WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Khi pháp luật chưa thật sự lên ngôi

Hai nhạc sỹ Việt Khang và Anh Bình bị 4 năm và 6 năm tù vì những bản nhạc yêu nước chống bành trướng Trung Quốc.

Ở nước ta đã có luật pháp hay chưa? Có nền pháp trị đúng nghĩa hay chưa? Pháp luật được thi hành nghiêm minh hay chưa? Đây là những câu hỏi cực kỳ hệ trọng, tác động đến cuộc sống của mỗi công dân, mỗi gia đình, đến sự phát triển của đất nước.

Ngày 30 tháng 10 vừa qua, trong một phiên xử ngắn ngủi, tòa án thành phố Sài Gòn đã tuyên phạt nhạc sỹ Việt Khang 4 năm tù giam 2 năm quản chế, và nhạc sỹ Anh Bình 6 năm tù giam 2 năm quản chế, chỉ vì những bài hát yêu nước của 2 anh chống bành trướng Trung Quốc.

Rõ ràng cũng giống mọi phiên tòa trước đây, đây là một phiên tòa “tiền chế”, nghĩa là do các cấp lãnh đạo đảng ấn định trước, hay còn gọi là « phiên tòa bỏ túi» – có nghĩa là mức án đã có sẵn trong túi chánh án theo lệnh đảng, hội đồng xét xử không có tranh biện luận tội, không biểu quyết mức án, luật sư không được bảo vệ bị cáo trên cơ sở chứng cứ theo luật định.

Nhà luật học Lê Hiếu Đằng, từng là người lãnh đạo Mặt trận Tổ quốc, nhận định: «Đây là một vụ xử án phát xít!» Không thể có lời lên án nào rành mạch, mạnh mẽ, chính xác hơn.

Một nhóm sinh viên ngành luật lập tức có phản ứng. Như một biện pháp cảnh cáo, họ đang tìm hiểu lai lịch, cư trú, gia đình của viên thẩm phán Vũ Phi Long, người chủ tọa hội đồng xét xử và tuyên án trong vụ xử trên đây. Theo họ, thẩm phán Long đã phản bội lại những nguyên lý cốt lõi của luật pháp và việc thực thi pháp luật, phản bội lời thề của một thẩm phán là tuân theo pháp luật và chỉ tuân theo pháp luật mà thôi. Họ khẳng định: ông Long phải chịu trách nhiệm về việc làm của mình.

Nhân việc làm có ý thức của các bạn sinh viên trẻ trên đây, xin có đôi lời tâm sự với các bạn. Từ năm 2002, bạn Đỗ Thúy Hằng mới ở năm thứ 2 trường Luật trong nước đã có bài “Tôi nghiên cứu về Luật Đất Đai” trên mạng, bênh vực quyền sở hữu tư nhân về ruộng đất của bà con nông dân ta tồn tại từ ngàn xưa, bị đảng CS xóa bỏ triệt để trong chốc lát khi bịa ra cái gọi là “sở hữu toàn dân” mơ hồ không thể xác định. Hằng là một sinh viên xuất sắc, có tâm với dân, có lòng với nước mình. Tôi cứ tự hỏi, bạn Hằng tốt nghiệp ra sao? Nay làm việc ở đâu? Có hành nghề luật sư hay không? Rất mong có ai biết xin cho hay.

Tôi từng ghé thăm các trường đại học Luật ở Pháp, Hoa Kỳ và Bỉ, mỗi lần như thế tôi lại nhớ đến Đỗ Thúy Hằng và hoàn cảnh cùng điều kiện học tập của bạn trẻ này. Sinh viên tại các cơ sở giáo dục pháp lý ở các nước tôi có dịp đến thăm luôn tự hào về trường lớp của mình. Ở các nước dân chủ văn minh trường Luật luôn luôn là cơ sở mũi nhọn, đứng hàng đầu trong hệ thống đại học. Từ khi là sinh viên các em đã theo dõi chặt tình hình luật pháp, việc sửa đổi luật, thi hành pháp luật, các vụ xử án lớn, ra những tờ báo riêng của trường Luật, góp phần không nhỏ cho việc củng cố chế độ pháp quyền của nước mình.

Không phải ngẫu nhiên mà đảng CS Việt Nam đã xóa bỏ trường Luật ở Hà Nội từ tháng 8 năm 1945 và suốt 30 năm không có một lớp học luật nào. Đến nay khoa Luật trong nước vẫn cón là ngành học yếu kém nhất trong các khoa, cũng như báo Pháp Luật lẽ ra phải là tờ báo tranh biện sôi nổi lý thú nhất thì lại là tờ báo ế ẩm, tác dụng xã hội nghèo nàn, chưa nói là rất có có hại về mặt xây dựng ý thức thượng tôn pháp luật.

Các bạn sinh viên trẻ trường Luật trong nước cần sắn tay áo tham gia xây dựng nền pháp trị dân chủ đích thực, xây dựng Đại học Luật thành trường mũi nhọn đào tạo nhân tài cho nền dân chủ tương lai. Hãy học đến đâu làm đến đấy, thực hiện, bảo vệ công lý và lẽ phải.

Các bạn không thiếu gương sáng. Luật sư Lê Chí Quang từ năm 2001 đã viết bài “Hãy cảnh giác với Bắc triều” để bị tù đày về tội “làm gián điệp cho nước ngoài”. Nguyễn Văn Đài và Lê Công Định cũng là những luật sư trẻ dấn thân cho nền pháp trị dân chủ tất yếu trong tương lai. Dù cho bị tù đày, hai anh vẫn giữ nguyên ý chí yêu nước thương dân, kiên định lý tưởng xây dựng nền pháp trị dân chủ.

Ls Cù Huy Hà Vũ và vợ là Ls Dương Hà luôn kiên cường bất khuất bảo vệ dân oan, công khai phát đơn kiện thủ tướng đã ra lệnh khai thác bauxite chưa qua ý kiến của Quốc hội, bị trả thù thâm độc vẫn một lòng một dạ vì nhân dân, vì luật pháp công minh.

Và trong xã hội, Ls Lê Hiếu Đằng nói trên không đơn độc. Ls Trần Quốc Thuận tuy là đảng viên CS lâu năm vẫn lớn tiếng đòi phải sửa đổi hiến pháp, bỏ điều 4, phải trả lại quyền sở hữu ruộng đất cho nông dân, phải triệu tập đại hội đảng giữa nhiệm kỳ để xem xét kỷ luật Bộ Chính trị, không thể xuê xoa, dở trò xin lỗi như vừa qua, coi việc nước như trò đùa, như trò hề.

Rất nhiều luật sư từ trẻ đến già như Ls Trần Lâm gần 90 tuổi, vẫn một mực có công tâm sẵn sàng bảo vệ miễn phí cho dân oan, cho nông dân bị quan tham CS cướp đoạt ruộng đất, cho các em nữ sinh vị thành niên bị cưỡng dâm tập thể bởi nhóm cán bộ CS đầu tỉnh Hà Giang… là những tấm gương sáng làm vẻ vang cho giới luật học Việt Nam. Các luật gia dân chủ luôn giữ vững một niềm tin, một ý chí, đua luật pháp lên ngôi, xây dựng một nền pháp trị tiên tiến.

Giới luật học Việt Nam không thể quên tấm gương kiên cường tuyệt đỉnh của luật sư Nguyễn Mạnh Tường. Ông Tường được đảng trọng dụng, với nhiều chức quyền – ủy viên Trung ương Mặt trận Tổ quốc, hiệu trưởng đại học, giáo sư, luật sư tòa án Hà Nội, thành viên Hội Luật sư Dân chủ Thế giới … Thế mà tại cuộc họp cán bộ toàn quốc (miền Bắc) của đảng CS, ông đã công khai lên án các tòa án nhân dân phi pháp trong cải cách ruộng đất về tội bắn giết, chôn sống hàng vạn công dân vô tội. Ông còn vạch rõ nguyên nhân là một chế độ đảng trị, quan liêu, không có lực lượng kiểm soát, cân bằng, không có lựa chọn và thay thế.

Vì thái độ dũng cảm của một kẻ sỹ như thê, ngay sau đó Luật sư Nguyễn Mạng Tường đã bị mất cả 7 chức, bị cấm cả dạy tư, bị cắt lương. Khi vợ chồng và con gái ốm đau, gia đình ông phải nuôi con gà đẻ trứng thay phiên nhau ăn từng quả trứng, riêng ông phải bán rẻ từng bộ com- plê cho một đoàn kịch để sống.

Trường Đại học Luật Việt Nam rất nên có bức tượng Luật Sư Nguyễn Mạnh Tường ngay trong sân trường mình. Vì tôn trọng, bảo vệ Luật là tôn trọng bảo vệ nhân dân, lẽ phải, công lý và đạo đức xã hội, là nền tảng vững chắc của một chế độ dân chủ. Coi khinh Luật, chà đạp Luật, ngồi xổm trên Luật là tội lỗi gốc đẻ ra vô vàn thảm họa cho toàn dân, mà cũng là thảm họa cho chính đảng cầm quyền.

Blog Bùi Tín (VOA)

19 Phản hồi cho “Khi pháp luật chưa thật sự lên ngôi”

  1. Bùi Lễ says:

    Đối với các nước tiến bộ, dân chủ … Tất cã những gì về luật pháp lập căn theo
    hiến pháp mà thành hình.
    Trái lại ở nước việt cộng thì hiến pháp nằm dưới đảng như vậy khi mà đòi hỏi/
    thảo luận vấn đề liên quan đến luật pháp ở VN thì là đã trật đường rầy! Cứ lấy
    thí dụ ở nước tự do/tiến bộ thì họ set default là khi tòa chưa phán quyết thì kẻ
    bị bắt/tình nghi vẩn là vô tội . Muốn ghép tội họ( “kẻ bị bắt”) thì cơ quan thi hành
    pháp luật phải chưng bằng chứng là “kẻ bị bắt” đã vi phạm pháp luật .
    Còn ở nước việt cộng thì họ set default là “kẻ bị bắt” đã là có tội, muốn thoát
    khỏi cái tội thì “kẻ bị bắt” phải chứng minh/đưa bằng chứng là mình vô tội .

    Qua hai cái lối set default thì ta sẽ thấy lối của việt cộng là không cần đến luật
    sư gì cã (luật sư chỉ là một bông hoa kiểng để chưng cho đám nước ngoài mà
    thôi) . bở vì “kẻ bị bắt” không bao giờ/never and never … có thể đưa ra bằng
    chứng để chứng minh mình là kẻ vô tội .
    Thành ra nói chuyện luật pháp với bọn việt cộng gio6′ng như nước đổ đầu vịt!

  2. Minh Đức says:

    Ngay cả khi pháp luật đã lên ngôi như ở chế độ nhà Tần thời Chiến Quốc thì đó là thứ pháp luật của nhà nước bắt dân phải chiến đấu, lao động phục vụ cho nhà nước và cấm dân không được bàn tán, phản kháng. Vì thế mà pháp luật cũng có năm bẩy loại pháp luật. Pháp luật do nhà nước làm ra thì sẽ phục vụ cho lợi ích của nhà nước. Chỉ có pháp luật của những người có công tâm thì mới phục vụ cho công lý. Ở xứ tư bản cũng là xứ tự do thì có những người ra làm chính trị, ứng cử vào quốc hội hay vào chính quyền họ làm luật để phục vụ cho ích lợi chung của quốc gia, chứ không riêng cho nhà nước hay một đảng, một nhóm nào. Cũng có những người muốn lên cầm quyền hay vào quốc hội để phục vụ cho nhóm của mình. Chế độ dân chủ tạo điều kiện cho mọi nhóm lợi ích có cơ hội đồng đều ứng cử vào chính quyền, vào quốc hội để giảm bớt sự thiên vị cho một nhóm, một đảng.

  3. Dân trí says:

    Luận bàn về luật pháp trong chế độ cuả đảng ta thực ra chỉ là chuyện bàn cho có chuyện chứ những người đã sống trong chế độ ưư việt cuả đảng và nhà nước ta thì đều đã hiểu rằng nhà nước cuả đảng ta làm chó gì có luật mà để pháp luật lên ngôi. Nếu có pháp luật lên ngôi thì cái pháp luật đó cũng chỉ để bảo vệ ngai vàng thống trị cuả đảng mà thôi và để duy trì và bảo vệ quyền thống trị tuyệt đối, toàn diện lâu dài cuả đảng. Đảng ta hiện đang liên tục bổ xung sửa đổi và làm ra những điều luật sao có lợi nhất cho đảng và bầy nhóm cuả đảng, còn lũ dân đen cuả đảng thì đảng đã có cách trị bằng luật cuả xã hội đen và trò chơi tình cảm mị dân mà đảng có quá nhiều kinh nghiệm cùng thủ đoạn.!…

  4. Minh Đức says:

    Trích: “Không phải ngẫu nhiên mà đảng CS Việt Nam đã xóa bỏ trường Luật ở Hà Nội từ tháng 8 năm 1945 và suốt 30 năm không có một lớp học luật nào”

    Xóa bỏ trường luật là làm theo tư tưởng Lê Nin. Lê Nin đọc sách Mác nên cho rằng luật pháp là công cụ của giai cấp bóc lột nên không dùng luật để cai trị mà người Cộng Sản đọc sách Mác nghĩ như thế nào thì bắt toàn dân phải theo như thế. Vì không dùng luật nên phải dùng một mạng lưới cán bộ bố trí từ trên xuống dưới để bắt xã hội phải vận hành theo lãnh đạo đảng. Mỗi khi lãnh đạo ở bên trên nghĩ ra điều gì thì bắt tất cả đảng viên phải nghĩ giống như thế và các đảng viên ở dưới bắt dân phải nghĩ như thế. Thế là hình thành chế độ đảng trị. Cách cai trị này rất dở vì không có luật nên xã hội phải sống theo ý của lãnh đạo bên trên. Lãnh đạo độc tài không bàn bạc với ai nên khi nghĩ thế này, khi nghĩ thế khác khiến cho phải trái, đúng sai đảo lộn, xã hội xoay như chong chóng. Không dùng luật mà dùng người để dòm ngó, sai khiến dân thì phải dùng rất nhiều người. Đó là cách cai trị kém hiệu quả, dùng một số rất đông mới lèo lái được xã hội, trong khi nước theo cách cai trị bằng luật thì dùng ít người hơn mà cai trị vẫn hữu hiệu.

    Cùng với việc xem luật là công cụ của giai cấp thống trị, Lê Nin xem đạo đức cũng là công cụ của giai cấp thống trị nên đảng cũng không tôn trọng đạo đức. Một chế độ không tôn trọng luật pháp cũng không tôn trọng đạo đức mà toàn dân phải làm theo ý của lãnh đạo đảng suy nghĩ theo kiểu sáng đúng chiều sai thì chế độ đó rơi vào tình trạng tệ hại mà các nhà cai trị thời xưa muốn tránh.

    • NÚI NGÀN says:

      ANH NÀY

      Anh này hiểu Mác quá ta
      Hiểu rành như thế quả là rất hay
      Lại còn hiểu cả Lênin
      Đáng khen Minh Đức làm tin ở đời
      Ngoài ra hiểu cả Việt Nam
      Bao năm cần quái gì trường luật đâu
      Trường Chinh, Lê Duẩn thật ngầu
      Thét ra đầy lửa luật hầu mà chi
      Thôi thì chuyện ấy qua đi
      Bây giờ nhắc lại làm gì Đức ơi !

      NGÀN SAO

  5. May Vu says:

    Bác BÙI TÍN rời Viêt nam thời Mác-Lê Duẩn bao cấp ăn bo bo ,chế độ hắc -ám (dark-ages) kinh tế bị cấm vận đi toilet còn mang cái “cuốc ” đào một lổ nhỏ ,nhưng bây giờ qua Mác – NG van Linh .Mc – Vỏ van Kiệt tới Mc -Ng Tấn Dũng thì Auto -Flusher rồi ? Và trường hợp xử Viêt Khang giống như ” PLEASE GUILTY NO CONTEST ” Nhận tôi mà không bào chửa ,Lý do gì mà Bác không biết ,Bác ở với chế độ nhiều năm ? (Xin lổi bác câu trong Nam “ăn cơm QG thờ ma CS ,nhưng miền Bắc nói ăn cơm nhà Nước thờ ma nước ngoài ) nên quên hết ,Bác nên coi lại bài Luận về Độc tài cùa bác Đại – Thượng Ngàn thì CS độc tài biết áp dụng “MÙA NẮNG TRỒNG DƯA ,MÙA MƯA TRỒNG LÚA” hay hơn các nhà Độc tài khác như TT Ngô đình Diện trồng Dưa mùa hè nên lủ lụt kiểu KATRINA Hoa kỳ trôi đi mất tiêu ?
    Nước VN sát bên TQ ra vào như ăn cơm bửa ,tai mắt mọi nơi như chợ Việt ,chợ Tàu hải ngoại này ,nhiều khi tiếng Việt viết lách còn giỏi hơn ta ,và cẩn thận “chó sủa chó không cắn “mà TQ nó biết tiếng sủa ở đâu thì CHÍCH ĐIỆN là xong hết rên Sống trên đời miếng dồi chó ,xuống âm phủ hỏi có hay không ? Bác không đi được tới nơi tìm hiểu thành giống như nhà BÁO SALON củng như VNCH Tướng ,Tá ngày xưa đẹp trai ,Yeu hậu phương hơn yêu tiền tuyến ?
    Luật pháp đôi khi mắt nhắm ,mắt mở ? Nếu mở trừng 2 mắt Trừng thẳng,Cảnh sát giao thông nếu thật tình đúng luật , thì biên giấy PHẠT mệt nghỉ ? Vì vây luật pháp phải biết TÙY (Tùy cơm gắp mắm , chắc CSVN áp dụng như vậy ) và củng cho lối THOÁT ,BÍ của xả hội như vài TIỂU BANG Hoa kỳ được hút cần sa ,và kết hôn dồng tính ? nhưng Liên bang ,và các Bang khác vẩn nghiêm cấm .
    Về Việt Khang ,Mong nhà nước CSVN nên giơ cao đánh nhẹ, .và biết khôn ngoan ,và không hành động vủ lực thái quá với các Công dân yêu nước , Con đường đối phó với TQ là con đường lâu dài ,cả mấy ngàn nay ta vẫn giử ,và tiếp tục ,nối theo tiền nhân TỔ TIÊN của ta ,mấy lời bốc đồng ,thiếu chuẩn bị quốc phòng yếu kém là dể mất vào tay địch TQ ?

  6. Trung Kiên says:

    Làm sao PHÁP LUẬT có LÊN NGÔI khi đảng vẫn độc quyền lãnh đạo và ngồi chồm hổm trên luật pháp?

    Nhiều người vẫn cứ lầm tưởng rằng chức “Thủ tướng VN” phải có quyền lực mạnh, vì là người đứng đầu một chính phủ…

    Thế nhưng chức “thủ tướng” như (Nguyễn Tấn Dũng) dưới chế độ XHCNVN thì chỉ là một công chức bình thường, hữu danh như vô quyền, tất cả đều nằm dưới sự chỉ đạo của TBT đảng csvn!

    Điều này có lẽ không ai tin, vì “đảng csvn” chỉ là một thành phần nhỏ trong số gần 90 triệu dân VN, mà con số đảng viên chỉ khoảng hơn 3 triệu, tức chỉ bằng 1/30 hay (hay 3.5%)…

    Thế nhưng rất tiếc, đây lại là điều có thật, đã và đang xảy ra ở VN!

    Mới đây đại biểu Dương Trung Quốc đặt câu hỏi với thủ tướng Dũng rằng; (đại cương) “hình như thủ tướng coi nặng đẢNG hơn trách nhiệm đối với dân”?

    Ông Dũng đã không ngần ngại trả lời (đại khái): Đảng đã quyết định phân công, tôi sẵn sàng chấp hành nghiêm túc mọi quyết định của Đảng!”

    Tại sao Thủ tướng không thể từ chức?

    Giáo sư Tương Lai, nguyên Viện trưởng Viện Khoa Học Xã hội Việt Nam phân tích:

    “về cơ chế đã giao cho Tổng Bí Thư hầu như toàn bộ quyền hành trong mọi guồng máy của đất nước, từ đó để thấy rằng vị trí của Thủ tướng cũng không hơn gì một công chức, mọi quyết định không từ Quốc hội mà từ Đảng Cộng sản và vì vậy ông Thủ tướng không từ chức như người dân chờ đợi là điều bình thường”

    Ông Mai Thái Lĩnh góp ý:

    “Quốc hội phải thực sự do dân bầu lên thì đất nước mới có cơ hội thực hiện quyền dân chủ thực sự, mà một trong các quyền ấy là bãi nhiệm Thủ tướng”.

    Bác Bùi Tín, BBT Đàn Chim Việt và các Bạn nghĩ sao?

Phản hồi