WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Cuộc đảo chánh ngày 11-11-1960

1.-   TÌNH HÌNH CHUNG TRƯỚC ĐẢO CHÁNH

Sau khi thành lập năm 1955, tình hình an ninh và chính trị Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) khả quan được vài năm thì bị xáo trộn trở lại vào đầu thập niên 60, có thể vì nhiều lý do:

Thứ nhất, tại Hà Nội sau hội nghị Trung ương đảng ngày 13-5-1959 và Đại hội III đảng Lao Động (từ 5-9 đến 10-9-1960), Bắc Việt Nam (BVN) quyết định tấn công Nam Việt Nam (NVN) mà CS nói là”giải phóng” miền Nam bằng võ lực. Theo hiệu lệnh nầy, du kích cộng sản nằm vùng tại NVN từ năm 1954, hoạt động trở lại, quậy phá và tấn công khắp nơi. Miền Nam bắt đầu mất an ninh.

Thứ hai, hiến pháp VNCH ngày 26-10-1956 thừa nhận quyền tự do lập hội (điều 15), tự do nghiệp đoàn (điều 23), nhưng không đề cập đến quy chế chính đảng, quyền lập chính đảng và quyền đối lập chính trị. Chế độ Ngô Đình Diệm không chấp nhận bất đồng chính kiến và đối lập chính trị. Các đảng phái bị đánh dẹp trừ đảng Cần Lao do Ngô Đình Nhu lãnh đạo. Đảng Cần Lao là đảng duy nhất có quân ủy tức ủy ban đảng trong quân đội, ngược với truyền thống đứng ngoài các đảng phái chính trị của quân đội VNCH. Những lãnh tụ đối lập với chính quyền Diệm lần lượt bị bắt giam. (Sau nầy có một số tướng lãnh và sĩ quan gia nhập đảng phái là cá nhân bí mật vào đảng, trong khi tập thể quân đội đứng ngoài đảng.)

Ông Diệm đi vào con đường sùng bái cá nhân. Rõ nhất là ngay từ năm 1955, mỗi lần chào cờ bất cứ ở đâu, bản nhạc “Suy tôn Ngô tổng thống” đều được trình diễn tiếp ngay sau bản quốc ca.  Bài hát xưng tụng “Ngô tổng thống, Ngô tổng thống muôn năm...” Ông Diệm biết, nghe, và chứng kiến việc suy tôn mình trong các buổi lễ, mà không ra lệnh sửa sai, dẹp bỏ, nghĩa là ông Diệm đồng lòng với sự suy tôn nầy. (Bản nhạc “Suy tôn Ngô tổng thống” do Thanh Nam đặt lời, Ngọc Bích phổ nhạc.)

Sau khi củng cố được địa vị, trong công việc cai trị, tổng thống Diệm chỉ tin tưởng và trọng dụng những người trong gia đình, những đảng viên Cần Lao và những thủ hạ thân tín chung quanh gia đình của ông. (Vĩnh Phúc, Những huyền thoại & sự thật về chế độ Ngô Đình Diệm, California: Nxb. Văn Nghệ, 1998, tr. 24.) Ngoài ra, “Sau khi đã vững chỗ ngồi, ông [Diệm] quay qua thanh toán những người đã từng sát cánh với ông, đã từng phò tá ông trong những lúc hoạn nạn khó khăn…” (Vĩnh Phúc, sđd. tr. 446), nên nhân tài lần lượt tránh xa ông Diệm, nếu không bị ông thanh toán.

Thứ ba, lúc đó dân chúng than phiền về nạn tham nhũng và lạm quyền của một số viên chức chính phủ hay đảng viên Cần Lao, càng ngày càng gia tăng, làm tổn hại đến uy tín chính trị của chế độ Diệm. Sách hồi ký của các tướng lãnh hay các nhân vật chính trị đương thời đều đề cập đến nạn tham nhũng thời kỳ nầy. (Ví dụ: các sách của Đỗ Thọ, Trần Văn Đôn, Nguyễn Trân, Nguyễn Bá Cẩn …) Tham nhũng thời ông Diệm còn giới hạn chứ không tràn lan như cộng sản ngày nay.

Quốc hội lập pháp khóa 2 được bầu ngày 30-8-1959. Cũng như quốc hội khóa trước, đại đa số đắc cử đều thân chính quyền. Tại Sài Gòn, Nguyễn Trân đắc cử ở quận I và Phan Quang Đán đắc cử ở quận II, nhưng cả hai đều bị “Ủy ban hợp thức hóa” của Quốc hội loại bỏ, vì cho rằng các ông vi phạm luật bầu cử. Ai cũng biết ông Diệm sử dụng Ủy ban hợp thức hóa của Quốc hội để loại bỏ những nhân vật đối lập. (Đoàn Thêm, 1945-1964, Việc từng ngày, Hai mươi năm qua, California: Xuân Thu tái bản, tr. 260.)

Chính phủ Diệm kiếm cách ngăn chận đối lập chính trị, nhưng cũng không cản được 18 chính khách trong Ủy Ban Tiến Bộ và Tự Do, hội họp tại khách sạn Caravelle ở Sài Gòn ngày 26-4-1960, cùng ký kháng thư công khai phản đối chế độ Diệm. Kháng thư nầy thường được gọi là “Tuyên ngôn Caravelle”, phản đối việc kiểm soát báo chí, tố cáo nạn bè phái và yêu cầu tổng thống Diệm nới rộng chính phủ, tái lập các quyền tự do căn bản. (Nguyễn Trân, Công và tội, những sự thật lịch sử, California: Nxb. Xuân Thu , 1992, tr. 324.)  Mười tám người nầy là (theo thứ tự A, B, C, họ, chữ lót, tên): Hồ Văn Vui (linh mục), Huỳnh Kim Hữu, Lê Ngọc Chấn, Lê Quang Luật, Lương Trọng Tường, Nguyễn Lưu Viên, Nguyễn Tăng Nguyên, Nguyễn Tiến Hỷ, Phạm Hữu Chương, Phan Huy Quát, Phan Khắc Sửu, Tạ Chương Phùng, Trần Lê Chất, Trần Văn Đỗ, Trần Văn Hương, Trần Văn Lý, Trần Văn Tuyên, Trần Văn Văn. (Trần Văn Đôn, Việt Nam nhân chứng, California: Nxb. Xuân Thu, 1989,  tt. 168-169.) Mười tám chính khách nầy thuộc nhiều tôn giáo khác nhau và có nhiều người đã từng giúp đỡ hay cộng tác với ông Diệm.

Các nhân sĩ ký tên vào bản “Tuyên ngôn Caravelle” không bị chính phủ Diệm bắt giam, một phần vì các nhân sĩ nầy uy tín khá lớn, thuộc nhiều thành phần xã hội, tôn giáo và chính trị, kể cả một số đã từng cộng tác với ông Diệm, và một phần khác vì áp lực của Tòa đại sứ Hoa Kỳ.

Lúc đó, về phía Hoa Kỳ, tòa đại sứ ngầm yêu cầu chính phủ Diệm tìm cách cải cách chính trị.  Có lần đại sứ Elbridge Durbrow thúc đẩy tổng thống Diệm nên gởi cố vấn Ngô Đình Nhu ra nước ngoài, nhưng tổng thống Diệm không nghe theo những yêu cầu về phía Hoa Kỳ.  (Thomas L. Ahern Jr., CIA and the House of Ngo, tr. 138.)

Để đáp ứng tình thế mới, tổng thống Diệm cải tổ chính phủ ngày 18-10-1960, không nới rộng mà chỉ thay đổi các chức vụ sau: bộ trưởng Quốc phòng: Nguyễn Đình Thuần thay Trần Trung Dung; bộ trưởng Nội vụ: Bùi Văn Lương thay Lâm Lễ Trinh; bộ trưởng Tư pháp: Nguyễn Văn Lượng thay Nguyễn Văn Sĩ.

Một biến chuyển quốc tế ảnh hưởng nhiều đến nền chính trị Việt Nam là vào ngày 8-11-1960, trong cuộc tranh cử ở Hoa Kỳ, thượng nghị sĩ John F. Kennedy, ứng cử viên đảng Dân Chủ, đắc cử tổng thống Hoa Kỳ, đánh bại ứng cử viên của đảng Cộng Hòa là Richard Nixon. Nixon nguyên là phó tổng thống trong chính phủ Dwight David Eisenhower (tổng thống hai nhiệm kỳ1953-1961). Thay đổi tổng thống mới theo chính đảng đối lập ở Hoa Kỳ, báo hiệu chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ trên thế giới nói chung và về Việt Nam nói riêng sẽ có những thay đổi mới.

2.-   DIỄN TIẾN CUỘC ĐẢO CHÁNH

Cuộc đảo chánh ngày 11-11-1960 do một nhóm sĩ quan cấp tá lãnh đạo.  Các nhân vật chính trong binh biến nầy là các trung tá Nguyễn Triệu Hồng, Vương Văn Đông, đại tá Nguyễn Chánh Thi (tư lịnh Lữ đoàn Nhảy dù), và các thiếu tá Phan Trọng Chinh, Phạm Văn Liễu…

Theo Nguyễn Chánh Thi, thì chính ông ta là người chủ xướng cuộc đảo chánh. (Nguyễn Chánh Thi, Việt Nam: một trời tâm sự, California: Nxb. Xuân Thu, 1987, tr. 115.)  Tuy nhiên, theo luật sư Hoàng Cơ Thụy, hai trung tá Nguyễn Triệu Hồng và Vương Văn Đông (tùng sự tại Đại học Quân sự Sài Gòn) mới là những người chủ xướng cuộc đảo chánh ngày 11-11-1960 và đại tá Nguyễn Chánh Thi hợp tác vào giờ chót. (Hoàng Cơ Thụy, Việt sử khảo luận, cuốn 5, Paris: Nam Á, 2002, tr. 2824.)  Hoàng Cơ Thụy còn trưng ra bản cáo trạng của chính phủ Diệm sau khi cuộc đảo chánh thất bại, theo đó Vương Văn Đông và Nguyễn Triệu Hồng chủ xướng và ép Nguyễn Chánh Thi phải hợp tác.

Nhân vật chính về phía dân sự tham gia vào biến cố nầy lúc đầu là luật sư Hoàng Cơ Thụy.  Trong cuộc họp tại nhà Hoàng Cơ Thụy vào đêm trước ngày đảo chánh, có một nhân viên CIA tên là George Carver.  Về mặt nổi, Carver là một nhân viên USOM. (Vĩnh Phúc, sđd. tr. 264-265.)

Lực lượng đảo chánh gồm 4 tiểu đoàn Nhảy dù (1, 3, 4, và 8) và Liên đoàn Biệt động quân.  Sáng ngày 11-11-1960, khoảng 3G:30, nhóm đảo chánh bao vây dinh Độc Lập và chiếm nhà Bưu điện Sài Gòn.  Viên sĩ quan phụ trách việc phá hệ thống điện thoại Sở Bưu điện thiếu hiểu biết chuyên môn, không phá được hệ thống khẩn cấp đặt dưới hầm nhà Bưu điện, nên từ dinh Độc Lập, nơi tổng thống ở và làm việc, tổng thống vẫn liên lạc được với bên ngoài. (Vĩnh Phúc, sđd. tr 266.)

Lực lượng đảo chánh tấn công thành Cộng Hòa (trên đường Thống Nhất, gần Thảo cầm viên tức Sở thú), nhưng Liên binh Phòng vệ Phủ tổng thống đóng ở đây, chống trả mãnh liệt.

Cho đến 5G:00 sáng ngày 11-11, phía đảo chánh chiếm được các vị trí sau đây:  Bộ tổng tham mưu Quân đội VNCH (gần Tân Sơn Nhất), Căn cứ không quân Tân Sơn Nhất, Nha tổng giám đốc Cảnh sát Quốc gia và Nha Cảnh sát đô thành (lúc đó ở vùng đường Nguyễn Cư Trinh -Võ Tánh), Bộ Tư lệnh Quân khu thủ đô (lúc đó ở Hòa Hưng) và bắt giam tư lệnh quân khu là trung tướng Thái Quang Hoàng.  Trong khoảng thời gian nầy (5G:00 sáng), một sĩ quan chỉ huy cuộc đảo chánh là trung tá Nguyễn Triệu Hồng bị tử thương ở gần dinh Độc Lập.

Lúc đó, trong Dinh Độc Lập, ngoài tổng thống Diệm, gia đình Ngô Đình Nhu, còn có Võ Văn Hải, chánh văn phòng tổng thống và đại úy Bằng, sĩ quan cận vệ, cùng bộ phận quân đội phòng thủ. (Hoàng Cơ Thụy, sđd. tr. 2843.)  Quân đảo chánh tìm bắt thiếu tướng Nguyễn Khánh, nhưng trước đó vài tuần, Nguyễn Khánh đã dọn đến một ngôi nhà mới, nên phe đảo chánh không biết.  Khi nghe súng nổ, Nguyễn Khánh kiếm cách trốn vào dinh Độc Lập lúc 3G:30 sáng. (Mark Moyar, Triumph Forsaken, the Vietnam War, 1954-1965, Cambridge: Cambridge University Press, 2006, tr. 110.)

Khoảng 8G:30 sáng 11-11-1960, Đài phát thanh Sài Gòn phát đi nhật lệnh của đại tá Nguyễn Chánh Thi, tự xưng là tổng tư lệnh quân đội cách mạng, gởi tướng lãnh, sĩ quan, hạ sĩ quan và binh lính, tố cáo nặng nề chính phủ Ngô Đình Diệm và kêu gọi quân đội hoàn thành nhiệm vụ cứu nước.

Trong khi đó, về phía chính phủ, tổng thống Diệm giao cho Võ Văn Hải, chánh văn phòng phủ tổng thống, nhiệm vụ liên lạc và nói chuyện với nhóm đảo chánh.  Khoảng trước 9 giờ sáng ngày 11-11-1960, ông Hải gặp Nguyễn Chánh Thi, rồi gặp Vương Văn Đông.  Ông Đông đồng ý điều đình, nhưng yêu cầu tổng thống Diệm phải từ chức và “Hội đồng Cách mạng” sẽ bảo đảm an ninh cho gia đình ông Diệm ra nước ngoài. (Hoàng Cơ Thụy, sđd. tr. 2847.)

Trong dinh Độc Lập, từ sau 10 giờ sáng, tổng thống Diệm dùng hệ thống vô tuyến riêng, đọc lời kêu gọi các lực lượng trung thành với chính phủ đem quân về thủ đô dẹp cuộc đảo chánh, cứ khoảng 5 phút phát một lần. (Nguyễn Chánh Thi, sđd. tr. 131.)  Nguyên văn điện văn như sau: “Đây là Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa, ra lệnh cho Bộ chỉ huy các Quân khu:  Đêm nay hồi 3 giờ sáng, một số sĩ quan trung cấp đã bội phản và phỉnh gạt binh sĩ để mưu đảo chánh tại Thủ đô.  Hiện giờ Tổng tham mưu và Quân khu Thủ đô tạm thời gián đoạn liên lạc, một số sĩ quan cao cấp cũng mất liên lạc.  Vậy các Tư lệnh Quân khu phải bình tĩnh và tự vệ cẩn mật để chờ lệnh của sĩ quan liên lạc Phủ tổng thống.  Đại tá Trần Thiện Khiêm, Quân khu 5, phải cho đoàn Thiết giáp Mỹ Tho lên ngay đậu tại Phú Lâm chờ lệnh, và đại tá Trần Thiện Khiêm lấy một tiểu đoàn lên ngay tại Phú Lâm đợi lệnh.” (Trích: Nguyễn Chánh Thi, sđd. tr. 131.)

Võ Văn Hải làm con thoi liên lạc giữa dinh Độc Lập và nhóm sĩ quan đảo chánh.  Sau khi ông Hải gặp Vương Văn Đông lần thứ 3 tại nhà trung tướng Dương Văn Minh, lúc 12G:30 ngày 11-11-1960, Vương Văn Đông điện thoại và nói chuyện trực tiếp với tổng thống Diệm.  Tổng thống Diệm báo cho ông Đông biết là muốn cải tổ chính phủ thì phải theo thể thức hợp pháp, tức phải thông qua Quốc hội, nhưng ông Đông vẫn nhất quyết đòi tổng thống phải từ chức. (Hoàng Cơ Thụy, sđd. tt. 2849-2850.)

Chiều 11-11-1960, Võ Văn Hải gặp Vương Văn Đông lần thứ tư tại nhà tướng Lionel C. McGarr,  người mới thay tướng Williams đứng đầu đoàn cố vấn quân sự Hoa Kỳ.  Ông Hải đưa ra giải pháp dung hòa là lưu giữ tổng thống Diệm và giải tán chính phủ, chỉ định một thủ tướng mới nhằm thành lập chính phủ lâm thời.  Trung tá Vương Văn Đông đồng ý, nhưng yêu cầu tổng thống Diệm chính thức tuyên bố giải tán chính phủ.

Tối hôm đó, lúc 8 giờ tối 11-11-1960, tổng thống Diệm điện thoại cho đại tướng Lê Văn Tỵ, giao cho ông Tỵ trách nhiệm lập chính phủ quân nhân.  Đại tướng Lê Văn Tỵ công bố trên Đài phát thanh một bản nhật lệnh lúc 9 giờ tối 11-11-1960, gồm ba điểm chính, nguyên văn như sau: “Sĩ quan, Hạ sĩ quan và Binh sĩ Quân đội Việt Nam Cộng Hòa,/ Giữa lúc cuộc chính biến nghiêm trọng diễn ra tại Thủ đô, hôm nay tôi đã hội đàm với Tổng thống Ngô Đình Diệm và đã đi đến những thỏa thuận sau đây để duy trì sự đoàn kết của Quân đội: 1) Tổng thống đồng ý giải tán chính phủ hiện tại sau khi đã thảo luận về vấn đề quốc sự với Ủy ban Cách mạng.  2) Với sự đồng ý của Ủy ban Cách mạng, Tổng thống ủy thác cho một số sĩ quan trong Quân đội Việt Nam Cộng Hòa trách nhiệm thành lập một chánh phủ quân nhân lâm thời.  Chánh phủ nầy tiếp tục cuộc chiến đấu chống Cộng sản để bảo vệ Tổ quốc.  3) Ngay sau khi nhận được lệnh nầy, tất cả các đơn vị phải lập tức ngưng bắn, tiếp tục hoạt động trở lại và phải luôn luôn bình tĩnh đề cao cảnh giác đề phòng sự phá hoại của Việt Cộng.  KBC 4002, ngày 12 thánh 11 năm 1960 / Đại tướng Lê Văn Tỵ/ Tổng tham mưu trưởng QĐ/ VNCH.” (Trích: Nguyễn Chánh Thi, sđd. tt. 144-145.)

Đến 6G:20 sáng 12-11-1960, bản “Tuyên cáo của tổng thống Việt Nam Cộng Hòa” được đưa lên Đài phát thanh do tổng thống Diệm đọc. (Mark Moyar, sđd. tr. 112.)  Nguyên văn bản tuyên cáo như sau: “Quốc dân đồng bào,/ Tiếp theo cuộc nổi dậy tại Thủ đô tối nay, để cho Quân đội chúng ta được toàn vẹn trong cuộc chiến đấu chống cộng, Tôi, Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa, đã quyết định giải tán Chính phủ hiện thời.  Tôi kêu gọi các Tướng lãnh Quân đội Việt Nam Cộng Hòa thành lập một Chánh phủ Lâm thời để có thể chiến đấu chống cộng và bảo vệ xứ sở. Đồng thời tôi sẽ phối hợp với Hội đồng Cách mạng thành lập một chánh phủ Liên hiệp.  Để tránh đổ máu và trấn an dân chúng, tôi ra lệnh Hội đồng các tướng lãnh tìm tất cả các phương pháp thích nghi chấm dứt mọi cuộc tuyên truyền xuyên tạc và ngưng bắn./ Ngô Đình Diệm.” (Trích: Hoàng Cơ Thụy, sđd. tr. 2855.)

Trong khi đó, đại tá Trần Thiện Khiêm đem quân Sư đoàn 7 từ Mỹ Tho và đại tá Huỳnh Văn Cao đưa quân Sư đoàn 5 từ Biên Hòa về thủ đô cứu viện, đến Sài Gòn sáng 12-11.  Lực lượng đảo chánh bắt đầu nao núng.  Vào buổi chiều, các tiểu đoàn Nhảy dù rút lui dần dần.  Quân trung thành với chính phủ Diệm làm chủ tình thế.

Trước khi phi trường Tân Sơn Nhất được quân chính phủ kiểm soát trở lại khoảng trưa ngày 12-11-1960, các sĩ quan đảo chánh dùng phi cơ C-47 rời khỏi Việt Nam, bắt theo trung tướng Thái Quang Hoàng làm con tin.  Qua Cao Miên, trung tướng Hoàng xin trở về Việt Nam, và được Miên trả về Việt Nam ngày 15-11-1960. (Đoàn Thêm, sđd. tr. 283.)

Khoảng 6 giờ chiều ngày 12-11-1960, tổng thống Diệm tuyên bố trên đài phát thanh rằng chính phủ đã dẹp yên quân phiến loạn, hứa “sẽ tiếp tục phục vụ đất nước và dân tộc theo đường lối Cộng Hòa và Nhân vị...” (Chính Đạo, Việt Nam niên biểu, tập I-C, Houston: Nxb. Văn Hóa: 2000, tr. 194.)  Ngày 15-11-1960, tổng thống Diệm thành lập Uỷ ban điều tra về cuộc đảo chánh 11-11-1960, do thiếu tá Trần Khắc Kính cầm đầu.  Uỷ ban nầy làm việc đến cuối tháng 3-1961, thì hoàn tất hồ sơ.

3.-   HẬU QUẢ CUỘC ĐẢO CHÁNH

Sau cuộc binh biến, chính phủ bắt giữ nhiều nhà chính trị đối lập như Phan Quang Đán, Phan Khắc Sửu, Vũ Hồng Khanh, Phan Bá Cầm, Bùi Lương, Trần Văn Tuyên, Nguyễn Xuân Chữ, Đinh Xuân Quảng, Nguyễn Thành Phương, Nguyễn Thành Vinh, Trương Bảo Sơn, Lê Ngọc Chấn … vì liên hệ đến binh biến.  Trong số nầy, một số người trước đây đã ký vào “Tuyên ngôn Caravelle” ngày 26-4-1960.   Trần Văn Hương bị bắt ngày 12-11-1960, nhưng được thả trong vài tuần. (Hoàng Cơ Thụy, sđd., tr. 2866.)  Nhất Linh Nguyễn Tường Tam bị bắt rồi được thả về.

Theo tác giả Nguyễn Tường Thiết (con của Nhất Linh), trong bài “Sự thật về cái chết của Nhất Linh”, nhật báo Người Việt, California ngày 1-2-2012, thì Nhất Linh biết trước cuộc đảo chánh sẽ xảy ra, nhưng Nhất Linh không tham gia và không liên hệ đến cuộc đảo chánh, nên chính quyền Diệm thả Nhất Linh. Theo Vĩnh Phúc, sđd. tt. 220-224, Nhất Linh Nguyễn Tường Tam vào tỵ nạn trong Tòa đại sứ Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan) ở Sài Gòn.  (Nhất Linh quen biết với các lãnh tụ Trung Hoa Quốc Dân Đảng khi hoạt động ở Trung Hoa.)  Đại sứ Vương Tử Kiện nhờ một linh mục Dòng Tên (Jésuite) người Bỉ trình bày với tổng thống Diệm.  Tổng thống Diệm chuyển qua ông Nhu.  Ông Nhu giao cho Trần Kim Tuyến.  Ông Tuyến bảo lãnh với đại sứ Đài Loan.  Tòa đại sứ Đài Loan giao Nhất Linh cho Công an Việt Nam.  Nhất Linh bị giữ hai ngày, làm thủ tục rồi được thả về. Vĩnh Phúc dựa theo tài liệu của Trần Kim Tuyến.

Một nhân vật dân sự quan trọng trong cuộc binh biến ngày 11-11-1960 là Hoàng Cơ Thụy nhờ người Mỹ sắp đặt, giúp ông trốn thoát ra nước ngoài. (Mark Moyar, sđd., tr. 114.)  Trong sách Việt sử khảo luận cuốn 5, Hoàng Cơ Thụy cho biết ông lưu vong từ 4-12-1960 đến ngày 20-11-1963 mới trở về sau khi chính phủ Diệm sụp đổ, nhưng không cho biết nơi lưu vong.  Có tài liệu cho rằng ông Thụy trốn vào Tòa đại sứ Mỹ, qua Phi Luật Tân, rồi qua Nhật Bản.

Số thiệt hại nhân mạng trong cuộc đảo chánh ngày 11-11-1960 là: 20 thường dân và 23 quân nhân thiệt mạng, trong đó có trung tá Nguyễn Triệu Hồng; số bị thương khoảng 54 thường dân và 214 quân nhân. (Đoàn Thêm, sđd. tr. 283.)

Về phương diện chính trị, trong thời gian quân đảo chánh làm chủ Đài phát thanh, chính phủ Diệm bị chỉ trích nặng nề. Trên đài Phát thanh, những sai lầm của chính phủ lâu nay bưng bít, nay có cơ hội được đưa ra ánh sáng và truyền đi công khai khắp nước.

Trong khi thương thuyết với phe đảo chánh, tổng thống Diệm công khai hứa trên đài phát thanh sẽ giải tán chính phủ, thành lập chính phủ lâm thời, nhưng khi lật ngược được tình thế, ông Diệm không giữ lời hứa, quay qua đàn áp những người đảo chánh và các nhóm đối lập mạnh mẽ hơn.  Tổng thống, kiêm nhiệm tổng tư lệnh quân đội VNCH, còn hứa hẹn với đại tướng tổng tham mưu trưởng để ông nầy ra nhật lệnh trấn an các sĩ quan đảo chánh.  Vì nghe lời thượng cấp, các sĩ quan nầy bị đàn áp.  Dân chúng và quân đội nghĩ gì về việc nầy?  Lúc đó dưới quyền lực của chế độ Diệm, không ai dám nói ra, nhưng sự thất hứa của tổng thống đã phải trả giá ba năm sau:  Khi đảo chánh bùng nổ trưa ngày 1-11-1963, từ dinh Gia Long, tổng thống Diệm điện thoại cho trung tướng Trần Văn Đôn trong nhóm đảo chánh lúc 3G.30 chiều hôm đó, hỏi lý do động binh và yêu cầu các tướng đảo chánh đến dinh Gia Long điều đình, nhưng phía đảo chánh không chấp thuận, vì sợ bị sập bẫy như cuộc đảo chánh ngày 11-11-1960. (Mark Moyar, sđd., tr. 268.)

KẾT LUẬN

Như thế, tổng thống Ngô Đình Diệm gặp nhiều chống đối vào khoảng cuối nhiệm kỳ đầu; những người tài giỏi giúp ông Diệm lần lượt tránh xa ông; những bất mãn về nạn tham ô của các quan chức; và nhất là sự chống đối của những đảng phái đối lập và những nhà bất đồng chính kiến.

Thông thường, một chế độ không chấp nhận bất đồng chính kiến, tiêu diệt đối lập chính trị, thì giới đối lập chính trị bị dồn vào thế phải hoạt động bí mật và vì sự sống còn của chính mình, kiếm cách lật đổ chế độ để tự giải thoát.  Trong giai đoạn 1954-1955, Ngô Đình Diệm đã từng nhờ đại tá CIA Mỹ là Edward G. Lansdale để ổn định tình hình, thì lần nầy các sĩ quan đảo chánh cũng nhờ người Mỹ, tạo cơ hội cho người Mỹ can thiệp vào chuyện nội bộ VNCH.

Như thế, có thể nói cuộc đảo chánh ngày 11-11-1960 là tiếng chuông báo động công khai cho chế độ Diệm về những phản đối tiềm tàng trong các tầng lớp dân chúng khác nhau, nhưng rất tiếc sau khi dẹp yên cuộc đảo chánh, tổng thống Diệm chẳng mấy quan tâm đến tiếng chuông báo động nầy.  Phải chăng vì vậy mà cuối cùng chế độ Diệm kết thúc một cách bi thảm năm 1963?

TRẦN GIA PHỤNG

(Toronto, 01-11-2012)

Đàn Chim Việt

 

730 Phản hồi cho “Cuộc đảo chánh ngày 11-11-1960”

  1. conmeo says:

    Về việc dâng nước Việt Nam lên “mẹ Maria”, cá nhân tôi cho rằng đó là hành động cực kỳ trịch thượng, ngu xuẩn và láo lếu.

    Không kể đến phần lớn dân Việt phi Công giáo, chỉ riêng mình tôi, thì xin thưa với ông rằng : tôi và gia đình tôi không theo Công Giáo. Chúng tôi đang sống hợp pháp trong một ngôi nhà hợp pháp trên lãnh thổ Việt Nam. Vậy Công Giáo Việt Nam có cái tư cách gì, hay quyền gì mà dâng nước Việt trong đó có ngôi nhà tôi cho Maria?

    Đấy mới chỉ nói đến vật chất nói chung, vấn đề con người thì sao? Xin thưa, đại đa số dân Việt, trong đó có tôi không phải là cừu non( chiên ). Chúng tôi là người hẳn hoi, vậy đám cừu non và mấy tay chủ chăn kia lấy tư cách và quyền hành gì mà dám dâng chúng tôi lên Maria ? Thật là lố bịch và ngu xuẩn !

  2. conmeo says:

    Kinh dâng nước Việt Nam cho Đức Mẹ MARIA Vô Nhiễm Nguyên Tội

    Lạy Mẹ MARIA Vô Nhiễm Nguyên Tội, chúng con toàn thể giáo hữu Việt Nam hết lòng tin cậy chạy đến cùng Mẹ.

    Mẹ là Mẹ THIÊN CHÚA, là Mẹ chúng con, Mẹ là Nữ Vương Toàn Năng, là Đấng bầu cử cho chúng con trước tòa Chúa. Biết bao nhiêu lần, Mẹ đã cứu vãn Giáo Hội, và các dân tộc trong cơn nguy biến.

    Chúng con hết lòng thành kính hiến dâng Giáo Hội và tổ quốc Việt Nam cho Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ. Để thực hành mệnh lệnh của Mẹ, và để nhờ Mẹ che chở phù trì, ngày nay và mãi mãi.

    Xin Mẹ gìn giữ Giáo Hội Việt Nam. Xin Mẹ soi sáng hàng Giáo Phẩm, dìu dắt và thánh hóa các Linh Mục. Xin Mẹ giúp sức cho toàn thể giáo dân được trung thành giữ luật Chúa, và sốt sắng làm việc tông đồ. Xin Mẹ nâng đỡ và ủi an những anh chị em của chúng con, đang phải khốn khó vì Đạo Chúa.

    Xin Mẹ chúc lành cho tổ quốc Việt Nam. Xin Mẹ hướng dẫn các nhà lãnh đạo dân tộc, xin Mẹ đem tinh thần Phúc Âm thấm nhuần tất cả các cơ cấu quốc gia, xin Mẹ cho toàn thể dân Việt biết đoàn kết, để cùng nhau xây dựng lại giang sơn.

    Nhất là xin Mẹ cứu chúng con thoát nạn Cộng Sản vô thần, để mọi người được sống trong tự do, hòa bình, ngõ hầu Nước Chúa được mở rộng khắp nơi.

    Chúng con nguyện muôn đời ghi nhớ ơn Mẹ, và cùng nhau xây dựng một đền thờ hay một công tác nào khác dâng kính Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ, để lưu truyền cho hậu thế ơn che chở đặc biệt của Mẹ.

    Lạy Mẹ MARIA Vô Nhiễm Nguyên Tội, chúng con thành khẩn kêu đến Mẹ, vì chúng con biết Mẹ sẽ nhậm lời chúng con. Và mặc dầu mọi nỗi khó khăn hiện tại, chúng con tin chắc Trái Tim Mẹ sẽ thắng. AMEN.

    (”Ange Gardien”, n.4, Juillet-Aout/ 2005, trang 23 + Attilio Borzi, ”MARIA nella vita del Giovane”, Edizioni dell’Immacolata, 1993, trang 53-59)

    Sr. Jean Berchmans Minh Nguyệt

  3. Lên Đời says:

    Tân Kỳ Phong viết :
    08/11/2012 at 14:46
    Cuộc đời sống được mấy khi
    Thù hận, chửi bới có ích gì
    Múa may quay cuồng như loài khỉ
    Chửi bới, hận thù, quỉ sa tan
    Kẻ chửi bới, thứ ác gian
    Đặt điều vu khống, nói miên man
    Ác tâm, ác miệng thích chửi càn
    La lối om sòm giống: ngỗng, ngan
    Chưng Sơn, Việt Quốc cứ nói ngang
    Lên Đời và Nguyễn lại bám càng
    Hùa nhau xả rác càng thêm rác
    Làm bẩn diễn đàn, mất khang trang
    Người khôn múa viết xuất chữ vàng
    Kẻ hèn quăng bút chó sủa vang
    Móc méo huyên thuyên, lòng chất chứa
    Thù hận điên cuồng tâm nát tan.

    Lên Đời trả lời :

    09/11/2012 at 16:39
    Đừng đem Chúa đểu với sa tăng
    Là phương tiện trong tay Vatican
    Cầm giữ chien, lamb trong hầm tối đen
    Hòng dọa người đứng thẳng, thông minh
    Ha…Ha…
    Phong ơi, Phong bị chúng nó lừa rồi, tại sao chúng tuyên truyền là thượng đế tạo ra CON NGƯỜI GIỐNG NHƯ HÌNH ẢNH CỦA THƯỢNG ĐẾ, thay vì vậy thì chúng lại in hình ông Dêsu tay cầm cái gậy chăn chien, và dưới chân ông là đàn thú đi 4 chân (Con Lamb) CHỨ CHẲNG PHẢI NHỮNG NGƯÒI GIỐNG ỔNG (NHỎ NHỎ Ở DƯỚI) ĐI BẰNG HAI CHÂN??? Như vậy có phải là chúng láo, và lộn lạo không? Nói một đằng nhưng lại mà con mắt con chien và biến con người thành con chien chỉ biết vâng lời, nên con người trở thành con chien thật, như Phong và tất cả con các con Chiens bị lừa, mà vẫn không biết mình bị lừa, mà vẫn cứ tưởng mình tỉnh táo, và vẫn làm thơ làm phú, nhưng biết đâu là mình đã bị lừa trên tiềm thức, và vô thức hiểu chưa? Đã thấy 3 qủa lừa tai hại chưa? Hãy nghe những người trí mà quay lại, và cứu cả gia đình thóat khỏi qủa lừa của bọn điếm Vatican, và trở về với tổ tiên, dân tộc đi thôi. Chúc Phong tỉnh tỉnh.

  4. Tien Ngu says:

    Sơn à,

    Không nên….tự sướng như Trần dân Tiên, Sơn?

    Những cái tràng giang, tự sướng với nhau của giáo điếm, mang lên đây…mần chứng, thiên hạ bất nhẫn, bỏ qua, không phải là…chiên lờ tịt.

    Bởi những cái chứng của Sơn nó…thúi quá xá, phun liền tù tì thế, chịu sao thấu?

    Chuyện Sơn…hiện thân từ giao điếm dot com, ngậm phân phun Ngô đình Diệm từ mấy năm nay, dân net chằng có ai là không rành.

    Chơi cái trò mua dầm thúi đất, theo kiểu cò mồi VC hát bền, bơm Hồ chí Minh lên thánh, coi bộ hơi xưa. Xí gạt dân net dâu được, kiếm mánh khác đi Sơn.

    Chúc em may mắn.

    • Tien Ngu says:

      Sơn, bỏ cái tật…ta đây đi Sơn, nói chuyện nghe chơi, thách thức gì chớ?

      Khõi…quảng cáo, ai cũng thấy Sơn xuất sắc trong cái vụ…lì đòn rồi. Diễn đàn này có lẽ ai cũng….thương Sơn hết. Công của Sơn hợp xướng tình ca…Ngô đình Diệm, ròng rã gần….mười năm. Còn ai mà không rành?

      Tiên Ngu hát sao mà Sơn phang ẩu rằng anh…cato lích?

      Anh đạo…vòng vòng, Sơn?

      Chỉ cãm thương Phật giáo bị làm nhục, mang tiếng xấu, mà ra tay tế độ…thôi.

      Xưa thì…tự thiêu, xuống đường, nay thì…quốc doanh nội địa nhậu mệt xỉu, tranh nhau xây chùa kiếm đô na hãi ngoại…,
      (Thậm chí còn…hôn môi trên sân khấu với…bê…)

      Nay VC nó láo ra mặt như thế, có thấy anh nào tự thiêu, xuống đường đâu? Chỉ thấy liên tu bất tận chửi rủa công giáo và Ngô đình Diệm, dành…chính nghĩa không hè

      Hết biết rồi. không thấy thương cho Phật giáo?

    • NGÀN MÂY says:

      XÁO MĂNG

      Ta không phải người Catholic
      Sao thấy người giống kít trên đời
      Chưng Sơn ta nói mà chơi
      Sao người nhơ bẩn để đời cười chê
      Người nom chẳng khác tên hề
      Hung hăng bọ xít thỏa thuê chưởi đời
      Khác gì con cún chạy chơi
      Đụng đâu sũa đấy để đời khinh khi
      Thôi ta có nói làm gì
      Có ngày người cũng phải đi vào nồi
      Xáo măng hay chỉ làm dồi
      Chuyện này cứ để cho người tự lo !

      SAO NGÀN

  5. Choi Song Djong says:

    Chó cứ sủa,đoàn người cứ đi.Tội nghiệp cho lũ chó bị xiềng luôn giẫm chân tại chỗ,không biết làm gì khác ngoài cái việc sủa ỏm tỏi,đúng là loài chó.

    • But Thép VN says:

      Thế mới bảo là đầu óc bất bình thường. Hễ nick mang tên Nguyễn và Việt Quốc đút cái gì vào mồm cho là Chưng Sơn nuốt tất tần tật, không cần biết nó là thứ gì, tốt hay xấu!

    • Người Hà nội says:

      Ông này hôm trước bị một chú cờ vàng gọi bằng chó, nay ông lại cất giọng gọi một bác dzàng cờ cũng bằng chó, mấy năm nay ở Nhật tân mấy quán thịt chó sập tiệm vì ít người ăn hay là do chó chạy hết ra hải ngoại rùi hả trời?

  6. D.Nhật Lệ says:

    Trong số những nhà nghiên cứu Sử VN.ở nước ngoài,tôi từng đánh giá Trần Gia Phụng không cưc đoan
    kiểu như Vũ Ngự Chiêu nhưng đọc xong bài này,tôi bắt đầu nghi ngờ khả năng viết sử của TGP.
    Theo như tôi biết,ông TGP.tốt nghiệp Cử nhân Sử (Đại học Huế) do Lm.Nguyễn Phương làm trưởng ban
    và sau đó giảng dạy Sử ở trường trung học PCT.ĐN.
    Lý do một phần là cách ông xử dụng tài liệu cho bài viết này.Đó là bài sử của người tham gia đảo chánh năm 1960 chống lại TT.NĐD.Lẽ ra,để công bình hơn thì ông cần chứng từ Sử của một người trung lập,
    chứ nhờ ngay người “xung đột lợi ích” thế này thì còn vô tư và khách quan đâu nữa,thưa nhà Sử học ?
    Khi người ta làm đảo chính ai là tất nhiên phải lên án tội lỗi ngập đầu cho kẻ đó thì mới có “chính nghĩa”,
    chứ chẳng lẽ dựa vào nhận định “bàng quan” hay sao.Thế nhưng,ông là người viết Sử thì khác,thì phải dựa vào quan điểm trung lập,ông mới nhận định một cách công bình,khách quan được.
    Một phần lý do khác về cách viết Sử dễ dãi,thậm chí là ấu trĩ của ông ở đoạn kết luận “Trong giai đoạn 1954-1955 Ngô Đình Diệm từng nhờ đại tá CIA.Mỹ Edward G.Lansdale đã ổn định tình hình thì lần này
    các sĩ quan đảo chánh cũng nhờ người Mỹ tạo cơ hội cho người Mỹ can thiệp vào nội bộ VNCH.”.
    Làm sao mà ông có thể so sánh một cách vô lý như thế được cơ chứ ? Giai đoạn đầu,NĐD.cần phải
    dựa vàp Mỹ,đứng đầu khối Tự Do thì VNCH.mới thoát khỏi khó khăn LÚC KHAI SINH chế độ VNCH.
    để từ đó mới đủ sức ĐƯƠNG ĐẦU với CsVN.được khối CsQT.yểm trợ chứ ông ? Chẳng lẽ người dân nào có âm mưu phản quốc cũng nhờ tay ngoại bang để lật đổ một tổng thống hợp pháp hay sao ?
    Than ôi,một người dân bình thường cũng không thể có suy nghĩ như thế,nói chi là nhà Sử học !!!

    • Dư Nguyễn says:

      Vì “xung đột lợi ích”, không nên trích dẫn tài liệu của những tên đảo chánh. Đúng rồi, nhưng ông Đoàn Thêm là một viên chức Phủ tổng thống trích dẫn được không? Mầy cái điện văn bằng tiếng Việt và không liên quan đến người Mỹ thì không được dịch ra, nhưng những sự kiện do Moyar thuật lại thì được, vậy mời đọc Moyar xem có khác không. Ông Diệm nhờ CIA thì tốt, còn Vương Văn Đông nhờ CIA là không tốt? Năm 1960, Vương Văn Đông ở thế còn yếu hơn ông Diệm năm 1954. Chính trị mà ông bạn. Nói theo kiểu nầy thì luật số 10 trừng phát tất cả những ai liên lạc với Việt Cộng, còn Ngô Đình Nhu liên lạc với VC, đâm sau lưng quân đội thì OK? Thế mà có một đám người cứ vỗ tay hoan hô cố vấn Nhu liên lạc với VC. Luật số 10 trừng phạt những ai dại dột đóng thuế cho VC còn Ngô Đình Thục đóng thuế cho VC để khai thác gỗ ở Long Khánh cũng OK tuốt luột. Mời đọc nhật ký Đỗ Thọ, người rất kính trọng ông Diệm đó bạn ạ.
      ND

      • D.Nhật Lệ says:

        Thưa ông Dư Nguyễn,
        Vâng,ai chẳng biết chính trị là thủ đoạn nhưng 2 trường hợp khác hẳn
        nhau.Để chống Cộng,ông Diệm nhờ vào ai nếu không phải Mỹ,đứng
        đầu phe Tư Bản và cũng đang có chiến lược ngăn chận CS.
        Thế nhưng,2 nước thông qua lãnh đạo trong quan hệ đồng minh giúp
        đỡ nhau là chuyện bình thường hợp pháp,chứ còn Vương Văn Đông
        hay Hoàng Cơ Thụy là người dân bình thưởng muốn tiếm quyền,chỉ vì
        cạnh tranh quyền lực mà lật đổ chế độ TT.NĐD.là phạm pháp,thậm chí
        phản quốc vì nhờ ngoại bang giúp lật đổ một TT.hợp pháp (được vua
        Bảo Đại uỷ nhiệm và vua cũng không hề ra sắc lệnh VÔ HIỆU hóa cuộc
        Trưng Cầu Dân Ý).
        Nói như ông thì ngay nước Mỹ tự do cũng không hề cho phép người dân
        nhờ ngoại bang lật đổ TT.hợp pháp bằng bạo lực.

  7. Người Hà nội says:

    Thú thật sặc cười quá vì một người ở đây nói VC nó cậy số đông để ăn hiếp Tiên ngu, có thể là giầu trí tưởng tưởng nhưng chắc là sợ VC quá nên nhìn đâu cũng thấy VC cả, nhìn ai cũng thấy hình bóng của VC. Hôm trước có vị nói kiểu chống cộng như vậy có mà chỉ đi đổ thùng cho VC mà thôi, chí lý, chí lý. Nói chung là vào đây có thời gian nói chuyện dzui dzẻ, ai cũng rứa cả, nếu là VC chính hiệu chẳng cần ní nuận làm gì, cứ nằm duỗi mà nghe quý vị chửi nhau thấy khoái lỗ nhĩ mà yên chí lớn là quý vị cùng lắm cũng chỉ đi đổ thùng được mà thôi! Hic, xin lỗi là không muốn xúc phạm ai trên diễn đàn này, chúc cuối tuần rui rẻ!

    • Austin Pham says:

      Thôi, dzô một bát chè xanh rồi còn…Lên Đời nữa chứ.

    • Tien Ngu says:

      Thì xưa nay, lòn lách, đóng kịch để…đưa em vào hạ, có anh cò mồi nào chịu nhận mềnh nà…cò mồi Vc đâu? Chúng phải làm bộ như ta nà…vô tư, mới…công chính chớ?

      Bởi, tự thân chúng cũng biết, VC chỉ có…láo, lừa người kheo khéo, mới….sướng lâu bền…

      Có người Việt tự do nào đi bênh VC, nhận chúng có chính nghĩa…bà lang trọc đâu?

      Xuất thân lũ Cộng ra sao, chúng vận hành đất nước như thế nào, hiếp dâm đại danh từ…nhân dân ra sao, còn ai mà không rành nữa.

      Lúc nào VC và cò mồi cũng….vì nhân dân cả….

      Mắc cười quá.

  8. Lão Trượng says:

    Nói ở nói dai như chó nhai giẻ rách. Khua môi múa mỏ lắm thế, có khác chi mõ làng mà chẳng ai thèm để ý!

  9. Bút Thép VN says:

    Trẻ em hồn nhiên như giấy trắng
    Dính mực rồi sẽ tẩy không ra
    Chém cha cái lũ gian ngoa
    Đem những điều gian dối xả khắp nhà

    • Bút Thép VN says:

      Lên Đời xuống ngựa cách chẳng xa
      Một đêm đến sáng cũng đã là
      Thế gian cũng quá nhiều thay đổi
      Tiếc cho Lên Đời với bộ óc bình vôi
      Đít Diệm Nhu chẳng bao giờ ai hửi
      Chỉ Lên Đời mới biết nó thơm tho
      Vì hận thù nên nickname luôn thay đổi
      Hết Lên Đời, Chứng Són đến meomeo
      Làm người không muốn, muốn làm mèo
      Sủa bậy như loài chó với heo!

      • GIÓ NGÀN says:

        XỎ LÁ

        Hóa ra cùng một cái tên
        Ba que xỏ lại tự xưng Lên Đời
        Chưng Sơn, chứng sớn đáng cười
        Conmeo mèo mữa quả ơi tầm phào
        Ở đời phải ráng thanh cao
        Còn như điếu đóm có nào đáng chi
        Việc đời bao chuyện thị phi
        Làm người chính đáng điều chi phải tường
        Kiểu mà dở dở ươn ươn
        Sũa theo gót chủ ai thương cho mình

        NGÀN KHƠI

      • Lên Đời says:

        “Đút tháng cha” Xin lỗi toàn nhơn loại
        Chỉ chừa một nước Việt ta
        Chỉ bởi 10% đàn le chien u tối
        Cầm chân, Để “Ngài” đỡ tốn lời
        Xin lỗi dân ta!!!
        Cũng bởi nhiều tên
        Như tên “CỜ TÂY”, gỉa cầy gian dối
        Đại Ngàn, Mây chó, nhe răng
        Chúng hung hăng nge lời nguyền rủa cha ông
        là ma qủi, là mọi rợ phương Đông
        Và hoan hỉ đội mũ LE CHIEN vào đầu
        Và qua Mỹ đội thêm chữ LA LEM cho đủ bộ
        Chúng ngu cho đến tận thế Địa Cầu
        Chẳng thể đi đầu thai, đứng thẳng
        Chúng là bút lông kủ thùi,
        Đại Ngàn lui thui, ngu tối
        Ha…ha…ha…

    • Tien Ngu says:

      Giáo Đếm dot com mà có anh Lên đời, thì đúng là…hết phãn. Hát theo kiểu…lên đời này, thì đúng là giáo điếm sẽ….lên đời mãi mãi…

      Mừng quá.

  10. quang phan says:

    Tạt ghé lại bài viết này thì thấy bọn du kích Việt cộng và Ấn Quang vẫn còn tiếp tục bám trụ ở đây với những ý kiến viết dài thườn thượt mà xem ra hoàn toàn chẳng thuyết phục được ai hoặc chẳng có ai đọc vì những người bên phía phe Ngô triều không những không bị thuyết phục mà ngược lại, còn ra đòn phản công mạnh mẽ hợn . Sử dza Trần gia Phụng phen này ắt phải lấy làm khoái tỉ vì chưa từng bao giờ thấy một bài viết của mình thu được nhiều ý kiến như vầy .

    Khiếp quá, ông tổng thống mà cai trị dân tàn ác như vậy vậy sao 40 năm đã trôi qua vẫn chưa có tướng tá hay chính trị gia nào đứng ra vỗ ngực xưng tên tự nhận rằng ” Ải ải, chính ta đây là người đã cho ra quyết định giết tên phản dân hại nước” đặng cho cả nước và cả thế giới biết đến và để lại tiếng thơm muôn đời trong sử sách. Ngưới ta chỉ thấy kẻ này thì đổ cho Dương văn Minh, kẻ kia thì đổ cho Mỹ, kẻ nọ thì tố giác Trần thiện Khiêm, v…v…, thực là mắc cười quá .

    • Từ Song says:

      Theo tôi, bài viết nầy không phải để binh hay chống tổng thống Ngô Đình Diệm. Bài viết đưa ra một số vấn đề. Xin hãy đi vào các vấn đề nầy: 1) Vào cuối nhiệm kỳ thứ nhất, tổng thống Diệm bị nhiều chống đối. (Xin bình luận có hay không). 2) Khi cuộc đảo chánh xảy ra , ông Diệm hứa hẹn với những người đảo chánh sẽ cải tổ. (Có hay không?) 3) Khi quật ngược thế cờ, dẹp đảo chánh, ông Diệm không giữ lới hứa. (Có hay không?) Vì không giữ lới hứa, nên khi cuộc đảo chánh sau đó xảy ra, ông Diệm mời các tướng đảo chánh tới thảo luận, mấy tướng đó không tới. (Có hay không?) Vì sợ bị trả đũa, đưa ra Tòa án, mấy tướng mới giết thảm anh em ông Diệm. (Có hay không?) Cái nhà ông Quang Phan nầy cứ phán như thánh, đao to búa lớn, chụp mũ tác giả là chống ông Diệm, quả thật là quá độc đoán. Như thế có ai dám viết sử nữa. Viết không đúng ý mấy ông là mấy ông chụp mũ cho sướng mà không chịu đi vào tìm hiểu đúng hay sai? Sao ông QP nầy nói giống VC quá. Chụp mũ phản động tuốt luột. Tổng thống Diệm có cái đúng, có cái sai. Cái nào sai thì phải nhận mới tiến bộ được ông QP ơi. Không lẽ ông Diệm sai, nuốt lời hứa mà cứ hít hà tinh thần Ngô Đình Diệm.
      TS

      • Phạm Quốc Thái says:

        Chống đối thì bất cứ chính quyền nào, ở đâu cũng có kẻ chống đối, không nhiều thì ít.

        Đòi hỏi ông Diệm cải tổ nhưng lại không đưa ra một ý kiến rõ nét nào. Đòi cải tổ nhưng không được trọng dụng thì cũng sinh bất mãn, nói là chỉ dùng tay chân bộ hạ!

        Không ai thảo luận với những kẻ đã làm đảo chánh, vì đảo chánh là hành động phản loạn. Phải đưa chúng ra toà án đặc biệt và nghiêm trị, nhất là trong thời kỳ chiến tranh, tiếp tay cho giặc.

        Những người chống cộng mà không có viễn kiến chính trị thì còn nguy hiểm hơn VC, vì chúng có thể núp dưới cái mũ dân chủ để phá hoại.

        Ông Diệm dù có độc tài (nếu có) cũng không thể trụ trì cha truyền con nối kiểu Bắc Hàn hay HCM được. Cũng chỉ hết nhiệm kỳ hai (1966) sẽ có cuộc bầu cử tổng thống!

      • NGÀN SAO says:

        CHO DÙ

        Cho dù là VC chăng nữa thì cũng phải công nhận Phạm Quốc Thái nói đúng.

        SAO TRỜI

      • GIÓ NGÀN says:

        NGU GẤP TRIỆU LẦN

        Tay Chưng Sơn này ai cũng thấy ngu gấp cả triệu lần so với Phạm Quốc Thái !

        SÓNG NGÀN

      • maison says:

        lời hứa với kẻ phản loạn là đưa kẻ phản loạn lên làm chủ còn mình là tớ phải làm theo ?

      • Lên Đời says:

        Hè…hè…, Chỉ có đảng Cần Lao Công Giáo buôn gạo cho CS với giá gấp 3, ăn cắp gỗ đóng thuế cho CS và mang ma túy về từ tam giác vàng đầu độc thanh niên trong nước là không phản loạn thôi, là được muôn năm trường trị nhất thống, gian hồ, ma cô đảo Corse.

        Hì…hì.

Mục phản hồi đã đóng