WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Hạt Ươm Hư [4]

Chương 12

Ông Năm chủ tiệm hình “Bóng Tối” bước ra khỏi tiệm ăn A Ùi (nay là ngân hàng Nhà nước), mặt tím tái vì tức giận. Ông lầm bầm.

- Một chính quyền khốn nạn. Một bọn cướp ngày!

Từ khi thấy lão Tôn và giáo Sinh hành xử như một thứ côn đồ không luật pháp, ông bắt đầu bất mãn, không sinh hoạt gì cả.Ông đóng cửa tu tại gia, mặc lão Tôn hoành hành bá đạo qua cái mác chủ nghĩa CS, ông vừa nhìn ra (sau gần hai thập niên làm việc lén lút cho họ!). Tùy tiện hành sự bắt người trái phép, đập phá chùa chiền của các tôn giáo, là một nhà nước vô cùng nguy hiểm, theo như ông nghĩ.

Bây giờ đến lượt ông!

Sau hai tháng “giải phóng” miền Nam, cửa tiệm ăn của ông A Ùi vẫn đóng cửa im ỉm. Không một ai trong phố biết ông hiện giờ ở đâu và ra đi từ lúc nào! Lão Tôn càng nôn nóng hơn.Lão muốn biết bên trong có gì thay đổi, hay còn lại những gì?Lão Tôn bấy giờ là Xã trưởng xã Diên Toàn, kiêm Giám thị trường Trung học Diên Khánh.Lão đề nghị lên Huyện ủy cho tịch biên cửa hàng ông A Ùi.Trên Huyện đồng ý. Lão Tôn dẫn mười mấy tên du kích đầu trâu mặt ngựa, đập cửa xông vào. Tiệm ông A Ùi vẫn y nguyên, như những ngày thường mở cửa trước kia. Bà vợ điên của ông cũng biến mất một cách lạ lùng. Trên căn lầu, chỉ còn lại những sợi dây xích rỉ sét.

Sát vách tiệm A Ùi là ngân hàng Nông Thôn Diên Khánh trước 75, lão Tôn cho người đập vách, cơi rộng ra, sát nhập thành một; và Ngân Hàng Nhà Nước ra đời ở đây. Lần đầu tiên, sau hơn hai tháng “giải phóng”, ông Năm mới nghe được cái gọi là “danh từ”: Nhà nước. Chứ không còn là của Nhân dân, như từng nghe và thắc mắc!

- Ha! Công an nhân dân, Quân đội nhân dân, Tòa án nhân dân, và nhiều thứ nữa cũng của… nhân dân! Công an làm sao là của nhân dân, khi mà ai cũng sợ hãi sau hai tháng “giải phóng”, khi mà người dân bắt đầu thù hằn gọi bọn chúng là Bò Vàng, Bò Xanh? Quân đội làm sao là của nhân dân, khi đó chính là tập họp của một số người làm việc dưới sự chỉ thị của đảng?Nhất là tòa án, dùng để xử kiện, khép tội nhân dân cho có án, lại là của nhân dân?Sao kỳ vậy? Thật là một lối ru ngũ tinh vi của người cộng sản. – Ông Năm lẩm bẩm.

Mới đây thôi, hai tháng trước thời còn mồ mả chính quyền VNCH, ông Năm “Bóng Tối” còn làm ăn, giao dịch với những tiệm hình trong nước, và buôn bán với người Nhật qua tiệm hình, ông phải gửi tiền vô Ngân hàng để tiện giao lưu. Đồng đôla của quân đội Mỹ, ông có rất nhiều, nhưng không bao giờ gửi vào Ngân hàng, chỉ gửi tiền đồng VN. Vậy mà hồi nãy, rút ra họ không cho…

- Thưa cô. Tôi muốn lấy hai triệu!

- Bác nói gì ạ? Hai triệu cơ à. – Một giọng Bắc nhỏ nhẹ.

- Dạ. Hai triệu.

Lúc bấy giờ hai triệu lớn lắm, khi chưa đổi tiền.Cô gái mắt mở to, nhìn ông.

- Gia đình bác có người qui tiên?

Ông Năm nỗi sùng.

- Cô nói gì lạ vậy!?Tôi bỏ tiền vào, thì tôi cũng có quyền lấy ra bất cứ lúc nào muốn, dù thay đổi chính quyền.Mọi thứ vẫn còn đó qua con số. Hồi trước, tôi lấy có ai thắc mắc! – Ông dí cuốn sổ ngân hàng vào mặt cô gái, nói.

- Cháu biết. Nhưng theo qui định mới của chính quyền “ta”, vì vừa mới giải phóng cho giai cấp nông nô, số tiền được rút ra phải có lý do chính đáng, như gia đình “ta” có tang chế hoặc tai nạn ngặt nghèo!

- Tôi cần tiền, nên phải lấy ra!

- Thưa bác. Đó là quy định ạ!

- Qui định gì kỳ cục vậy?

- Như vậy không đúng chủ trương của nhà nước, bác ạ! Phải có người thân qua đời hoặc tai nạn gì đó, ngân hàng Nhà nước mới cho rút. Bác cũng thông cảm, đất nước vừa chấm dứt chiến tranh, cần xây dựng lại…

- Như vậy, tôi phải mong thân nhân chết bất đắc kỳ tử, mới rút được tiền ra? Bây giờ tôi đã hiểu thế nào là ngân hàng Nhà nước!

- Bác bảo sao ạ? Bác thông cảm nhé. Đây là chính sách của Nhà nước “ta” ạ!

Ông Năm muốn chữi thề! Nhưng nghĩ lại, là nhà tu hành đành thôi, ấm ức ra về.Ông lập lại lần nữa.

- Đồ quân cướp ngày, ngân hàng Nhà nước VN!

&

Đi ngang qua chợ Thành, ông Năm loáng thoáng nghe tiếng loa, giọng quen quen. Ông đứng lại, dỏng tai nghe. Bên kia đường là ngôi Đình cũ kỹ trên trăm năm, một giọng eo éo như đàn bà.

- À. Lão Tôn. Con thằng lằn từng đeo trên cột đình là mụ Bốn Cao!

- Các anh là tàn dư của Mỹ Ngụy để lại, nhưng các anh chỉ là những hạ sĩ quan và binh lính. Chính quyền cách mạng lâm thời, theo chính sách khoan hồng của đảng, tập trung các anh hôm nay, và cho học tập cải tạo 3 ngày, để biết rõ đường lối chủ trương lãnh đạo sang suốt của đảng. Sau đó, các anh được về đoàn tụ với gia đình. Và, sau đó nữa, các sĩ quan quân đội, được học tập mười ngày, rồi cũng về với nhân dân, trở thành công dân đích thực của nước VNDCCH! Ba ngày đó, các anh học tập ngay mái Đình này… Chính sách của đảng rất khoan hồng

và độ lượng, đối với bọn Ngụy quyền thua trận là các anh. Nghe rõ!

Mọi cái miệng nhép lên, rên ri rỉ.

- Rõòo…

- Đúng là thằng Tôn.Cái miệng “Tôn lò”của nó đáng ghê thiệt. Hèn chi, giáo Sinh – như cặp rắn song sinh cùng lão Tôn, tôn hắn là “đồng chí đại ca”!

Ông Năm không nhịn được, rên lên, khi biết rằng ông anh của ông, vì một chuyến thất lạc trên biển, do thời tiết gây nên, bị thuyên chuyễn làm một gã anh nuôi, hậu cần gì đó, khó ngóc đầu lên.

Ông đi qua hàng người lố nhố, trên 50 mạng người xếp hàng dọc, nhìn vào.Ông thấy chú Tám ba thằng Đại, trong số ấy.Chú Tám cũng nhìn thấy ông Năm tiệm hình “Bóng Tối” đang đứng nhìn. Chú nheo mắt làm hiệu, ông Năm bước đến gần, hỏi.

- Mọi người làm gì ở đây?

Chú Tám nói.

- Anh Năm, cứu em!

Ông Năm và chú Tám là đôi bạn thân từ hồi Pháp thuộc, nên rất thân nhau, như Tuấn và thằng Đại bây giờ.Ông lớn hơn chú Tám vài tuổi.

- Lão Tôn bắt tập trung, học cải tạo ba ngày, không biết có thật không?

- Ba ngày thì ba ngày. Thôi, chú ráng lên còn về với vợ con. Chứ lão Tôn và giáo Sinh là “song Tỵ hữu hành hung” ở phố Thành bây giờ. Đừng chọc lão giận mà nguy đến bản thân. Chú hãy nhìn cái gương của tui bây giờ mà hành xử!

Ông nhìn quanh, lắc đầu như ngầm bảo.

- Thân tôi lo chưa xong, nói gì đến chú!

Chú Tám không hiểu ý, nói huỵch toạt.

- Hồi trước, em biết anh là VC nằm vùng, nhưng không báo cáo!

- Bởi vậy, tôi với chú, bây giờ mình giống nhau, ôm nạn vào mình! Đừng trách móc thằng Mỹ và thế giới tự do! Hãy xem lại chính mình đã làm gì! Một thằng làcảnh sát, không tố cáo bạn bè mình là cộng sản; một thằng dân, nuôi và tiếp tế cán bộ CS nằm vùng, chỉ vì lợi nhuận cá nhân do ngoại bang đem đến! Bản thân tôi cũng như chú, nhưng tôi đang ngoài vòng kềm tỏa, làm sao giúp chú! Nên nhớ: lão Tôn, mặt chuột, tai dơi, mắt lé liêng là loại người nguy hiểm.

- Đồng chí… ông Năm! Mời ông ra khỏi nơi đây.Đây không thuộc trách nhiệm ông.- Lão Tôn quơ gậy nói như hét vào loa.

Ông Năm chủ tiệm hình “Bóng Tối”, nhổ bãi nước bọt đi thẳng về nhà, miệng lầm bầm.

- Cách mạng mà có những loại người như mày, đất nước này cũng đến hồi mạt vận!

&

Mọi sinh hoạt đã trở lại bình thường trong một xã hội mới vừa thành hình. Dân chúng có vẽ hài lòng cuộc sống trước mắt. Chiến tranh chấm dứt, đồng nghĩa với hòa bình mà họ hằng mong đợi trên quê hương VN chịu nhiều tai họa đau thương, giữa người đồng chủng giết nhau bằng súng đạn ngoại bang. Cảnh chết chóc hàng ngày vì đạn bom pháo nổ, phải chui xuống hầm không còn, cảnh di tản dân chúng nơi xẩy ra chiến tranh không còn thấy nữa, những cái chết tập thể sẽ lùi dần vào quên lãng của trí ức…? Trước hết, họ phải sống, tranh đấu sống để xây

dựng lại những gì đã mất mát trong chiến tranh tàn khốc. Với họ, đó là ước mơ lớn nhất, dù sự mất mát vừa trải qua vô cùng bi thảm và đớn đau…

Như thường lệ, mỗi sáng sớm, Tuấn ngồi retouch những tấm film trước khi đến trường. Anh vừa làm, vừa miêm man suy nghĩ. Cũng có thể, những ước mơ của người dân tầm thường là điều đến tầm tay với của họ. Ở họ, hầu hết 80% dân nông thôn trên đất nước sống về nông nghiệp này, hoàn toàn thuộc về họ; và họ có quyền mơ ước. Còn những người lính chế độ VNCH thì sao? Tuấn không một mảy may tin tưởng. Kinh qua những kinh nghiệm đi nhiều nơi, thấy nhiều việc… qua những tàn sát tập thể. Đọc những hồi ký, truyện, và nhất là cuốn film “Chúng tôi muốn sống”, thuật lại những ngày Cải cách ruộng đất ở miền Bắc, rồi vượt biển vào Nam, do chú Tám, ba thằng Đại, cùng Bộ Chiêu hồi trình chiếu dưới Đình, Tuấn không tin tưởng lắm.

Trước nhất, ngày tập trung hạ sĩ quan và binh lính ở Đình, trước chợ Thành.Đúng ba ngày, mọi binh sĩ đều trở về quê quán, làng xã quanh vùng sinh sống như một công dân bình thường.Chỉ duy nhất, hai ông trung sĩ cảnh sát, là ba thằng Đại cùng một ông trung sĩ bên Bộ Chiêu hồi biệt tích, không biết họ bị đưa đi đâu.

Học tập ba ngày.Đúng ba ngày trở về, như lời cách mạng hứa.“Đúng hẹn lại lên”, những ông Sĩ quan “hân hoan” trình diện cho 10 ngày, đều biệt tích hôm sau.Cái Đình vắng tanh. Không loa, không tuyên truyền phủ dụ; và lão Tôn cùng giáo Sinh mất tiêu!

- Thằng “Chài Cộng sản” buông một tấm lưới thật tuyệt diệu!

- Rầm… rầm… Mở cửa… mở cửa, Đại.Nếu không, tụi tao đập cửa vào.

Tuấn giật thót người vì tiếng động chát chúa và tiếng người réo gọi như một bọn cướp. Anh đưa cán bút, vạch kẻ hở nhìn ra. Bên kia đường, đối mặt xeo xéo là nhà thằng Đại, bọn du kích bốn đứa cùng chiếc xe ba gác, mà mụ Bốn Cao ăn cắp của ông A Ùi, không biết thế nào lại lọt vào tay chúng. Chúng đập rầm rầm, nhưng không có tiếng trả lời. Những cái búa tạ bắt đầu đập “ình ình” vào những thanh gỗ cứng như sắt, rồi cũng vỡ ra. Bọn du kích ùa vào như một lũ Sa tăng, hừng hừng tà khí.

Bụp… bụp…

Mấy chục cái hồ cá cảnh, chúng đập từng cái, thống khoái như như một lũ rồ. Những con cá Tai tượng, cá Chép… to bằng bàn tay nằm giẫy giẫy trên nền cement, rồi tuôn ra lề đường. Chúng đạp lên cá vừa đi, vừa đập phá mọi thứ. Một thằng chúc đầu xe “ba gác” xuống, tông thẳng vào nhà thằng Đại, la to.

- Tiêu hủy văn hóa đồi trụy của bọn Ngụy quyền Sài gòn, các đồng chí ta ơi!

Những kệ sách đổ ập xuống trong lòng chiếc “ba gác”, thoáng chốc đã đầy. Chúng lui xe ra lề đường, trút những cuốn sách xuống, và lại đi vào. Cứ thế tiếp diễn. Khi những kệ sách trống không, và chiếc “ba gác” đã đầy ắp, một thằng leo lên ngồi, một thằng khác từ phía sau tiếp lực, đẩy chiếc xe đi về hướng trường Trung học Diên Khánh. Mấy thằng còn lại bắt đầu dồn lại những cuốn sách ướt, khô, cao ngút như một Kim tự tháp nhỏ gọn, chúng châm lửa đốt! Khói đen ngộp trời.Chúng tưới thêm dầu lửa, ngọn lửa bắt đầu bùng cháy nhanh hơn.

Những con cá to bằng bàn tay, trên vỉa hè và lòng đường, chúng giẫy giẫy và từ từ cong lên như những cánh cung không cần sợi dây căng cứng!

- Một mùi thơm của Cách mạng đang đem đến!

Tuấn đưa cán bút, khép tấm gỗ. Anh mở khóa, dắt chiếc xe đạp “đòn dông”, đạp nhanh lên trường.

&

Vừa tới cổng trường, Tuấn đã nhìn thấy, những cuốn sách và báo đang được bọn học trò bê ra từ thư viện nhà trường đổ hàng đống trước phòng, dưới bực thềm của ban Giám Hiệu nhà trường. Lão Tôn với cây gậy, quơ quơ, hò hét hối thúc học sinh.

- Nào, mau lên các em, rồi chúng ta phải đốt cho nhanh cái thứ sách đồi trụy của bọn Ngụy quyền Sài gòn này!

Tuấn dựng xe vào cổng, chạy thốc vào thư viện nhà trường. Nơi đây, anh từng làm tự nguyện viên quản thủ thư viện, vì tánh mê sách. Cả một thời tuổi trẻ của Tuấn ngoài việc vác máy ảnh đi chụp hình, phải nói sách là món ăn tinh thần anh mê đắm đuối. Bây giờ, những cuốn sách mà anh trân quí, sẽ bị hủy hoại trong chốc lát làm anh đau lòng. Thằng Ban bò, tay đeo băng đỏ, vừa hối bọn học sinh mang sách vất đi, vừa đi theo chúng kiểm soát chặt chẻ. Sau tháng Tư, những con Chuột bắt đầu ló ra, khoe hình hài… một lũ ăn cơm Quốc gia thờ ma CS, trong đó có gia đình Tuấn, Ban bò và rất nhiều nữa… Họ chính là những nhân tố quyết định vận mệnh đất nước, cho một chính quyền tự do non trẻ ở miền Nam vừa mới thành hình.

- Ban! Ai bảo mày làm việc này, hả, hả?

Ban bò lần đầu tiên thấy Tuấn cộc cằn đến nghiêm trọng. Hắn ngớ người ra.

- Không có mày tao phải làm! Dù sao, tao cũng là Đoàn viên, đoàn thanh niên cs Hồ Chí Minh, lại là đoàn phó.

Tuấn lặng im, vì Ban nói đúng!

Tuấn được lão Tôn, bấy giờ là Giám thị trường, chỉ định và kết nạp vào đoàn thanh niên cs, vì có nhiều thân nhân hoạt động cs từ thời kháng chiến chống Pháp và sau này của hai chính quyền Đệ Nhất, Nhị. Vì thế, mọi sinh hoạt của học sinh đều qua sự giải quyết của Tuấn, ngoài ông Hiệu trưởng, lão Tôn và ông chính trị viên học đường. Mấy anh lớp 12, cũng phải e dè và sợ Tuấn. Tuấn dịu giọng.

- Mày đi ra ngoài kiểm soát các bạn mang sách ra. Tao ở trong này.

Thằng Ban bò lầm lủi, đi ra, không hầm hè đe dọa vui đùa như trước.Lần đầu tiên trong đời, Tuấn thấy sức mạnh của một tập thể cầm quyền. Nó mạnh đến dễ sợ!!! Sức mạnh ấy, không là vai u, thịt bắp, mà là một sự gắn bó hữu cơ đến vô lý: – Tập thể của những người có quyền hành – dù lớn, nhỏ đến cở nào trong sinh hoạt đảng, đoàn! Đó là chìa khóa “vạn năng” để ngoi mình trong chế độ cs.

Tuấn nhìn quanh căn phòng. Sách và báo, ngổn ngang đến não lòng! Ôi, những cuốn sách cho anh vào đời, giờ thế này sao?Anh đi lòng vòng, muốn khóc. Trong góc cuối căn phòng, dành riêng cho những loại sách nghiên cứu và ngoại ngữ, Tuấn thấy hai cuốn Tự điển 1, 2, bản Pháp Việt, Việt Pháp: Larouse. Anh mừng muốn rú lên.Lúc bấy giờ, những cuốn Tự điển loại này rất hiếm ở miền Nam, nhất là ở những thành phố nhỏ như Diên Khánh. Tuấn học sinh ngữ Anh và Pháp từ người chị là giáo viên sinh ngữ Anh, lúc vào hệ trung học, nhưng nghe và nói, anh hoàn toàn mù tịt! Bà chị Tuấn, mỗi khi nói chuyện với ông anh Luật sư của Tuấn, họ đều nói bằng tiếng Pháp, dùng những từ khó hiểu hơn. Tuấn thắc mắc, anh chị đều nói.

- Mày còn nhỏ, không nên hiểu và nghe!

Tuấn vô cùng ấm ức! Bây giờ nó nằm đây! Làm quản thủ thư viện bao năm, nhưng Tuấn chưa bao giờ tìm thấy. Đủ hiểu, thư viện của một trường trung học tỉnh lẻ, nó lớn đến dường nào!
Chờ bọn học sinh ra khỏi thư viện, Tuấn chộp hai cuốn Tự điển vào nách. Anh ngó quanh tìm chỗ giấu. Không một chỗ nào khả dĩ giấu được. Tuấn trèo lên bậc cửa sổ phòng, nhìn quanh. Bên kia là hành chánh quận Diên Khánh, sau lưng là trại Pháo binh… Anh nhìn ông Thiên trên cao, hét.

- Chỗ nào đâây, hả… Trời!?

Trên đầu Tuấn là tấm bửng cement, che mưa nắng cánh cửa sổ trong phòng. Anh bám đôi tay, hít thật mạnh, đưa cả thân người lên cao, bỏ hai cuốn Tự điển vào đó. Tuấn vừa nhảy xuống, thằng Ban bò bước vào.

- Ông làm gì vậy?

Lần đầu tiên, thằng Ban gọi Tuấn bằng ông! Tuấn đáp.

- Tao, đang đái vào cái Chi khu Diên Khánh của bọn Ngụy quyền!

(Còn Tiếp)

© Đàn Chim Việt

Hạt Ươm Hư [1]

Hạt Ươm Hư [2]

Hạt Ươm Hư [3]

Hạt Ươm Hư [4]

Hạt Ươm Hư [5]

Hạt Ươm Hư [6]

Hạt Ươm Hư [7]

Pages: 1 2 3

2 Phản hồi cho “Hạt Ươm Hư [4]”

  1. Idebenone says:

    “Trần lão Tam, liền ngươi kia tính tình còn muốn khuê nữ, cũng không sợ nhà các ngươi kia lão mẫu ngưu vắt sữa chết đuối ngươi……” Gầy tử cười nhạo nói, người chung quanh cũng đi theo cười ha ha, trần lão Tam lão bà là cái mập mạp, kia thể trọng là lão Tam gấp hai, kia chuyện phòng the…… Ha ha…… Đoàn người hiểu lòng không tuyên đều nở nụ cười.

  2. Chim Gõ Kiến says:

    Đọc chưa đến cùng, nhưng thật tê tái nỗi lòng.
    Từ những “hạt ươm hư”, mà “thời đểu cáng” đang lên ngôi!

Phản hồi