WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Bị từ chối phục vụ vì là… người Việt Nam

Mũi né. Ảnh Báo mới

Tôi là công dân Pháp gốc Việt, tôi đã đi du lịch khắp thế giới nhưng chưa bao giờ bị người nước ngoài phân biệt đối xử, vậy mà lại bị phân biệt chủng tộc ngay trên đất nước quê hương mình.

Đây là lời chia sẻ của bà Caroline Le (Lê Thanh Bình), công dân Pháp gốc Việt Nam. Bà Caroline Le cho biết:

Vừa qua tôi và chồng – anh John (người Anh) – đã có kỳ nghỉ ở Mũi Né, ở tại Blue Ocean Resort trong 4 ngày. Chúng tôi đã có một thời gian thực sự tuyệt nếu như không có sự cố đáng buồn vào ngày cuối cùng. Với tôi, đây là kinh nghiệm đáng nhớ cũng là tồi tệ nhất trong đời.

Trong thời gian nghỉ ở Mũi Né, hàng ngày tôi và John đều ăn tại nhà hàng G. đối diện khách sạn. Vào buổi tối của ngày 24.10.2012, sau khi chúng tôi gọi đồ ăn, nhân viên đã nhận yêu cầu và ghi đầy đủ.

Sau 15 phút, đồ ăn được đưa lên nhưng không có cơm. Tôi hỏi nhân viên phục vụ, nhưng họ chỉ trả lời không còn cơm mà không có lời xin lỗi hay giải thích nguyên nhân nên tôi đã nhắc nhở người quản lý. Anh ta đã xin lỗi và nói rằng nhà bếp đã hết cơm!

Sau đó, tôi xuống dưới với ý định gặp ông chủ để hỏi về việc này, nhưng vừa mở lời hỏi xin cơm thì ngay lập tức ông ta “phát nổ” giận dữ, hét lên cho tất cả nhà hàng nghe: “Đuổi ra ngay lập tức! ở đây tôi không phục vụ cô, không phục vụ người Việt Nam, chúng tôi chỉ phục vụ người nước ngoài, cô không thấy à? Đuổi ra!”.

Tất nhiên, tôi và John trả tiền và rời đi ngay lập tức. Tôi đã rất buồn và xấu hổ, là người Việt mà lại bị phân biệt đối xử trên chính quê hương mình. Tôi đã đi du lịch khắp thế giới nhưng chưa bao giờ bị người nước ngoài đối xử với tôi tồi tệ như thế.

Theo Baomoi.com

56 Phản hồi cho “Bị từ chối phục vụ vì là… người Việt Nam”

  1. Dọc đường gió bụi says:

    Sao Ông/Bà không nêu rõ ràng tên , địa chỉ của nhà hàng cùng tên của người chủ ( bằng một bài viết cả tiếng Việt , tiếng Anh và tiếng Pháp) để giúp du khách biết mà… “cạch đến già” ! Hay Bà đã bị hội chứng “đồng chí X” ?

  2. Nguyễn Việt Nam says:

    Chào bà Caroline Le (Lê Thanh Bình)
    Bà cũng nên cho quý khán giả trên trang web này biết rõ tên địa chỉ nhà hàng nơi bà đã ăn uống. Còn không đó cũng chỉ là câu chuyện “làm quà” của bà thôi.

  3. Trung Kiên says:

    Ôi ngao ngán cho tình đời!

    Trích bài chủ;…”Sau 15 phút, đồ ăn được đưa lên nhưng không có cơm. Tôi hỏi nhân viên phục vụ, nhưng họ chỉ trả lời không còn cơm mà không có lời xin lỗi hay giải thích nguyên nhân nên tôi đã nhắc nhở người quản lý. Anh ta đã xin lỗi và nói rằng nhà bếp đã hết cơm! (*)…/…Sau đó, tôi xuống dưới với ý định gặp ông chủ để hỏi về việc này, nhưng vừa mở lời hỏi xin cơm thì ngay lập tức ông ta “phát nổ” giận dữ, hét lên cho tất cả nhà hàng nghe: “Đuổi ra ngay lập tức! ở đây tôi không phục vụ cô, không phục vụ người Việt Nam, chúng tôi chỉ phục vụ người nước ngoài, cô không thấy à? Đuổi ra!”“.

    Tôi không bênh ông chủ quán, nhưng quả thực bà Caroline Le (Lê Thanh Bình) hơi quá đáng! Bà ỷ có tiền, hay thích hoạnh hoẹ người khác?

    (*) Người quản lý đã xin lỗi và nói rằng nhà bếp đã hết cơm. Nhưng bà Caroline lại cố tình mò xuống bếp tìm ông chủ “hỏi xin cơm” (?) đang lúc ông ta quá bận rộn và bối rối vì đã “hết cơm” cho khách nên đổ quạu và đã xuất ra những lời không nên nói:

    Đuổi ra ngay lập tức! ở đây tôi không phục vụ cô, không phục vụ người Việt Nam, chúng tôi chỉ phục vụ người nước ngoài, cô không thấy à? Đuổi ra! ”(sic) (???)

    Thôi thì mong bà Caroline hãy nghỉ ngơi cho hạ hoả, suy nghĩ lại mà thông cảm cho người chủ quán, đồng thời đấm ngực ba lần rằng; lỗi tại tôi, lỗi tại tôi, lỗi tại tôi mọi đàng…

    …vì rằng người ta “ĐÃ XIN LỖI” và cho biết đã HẾT CƠM rồi, nhưng “TÔI” thiếu lòng bao dung, không biết thông cảm với những người làm ăn vất vả, lại còn “mò xuống bếp xin cơm” như cố tình chọc tức, thọc vào nỗi đau của người khác!

    Lỗi tại tôi, lỗi tại tôi mọi đàng…Tiên trách kỷ hậu trách nhân là thế!

    • bần dân says:

      tôi lại khg đồng ý với TK,nếu TK có rãnh thì xem phim “khách sạn” của hàn quốc,sẽ thấy họ dạy nhân viên phục vụ là:khách là thượng đế,mọi yêu cầu phải đáp ứng cho họ,tôi đồng ý với Phan Liên là bán cơm thì phải là cơm khg thể là mì hay phở,vấn đề ở đây là họ mở nhà hàng là để phục vụ cho khách,nếu mở nhà hàng mà trả lời như vậy thì mở nhà nấu ăn cho những nhà tù mà csvn đang nhốt tù nhân thì đúng chổ hơn

      • Trung Kiên says:

        Chào bạn bần dân

        Hì hì hì…Tôi đã góp ý với bạn 2 lần rồi, rất tiếc đều không hiển thị, có lẽ vì lý do kỹ thuật chăng!

        Thiển nghĩ, không riêng gì bên Hàn quốc mà ở đâu cũng vậy, làm ăn thì ai mà chẳng mong muốn có nhiều khách. Tuy nhiên, việc phục vụ cũng còn tùy theo cơ sở làm ăn và đối tượng…

        Từ hôm đến Mũi Né bà Caroline và chồng vẫn đến ăn ở quán G. cơ mà. Điều này cho thấy quán phục vụ khách hàng cũng không đến nỗi tệ, đúng không?

        Bà Caroline có thể chọn 1 trong 3 cách dưới đây:

        1) Kiên nhẫn chờ đợi, nếu quán đang có nồi cơm sắp chín.
        2) Đổi món ăn như; Phở, bún…hoặc những thứ khác mà quán đang có.
        3) Cáo từ, ra đi tìm kiếm quán ăn khác (có cơm).

        Hãy thông cảm và tế nhị, chứ ai lại nằng nặc đòi cho bằng được cơm (khi cơm đã hết) và người ta đã xin lỗi! Làm như vậy thì; vừa không biết điều, vừa bất lịch sự quá đáng, đúng không?

        Với phong cách ứng xử của bà Caroline ở trên, khiến tôi nghi ngờ câu nói “đuổi” (hồ đồ) của chủ quán.

        Có thật là ông ta đã nói như thế, hay câu nói đã bị cắt xén hoặc thêm bớt (?) Thí dụ;

        Đuổi ra ngay lập tức! ở đây tôi không phục vụ cô, không phục vụ người Việt Nam như cô“.

        Bạn thấy đó, chỉ cần cắt bỏ câu “như cô” (cá nhân cô) thì câu trên trở thành hồ đồ ngay. (không phục vụ tất cả những người VN) có hàm hồ và vô lý không?

        Còn câu;…”chúng tôi chỉ phục vụ người nước ngoài, cô không thấy à?” xem ra cũng không thuyết phục!

        Không lẽ quán này chỉ có người nước ngoài đến ăn mà không có một người VN nào? Vậy thì mấy hôm trước đây bà Caroline đến ăn không phải là người VN sao?

        Đọc nội dung bài viết và cách ứng xử của bà Caroline, tôi thấy bài cậy đăng này không có ý xây dựng, mà chỉ với chủ đích để trả thù quán G mà thôi!

        Hãy khách quan và công bình! Tôi nói điều này chắc là bà Caroline không hài lòng. Nhưng thiển nghĩ, nếu mình không biết tự trọng thì làm sao có thể đòi người khác trọng nể mình?

        Mong rằng lời thật không mất lòng, thuốc đắng dã tật là vậy.

      • Tranvienkien says:

        Bị Từ Chối . . . . cái đĩa cơm.
        Thật tình mà nói cái Văn hoá phục vụ của dân mình hiện nay ở quê nhà là tệ vì lây nhiễm vi khuẩn phục vụ của Đảng! Tuy nhiên, chúng ta không ( chưa ) biết rõ câu chuyện của bà Caroline thật hư thế nào. Theo sự phân tích của TK, tôi nghỉ là đủ rồi. Thôi, chúng ta hãy quên cái đĩa Cơm đó đi ! Hãy để tâm trí và thời gian cho những vấn đề hay ho hơn nhiều.

    • Builan says:

      Tôi đọc ý kiến “bạn đọc ở trên”
      Tôi biểu đồng tình , naỷ ý định viết lời TÁNG DƯƠNG
      “Con người có tấm lòng trung thực- có ăn học- có trí tuệ… tỏ ra hiểu biết Viết lời thuận taị- thuận tình – thuận lý ….. cả những cái đầu đất cũng phaỉ biết lắng nghe ”

      Bất ngờ (xem laịt rước khi SUBMIT) !
      Hoá ra là Trung Kiên says !!!! Thú vị thật !

      “…vì rằng người ta “ĐÃ XIN LỖI” và cho biết đã HẾT CƠM rồi, nhưng “TÔI” thiếu lòng bao dung, không biết thông cảm với những người làm ăn vất vả, lại còn “mò xuống bếp xin cơm” như cố tình chọc tức, thọc vào nỗi đau của người khác!

      “Lỗi tại tôi, lỗi tại tôi mọi đàng…Tiên trách kỷ hậu trách nhân là thế!

      *_ Còn nhiều caí LỖI nưã, thưa bà CAROLINE, và đồng thời cũng xin phép thưa với bà con “aó gấm về làng” !!! _”LỖI TAỊ TÔI MOỊ ĐƯỜNG !”

  4. TIÊN LÃNG says:

    XẤC LÁO VỚI BÀ CAROLINE VÀ XẤC LÁO TẠI CÃNG TÂN SƠN NHẤT LÀ MỘT…

    Hai hàng khách , một dành cho nguời ngoại quốc và một dành nguời Viêt ở nuớc ngoài từ mấy chục năm qua tại phi cãng Tân Sơn Nhất mà tới nay chẵng ai lên tiếng đã cắt nghiã hành động lên án cuả bà Caroline là cần thiết . Nó không đơn thuần là môt phản ứng riêng lẽ mà chống trả một chủ truơng thấp kém vốn có trong lịch sử “đấu tranh” cuả CS Sô viết và Trung Cộng . Chuyện riêng do bà Caroline Le kể lại vưà là một sĩ nhục lớn nguời trí thức VN tại hãi ngoại cần lên án vưà là một tố cáo cho hành xử côn đồ không thuộc cá nhân mà là thuộc bản chất cuả CSVN . Đó là ” Xấc láo bên ngoài để che đậy hèn hạ bên trong”.

    Đê hèn bên trong cuả CSVN là chỗ nào ?
    - Giữa lúc hung hăn đàn áp tuổi trẻ yêu nuớc ngoài phố thì trong nội bộ cã một bày (kể cã tên điếm V. V Kiệt ,”triêu vui, triêu buồn” )cùng lén lút kéo nhau sang Thành Đô qùi gối với vua Tàu … vì hoãng hốt.
    -Giưã lúc phô diễn cảnh nối nhau hàng cây số nguời dân chờ vào Lăng Bác thì BCT/ đãng CSVN cúi đầu đưa một toán khám xét lăng đó để tìm MIA từ năm 1992 do TNS John Kerry cùng với TNS Johm Smith huớng dẫn .( Mời xem” Tour of Duty “cuả Douglas Brisnkley ).

    Cái hành xử thấp kém và mọi rợ này cùng với thói xão quyệt tàn ác chính là bản chất cuả băng đãng thổ phỉ mà không phải cuã môt cơ chế cói tầm vóc ngang với chính phủ cuả một nuớc.

  5. Hải Kích says:

    Bây giờ là thế kỷ của Á Châu đứng dưới lá cờ của “Chệt” thì Việt Kiều lấy Tây chả là cái thá gì trên xứ sở nội thuộc Tàu

  6. Hai Lúa says:

    Tôi nghĩ chúng ta đang chứng kiến sự va chạm giữa 2 loại người Việt.
    Người Việt thứ 1 là những người đang sinh sống ở các quốc gia dân chủ mà ta gọi là Việt Kiều.
    Người Việt thứ 2 sinh ra và lớn lên trong chế độ CS mà ta gọi là người Việt Nam XHCN.
    Cái khác biệt lớn nhất giữa người Việt Nam XHCN với người Việt Kiều chính là những gì mà chúng ta được chứng kiến trong sự kiện này.

    • Lang thang says:

      Xin thưa còn loại người Việt thứ 3 là loại chàng hảng, chân trong chân ngoài, chỗ nào cũng ok, chỗ nào cũng nhất trí, ăn cơm cũng được, ăn phở càng ok.

    • Trực Ngôn says:

      Lấy chuyện va chạm giữa 2 người này mà xét đoán, chia người Việt làm 2 loại thì hồ đồ quá!
      Việt kiều như bà này khá hiếm đấy. Tôi cũng đã gặp một số người dù sinh ra và lớn lên trong chế độ CS mà ta gọi là người Việt Nam XHCN nhưng ăn nói tương đối điềm đạm, tử tế.

  7. Nguyen Tan Dung says:

    Bà Lê Thanh Bình chắc không thường xuyên cập nhật thông tin, cứ tưởng Việt Nam ngày nay cũng như trước khi bị giải phóng 1975? “công dân Pháp gốc Việt” thì sao hở? Đi với ông chồng Tây thì Việt Cộng nó ngán à? Thời buổi này đi với thằng Tàu có phải ngon hơn không? Trên trái đất này hết chỗ để du lịch rồi hay sao lại mò về với Việt Cộng? Việt Nam không phải là chỗ du lịch, khoe chồng / vợ Tây, ăn chơi cho bất cứ ai, nhưng là nơi thăm tù nhân lương tâm, bất đồng chính kiến và những người bị áp bức.

    • Phan Liên says:

      Bác NTD, tôi lưỡng lự mãi, mới quyết định phản hồi comment của bác. Trước tiên xin lỗi bác, là tánh tôi hơi thẳng.

      Tôi thấy suy nghĩ của bác rất cũ. Không biết bác bao nhiêu tuổi? Rời nước từ khi nào? Và có lẽ, từ đó tới nay bác không về thăm quê? Cái này là thắc mắc, đắn đo khi tiếp xúc với một đối tượng như bác, chứ không vì dò hỏi thông tin (nên bác đừng trả lời). Thật sự thì, sau 75, và cho tới bây giờ – do đói nghèo, áp lực kinh tế và tâm lý nhược tiểu – tư tưởng vọng ngoại của người Việt, nhất là người miền bắc, đã trở nên rất lớn. Cái thời của bác, gọi me tây, me mỹ đã qua rồi. Các cô choai choai bây giờ mê mẩn các chàng ngoại quốc tóc vàng, chuộng nói tiếng Anh xôi đậu, khoái phô trương hàng ngoại. Họ sẵn sàng bò ra đất khóc thương anh Mai Cồ nhưng lại chẳng quan tâm gì tới cụm từ “tù nhân lương tâm”, “bất đồng chính kiến”…
      http://phanchautrinhdanang.com/BAIVO2009/HanoikhocMJackson.htm

      Cách dùng chữ “mò về với Việt Cộng” để chỉ chuyện đi du lịch sẽ làm nhiều người thế hệ sau ngớ ra. Việt cộng nào? Tắm biển, ăn uống, nhật nhẹt… có tiền là mua được tiên, làm gì có thằng Việt cộng ở đây. Chỉ có đại gia, giám đốc công ty, chủ tịch tập đoàn… anh nào cũng sộp, cũng sang.

      Sự thay đổi quá lớn, mà những người xa quê biền biệt sẽ khó hình dung ra. Tôi đoán, bác trở về quê hương không bằng đôi bàn chân đạp lên đất mà bằng cách gõ bàn phím. Nhưng thế giới bàn phím này có nhiều điều không thực, và mang nặng tính chủ quan. Từ đó suy diễn ra cuộc sống hiện tại của đại bộ phận người trong nước là rất ảo tưởng. Từ đó xác định con đường tranh đấu lại càng dễ dẫn tới sai lầm.

      Tâm sự với bác, mong bác đừng giận. Tôi copie lại comment hôm trước tôi gửi cho một người tên Hoài Nguyễn. Tôi không hy vọng thay đổi suy nghĩ của bác, nhưng mong là, sẽ giải thích được phần nào câu hỏi: “Chúng ta là ai, đứng ở đâu trong cuộc chiến internet này?”

      Copie:

      Phan Liên says:
      05/11/2012 at 13:58

      Bạn Hoài Nguyễn quý mến.

      Tôi chỉ cố tham gia diễn đàn trong điều kiện thời gian hạn hẹp. Chuyện trao đổi ở đây có mang lại một kết quả nhỏ nhoi nào không, bây giờ vẫn khó nói được. Nhưng cố tình im lặng trước cái ác thì rất tàn nhẫn.

      Một điều mà những người tham gia trao đổi trên diễn đàn thường đặt ra là, người trong nước họ nghĩ gì. Theo tôi, đó là một sai lầm, khi đặt đối tượng “người trong nước” thành một chủ thể cụ thể, mà họ lại là một đám đông không rõ nét, không đặc trưng và luôn biến dạng theo những cái nhìn mang tính chủ quan.

      Có thể họ là những người trẻ tuổi nhạy bén với thông tin thế giới, nhưng mù tịt về tình hình trong nước. Có thể họ là những người nông dân chân lấm tay bùn, cả đời không biết tới màn hình window. Có thể họ là những người trí thức, những doanh nhân biết dựng lên bức tường im lặng để bảo vệ cuộc sống no đủ. Có thể họ là những người buôn thúng bán bưng, sức lực còm cõi chỉ vừa đủ đổi lấy miếng ăn, đổi lấy một cái ghế trong trường học cho con… Họ đa dạng và tiềm ẩn, trong khi chúng ta đối thoại với họ như một đối tượng cụ thể, bởi vậy mà cứ thắc mắc hoài, tại sao anh không phản ứng, tại sao anh không đấu tranh, tại sao anh sợ hãi. Sự thật là, họ chẳng nghe được những lời chúng ta hỏi, hay cũng chẳng hề biết tới sự tồn tại của chúng ta. Họ thuộc về một… thế giới khác, thế giới thật, nơi chúng ta không tiếp cận được.

      Còn “chúng ta” là ai? Trước tiên, chúng ta là những kẻ trong thế giới ảo, hữu danh mà vô thực, có sức mà không có lực. Chúng ta cũng đa dạng. Trí thức Đông Âu, gốc gác gia đình gắn bó với cộng sản. Du học sinh. Dân hợp tác lao động cũ. Người tị nạn cộng sản miền Nam… Chúng ta chỉ có thể nói mà không thể làm. Thậm chí, chỉ nói cho đã tức, đã giận rồi tắt màn hình đi ngủ. Thậm chí, vô trách nhiệm và phá hoại dân chủ đến mức kêu gọi bạo lực và khủng bố (bằng bom mìn, bằng giết chóc, như mấy cái comment rẻ tiền nhan nhản bên Dân Làm Báo). Bởi vậy mà giữa chúng ta và “nguời trong nước” có một khoảng cách dài bằng cả một thế giới ảo.

      Làm sao để rút ngắn được khoảng cách ảo và thực, đó là vấn đề sinh tử của phong trào tranh đấu qua internet.

      Gửi vài lời trao đổi ngắn đến bạn.
      Tmến
      Phan

  8. thai le says:

    -Quí vị có biết tất cả những khu du lịch từ Bắc chí Nam đều thuộc quyền quản lý của chính quyền,nếu có là tư nhân thì đây cũng là sâu sau của tư bản đỏ,như vậy họ biết sợ ai ?văn hóa suy đồi chỉ biết đồng tiền trên hết,sự việc xảy ra do bà Caroline kể lại xem ra cũng còn nhẹ vì xảy ra trong khu Resort,vợ chồng bà vẫn còn sung sướng hơn dân đen phải đu theo xe đò dọc ngang rồi “bị cưỡng bức dùng cơm tù”,cơm mắng,cháo chửi. ……mà thưa kiện ai?bà đi với ông chồng mũi lõ mà nhằm nhò gì? dân trong Nam ra Bắc bị kỳ thị còn nhục hơn,dân Hà Nội dứt1 dĩa cơm có 40.000,chủ quán chỉ cần nghe giọng miền Nam liền búa ngay 100.000,không trả có côn đồ đứng sẳn,vừa móc tiền ngu ra vừa nghe chúng nó mắng cha,chửi mẹ,đào mồ,cuốc mả ông bà lên mới được đi,văn hóa xứ sở 4000 năm văn hiến thanh lịch ghê tởm vậy đó,còn nhiều chuyện nữa ai không tin cứ về VN ra thăm Hà Nội sẽ biết.

  9. TIÊN LÃNG says:

    CSVN : XẤC LÁO NGOÀI MẶT NHƯNG LÉN LÚT HÈN HẠ LÀ CỐT LÕI

    Kể chuyện riêng , nhưng bà Caroline Le đã phát hiện và tố cáo lên một đối xử không thuộc cá nhân mà là thuộc bản chất cuả CSVN: ” Xấc láo bên ngoài để che đậy hèn hạ bên trong”.

    Xấc láo bên ngoài : Hai hàng đợi riêng , một dành cho nguời ngoại quốc và một dành nguời Viêt ở nguớc ngoài từ mấy chục năm qua mà tới nay chẵng ai lên tiếng đã cắt nghiã hành động lên án cuả bà Caroline là cần thiết . Nó không đơn thuần là môt phản ứng riêng lẽ mà chống trả một chủ truơng thấp kém vốn có trong chính sách lịch sử CS Sô viết và Trung Cộng .

    Đê hèn bên trong : Cảnh nối nhau hàng cây số cuả kẻ nguỡng mộ chờ vào Lăng Bác giưã lúc BCT/ đãng CSVN cúi đầu đưa một toán khám xét lăng Hồ Chí Minh tìm MIA từ năm 1992 do TNS John Kerry cùng với TNS Johm Smith huớng dẫn ( Mời xem” Tour of Duty “cuả Douglas Brisnkley ). Điều này đã giãi thích rõ cho mọi nguời bản chất đê hèn bên cạnh xão quyệt, tàn ác cuả chúng.

  10. Hoàng Nghi says:

    Đây là hậu quả nhản tiền và đương nhiên của những Việt kiều về VN với suy nghĩ tự tôn:
    -Ta đây áo gấm về làng!
    -Ta đây có tiền, nên chăng mọi phục vụ phải quỳ gối?
    -Ta là khách sộp khách sang, chớ quên rằng khách là thượng đế!
    -Tự nhiên đâm đầu xuống nhà bếp (dù là vô tình) rồi to tiếng (dù chẳng hữu ý) vốn đã là chuyện tầm bậy.
    -Mình đã không tự trọng, thì đừng mong ai vị nễ mình !!!

    • Phan Liên says:

      Bác Hoàng Nghi, sao lại lôi Việt Kiều ra chửi bới chỗ này. Bán thức ăn mà không có cơm thì bán cho ai? Việt Kiều hay Việt Cộng gì cũng cần cơm để dùng với thức ăn! Nếu nhà bếp hết cơm thì ngay khi khách đặt thức ăn nên nói rõ, chỉ cho ăn mặn chứ không kèm cơm.

      Nhận xét bác vĩnh tiến bên dưới cũng tương tự. Tại sao người đặt cơm lại bị bắt ăn bánh phở, mì sợi… thay cơm. Vậy hóa đơn trả tiền là cơm hay bánh phở. Liệu bác có ăn cá kho tộ với bánh phở được không? Hay ăn canh cua với mì sợi? Hay ăn cá kho tộ với… canh cua? Buôn bán mà không rõ ràng, không có chữ tín thì buôn bán với ai. Các bác không nhìn vào vấn đề, cứ toàn chửi bới theo cảm tính. Bà khách này chỉ có một mong muốn bình thường là được ăn cơm, và bà ta đã cô gắng đòi cái quyền được ăn cơm của bà ta.

      Không nên vì cái hèn mãn tính mà làm mất đi mong muốn và ý thức làm người.

      • Hung Cali says:

        Toi hoan toan ung ho y kien cua Phan Lien.

      • vĩnh tiến says:

        Khiếp ! ông Phan Liên ở bên trời Tây mà biết rõ ông Tây và bà Đầm dõm vào nhà hàng ăn cơm kiễu vn !!! Phải thông minh một chút mà hiễu rằng Tây họ không ăn cơm kiễu vn ,ngay cả vợ ,con cái của họ cũng vậy . Đối với họ ,cơm chỉ là một phần trong bữa ăn ,họ không ăn hoàn toàn cơm như người vn .Do đó tôi mới nói “nên dùng tạm mì hay bánh phở …” Ông có hiểu thêm chút nào không ?

        Trong trường hợp này ,bà Caroline cũng có lỗi vì cái tính nhây nhưa của bà ta ,người ta đả xin lỗi nhưng bà ta vẫn không bằng lòng rồi xông vào bếp lớn tiếng tìm gặp ông chủ .
        Tại sao cứ phải bênh vực bà ta trong khi bà ta cũng có lỗi ? Đó mới là chống cộng hay sao ? Ông chống cộng cực đoan như vậy tụi CS nó còn cười ông là ngu nữa vì ông nhìn đâu cũng thấy CS .Ông lại còn mang “cái hèn mãn tính” ra để chữi , chuyện này có ăn nhập gì đến cái hèn hay không hèn , và còn thêm “ý thức làm người nữa … khiếp toàn là những danh từ dao to búa lớn !!!
        Chống cộng như ông người ta gọi là chống cộng cực ngu đấy ông ạ !

      • Lâm Vũ says:

        Các bác xài tiền lớn quá, có mắng nhau cũng mỏng mỏng thôi, có phải vui vẻ hơn không?
        Tôi nghĩ bác Vĩnh Tiến có lý khi nói rằng bà Caroline ít nhất cũng có phần lỗi trong đó. Với thông tin giới hạn, tôi nghĩ chuyện một nhà hàng VN, dù là loại sang, chuyên bán cho Tây đi nữa, thì chuyện hết cơm chắc chắn là một “tai nạn” – vì trước đó có nhiều thực khách chỉ ăn cơm không, hay cơm bị thiu v.v. – nhà hàng làm gì được bây giờ?

        Dù sao, chuyện xông vào bếp làm lớn chuyện thường là bất lịch sự, càng bất lịch sự khi mà là một bà Đầm, sống bên Tấy!

        Có điều, bảo rằng bác Phan Liên “chống cộng ngu” không đúng. Đâu có vấn đề “chống cộng” gì ở đây đâu?!

      • vĩnh tiến says:

        hà hà … cám ơn bác Lê Văn , rất hân hạnh gặp bác ở đây !
        Vấn đề không lớn ,nhưng tôi chỉ muốn nhắc cho ông Phan Liên nhớ là không nên chữi bới một cách vô tội vạ vì góp ý của tôi ở dưới (ngày 07/11) không có gì là quá đáng .

        Tôi nói ông ta chống cộng cực ngu vì ý ông ta muốn rằng phải bênh vực bà đầm dõm này (dù bà ta có lỗi) vì nhà hàng chỉ là một lũ VC (?!?! …)
        Những loại “bà đầm” kiễu này thì tôi thấy có “cả khối” ở bên Tây : nói tiếng Tây thì chẵng biết chia động từ ,đi với ông Tây thì cứ vênh mặt lên vì tưỡng mình là hoàng hậu Ê li da bết…

      • Hoàng Nghi says:

        Đọc lại bài viết của tác giả,
        -“Vừa qua tôi và chồng – anh John (người Anh)”: Chứng tỏ đây là một cặp Việt kiều, người đàn bà (có thể còn trẻ) vỗ ngực là Việt gốc Tây, nên cả hai không còn hoàn toàn là người VN.
        -“Trong thời gian nghỉ ở Mũi Né, hàng ngày tôi và John đều ăn tại nhà hàng G”: cái nhà hàng G (có thể) là một nhà hàng nặc danh. Nếu ăn uống hàng ngày thì cả hai người hẳn nhiên đã trở thành cặp thân chủ ăn uống của nhà hàng. Thân chủ thì thường được phục vụ ưu đãi và biết ý. Tại sao cặp thân chủ này không được nhà hàng phục vụ ưu đãi và biết ý ? Có phải cặp này đã có vài “sự cố” trong lúc ăn xả, hoặc là nói năng huyênh hoang, không nên nết chẳng hạn. Để rồi từ đó nhà hàng không muốn phục vụ nữa, mà còn quay sang chơi cho bõ ghét!
        Vào quán, muốn ăn cơm, cơm hết hay không có cơm thì bạn chỉ đứng lên và nói: “Chúng tôi muốn ăn cơm, không có cơm thì chúng tôi đi tìm quán khác. Thanks, anyway!” và rời quán ăn. Đơn giản và văn minh!!!
        Bên Mỹ không chấp nhận khách ăn chui vô bếp gây gổ, phàn nàn. Hình như bên Tây chắc cũng thế?

        Cũng may là nhà hàng G đã không kêu công an đến còng tay cặp đôi Việt kiều, ỷ có tí tiền, đòi cơm xuống bếp gây rối. Và cũng may cái đám nhân dân tự phát CHXHCN đang say xĩn, ngủ quên. Không thì cả hai còn thê thảm tệ!

      • David Lam says:

        Bà này ba xạo.
        Blue Ocean Resort là 1 khách sạn mới cất, Tôi từ Vancover, BC.,
        Noel năm 2011 tôi có ở đây 4 ngày.
        Cách xa các khách sạn cũ như làng Thụy Sĩ (bên trong) cở 5Km
        Khách sạn này ít người mướn, tuy đẹp nhưng bãi tắm toàn là đá.
        muốn tắm phải đi về phía phải của khách sạn kế bên
        Khách sạn này nằm xa con đường xe chạy.
        Đối diện khách bên kia đường là 1 quán cốc nhỏ bán trà đá, và là chổ
        dừng của xe đò nếu có khách.
        Muốn ăn chỉ có cách ăn trong nhà hàng của khách sạn.
        Một cái phiá sau Tiếp tân, một cái gần bãi biển.
        Đi bộ xuống tam cấp, dốc cao lắm.
        Hay lái xe vào bên trong Mũi né ăn ở quán Cây Bàng.
        Không có nhà hàng nào đối diện với khách sạn.
        Bà này 1 là Chảnh hai là con bà cả Kẹo, hách xì xằng nên phục vụ ghét.

Phản hồi