WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Bị từ chối phục vụ vì là… người Việt Nam

Mũi né. Ảnh Báo mới

Tôi là công dân Pháp gốc Việt, tôi đã đi du lịch khắp thế giới nhưng chưa bao giờ bị người nước ngoài phân biệt đối xử, vậy mà lại bị phân biệt chủng tộc ngay trên đất nước quê hương mình.

Đây là lời chia sẻ của bà Caroline Le (Lê Thanh Bình), công dân Pháp gốc Việt Nam. Bà Caroline Le cho biết:

Vừa qua tôi và chồng – anh John (người Anh) – đã có kỳ nghỉ ở Mũi Né, ở tại Blue Ocean Resort trong 4 ngày. Chúng tôi đã có một thời gian thực sự tuyệt nếu như không có sự cố đáng buồn vào ngày cuối cùng. Với tôi, đây là kinh nghiệm đáng nhớ cũng là tồi tệ nhất trong đời.

Trong thời gian nghỉ ở Mũi Né, hàng ngày tôi và John đều ăn tại nhà hàng G. đối diện khách sạn. Vào buổi tối của ngày 24.10.2012, sau khi chúng tôi gọi đồ ăn, nhân viên đã nhận yêu cầu và ghi đầy đủ.

Sau 15 phút, đồ ăn được đưa lên nhưng không có cơm. Tôi hỏi nhân viên phục vụ, nhưng họ chỉ trả lời không còn cơm mà không có lời xin lỗi hay giải thích nguyên nhân nên tôi đã nhắc nhở người quản lý. Anh ta đã xin lỗi và nói rằng nhà bếp đã hết cơm!

Sau đó, tôi xuống dưới với ý định gặp ông chủ để hỏi về việc này, nhưng vừa mở lời hỏi xin cơm thì ngay lập tức ông ta “phát nổ” giận dữ, hét lên cho tất cả nhà hàng nghe: “Đuổi ra ngay lập tức! ở đây tôi không phục vụ cô, không phục vụ người Việt Nam, chúng tôi chỉ phục vụ người nước ngoài, cô không thấy à? Đuổi ra!”.

Tất nhiên, tôi và John trả tiền và rời đi ngay lập tức. Tôi đã rất buồn và xấu hổ, là người Việt mà lại bị phân biệt đối xử trên chính quê hương mình. Tôi đã đi du lịch khắp thế giới nhưng chưa bao giờ bị người nước ngoài đối xử với tôi tồi tệ như thế.

Theo Baomoi.com

56 Phản hồi cho “Bị từ chối phục vụ vì là… người Việt Nam”

  1. le thai says:

    Đọc bài báo mà buồn, đọc các comment còn buồn hơn. Người Việt Nam mình hình như đặt tự ái dân tộc cao hơn tự trọng dân tộc, mà cái tự ái lại không đúng chổ, hầu hết các comment đều mang nhiều mặc cảm tự ti, mà rõ nét nhất là tự ti giai cấp. Hãy nhớ rằng khi bạn quyết định kinh doanh dịch vụ phục vụ là bạn chấp nhận làm dâu trăm họ, phải chấp nhận chìu chuộng khách hàng với châm ngôn “khách hàng luôn đúng”. Người ta đánh giá cơ sở làm ăn qua cách thức và mức độ chìu khách chứ không phải là bề thế của cơ sở kinh doanh. Nếu cứ giử quan điểm tao là chủ, đây là nhà tao, tao muốn làm gì là quyền của tao thì miễn bàn cho tốn công ngồi gỏ, còn muốn mở ra tranh đua với thế giới bên ngoài thì phải chấp nhận “luật chơi” mà thiên hạ đã chơi đến thành tập quán, thành truyền thống.
    Trở lại bài báo, có 2 điểm mà nhà hàng không thể biện minh được, bất kể bà khách có “chướng” đến cở nào
    -Phục vụ không hoàn tất: bạn không thể nói không có cơm thì ăn phở, bún…Trước hết, khi anh còn mở cửa thì phải đáp ứng đủ những món mà anh có trên list, hết món nào phải thông báo ngay trước cửa để khách lấy quyết định trước khi bước chân vào quán. Thứ đến: Đồ ăn đã bưng lên rồi mới báo hết cơm là chuyện không thể chấp nhận đuợc, bửa ăn VN cơm là chính, không lẻ bắt khách hàng ăn đồ ăn không ? có khác gì anh bạn mua xe mà được giao xe không có bánh ?. Hoặc là anh đề nghị khách đổi món khác khi khách order, còn khi anh đã dọn đồ ăn lên rồi mà không có cơm thì phải làm mọi cách để có cơm, anh phải hoàn tất cuộc đặt hàng mà anh đã nhận dù phải lổ ở bàn khách này
    – Phát ngôn của ông chủ nhà hàng là không thể chấp nhận, nếu ỏ nước ngoài ông có thể phải ra toà về tội kì thị, chưa nói cung cách phục vụ như vậy là không hề có trên thế giới. Khi anh đã chọn kinh doanh các dịch vụ phục vụ thì hãy quên vị trí ông chủ của anh đi mà chìu khách, trên thế giới có cả vạn ông chủ bảnh hơn ông chủ này nhiều nhưng tôi chắc chắn không ông nào dám phát ngôn như ông này
    Tôi xin kể một chuyện nhỏ để các bạn thấy người ta làm ăn như thế nào. Vài năm trước đây tôi được bạn mời qua Tây chơi, không biết bạn tôi muốn chơi nỗi hay không, bạn chiêu đãi tôi ở một nhà hàng “quá hớp” luôn. Thế rồi bảo vệ chận chúng tôi ở cửa, bạn tôi xi lô xi la gì một hồi rồi có một anh phục vụ dẫn chúng tôi vào một phòng nhỏ chọn giúp 2 cái áo vét rồi mới lễ phép mời chúng tôi vào nhà hàng. Có lẽ bị quê anh bạn tôi vặc lại bằng cách đòi ăn phở. Người phục vụ nhã nhặn giải thích là món đó không có trong list, giải thích nhiều cũng vô ích vì anh bạn tôi quyết làm khó, quản lý nhà hàng tức khắc có mặt, sau khi lắng nghe yêu cầu của bạn tôi cùng châm ngôn gì đó của nhà hàng. Ông quản lý cúi đầu xin lỗi vì chúng tôi đã bị phiền và “xin quý khách vui lòng đợi, chúng tôi cố gắng để hân hạnh được phục vụ…” Hơn nữa tiếng sau thì có tô phở với đủ lệ bộ muỗng đủa rau rác”. Thắng 1-0 bạn tôi thoả mãn, nhưng đến khi trả tiền mới tá hoả cái tô phở đó giá bằng 8 tô ở quận 13. Nhưng chơi thì phải chiụ thôi. Qua đó mới thấy người ta làm ăn như thế nào, một nhà hàng sang trọng vẫn không từ chối một yêu cầu nào của khách cho dù thêm hay bớt người khách ấy chẳng ảnh hưỡng mảy may gì đến lợi tức của nhà hàng. Bao giờ thì VN có cung cách phục vụ này

    • Nghịch Lý Thường says:

      - Chuyện mua xe không có bánh không bao giờ xảy ra
      - Đem chuyện xe không bánh so sánh với tiệm ăn không tương hợp
      - Chuyện ông lê thai kể rất khó tin
      - Người bạn của ông lê thái ngông cuồng, vô lễ, đến quán đòi những thứ ở đó không có
      - Người chủ quán quá thông minh, đã dạy cho bạn ông thái một bài học đáng giá.
      - Tiệm ăn không có phở, người quản lý nhà hàng đã đến tiệm khác mua phở đem về ‘cưa cổ’ đám khách quái gở này!

      • vĩnh tiến says:

        ha ha ha … Ông Nghịch Lý Thường nói rất đúng ý tôi ,nhất là đem chuyện nhà hàng so sánh với chuyện mua xe hơi có ba bánh : một sự so sánh khập khễnh !

        Chuyện chẵng có chi mà đến giờ vẫn còn ồn ào !!!

    • chíphèo says:

      1/ÔngLêThái nói đúng : đả là nhà hàng mở ra thì khách hàng là “thượng đế’. Một chủ ĐaiHàn đả tiếp khách lểphép như một người bồi (có dược huấn luyện) khi anh ta lý do gì đó chưa đến làm việc. V/đ này là thuôc về “văn hóa” của người làm ăn. VN không có văn hóa này .Ngay tại Mỷ.Nếu bạn kêu món ăn hơi lớn tiếng hay than phiền là món ăn không đúng như mình gọi,là nhà hàng có thể đem vào đổi cho bạn (chưa chắc đả đổi,có thể làmlại cho nóng ,cho có vẻ mới) và anh hầu bàn không quên nhổ bải nước miếng vào tô diả thức ăn.Môt bài báo vn ở đây đả phân tích là anh ta tuy làmbồi bàn nhưng mơ một ngày thành tài sẻ là chủ nhân hy sai lại người khách hàng…
      Trở lạ góp ý trên ,tôi nghỉ anh nói đúng.Khi vào ăn cơm thì món cơmla chính.Vây không có cơm thì phải từ chối lúc đầu để khách khỏi order nhửng món khác ăn với cơm (cơm vn,vì người đàn bà là người vn.Một chi tiết nửa là nay nhiều người vn có học ,con nhà đàng hoàng lấy người ngoại quốc là thường . Không biết thì đừng đánh giá ngưới theo “thành kiến” của mình. Một người Pháp (góc Việt) lấy một người Anh thì nếu xét ra họ là người nước ngoài đi du lịch rồi…
      (củng có thể người đàn bà Pháp(góc việt) muốn cho người Anh (chồng)biết cái “văn minh ” của người VN không thua các nước âu mỷ trong v/d phục vụ…)
      2/Tuy nhiên đoạn sau có vẻ khó tin .
      Còn v/đ so sánh việc mua xe.tôi nghỉ không có gì là khập khiểng.
      Bửa cơm là một order,như order một chiếc xe .Bửa cơm có đủ CƠM và các món ăn mới ra bửa cơm.Cái xe có đủ bánh xe mới ra cái xe…Nghỉa là,mọi sự việc đều dính líu với nhau. Như người xua hay noi “cơm canh’,hay xe phải có đủ bánh xe thì mới gọi là xe …
      (cp)

    • nômna says:

      Bác Le thai,
      Tui cũng có ý nghĩ như bác: đọc bài viết mà buồn, đọc các comment lại càng buồn hơn.
      Buồn khi đọc bài viết của bà Caroline Le, vì nếu có sự thật xảy ra như vậy thì quả thật là ngán ngẩm cho tư thái của những con người trong cuộc, qua từng nhân vật, từ bà C.Le đến ông chủ nhà hàng. Tui xin miễn áp đặt lỗi/phải cho từng người (vì thiếu thông tin).
      Buồn khi đọc các comment, vì tui thấy dường như cái ‘ta’ (ego) nhiều khi quá lớn khiến
      người ta quên cái chữ ‘tế nhị’ (đương nhiên không kể những người góp comment với mục
      đích định trước). Xem ra tư ái cá nhân và tự ái dân tộc, mặc cảm tự ti và mặc cảm tự tôn,
      nhiều lúc lẫn lộn. Phải chăng đó cũng là một phần trong những đặc tính cố hữu của người
      Việt mình ?!

  2. Nhận xét says:

    Chuyện nhỏ không đáng nói nhưng bà Caroline đả làm lớn chuyện trong nhà hàng rồi bây giờ lại đăng báo muốn làm to chuyện hơn nữa ! Chứng tỏ bà này có một cái đầu quá nhỏ và hạn hẹp .
    Có 2 điều cần nói trong vấn đề cõn con này:

    1/ Bà ấy viết :
    “Trong thời gian nghỉ ở Mũi Né, hàng ngày tôi và John đều ăn tại nhà hàng G. ”
    ăn ở đây đả nhiều ngày rồi thì không thể nói “bị phân biệt chũng tộc ngay trên quê hương mình”
    Đây là một sự bịa đặt bĩ ỗi có dụng ý .

    2/ Người phục vụ có thể vì sơ ý không biết rõ là đả hết cơm nên vẫn ghi vào sổ . Sau đó người quãn lý (có thể là thay mặt chủ) đả xin lỗi bà Caroline vì sự sơ sót này. Bà ta vẫn không đồng ý và xông vào bếp để tìm gặp ông chủ.
    Đây là một hành động không thể chấp nhận được vì nhà bếp là nơi cấm người lạ vào. Bà ta đả khoe là đả từng du lịch nhiều nơi trên thế giới nhưng cái đầu bà vẫn không chịu mở ra .

    Nói tóm lại bà Caroline đả có lỗi hoàn toàn mà lại còn tru tréo để dành phần phải về mình.

    • Bờm says:

      Phân tích của Nhận xét ở trên thật chính xác. TUY NHIÊN…

      Dù rằng bà Caroline có đi hơi xa trong việc xông vào bếp để gặp chủ (vì bà ta ăn ở đây đả nhiều ngày rồi) – người làm kinh doanh như ông chủ nhà hàng cũng thiếu tế nhị trong việc hành sử – chỉ cần đề nghị khách chờ nấu thêm cơm hoặc thay thế cơm bằng thức ăn khác như mì, bún hoặc đề nghị giảm bớt phiếu tính tiền.

      Ở các nước tây phương, khách trả tiền thì khách là vua – châm ngôn “vui lòng khách đến, vừa lòng khách đi” – ông chủ nhà hàng nầy kém thông minh, thiếu tế nhị và hành sử với khách kiểu “thời bao cấp” !

      • Phan Liên says:

        kiểu “thời bao cấp”

        Chờ mãi mới thấy có người gọi đúng căn bịnh :) Cái này gọi là văn hóa “mậu dịch XHCN” hay là “cháo chửi, bún mắng”. Các bác gõ cụm từ “cháo chửi, bún mắng”, hay “cháo chửi Hà Nội” (trong ngoặc kép) trên google thì sẽ có nhiều kết quả thú vị.

        Những bác lớn tuổi sống ở miền Nam xin cho biết, trước đây – 1975 – ở miền Nam có món cháo chửi không? Nếu tôi không lầm, khách hàng hồi đó chẳng được ca tụng là thượng đế, nhưng xã hội xây dựng trên cái tình người đẹp đẽ để sống với nhau.

        Mong các bác trao đổi thêm.

        Tào lao với các bác cho vui. Rõ ràng chuyện nhỏ nhưng nỗi quan tâm lớn.

  3. Phan Liên says:

    Nói tiếp chuyện bán xe hơi mà không bán kèm bánh xe. Tôi đặt hàng cho công ty, chờ đã 3 tháng. Ngày lấy hàng mới biết, nó bán xe mà thiếu bánh. Thời gian chờ đợi của tôi phải xử lý ra sao? Không có xe đúng thời hạn đưa vào tiến trình kinh doanh quy kết ra thiệt hại kinh tế như thế nào? Hợp đồng bán xe bị vi phạm, bồi thường bao nhiêu phần trăm? Không phải là tôi… chảnh. Mà tôi làm ăn cần có tính toán, có luật pháp, có doanh thu.

    Họ có thời gian 3 tháng để thông báo cho tôi biết, để đổi lại hợp đồng, để gia hạn ngày giao xe, để có thỏa thuận mới, nhưng họ không làm. Bán xe là phải bán bánh. Ai chả biết. Nhưng vẫn cố tình làm sai.

    Bô luật dân sự, Quy định chung về Hợp đồng mua bán

    Ðiều 432. Thời hạn thực hiện hợp đồng mua bán

    1.Thời hạn thực hiện hợp đồng mua bán do các bên thoả thuận. Bên bán phải giao tài sản cho bên mua đúng thời hạn đã thoả thuận; bên bán chỉ được giao tài sản trước hoặc sau thời hạn nếu được bên mua đồng ý.
    2.Khi các bên không thoả thuận thời hạn giao tài sản thì bên mua có quyền yêu cầu bên bán giao tài sản và bên bán cũng có quyền yêu cầu bên mua nhận tài sản bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước cho nhau một thời gian hợp lý.
    3.Khi các bên không có thoả thuận về thời hạn thanh toán thì bên mua phải thanh toán ngay khi nhận tài sản.

    Ðiều 436. Trách nhiệm do giao vật không đồng bộ

    1.Trong trường hợp vật được giao không đồng bộ làm cho mục đích sử dụng của vật không đạt được thì bên mua có một trong các quyền sau đây:

    a) Nhận và yêu cầu bên bán giao tiếp phần hoặc bộ phận còn thiếu, yêu cầu bồi thường thiệt hại và hoãn thanh toán phần hoặc bộ phận đã nhận cho đến khi vật được giao đồng bộ;
    b) Huỷ bỏ hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại.

    2.Trong trường hợp bên mua đã trả tiền nhưng chưa nhận vật do giao không đồng bộ thì được trả lãi đối với số tiền đã trả theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước quy định và yêu cầu bên bán bồi thường thiệt hại do giao vật không đồng bộ, kể từ thời điểm phải thực hiện hợp đồng cho đến khi vật được giao đồng bộ.

    Trở lại chuyện Mũi Né. Nấu cơm bằng nồi điện hết khoảng 20 phút (bà khách đặt đồ ăn hết 15 phút chỉ bưng thức ăn ra). Rõ ràng, họ có thời gian để nấu cơm, có khả năng giải thích và từ chối nhận đặt cơm, nhưng họ không làm. Vấn đề không phải là phản ứng của khách hàng ra sao (cái này vô nghĩa, mỗi người phản ứng một kiểu), đây là trường hợp vi phạm hợp đồng mua – bán (bằng miệng).

    Bà khách trả tiền và ra đi. Cái này là quá lịch sự rồi. Không ăn mà vẫn trả tiền, vì trách nhiệm của người đặt hàng. Không cãi nữa mà ra đi, vì lòng tự trọng.

    Chuyện buôn bán ở đây là thuộc loại hợp đồng miệng. Nhưng bà khách vẫn có thể căn cứ vào bô luật dân sự, Quy định chung về Hợp đồng mua bán, để khiếu nại, nghĩa là đặt cơm mà phải… ăn phở:

    Ðiều 437. Trách nhiệm giao vật không đúng chủng loại

    Trong trường hợp vật được giao không đúng chủng loại thì bên mua có một trong các quyền sau đây:

    1.Nhận và thanh toán theo giá do các bên thoả thuận;
    2.Yêu cầu giao đúng chủng loại và bồi thường thiệt hại;
    3.Huỷ bỏ hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại.

    Tào lao với các bác một chút cho vui, chứ chuyện này chưa chắc đã có thật. Hoặc nhà báo nghe phong phanh đâu đó, hoặc chỉ viết cho có bài đăng. Hì hì.

  4. Trực Ngôn says:

    Thưa ông Nguyễn Hiền Nhân

    Người ta bảo là đã hết cơm và tỏ lời xin lỗi rồi, thế mà bà Caroline vẫn cứ xông vào bếp đòi cơm. Vậy xin ông cho biết, xừ madame này thuộc nền giáo dục nào mà lại cư xử với người Việt Nam như thế?

    • Tamtam says:

      Đã hết cơm sao vẫn nhận lời bán cơm? Đã hêt cơm rồi sao không nấu cơm mới? Đã hết cơm rồi sao không nói thẳng cho khách đi chỗ khác? Đã hết cơm rồi sao vẫn đưa thức ăn ra?

      Người hay súc vật mà cho gì cũng cúi đầu ăn? Trực ngôn mà khuyên người ta đừng nói thẳng? Ai bảo ông Trực Ngôn bà Caroline “xông vào bếp”?

      • Trực Ngôn says:

        Xin bình tĩnh, đừng vội “bức xúc”!

        Dễ hiểu mà, khi người phục vụ nhận khách thì cơm còn, nhưng hình như hôm đó nhiều khách quá, vì vậy mà phải tới 15 phút sau mới có thức ăn.

        Thật là xui xẻo, khi đưa thức ăn cho bà Caroline rồi, xuống lấy cơm mới biết là nồi cơm đã hết, phải chờ?

        Rất tiếc, bài viết không nói rõ chi tiết nên không thể suy đoán, có thể còn nồi cơm nữa đang nấu dở dang? Nhưng bà Caroline mới nghe hai chữ “hết cơm” đã xửng cồ (nổi tam bành), đòi “xuống dưới” gặp ông chủ để đòi cơm?

        Chữ “xuống dưới” ở đây, nếu không là xuống bếp, xông vào bếp (là nơi cấm kị người lạ vào) thì xuống nhà cầu, dễ hiểu quá mà ông hay bà Tamtam.

        Nếu là một người văn minh lịch sự, (nhất là đang sống ở Pháp) bà Caroline nên bình tĩnh hỏi cho ra lẽ. Nếu “sẽ có cơm” thì chờ, còn không, thì mời ông chủ quán lên nói chuyện đàng hoàng. Hoặc nói cho họ biết rồi bỏ đi nơi khác kiếm cơm ăn.

        “Xuống dưới” làm gì khi chủ quán đang bối rối và bận rộn. Phép lịch sự tối thiểu của một người văn minh của bà Caroline để đâu?

  5. Bích Hà says:

    Chuyện gây bực mình thật nhưng đó cũng ít gặp chứ không phổ biến, tuy vậy đây cũng là một thói xấu của người Việt: sùng ngoại, sính ngoại, vọng ngoại. Chuyện coi thường thì có chứ tệ như bài viết thì chưa từng gặp!

    • Hoàng Lệ Trúc Phương says:

      “sùng ngoại, sính ngoại, vọng ngoại” chưa hẳn là xấu!

      Đồ “ngoại” tốt, bền, ai không thích?
      Hải ngoại có đời sống văn minh, no đủ, ai không ham?
      Lấy chồng ngoại văn minh, học thức, ga lăng, ai không muốn?
      Hải ngoại có đời sống cao, ai không sính?

      Nhưng đừng nên quá sùng bái, phải đạt được bằng mọi giá!

      - Không nên cởi quần cho người ta xem, khám, chọn cưới
      - Không nên gian dối bằng mọi cách để được xuất ngoại
      - Không nên quá vọng ngoại mà coi thường người Việt Nam!

      Nước nào cũng vậy, Ta hay Tây cũng thế, Dân tộc nào cũng có người tốt kẻ xấu.

  6. CHỊ BA says:

    CHUYỆN KỂ CUẢ CHI CAROLINE LE LÀ QUAN TRỌNG

    Trong một xã hội thực sự thị truờng và pháp trị, chuyện này xuất hiện hàng ngày và đuợc giãi quyết đơn giãn và tuơng kính. Khách vào tiệm ăn, nhân viên tiệm đến chào đón với câu:” Tôi có thể làm đuợc gì cho ông , cho bà ? “vưà đưa cho khách các bản menu. Khách order thức ăn theo bản menu ghi với giá tiền bên cạnh. Món nào không có , chủ nhân hay nhân viên phụ trách báo truớc và ân cần xin lỗi. Khách có quyền order món khác hoặc rời tiệm .

    Nhưng chuyện bà Caroline kể ở đây là chuyện xãy ra trong một lãnh điạ cuả chế độ toàn trị , (Toàn trị có nghĩa nhà nuớc điều khiển mọi sinh hoạt cuả cá nhân, gia đình , các cơ sõ từ công đến tư. Chẵn hạn :
    Chi bộ Đãng tổ chức ngay trong mỗi khách sạn , mỗi tiệm ăn…Điều này ít ai ngờ là nhưng là sự thật . Nhiêu khi nguời bồi bàn có tuổi đãng cao lãnh đạo lại “giám đốc ” (1) ). Lãnh điạ này còn là nơi không pháp luật đuợc cai trị bỡi đãng CSVN, những kẻ có một thành tích lưà gạt, bác bỏ sự thật gần hàng thế kỷ. Công an chĩ làm theo lênh mà không theo luật. Nhìn thành tích bẩy gạt , thanh toán cuả ông Hồ , nhìn công an bắt nguời dân oan hay dân chủ hay em Phuơng Uyên vưà qua , cách bẩy gạt gia đình các nạn nhân ta đủ thấy :
    Pháp luật chĩ là chiêu bài nhằm lưà gạt thế giơi và số lớn nguời luơng thiện dễ tin. Hơn hai triêu đồng bào – kể cã bà con ở Mỹ Lai -dể tin đã ngã xuống cho tới nay vẫn chưa nhận ra ai mới chính là thủ phạm. (Lẽ dĩ nhiên không phải đãng bắn họ cho chết nhưng , sự thậ cho biết chính Đãng cố ý gây cho Mỹ giết để tố cáo với dư luận quốc tế (2) !…
    Dù là ăn ít cơm như Tây ,nhiêù như Á đông , cơm vẫn là thành phần căn bản trong bưả ăn . Nhà hàng giữ im lặng cho đến khi mang bưả ăn cho khách mà không cơm là đủ nói lên cái thâm ý ( có tính toán truớc ) cuả các ” chủ tớ đãng viên” rồi. Như đã nói ,đây là lãnh điạ vô pháp luật , nếu vợ chồng tuởng bở , bỏ đi ra là có thể bị vài nhát dao vào bụng bỏ mạng . Khiêng xác bỏ vào phòng ngủ tri hô cho kẻ trộm giết nguời , điều tra giả vờ sau , như nhiều chục vụ khác đã từng xãy ra do công an cuả họ từng làm. Đây là điều đáng sợ nhưng có thât mà ít ai biết.
    Nếi nghĩ ra đuợc nguy hiễm này thì chị Caroline Le không chắc đã dám bạo gan đi bung xung giống như trong xã hội có pháp luật và tôn vinh ” khách hàng là vua” như trong xã hột k.t. thị truờng chị thuờng quen tiếp xúc.
    Đây là chỗ ngây thơ cuả chị ( như hàng triệu đã ngây thơ trong hai cuộc chiến tranh gọi là” cưú nuớc”) . Chính nhờ ngây thơ này đã vô tình sui khiến chi Caroline Le khai quật lên đuợc cái tẩy nham hiễm bất di bất dịch cuả đãng CSVN qua cái đầu đề ” Bị từ chối phục vụ vì là… người Việt Nam ” (hay là nguời chạy theo địch như Đãng mình hiện nay ! )trên đây .

    Chuyện kể cuả chị Caroline Le đã giãi thích tại sao những trí thức vuà buớc vào phi cãng thì bị bắt như Nguyễn Quốc Quân , bị đuổi như Nguyễn Hưng Quốc ngay cã từ thiện như một phụ nữ nguời Thuy Điễn gốc Việt … đồng thời cãnh giác luôn cho những bà con nào thích nhìn cái cuời ” duyên dán” hớn hở ngoài mặt cuã một xã hội toàn trị bỡi những tên mafia giấu mặt như Việt nam XHCN hôm nay.
    ——————————————–
    (1) Trong sách “A Thousand Tears Falling,” Yung Krall có kể nguời tài xế lái cho chị lại là cấp lãnh đạo cuả Đại sứ Đinh Bá Thi VN tại LHQ .
    (2)Trong sách “The Vietnam War : A History in Documents” các g/s Marilyn Young, John Fitzgerald, A Tom Grunfeld đã kể lại :” Môt sĩ quan khai với Toà Án là ông ta đã biết số nguới dân đó , nhưng ông ta cũng biết rõ rằng có cã nhiều Việt cộng lẫn lút trong họ.”(” An officer told to the My Lai court that “ He knew there were civilians there, but he also knew that there were VC among them.” p.134)

    • Builan says:

      Thật thú vị được đọc COM cuả CHỊ BA
      Có tâm và tầm hiểu biết nhiều !
      Thuận lý thuận tình và thuân cả thực trạng Xã hôị _ như là định mệnh – là số phần : CHXHCNVN > Chã hề xấu hổ chút nào vì ngu

      Chào CHI BA

  7. Áo vải cờ đào says:

    Đọc cái tiêu đề của bài viết ở trên, tôi hơi…giựt mình vì “tự ái dân tộc” như có một chút gì đó bị tổn thương. Nhưng khi đọc xong nội dung bài “cậy đăng” do [ Theo Baomoi.com] và DCV phổ biến! Tôi thấy bài viết này…Cũng không có gì “kinh dị” giống như lời kể một chiều (she saids) của bà Caroline Le đã công khai cùng báo giới! Xin cám ơn và chia sẻ phần nào nỗi bực bội của bà, nhưng rất tiếc là Avcđ tôi, đành phải xin lỗi bà vì…phải nói lên khía cạnh “công bình” của một người đọc. Thưa bà, những gì bà kể ra đây, theo tôi thấy thì chỉ đơn thuần là…Đụng chạm cá nhân hay có thể nói là (back-fires) cho thái độ và phản ứng (giận mất bình tĩnh) của song phương trong cuộc, mà 2/3 phần lỗi (first) thuộc về bà đã…Lớn tiếng hay cự nự từ dưới lên trên vì đây vốn là những (natural reacts), mà phần đông/đa số những người “tự cho” là trưởng giả phương tây thường vấp phải, nó không hẳn là “chứng bệnh”, mà đó chỉ là một thói quen! Tôi đoán vậy là vì, xuyên qua bài viết ngắn…Bà Caroline, Lê Thanh Bình (công dân Pháp gốc Việt). Đã hai lần nhấn mạnh câu… TÔI ĐÃ ĐI DU LỊCH KHẮP THẾ GIỚI!! Thử hỏi, bà có xem hơn tám mươi triệu đồng bào đang oằng vai sống dưới “Xã Hội Kinh Dị” và trong chế độ CSVN từ năm 1975 đến ngày nay…Là người Việt Nam như bà không? Bà có tự tôn dân tộc, vậy còn những người “phục vụ” bà, họ có…Tự tôn dân tộc không?? Hay là họ chỉ có quyền nằm mơ và bổn phận của họ được sinh ra là để… Phục vụ những người Việt quốc tịch Pháp, Anh dù “Vào buổi TỐI của ngày 24/10/2012″ (hay đêm khuya) cũng phải nấu cơm… Serv cho một người khách “Tây pha gốc” như bà??? Sau hết, Avcđ xin thành thật nhắc nhỡ bà câu “nhập gia tùy tục” thành ngữ của phương Đông! Là người sinh sống và kết hôn với người văn minh phương Tây sao bà không áp dụng sự tự trọng của dân Tây…”Nghề nào cũng là nghề, không có nghề xấu” kể cả nghề phục vụ, hầu bàn hay làm vệ sinh công cộng… Không phận sự, miễn vào. Chúng ta phải tôn trọng cái “Privacy” của nhà hàng, dù bà có…Tiền, thưa bà Caroline Lê…!!…Một người VN. Avcđ.

  8. Phan Liên says:

    Hì hì, bác Trung Kiên quý mến. Tôi đi mua xe hơi. Thỏa thuận giá cả xong xuôi, đặt kiểu, đặt màu. Khi tới nhận xe, thấy xe rất đẹp, kiểu và màu đều chuẩn, nhưng xe chỉ có 3 bánh. Người bán hàng xin lỗi: vì kinh tế khó khăn, đời sống vất vả, công việc quá bận rộn, đang lúc bực mình, trời thì nóng nực…. nên hãng xe đã hết bánh. Vậy tôi có nên thông cảm lấy xe về và trả toàn bộ số tiền đã thỏa thuận cho họ không?

    Các bác vấn kế giùm.

    Quý mến
    Phan

    • Trung Kiên says:

      Chào bạn Phan Liên

      Sorry, đã phản hồi hôm qua cùng lúc với bạn “bần dân” rồi, nhưng có lẽ vì lý do kỹ thuật nên không hiển thị chăng?

      Xin trao đổi với Bạn đây. Nếu đã đặt mua xe với chi tiết trên, khi đến nhận mà chiếc xe không đúng như đã thoả thuận trong hợp đồng thì…Thiển nghĩ, Bạn có quyền từ chối, không lấy xe mà cũng miễn trả tiền. Chả cần phải cãi vã chỉ thêm to tiếng vô ích…đúng không?

      Trường hợp của bà Caroline thì đơn giản hơn rất nhiều. Từ hôm ở Mũi Né, ngày nào bà ta cũng đến ăn cơm ở quán đấy cơ mà. Khổ nỗi hôm 24.10.2012 bị “hết cơm”!

      Hết cơm thì ăn món khác như: Phở, bún, mì…hay cái gì cũng được mà. Hoặc là đi quán khác (như đã nói với bạn bần dân ở dưới).

      Người ta đã xin lỗi và nói cho biết “hết cơm” rồi. Vậy mò xuống bếp “xin cơm” thì có vô duyên quá không?

      Chủ quán thì ai cũng muốn có khách để có tiền, đúng không? Đâu có ai muốn sự việc này xảy ra như thế!

      Ngay trong cuộc sống của bà Caroline cũng chẳng muốn “nó” xa ra, nhưng khốn nỗi nó vẫn cứ xảy ra…Những lúc như thế thì biết làm sao hơn, ngoài câu “Xin lỗi” chứ?

      Đã nói “lý do” và xin lỗi rồi…mà anh John còn cứ xấn vào đòi…”c.ơ.m” thì, thiển nghĩ, lúc đó bà Caroline không chỉ đuổi, mà còn lấy chổi chà phang cho nữa đấy…!

  9. Ban Mai says:

    Thưa quý bác Còm,
    Tôi chịu khó đọc, thử một lần, cả 27 cái còm, có còm dài ít nữa cũng hơn 1 trang A 4! Sự kiện bà Caroline kể lại tại nhà hàng G. nào đó tại Mũi Né có gì mà ầm ĩ? Người cung cấp sự kiện đã không được cám ơn lại bị ‘đánh phủ đầu’ thì vô số chuyện khác tại vô số ngõ ngách tại VN ai sẽ là người đưa tin kế tiếp? Kinh nghiệm ‘đi và sống’ tại VN không phải là chuyện cần biết cho mọi người sao? Tôi cám ơn bà Caroline đã đưa tin. Còn thái độ của những người trong nội dung bản tin thì thuộc về nếp văn hóa ứng xử cá nhân.

Leave a Reply to Trung Kiên