ra “các quần lót của Bà Nhu”, mỗi cái trị giá trên 30 ngàn đồng, dù thời đó, ai cũng biết lương tháng của ông Trưởng Ấp Tân Sinh, hoặc anh lính Bảo An chỉ khoảng một ngàn, khá đủ để nuôi sống gia đình. (Xin những người thân yêu của Bà Nhu thông cảm cho tôi, khi tôi phải nhắc đến điều vô lý, thật đáng lợm giọng này). Ngày xưa, vì còn nhỏ nên tôi đã dại dột tin điều đó là thật. Sau này lớn lên tìm hiểu thêm, tôi mới thấy không phải chỉ riêng tôi, mà ngay cả nhiều người lớn cũng mơ hồ về thủ thuật tuyên truyền gian trá của VC.

    Những ai từng lên tiếng bày tỏ lòng ngưỡng mộ bà Ngô Đình Nhu và gia đình Tổng Thống Ngô Đình Diệm đều có một số nhận xét khá giống nhau mà tôi ghi nhận được trong thời gian qua tại Oregon, nơi gia đình tôi đang cư ngụ:

    1. Đệ Nhất Cộng Hòa như Tổng Thống Ngô Đình Diệm, Ông Cố Vấn Ngô Đình Nhu… cùng những người trong gia đình này bị hạ sát trong vụ đảo chánh 1-11-1963 là những người thật sự yêu nước.

    2. Bà Nhu, tức Trần Lệ Xuân khi chồng mất, bà còn rất trẻ, bước thêm bước nữa với bà không là điều khó, nhưng bà chọn ở vậy thờ chồng cho đến ngày tạ thế. Với tư cách đó của bà cũng làm cho nhiều người kính phục.

    3. Gần 50 năm cô đơn với sự yên lặng đó là một sức mạnh tâm linh của bà Ngô Đình Nhu mà mọi người cần trân trọng.

    4. Bà Nhu là một Dân Biểu can trường của nền Đệ Nhất Cộng Hoà. Điển hình là thời điểm 1959, chế độ đa thê vẫn còn thịnh hành, mà bà đã dám đưa ra dự luật hôn nhân một vợ một chồng.

    5. Những gì Đệ Nhất Việt Nam Cộng Hòa đã làm, mặc dầu chỉ tồn tại ngắn ngủi trong 9 năm; nhưng đã đem lại một cuộc sống an bình và thịnh vượng cho miền Nam Việt Nam. Việc ổn định một xã hội có nhiều sứ quân do Pháp để lại, trợ giúp an cư hơn một triệu người tỵ nan Cộng Sản di cư vào Nam và đưa Nam Việt Nam lên hàng cường thịnh so với các quốc gia trong vùng không phải là việc ai cũng có thể làm được.

    6. Những ai đã từng chỉ trích Việt Nam Cộng Hòa là độc tài, tham nhũng, đàn áp tôn giáo… thì xin hãy đặt các vấn đề đó với bạo quyền Cộng Sản Việt Nam ngày hôm nay. Những gì Đệ Nhất Việt Nam Cộng Hòa và bà Nhu đã làm, họ không cần chúng ta cám ơn; nhưng chúng ta cần nói những điều công chính.

    …Còn nhiều nữa, đọc tiếp –> VIẾT VỀ BÀ NGÔ ĐÌNH NHU

  3. Người Hà nội says:

    Chào quý vị, xem quý vị tranh luận về ông NĐ Diệm, người thiếu hiểu biết như tôi chảng biết đường nào mà tin, nhưng chuyện đó là bình thường, vì lịch sử đã trôi qua, chẳng ai có thể biết hết mọi việc trong khi một sự kiện có biết bao người tham gia, chính những người đó cũng có quan điểm, hiểu biết và nhận thức khác nhau nên quý vị đây tranh luận là chuyện thật dễ hiểu. Thực sự tôi kính trọng quý vị ở sự hiểu biết và nhất là văn phạm cũng như thái độ tôn trọng người khác của quý vị. Tuy nhiên không nên tranh luận một vấn đề cứ phải móc chửi CS vài câu, phải đổ nguyên nhân do CS gây ra mọi sự một cách trơ trẽn như Tien Ngu, quả thật người đọc thấy chính tien ngu rất hèn hạ và cực đoan. Những người như tien ngu không những làm bẩn các diễn đàn mà còn làm cho cộng đồng người Việt dù ở đâu cũng trở nên bát nháo, đầy hiềm khích và không bao giờ làm nên trò trống gì

    • Hải Đăng says:

      Thật tình mà nói, nguyên nhân tất cả đều do CS đâm thọc, gây ra, trà trộn vào tu sĩ phật giáo để xúi dục nhân dân làm loạn.

      Cứ xem tình hình VN hiện nay còn tồi tệ hơn thời ông Diệm rất nhiều, nhưng có ông sư bà sãi, Linh mục, trí thức nào dám hó hé, sẽ bị an ninh nhà nước đập vỡ ngay từ trong trứng nước, đâu có như ông Diệm để cho họ tự do.

      Tiên Ngu tuy vậy mà vẫn còn tử tế, có văn hoá hơn nhiều kẻ khác, bọn họ lôi cả công giáo vào đây chửi bới loạn cào cào.

    • Doctin says:

      Người Hà nội hay ngụy quyền Cộng sản Hà nội , cường quyền Cộng sản Hà nội, ba.o quyền Cộng sản Hà nội, tà quyền Cộng sản Hà nội, Quỷ Đỏ Cộng sản Hà nội, Mafia Cộng sản Hà nội, công an Cộng sản Hà nội v…v…nói toạc móng heo ra coi .

      • Nhắn Tin says:

        Xác định với Doctin: cường quyền, nguỵ quyền, bạo quyền, tà quyền, quỷ đỏ, mafia Cộng Sản Hà Nội. . . . .một cách . . . T o ạ c . . móng đồng chí ! Trừ những người Dân yêu nước chân chính Hà Nội ! Xin chào.

    • Tien Ngu says:

      Thưa,

      Từ cái thuở…ra đời đến nay, Việt Cộng và cò mồi, anh nào cũng ra vẽ….thanh cao cả.

      Trước công chúng, đóng kịch…nịch sự, không chê vào đâu được. Nhưng âm thầm lặng lẽ, thủ tiêu người không ai hay biết, thì chúng mới lòi mặt là tàn độc, thứ thiệt…
      Bị vạch mặt…chuột, là nhãy lên tưng tưng. Tiên Ngu ngày nào không bị cò mồi và lũ điếm chửi, ngày đó nhất định….không bình thường.

      Anh Cộng nào cũng mần ra vẽ ta…vô tư, những cái láo của Trần dân Tiên, Lê văn tám…các ảnh…tỉnh rụi…

      Một chế độ thoát thai từ…láo, từ những hành động vô sỉ như đào mồ cuốc mả người chết để trã thù, từ cướp ngày thành…giãi phóng…

      Cả nước sống với…lừa và khũng bố…

      Ấy thế mà cò mồi lại cự nự Tiên Ngu này nói thật.

      Hỏi anh cò một câu, Tiên Ngu láo ở chổ nào đâu, nói nghe coi?

      • NGUYEN AN says:

        To anh Tiên Ngu,
        Anh là người tích cực phản biện nhiều nhất, 1 cách tử tế; nên chúng muốn chơi trò ” mượn tay số đông để ném đá anh”.
        Điều đó đồng nghĩa với sự phản biện của anh có nhiều hiệu quả!
        Nghe VC nói, thì cứ hiểu ngược lại, thì ít nhất 95% là đúng.
        Chúc vui,

        @ Tôi chưa có thì giờ, để ghi lại, vạch thật rõ những trò ma (= đường đi nước bước) của VC trên diễn đàn; nhưng vì đoán biết trước, chúng có giở trò gì, thì cũng bị vô hiệu quả và tiếp tục thất bại dài dài, như nghị quyết 36 chạy làng của chúng!
        Cứ để cho chúng giở trò cho vui và đồng bào mới có thêm dịp, hiểu rõ hơn thế nào là VC ma đạo.
        Đánh với VC mà không có VC, thì bà con ta cũng mất hết cả hứng … !

      • Bích Hoa Trang says:

        Đi với Bụt thì mặc áo cà sa, đi với ma thì mặc áo giấy, với đám chó dữ thì phải dùng gậy.

        Mấy lúc gần đây bọn ma đầu xuất hiện khá nhiều, hết bênh đỡ bao che cho VC, lại giở trò ném bùn vào bạn đọc Công giáo.

        Tôi đồng ý với bạn Tiên ngu và NGUYEN AN.

    • Austin Pham says:

      Con lạy các ông bà nào có hảo tâm thì giúp cho em nó “Xê Ka Xê Hà Lội” cái vé đi du lịch nước ngoài, Mỹ gì đó cho đở tủi. Ngồi trong ngách nói nhảm, xem phim “cách mạng” rồi đóng CHÈO trên mạng hết vai này đến vai khác thiệt là tội…lỗi. Mới đó em nó còn bị Chứng Són rên hơn Con Mèo mà giờ này đại nhảy vọt làm người Hà Lội rồi. Nói gì thì nói, chịu khó làm người văn minh tại nơi cư ngụ trước đi. Cứ đè dân miền nam ra chơi miền bắc mà chém đẹp thì rất…hổn, lưu manh vặt. Má ơi! em nó thích người có…văn phạm nữa kìa. Hèn chi từ ngày “bỏng dế” dân Việt toàn là dân có “văn hóa” chứ đíu chịu làm người…văn minh. Thiệt là mệt với dám..Dao chỉ.

    • Người Hà nội says:

      Hi, mấy ông chuyên chửi bậy đã reply càng chứng tỏ hiểu biết và nhân cách của mấy vị, các vị có chửi cũng chẳng động được đến lông chân của ai, chỉ có những điều có giá trị thực tế và lay động được lòng người thì mới có tác dụng, quý vị hằn học, chụp mũ, tri trét và la lối vô nghĩa thì chỉ đủ nói xấu nhau trong cộng đồng của chính quý vị thôi, dân trong nước nhìn vào giọng của 4 vị đây họ chẳng thèm chấp, vì họ thấy quý vị quá kém cỏi, hèn hạ và sắp đi về cõi hư vô rồi. Hãy tự nâng cao nhân cách của mình trước khi nói chuyện đất nước và chuyện của dân tộc!

      • Bích Hoa Trang says:

        Ông Người Hà Nội nói không đúng người, không đúng chỗ. Những người chưởi bậy, nói nhảm thì ông không nói, lại nhắm vào những người ăn nói tử tế mà phản biện là sai người sai chỗ rồi.

        Đối với những người có nhân cách thì một lời nói nặng, tuy không rụng lông chân, nhưng cũng làm cho người ta phải suy nghĩ. Còn đối với những kẻ mặt trây mày đá thì dù có quất roi vào mặt, họ cũng sẽ câng câng cái bản mặt như đít cối xay ra thôi. Bởi vậy mong ông hãy đọc lại lời mình đã viết xem có phù hợp không?

      • Tien Ngu says:

        Mắc cười quá…

        Anh cò mồi VC nào cũng có cái giọng tự…phong, tự sướng, không thôi thì ta là…đỉnh cao, lên lớp quần chúng, quần chúng buộc phải nghe theo…

        Cái màn lấy nhân dân làm…ngáo ộp để hù dân ngu, nó coi bộ hơi xưa.

        Tiên Ngu đã từng…buớc chân thong thả, tà tà đi thăm dân tình từ Nam ra Bắc. Dân ngu bị cò mồi đưa đò, chỉ lấy…nhậu làm niềm vui. Nhưng khi được nghe Việt Khang hát…Anh Là Ai, người nào cũng bừng bừng nỗi giận, nhất là giới trẽ…

        Dân trong nước họ không hề…ngu nữa như anh cò mồi tự tưỡng tượng, tự sướng…
        Có dịp, nhất định họ sẽ…giẽ rách tong vô họng cò mồi VC!

        Chỉ có hai bài hát, tâm sự của tuổi trẽ hôm nay, dưới chế độ Cộng lừa, bắt người ta đi bỏ tù.

        ” Chính quyền” lừa của các anh tốt đẹp quá hã? Bị nói động đến là nhãy tưng tưng lên, xĩa xói, chửi bới muốn…tắt bếp.

        Xin lỗi anh cò nghe, những cái màn kịch….lịch sự trước công chúng của các anh, đã…bể mánh quá xá rồi.

        Làm người, nên….thật thà tí đi…

      • Người Hà Nội nói đúng! Nhân Dân trong nước họ không muốn nghe lời lẽ của những ngoài nước, vì xa xôi cách trỡ bởi bức Tường Lửa Nhà nước! ! !
        Bây giờ họ chỉ âm thầm đọc tụng lời của một Tiên Tri:
        ” Đừng nghe những gì Cộng Sản nói mà hãy nhìn cho KỸ những gì Cộng Sản làm “.
        Còn Nhân Dân hải ngoại thì ôi thôi! Bát nháo, mù mờ lắm,họ chỉ nghe hơi thôi là biết Vịt Kiều, Gà Kiều, Heo Kiều, Bưng Bô Kiều liền.
        Mong NHN thông cảm cho sự thiếu thông tin của họ ! ! !

    • Tiên Sinh says:

      Hehe người HN chọc vào đâu mà cả lũ nó nhảy cà tưng lên ha, trông cứ như một lũ dại, thằng thì rú thét, thằng thì gầm gừ chửi, tiên ngu thì nghiến răng rống lên thảm thiết, lại có đứa đấm ngực rên rỉ, lũ này đúng là hết thuốc chữa, cám ơn mấy nước nào đó đã cho mấy người tá túc, thật là nhẹ cả người cho dân việt!

  4. Tien Ngu says:

    Thôi đi thầy ba…đu…

    Những cái dẫn chứng….phong thần bán bánh kẹp, giáo điếm sãn xuất hàng…tỉ. Các thầy mầy mò sáng tạo, rồi cũng mấy thầy thay phiên nhau mang ra mần…chứng…

    Rành sử Việt theo kiểu mấy thầy, thì cũng y như…Trần dân Tiên bơm Hồ chí Minh. Bơm cạch cạch…

    Nói theo kiểu mấy thầy thì Diệm, Nhu, Thục, thô bỉ thế để được cái gì? Muôn năm trường trị…sướng như cs à?

    Làm gì có chuyện đó, thầy ba?

    Thời Diệm, là một chế độ tôn trọng tự do, dân có quyền biểu tình phãn đối những cái láo của chính quyền, đâu có phải cấm tuyệt như các chế độ cs đâu?
    Giáo dục thời Diệm, có cái môn nào trong học đường là dạy láo, cưỡng ép đâu, nói nghe coi?

    Thành ra, thầy ba…đu đưa những cái vụ Ngô đình Thục than khóc, lạy lục Đờ Cu để mần chứng, thì nó…Lê văn Tám quá? Con nít cũng không tin được.

    Kiếm mánh khác đi thầy ba. Dùng cái đầu của thầy mà hát, còn ba cái vụ cắt dán từ giáo điếm dot com, nghe nó…bịnh quá.

  5. mackeno says:

    TÔN GIÁO là : Nguồn gốc CHÁNH dẩn đưa NGƯỜI có sự sống ( trí tuệ,ăn,uống,v..v.. ) biết ,hiểu việc mình làm là : TỐT…XẤU trong đời sống chung của xả hội,không phân biệt giai cấp,chũng tộc vân …vân… . Nhưng ! thực tế ( xin lổi ) nhửng người có chức,có quyền,nhửng người lợi dụng Tôn Giáo làm nhửng điều XẤU để đem lại lợi ích cho cá nhân,đoàn thể,tôn giáo của mình..! vậy CHÂN,THIỆN,MỶ của mổi tôn giáo là ….? nhửng ai dám đụng đến tôn giáo là : phản đạo !!!! . Sự thật là thế ! .Người VN dùng chữ…” thế gian ”
    thật đúng nghỉa vô cùng .

  6. Minh Đức says:

    Nhận định về một chế độ người ta có thể xét về nhiều mặt vì một chế độ thì có những cái hay, cái dở, mặt tốt, mặt xấu. Chế độ Ngô Đình Diệm có cái hay là có những đường lối phát triển kinh tế, có người lãnh đạo mang hoài bão thực hiện đường lối của mình. Nhưng cũng có những mặt dở của nói. Bài này nói về cuộc đảo chánh lần thứ nhất năm 1960, là nói về việc chế độ đối xử với những người cộng tác, với dân nói chung. Cuộc đảo chánh là do bất mãn trong vòng những người cùng có chủ trương chống cộng. Sau khi chế độ Ngô Đình Diệm bị lật đổ, người dân miền Nam gọi đó là chế độ độc tài gia đình trị. Gọi như thế là đúng với khuyết điểm của chế độ. Đó là khuyết điểm trong cách dùng người, cách tổ chức. Việc dùng người trong gia đình quá nhiều sinh ra nhiều bất mãn. Điển hình là ông Ngô Đình Nhu tuy không có chức vụ gì rõ ràng trong chính quyền mà quyền lực rất lớn. Bà Ngô Đình Nhu thì cũng xen vào chính trị và giữ nhiều vai trò mà xem ra không phải là vì tài năng mà được chọn mà chỉ là vì vợ ông Nhu. Những người cộng tác với chế độ sẽ nghĩ nếu dùng người vì thân thuộc thì liệu người lãnh đạo có khả năng đánh giá tài năng mọi người một cách vô tư hay không? Dùng người thân có cái dở là nếu người đó làm sai, làm bậy thì không thể trừng phạt họ như trừng phạt những người khác. Từ đó cũng sinh ra những bất mãn trong lòng những người không có họ hàng thân thuộc.

    Cái tệ nạn dùng người thân xảy ra mọi nơi, mọi thời. Nó có thể xảy ra trong thời phong kiến, thời dân chủ, thời cộng sản… Nạn gia đình trị là bài học cho mọi người ra làm việc công, từ việc hoạt động một hội đoàn nhỏ bé cho đến việc tổ chức đảng phái, chính quyền biết đến mà tránh. Nạn dùng người thân đã làm suy yếu hay sụp đổ nhiều chế độ trong lịch sử. Những người làm chính trị thời xưa tại Trung Hoa như Thương Ưởng, Ngô Khởi, khi họ cầm quyền họ phải dẹp nạn dùng người thân để chấn chỉnh chế độ và họ có thành công trong việc dẹp bớt nạn dùng người thân thì mới mang lại sức mạnh cho chế độ.

    • Trực Ngôn says:

      Phê bình chỉ trích thì rất dễ, hãy đặt mình vào hoàn cảnh và vị trí của ông Diệm để thấy cái âu lo của người lãnh đạo.

      Bất kỳ chế độ nào cũng không thể tránh khỏi những khuyết điểm. Nhưng bất mãn đến thế nào cũng không nên đạp đổ, nhất là trong tình trạng đất nước vừa thoát khỏi phong kiến và thực dân, lại phải đương đầu với một cuộc chiến tranh mới với CS.

      Muốn được người ta tin dùng thì phải cố gắng thuyết phục và bày tỏ thiện chí, tìm cách đánh phá thì nhất định không phải là người tốt. Không được ăn phá cho hôi là hành động vô trách nhiệm của những kẻ tiểu nhân.

      Nếu đứng trong cương vị ông Diệm, liệu ông/ bà Minh Đức có dùng những thành phần bất mãn kể trên không?

      • Minh Đức says:

        Tùy theo lý do bất mãn mà xét. Không phải hễ cứ bất mãn là xấu cả. Nếu họ bất mãn vì cách dùng người thiên vị chỉ ưu đãi người thân thì sự bất mãn của họ chính đáng. Ông Ngô Đình Diệm và anh em ông ta không phải là người duy nhất muốn lo cho đất nước. Những người khác họ cũng lo cho đất nước và cũng có quyền được hoạt động ngang với anh em ông Diệm. Có thể có người kiến thức kém cỏi, ngây thơ về chính trị, nhưng cũng có người không. Không thể xem tất cả những người chỉ trích hay bất mãn với chế độ Ngô Đình Diệm là xấu.

      • Trực Ngôn says:

        Bất mãn, nhưng hành động khôn ngoan thì chẳng có gì là xấu hay tồi tệ cả. Ngược lại là điều tốt, giống như nhiều người VN đang bất mãn với chế độ CSVN buôn dân bán nước, nên đã đứng lên biểu tình phản đối. Nhưng sao không thấy ai đứng ra đảo chánh?

        Tôi không xem tất cả những người chỉ trích hay bất mãn với chế độ Ngô Đình Diệm là xấu, mà tôi chỉ nói tới những thành phần bất mãn ngu muội đến nỗi không được ăn thì phá hoại, đạp đổ, như những kẻ làm đảo chánh năm 1960 mà ông/ bà đang nói ở trên.

    • Tien Ngu says:

      Chế độ nào cũng có cái hay, cái dỡ, mặt tốt, mặt xấu…

      Cái này thì…nghe cũng tạm được. Nhưng bằng vào lương tâm mà nói chị phán như thế, chỉ đúng với hai cái chế độ của cộng hoà miền Nam mà thôi.

      Còn với chế độ giặc Cộng đang cai trị, thì nó dỡ và xấu không hè.

      Kiếm đỏ con mắt, không thấy giặc Cộng làm cái gì tốt và hay cho dân tộc VN cả.

      Gần một thế kỷ dài, cho đến nay người dân còn sợ chế độ khũng bố, nghe công an…mời, là tái mặt. Chín quyền VC, không bao giờ là bạn của dân được cả.
      Đói mờ người, giáo dục…láo trời thần, ngoại quốc ở các cửa khẩu, thấy cái passport VC là…nhăn mật, không thôi cười…đểu cáng!

      Năm xưa, 1954

      Miền nam, từ chổ bát nháo, xưng thầy xưng tướng…lộn tùng phèo, Tây trước khi rút, vét cạn láng…
      Chế độ Diệm sắp xếp lại mọi chuyện, ỗn định an dân, tiếp rước cả triệu người dân miền Bắc hoà nhập ổn thoã.

      Theo chị thì ngoài ông Diệm, với sự giúp đở của người em, thì ai sẽ là người làm được những chuyện như anh em ông Diệm đã làm?

      Bão Đại?
      Nguyễn văn Hinh?
      Bãy Viễn?
      Hay các anh điếm tự xưng nhân sĩ, trí thức, cách mạng…nòi?

      Còn cái chuyện sau khi Diệm Nhu…đi đứt, dân miền Nam gọi rằng đó là một chế độ gia đình trị…
      Cái này thì rỏ ràng là chị hơi…cương, hoặc…lộn.

      Sau khi Diệm Nhu…qua đời, lũ điếm cùng các thầy chùa ham vui, các đệ tử của các tướng nịnh, ngày này qua tháng nọ cùng nhau hát bãn hợp xướng bêu xấu Diệm cùng gia đình liên tu bất tận từ báo chí cho đến đài phát thanh…

      Nào là…con đỉ nên bà
      Diệm ngủ với em dâu
      Cẫn giết người lấy xác làm phân bón
      Chị Diệm…thầu bán gạo
      Anh Diệm…trùm đạo Chúa

      Vân vân và vân vân…

      Dân miền Nam lúc ấy, sau 9 năm tận lực nâng cao giáo dục của anh em Diệm, không phải ai cũng ngu mà hát theo lũ điếm cả.

      Họ hiểu thế nào là êm ấm an vui, người sống ra người…

      Bà Trần thị lệ Xuân, nhào ra…múa may, cũng chỉ là…hội phụ nử, luật gia đình một vợ một chồng, làm gương cho phụ nữ VN trông theo. Có cái gì là xấu?
      Nữa đời còn lại, sống âm thầm lặng lẽ, không gào thét kêu gọi trã thù, vẫn bị lũ điếm hằn học hằng năm, dùng đủ loại ngôn từ dựng đứng, bơi móc mà….phun phân…
      Người Việt tự do, công chính, ai cũng cãm thương cho bà ấy cả.

      Diệm mà không có Nhu, thì không phải là…Diệm nữa. Đừng có mắt hí mà hát rằng Diệm…gia đình trị. Các tướng nịnh, các văn thần, các anh điếm…, có anh nào đối nội ngon lành hơn Ngô đình Nhu đâu, chị nói nghe coi?

      Chỉ có cái là, cả một quốc gia, Diệm Nhu không thể nào đặt mọi thứ trong tầm tay được. Và, đã là người, thì ai cũng khoái được…nịnh. chết ở cái chổ đó..
      Lũ mắt hí không ganh tị quậy phá, Lũ nịnh không phản thầy, miền Nam VN thiệt có phước, sẽ không thua Nam Hàn ngày nay…

      Tiếc quá…

      • Minh Đức says:

        Xem lại đoạn video chiếu lúc bà Ngô Đình Nhu đi sang Mỹ để giải độc, bà tuyên bố với báo chí Mỹ với thái độ rất coi thường những người đang biểu tình phản đối chính quyền thì người Mỹ lúc đó họ thấy thế nào? Qua lời nói của bà Nhu rất kiêu căng có vẻ rất coi thường người dân và không đếm xỉa đến lý do người dân biểu tình thì người Mỹ họ thấy ngay vì sao người dân không thích chế độ và biểu tình phản đối. Đó là vì cách cư xử, cách ăn nói của người cầm quyền. Quan sát các chính khách Mỹ như bà Hillary Cliton, hay các bà nghị sĩ, dân biểu khi tuyên bố trước công chúng họ không có thái độ kiêu căng và có lời lẽ xem thường dân như vậy. Ai quan sát chính trường các nước dân chủ thì có thể thấy chính khách nào ăn nói hớ hênh thì bị mất sự ủng hộ của quần chúng nên ai nấy phải cẩn thận về lời nói, thái độ của mình. Thái độ cẩn thận đó không thấy ở bà Nhu. Năm 1982, bà Nhu trả lời phỏng vấn báo Mỹ đã nói có lúc ông Nhu nói với bà ta là: “Thôi em đừng tuyên bố gì nữa, hãy ở nhà làm bếp đi”. Nhưng bà Nhu không nghe. Đó là điều đáng buồn cho chế độ Ngô Đình Diệm. Một chế độ có một số ưu điểm nhưng về mặt quan hệ với quần chúng thì có khuyết điểm .

      • Tien Ngu says:

        Bà ta đã quá….thật thà. Thấy sao nói vậy, không nghỉ rằng thì là CIA đứng đằng sau…diễn tuồng. Báo chí dư luận Mỹ cũng như ở VN, lúc ấy hoàn toàn do CIA lèo lái. Mỹ đã muốn hạ bệ Diệm Nhu, thì con kiến cũng thành con bò. Cái tốt dấu, cái xấu chúng…phình ra.

        Media Mỹ rất độc hại, hình ảnh thãm sát làng Sơn Mỹ lên trang nhất, nhưng thãm sát Huế Mậu Thân thì…kiếm đỏ con mắt, không thấy đâu hết…
        Phim ảnh sau chiến tranh VN do Mỹ làm, công chống Cộng bảo vệ tự do, toàn là quân đội Mỹ làm không hè, còn những cuộc chiến lừng danh trong quân sử VNCH, Mậu Thân, mùa hè đỏ lữa, Tống lê Chân…, không thấy anh Mỹ nào nói đến…

        Tin tưỡng những gì anh…đồng minh giai đoạn này hát, không nên quá tuyệt đối…

      • Minh Đức says:

        Trích: “Còn cái chuyện sau khi Diệm Nhu…đi đứt, dân miền Nam gọi rằng đó là một chế độ gia đình trị…Cái này thì rỏ ràng là chị hơi…cương, hoặc…lộn.”

        Xem chừng ra bạn không sống ở miền Nam trước 1975 nên không biết điều này.

      • Tien Ngu says:

        Không sống ở miền Nam VN trước 75, rồi…không biết gì hết à?

        Có lộn không vậy chị Minh Đức?

        Ngày nay, Tiên Ngu này chằng những trong vòng…30 giây, có thể xài email, chat, instant messenger…để tham khảo những nhân chứng sống ở miền Nam xưa kia, Tiên Ngu còn có một sư phụ lừng danh thế giới, Mr. Google! Ổng biết hết trọi…

        Tin láo, tin thật, tin…bóp méo. Đều đủ cả.

        Ăn thua là mình phải biết…use your mind, man.

        Chuyện giáo điếm và cò mồi VC ngày nay rỉ rã bêu xấu Ngô đình Diệm để dành cái chính nghĩa láo của chúng, xem ra y hệt như con cháu Gia Long ròng rã bêu xấu Bắc bình Vương từ thuở Gia Long lên ngôi cho đến nay.

        Chuyện chính ở đây là, không có…gia đình trị, miền Nam VN được…vui vẽ với cs sau 1954 hay không? Giáo dục có đàng hoàng, kinh tế có èo ọt, xã hội có lầm than đói rách, con người có sống như con vật đụng gì cũng…ăn?

      • Lên Đời says:

        Thì chính Củ Riệm bắt tay mở cửa cho CS vào, sau khi đã phá nát bấy miền Nam chứ ai vào đây nữa, thì cũng chính người của các anh nói Củ bắt tay với miền Bắc chấm dứt chiến tranh vì thương dân và để tránh đổ máu mà!!!
        Đúng là lưỡi Catô lích và lưỡi của CS gìống nhau y trang. Chỉ khác là lưỡi catô còn biết cà lích, cà lích Vatikeo nữa!!!

  7. THƯỢNG NGÀN says:

    LUẬN ANH HÙNG VÀ LUẬN THỜI THẾ

    Nếu chỉ đem nhãn quan của những người tầm thường ra để nhận xét, phê phán ông Hồ, ông Diệm, có lẽ cả đến thế kỷ cũng chưa thể ngã ngũ. Cho nên, luận về ông Hồ, ông Diệm, không thể chỉ đứng ở nhãn quan cá nhân, quyền lợi hay thị hiếu riêng, mà phải đứng ở ý nghĩa đại cuộc, đứng trên quyền lợi chung của xã hội, đất nước, quyền lợi chung của mọi người, mới có thể thấy được toàn diện hay đầy đủ vấn đề.
    Vậy thì, luận về ông Hồ và ông Diệm, tức cũng là luận về thời thế và luận về anh hùng.
    Thời thế ở đây là hoàn cảnh đã sinh ra anh hùng, và anh hùng ở đây là người do thời thế đưa lại, nhưng lại vượt được lên và chủ động lại thời thế đã tạo ra được điều kiện thuận lợi đó cho mình.
    Thời thế của ông Hồ và thời thế của ông Diệm, không phải chỉ là thời thế trong nước, mà thực sự chính là thời thế quốc tế hay thế giới lúc đó tạo thành.
    Ai cũng biết sau khi Thế chiến thứ hai kết thúc, sự giải giáp khối Trục, và sự hình thành nên hai phe Tư bản và Cộng sản trên toàn cầu, đó chính là thời thế đã tạo nên ông Hồ và ông Diệm như mọi người đều biết. Có nghĩa, nếu không có sự hình thành của thế giới cộng sản, cũng đã chưa chắc có ông Hồ. Nhưng cũng do hệ luận đó, tức do sự đối kháng lại với chủ nghĩa cộng sản khi đó trên toàn thế giới cũng như ở trong nước mà đã hình thành nên tính cách của ông Diệm, có nghĩa chính thời thế đã tạo nên ông Hồ cũng đồng thời là thời thế đã tạo nên ông Diệm. Nói cách rõ ràng hơn, nếu thời thế của ông Hồ là điều kiện của khối Liên Xô, Trung Quốc lúc đó, thì thời thế của ông Diệm cũng chính là khối Mỹ lúc đó. Thế nên, chỉ người nào có tầm nhìn dân tộc, tầm nhìn đại cuộc, tầm nhìn xã hội và đất nước cũng như thế giới, mới có thể luận về ông Hồ, ông Diệm một cách bao quát và đầy đủ. Trái lại những đầu óc hẹp hòi, thiển cận, chỉ là loại ăn có, nói theo, nịnh theo, xu hướng theo, tuân phục theo, thì hoặc chỉ có tôn Hồ hoặc chỉ có tôn Diệm, thế thôi. Đó chính là những đám cán bộ một lòng một dạ suốt đời theo ông Hồ thì cả trăm năm cứ mở miệng ra là tâng bốc Hồ, hoặc đám nhân viên, thọ ơn của Diệm thì cả trăm năm có mở miệng ra cũng chỉ biết có tâng bốc Diệm mà không thể nghĩ điều gì theo hướng khác.
    Cũng chính bởi vậy, có thể nói hoàn cảnh Việt Nam lúc ấy, miền Bắc chỉ có Hồ Chí Minh, và miền Nam chỉ có Ngô Đình Diệm, mà không thể còn ai khác nổi bật hơn. Nói cách khác, toàn bộ miền Bắc lúc đó không loại trừ ai, đều chỉ là cán bộ dưới cơ, hay phải làm theo lệnh, hoặc phủ phục theo ông Hồ. Còn miền Nam lúc đó, những loại như vậy, ngược lại cũng chỉ biết phủ phục hoặc phụ thuộc vào ông Diệm. Giống người xưa nói con chó của Đạo Chích thì chỉ biết sũa người khác mà không sũa Đạo Chích. Nên người của Diệm thì chỉ biết chưởi Hồ và người của Hồ hay của chủ nào đó khác cũng chỉ biết chưởi Diệm là như vậy.
    Đó là nói về bối cảnh xã hội, về bản thân nhân vật. Nhưng nếu nói về lý tưởng, mục đích, hay lập trường chính trị, tức nói về ý nghĩa của một chính khách đúng nghĩa, ông Hồ là người đi theo chủ nghĩa cộng sản, tức chủ nghĩa mác lê, và ông Diệm ngược lại là người chống lại chủ nghĩa cộng sản, chống lại Mác Lê vậy thôi.
    Bởi thế nói về ông Hồ và ông Diệm lúc ấy ở cả hai miền, giống như đầu của con rắn ở miền Bắc và đầu của con rắn ở miền Nam mà không gì khác.
    Tuy nhiên, có một điều, miền Bắc ông Hồ lập nên thể chế cộng sản, tức thể chế độc đảng, độc tôn ý thức hệ, không có bất kỳ một quan điểm chính trị nào khác, và tập quán đó đã có từ Liên Xô cho đến Trung Quốc cũng như mọi nước cộng sản khác, thì không thể nào có sự chia rẽ công khai về chính trị trong chế độ, trong cả đất nước đó, có nghĩa hoàn toàn không thể nào xảy ra đảo chính quân sự hay chính trị theo đúng nghĩa.
    Trái lại, ông Diệm ở miền Nam, không theo thể chế cộng sản, tức không phải kiểu độc đảng chặt chẽ, trong xã hội có thể có nhiều khuynh hướng chính kiến khác nhau, nhiều lực lượng khác biệt nhau, do vậy, nếu có sự chênh vênh nào đó xảy ra trong tâm lý, ý thức, trong chính trường, sự kiện đảo chính vẫn có thể xảy ra hoặc là điều không tránh khỏi.
    Dĩ nhiên, nếu theo kiểu tuyên truyền lối quần chúng cuồng tín, nhiều người có thể cho rằng vì miền Bắc có tự do, có lý tưởng, có chính nghĩa, có hạnh phúc, có đoàn kết, có thống nhất ý chí v.v… nên không thể nào có đảo chính, vì mọi người đều một lòng một dạ theo bác Hồ. Trái lại, xã hội miền Nam là xã hội ô tạp, bị bàn tay lông lá nào đó của nước ngoài sờ vào, nhân dân bất mãn chế độ, quân đội bất mãn lãnh đạo, nên đảo chính chỉ là lẽ tự nhiên và tất yếu. Nếu luận kiểu đó chỉ là luận kiểu bình dân, u tối, không phải là luận theo kiểu luận anh hùng và luận thời thế như ngay từ đầu đã được nói tới.
    Còn một điểm cũng phải nói tới, đó là phong cách của ông Hồ và phong cách của ông Diệm hoàn toàn khác nhau. Phong cách của ông Hồ là phong cách của con người cộng sản, tức phong cách của mọi cán bộ cộng sản nói chung. Trong khi đó, phong cách của ông Diệm, là phong cách cá nhân của mọi người thông thường. Tức tính tự chủ, độc lập, suy nghĩ theo chiều hướng riêng, hành động theo chiều hướng riêng mà mình tự cho là cần thiết, phù hợp, chính đáng, hữu lý đều luôn luôn có.
    Tất nhiên nói thế, dầu thời thế tạo anh hùng, bất kỳ người anh hùng nào cũng đều có những chủ quan riêng của mình. Chính những ý nghĩa chủ quan đó vẫn ghi lại đậm nét dấu ấn của họ trên chính sự nghiệp chính trị của họ, mà nếu thế hệ của họ không thấy, đến các thế hệ về sau cũng hoàn toàn thấy rõ. Đó chính là cơ sở, là nội dung, là nghĩa để kết luận, đánh giá, phê phán sự nghiệp chính trị của ông Hồ và sự nghiệp chính trị của ông Diệm, mà nếu bất kỳ ai có công tâm hoặc tinh ý đều có thể nhận ra được. Ông Hồ thành công, không bị đảo chánh, nhưng sự nghiệp của ông Hồ vẫn gắn liền với phòng trào cộng sản thế giới, đó là điều bất kỳ ai có suy nghĩ chính đáng, sâu sắc, đều không phủ nhận được. Ngược lại, ông Diệm đã không thành công trọn vẹn trong sự nghiệp cuộc đời của mình, vì ông đã bị đảo chánh, bị giết chỉ sau non chín năm cầm quyền. Cuối cùng cả miền Nam cũng đổ, và miền Bắc toàn thắng trong sự nghiệp toàn thắng của ông Hồ chính là như thế đó.
    Lại thêm một điểm khác, miền Bắc chuyên chính vô sản, nhưng không có mấy ai công khai lên án sự độc tài, vì đó là điều người ta không thể làm được nếu như đang ở miền Bắc lúc đó. Trong khi đó, ông Diệm chỉ dựa vào đảng Cần lao nhân vị của ông Nhu một cách lỏng lẽo, quan điểm của ông Diệm là quan điểm tập trung toàn quyền để trị nước (tức miền Nam khi ấy) sao cho hiệu quả, ông Diêm lại bị bao lời ong tiếng ve là độc tài gia đình trị một cách vô thưởng vô phạt và rập ràng trong nhiều thành phần dân chúng lẫn trí thức và những dạng có máu mặt mà không thân chính quyền Diệm vào lúc đó.
    Ngay trường hợp Giáo sư Vũ Văn Mẫu, chức bị Bộ trưởng ngoại giao của ông Diệm, nhưng chỉ vì thấy đạo của mình (đạo Phật) mà theo quan điểm của ông Mẫu là bị xúc phạm, do đó ông đã cạo đầu từ chức. Hành động của ông Mẫu thật sự chỉ đầy chất cảm tính, và ở vị trí Bộ trường lúc đó, ông đã hành động đúng ra theo nghĩa tình riêng hơn là lập trường chung như chức năng của ông khi ấy đòi hỏi. Ngoài ra, những người đảo chánh ông Diệm, trong quân đội cũng như trong chính khách, đúng ra không có bất kỳ ai có thể sánh ngang hàng hay thậm chí cao hơn được ông Diệm. Thật sự, họ chỉ thuộc loại dưới cơ của ông Diệm, và hành động đảo chánh lúc đó của họ, thực chất cũng là xu hướng, ý nghĩa riêng, nhưng không phải là xu hướng hay ý nghĩa chung trong việc lật đổ ông Ngô Đình Diệm. Nói cách khác, khi lật đổ ông Diệm, chắc chắn họ không thể làm điều gì tốt hơn so với ông Diệm mà chỉ có thể tệ hơn. Điều đó suốt từ cuộc đảo chánh lần đầu, cho tới khi đảo chánh lần hai, và cuối cùng chế độ miền Nam kết thúc đều hoàn toàn cho thấy điều ấy. Nên đảo chánh ông Diệm chỉ có thể là một tệ hại đối với miền Nam và một thuận lợi có một không hai đối với miền Bác khi ấy mà mọi người đều rõ.
    Vậy thì tóm lại, luận về miền Bắc, miền Nam lúc đó, cũng có nghĩa là luận về thời thế và luận về anh hùng lúc đó, mà hai nhân vật nổi bật nhất, đứng đầu nhất, xuất sắc nhất, không bất kỳ thành phần bên dưới nào có thể qua mặt được, đó chính là Hồ Chí Minh và Ngô Đình Diệm.
    Nhưng cũng còn có điểm nhỏ sau cùng đáng nói nhất. Cái gì ông Hồ đã làm hay đã có, ông Diệm cũng đều làm, nhưng làm trong tính cách và chiều hướng ngược lại. Có nghĩa ông Hồ đã ngã theo Liên Xô và Trung Quốc, ông Diệm lại ngã theo Mỹ là chính. Ông Hồ được suy tôn, ca ngợi cá nhân bằng các bài hát suy tôn lãnh tụ, ông Diệm cũng lặp lại điều đó nơi bản thân ông ta ở miền Nam. Ông Hồ độc đảng cộng sản, ông Diệm độc đảng cần lao. Ông Hồ hô hào cách mạng vô sản, ông Diệm cũng hô hào cách mạng quốc gia rầm rộ khi đó, v.v… và v.v… Có nghĩa ông Diệm như một phản ứng ngược lại đối với ông Hồ. Tức ông Diệm là một phản đề, một phản diện lại ông Hồ mà chắc không ai không thấy. Như vậy như ngay từ đầu đã nói, nếu không xuất hiện Hồ Chí Minh ở miền Bắc hay trên nước Việt Nam, cũng chưa chắc đã xuất hiện được một Ngô Đình Diệm tại miền Nam hay trên nước Việt Nam.
    Đây chính lịch sử trớ trêu là vậy, và luận thời thế cũng như luận anh hùng đối với Hồ Chí Minh cũng như Ngô Đình Diệm mà bài viết ngắn này muốn thể hiện cũng chì là như vậy. Có nghĩa điều cốt lõi nhất trong cuộc đời sự nghiệp của ông Hồ là nhằm thực hiện toàn diện nhất chủ nghĩa cộng sản tại Việt Nam, nghĩ rằng chỉ chủ nghĩa cộng sản mới tốt đẹp cho Việt Nam. Trái lại điều cốt lõi trong sự nghiệp cuộc đời của ông Diệm là nhằm chận đứng chủ nghĩa cộng sản tại Việt Nam, nhằm xây dựng một đất nước Việt Nam tươi sáng, hùng mạnh, không cộng sản. Và tới ngày nay sự thành công của ông Hồ và sự thất bại của ông Diệm đã cho thấy được mọi việc như thế nào, trên các cơ sở hay kết quả nào, trên toàn thế giới cũng như trong cả nước, cũng không ngoài ý nghĩa luận bàn thời thế và anh hùng như đã nói.

    ĐẠI NGÀN
    (08/11/12)

    • Trường Sơn usa says:

      Nhưng sự thật Hà nội của ông Hồ chí Minh còn ,và Miền nam Saigon Ngô đình Diêm biến mất ,mà ĐẠI NGÀN kết thúc ,Còn là thành công ,mất là thất bại ? Nhưng vẩn còn “Thất bại là mẹ thành công” ? Nhưng các MẸ Tú bà ,mẹ bia ôm .mẹ Đài noan ,mẹ Nam hàn ,mẹ Ngô đình Nhu ,mẹ Tinh thần Ngô đình Diệm ,mẹ Đấu tranh tuyên truyền ,và cựu Thông tin và Chiêu hồi ..còn mấy mẹ ăn dầm ở Dề ha ha nhờ ông nói tiếp mấy MẸ muốn gì ? Nói láo quên miệng thành sự Thật

  8. mackeno says:

    Dường như cuộc đảo chánh ngày 11/11/1960 nhửng ông làm đảo chánh có giết chết Ông Ngô-Xuân-Soạn làm lính nhảy dù….! gia đình ông nầy ở đường Duy Tân khoản gần đường Hiền Vương Sài Gòn,ông có người em tên Ngô-Xuân-Ích thì phải.

  9. LẠI MẠNH CƯỜNG says:

    Thưa qúi đồng hương,

    Trong nỗ lực soi rọi Việt sử hiện đại trong thời Đệ Nhất Cộng hòa ở miền Nam tại đây, tôi xin phép chọn lọc nhiều dự kiện trong bài viết của tác giả LÂM LỄ TRINH, dưới tựa đề “Truất phế Bảo Đại và khai sinh Đệ Nhất Cộng Hoà. KÝ ỨC 50 NĂM SAU”

    1/
    Ông Lâm Lễ Trinh (LLT) nêu ra nhiều lý do cần phải truất phế quốc trưởng Bảo Đại (BĐ)

    1.1- phía quốc gia không có phương tiện truyền thông hiện đại đễ nắm bắt biến chuyển quốc tế có liên quan đến việc chia phe nhau giải giới quân Nhật ở Đông Dương. Ngược lại Việt Minh có lợi thế khi chiếm được đài phát thanh Bạch Mai và có hai tờ báo trong tay để tuyên truyền.

    1.2- bất lợi đó khiến chính quyền quốc gia không tranh thủ được ủng hộ quốc tế, rồi người thân chung quanh bỏ rơi BĐ trong tình thế dầu sôi lửa bỏng đó. BĐ đã than thở trong hồi ký: “Tôi không huy động được quần chúng, các người thân cận của tôi đều ẩn trốn hay âm mưu chống tôi. Trần Trọng Kim và các Tổng trưởng biến mất tất cả. Tôi cô đơn trong một thủ đô chết. Mọi việc có vẻ thuận lợi cho CS như một phép lạ. Sự thành công không thể chối cãi của họ có phải là dấu hiệu họ nhận được một thiên mạng, mandat du ciel, hay không? Tôi phải rút lui, như họ đòi hỏi. CS muốn làm cách mạng. Tôi sẽ thức hiện điều này không đổ máu. Bằng một cuộc tiến trình chính trị (évolution politique)” (trang 119)

    LLT đã kết luận đanh thép: “Với tinh thần chủ bại ấy, Bảo Đại sẵn sàng hàng đầu (Việt Minh) !”
    Và ông dẫn giải thêm chi tiết sự đầu hàng nhục nhã này: “Với sự giúp đỡ của Vĩnh Cẩn, Bảo Đại liền thảo một điện văn trả lời mời ủy ban gởi gấp đại diện về Huế để làm lễ trao quyền. Bảo Đại viết: “Tôi cho phóng thông điệp này vào không trung như thảy một ve chai ra biển rộng.” Sáng 25 tháng 8, Trần Huy Liệu và Cù Huy Cận xuất hiện, tuyên bố đại diện chủ tịch Hồ Chí Minh, để nhận ấn kiếm do Bảo Đại trao lại tại Điện Kiến Trung, sau khi nhà vua tuyên bố vắn tắt “Dân vi quý. Trẫm thà làm dân một nước độc lập hơn làm vua một xứ nô lệ” trước một đám đông quần chúng “bỡ ngỡ, kinh ngạc, như bị sét đánh” (Bảo Đại viết).

    1.3- Đa số lãnh tụ các đảng chống Cộng nhận định về sau: Ngày 19.9.1945, Việt Minh không mạnh như người ta tưởng. Chúng thắng vì có lãnh đạo, tuyên truyền giỏi, biết chụp thời cơ – vì các đảng quốc gia lừng khừng, thiếu tổ chức và xâu xé nội bộ, mặc dù lúc đó Đại Việt Dân chính, Việt Nam Quốc Dân Đảng và Đại Việt Quốc Dân Đảng đã đồng ý thống nhất “trên nguyên tắc.” (nguyên văn)

    1.4- Để bào chữa quyết định thoái vị, Bảo Đại lập luận ông muốn tránh nội chiến và bảo vệ sự thống nhất và dân chủ hoá Đất nước sau một thế kỷ Pháp thuộc. Một thời gian ngắn sau, ông ra Hànội nhận chức Cố vấn tối cao (bù nhìn) trong Chính phủ Liên hiệp do Hồ tổ chức và cầm đầu ngày 11.11.1945 dưới áp lực của các đảng. Đầu tháng giêng 1946, Hồ gởi Bảo Đại “đi nghỉ mát” tại Sầm Sơn. Một hình thức lưu đày. Để có thể trở về Hànội, cựu Hoàng ngoan ngoãn nhận chức dân biểu (bù nhìn) tỉnh Thanh Hoá trong Quốc hội Lập hiến với 92% thăm cử tri. Ông thú nhận không biết rõ bầu cử ngày nào, không có bỏ thăm và cũng không hề đi vận động bầu cử (trang 144). Chưa hết. Ngày 15.9.1946, Hồ sắp xếp cho Tổng thống Tưởng Giới Thạch mời cựu Hoàng qua viếng Trùng Khánh. Đây là cách tống khứ chướng ngại vật Bảo Đại ra khỏi VN. Bị lưu đày lần thứ hai, Bảo Đại trôi dạt về Hồng Kông, tứ cố vô thân, sống lang bạt với vài mỹ kim trong túi. Giữa mùa hè 1948, Pháp làm sống lại “Giải pháp Bảo Đại”. Một số chính khách (Lưu Đức Trung, Nguyễn Văn Xuân, Nguyễn Bảo Toàn, Trần Văn Lý, Đặng Văn Sung, Trần Trung Dung..) rủ nhau bay sang Hồng Kông tiếp xúc với nhà vua (trang 161-172).

    Trong Hồi ký, dù bị lợi dụng bỉ ổi, Bảo Đại tỏ lòng khâm phục Hồ Chí Minh đã đối xử với ông “một cách lịch sự, nể trọng, thân yêu như tình cha con, chẳng những luôn luôn chăm lo vấn đề an ninh và sức khoẻ mà lại còn căn dặn nên thận trọng trong việc giao dịch với phái yếu” (nguyên văn). Vào cuối cuộc đời, Bảo Đại viết: Tôi không nghi ngờ bị chủ tịch Hồ lừa phỉnh, tôi tiếp tục đóng kịch. Dù sao, tôi nghĩ ông ấy nhiệt tình tranh đấu cho sự độc lập của xứ sở. Bất chấp dĩ vãng và phương pháp của ông, tôi thủy chung ủng hộ. Xét cho cùng, tôi thích thái độ của ông hơn thái độ của các nhà lãnh tụ quốc gia, bù nhìn thật sự trong tay Trung quốc, Tout bien examiné, je préfère son attitude à celle des leaders nationalistes, véritables fantoches entre les mains des Chinois (trang 139).
    (sic)

    Tôi xin tóm tắt, LLT đã nêu đủ lý do để hạ bệ quốc trưởng Bảo Đại không thương tiếc ở đây !
    Như thế truất phế BĐ, nhằm đưa cựu hoàng ra khỏi sinh hoạt chính trường chỉ là vấn đề thời gian !
    Nói khác đi BĐ là vị hoàng đế cuối cùng (the last emperor) và VN không đi theo con đường quân chủ lập hiến, cũng không có chổ cho cựu hoàng ở vai trò quốc trưởng, như ta thấy rõ ngay sau đây.

    (còn tiếp)

    • Trực Ngôn says:

      Điều hành đất nước mà nằm ở Salon tuốt bên Cannes, Pháp Quốc. Vậy Bảo Đại có phải là người thật sự có trách nhiệm với quốc gia dân tộc VN, hay đáng bị truất phế?

      Hỏi tức là trả lời, không cần phải bàn luận thêm về chuyện này nữa.

      • LẠI MẠNH CƯỜNG says:

        Dear Trực Ngôn

        Muốn biết rõ về ông Diệm, theo tôi cần truy tầm từ A đến Z, nghĩa là xem gia phả nhà ông Diệm, ít ra từ đời ông Ngô Đình Khả, đến đám con cháu. Và suy rộng ra xã hội ta thời đó có sự tranh chấp kịch liệt giữa hai phe CỰU HỌC (điển hình như các Phan Đình Phùng, Đồ Chiểu chẳng hạn; và phe Văn Thân nêu cao motto Bình Tây Sát Tả; tả đây bàng môn tả đạo, tức Kitô giáo thời đó vậy) và TÂN HỌC (điển hình là các ông Ngô Đình Khả + Nguyễn Hữu Bài nói riêng, rộng ra Trương Vĩnh Ký, Trương Minh Ký, Huỳnh Tịnh Của, tiếp theo lớp con cháu như Ngô Đình Khôi, Ngô Đình Diệm, Phạm Quỳnh, Nguyễn Văn Vĩnh, Trần Trọng Kim, Phạm Duy Tốn …). Phái Tân học, nhất là những Kitô hữu (như các ông nói trên) dĩ nhiên thân Pháp !
        Nhưng ông Diệm lại ghét Pháp, là tại sao ? Bảo Đại là con bài của Pháp (nhưng vẫn là Phật tử), nên ghét BĐ, và theo phò Cường Để (dòng dõi Hoàng tử Cảnh, theo đạo Kitô) để nương nhờ Nhật giúp chống thực dân Tây.
        Cũng nên biết là con trai của ông Ngộ Đình Khôi làm cho Nhật và cha con ông này bị CS giết. Có phải đó là lý do để ông Diệm theo Nhật phò Cường Để chống Tây chăng ? Trong khi toàn bộ gia đình ông Diệm chịu ơn Tây rất nhiều (từ đời cha cho đến các con cháu).

        Nói tóm tắt, muốn gì thì cũng phải lần về cái gốc hơn là đi theo cái ngọn mà lý giải những sự kiện lịch sử !

        Như tôi từng giải mã những huyền thoại ông Diệm được Bảo Đại mời ra hợp tác rất nhìêu phen, kể từ lúc làm thượng thư Bộ Lại (1933) cho đến lần chót vài tháng trước khi Hiệp định đình chiến Genève 1954 được ký kết (mà trước đó gần một chục chính phủ quốc gia thân Pháp được BĐ ngồi làm chủ xị, với các viên chức thân Pháp).
        Ông Diệm làm thủ tướng “đặc mệnh toàn quyền”, như một nguyên soái trấn nơi biên ải, quyền uy to lớn “tiền trảm hậu tấu”. Còn quốc trưởng phải bó gối ở Pháp và bị move từ Paris về miền Nam nước Pháp, để hết đường cựa quậy (tiếp xúc với báo giới và chính giới Pháp lẫn quốc tế).
        Và tôi cho đó là sự dàn xếp giữa Mỹ với Pháp, bởi ai cũng rõ ông Diệm là con bài của Mỹ + Vatican (thông qua giáo hội Kitô Mỹ có đại diện là hồng y Spellman). Mỹ dùng ông Diệm để hất cẳng dần dần Pháp ra khỏi Đông Dương, bởi chả lẽ cứ chi tiền qua trung gian của Pháp để chống Cộng, trong khi Mỹ chê Pháp dở như hạch ! (Đánh đâu thua đó, từ Đức, Pháp cho đến Việt Minh)

        Hãy tránh trích dẫn linh tinh lời ông này bà kia, mà nhìn vào những sự kiện lịch sử (facts) rồi động não (brainstorm) tìm lời giải đáp.

        Chẳng hạn, chuyện Ngô Đình Nhu đi vào rừng ở quận Tánh Linh tiếp xúc với Phạm Hùng nói chuyện hòa giải hòa hợp vào năm 1962 là có thật chăng ???
        PH chỉ là anh bí thư ở trung ương cục miền Nam (cục R), có dám cãi lại NGHỊ QUYẾT của Đại hội toàn đảng CS 1960 hạ quyết tâm giải phóng miền Nam bằng vũ lực và chúng đã cho thiết lập bộ máy chiến tranh khổng lồ trong Nam qua sự cho người thăm dò rồi mở con đường mòn Hồ Chí Minh đưa người và vũ khí đạn dược … vào Nam ùn ùn, và đã đánh thắng một vài trận để gây tiếng vang (như trận Ấp Bắc) !
        Nguyên tắc của CS là tập thể chỉ huy cá nhân phụ trách, PH chỉ là kẻ thi hành chứ ko phải là những khuôn mặt polycy-makers. Cho nên tôi cho trong trường hợp này Nhu “đi không lại về không”, nhưng bị mang tiếng là đi đêm với CS, để rồi sau này Tôn Thất Đính mượn cớ đó mà bào chửa cho hành động phản chủ của Đính sau này !

        Rồi lại cho rằng vì đi đêm sau lưng Mỹ mà bị Mỹ lật ?
        Thật ra Mỹ chỉ muốn “be bờ từ xa”, do sợ cái hoạ xuất cảng làn sóng đỏ khắp Đông Nam Á, chứ ko muốn đánh chiếm miền Bắc rồi lại đụng chạm tới Tàu cộng như ở bán đảo Triều Tiên hồi nửa đầu thập niên 50. Cũng như trong Đại hội 20 đảng CS Liên Xô năm 1956 chủ trương “sống chung hòa bình” với tư bản (với chống bệnh sùng bái cá nhân), Tàu cộng và Bắc Việt không bằng lòng nhưng còn yếu nên ngậm bồ hòn làm ngọt (chỉ ngấm ngầm thanh toán nội bộ nếu kẻ nào theo LX, như ta thấy vụ án tù mù xét lại chống Đảng ra sao mà Vũ Thư Hiên , Trần Thư, Bùi Ngọc Tấn, Nguyễn Minh Cần, Bùi Tín … đã kể lại trong tác phẩm, bàI viết của mình).
        Vậy nếu Diệm đi đêm tìm giải pháp hòa bình cho Đông Dương, dĩ nhiên Mỹ ô-kê cả hai tay ba chân chứ sau lại tìm cách gọi là “thay ngựa giữa dòng” !
        Chẳng qua sự thực là Cộng quân gia tăng áp lực quân sự, trong khi nội bộ VNCH cấu xé nhau kịch liệt, bởi ông Diệm chỉ lo bảo vệ ghế ngồi hơn là lo chống Cộng ! Vụ Phật giáo chỉ là một giọt nước làm tràn ly nước đầy. Dĩ nhiên CS đóng vai ngư ông hưởng lợi khi cò ngao tranh nhau ! Hệ quả chi có dân hai miền Nam Bắc là thua cuộc !

        TRONG MỌI CUỘC CHIẾN TRANH
        PHE NÀO THẮNG NHÂN DÂN ĐỀU BẠI !
        (Đá ơi của Nguyễn Duy)

        Lão Ngoan

      • Trực Ngôn says:

        Tôi có cảm nghĩ BS Lại Mạnh Cường mang thành kiến nặng với ông Ngô Đình Diệm nên đã dùng những ngôn từ ác ý để bôi bác ông?

        BS đã truy tầm từ A đến Z, nghĩa là xem gia phả nhà ông Diệm, ít ra từ đời ông Ngô Đình Khả, đến đám con cháu. Và đã từng giải mã những huyền thoại ông Diệm được Bảo Đại mời ra hợp tác rất nhìêu phen, kể từ lúc làm thượng thư Bộ Lại (1933) cho đến lần chót vài tháng trước khi Hiệp định đình chiến Genève 1954.”

        Nhưng những gì BS viết ở trên không logic, mà còn có tính áp đặt, khinh mạn ông Diệm, và định hướng người đọc.

        - BS có bằng chứng nào cho thấy ông Diệm “ghét” Bảo Đại, vì Bảo Đại là “Phật tử”?
        - Có kỳ thị và ác ý không khi BS cho ông Diệm là “theo phò” Cường Để (vì dòng dõi Hoàng tử Cảnh, theo đạo Kitô), để nương nhờ Nhật giúp chống thực dân Tây?
        - Có bằng chứng nào cụ thể, rằng HY Spellman đã nhận chỉ thị từ Vatican để tìm gặp ông Diệm, hay chỉ là sự quen biết cá nhân giữa hai người?

        BS Cường đã rất hồ đồ khi viết rằng: “Ông Diệm làm thủ tướng “đặc mệnh toàn quyền”, như một nguyên soái trấn nơi biên ải, quyền uy to lớn “tiền trảm hậu tấu”. Còn quốc trưởng phải bó gối ở Pháp và bị move từ Paris về miền Nam nước Pháp, để hết đường cựa quậy (tiếp xúc với báo giới và chính giới Pháp lẫn quốc tế). Và tôi cho đó là sự dàn xếp giữa Mỹ với Pháp, “bởi ai cũng rõ ông Diệm là con bài của Mỹ + Vatican (thông qua giáo hội Kitô Mỹ có đại diện là hồng y Spellman)”.

        Viết như trên là BS đã không chỉ coi thường lòng yêu nước của ông Diệm, mà còn xúc phạm đến danh dự, phỉ báng vị lãnh đạo quốc gia!

        Cho dù VC hay ai đó đã viết như trên, BS chỉ là người viết lại, lập lại. Nhưng thiết tưởng, những NVQG và trí thức chân chính thì không một ai có thể chấp nhận “nuốt” loại ngôn ngữ này!

      • Trực Ngôn says:

        BS Cường viết là “Hãy tránh trích dẫn linh tinh lời ông này bà kia, mà nhìn vào những sự kiện lịch sử (facts) rồi động não (brainstorm) tìm lời giải đáp.

        Nhưng ông lại thường trích dẫn của người khác và bình loạn lung tung. Chẳng hạn, chuyện Ngô Đình Nhu đi vào rừng ở quận Tánh Linh tiếp xúc với Phạm Hùng nói chuyện hòa giải hòa hợp vào năm 1962, rồi đặt câu hỏi là có thật chăng ???

        Cuối cùng ông phán một câu xanh rờn như một quan toà: “ Chẳng qua sự thực là Cộng quân gia tăng áp lực quân sự, trong khi nội bộ VNCH cấu xé nhau kịch liệt, bởi ông Diệm chỉ lo bảo vệ ghế ngồi hơn là lo chống Cộng ! Vụ Phật giáo chỉ là một giọt nước làm tràn ly nước đầy. Dĩ nhiên CS đóng vai ngư ông hưởng lợi khi cò ngao tranh nhau ! Hệ quả chi có dân hai miền Nam Bắc là thua cuộc !“.

        Với BS Cường thì tất cả tôi lỗi, mất miền Nam đều do ông Diệm cả!

      • Lão Ngoan Đồng says:

        Anh / chị nên theo dõi đọc kỹ phần tôi dẫn chứng từ những góp ý trước.Ở đây tôi không muốn lập lại, vì không có đủ chỗ và cũng ko muốn nhắc đi nhắc lại nhiều lần những gì đã viết.

        Tôi là con người của khoa học thực nghiệm, nên tôn trọng nguyên tắc nói có sách mách có chứng, cũng như dựa vào suy luận thông qua các sự kiện (facts) lịch sử, mà không hề cóp nhặt chỗ này chỗ kia những phê phán của ông nọ bà kia, rồi chắp nối thành kết luận khen chê ai đó.

        Khi tôi lộ mặt hoàn toàn, bó buộc tôi phải chịu trách nhiệm cách hành xử của mình, nghĩa là tôi phải thận trọng trong ăn nói viết lách, không hồ đồ, để tự đánh mất giá trị mình.

        Đừng nghĩ khi tôi phê phán một nhân vật lịch sử, là tôi có ý bôi nhọ và sẽ làm lợi cho đối phương. Với lối suy luận của anh trong phần cuối tôi cảm thấy đáng buồn cho những người chỉ biết suy nghĩ một chiều, thích thần thánh hòa lãnh tụ. Cứ như thế còn lâu VN mới tiến bộ, bởi vẫn còn hiện diện đầy trong xã hội những kẻ trung quân ái quốc theo quan niệm các cụ nhà nho ngày xưa, nghĩa là vẫn hoài Lê, hoài Nguyễn, rồi hoài Ngô đình … , trong khi biết rõ là lịch sử đã sang trang, cần đi làm lại lịch sử bằng chất liệu mới cho phù hợp với tiến hoá của nhân loại.

        Lão Ngoan

      • LẠI MẠNH CƯỜNG says:

        1/
        Người ta ai ai cũng có thói quen chê Bảo Đại và khen Ngô Đình Diệm. Nhưng ta thử nhìn lúc còn trẻ mới lên ngôi hoàng đế BĐ ra sao ?

        Wikipedia:
        Tháng 9 năm 1932, Bảo Đại hồi loan trở về nước, chính thức làm vua. Bảo Đại đã cải cách công việc trong triều như sắp xếp lại việc nội chính, hành chính…Bảo Đại đã cho bỏ một số tập tục mà các tiên vương đã bày ra như thần dân không phải quỳ lạy mà có thể ngước nhìn long nhan nhà vua khi nhà vua tới, mỗi khi vào chầu các quan Tây không phải chắp tay xá lạy mà chỉ bắt tay vua, các quan ta cũng không phải quỳ lạy… Ngày 8 tháng 4, năm 1932, Bảo Đại đã ban hành một đạo dụ cải tổ nội các, quyết định tự mình chấp chính và sắc phong thêm 5 thượng thư mới xuất thân từ giới học giả và hành chính là Phạm Quỳnh, Thái Văn Toản, Hồ Đắc Khải, Ngô Đình Diệm và Bùi Đằng Đoàn nhằm thay thế các thượng thư già yếu hoặc kém năng lực là Nguyễn Hữu Bài, Tôn Thất Đàn, Phạm Liệu, Võ Liêm, Vương Tứ Đại[4] . Ông thành lập Viện Dân biểu để trình bày nguyện vọng lên nhà vua và quan chức bảo hộ Pháp và cho phép Hội đồng tư vấn Bắc Kỳ được thay mặt Nam triều trong việc hợp tác với chính quyền bảo hộ, tháng 12 năm 1933, Bảo Đại ngự du Bắc hà thăm dân chúng.

        Ngày 20 tháng 3 năm 1934, Bảo Đại làm đám cưới với Marie Thérèse Nguyễn Hữu Thị Lan và tấn phong bà làm Nam Phương Hoàng hậu. Đây là một việc làm phá lệ bởi vì kể từ khi vua Gia Long khai sáng triều Nguyễn cho đến vua Khải Định, các vợ vua chỉ được phong tước Hoàng phi, sau khi mất mới được truy phong Hoàng hậu. Ông là nhà vua đầu tiên thực hiện bỏ chế độ cung tần, thứ phi. Cuộc hôn nhân này cũng gặp phải rất nhiều phản đối vì Nguyễn Hữu Thị Lan là người Công giáo và mang quốc tịch Pháp.

        Sau khi Nhật đảo chính Pháp và tuyên bố trao trả độc lập cho Việt Nam, ngày 11 tháng 3 năm 1945, Bảo Đại ra đạo dụ “Tuyên cáo Việt Nam độc lập”, tuyên bố hủy bỏ Hòa ước Patenôtre ký với Pháp năm 1884, khôi phục chủ quyền Việt Nam.

        Ngày 7 tháng 4 năm 1945, Bảo Đại ký đạo dụ số 5 chuẩn y thành phần nội các Trần Trọng Kim và ngày 12 tháng 5 giải thể Viện Dân biểu Trung Kỳ. Tháng 6 năm 1945, chính phủ Trần Trọng Kim đặt quốc hiệu là Đế quốc Việt Nam.
        [hết trích]

        BĐ kết hôn với một cô gái miền Nam, theo đạo Kitô, phong ngay làm chánh cung hoàng hậu, bãi bỏ tam cung lục viện, để làm gương “một vợ một chồng” và rất khôn ngoan trong cung cách ứng xử “hòa giai hoà hợp dân tộc”, bởi Nam Kỳ thời đó vốn là thuộc địa của Pháp, và đạo Kitô vẫn bị đám cựu học cực đoan coi là “bàng môn tả đạo”. Ông còn chịu lễ bên đạo Kitô khi kết hôn, mặc dù vẫn là Phật tử, chứng tỏ ông là một con người rất hiếu hòa, uyển chuyển (flexible), không cực đoan cứng nhắc trong hành xử.
        Hoàng hậu lại là một người có học thức phương Tây, chứng tỏ ông là ông quyết tâm cải cách đất nước theo văn minh tiến bộ thế giới, từ trong cung cấm ra đến ngoài triều chính. Hoàng hậu sẽ là một người trợ giúp đắc lực cho BĐ trong trị nước an dân, từ nay và trong tương lai, bởi bà sẽ là người giáo dục con cái của ông theo cách văn minh hiện đại.
        Chỉ nội bấy nhiêu chứng tỏ nhân cách cùng những hoài bão lớn của BĐ

        Tóm lại, BĐ là một minh quân, chứ không phải là một hôn quân bạo chúa !
        (còn tiếp)

      • LẠI MẠNH CƯỜNG says:

        Khi cách mạng tháng 8 năm 1945 bùng nổ, BĐ sẵn sàng thoái vị, trở nên công dân Vĩnh Thụy !
        Được mời tham chính, ông lại tich cực tham gia vào chinh phủ cách mạng lâm thời.

        Bản thân BĐ được đào tao bởi người Pháp từ nhỏ, dĩ nhiên ông thân Pháp, cho nên ông đã không đồng ý với giải pháp tranh đấu bằng quân sự của Việt Minh để dành độc lập, mà chọn giải pháp ôn hòa, tức để VN nằm trong Liên Hiệp Pháp.
        Cũng có thể ông thấy được ít nhiều dã tâm của Hồ Chí Minh, dùng ông làm bình phong, con rối cho những mưu đồ chính trị của Việt Minh.
        Hay thấy được văn minh phương Tây qua hình ảnh nước Pháp, ông đã chọn con đường ôn hòa, như cánh cụ Phan Chu Trinh, Phan Văn Trường …, thay vì như cánh cụ Phan Bội Châu (ban đầu dùng cả ôn hòa lẫn bạo lực thông qua Việt Nam Quang Phục hội, nhưng chính yếu là dựa vào Nhật)

        wikỉpedia:
        Ngày 7/12/1947, tại cuộc họp trên tàu chiến Pháp ở Vịnh Hạ Long, Bảo Đại và Pháp đàm phán rồi ký kết Hiệp ước Vịnh Hạ Long. Hiệp ước thể hiện sự đồng thuận của hai bên về việc thành lập Quốc gia Việt Nam trên cơ sở nguyên tắc độc lập và thống nhất của Việt Nam trong Liên hiệp Pháp, mặc dù nghĩa chính xác của từ “độc lập” và các quyền hạn cụ thể của chính phủ mới vẫn chưa được xác định. Chính phủ hoạt động dưới một hiến chương lâm thời, chọn cờ vàng ba sọc đỏ làm quốc kỳ và bản “Thanh niên Hành Khúc” với lời nhạc mới làm quốc ca. Quốc gia Việt Nam sẽ có một quân đội riêng tuy nhiên phải “sẵn sàng bảo vệ bất cứ phần nào của Liên Hiệp Pháp”.
        Sự độc lập chính trị của nhà nước Quốc gia Việt Nam được quy định trong Hiệp ước Vịnh Hạ Long quá nhỏ nên hiệp ước này bị Ngô Đình Diệm và cả những chính trị gia trong Mặt trận Quốc gia Thống nhất chỉ trích
        [hết trích]

        Thực tâm mà nói, phe ta có gì để mà đòi hỏi phía Pháp nhượng bộ toàn phần chứ. Quân đội quốc gia rõ ràng là vẫn phải do người Pháp gầy dựng và đào tạo, vì vẫn còn trong trứng nước, các sĩ quan trung và cao cấp vẫn là người Pháp, lại thêm chưa có kinh nghiệm chỉ huy và tác chiến; rồi lãnh vực kinh tế tài chính lệ thuộc hoàn toàn vào Pháp; chính trị còn thấp và năm cha ba mẹ với các đảng phái còn non nớt trong thực tế …

        Một điểm son nổi bật là, BĐ chưa hề ám hại một ai, để củng cố quyền lực. Phải nói thẳng “ông thà để người phụ mình hơn là phụ người” !

        Kết tội BĐ ăn chơi xa xỉ, có biệt điện ở Đà Lạt, Vũng Tàu, ngoài Bắc … và đi săn, chơi tennis. lái máy bay hay xe hơi …. Thực ra ông được giáo dục đào tạo theo tiêu chuẩn phương Tây, cho nên tôi cho đó là chuyện bình thường. Ít ra ông còn giữ được thể diện quốc gia, khi có những hobbies lành mạnh trên, và khi đi nghỉ mát lại ở trong nước, chứ ko chạy ra ngoại quốc như vua chúa phương Tây, hay rúc trong tam cung lục viện hú hí với cung phi mỹ nữ như các vua đời trước. Có đi nghĩ mát ở ba miền đất nước ông mới nắm rõ được tình hình cụ thể từng nơi hơn là chỉ ở Huế.
        Chuyện bài bạc của BĐ tôi cho là có thật, nhưng ông đã tiêu tốn bao nhiêu vào trò tiêu kiển tốn tiền này, thực tâm tôi không thấy có ai đưa ra bằng chứng, chỉ toàn là “hear&say” !
        Bồ bịch lăng nhăng, thực ra cũng chưa đếm đủ trên hai bàn tay. Riêng bà Mộng Điệp được giới thiệu với hoàng gia, còn kỳ dư chơi qua đường. Giờ đây ta thấy các ông hoàng bà chúa phương Tây cũng chơi kỹ hơn cả BĐ nữa.
        Học giả Vương Hồng Sển cho hay BĐ đẹp giai, cao ráo, lịch thiệp ứng xử đàng hoàng, văn minh, ra giang một ông hoàng đế khiến tây tà nể vì ông.
        Biết bao nhiêu tiểu thư con nhà lành chết mê chết mệt ông, mặc dù biết ông đã có Nam Phương hoàng hậu. Cho nên chuyện gì tới phải tới nơi ông vua trẻ, nhất là khi buồn đời do thời thế không thuận lợi như mong đợi.

        (còn tiếp)

      • Trực Ngôn says:

        Đề nghị BS Cường! Nếu muốn tranh luận nghiêm chỉnh, xin hãy trả lời thẳng vào những câu hỏi ở trên của Trực Ngôn.

        Hãy đưa những bằng chứng cụ thể để minh chứng khẳng định của BS, đừng huyên thuyên, trích dẫn lung tung và vòng vo tam quốc nữa!

        Hãy nhớ rằng tranh luận để tìm hiểu sự thật và trả lại công bằng, danh dự cho những người đã chết, thì không thể xuyên tạc, cho là hoài Lê, hoài Nguyễn, hay hoài Ngô đình!

        BS đã trích dẫn quá nhiều, xin đừng dài dòng nữa, mà hãy ngắn gọn, trả lời những câu hỏi ở trên. Cám ơn.

  10. Tien Ngu says:

    Sơn à,

    Còn cái lời thề thứ tư đâu Sơn? Thề không nói láo?
    Thời buổi này bênh vực Ngô đình Diệm thì ăn cái…củ cãi gì?

    Thiên hạ chỉ vì những cái láo tiểu nhân bỉ ổi của lũ điếm, mà phân bua sự thật thôi.

    Con người chỉ có…ba chân, còn chân thứ tư nằm ở đâu? Sơn là…ngoại lệ, có 4 chân rồi nghỉ ai cũng như mình cả à?

Mục phản hồi đã đóng