Cuộc đảo chánh ngày 11-11-1960
1.- TÌNH HÌNH CHUNG TRƯỚC ĐẢO CHÁNH
Sau khi thành lập năm 1955, tình hình an ninh và chính trị Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) khả quan được vài năm thì bị xáo trộn trở lại vào đầu thập niên 60, có thể vì nhiều lý do:
Thứ nhất, tại Hà Nội sau hội nghị Trung ương đảng ngày 13-5-1959 và Đại hội III đảng Lao Động (từ 5-9 đến 10-9-1960), Bắc Việt Nam (BVN) quyết định tấn công Nam Việt Nam (NVN) mà CS nói là”giải phóng” miền Nam bằng võ lực. Theo hiệu lệnh nầy, du kích cộng sản nằm vùng tại NVN từ năm 1954, hoạt động trở lại, quậy phá và tấn công khắp nơi. Miền Nam bắt đầu mất an ninh.
Thứ hai, hiến pháp VNCH ngày 26-10-1956 thừa nhận quyền tự do lập hội (điều 15), tự do nghiệp đoàn (điều 23), nhưng không đề cập đến quy chế chính đảng, quyền lập chính đảng và quyền đối lập chính trị. Chế độ Ngô Đình Diệm không chấp nhận bất đồng chính kiến và đối lập chính trị. Các đảng phái bị đánh dẹp trừ đảng Cần Lao do Ngô Đình Nhu lãnh đạo. Đảng Cần Lao là đảng duy nhất có quân ủy tức ủy ban đảng trong quân đội, ngược với truyền thống đứng ngoài các đảng phái chính trị của quân đội VNCH. Những lãnh tụ đối lập với chính quyền Diệm lần lượt bị bắt giam. (Sau nầy có một số tướng lãnh và sĩ quan gia nhập đảng phái là cá nhân bí mật vào đảng, trong khi tập thể quân đội đứng ngoài đảng.)
Ông Diệm đi vào con đường sùng bái cá nhân. Rõ nhất là ngay từ năm 1955, mỗi lần chào cờ bất cứ ở đâu, bản nhạc “Suy tôn Ngô tổng thống” đều được trình diễn tiếp ngay sau bản quốc ca. Bài hát xưng tụng “Ngô tổng thống, Ngô tổng thống muôn năm...” Ông Diệm biết, nghe, và chứng kiến việc suy tôn mình trong các buổi lễ, mà không ra lệnh sửa sai, dẹp bỏ, nghĩa là ông Diệm đồng lòng với sự suy tôn nầy. (Bản nhạc “Suy tôn Ngô tổng thống” do Thanh Nam đặt lời, Ngọc Bích phổ nhạc.)
Sau khi củng cố được địa vị, trong công việc cai trị, tổng thống Diệm chỉ tin tưởng và trọng dụng những người trong gia đình, những đảng viên Cần Lao và những thủ hạ thân tín chung quanh gia đình của ông. (Vĩnh Phúc, Những huyền thoại & sự thật về chế độ Ngô Đình Diệm, California: Nxb. Văn Nghệ, 1998, tr. 24.) Ngoài ra, “Sau khi đã vững chỗ ngồi, ông [Diệm] quay qua thanh toán những người đã từng sát cánh với ông, đã từng phò tá ông trong những lúc hoạn nạn khó khăn…” (Vĩnh Phúc, sđd. tr. 446), nên nhân tài lần lượt tránh xa ông Diệm, nếu không bị ông thanh toán.
Thứ ba, lúc đó dân chúng than phiền về nạn tham nhũng và lạm quyền của một số viên chức chính phủ hay đảng viên Cần Lao, càng ngày càng gia tăng, làm tổn hại đến uy tín chính trị của chế độ Diệm. Sách hồi ký của các tướng lãnh hay các nhân vật chính trị đương thời đều đề cập đến nạn tham nhũng thời kỳ nầy. (Ví dụ: các sách của Đỗ Thọ, Trần Văn Đôn, Nguyễn Trân, Nguyễn Bá Cẩn …) Tham nhũng thời ông Diệm còn giới hạn chứ không tràn lan như cộng sản ngày nay.
Quốc hội lập pháp khóa 2 được bầu ngày 30-8-1959. Cũng như quốc hội khóa trước, đại đa số đắc cử đều thân chính quyền. Tại Sài Gòn, Nguyễn Trân đắc cử ở quận I và Phan Quang Đán đắc cử ở quận II, nhưng cả hai đều bị “Ủy ban hợp thức hóa” của Quốc hội loại bỏ, vì cho rằng các ông vi phạm luật bầu cử. Ai cũng biết ông Diệm sử dụng Ủy ban hợp thức hóa của Quốc hội để loại bỏ những nhân vật đối lập. (Đoàn Thêm, 1945-1964, Việc từng ngày, Hai mươi năm qua, California: Xuân Thu tái bản, tr. 260.)
Chính phủ Diệm kiếm cách ngăn chận đối lập chính trị, nhưng cũng không cản được 18 chính khách trong Ủy Ban Tiến Bộ và Tự Do, hội họp tại khách sạn Caravelle ở Sài Gòn ngày 26-4-1960, cùng ký kháng thư công khai phản đối chế độ Diệm. Kháng thư nầy thường được gọi là “Tuyên ngôn Caravelle”, phản đối việc kiểm soát báo chí, tố cáo nạn bè phái và yêu cầu tổng thống Diệm nới rộng chính phủ, tái lập các quyền tự do căn bản. (Nguyễn Trân, Công và tội, những sự thật lịch sử, California: Nxb. Xuân Thu , 1992, tr. 324.) Mười tám người nầy là (theo thứ tự A, B, C, họ, chữ lót, tên): Hồ Văn Vui (linh mục), Huỳnh Kim Hữu, Lê Ngọc Chấn, Lê Quang Luật, Lương Trọng Tường, Nguyễn Lưu Viên, Nguyễn Tăng Nguyên, Nguyễn Tiến Hỷ, Phạm Hữu Chương, Phan Huy Quát, Phan Khắc Sửu, Tạ Chương Phùng, Trần Lê Chất, Trần Văn Đỗ, Trần Văn Hương, Trần Văn Lý, Trần Văn Tuyên, Trần Văn Văn. (Trần Văn Đôn, Việt Nam nhân chứng, California: Nxb. Xuân Thu, 1989, tt. 168-169.) Mười tám chính khách nầy thuộc nhiều tôn giáo khác nhau và có nhiều người đã từng giúp đỡ hay cộng tác với ông Diệm.
Các nhân sĩ ký tên vào bản “Tuyên ngôn Caravelle” không bị chính phủ Diệm bắt giam, một phần vì các nhân sĩ nầy uy tín khá lớn, thuộc nhiều thành phần xã hội, tôn giáo và chính trị, kể cả một số đã từng cộng tác với ông Diệm, và một phần khác vì áp lực của Tòa đại sứ Hoa Kỳ.
Lúc đó, về phía Hoa Kỳ, tòa đại sứ ngầm yêu cầu chính phủ Diệm tìm cách cải cách chính trị. Có lần đại sứ Elbridge Durbrow thúc đẩy tổng thống Diệm nên gởi cố vấn Ngô Đình Nhu ra nước ngoài, nhưng tổng thống Diệm không nghe theo những yêu cầu về phía Hoa Kỳ. (Thomas L. Ahern Jr., CIA and the House of Ngo, tr. 138.)
Để đáp ứng tình thế mới, tổng thống Diệm cải tổ chính phủ ngày 18-10-1960, không nới rộng mà chỉ thay đổi các chức vụ sau: bộ trưởng Quốc phòng: Nguyễn Đình Thuần thay Trần Trung Dung; bộ trưởng Nội vụ: Bùi Văn Lương thay Lâm Lễ Trinh; bộ trưởng Tư pháp: Nguyễn Văn Lượng thay Nguyễn Văn Sĩ.
Một biến chuyển quốc tế ảnh hưởng nhiều đến nền chính trị Việt Nam là vào ngày 8-11-1960, trong cuộc tranh cử ở Hoa Kỳ, thượng nghị sĩ John F. Kennedy, ứng cử viên đảng Dân Chủ, đắc cử tổng thống Hoa Kỳ, đánh bại ứng cử viên của đảng Cộng Hòa là Richard Nixon. Nixon nguyên là phó tổng thống trong chính phủ Dwight David Eisenhower (tổng thống hai nhiệm kỳ1953-1961). Thay đổi tổng thống mới theo chính đảng đối lập ở Hoa Kỳ, báo hiệu chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ trên thế giới nói chung và về Việt Nam nói riêng sẽ có những thay đổi mới.
2.- DIỄN TIẾN CUỘC ĐẢO CHÁNH
Cuộc đảo chánh ngày 11-11-1960 do một nhóm sĩ quan cấp tá lãnh đạo. Các nhân vật chính trong binh biến nầy là các trung tá Nguyễn Triệu Hồng, Vương Văn Đông, đại tá Nguyễn Chánh Thi (tư lịnh Lữ đoàn Nhảy dù), và các thiếu tá Phan Trọng Chinh, Phạm Văn Liễu…
Theo Nguyễn Chánh Thi, thì chính ông ta là người chủ xướng cuộc đảo chánh. (Nguyễn Chánh Thi, Việt Nam: một trời tâm sự, California: Nxb. Xuân Thu, 1987, tr. 115.) Tuy nhiên, theo luật sư Hoàng Cơ Thụy, hai trung tá Nguyễn Triệu Hồng và Vương Văn Đông (tùng sự tại Đại học Quân sự Sài Gòn) mới là những người chủ xướng cuộc đảo chánh ngày 11-11-1960 và đại tá Nguyễn Chánh Thi hợp tác vào giờ chót. (Hoàng Cơ Thụy, Việt sử khảo luận, cuốn 5, Paris: Nam Á, 2002, tr. 2824.) Hoàng Cơ Thụy còn trưng ra bản cáo trạng của chính phủ Diệm sau khi cuộc đảo chánh thất bại, theo đó Vương Văn Đông và Nguyễn Triệu Hồng chủ xướng và ép Nguyễn Chánh Thi phải hợp tác.
Nhân vật chính về phía dân sự tham gia vào biến cố nầy lúc đầu là luật sư Hoàng Cơ Thụy. Trong cuộc họp tại nhà Hoàng Cơ Thụy vào đêm trước ngày đảo chánh, có một nhân viên CIA tên là George Carver. Về mặt nổi, Carver là một nhân viên USOM. (Vĩnh Phúc, sđd. tr. 264-265.)
Lực lượng đảo chánh gồm 4 tiểu đoàn Nhảy dù (1, 3, 4, và 8) và Liên đoàn Biệt động quân. Sáng ngày 11-11-1960, khoảng 3G:30, nhóm đảo chánh bao vây dinh Độc Lập và chiếm nhà Bưu điện Sài Gòn. Viên sĩ quan phụ trách việc phá hệ thống điện thoại Sở Bưu điện thiếu hiểu biết chuyên môn, không phá được hệ thống khẩn cấp đặt dưới hầm nhà Bưu điện, nên từ dinh Độc Lập, nơi tổng thống ở và làm việc, tổng thống vẫn liên lạc được với bên ngoài. (Vĩnh Phúc, sđd. tr 266.)
Lực lượng đảo chánh tấn công thành Cộng Hòa (trên đường Thống Nhất, gần Thảo cầm viên tức Sở thú), nhưng Liên binh Phòng vệ Phủ tổng thống đóng ở đây, chống trả mãnh liệt.
Cho đến 5G:00 sáng ngày 11-11, phía đảo chánh chiếm được các vị trí sau đây: Bộ tổng tham mưu Quân đội VNCH (gần Tân Sơn Nhất), Căn cứ không quân Tân Sơn Nhất, Nha tổng giám đốc Cảnh sát Quốc gia và Nha Cảnh sát đô thành (lúc đó ở vùng đường Nguyễn Cư Trinh -Võ Tánh), Bộ Tư lệnh Quân khu thủ đô (lúc đó ở Hòa Hưng) và bắt giam tư lệnh quân khu là trung tướng Thái Quang Hoàng. Trong khoảng thời gian nầy (5G:00 sáng), một sĩ quan chỉ huy cuộc đảo chánh là trung tá Nguyễn Triệu Hồng bị tử thương ở gần dinh Độc Lập.
Lúc đó, trong Dinh Độc Lập, ngoài tổng thống Diệm, gia đình Ngô Đình Nhu, còn có Võ Văn Hải, chánh văn phòng tổng thống và đại úy Bằng, sĩ quan cận vệ, cùng bộ phận quân đội phòng thủ. (Hoàng Cơ Thụy, sđd. tr. 2843.) Quân đảo chánh tìm bắt thiếu tướng Nguyễn Khánh, nhưng trước đó vài tuần, Nguyễn Khánh đã dọn đến một ngôi nhà mới, nên phe đảo chánh không biết. Khi nghe súng nổ, Nguyễn Khánh kiếm cách trốn vào dinh Độc Lập lúc 3G:30 sáng. (Mark Moyar, Triumph Forsaken, the Vietnam War, 1954-1965, Cambridge: Cambridge University Press, 2006, tr. 110.)
Khoảng 8G:30 sáng 11-11-1960, Đài phát thanh Sài Gòn phát đi nhật lệnh của đại tá Nguyễn Chánh Thi, tự xưng là tổng tư lệnh quân đội cách mạng, gởi tướng lãnh, sĩ quan, hạ sĩ quan và binh lính, tố cáo nặng nề chính phủ Ngô Đình Diệm và kêu gọi quân đội hoàn thành nhiệm vụ cứu nước.
Trong khi đó, về phía chính phủ, tổng thống Diệm giao cho Võ Văn Hải, chánh văn phòng phủ tổng thống, nhiệm vụ liên lạc và nói chuyện với nhóm đảo chánh. Khoảng trước 9 giờ sáng ngày 11-11-1960, ông Hải gặp Nguyễn Chánh Thi, rồi gặp Vương Văn Đông. Ông Đông đồng ý điều đình, nhưng yêu cầu tổng thống Diệm phải từ chức và “Hội đồng Cách mạng” sẽ bảo đảm an ninh cho gia đình ông Diệm ra nước ngoài. (Hoàng Cơ Thụy, sđd. tr. 2847.)
Trong dinh Độc Lập, từ sau 10 giờ sáng, tổng thống Diệm dùng hệ thống vô tuyến riêng, đọc lời kêu gọi các lực lượng trung thành với chính phủ đem quân về thủ đô dẹp cuộc đảo chánh, cứ khoảng 5 phút phát một lần. (Nguyễn Chánh Thi, sđd. tr. 131.) Nguyên văn điện văn như sau: “Đây là Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa, ra lệnh cho Bộ chỉ huy các Quân khu: Đêm nay hồi 3 giờ sáng, một số sĩ quan trung cấp đã bội phản và phỉnh gạt binh sĩ để mưu đảo chánh tại Thủ đô. Hiện giờ Tổng tham mưu và Quân khu Thủ đô tạm thời gián đoạn liên lạc, một số sĩ quan cao cấp cũng mất liên lạc. Vậy các Tư lệnh Quân khu phải bình tĩnh và tự vệ cẩn mật để chờ lệnh của sĩ quan liên lạc Phủ tổng thống. Đại tá Trần Thiện Khiêm, Quân khu 5, phải cho đoàn Thiết giáp Mỹ Tho lên ngay đậu tại Phú Lâm chờ lệnh, và đại tá Trần Thiện Khiêm lấy một tiểu đoàn lên ngay tại Phú Lâm đợi lệnh.” (Trích: Nguyễn Chánh Thi, sđd. tr. 131.)
Võ Văn Hải làm con thoi liên lạc giữa dinh Độc Lập và nhóm sĩ quan đảo chánh. Sau khi ông Hải gặp Vương Văn Đông lần thứ 3 tại nhà trung tướng Dương Văn Minh, lúc 12G:30 ngày 11-11-1960, Vương Văn Đông điện thoại và nói chuyện trực tiếp với tổng thống Diệm. Tổng thống Diệm báo cho ông Đông biết là muốn cải tổ chính phủ thì phải theo thể thức hợp pháp, tức phải thông qua Quốc hội, nhưng ông Đông vẫn nhất quyết đòi tổng thống phải từ chức. (Hoàng Cơ Thụy, sđd. tt. 2849-2850.)
Chiều 11-11-1960, Võ Văn Hải gặp Vương Văn Đông lần thứ tư tại nhà tướng Lionel C. McGarr, người mới thay tướng Williams đứng đầu đoàn cố vấn quân sự Hoa Kỳ. Ông Hải đưa ra giải pháp dung hòa là lưu giữ tổng thống Diệm và giải tán chính phủ, chỉ định một thủ tướng mới nhằm thành lập chính phủ lâm thời. Trung tá Vương Văn Đông đồng ý, nhưng yêu cầu tổng thống Diệm chính thức tuyên bố giải tán chính phủ.
Tối hôm đó, lúc 8 giờ tối 11-11-1960, tổng thống Diệm điện thoại cho đại tướng Lê Văn Tỵ, giao cho ông Tỵ trách nhiệm lập chính phủ quân nhân. Đại tướng Lê Văn Tỵ công bố trên Đài phát thanh một bản nhật lệnh lúc 9 giờ tối 11-11-1960, gồm ba điểm chính, nguyên văn như sau: “Sĩ quan, Hạ sĩ quan và Binh sĩ Quân đội Việt Nam Cộng Hòa,/ Giữa lúc cuộc chính biến nghiêm trọng diễn ra tại Thủ đô, hôm nay tôi đã hội đàm với Tổng thống Ngô Đình Diệm và đã đi đến những thỏa thuận sau đây để duy trì sự đoàn kết của Quân đội: 1) Tổng thống đồng ý giải tán chính phủ hiện tại sau khi đã thảo luận về vấn đề quốc sự với Ủy ban Cách mạng. 2) Với sự đồng ý của Ủy ban Cách mạng, Tổng thống ủy thác cho một số sĩ quan trong Quân đội Việt Nam Cộng Hòa trách nhiệm thành lập một chánh phủ quân nhân lâm thời. Chánh phủ nầy tiếp tục cuộc chiến đấu chống Cộng sản để bảo vệ Tổ quốc. 3) Ngay sau khi nhận được lệnh nầy, tất cả các đơn vị phải lập tức ngưng bắn, tiếp tục hoạt động trở lại và phải luôn luôn bình tĩnh đề cao cảnh giác đề phòng sự phá hoại của Việt Cộng. KBC 4002, ngày 12 thánh 11 năm 1960 / Đại tướng Lê Văn Tỵ/ Tổng tham mưu trưởng QĐ/ VNCH.” (Trích: Nguyễn Chánh Thi, sđd. tt. 144-145.)
Đến 6G:20 sáng 12-11-1960, bản “Tuyên cáo của tổng thống Việt Nam Cộng Hòa” được đưa lên Đài phát thanh do tổng thống Diệm đọc. (Mark Moyar, sđd. tr. 112.) Nguyên văn bản tuyên cáo như sau: “Quốc dân đồng bào,/ Tiếp theo cuộc nổi dậy tại Thủ đô tối nay, để cho Quân đội chúng ta được toàn vẹn trong cuộc chiến đấu chống cộng, Tôi, Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa, đã quyết định giải tán Chính phủ hiện thời. Tôi kêu gọi các Tướng lãnh Quân đội Việt Nam Cộng Hòa thành lập một Chánh phủ Lâm thời để có thể chiến đấu chống cộng và bảo vệ xứ sở. Đồng thời tôi sẽ phối hợp với Hội đồng Cách mạng thành lập một chánh phủ Liên hiệp. Để tránh đổ máu và trấn an dân chúng, tôi ra lệnh Hội đồng các tướng lãnh tìm tất cả các phương pháp thích nghi chấm dứt mọi cuộc tuyên truyền xuyên tạc và ngưng bắn./ Ngô Đình Diệm.” (Trích: Hoàng Cơ Thụy, sđd. tr. 2855.)
Trong khi đó, đại tá Trần Thiện Khiêm đem quân Sư đoàn 7 từ Mỹ Tho và đại tá Huỳnh Văn Cao đưa quân Sư đoàn 5 từ Biên Hòa về thủ đô cứu viện, đến Sài Gòn sáng 12-11. Lực lượng đảo chánh bắt đầu nao núng. Vào buổi chiều, các tiểu đoàn Nhảy dù rút lui dần dần. Quân trung thành với chính phủ Diệm làm chủ tình thế.
Trước khi phi trường Tân Sơn Nhất được quân chính phủ kiểm soát trở lại khoảng trưa ngày 12-11-1960, các sĩ quan đảo chánh dùng phi cơ C-47 rời khỏi Việt Nam, bắt theo trung tướng Thái Quang Hoàng làm con tin. Qua Cao Miên, trung tướng Hoàng xin trở về Việt Nam, và được Miên trả về Việt Nam ngày 15-11-1960. (Đoàn Thêm, sđd. tr. 283.)
Khoảng 6 giờ chiều ngày 12-11-1960, tổng thống Diệm tuyên bố trên đài phát thanh rằng chính phủ đã dẹp yên quân phiến loạn, hứa “sẽ tiếp tục phục vụ đất nước và dân tộc theo đường lối Cộng Hòa và Nhân vị...” (Chính Đạo, Việt Nam niên biểu, tập I-C, Houston: Nxb. Văn Hóa: 2000, tr. 194.) Ngày 15-11-1960, tổng thống Diệm thành lập Uỷ ban điều tra về cuộc đảo chánh 11-11-1960, do thiếu tá Trần Khắc Kính cầm đầu. Uỷ ban nầy làm việc đến cuối tháng 3-1961, thì hoàn tất hồ sơ.
3.- HẬU QUẢ CUỘC ĐẢO CHÁNH
Sau cuộc binh biến, chính phủ bắt giữ nhiều nhà chính trị đối lập như Phan Quang Đán, Phan Khắc Sửu, Vũ Hồng Khanh, Phan Bá Cầm, Bùi Lương, Trần Văn Tuyên, Nguyễn Xuân Chữ, Đinh Xuân Quảng, Nguyễn Thành Phương, Nguyễn Thành Vinh, Trương Bảo Sơn, Lê Ngọc Chấn … vì liên hệ đến binh biến. Trong số nầy, một số người trước đây đã ký vào “Tuyên ngôn Caravelle” ngày 26-4-1960. Trần Văn Hương bị bắt ngày 12-11-1960, nhưng được thả trong vài tuần. (Hoàng Cơ Thụy, sđd., tr. 2866.) Nhất Linh Nguyễn Tường Tam bị bắt rồi được thả về.
Theo tác giả Nguyễn Tường Thiết (con của Nhất Linh), trong bài “Sự thật về cái chết của Nhất Linh”, nhật báo Người Việt, California ngày 1-2-2012, thì Nhất Linh biết trước cuộc đảo chánh sẽ xảy ra, nhưng Nhất Linh không tham gia và không liên hệ đến cuộc đảo chánh, nên chính quyền Diệm thả Nhất Linh. Theo Vĩnh Phúc, sđd. tt. 220-224, Nhất Linh Nguyễn Tường Tam vào tỵ nạn trong Tòa đại sứ Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan) ở Sài Gòn. (Nhất Linh quen biết với các lãnh tụ Trung Hoa Quốc Dân Đảng khi hoạt động ở Trung Hoa.) Đại sứ Vương Tử Kiện nhờ một linh mục Dòng Tên (Jésuite) người Bỉ trình bày với tổng thống Diệm. Tổng thống Diệm chuyển qua ông Nhu. Ông Nhu giao cho Trần Kim Tuyến. Ông Tuyến bảo lãnh với đại sứ Đài Loan. Tòa đại sứ Đài Loan giao Nhất Linh cho Công an Việt Nam. Nhất Linh bị giữ hai ngày, làm thủ tục rồi được thả về. Vĩnh Phúc dựa theo tài liệu của Trần Kim Tuyến.
Một nhân vật dân sự quan trọng trong cuộc binh biến ngày 11-11-1960 là Hoàng Cơ Thụy nhờ người Mỹ sắp đặt, giúp ông trốn thoát ra nước ngoài. (Mark Moyar, sđd., tr. 114.) Trong sách Việt sử khảo luận cuốn 5, Hoàng Cơ Thụy cho biết ông lưu vong từ 4-12-1960 đến ngày 20-11-1963 mới trở về sau khi chính phủ Diệm sụp đổ, nhưng không cho biết nơi lưu vong. Có tài liệu cho rằng ông Thụy trốn vào Tòa đại sứ Mỹ, qua Phi Luật Tân, rồi qua Nhật Bản.
Số thiệt hại nhân mạng trong cuộc đảo chánh ngày 11-11-1960 là: 20 thường dân và 23 quân nhân thiệt mạng, trong đó có trung tá Nguyễn Triệu Hồng; số bị thương khoảng 54 thường dân và 214 quân nhân. (Đoàn Thêm, sđd. tr. 283.)
Về phương diện chính trị, trong thời gian quân đảo chánh làm chủ Đài phát thanh, chính phủ Diệm bị chỉ trích nặng nề. Trên đài Phát thanh, những sai lầm của chính phủ lâu nay bưng bít, nay có cơ hội được đưa ra ánh sáng và truyền đi công khai khắp nước.
Trong khi thương thuyết với phe đảo chánh, tổng thống Diệm công khai hứa trên đài phát thanh sẽ giải tán chính phủ, thành lập chính phủ lâm thời, nhưng khi lật ngược được tình thế, ông Diệm không giữ lời hứa, quay qua đàn áp những người đảo chánh và các nhóm đối lập mạnh mẽ hơn. Tổng thống, kiêm nhiệm tổng tư lệnh quân đội VNCH, còn hứa hẹn với đại tướng tổng tham mưu trưởng để ông nầy ra nhật lệnh trấn an các sĩ quan đảo chánh. Vì nghe lời thượng cấp, các sĩ quan nầy bị đàn áp. Dân chúng và quân đội nghĩ gì về việc nầy? Lúc đó dưới quyền lực của chế độ Diệm, không ai dám nói ra, nhưng sự thất hứa của tổng thống đã phải trả giá ba năm sau: Khi đảo chánh bùng nổ trưa ngày 1-11-1963, từ dinh Gia Long, tổng thống Diệm điện thoại cho trung tướng Trần Văn Đôn trong nhóm đảo chánh lúc 3G.30 chiều hôm đó, hỏi lý do động binh và yêu cầu các tướng đảo chánh đến dinh Gia Long điều đình, nhưng phía đảo chánh không chấp thuận, vì sợ bị sập bẫy như cuộc đảo chánh ngày 11-11-1960. (Mark Moyar, sđd., tr. 268.)
KẾT LUẬN
Như thế, tổng thống Ngô Đình Diệm gặp nhiều chống đối vào khoảng cuối nhiệm kỳ đầu; những người tài giỏi giúp ông Diệm lần lượt tránh xa ông; những bất mãn về nạn tham ô của các quan chức; và nhất là sự chống đối của những đảng phái đối lập và những nhà bất đồng chính kiến.
Thông thường, một chế độ không chấp nhận bất đồng chính kiến, tiêu diệt đối lập chính trị, thì giới đối lập chính trị bị dồn vào thế phải hoạt động bí mật và vì sự sống còn của chính mình, kiếm cách lật đổ chế độ để tự giải thoát. Trong giai đoạn 1954-1955, Ngô Đình Diệm đã từng nhờ đại tá CIA Mỹ là Edward G. Lansdale để ổn định tình hình, thì lần nầy các sĩ quan đảo chánh cũng nhờ người Mỹ, tạo cơ hội cho người Mỹ can thiệp vào chuyện nội bộ VNCH.
Như thế, có thể nói cuộc đảo chánh ngày 11-11-1960 là tiếng chuông báo động công khai cho chế độ Diệm về những phản đối tiềm tàng trong các tầng lớp dân chúng khác nhau, nhưng rất tiếc sau khi dẹp yên cuộc đảo chánh, tổng thống Diệm chẳng mấy quan tâm đến tiếng chuông báo động nầy. Phải chăng vì vậy mà cuối cùng chế độ Diệm kết thúc một cách bi thảm năm 1963?
TRẦN GIA PHỤNG
(Toronto, 01-11-2012)
Đàn Chim Việt
Trong số các linh mục di cư từ Bắc vào Nam năm 1954, Linh-mục Thanh là một trong số những linh mục có nhiều ảnh hưởng nhất. Vừa là một người có ý thức hệ cực đoan vừa là cố vấn cho ông Diệm, chính ông là người vẽ ra lá cờ “ba sọc” bay phất phới tại Sàigon cho đến ngày Giải Phóng. Ba sọc đó tượng trưng cho ba miền của Việt Nam: Bắc, Trung, Nam – nhưng cũng là “Ba Ngôi” (Trinity, tam vị nhất thể, chúa cha, chúa con và Thánh thần), ông đã có lần giải nghĩa cho tôi nghe như vậy.” [12]
Cụ Đỗ Mậu nhận xét:
“Một linh mục đã nói ra tôi tin ông không nói dối và trong giai đoạn đó nói dối được cái gì. Linh-mục Thanh còn sống. Tác giả Terzani còn sống, chúng ta có thể kiểm chứng được. Như vậy, người vẽ ra lá cờ vàng ba sọc đỏ là Linh-mục dòng Tên Trần Hữu Thanh, người chấp nhận là Quốc Trưởng Bảo Đại, ông ta là con nuôi của Khâm-sứ Jean Charles. Bảo Đại sang Pháp đi học đã ở nhà bố nuôi từ năm 1922 đến năm 1932 (Bảo Đại còn sống có thể kiểm chứng). Người ký “Pháp Qui Tạm Thời” cho thi hành treo Quốc Kỳ vàng ba sọc đỏ và bài Quốc Ca của Lưu Hữu Phước vào ngày 1/6/1948 tức là ngày 24/4 năm Mậu Tý là Thủ Tướng dân Tây Nguyễn Văn Xuân có vợ đầm, có Đổng Lý Văn Phòng Phủ Thủ Tướng là ông Tây André Bauvais – Người đề nghị lấy lá cờ vàng ba sọc đỏ thay cho cờ quẻ Ly là André Trần Văn Đôn, từng xách cặp, tức “Aide de camp” của ông Xuân.
(Lại có tin ông Nguyễn Văn Tâm, Hùm Xám Cai Lậy, cũng tự nhận là tác giả lá cờ vàng ba sọc đỏ. Lịch sự hình thành lá cờ vàng ba sọc đỏ là như thế.).
Tôi chẳng thấy chỗ nào là có tính dân chủ, chỗ nào là biểu quyết. Có quốc hội đâu mà biểu quyết, và cũng chẳng thấy chỗ nào là biểu tượng quốc gia mà chỉ thấy hình ảnh biểu tượng quốc tế mà thôi, ông Vũ Hoàng Anh Bốn Phương thấy thế nào, xin lên tiếng.
Đến thời Tổng Thống Diệm có dự định thay lá cờ và bài quốc ca của Lưu Hữu Phước. Quốc Hội đã tuyển chọn 350 mẫu cờ của 350 người dự thi mà không chọn được mẫu cờ nào cả, chắc quý vị đã hiểu không có mẫu cờ nào “đẹp hơn” lá cờ cũ. Tuyển chọn 50 bài dự thi thì chọn được một bài là “Việt Nam Minh Châu Trời Đông” của nhạc sĩ Hùng Lân. Bài này khó hát và vì đã là đảng ca của Đại Việt nên cũng bị bác luôn. Đến ngày 17/10/1956, Quốc Hội tuyên bố không chọn được bản quốc ca hay mẫu quốc kỳ nào dự thi cả.
Viết ra như vậy để thấy rằng, trước đây ở trong nước, đã có nhiều người đòi thay đổi lá cờ và bài quốc ca, nhưng đã không làm nổi vì thấp cổ bé miệng hoặc vì lý do chính trị mà họ không thực hiện được. Bây giờ thì lá cờ vàng ba sọc đỏ chỉ còn là biểu tượng của một số người Việt. Đối với quốc tế, lá cờ đó đã là dĩ vãng, không còn nữa.” [13]
Như vậy là có ba nguồn tin khác nhau về tác giả chế ra lá cờ vàng ba sọc đỏ. Chúng ta thấy cả ba nguồn tin trên đây đều ghi nhận tác giả vẽ ra lá cờ này đều có chung một đặc tính là tín đồ và tu sĩ Ca-tô, có nghĩa là nguồn gốc chung của họ là Giáo Hội La Mã hay Tòa Thánh Vatican. Nhưng mỗi nguồn tin trên lại có vẻ rất cục bộ thiếu lai lịch cụ thể. Tại sao “sự ra đời của lá quốc kỳ” lại bí hiểm như thế? Chắc chắn rằng cái nguồn gốc của “cái ban kế hoạch” cho lá cờ này cần phải luôn luôn được che giấu cho đến khi mất tích trong dòng lịch sử. Nói ra thì “lòi đuôi” trắng trợn quá. Câu chuyện có vẻ hợp lý nhất phải nói là: “Một linh mục có thế lực trong thời Bảo Đại, hay một nhóm linh mục “quyết định” dùng lại lá cờ vàng ba sọc đỏ thời Thành Thái, ra lệnh, hay đề nghị với những tay vẽ để minh họa trước khi công bố. Các họa sĩ “được cố vấn” như thế đều có thể được ghi công là tác giả của lá quốc kỳ này.”
Hơn nữa, suy cho kỹ nghĩ cho cùng, hồi đầu thập niên 1890, khi kình chống phe thực dân Pháp, Vatican đã dùng Thành Thái làm con cờ để giành chiếm ưu thế quyền lực và dùng lá cờ vàng ba sọc đỏ làm cờ hiệu cho triều đình Nhà Nguyễn. Tất nhiên, vào cuối tháng 12/1945, khi đề nghị đưa Bảo Đại trở lại ngồi trên ngai vàng, Vatican cũng lại nghĩ đến việc dùng lá cờ vàng ba sọc đỏ này làm cờ hiệu cho triều đình nhà Nguyễn.
Thiết nghĩ rằng tác giả chế ra lá cờ vàng ba sọc đỏ không phải là điều quan trọng. Điều quan trọng là lá cờ này được dùng làm biểu tượng cho thế lực nào, và thế lực đó thực sự đã làm được gì cho đất nước và dân tộc?
Lịch sử và thực tế cho thấy rằng:
1.- Về thế lực khai sinh ra lá cờ vàng ba sọc đỏ, hiển nhiên là thế lực nặn ra chính quyền Quốc Gia do ông Bảo Đại làm Quốc Trưởng cũng là thế lực nặn ra lá cờ vàng ba sọc đỏ. Thế lực đó là Liên Minh Đế Quốc Thực Dân Xâm Lược Pháp – Vatican mà chủ chốt là Vatican Người họa kiểu lá cờ vàng ba sọc đỏ cũng chỉ là người làm theo lệnh của quan thày là Liên Minh Xâm Lược Pháp – Vatican mà chủ chốt cũng là Vatican. Vậy thì tác giả họa kiểu lá cờ này là ông Lê Văn Đệ (một tín đồ Ca-tô), hay Linh Mục Trần Hữu Thanh hoặc là một nhóm linh mục thì cũng chỉ là làm theo lệnh và làm theo ý muốn của quan thày là Vatican mà thôi.
2.- Về tác giả họa kiểu lá cờ vàng ba sọc đỏ, có chính quyền tất nhiên là phải có cờ hiệu. Liên Minh Đế Quốc Thực Dân Xâm Lược Pháp – Vatican đã nặn ra được chính quyền Quốc Gia để làm tay sai cho họ, thì tất nhiên họ cũng phải tìm cách nặn ra lá cờ hiệu cho cái chính quyền bù nhìn này. Vatican là thế lực tiên khởi đưa ra Giải Pháp Bảo Đại vào ngày 28/12/1945, nghĩa là thiết lập chính quyền Quốc Gia để chống lại chính quyền Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa do Cụ Hồ Chí Minh lãnh đạo, tất nhiên Vatican cũng là thế lực đưa ra kiểu mẫu của lá cờ cho bọn tay sai dưới quyền phải làm theo ý muốn của Vatican. Người được Vatican chỉ định làm công việc này có thế là ông Lê Văn Đệ (một tín đồ Ca-tô), cũng có thể là Linh Mục Trần Hữu Thanh và có thể là một nhóm linh mục như tài liệu do John Phan sưu tầm đã khẳng định. Chuyện này cũng giống như một kiến trúc sư phác họa kiểu mẫu một ngôi nhà cho một thân chủ rồi giao cho một chuyên viên dưới quyền thi hành và hoàn tất.
3.- Về ý nghĩa của lá cờ vàng ba sọc đỏ, nếu Vatican là thế lực chủ động đưa ra Giải Pháp Bảo Đại và cũng là thế lực chủ động họa kiểu là cờ vàng ba sọc đỏ, thì cái ý nghĩa của lá cờ này phải đúng với tôn chỉ hoằng dương cái thủ thuyết Chúa Ba Ngôi của Giáo Hội La Mã mà Linh-mục Trần Hữu Thanh đã giải thích như trên.
4.-Về mục đích của việc nặn ra lá cờ vàng ba sọc đỏ, việc thiết lập chính quyền Quốc Gia Việt Nam và chế ra là cờ vàng ba sọc đỏ có mục đích là dùng mấy thứ này làm bức bình phong che đậy cho mưu đồ bất chính trong chính sách dùng người Việt đánh người Việt và dùng tín đồ Da-tô để cai trị đại khối dân tộc thuộc tam giáo cổ truyền. Đây là một đối sách được Liên Minh Xâm Lược Pháp – Vatican sử dụng để đánh phá và chống lại cuộc kháng chiến của nhân dân ta dưới quyền lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam và Mặt Trận Việt Minh. Do đó, chúng ta thấy rằng, trước và sau khi khai sinh ra chính quyền Quốc Gia và lá cờ vàng ba sọc đỏ, bộ máy tuyên truyền của Vatican đã liên tục khua chiêng gióng trống tô hồng chuốt lục cho ông vua bù nhìn Bảo Đại và bọn Việt gian phản quốc bán nước cho Pháp và Vatican bằng những luận điệu bịp bợm với những cụm từ “chính quyền quốc gia”, “chính nghĩa quốc gia”, “người Việt quốc gia” chiến đấu dưới “lá cờ vàng ba sọc đỏ”,
5.- Về việc chính quyền Quốc Gia và lá cờ vàng ba sọc đỏ đổi chủ, tháng 5/1954, tập đoàn cứ điểm của Liên Quân Pháp – Vatican tại Điên Biên Phủ bị thảm bại. Biến cố này khiến cho Pháp bắt buộc phải thương thuyết nghiêm chỉnh với phái đoàncủa chính quyền Việt Nam Kháng Chiến tại Hội Nghị Genève 1954 để công nhận chủ quyền độc lập của dân tộc Việt Nam và rút quân về Pháp trong danh dự. Sự kiện này làm cho Liên Minh Xâm Lược Pháp – Vatican chính thức tan vỡ kể từ đó. Cũng từ đây, Liên Minh Xâm Lược Mỹ – Vatican thành hình, thay thế Liên Minh Xâm Lược Pháp – Vatican làm chủ nhân ông ở miền Nam Việt Nam. Cũng vì thế mà lá cờ vàng ba sọc đỏ được ông chủ mới là Liên Minh Xâm Lược Mỹ – Vatican dùng làm biểu tượng cho chính quyền miền Nam Việt Nam do ông Ca-tô Việt gian Ngô Đình Diệm làm thủ tướng để làm tay sai cho họ. Kể từ đó, số phận lá cờ vàng ba sọc cùng chung một số phận với chính quyền miền Nam Việt Nam và hoàn toàn tùy thuộc vào sự hiện diện quyền lực và đoàn quân Viễn chinh của Hoa Kỳ ở miền Nam vĩ tuyến 17 mà cơ quan đầu nào là Tòa Đại Sữ Mỹ tại Sàigòn, nằm dưới quyền chi huy của chính quyền Mỹ tại Hoa Thịnh Đốn. Ngày nào Tòa Đại Sứ Mỹ ở Sàigòn được lệnh phải cuốn gói ra đi, thì ngày đó chính quyền và Quân Đội miền Nam cùng rã đám, và lá cờ vàng ba sọc đỏ cũng bị khai tử và liệng vào xọt rác. Lịch sử đã cho thấy rõ sự thật này. Ngày đó là ngày 30/4/1975.
Những điều vớ vẩn ở trên đây đang được Conmeo lặp lại như con vẹt là
luận điệu đầy dẫy của nhóm Giao Điểm tuyên truyền đánh phá Công giáo
lâu nay.Thủ đoạn tuyên truyền này là nói đi nói lại một điều dối trá đến một
ngàn lần thì cũng có người tin theo như Conmeo này.
Tưởng cũng nên nhắc lại ở đây là nhóm GĐ.thành lập khoảng năm 1980 ở
Mỹ,đội lốt một nhánh Phật giáo (từng công kích PG.của HT.Thích Quảng Độ).
Nhóm này có vai trò “đánh phá Công giáo” theo như một Phật tử Gs.Nguyễn
Ngọc Bích cũng biết rõ ý đồ của họ.
Những bài của Trần Chung Ngọc thỉnh thoảng được nhà nước CS.cho đăng
trên báo Nhân Dân với lời giới thiệu ca tụng “lên tận mây xanh”.Thế nhưng,đi
đêm có ngày gặp nạn,nên mới để lộ tung tích là một THƯ MẬT của Cục CA.
goị là Tổng cục An Ninh gọi là TCAN số 1020/A41//P4 gửi Đaị tá Lê Công
Hoàng,Cục trưởng Cục Hải Quan để cho phép Bùi Hồng Quang đưa 420
cuốn Giao Điểm số 65 xuất cảnh qua ngã Tân Sơn Nhất ra nước ngoài.Điều
đó chứng tỏ báo in ấn ở trong nước và đa số bài báo là do cán bộ CsVN.viết
nhưng mượn tên người của nhóm GĐ.
Sở dĩ phải nhắc lại như trên là vì Conmeo có lẽ không biết hay giả vờ không
biết những luận điệu cũ rích đó.
Đừng núp trong bụi rậm mà làm rắn phun nọc độc như thế này,Conmeo ơi !
Người ta có thể dùng nịck để lên án bọn VC.phản dân tộc đang biến nước
ta thành chư hầu của Tàu cộng,chứ không nên giở trò chưởi bới hung hăng
kiểu “khấu thuyết vô bằng” và cưỡng từ đoạt lý như đám xã hội đen như vậy,
trừ ra Conmeo có nhiệm vụ góp phần tung hỏa mù,đánh lạc hướng chú ý
của toàn thể đồng bào VN.trong và ngoài nước.(Conmeo là Con mèo,Còn
méo hoặc Còn Mẽo ?).
Người VN luôn có truyền thống yêu nước ngoại trừ giáo gian kito.
Nếu Vatican + giáo gian vẫn còn nuôi mộng kito hoá VN để bóc lột, ngu dân VN thì nhân dân VN phi CS phi kito vì quyền lợi dân tộc, đất nước VN , sẵn sàng cống hiến sự thật về Vatican cho bất kỳ chế độ nào , dù là CS.
Chúng tôi đem ra sự thật về Vatican cho nhân dân VN cảnh giác, cho chính quyền kể cả CS biết.
Quyền lợi dân tộc VN là tối thượng.
Boston: Phát Biểu Của Giới Trẻ Nhân Lễ Giỗ Cố Tổng Thống Ngô Ðình Diệm Ngày 27/10/12
Kính thưa quý vị Lãnh đạo tinh thần,
quý thành viên của Ban Chấp Hành Cộng Đồng Massachusetts,
quý Hội đòan, Đòan thể
và quý quan khách
Kính thưa quý vị,
Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm là một vị lãnh tụ anh minh của dân tộc. Ngày nhận chức làm Tổng Thống Đệ Nhất Cộng Hoà cũng như ngày ra đi của Người đều là những sự kiện quan trọng, thay đổi vận mệnh của đất nước Việt Nam. Những thành quả to lớn trong suốt thời gian Tổng Thống điều hành đất nước luôn được người Việt Nam nhớ đến và biết ơn. Riêng đối với cháu, một người trẻ lớn lên tại Hoa Kỳ, trình độ hiểu biết, kiến thức về công ơn của Người dành cho nhân dân miền nam Việt Nam rất hạn hẹp, nên hôm nay, vào ngày giổ Cố Tổng Thống lần thứ 49, cháu xin phép có đôi lời với các bạn trẻ có mặt ngày hôm nay về những hành động cháu nghĩ chúng ta nên làm để thật sự tỏ lòng biết ơn Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm.
Các bạn thân mến,
Những bạn nào đã học bậc trung học tại Hoa Kỳ, thì chắc bạn cũng có nghe đến hoặc đã đọc những cuốn tiểu thuyết của George Orwell, một nhà văn Anh, tác giả của hai tác phẩm nổi tiếng Animal Farm và 1984. Ông đã từng nói: “He who controls the past controls the future, and he who controls the present controls the past,” tạm dịch là “Ai mà nắm vững được quá khứ, người đó có thể điều khiển tương lai. Và ai có quyền trong hiện tại, người đó có thể uốn nắn quá khứ.” Hai câu nói này rất thích hợp với trường hợp của chúng ta đối với đất nước Việt Nam ngày nay.
Các bạn thân mến,
“Ai mà nắm vững được quá khứ, người đó có thể điều khiển tương lai.” Bởi thế, tôi xin kêu gọi các bạn trẻ cùng với tôi luôn tìm hiểu về quá khứ của chúng ta – qua sách báo, qua những tài liệu trên mạng, qua những tự thuật tiểu sử của những danh nhân, và đặc biệt là những nhân chứng gần gũi nhất với chúng ta – đó là cha mẹ, ông bà của mình. Đặc biệt về ngày giỗ Cố Tổng Thống, tôi nghĩ rằng phải hiểu một cách đứng đắn, tường tận, những việc làm ích quốc lợi dân và lòng yêu nước của Ông. Có được như vậy, thì sự tưởng nhớ Người mới thật sự có ý nghĩa và giá trị. Ví dụ, gần đây, một số bài viết của nhiều học giả đã làm sáng tỏ giá trị đích thực của QLVNCH dưới sự lãnh đạo của Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm. Nhưng không may cho chúng ta, trong hoàn cảnh hiện tại của đất nước, rất khó cho chúng ta học hỏi về quá khứ của mình.
Như phần hai trong lời nói của Ông George Orwell, “Ai có quyền trong hiện tại, người đó có thể uốn nắn quá khứ.” Hiện nay, khi Đảng CSVN đang cầm quyền, thì họ đã bóp méo sự thật – có nói thành không, không thành có, sẵn sàng bôi xoá những thành quả tốt đẹp, to lớn của Cố Tổng Thống. Đảng CSVN đã bóp méo tất cả thông tin bằng nhiều cách, nhưng cách thâm độc nhất là nhồi sọ học sinh, sinh viên về quá khứ của đất nước. Có lần tôi đã có dịp tham dự một lớp học tại Đại Học Bách Khoa Sài gòn. Đến ngày nay, sinh viên vẫn còn bị bắt buộc phải học tư tưởng Hồ Chí Minh. Trong các nước tự do, nhiều sách nghiên cứu về lịch sử Việt Nam đều do CSVN xuất bản và đưa vào thư viện. Như thế, Đảng CSVN đang nắm quá khứ của chúng ta đó. Ví dụ, gần đây, tôi vừa có dịp đọc tiểu sử của cố nhà thơ Nguyễn Chí Thiện mới biết rằng nhà thơ bị bắt tù lần đầu tiên là chỉ vì đã nói sự thật về lịch sử khi được mời dạy thế cho một giáo viên vắng mặt.
Các bạn thân mến,
Dù Đảng CSVN luôn muốn che đậy sự thật, nhưng hoàn cảnh hiện tại đủ điều kiện cho chúng ta tìm hiểu đâu là sự thật về lịch sử Việt Nam. Đó là những kiến thức vô giá mà không ai cướp đi được. Và đó cũng là những vũ khí mạnh nhất của chúng ta trong công cuộc đấu tranh cho Việt Nam. Hành động của chúng ta sẽ luôn được đi đôi với sự hiểu biết chính xác và cân bằng để chúng ta lấy lại được tương lai tốt đẹp, tự do, dân chủ cho Việt Nam. Các bạn ơi, chúng ta hãy tưởng niệm ngày giỗ Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm trong tinh thần này.
Tôi chân thành cám ơn quý vị và các bạn.
KHÔNG CẦN NÓI NHIỀU
Không cần nói nhiều về con người có cái tên nickname “CON MEO” NÀY. Nhưng đọc vào cách thức comment của anh ta, trước tiên người ta thấy ngay sự phản cảm hiện lên lồ lộ. Anh ta có vẻ bôi bát người VN, dân tộc VN, và lịch sử VN. Anh ta giống như thứ tay sai hạng bét của một thế lực nào đó và nhằm chưởi vào đất nước, người VN khác một cách vô tội vạ và hoàn toàn hạ cấp. Điều này không phải là hiếm trên các comment gần đây trên ĐCV. Các giọng lưỡi như vậy quả thật không thuyết phục được ai cả, nhưng chỉ đưa lại sự lợm giọng, bởi tính cách hồ đồ, a dua, không trung thực, không đúng đắn kiểu những hạng người như thế. Nói khác, nếu nó là một ý thức chính trị thì cốt yếu nó chỉ mang tính phản chính trị. Còn không phải ý thức chính trị, mà chỉ là thứ hồ đồ, rê tiền, nô dịch nào đó, quả chỉ khiến người ta ghê tởm về mọi điều vô trách nhiệm, kém ý thức, xuyên tạc một cách hạ cấp những gì là khách quan, chính đáng của lịch sử, mà chưa chắc kiểu loại như thế đã hoàn toàn hiểu hết hoặc hiểu được một cách chân thực và sâu sắc. Chỉ nội cái nickname “Conmeo” đã cho thấy tính cách bậy bạ, hạ cấp, vu vơ, thấp kém, tầm thường rồi, còn nói gì đến những hiểu biết khách quan, đúng đắn,nghiêm túc, xây dựng và chuẩn mực về các ý nghĩa cùng sự kiện lịch sử nữa.
MÂY NGÀN
Lá cờ vàng ba sọc đỏ xuất hiên khởi đầu vào năm 1890 trong thời vua Thành Thái.-
Năm 1890, ngay khi Thành Thái vừa mới lên ngôi, lá cờ vàng ba sọc đỏ được Vatican đạo diễn cho làm cờ hiệu thay thế cho cũ là Đại Nam Kỳ (nền vàng viền lam, chấm đỏ lớn ở giữa đã được dụng từ năm 1885 đến năm 1890).
TÊN CON MEO
Tên Con Meo này làm như Vatican là cha thiên hạ, chỉ đạo hết mọi việc trên đời này. Đây là một giọng điệu phản dân, phản quốc. Kiểu chống công giáo một cách hạ đẳng, không còn biết gì về lịch sử, đất nước VN. Nếu có quan niệm đúng, hãy đưa ra bằng chứng cụ thể những gì mình phát biểu. Còn nói kiểu bôi bát, hạ đẳng, vô bằng, đúng là thứ đốn mạt, hạ tiện, kiểu tay sai cho một phe phái nhằm chống lại phe phái khác, thậm chí nhằm chống lại cái gì khách quan nhất của lịch sử mà có thể còn vượt lên cả các phê phái nói chung. Tên Conmeo này đúng là giọng lưỡi của thứ hạ đẳng, cu li, không còn mang tính cách suy nghĩ của những con người độc lập, khách quan, vượt lên mọi phe phái, vượt ra khỏi mọi tôn giáo để đi tới giá trị chung của một đất nước, một dân tộc mà mọi người đều mong muốn.
NGÀN KHƠI
Cũng theo đúng tinh thần của sắc chỉ này, Giám-mục Puginier, người đại diện của Hoàng Đế Vatican tức Giáo Hoàng Pius IX (1846-1878) tại Bắc Việt vào thập niên 1860 trong thời vua Tự Đức đã đúc kết thành một sách lược mà sau này các nhà viết sửa gọi là Kế Hoạch Puginier.
Theo kế hoạch này, Vatican đã có chủ trương diệt tận gốc, trốc tận rễ các nền văn hóa tam giáo cổ truyền của dân tộc Việt Nam, trong đó nền đạo lý Khổng Mạnh và giai cấp Nho sĩ bị liệt kê vào hàng kẻ thù số 1, vì rằng phong trào kháng chiến đánh đuổi quân xâm lăng Liên Minh Đế Quốc Thực Dân Xâm Lược Pháp-Vatican lúc bấy giờ phần lớn đều do giới Nho sĩ lãnh đạo.
Cũng theo kế hoạch này, nước Việt Nam phải được xé ra làm nhiều tiểu quốc theo biên giới sắc tộc thiểu số và theo biên giới địa lý Bắc Trung Nam. Sau đó, họ sẽ tìm kiếm những người Việt Nam mang quốc tịch Vatican làm quốc vương (thủ lãnh) để thiết lập một chế độ đạo phiệt làm tay sai của Vatican. Rồi từ đó, các chính quyền này sẽ ban hành những luật lệ chuyên chính áp đặt đạo Ca-tô làm quốc giáo và cưỡng bách nhân dân ta phải theo đạo Ca-tô Tô giống như Hoàng Đế Constantine I (306-337) và Hoàng Đế Theodosius I (379-395) của Đế Quốc La Mã đã làm vào thế kỷ thứ 4. (Độc giả có thể tìm đọc Kế Hoạch Puginier ở trong cuốn Đạo Thiên Chúa Và Chủ Nghĩa Thực Dân Tại Việt Nam (Los Angeles, CA: Hương Quê, 1988, tr. 377-414) của Tiến-sĩ Cao Huy Thuần.
NÉN HƯƠNG TƯỞNG NIỆM 1.11.1963
2.11.12
Kính dâng Anh Linh Tổng Thống NGÔ ÐÌNH DIỆM nhân ngày giỗ thứ 49 của Người
Mượn màn “Cách Mạng” để lên ngôi
Phản phúc, đang tâm giết hại Người !
Thân nát chẳng nhòa gương dũng kiệt
Hồn lìa vẫn hiện nét tinh khôi
Một dòng máu chảy, đen sông núi
Bốn phía mây giăng, tím đất trời
Ðạo đức – tài năng – lòng ái quốc
Nghìn thu vằng vặc thế gian soi
Nghìn thu vằng vặc thế gian soi
Công chính, bao người cảm khúc nôi…
Giông tố thuyền đi, mưa gió cản
Bão bùng bến đậu, tuyết sương rơi
Kinh bang tế thế tay chèo lái
Trị quốc an dân dạ đắp bồi
Ý chí, can trường, ai đoản mệnh !
Chín năm Nam Việt sống an vui
Chín năm Nam Việt sống an vui
Là bởi ra công gắng sức bồi
Dẹp giặc bốn vùng vun xã tắc
Giúp dân nửa nước dựng cơ ngơi
Mở mang trí tuệ vươn cùng bạn
Rèn luyện tài năng góp với người
Vườn biếc, nụ xanh vừa mới chớm
Chờ ngày xuân thắm nở hoa tươi
Chờ ngày xuân thắm nở hoa tươi
Nhưng khốn bầy sâu phá nát bời
Tổ quốc đâu bằng tiền với thế
Ðồng bào còn kém chức cùng ngôi
Lưỡi dao bất nghĩa, loài buôn xác
Viên đạn phi nhân, lũ giết người !
Từ đấy non sông đầy máu lệ
Tháng Tư oan nghiệt hận nào nguôi
Tháng Tư oan nghiệt hận nào nguôi
Mấy chục năm qua sống kiếp Hời
Lòng đã đau thương tình cách biệt
Tim còn hờn tủi cảnh chia phôi
Những mong lớp trẻ gầy nên cuộc
Và ước toàn dân dựng lại đời
Cầu nguyện Anh Linh, Hồn Tổ Quốc
Ðưa thuyền Dân Tộc vượt trùng khơi
(Ngô Minh Hằng)
SỰ PHỊA ĐẶT ĐÁNG CĂM GHÉT
Luận điệu của tên Conmeo này đúng là thứ đá cá lăn dưa. Chủ yếu nó chống Catholic, nhưng điều đó có ăn thua gì đến lịch sử VN. Bởi nếu quả Vatican có nhũng mũi vào VN thật, phải đưa ra bằng chứng cụ thể, khách quan, chính xác, chắc chắn. Kiểu tên Conmeo này giống kiểu của thứ tính đồ Phật giáo hạ cấp, hay tín đồ mác xít hạ cấp. Bởi dù là người Phật giáo, dù là cán bộ CS mà đúng đắn, cũng không thể có cái chất giọng hàm hồ, mách qué, coi thường người VN, coi thường dân tộc VN như vậy. Đây đúng là đổ cặn bả, xỏ lá. Chỉ biết lợi ích cá nhân của mình mà chụp mũ, bêu rếu lịch sử đất nước, quả là đồ đê tiện và tội lỗi. Giả dụ Cao Huy Thuần có đưa ra được một số dữ liệu lịch sử nào đó, cũng cần đối chiếu tìm hiểu xem người viết đó có chính xác, nghiêm túc chưa. Không phải chỉ thấy là tin. Đây đúng là kiểu hồ đồ, cá mè một lứa chẳng ra sao cả. Quan điểm truyền giáo của một tôn giáo, đó là quan điểm riêng của tôn giáo đó, kể cả nó có thể có những điều tiêu cực, cực đoan, xấu xa của những cá nhân liên quan. Nhưng nếu chỉ căn cứ vào đó mà đánh giá chung một tôn giáo, một dân tộc, một đất nước, một giai đoạn lịch sử theo kiểu hồ đồ, hạ cấp, xuyên tạc, ấu trĩ thì thật hoàn toàn dốt nát, tai hại, nhảm nhí, thậm chí hoàn toàn cực đoan, tiêu cực và hạ cấp. Tên này giống kiểu chống Catholic một cách bệnh hoạn, cho dù nó thuộc tôn giáo nay hay thuộc quan điểm chính trị nào. Đúng là một loại tiêu cực, phản phé chống lại một loại tiêu cực, phản phé nào đó thôi, chẳng có gì là đúng đắn hay đáng tin cậy cả.
SÓNG NGÀN
Trong bài viết “Thắc Mắc Cần Được Giải Đáp” (Mục nói về lá cờ và ba sọc đỏ) đăng trên sachhiem.net ngày 7/5/2008, Giáo-sư Trần Chung Ngọc ghi nhận:
“Chúng ta có cảm thấy xấu hổ không khi đọc những dòng chữ này trên tờ OCregister.com:
“Bạn có biết không. Ngu xuẩn là chính danh. Pháp và sau đó là Mỹ đã huấn luyện những người ngu dốt để phục vụ cho chúng. Công việc của họ là đánh hơi ra những kẻ nào chống chủ của họ, cộng sản hay không. Họ gọi bất cứ người nào chống lại sự thống trị của ngoại bang là “cộng sản” và cầm tù và giết người đó. Đó là tại sao họ không được sự ủng hộ của dân chúng. Đó là tại sao khi Mỹ tháo chạy thì họ cũng phải tháo chạy. Chế độ Saigon không có ngay cả sự ủng hộ của binh sĩ của mình, đó là tại sao mà chỉ có trong vòng 55 ngày mà quân đội miền Bắc có thể kiểm soát hoàn toàn Nam Việt Nam trong chiến dịch Hồ Chí Minh năm 1975. Một điều mà cái guồng máy chiến tranh lớn nhất trên thế giới không thể làm nổi dù rằng đã làm cả mười năm, đã giết cả triệu người, đã thả 8 triệu tấn bom và đã trải 70 triệu lít chất khai quang màu cam.
Cho đến ngày nay, suốt cuộc đời của họ dính cứng vào cái trạng thái tâm lý đó. Họ nghĩ rằng nếu họ cứ kiên trì hô to những khẩu hiệu trống rỗng như vậy thì họ sẽ được sự ủng hộ để họ đi hiếp đáp những người khác ở trên đất Mỹ này, và lạ lùng thay họ đã thành công. Điều này chứng tỏ một điều. Còn rất nhiều người ngu trên đất Mỹ.
Những người biểu tình chống đối có biết rằng trong thế giới ngày nay mà lên án một người nào là cộng sản thì thật là ngu xuẩn không? Nó đã quá lỗi thời và chứng tỏ là các người thiếu giáo dục.
Tiếc thương
Kẻ hậu sinh xin đốt nén hương lòng tưởng niệm nhân ngày giỗ Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm, vị Tổng Thống khả kính đầu tiên của nước Việt Nam Cộng Hòa)
Một ánh sao băng, tắt giữa trời
Giang sơn từ đấy tối thêm thôi!
Thương người nghĩa khí tàn cơn mộng
Tiếc bậc tài hoa úa mảnh đời!
Khinh bọn túi cơm, loài rắn rết
Giận phường giá áo, lũ đười ươi
Nếu không phản phúc, không tham vọng
Đất nước giờ đây hẳn kịp người!
(Ngô Minh Hằng)
TÊN CON MEO
Tên Conmeo này đưa ra luận điệu của tay “Giáo sư Trần Chung Ngọc” nào đó tưởng là lòe được thiên hạ. Đọc vào luận điều này của tên Giáo sư đó quả là ngay thơ, nông cạn, chẳng biết chút gì về xã hội, về lịch sử khách quan cả. Một tên ngu như Conmeo đi tâng bốc một tên giáo sự Trần Chung Ngọc gà mờ nào đó chỉ làm phản cảm người đọc hiểu biết và làm lố bịch cái được gọi là sự hiểu biết hay trí thức trong phương pháp trình bày và lý luận theo kiểu khoa học.
GIÓ NGÀN
Đúng như lời Linh-mục Trần Tam Tình đã nói ở trên, chính sách ngu dân và giáo dục nhồi sọ của Giáo Hội La Mã thực sự đã biến tín đồ Ki-tô và người dân dưới quyền là “những người Việt Nam hiền lành thành những tên sát nhân cuồng nhiệt”.
Một trong những điểm đặc của các tín đồ Ca-tô người Việt là, đối với những người Việt thuộc các tôn giáo khác, họ quả thật là “những tên sát nhân cuồng nhiệt” cực kỳ man rợ. Chúng có thể chưng ra hàng rừng bằng chứng về sự kiện này. Xin kể ra đây một vài trường hợp để độc giả có ý niệm về các đặc tính cực kỳ dã man của các ông tín đồ Ca-tô người Việt mang danh nghĩa là người Việt Quốc Gia:
1.- Chuyện các ông lính đạo Phát Diệm dưới quyền chi huy của Linh-mục Hoàng Quỳnh bắt được ba người ở làng Lương gần bên đem về đồn tra tấn rồi giết chết cả ba người này rồi cắt cổ lấy đầu xâu và cái sào tre rồi đem cắm ở đầu lằng để khủng bố tinh thần những người dân Lương. Man rợ nhất là một trong ban nạn nhân này, trước khi bị cắt cổ lấy đầu bêu trên cáo sào tre như vậy, đã bị chúng mổ bụng, phang ngực moi lấy mật hòa với rượng trắng, và mọc lấy gan đem nướng rồi cùng ngồi nhậu hả hê với nhau. Chuyện này xẩy ra và khoảng năm 1951 và được sách Bước Qua Ngưỡng Cửa Hy Vọng Hay Đến Bờ Ảo Vọng (San Diego, CA: Mẹ Việt Nam, 1996) kể lại ở nơi các trang 187-193.
2.- Những hành động đốt nhà và giết người bên lương của các ông tín đồ Ca-tô Bùi Chu được người trong cái chăn Ca-tô Bùi Chu do học giả Charlie Nguyễn kể lại với nguyên văn như sau:
“Nguyên nhân của sự “nổi loạn” của tôi là vào năm 1949, tôi đã chứng kiến thảm cảnh của những người “bên lương” bị cha tôi và các cha xứ cùng quê Ninh Cường hợp tác Tây tiêu diệt họ. Có người bị đốt cháy như con chó thui ở tiệm “Cầy Tơ” nhe răng ghê rợn. Có người bị trói thúc ké để chờ bị giao lên đồn Tây. Có người bị đốt nhà và bị bắn thả trôi sông…”[1]
3.- Rất nhiều chuyện tra tấn và giết người tập thể một cách vô cùng dã man của các ông tín đồ Ca-tô nhân danh là người Việt Quốc Gia được sách Những Hoạt Động Của Bọn Phản Động Đội Lốt Thiên Chúa Giáo Trong Thời Kháng Chiến 1945-1954 (Hà Nội, Nhà Xuất Bản Khoa Học, 1965) kể lại nơi các trang 87-120.
Thực ra, không phải chỉ có tín đồ Ca-tô người Việt mới bị Giáo Hội La Mã làm mê hoặc và biến họ thành “những tên sát nhân cuồng nhiệt”, mà hầu như tất cả những tín đồ Ca-tô ở bất kỳ nơi nào cũng đều bị Giáo Hội La Mã mê học và “những tên sát nhân cuồng nhiệt”. Đây là sự thật và đã được trình bày rõ ràng nơi Chương 7 trong cuốn “Người Việt Nam và Đạo Giê Su” của hai tác giả Trần Chung Ngọc và Nguyễn Mạnh Quang. Tác phẩm này đã được lên saschhiem.net từ tháng 1/2008.
Có một điểm đặc biệt là đối với những người thuộc các tôn giáo khác thì tín đồ Ca-tô quả thật là “những tên sát nhân cuồng nhiệt”, nhưng đối với các đấng bề trên của chúng thì chúng lại khúm núm, xun xoe, ninh bợ, run sợ một cách vô cùng hèn hạ đến nỗi khi phải nói chuyện với các đáng bề trên để trình bày một vấn đề gì thì họ tở ra vô cùng “run sợ vì có thể bị coi như là vô lễ và phạm thượng”:
”Vấn đề được nêu lên ở đây với tất cả mạo muội và run sợ vì có thể bị xem như là vô lễ phạm thượng. Chúng tôi trông vào sự độ lượng của hàng giáo phẩm cũng như hy vọng rằng sự trưởng thành của giáo dân ở thời đại này sẽ giúp thật nhiều cho sự thể hiện lý tưởng Ki tô hữu”.[2].
Họ ngu xuẩn đến độ “làm cái gì cũng sợ tội, sợ Chúa (Giáo Hội của họ) trừng phạt” (như đã trình bày rõ ràng trong Chương 9 ở trên) và hèn hạ và khốn nạn “đến nỗi có những linh mục nói rằng, “Tòa Thánh đánh rắm cũng khen thơm.”[3]
Cũng nên biết là cũng “những tên sát nhân cuồng nhiệt’, “hèn hạ và đê tiê tiện” ấy, khi có một ít chữ nghĩa, làm được vài ba bài thơ con cóc, hay viết vài cuốn sách tầm phào, láo khoét (rồi tự cho là trí thức), hoặc là có địa vị của một tu sĩ hay nắm giữ một chức vụ nào đó trong Giáo Hội hay trong chính quyền, thì họ trở thành vô cùng hợm hĩnh và cực kỳ lưu manh. Đứng đầu bọn người lưu manh này là các Ngài đại diện Chúa và bọn người có một chút chữ nghĩa hoặc là hoạt động trong ngành truyền thông, hoặc là những tên hoạt đầu lúc nào cũng băng xăng thậm thụt giữa nhà thờ và chính quyền để cầu cạnh kiếm chác danh và lợi hầu có thế vểnh mặt lên vênh váo với đời.
LẠ KỲ
Thằng này có đạo Phật chăng
Sao mang chưởi bới Vatican lạ kỳ
Chắc là Phật dỏm có khi
Tối ăn thịt chó sáng đi vô chùa
Hay là Mao ít chẳng vừa
Cam tâm vẩn đục mọi điều thế gian
Cứ nghe giọng lưỡi oang oang
Chỉ toàn ngu dại, gian ngoan một trời
Thế nên mới biết trên đời
Nhưng loài cặn bã dễ thời đổ đi
Phật nào có kiểu như ri
Chúa nào có kiểu ngu si thế này
Chắc là thuộc giống họ cầy
Chuyên môn sũa bậy bóng ai qua đường !
SÓNG NGÀN
Trong những nạn nhân của chúng, các ngôi chùa hay các nhà tu hành Phật Giáo là chúng thù ghét nhất. Thù ghét Phật giáo và thù ghét tất cả các tôn giáo khác là bản chất của đạo Thiên Chúa La Mã. Riêng Phật giáo Việt Nam ở hải ngoại đã trở thành mục tiêu số một cho chúng (tín đồ Ca-tô mang danh nghĩa là người Việt Quốc Gia) nhắm tới để đánh phá và hủy diệt, nếu không hủy diệt được, thì phải tìm đủ mọi cách để khống chế tối đa. Lý do là vì chúng cho rằng sở dĩ chế độ đạo phiệt Ca-tô Ngô Đình Diệm bị lật đổ vào ngày 1//11/1963 và bản thân anh em hai tên bạo chúa Ngô Đình Diệm và Ngô Đình Nhu bị tóm cổ và bị đập chết vào sáng ngày 2/11/1963 là do Phong Trào Phật Giáo chống đối mà gây ra. Chúng vẫn còn mang mối hận đó cho đến ngày nay.
Ở Bắc Mỹ, các nhà tu hành Phật giáo người Viêt dễ dàng bị chúng bắt nạt nhất. Lý do: Họ là những người thoát tục, nương thân vào cửa Phật, dành toàn phần thời giờ để tu hành và hoằng dương chính pháp, cho nên, họ không thể đi làm toàn phần để kiếm tiền sinh nhai. Vì thế mà cuộc sống của họ và việc phát triển ngôi chùa nơi họ trụ trì hoàn toàn trông cậy vào sự đóng góp tự nguyện của Phật giáo đồ tại địa phương. Biết rõ tình trạng này của các nhà sư, chúng tìm đủ mọi cách để khai thác. Thông thường nhất là chúng dùng thủ đoạn cưỡng bách họ phải khuất phục chúng và làm theo ý muốn của chúng. Vị sư nào cứng rắn tỏ ra bất khuất, không ngheo theo chúng và không làm theo ý muốn của chúng, chúng liền thêu dệt ra đủ điều chụp mũ cho là Cộng Sản và đem những chuyện xấu xa do chúng bịa đặt ra để bêu riếu và hạ nhục nhà sư đó, rồi thì hành kế sách thâm độc là xúi giục Phật giáo đồ tầy chay, không đi chùa, không đóng góp nhân lực và vật lực ủng hộ ngôi chùa của nhà sư đó nữa. Tiếp theo là chúng tụ tập lại với nhau, trương cờ vàng ba sọc đỏ và biểu ngữ với những nội dung chống đối và miệt thị nhà sư trụ trì tại ngôi chùa đó, rồi kéo nhau đến cửa chùa hô lớn những khầu hiệu chống đối làm náo động và gây trở ngại lưu thông cho các khu phố chung quanh. Đây là những trường hợp của Chùa Việt Nam của thày Pháp Châu tại số 16042 Magnolia Ave., Fountain Valley, CA 92708 và Chùa Đức Viên ở San Jose, California. Sở dĩ Chùa Việt Nam của Thày Pháp Châu (ở Nam California)và Chủa Đức Viên (ở Bắc California) có thể cứng rắn, không chịu khuất phục bọn chúng là vi ở địa phương của hai ngôi chùa này có rất nhiiều Phật giáo đồ đã biệt rõ bộ mặt thật ghê tởm của chúng, cho nên họ đã không bị sa vào cạm bẫy của chúng để rồi bị chúng lừa gạt. Họ đã tỏ ra cương quyết cứng rắn hết lòng ủng hộ nhà chùa.
Phần lớn các ngôi chùa ở các địa phương khác ở Bắc Mỹ này không được may mắn như trường hợp hai ngôi Chùa Việt Nam của thày Pháp và Đức Viên trên đây. Lý do: Tại địa phương của các ngôi chùa này có quá nhiều Phật Giáo đồ hoặc là vì quá nhẹ dạ nghe theo lời chúng xúi giục, hoặc là đã bị chúng đồng hóa thành loại “người Việt Quốc Gia” như chúng”, hoặc là vì bản chất xu thời đi theo kẻ mạnh mà vào hùa với chúng để cùng chống đối và tẩy chay nhà Chùa với hy vọng sẽ kiếm được chút hão danh trong đám người vong bản phản dân tộc này. Hậu quả là các ngôi chùa nạn nhân đó bị cô lập và tài chánh bị khủng hoảng. Cuối cùng, vì sinh tồn, các ngôi chùa này đành phải nín thở qua sông, nghe theo lời chúng, làm theo ý muốn của chúng và treo lá cờ vàng ba sọc đỏ sánh ngang cùng với lá cờ Phật giáo.
Thật là oái oăm và mỉa mai khi một ngôi chùa thờ Phật lại phải dương cao ngọn cờ của cái chế độ luôn luôn có chủ trương bách hại Phật giáo và đã có thành tích kỷ lục về tội ác này khiến cho toàn thể nhân dân thế giới đều công phẫn và sách sử đã khẳng định rằng cái chế độ khốn nạn đó là của một tên bạo chúa trong số 100 (một trăm) tên bạo chúa ác độc nhất trong lịch sử nhân loại.
Chính vì cái bản chất ghê tởm này, mà từ cuối thập niên 1970 cho đến nay, với danh nghĩa là “người Việt Quốc Gia” dùng chiêu bài “chống Cộng” cùng với khẩu hiệu “giữ vững lăn ranh Quốc – Cộng” và “bảo vệ lá cờ vàng ba sọc đỏ”, tín đồ Ca-tô người Việt và bọn lưu manh xu thời đón gió trở cờ người Việt ở Bắc Mỹ đã gây ra không biết bao nhiêu là tội ác qua những vụ khủng bố và sát hại những người khác tôn giáo hay bất đồng chính kiến với chúng một cách hết sức thô bạo và cực kỳ man rợ.
LOẠI HẠ ĐẲNG
“Con Meo” hạ đẳng rõ ràng
Cái tên đã thấy làng nhàng khó ưa
Đúng là không chó bắt bừa
Buộc mèo ăn cứt để vừa lòng ai
Chuyện đời tôn giáo đúng, sai
Hay gì chưởi đổng, có ai hơn mày
Cho dầu sãi ở trong chùa
Không ai ngu cỡ đầu lừa, như mi
Chắc mày cái đạo chi chi
Hay là đạo tặc, hơn gì được ai
Đố mi meo mãi mới tài
Con Meo, Con Méo, hỏi ai con gì ?
GIÓ NGÀN
Phó Tổng Thống Trần Văn Hương già lụ khu, một ông giáo đạo đức giả, được đôn lên làm tổng thống. Chủ Tịch Hạ Viện Nguyễn Bá Cẩn được đưa lên làm thủ tướng thay thế ông Trần Thiện Khiêm được mấy ngày cũng xin từ chức rồi bỏ trốn. Các tướng lãnh như Cao Văn Viên (Tổng Thâm Mưu Trưởng), Đặng Văn Quang (Cố Vấn An Ninh Phủ Tổng Thống), Nguyễn Văn Toàn (Tư Lệnh Quân Khu 3 kiêm Tư Lệnh Quân Khu Thủ Đô), Nguyễn Khắc Binh (Tổng Giám đốc Cảnh Sát Quốc Gia), Đỗ Kiến Nhiễu (Đô Trưởng Sàigòn), Ngô Quang Trưởng (Tư Lênh Vùng 1 kiêm Quân Khu 1), Lâm Quang Thi (Tư Lệnh Phó Quân Đòan 1),Trần Văn Minh (Tư Lệnh Không Quân), Lê Quang Lưỡng (Tư Lệnh Nhẩy Dù), Dư Quốc Đống, Vĩnh Lộc, Đồng Văn Khuyên, Phạm Quốc Thuần, Vĩnh Lộc, Ngô Du, Bùi Đình Đạm, Nguyễn Văn Minh (Minh Đờn), Trần Văn Trung (Chiến Tranh Chính Trị), Nguyễn Cao Kỳ, Huỳnh Bá Tĩnh, Nguyễn Hữu Tần, Võ Xuân Lành, Nguyễn Ngọc Oánh, Lê Nguyên Khang, v.v… lớp lớp tranh nhau đào tẩu chạy ra hải ngoại. Các thượng nghị sĩ và dân biểu quốc hội như Nguyễn Văn Chức, Hùynh Văn Cao, Nguyễn Văn Ngải, Phạm Nam Sách, Trương Tiến Đạt, Hoàng Xuân Tửu, Trần Văn Đôn, Tôn Thất Đính, Nguyễn Bá Lương, Nguyễn Văn Ngải, Nguyễn Gia Hiến,. v.v.., bỏ cờ, bỏ lính, bỏ Thượng Viện, bỏ Quốc Hội, bỏ dân chúng, kẻ trước người sau theo nhau vắt chân lên cổ chạy thục mạng để thoát thân, giống như tàn quân Quốc Dân Đảng của Tưởng Giới Thạch tranh nhau chạy khỏi Hoa Lục vào mùa Hè-Thu năm 1949.
“Mùa xuân một chín bảy lăm,
Tướng đầu cuốn gói, ba quân ngỡ ngàng.” (trích Bài Thơ Cho Con -NMQ)
Miền Nam, đặc biệt là dân chúng trong các thành thị, quả thật đã như “rắn đã mất đầu”. Vào những ngày trong tuần lễ chót của tháng 4/1975, từ Phan Rang trở vào Sàigòn, quân lính lang thang lếch thếch cởi bỏ quân phục, liệng bỏ vũ khí và quân trang, lo chạy cho thoát. Cảnh sát, công an, mật vụ cũng biến dạng. Chỉ còn lại đám dân đen ngơ ngác, lặng nhìn giang sơn đổi chủ.
Chính thức dâng nước Việt Nam cho Đế Quốc Vatican: Tháng 2/1959, chính quyền đạo phiệt Da-tô tổ chức một cuộc đại lễ vô củng trọng thể tại Saigòn để dâng hiến nước Việt Nam cho Tòa Thánh Vatican được ngụy trang bằng cụm từ “dâng nước Việt Nam cho Đức Mẹ Vô Nhiễm”.[xxiii] Như vậy là kể từ đó, miền Nam Việt Nam được chính thức coi như là của riêng của Tòa Thánh Vatican tức là của riêng của Giáo Hội La Mã và tín đồ Da-tô người Việt. Cũng vì thế mà từ ngày 30/4/1975, chúng ta không lấy làm ngạc nhiên là tín đồ Da-tô người Việt và bọn người lưu manh xu thời ở hải ngoại thường sử dụng từ kép “mất nước”.
5.- Chuẩn bị công cụ để tiến hành Ki-tô hóa miền Nam bằng bạo lực: Muốn biến miền Nam theo Công Giáo hết trong vòng muời năm đúng như chương trình của ông Ngô Đình Nhu như đã nói ở trên, thì phải có phương tiện hay công cụ. Giáo Hội La Mã đã có kinh nghiệm về vấn đề này cả gần hai ngàn năm, cho nên Hội Đồng Giám Mục Việt Nam cũng như anh em nhà Ngô và Đảng Cần Lao Công Giáo đã thiết lập tới 13 tổ chức (cơ quan) mật vụ, công an, lực lượng đặc biệt khác nhau[xxiv]. để làm công cụ cho những chiến dịch “mở mang nước Chúa” trong kế hoạch này. Phải chăng đây cũng là một phương cách của chính quyền đạo phiệt Da-tô Ngô Đình Diệm đáp ứng lời thỉnh cầu trong lá thư đề ngày 25/2/1955 của tên Da-tô Phát Diệm Nguyễn Văn Chức?
6.- Chuẩn bị tư cách pháp lý để tiến hành kế hoạch Ki-tô hóa miền Nam bằng bạo lực: Để cho có vẻ bề ngoài pháp lý, làm bình phong che đậy cho cái mưu đồ “biến miền Nam thành Công Giáo hết trong vòng mười năm” theo tinh thần Sắc Chỉ Romanus Pontifex của Giáo Hội La Mã đã được ban hành vào ngày 8 tháng 1 năm 1454 trong thời Giáo Hoàng Nicholas V (1447-1455), chính quyền Ngô Đình Diệm được lệnh phải ban hành những sắc lệnh, sắc luật, dụ, và luật trá hình làm căn bản pháp lý để lừa gạt những người ít học và để bật đèn xanh cho các tổ chức quân đội, công an, mật vụ và cảnh sát đẩy mạnh kế hoạch Ki-tô hóa nhân dân miền Nam bằng bạo lực. Những sắc lệnh, sắc luật, dụ và luật này đều được sách sử ghi lại rõ ràng. Sách Việt Nam Niên Biểu 1939-1975 – Tập I C 1955-1963 viết:
“11/1/1956: Sàigòn: Diệm ký Sắc Lệnh số 6 bắt giữ bất cứ ai có hành động làm hại đến an ninh công cộng.
Theo tài liệu chính phủ, trong năm 1956 có khoảng 20 ngàn cán bộ CS bị cải huấn tại trại tập trung. Đáng kể nhất là trung tâm Phú Lợi.”[xxv]
“21/8/1956: Sàigon: Diệm ra Sắc Luật 47: Lên án tử hình những hành vi phá rối trị an có liên hệ với Cộng Sản.”[xxvi]
“6/5/1959: Sàigòn: Diệm ban hành Luật 10/59 nhằm diệt Cộng và thiết lập toà án quân sự lưu động để xét sử cán bộ Việt Cộng. Tòa án này có quyền chung thẩm; dùng Dụ số 47 năm 56 để trừng trị Việt Cộng.” [xxvii]
Sự kiện này cũng được sách Việt Nam 1945-1975 ghi lại đầy đủ và rõ ràng với nguyên văn như sau:
“Ngoài ra, cần phải nhắc đến sắc lệnh số 10/62 hạn chế tự do cá nhân do Tổng Thống ban hành ngày 16/5, qui định mọi cuộc hội họp hay tụ họp dù là xum họp gia đình cũng phải có giấy phép của Sở Cảnh Sát địa phương.
Về mặt an ninh, từ tháng Giêng 1956 đã có sắc lệnh 6/56 của Tổng Thống cho phép các cơ quan an ninh bắt giữ bất cứ người nào có hành động phương hại đến an ninh quốc gia. Tháng Năm 1959, lại có đạo luật số 10/59 thiết lập Tòa Án Quân Sự Lưu Động để gia tăng hiệu lực ngăn chặn những hoạt động khủng bố của cộng sản. Tháng Năm 1962, Tổng Thống lại ra Sắc Lệnh số 11/62 thiết lập Tòa Án Quân Sự Mặt Trận tại ba Vùng Chiến Thuật với thẩm quyền kết án chung thân mà người bị kết tội không được phép kháng cáo. Các bản án tử hình đều được trình lên Tổng Thống xem xét và quyết định. Tất cả những văn kiện pháp lý này đều có lý do là ngăn ngừa và trừng trị những hành động phá hoại của cộng sản. Đó là một sai lầm chính trị quan trọng của Ngô Đình Diệm không những làm suy yếu hàng ngũ quốc gia mà còn khiến cho nhiều người yêu nước ở miền Nam đồng ý hợp tác với cộng sản. Thật khác hẳn với chủ trương liên hiệp với những lãnh tụ quốc gia, dù chỉ là sách lược tạm thời, của Hồ Chí Minh sau Cách Mạng Tháng Tám 1945 để xây dựng và củng cố lực lượng kháng chiến chống Pháp. Sách lược đó cũng đã được sử dụng thành công chống lại Ngô Đình Diệm mà kết quả là sự ra đời của Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam.
Trong khi đó, sách Thập Giá Và Lưỡi Gươm ghi nhận:
Tổng số giáo dân Da-tô ở miền Bắc vĩ tuyến 17 trước ngày di cư là 1.390.000.
Tổng số giáo dân Da-tô sau ngày di cư là 846.500.
Như vậy, số giáo dân di cư vào Nam là 1.390.000 – 846.500: 554.500. [xix]
Người viết không biết rõ con sô tín đô Da-tô vốn đã sinh sống ở miền Nam (không phải là tín đồ Da-tô di cư từ miền Bắc) là bao nhiêu. Tuy nhiên, theo sử phỏng đoán của chúng tôi, con số tín đồ Da-tô vốn đã sinh sống ở miền Nam vào thời điểm 1954, nhiều lắm thì cũng chỉ độ từ (1.700.000 – 1.390.000 = 310.000. Đây chỉ là phỏng đoán. Tóm lại tổng số tín đồ Da-tô ở miền Nam vĩ tuyến 17 (cả những người vốn đã ở miền Nam tử trước năm 1954 và những người di cư tử miền Bắc) vào thời điểm tháng 4/1955, nhiều lắm cũng chỉỉ vào khoảng từ 800,000 đên 900.000 người trên tổng số dân vào khoảng 15 triệu dân miền Nam.
Trong thời gian này, Hoa Kỳ để mặc cho Hội Đồng Giám Mục và anh em ông Ngô Đình Diệm lo việc quản lý miền Nam miễn là đừng quá trớn, không được làm gì ngược với chủ trương và chính sách của Hoa Kỳ và cũng không được làm gì làm tổn thương đến danh dự của Hoa Kỳ, hoặc là làm cho Hoa Kỳ mất mặt với nhân dân thế giới. Nhờ vậy, anh em ông Diệm và giới tu sĩ Da-tô mới có thể tự tung tự tác bất kể là Hoa Kỳ đã hết lời khuyên răn, đã tìm đủ mọi cách để kìm hãm và răn đe nhưng cũng không thể nào ngăn chặn được chế độ đạo phiệt Da-tô Ngô Đình Diệm chèn ép, hà hiếp đại khối nhân nhân bị trị thuộc các tôn giáo khác, và tàn sát hơn 300 ngàn người bằng trăm phương ngàn kế trong những “chiến dịch làm sáng danh Chúa” ở Liên Khu V được ngụy trang bằng danh nghĩa “những chiến dịch tố Cộng” (đã nói trên). Động lực chính của những hành động bạo ngược và dã man trên đây đều do cái bản chất háo sát, khát máu, xấc xược, ngược ngạo, dã man, hợm hĩnh và ngu xuẩn do Giáo Hội đã cấy vào đầu óc họ mà ra. Sở dĩ tất cả tín đồ Da-tô cuồng tín đều có cái bản chất ghê tởm này cũng vì do thói quen họ phải “tuyệt đối tin tưởng Tòa Thánh Vatican” và tin tưởng một cách mù quáng rằng “chỉ có Giáo Hội La Mã mới là sự thật và chỉ có sự thật mới có quyền ăn nói. Người sai lầm thì chỉ có mỗi một quyền: quyền sửa sai”.
Được Hoa Kỳ trao gần trọn quyền quân lý việc nội chính miền Nam Việt Nam, Giáo Hội La Mã và tín đồ Da-tô cho rằng miền Nam là của riêng của chúng. Vì thế chúng mới có những hành động và việc làm ngang ngược như sau:
1.- Tuyên bố công khai tiến hành Kế Hoạch Ki-tô hóa miền Nam bằng bạo lực: Ông Da-tô Ngô Đình Nhu công khai tuyên bố trắng trợn rằng “Đã có một chương trình chỉ cầm quyền mười năm thôi là cả miền Nam theo Công Giáo hết.”[xx]
2.- Tín đồ Da-tô hồ hởi đề nghị thành lập đạo quân thập tự để chuẩn bị tiến hành Kế hoạch Ki-tô hoá miền Nam bằng bạo lực: Ngay khi ông cố vấn Ngô Đình Nhu đưa ra lời tuyên bố ngạo ngược trên đây, ông Da-tô Nguyễn Văn Chức cảm thấy hân hoan sung sướng, liền viết lá thư đề ngày 25/2/1955 gửi Thủ Tướng Ngô Đình Diệm thỉnh cầu thành lập một đạo quân thập ác để làm công cụ cho cái “chương trình làm cho tất cả mọi người dân miền Nam biến thành Cộng Giáo hết trong vòng mười năm”, tức là làm công cụ để “sửa sai những người sai lầm” mà Giáo Hội La Mã đã chủ trương và đã dạy dỗ tín đồ Da-tô người Việt phải triệt để tuân hành khi có quyền lực trong tay. Nguyên văn lá thư này như sau:
Sàigòn, ngày 25 tháng 2 năm 1955.
Kính gửi Cụ NGÔ-ĐÌNH-DIỆM,
Thủ-Tướng Chính -Phủ Việt -Nam
Thưa Thủ-Tướng,
1.-Tình hình Việt-Nam trong mấy tháng gần đây thật là hết sức khó khăn và phức tạp. Tương-lai Tổ-Quốc nói chung và tương-lai Công-Giáo Việt-Nam nói riêng, thật đáng quan-ngại. Càng quan-ngại hơn khi cả Thế-giới tự-do và Thế-giới Công-Giáo đang nhiệt-thành giúp đỡ chúng ta cố-gắng, nỗ-lực vượt qua mọi khó khăn trở-ngại, để tích-cực chuẩn-bị chờ ngày chiến-thắng Việt-Minh Cộng Sản.
2.- Những thí-nghiệm và những việc làm của Chính-Phủ không phải là không có kết-quả, những vẫn còn nhiều cheo leo và khó khăn to lớn khác luôn luôn tìm cơ hội phá hoại. Tình-trạng ấy bắt buộc Chính-Phủ phải có một hậu-thuẫn to lớn, vững chắc, trung-thành, có tổ chức mạnh mẽ và có hành động thiết thực.
3.- Trong tinh-thần ấy, CẦN-LAO NHÂN-VỊ CÁCH-MẠNG ĐẢNG đã có công rất nhiều nhưng tiếc rằng chưa được tất cả những người Công-Giáo Việt-Nam hâm-mộ. Người ta e rằng: trong tình trạng ấy, CLNVCM chỉ có thể là một đoàn-thể có bề rộng mà thiếu bề sâu.
4.-Trung-thành với Giáo-lý, người Công-Giáo Việt-Nam trong lúc này, đòi hỏi một đoàn-thể hoàn-toàn Công-Giáo, có tính-chất tôn-giáo. Cuộc di-cư của đồng-bào Công-Giáo Bắc-Việt phải là một cuộc chuẩn-bị tinh-thần và đạo-đức, một cuộc rèn luyện can trường và đức TIN để rồi còn chiến-đấu với Cộng-Sản (vì C.S. còn-tấn công).
5.- Vì vậy, chúng tôi nghĩ cần phải gấp đưa ra trong lúc này một đoàn-thể tạm gọi là THẬP-TỰ-QUÂN HÒA-BÌNH để vừa thúc đẩy mọi hoạt-động Công-Giáo đang cần-thiết trong giai-đoạn này và phụ-họa với hoạt-động của CLNVCM, vừa chứng minh rằng : không phải chỉ có người C.S. tuyên truyền yêu Hòa-Bình mà những người Quốc-Gia cũng biết yêu Hoà-Bình một cách thành-thực.
6.- THẬP-TỰ-QUÂN HÒA-BÌNH, theo ý chúng tôi nghĩ, là một cuộc tập-hợp lớn lao nhất của người Công-Giáo Việt-Nam. Ảnh-hưởng của nó sẽ quan-trọng và do đó, trở nên một lực-lượng hậu-thuẫn đắc-lực nhất, trung-thành nhất của Thủ-Tướng. Nó lại còn có những lợi ích :
A.- Làm cho người Công-Giáo Việt-Nam vững tin và luôn luôn vững tin dù có phải gian-khổ cũng vẫn hiên-ngang, chiến đấu cho đức TIN, như vậy lực lượng tinh-thần chống Cộng sẽ vô cùng vững chắc.
B.- Làm cho sự lãnh đạo của Thủ-Tướng càng ngày càng vững chắc và có kết-quả vì có một khối Công-Giáo lớn, mạnh, có tổ chức, có tranh đấu, làm hậu thuẫn.
C.- Làm cho Thế-Giới tự-do và Thế Giới Công Giáo nức lòng ủng-hộ cho cuộc tranh-đấu chính-trị hiện nay và cuộc chiến-đấu quân-sự mai kia của Q.G.V.N.
Vì những lý do ấy, chúng tôi lấy làm hân hạnh được kính gửi THỦ TƯỚNG:
7.- Bản ĐIỀU-LỆ và NỘI-QUY đại-cương của THẬP-TỰ-QUÂN HÒA-BÌNH tuy chưa được hoàn-hảo nhưng cũng đã bao gồm những phần chính trong chương-trình hoạt-động.
8.- Chúng tôi có ý-định, nếu đại cương điều lệ ấy được Thủ-Tướng đồng ý thì xin Thủ-Tướng cho tham-khảo ý kiến các Đức Giám-Mục, các vị linh-mục, các Chiến-sĩ Công Giáo tiến-hành, các nhân-vật Công-Giáo và các nhân-viên lãnh-đạo CLNVCM để gấp đi đến một cuộc Hội-nghị sơ-bộ nghiên-cứu Điều-lệ và Nội-quy, chương-trình vận-động thành-lập để kịp cho tới đầu tháng Đức Mẹ (tháng 5 dương-lịch) sắp tới, THẬP-TỰ-QUÂN HÒA-BÌNH có thể ra đời được.
Thưa Thủ-Tướng,
Kính xin Thủ-Tướng vui lòng khứng nhận những tấm tình mỹ-hảo tận-tâm của tôi cùng những ý-nghĩ trung-thành luôn luôn cầu Chúa và Đức Mẹ xuống ơn thiêng liêng cho Thủ-Tướng trong công-cuộc lãnh-đạo Quốc-Gia Việt-Nam chiến-thắng Cộng-Sản vô-luân, vô thần.
Trọng-kính
Ký tên,
NGUYỄN-VĂN-CHỨC
Địa -chỉ
NGUYỄN-VĂN -CHỨC
Mộc đóng dấu ghi rő ngày nhận là ngày 26/2/1955
Nhà Ông Mười, Phố Băng, Đường làng số 19, Phú Nhuận, GIA-ĐỊNH.[xxi]
Vì tuyệt đối tin tưởng và trung thành với Vatican và với truyền thống trong đạo, ông Da-tô cuồng tín Nguyễn Văn Chức mới có chủ trương thành lập một đạo quân Thập Tự gồm toàn những tín đồ Da-tô (giống như các đạo Quân Thập Tự ở Âu Châu trong thời Trung Cổ). Dã tâm trong chủ trương này của ông Da-tô Nguyễn Văn Chức như thế nào, thiết tưởng không cần phải nói ra, cả tín đồ Da-tô và đại khối nhân dân thuộc tam giáo cổ truyền đều biết cả: Dã tâm đó là để làm công cụ cho các chiến dịch “làm sáng danh Chúa” trong kế hoạch Ki-tô nhân dân miền Nam bằng bạo lực (tiêu diệt những thành phần thuộc các tôn giáo khác), giống như các chế độ đạo phiệt Da-tô ở Âu Châu trong thời Trung Cổ, ở các thuộc địa của Tây Ban Nha tại Mỹ Châu (Châu Mỹ La-tinh La-tinh) và tại Á Châu ( Phi Luật Tân), ở các thuộc địa của của Bồ Đào Nha tại Châu Phi từ đầu thế kỷ 16, ở Croatia trong những năm 1941-1945 và ở Rwanda vào năm 1994.
Thi hành chính sách ngu dân để nhồi nhét vào đầu óc họ những tín lý Ki-tô nhảm nhí hầu có thể mê hoặc và lừa bịp họ, đặc biệt là phải nhào nặn họ thành những người bị điều kiện hóa thành những tín đồ Da-tô cuồng tín giống như tín đồ Da-tô cuồng tín người Tây Ban Nha trong thời Trung Cổ. Có như vậy, Giáo Hội mới có thể kìm hãm họ trong tình trạng ngu dốt giống như con người của thời bán khai trong thời ông Moses và ông Jesus ở Do Thái cách đây hơn hai ngàn năm. Có như thế, họ mới nhắm mắt nghe theo những lời dạy ẩn chứa cái âm mưu lưu manh biến họ thành những con thiêu thân chỉ biết răm rắp cúi đầu nghe theo lệnh truyền của Giáo Hội. Dưới đây là một số những lời dạy lưu manh của Vatican mà Vatican thường sử dụng để nhồi nhét vào đầu óc tín đồ:
”Niềm tin tôn giáo không cần đến lý trí”.
“Phúc cho ai không thấy mà tin”,
“Chỉ cần có một niềm tin bằng hạt cải thì có thể bê cả trái núi quăng xuống biển”
“Phải tuyệt đối tin tưởng và trung thành với Tòa Thánh Vatican”
“Phải triệt để tuân hành lệnh truyền của các đấng bề trên”,
“Vâng lời quý hơn của lễ”
“Cha (linh mục) là đại diện của Chúa”. “Phải coi Cha như Chúa”. Những gì Cha nói và hành động là nói và hành động theo ý Chúa.”.
“Nếu các Cha có làm gì sai trái, thi đã có Chúa phán xét”, là giáo dân ngoan đạo, không được bàn tán và nói hành nói tỏi các Cha.
“Bàn tán, nói hành nói tỏi hay nói xấu các Cha, tức là bàn tán, nói hành nói tỏi hay nói xấu Chúa và sẽ Chúâ trừng phạt đàng xuống hỏa ngục đời đời”.
“Phải giấu kín những chuyện tội lõi, dù có thật, xẩy ra trong giáo xứ, không nên để cho nguời ngoại đạo được biết.” [ii]
“Chỉ công nhận quyền lực của Tòa Thánh Vatican, chỉ công nhận các chính quyền Liên Minh với Tòa Thánh Vatican và các chính quyền bù nhìn làm tay sai cho Vatican hay các thế lực liên minh với Vatican.”“[iii]
3.- Đoàn ngũ hóa họ thành những đoàn thể như Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể, Hội Nghĩa Binh, Hội Thánh Giuse Lao Công, Hội Con Đức Mẹ, Công Giáo Tiến Hành, Đạo Binh Xanh, Hội Các Bà Dòng Ba, Ca ĐòanTrầm Mạc, v.v…
4.- Biến những đoàn thể này thành những màng lưới gián điệp thâu thập những tin tức tình báo cung cấp cho các trưởng lưới (cũng là nhân vật chỉ huy trong xóm đạo). Nhân vật đó có thể là linh-mục quản nhiệm xóm đạo hay một người nào khác được vị linh mục quản nhiệm họ đạo hay vị giáo sĩ truyền giáo chỉ định. Nhờ vậy mà các nhà truyền Giáo của Giáo Hội mới có thể thâu thập được những tin tức tình báo chiến lược khá chính xác gửi về Tòa Thánh Vatican, rồi chính Tòa Thánh Vatican sai người đem những tin tức tình báo này đến kinh thành Paris thuyết phục chính quyền Pháp liên kết với Vatican xuất quân đánh chiếm Việt Nam để cùng thống trị, cùng nô lệ hóa dân ta, cùng cướp đoạt tài nguyên và cùng chia nhau lợi nhuận.
5.- Tổ chức những đạo quân xung kích để nằm hờ chờ sẵn chuẩn bị hành động vào khi được lệnh thì nổi lên tiếp ứng cho đạo quân xâm lược của Liên Minh Thánh do Vatican vận động tiến đến tấn công.
6.- Đưa tín đồ sang Pénang để học tiếng Pháp và tiếng La-tinh, học phương cách làm việc với đoàn quân viễn chinh liên minh với Vatican trong các công việc đưa đường, dẫn lối, thông ngôn, tra tấn tù nhân và tiếp tay cho liên quân xâm lăng trong việc quản trị nhân dân.
Nhờ đã triệt để thi hành đúng theo những sách lược đã hoạch địch sẵn như trên, Liên Minh Xâm Lược Pháp – Vatican đã có thể có đủ nhân sự tiếp tay cho cho chúng khi tiến quân vào đánh chiếm nước ta cũng như tổ chức bộ máy đàn áp nhân dân ta trong suốt thời kỳ từ năm 1862 cho đến tháng 3 năm 1945.
ÁC QUỶ
Thằng này giả bộ thiên thần
Thật là ác quỷ dưới trân gian đây
Giả như yêu nước thương nói
Thật ra bán nước lại lòi dã tâm
Giống con bọ xít điên cuồng
Hùng hùng hổ hổ đóng tuồng là sao
Ở đời khó bịp được ai
Càng ham chưởi bới càng lòi gian manh
Người mà đức hạnh đành rành
Lựa lời mà nói mới thành khôn ngoan
Tại sao giở thói điếm đàng
Cô hồn cắc đảng, người càng khinh khi !
NGÀN SAO