WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

TQ có tiêu biểu cho triết lý phương đông?

Văn hóa TQ. Ảnh www.forbes.com

Biểu tượng TQ. Ảnh www.forbes.com

Trong một thời gian dài tăng trưởng, với 2 con số, kinh tế Trung cộng hiện nay, nếu tính theo tổng sản lượng, thì đứng thứ nhì trên thế giới, với 8 358,4 tỷ $, chỉ sau Hoa kỳ với 15 684,8 tỷ, trên Nhật 5 959,7 tỷ, trên Đức 3 399,6 tỷ.

Một số người thiên về kinh tế, cho rằng kinh tế là quyết định tất, đã vội đưa ra những dự đoán tương lai: trong một thời gian ngắn, kinh tế Trung cộng sẽ vượt Hoa kỳ về tổng sản lượng. Hơn thế nữa họ cho rằng Trung Cộng sẽ là đệ nhất cường quốc về nhiều mặt và từ đó cho rằng Trung cộng đạt được mức độ phát triển hiện nay là nhờ vào nền triết lý, văn hóa, văn minh Đông phương.
Có phải thế không?

Xin trình bày sơ qua về triết lý, văn hóa, văn minh, để có một khái niệm, rồi chúng ta cùng nhau trả lời cho câu hỏi trên:

Không ai phủ nhận rằng văn minh Đông phương được tiêu biểu bởi những nước như Ai cập, Tàu, Ấn độ v.v… ; và văn minh Tây phương bắt đầu bằng Hy lạp, La mã, rồi tới Anh, Pháp, Đức, Hoa kỳ.

Triết lý, chúng ta có thể định nghĩa nhiều cách khác nhau, nhưng chúng ta có thể định nghĩa một cách ngắn gọn, giản tiện và dễ hiểu là cách suy tư, cách nhìn, và từ đó đưa đến cách hành xử, cách sống của một người, một cộng đồng dân tộc.

Từ suy nghĩ, ý tưởng, tư tưởng, đi đến triết lý; từ triết lý, đi đến hành động, văn hóa, văn minh. Chính vì vậy triết học giữ một vai trò rất quan trọng cho một cá nhân, hay một quốc gia, dân tộc. Nghĩ làm sao, hành động làm vậy. Một con người có một triết lý bi quan, thì thường bi quan. Một quốc gia dân tộc chấp nhận một quan niệm triết lý bạo động, thì hay gây hấn chiến tranh, chiến tranh không những với nước ngoài, mà ngay chính trong lòng quốc gia đó.

Văn hóa, văn là đẹp, hóa là biến hóa. Biến cái gì thành đẹp, đó là văn hóa. Chữ Tây phương, văn hóa là «  la culture « có nghĩa là chống lại cái gì là thiên nhiên (la culture est ce qui contre la nature). Một cục đá, đó là thiên nhiên, nhưng chúng ta đẻo gọt thành một bức tượng, đó là văn hóa. Chữ văn hóa Tây phương còn có nghĩa là trồng trọt. Một cánh đồng là thiên nhiên, chúng ta cày xới, trồng cây để lấy hoa quả, đó là văn hóa.

Sau này người ta còn định nghĩa văn hóa từ nhiều góc cạnh khác nhau:

Như Aristote (384 – 322 trước Tây lịch), nhà hiền triết Hy lạp, đã định nghĩa văn hóa là những ngôn từ để trang điểm trong trường hợp giàu có và cũng là những ngôn từ để an ủi trong lúc nghèo khổ, hoạn nạn.

Edouard Herriot (1972 – 1957), nhà văn, nhà chính trị Pháp, đã định nghĩa văn hóa là «cái gì còn lại sau khi đã quên hết». Thật vậy, như chúng ta đọc sách, chúng ta đã thấm nhuần và quên, cái còn lại là những cái gì thuộc về chúng ta, thì cái đó là văn hóa.

Văn minh, văn cũng là đẹp, minh là chiếu sáng. Cái gì đẹp và nhiều người biết tới là văn minh. Nhiều người cho rằng văn hóa chỉ về tinh thần, văn minh thiên về vật chất. Không hoàn toàn như vậy. Như khi nói đến văn minh Ai cập, người ta nói đến kim tự tháp. Kim tự tháp không phải chỉ là những tảng đá ghép lại, mà trong đó có cả một công trình toán học, thiên văn học v.v… Cũng như vạn lý trường thành của Tàu, không phải chỉ là những bức tường xây lên, mà cả là một tính toán chiến lược quân sự nhằm ngăn chặn những đoàn quân đến từ phía bắc, mà người Tàu trước đây gọi là «Rợ Hung nô».

Trong lịch sử nhân loại, có thời kỳ văn minh đá đẽo, văn minh đá mài; con người với trí khôn của mình vào lúc đó, đã biết lấy cục đá, đẽo hay mài nó để làm dụng cụ xử dụng cho mình.

Có người lại nghĩ văn minh Tây phương bắt nguốn từ văn minh Đông phương. Điều này không phải hoàn toàn sai. Như ta đã biết, văn minh Tây phương bắt đầu từ Hy lạp, rồi truyền qua La mã, tới Âu châu trong thời kỳ Âu châu bị cai trị bởi người La mã. Nhưng nói đến triết học, văn hóa, văn minh Hy lạp, người ta không thể không nói đến những tên tuổi như Thalès, Pythagore, Socrate, Platon, Aristote v.v…

Thalès de Milet (625 – 546 trước Tây lịch), nhà tóan học, triết gia, thiên văn Hy lạp. Ông đã mang từ Ai cập, từ Babylone (Trung Đông) về Hy lạp những nguyên lý toán học để tính chiều dài của một đường thẳng bị cắt bởi những đường song song, điều mà người Ai cập đã biết tính và đã dùng từ lâu để xây kim tự tháp. Về thiên văn ông đã tính được nhật thực và nguyệt thực; về triết học ông cho rằng nguyên tố đầu tiên của vũ trụ là nước.

Pythagore, sống vào khoảng thế kỷ thứ VI, tức 500 trước Tây lịch, người ta không rõ năm sinh và năm mất của ông, cũng là một nhà toán học, triết gia. Chúng ta biết nhiều nhất về ông khi chúng ta học trung học, đó là định lý Pythagore, theo đó, trong một hình tam giác vuông, nếu chúng ta biết hai cạnh, thì chúng ta có thể tính được cạnh thứ ba, qua công thức : tổng số bình phương 2 cạnh thì bằng bình phương cạnh huyền. Ông là thủy tổ của những quan niệm triết học có tính cách khoa học sau này, cho rằng tất cả đều qui về khoa học, nói đúng hơn là toán học, vì tất cả đều tương xứng với một con số.

Hai người này, người ta không có những tài liệu sử chính xác, nhưng có giả thuyết cho rằng cả hai đều đã du lịch qua những nước Trung Đông và Ai cập.

Có nguời nói, nếu không có những nhà khoa học, toán học, triết lý trên thì không có văn minh Tây phương. Điều này không phải là sai.

Thêm vào đó, chúng ta cũng đừng quên là chữ viết với mẫu tự A, B, C, D v.v… của người Tây phương, là đến từ Trung đông, vùng Mésopotamie, mà người Việt chúng ta gọi là vùng văn minh Lưỡng Hà, đến từ vùng đồng bằng 2 con sông Euphrate và Tigre, nói rõ ra là vùng thuộc nước Irak, Syrie, Liban, Palestine ngày hôm nay.

Triết học là cách sống làm sao cho có hạnh phúc, hòa hợp với chính mình, với người chung quanh và với môi trường; chữ « Philosophie « của Tây phương gồm 2 chữ, « Philo « là thích, « Sophie « là «  sagesse «, là «  harmonie «  có nghĩa là sự khôn khéo, biết điều, biết sống và sự hài hòa.

Chính Pythagore đã đưa ra định nghĩa chữ « Philosophie «của Tây phương. Người ta gọi ông là một nhà hiền triết ( le sage), nhưng ông từ chối, ông trả lời lại rằng : « Tôi không phải là một nhà hiền triết, tôi chỉ là người đi tìm và thích sự hiền triết, tức sự khôn khéo, biết điều, biết sống hạnh phúc và hài hòa ( la sagesse).

Còn văn hóa tiếng Tây phương, như trên đã nói, là « culture «  có nghĩa là chống lại thiên nhiên: con người khi đi qua một con rạch, một khe đá, bị thiên nhiên ngăn cản, liền suy nghĩ ( tư tưởng), tìm kiếm cách chống lại, biết tìm cách bắc gỗ để đi qua, sau đó làm thành cái cầu, và nếu những con cầu này được xây lớn lên, trở nên vĩ đại và đẹp đẽ, chiếu sáng ( minh ) vì nhiều người bắt trước và làm theo, thì nó trở thành văn minh.

Cũng như chúng ta xây hàng rào hay tường quanh nhà để có sự kín đáo và an ninh; nhưng khi những bức tường này trở nên to lớn, dài cả ngàn cây số, vĩ đại, đến nỗi người ở ngoài không gian cũng thấy, thì nó trở thành văn minh. Ngày hôm nay người ta nói đến văn minh Tàu, ngoài nhiều thứ khác, người ta không thể quên vạn lý trường thành.

Từ đó, khi nói đến triết học, văn hóa và văn minh Đông Tây, ngoài những đặc thù sẽ được bàn đến sau, nhưng về căn bản, nó đều giống nhau, vì nó do con người nghĩ và làm ra; mà con người dù là Đông hay Tây, dù là da vàng, da đỏ, da trắng, da đen, đều có những nhu cầu về vật chất và tinh thần giống nhau. Ai sinh ra dù ở đâu, da màu gì, khi đói cũng cần phải ăn, khi khát phải uống, khi lạnh phải mặc áo hay lấy một vật gì che thân, khi nghe một bản nhạc hay đều thích thú, khi ăn một món ngon, có thể khác biệt sơ về gia vị, chỗ này cay hơn, chỗ kia ngọt hơn, nhưng khẩu vị, vì là con người, cũng tương tự giống nhau.

Về tinh thần cũng vậy, ai cũng muốn được tự do, những quyền căn bản của mình được tôn trọng, có ai sinh ra dù ở vùng nào đi nữa, dù da màu nào chăng nữa, lại muốn những quyền của mình bị cấm đoán, bị đánh đập một cách vô duyên cớ ? – Chắc chắn là không.

Những người đưa ra lý lẽ viện vào tính cách đặc thù của mỗi vùng, mỗi dân tộc, rồi đưa ra luận điệu là những quyền căn bản của con người khác nhau, tùy từng vùng, tùy theo phong tục tập quán, tùy theo văn hóa văn minh, để rồi cấm đoán hoặc ngăn chặn những quyền căn bản này. Họ đàn áp, khủng bố dân, đây là luận điệu phản con người, phản tiến bộ, phản lại dân tộc, là luận điệu của những kẻ độc tài muốn kéo dài đặc quyền, đặc lợi của mình. Khi nói đến vi phạm nhân quyền, ngoài những nước độc tài khác ở Phi châu, Trung Đông, Nam Mỹ, người ta không thể không nói đến hai nước Trung Cộng và Việt Nam.

Thường hễ độc tài là đi đôi với tình trạng thiếu văn minh, chậm tiến, tham nhũng, hối lộ. Tuy nhiên có người cho rằng Việt Nam và Trung cộng hiện nay đâu có chậm tiến, nhất là Trung cộng.

Thực ra thì tình trạng phát triển của Trung cộng hiện nay vẫn kém xa các nước văn minh khác. Thật vậy, nếu ngày hôm nay chúng ta tới Sài gòn, Hà nội, Bắc kinh hay Thượng hải, chúng ta chỉ ở những hotel mắc tiền, đầy đủ tiện nghi, thì chúng ta thấy quả thật là «  phát triển, văn minh «, nhưng nếu chúng ta đi ra xa, thì nhiều nơi dân chúng vẫn nghèo khổ, lầm than. Và điều nguy hiểm, đó là con người sống dưới chế độ cộng sản, không biết trong lòng họ có là cộng sản hay không thì không biết, nhưng quan sát, chúng ta thấy họ «  chẳng văn hóa, văn minh » chút gì: vô kỷ luật, xô bồ, nhất là vô cảm, không còn tình người, thờ ơ trước những cảnh thương tâm, cần giúp đỡ, như giúp một cụ già bị té hay một em bé bị nạn. Điều này chúng ta cũng chẳng cần đi xa, chúng ta chỉ cần dở một vài tờ báo Việt cộng hay Trung cộng thì chúng ta thấy muôn vàn cảnh vô cảm, vô lương tâm, và hơn nữa tàn ác như con giết bố mẹ vì tiền, như cảnh một em nhỏ ở Trung cộng, bị xe đụng, thay vì chạy lại giúp đỡ, người đi đường thì thờ ơ, kẻ chạy xe lại tiếp tục cán lên để chạy qua, kết quả là khi một người quét đường báo cho gia đình biết thì em đã bị trọng thương và mất mạng.

Cho nên nói rằng Trung cộng hiện nay tiêu biểu cho văn minh Đông phương là không đúng.

Những nước ít nhiều tiêu biểu cho nền văn minh Đông phương hiện nay có thể nói là Nhật bản và Nam Hàn, những nước vẫn còn giữ được văn hóa cổ truyền tốt đẹp của mình và đồng thời biết thu thập, gạn lọc cái hay cái đẹp của người, khác hẳn Trung cộng và Việt cộng đã thu nhập vội vã cái cặn bã của văn hóa, văn minh Tây phương, xoá bỏ vội vàng những điều hay, cái tốt cổ truyền để biến xã hội thành ra như ngày hôm nay.

Hiện nay, với khoa học, kỹ thuật, internet, thế giới có khuynh hướng đi đến một sự tổng hợp triết lý, văn hóa, văn minh, vì những thứ này, về bản chất căn bản, nó giống nhau, nó đến từ những nhu cầu, bản năng căn bản của con người, dù bất cứ ở đâu, màu da thế nào, và nó có tính cách thế thứ, trao truyền từ đời này qua đời khác, mang tính cách thời gian: quá khứ, hiện tại và tương lai.

Triết lý, văn hóa, văn minh đối với một con người, cũng như đối với một cộng đồng, quốc gia, dân tộc, chúng ta có thể ví như một cái cây : quá khứ là rễ cây, hiện tại là thân cây, tương lai là cành lá. Rễ cây phải ăn xâu vào lòng đất để hút nhựa, thân cây phải to lớn để chuyển nhựa, cành lá phải rườm rà để hút tinh khí của thập phương.

Những lời kêu gọi hoàn toàn vứt bỏ quá khứ, kiểu như K. Marx, nếu không nói quá, thì là những lời kêu gọi của những người lãng mạn, không tưởng, nếu nói hơi quá, thì là những lời kêu gọi của những kẻ « điên « , hay còn « ấu trĩ « . Một cái cây mà cắt bỏ rễ cây, thì làm sao có thể sống còn.(1)

Như Marx viết: «  Chủ nghĩa cộng sản vứt bỏ mọi chân lý muôn thuở, vứt bỏ tôn giáo và đạo đức thay vì cải cách chúng, và như vậy, nó chống lại tất cả những hình thái văn minh, phát triển lịch sử trước đó. » (K. Marx –và F. Engels – Manifeste du Parti communite – trang 51 – nhà xuất bản www.librio.net – 1998).

Cũng như một cái cây, mà vứt bỏ cành lá, như đối với một dân tộc, tìm cách ngăn cấm những tư tưởng hay, mới lạ, từ bên ngoài, thì cái cây đó cũng như dân tộc đó không thể lớn mạnh được.

Vạn lý trường thành là một bước tiến của văn minh Tàu, nhưng đồng thời cũng là một bước cản. Nước Tàu bị tụt hậu là một phần vì chính sách bế quan tỏa cảng của những triều đình phong kiến. Nhưng bức trường thành nguy hiểm nhất chính là bức trường thành tâm linh, tự cô lập mình, giới chính quyền tìm cách cô lập dân tộc mình, trên phương diện thông tin, tư tưởng. Ngày hôm nay, 2 chế độ cộng sản là Trung cộng và Việt cộng, tìm cách bế quan tỏa cảng trên phương diện này, trở về chính sách «chủ nghĩa dân tộc cực đoan « , thì quả là một hành động điên rồ, trong thời đại văn minh tri thức điện toán hiện tại. Chỉ cần ngồi trước chiếc máy điện toán, nhích con chuột là biết tin tức khắp nơi.

Cái khôn ngoan của một con người hay của một dân tộc là quay về quá khứ để giữ lấy những điều hay của chính mình và bỏ đi những cái dở, cũng như biết mở rộng cánh tay đón nhận những tinh hoa của thế giới bên ngoài. Đừng nên làm theo kiểu cộng sản Việt Nam, theo đúng lời dạy của Marx : «  Người cộng sản chối bỏ tất cả những nền văn minh trước họ «, chủ trương :«Trí phú hào đào tận gốc, trốc tận rễ » hay Mao trạch Đông: «  Khổng tử là con chó giữ nhà cho chế độ phong kiến «, hoặc : «  Trí thức không giá trị bằng cục phân «; mà nên làm như người Nhật biết đón nhận những cái hay của Khổng tử, tôn trọng trí thức. Nói như một nhà tư tưởng, bác học Nhật hiện nay, ông Yoshikawa Kojiro: « Quyển sách Đàm thoại của Khổng Tử là một trong những quyển sách vĩ đại nhất của thế giới.«  ( Theo Les Entretiens de Confucius – trang 5- nhà xuất bản Gaillimard – Paris 1987 – Bản dịch từ tiếng Tàu của Pierre Ryckmans).

Một nhà nghiên cứu về văn minh Đông phương, nhất là văn hóa Tàu, ông Jean – Luc Domenach, có nói:

« Tiếc rằng những người như Trần độc Tú, Mao trạch Đông v.v…, trình độ văn hóa không cao, sống dưới thời kỳ cuối của triều đình Mãn Thanh, bị liệt cường xâu xé, cho rằng văn hóa Tàu kém văn hóa Tây phương, không nắm vững cái hay cái dở của văn hóa Đông phương và Tây phương, vội vứt bỏ văn hóa Đông phương, nhập cảng lý thuyết Mác Lê, cặn bã của văn hóa Tây phương «Thật vậy, lý thuyết Mác Lê chỉ là cặn bã của văn hóa Tây phương, người Tây phương đã vứt bỏ, ngay vào thời K. Marx còn sống: hiện nay tại vùng Trèves, Đức quốc, sinh quán của K. Marx, có dựng một bức tượng của Marx, nhưng ở dưới chân có hàng chữ: «  Nơi đây là nơi sinh quán của K. Marx, nhưng chúng tôi không chấp nhận tư tưởng của ông.»

Nhà đại văn hào Pháp, ông Victor Hugo ( 1802 – 1885), có thể nói là người đồng thời với Karl Marx ( 1818 – 1883), có nói về cộng sản:

« Bắt con đại bàng thành con chim chích, buộc con thiên nga làm con vịt trời, bỏ tất cả mọi người vào trong một giỏ để xóc, để cho ai cũng như ai. Đó là cộng sản. Và đó cũng là điều mà tôi không thích. »

Một bằng chứng rõ ràng nhất là những dân tộc Tây phương chối bỏ lý thuyết của Marx, nhất là giai tầng trí thức, không chủ trương thực hiện «cách mạng cộng sản», trong khi đó chính Marx cho rằng lý thuyết «  Cách mạng tất yếu «của mình chỉ có thể thực hiện được tại những nước kỹ nghệ tân tiến. Marx ngồi chờ cách mạng tất yếu ở những nước này. Lúc đầu ở Anh, sau đó quay sang hy vọng ở Đức. Nhưng cách mạng tất yếu không xẩy ra, rồi Marx chết.

Có những người bênh vực cho Trần độc Tú, Mao, Hồ, Lê Duẫn, trước sự chỉ trích «  Trình độ sơ học yếu lược » của những người này, cho rằng nhìn trong lịch sử Tàu và Việt Nam, những người như Hán cao Tổ, lập lên nhà Hán, Chu nguyên Chương, lập lên nhà Minh ở Tàu ; và Lê Lợi, lập lên nhà Lê, ở Việt nam, những người này trình độ học vấn cũng không cao.

Có phần đúng nhưng phần sai rất lớn: Đó là những người như Hán cao Tổ, Chu nguyên Chương, Lê lợi không đặt lại, chống lại và hơn thế nữa không phá hủy cả một nền văn hóa, văn minh cổ truyền, như những người cộng sản đã làm. Hán Cao Tổ, có người khuyên ông nên dùng những người có học để kiến quốc. Lúc đầu ông trả lời: « Ta chỉ cần một thanh gươm và một con ngựa cũng đủ chinh phục toàn thiên hạ, ta đâu có cần sĩ phu! «Vị quân sư đáp lại : «Thưa Bệ hạ, để lấy thiên hạ thì Bệ hạ cần một thanh kiếm và một con ngựa. Nhưng để bình thiên hạ thì Bệ hạ cần những sĩ phu.»

Sau đó, Hán cao Tổ đã nghe lời khuyên này, không những dùng giới sĩ phu mà còn phục hồi, phát huy truyền thống văn hóa, văn minh Tàu, hoàn toàn ngược lại với Mao và Hồ.

Có ngưới lại nói: Ngày hôm nay nước Tàu đang phục hồi lại tư tưởng Khổng tử, cho thành lập cả 400 viện nghiên cứu Khổng, không những ở xứ Tàu, mà trên toàn trên thế giới. Thực ra thì chính sách « Phục hồi tư tưởng Khổng « có tính cách bênh vực, bảo vệ đường lối phi nhân, phản dân tộc của chính quyền đương thời nhiều hơn là quảng bá tư tưởng « Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín «  của Khổng và Nho giáo.

Nếu nói đại diện và tiêu biểu cho triết lý, văn hóa, văn minh Đông phương, chúng ta phải nói đến Nhật bản, và gần đây là Nam Hàn.

Nhiều người nghĩ là nước Nhật được canh tân với thời Minh Trị Thiên hoàng vào giữa thế kỷ thứ 19. Thực ra tinh thần canh tân của Nhật đến rất sớm, có thể nói từ thế kỷ thứ 6, với hoàng tử Shotoku, với Hiến pháp Shotoku, trong đó có câu: « Anh đừng nghĩ rằng anh tất nhiên là tài giỏi ( les sages), và người khác tất nhiên là ngu dốt ( les sots), chúng ta đều là người bình thường ( les gens normaux). »

Hoàng tử này đã thực hiện cuộc tổng hợp tam giáo của Nhật:

Thần giáo theo truyền thống của Nhật, Nho giáo và Phật giáo.

Nước Nhật đã nhập cảng tư tưởng « Tri hành đồng nhất « của Vương dương Minh từ Tàu vào thời nhà Minh (1368 – 1644), trong khi đó chính quyền phong kiến của Tàu chối bỏ tư tưởng của ông.

Nói đến sự phát triển của Nhật ngày hôm nay, có rất nhiều lý do, nhưng trong đó có lý do địa lý, văn hóa chính trị. Đó là nhờ nước Nhật gồm nhiều hòn đảo, không phải là một lục địa, nên chính quyền phong kiến của Nhật đỡ bị tập trung hơn là Tàu và Việt nam. Đấy lại chưa nói đến quan niệm của Arnold Toynbee (1889 – 1975), theo đó « Sự thách thức lịch sử «  (le défi historique) là động lực chính của văn minh. Theo ông, một dân tộc trở nên văn minh là vì nó gặp những khó khăn, tất nhiên phải là những khó khăn « có thể vượt qua « , chứ không phải là những khó khăn không thể vượt qua, như dân tộc Eskhimo, và từ dân tộc đó, phát sinh ra được một giai tầng thiểu số có đầu óc phát minh, sáng kiến, thì dân tộc đó trở nên văn minh, và ngược lại khi sức sáng tạo của giai tầng này bị giảm xuống, thì văn minh đó bắt đầu xuống dốc. Ông không nghĩ như Oswald Spengler (1880 – 1936), người Đức, triết gia, lý thuyết gia về lịch sử, có cái nhìn hơi bi quan về lịch sử. Trong quyển Le Déclin de l’Occident ( Sự xuống dốc của Tây phương), Spengler ví một nền văn minh như cơ thể một con người, những tế bào rồi cũng có ngày bị chết, thì một nền văn minh cũng vậy . Ngược lại Toynbee lạc quan hơn, ông tin có sự tái tạo. Trong quyển Nghiên cứu về văn minh ( L’Etude de l’histoire), ông phân biệt trên thế giới này có 21 nền văn minh.

Nước Nhật có một thách thức lịch sử rất lớn, đó là thiên nhiên khắc nghiệt, đất không những là sỏi đá, mà còn có núi lửa, động đất, nhưng dân Nhật thời nào cũng vậy, đều có thể tạo ra một giai tầng sĩ phu trí thức có óc sáng tạo, can đảm, dẫn dắt dân Nhật vượt qua những khó khăn thử thách.

Nói như vậy, tôi không có ý nói dân Tàu là một dân tộc không thông minh bằng dân Nhật. Ngược lại đây là một dân tộc thông minh rất sớm. Một dân tộc đã phát minh ra kim chỉ nam, thuốc súng, lụa, với đầu óc tỷ mỉ ngồi quan sát con rận và thấy lúc nào nó cũng nằm theo hướng kim chỉ nam, một dân tộc có đầu óc tưởng tượng và kiên nhẫn đến mức độ dám nghĩ lấy những sợi tơ nhỏ tý do con tằm nhả ra rồi dệt thành vải. Dân tộc này không phải là không thông minh. Chúng ta nhớ là vào thời kỳ Tần thủy Hoàng ( 221 – 206 trước Tây Lịch), dân Nhật còn chưa văn minh, nếu không nói là còn lạc hậu. Nhờ những người được lệnh của Tần thủy Hoàng đi kiếm « thuốc trường sinh bất tử » ở ngoài khơi không dám trở về đã trốn qua Nhật và đã dạy dân Nhật đánh cá voi. Hiện nay còn lại di tích những miếu thờ những người này. Chỉ tiếc cho nước Tàu, và dân Tàu là chế độ độc tài quân chủ phong kiến kéo dài quá lâu, giết chết ý chí tiến thủ, phát minh sáng kiến của người Tàu.

Về Nam Hàn, đây là một nước tôn trọng triết lý, văn hóa, văn minh cổ truyền và biết thâu nhận gạn lọc những cái hay cái đẹp từ bên ngoài không thua gì Nhật bản. Nam Hàn đã được coi là một nước phát triển từ thập niên 80, riêng ngành giáo dục, nước này có thể nói hơn cả những nước tân tiến. Theo một cuộc trắc nghiệm trình độ văn hóa tổng quát những người thợ chuyên môn được thực hiện bởi Tổ chức những nước phát triển trên thế giới (OCDE), thì thợ thuyền Nam Hàn đứng đầu. Với một diện tích là 99 274 Km2, dân số là 50 triệu dân, tổng sản lượng quốc gia là 1129,6 tỷ $, sản lượng tính theo đầu người hàng năm là 30 800,5 $, gấp 3 Trung cộng, hơn 8 lần Việt Nam.

Để nói đến sự phát triển của một quốc gia, dân tộc, nói như một nhà xã hội học, chúng ta chỉ cần đến một vài thành phố chính, nhìn cách ăn mặc, cách cư xử, tinh thần tôn trọng luật pháp công cộng, thì chúng ta rõ. Hay một cách khác, chúng ta có thể đưa ra một vài dữ kiện chính, cũng đủ tiêu biểu: Không ai chối cãi rằng hiện nay một trong những ngành khoa học kỹ thuật tân tiến nhất là máy điện thoại cầm tay, thế mà hãng Samsung của Nam Hàn đã đứng đầu trên thế giới về số lượng bán ra, trên cả hãng Applel của Hoa kỳ, trên cả hãng Nokia của Phần Lan. Về phim ảnh, phim ảnh Nam Hàn không thua gì thế giới, dân Việt Nam và nhất là giới trẻ đã say mê phim Hàn quốc. Ngay cả ngành xe hơi, vào năm 2012, hãng xe Hundai, mặc dầu mới vào thị trường quốc tế, nhưng đã có vị trí quan trọng, theo thứ tự, hãng Toyota ( Nhật), với số xe bán ra thị trường là 9 880 000 cái, hãng Général Motor của Mỹ ( 9 800 000), hãng Volkswagen của Đức (8 500 000), hãng Renault – Nissan (Pháp) với 8 000 000, hãng Hundai của Nam Hàn với 7 500 000.

Nhiều khi chỉ cần một sự kiện nhỏ cũng đủ nói lên nhiều ý nghĩa: như việc dùng biểu tượng Kinh Dịch cho lá cờ quốc gia Nam Hàn, ở giữa có một vòng tròn chia làm 2 phần biểu tượng cho quan niệm âm và dương, xung quanh là bốn quẻ chính ( Càn, Khôn, Khảm, Ly).

Kinh Dịch là quan niệm về triết lý, vũ trụ, nhân sinh quan đã ảnh hưởng lâu đời ở Tàu và những nước chung quanh như Hàn quốc, Nhật Bản, Việt nam, theo đó vạn vật, vũ trũ và ngay cả xã hội con người biến chuyển theo cách tương tác, bổ xung, như câu : «  Hữu vô tương sinh, âm dương tương hòa, dài ngắn tương khuynh, cao thấp tương hình « , trái với quan niệm Biện chứng pháp của K. Marx, theo đó vạn vật và cả xã hội con người biến chuyển theo Biện chứng pháp (Đề – Phản Đề – Tổng Đề).

Một sự kiện được coi là Đề, rồi có một sự hiện khác chống lại, được gọi là Phản Đề, tiêu diệt Đề, đưa tới Tổng Đề. Cứ như thế mà biến chuyển. Đây là sự biến hóa theo cách triệt tiêu. Từ đó Marx áp dụng vào xã hội loài người, đưa ra quan niệm giai cấp và nghĩ rằng giai cấp này (Phản Đề) phải triệt tiêu giai cấp kia (Đề) để làm nên giai cấp khác (Tổng Đề), đưa ra quan niệm đấu tranh giai cấp, cùng kết luận : lịch sử nhân loại là lịch sử của bạo động, chiến tranh, đấu tranh giai cấp, như ông mở đầu bản Tuyên ngôn thư Đảng cộng sản.

Lấy cái bất bình thường làm cái bình thường, đấu tranh giai cấp là một lời kêu gọi nội chiến triền miên, nên xã hội cộng sản là một xã hội luôn bất ổn, cộng thêm vào đó Marx chủ trương bãi bỏ quyền tư hữu, có nghĩa là bãi bỏ một nguyên động lực chính thúc đẩy con người làm việc, vì Marx sai lầm cho rằng quyền tư hữu có thể bãi bỏ, nhưng thực tế quyền tư hữu chỉ có thể chuyển nhượng, như chúng ta đã thấy trước đây và hiện nay ở những nước cộng sản còn lại, quyền tư hữu đang ở trong tay dân, sau những cuộc đánh tư bản mại sản, thì chuyển nhượng sang đảng đoàn cán bộ. Đó là những lý do chính khiến chế độ cộng sản, áp dụng triết lý của Marx, bị thất bại.

Có người cho rằng 2 chế độ của Trung cộng và Việt cộng đâu còn là cộng sản mà là tư bản. Thực ra vẫn còn là cộng sản vì Hiến pháp của 2 chế độ này vẫn còn ghi rõ «  Lấy lý thuyết Mác Lê làm nền tảng cho chế độ. « , còn theo tư bản là theo cái cặn bã của tư bản, làm bất cứ chuyện gì để có tiền, không có luật lệ, đạo đức, ngay cả giết người, như trường hợp sữa có chất Mélanine, đầu độc cả trăm ngàn trẻ em ở Trung cộng và trên thế giới, theo đúng câu nói của Đặng tiểu Bình : «  Mèo trắng hay mèo đen, không cần biết, miễn là mèo bắt chuột».

Quan niệm đấu tranh giai cấp, bạo động lịch sử, mới nhìn thì thấy có lý, nhưng suy nghĩ về lâu về dài thì không, vì Marx đã lấy cái gì bất bình thường làm cái bình thường. Bình thường con người ai cũng thích sống hòa bình, chỉ khi nào bất đắc dĩ, bất bình thường, con người mới dùng tới bạo động.

Ngay cả lịch sử một quốc gia, dân tộc cũng vậy. Chúng ta lấy thí dụ điển hình là lịch sử 2 dân tộc Pháp và Đức. Người ta có thể nói 2 dân tộc này là một trong những nguyên nhân chính của 2 cuộc Thế Chiến, nhưng đó chỉ là bất bình thường, còn bình thường thì 2 dân tộc này vẫn muốn sống trong hòa bình.

Trở về với trường hợp Nam Hàn: Chỉ cần lá cờ quốc gia cũng đủ nói lên sự kiện Nam Hàn xứng đáng tiêu biểu cho triết lý, văn hóa, văn minh cổ truyền Đông phương. Cho nên quan niệm xã hội biến hóa theo « Tương tác, bổ sung «vẫn đúng hơn là quan niệm «  Biến hóa theo Biện chứng triệt tiêu. »

Có người nói đọc Kinh Dịch rất là cam go, khúc mắc, làm sao người dân có thể hiểu nổi. Đồng ý, nhưng dựa vào Kinh dịch làm quốc kỳ, đây chỉ là một biểu tượng, tôn trọng giá trị tốt đẹp của triết lý, văn hóa, văn minh cổ truyền. Hơn thế nữa chúng ta cũng đừng coi thường dân Nam Hàn, từ ngày đầu tiên Tướng Park Chung Hy lên nắm quyền năm 1961, ông đã ý thức rất rõ là tương lai, rường cột của quốc gia là giới trẻ, và giáo dục tốt giới trẻ là nhiệm vụ đầu tiên của quốc gia. Nên ông đã bổ nhiệm một Hội Đồng cải cách giáo dục, bao gồm các trí thức bác học, học giả Đông Tây, kim cổ, của mọi giai tầng, mọi ngành, mọi giới, cùng nhau bàn luận và soạn thảo ra một kế hoạch cải cách giáo dục sâu rộng, từ chương trình tiểu học cho tới đại học, nâng đỡ ngành giáo dục, khuyến khích thầy cô, tôn trọng tinh thần yêu nước, trách nhiệm, tự trọng mình, trọng người, nêu cao tinh thần danh dự, làm một cuộc tổng hợp hài hòa giữa cũ và mới, tôn trọng những giá trị cổ truyền dựa trên tinh thần triết lý đông phương, Khổng, Lão, Phật, nhưng cũng sẵn sàng mở vòng tay đón nhận những điều mới lạ, tiến bộ của thế giới bên ngoài: tinh thần tôn giáo Thiên chúa, Tin lành và tinh thần khoa học v..v… Chính vì vậy mà từ lâu Nam Hàn đã có một đội ngũ trí thức cán bộ, chuyên viên nổi tiếng trên thế giới, đi đâu làm việc cũng chịu khó, học hỏi, nghiên cứu và có trách nhiệm. Bằng chứng hiện nay là 2 cơ quan quốc tế lớn nhất thế giới, Liên Hiệp quốc và Ngân hàng thế giới, đều do 2 người Nam Hàn điều khiển, một người hoàn toàn Hàn quốc, một người quốc tịch Mỹ gốc Hàn. Cũng như việc bầu người con gái của tướng Park Chung Hy lên làm tổng thống Nam Hàn hiện nay, chứng tỏ dân tộc này có một sự trưởng thành chính trị văn hóa rất cao. Họ chỉ trích Park Chung Hy là người độc tài. Điều này người con gái ông khi ra tranh cử cũng thừa nhận, hứa không chủ trương độc tài, nhưng bà nói rõ bố bà là một người yêu nước, nền giáo dục và kinh tế hiện nay của Nam Hàn là do ông ta đặt nền móng. Dân Nam Hàn đã ý thức được điều đó và đã bầu cho bà.

Vào năm 2 008, thế giới bị khủng hoảng kinh tế, trong đó có Âu châu, thường là những nước rất kiêu hãnh, dẫn đầu bởi Pháp, chỉ thích cho người khác những bài học, thế mà đã phải nhún nhường, gửi một phái đoàn vừa chính trị vừa chuyên gia, dẫn đầu bởi một vị cựu thủ tướng, sang Nam Hàn để nghiên cứu học hỏi cách thức làm sao nước này thoát khỏi khủng hoảng mau lẹ và hữu hiệu.

Chúng ta cũng đừng quên là ngay từ thời Park Chung Hy, ông đã chủ trương chống tham nhũng tuyệt đối. Từ đó đến nay Nam Hàn được coi là một trong những nước trong sạch trên thế giới. Một thí dụ điển hình: Một vị cựu tổng thống Nam Hàn, có dính dáng tới vấn đề tham nhũng, không phải ông, mà là một người trong gia đình, chỉ với số tiền 50 000 $. Khi có bằng chứng rõ ràng, ông đã đi lên một ngọn núi cao, rồi nhảy xuống tự tử. Đó là tinh thần danh dự và trách nhiệm. Trong khi đó những nước chung quanh, giới lãnh đạo lúc nào miệng cũng rêu rao: « Cần kiệm liêm chính « , cho dán biểu ngữ, bích chương đầy đường. Nhưng vẫn tham nhũng hối lột từ trên xuống dưới, không phải 50 000 $, mà là 500 000 hay 5 000 000 $. Không còn một chút liêm sỉ, danh dự và trách nhiệm!

Người xưa có nói câu: «Nhân vô liêm sỉ hà như vật dã!«,  Người không có liêm sỉ thì chỉ bằng con vật ! Vì vậy, nói là đại diện, tiêu biểu cho triết lý, văn hóa, văn minh Đông phương, người ta có thể nói đến Nhật và Nam Hàn, chứ không phải Trung cộng và Việt cộng, vì Nhật bản và Nam Hàn biết tôn trọng triết lý, văn hóa, văn minh Đông phương, và đồng thời biết mở rộng cánh tay đón nhận những cái hay, cái đẹp của người một cách biết suy nghĩ, gạn lọc, chứ không phải như kiểu Trung cộng và Việt cộng vội vã nhập cảng cặn bã của văn minh Tây phương, từ cộng sản tới tư bản.

Đây cũng là câu trả lời cho một số nhà kinh tế kiêm xã hội học cho rằng những nước theo tư tưởng triết lý Phật, Khổng, Lão, không thể phát triển được về kinh tế.

Những nước không thể phát triển về kinh tế xã hội, qua kinh nghiệm suốt thế kỷ 20 vừa qua, cho chúng ta thấy, đó chính là những nước vứt bỏ triết lý, văn hóa, văn minh cổ truyền, vội vã nhập cảng tư tưởng, triết lý cộng sản của Marx.

Một thí dụ điển hình và còn hiện đại, đó là chúng ta so sánh tình trạng phát triển giữa nam Hàn và Bắc Hàn, theo lý thuyết của Marx. Bắc hàn hiện nay không những đàn áp dân, mà dân năm nào cũng bị nạn đói.

Thực ra, mô hình tổ chức xã hội của Marx, sau được tăng cường bởi Lénine, Staline, chỉ là một hình thái chế độ quân chủ phong kiến. Nhưng chế độ quân chủ phong kiến xưa kia còn có liêm sỉ, tự trọng, giai từng sĩ phu, trí thức, quan lại còn liêm khiết, nghĩ đến dân. Ngày nay với chế độ quân chủ phong kiến cộng sản, thì hoàn toàn ngược lại: vô liêm sỉ, tham nhũng từ trên xuống dưới, chỉ nghĩ đến cá nhân, gia đình và đảng đoàn. Người ta có thể nói chế độ quân chủ phong kiến độc tài còn kéo dài cho tới nay dưới những chế độ cộng sản còn lại, Trung cộng, Việt cộng, Bắc Hàn và Cu Ba.

Ông Tiền kỳ Minh, con của ông Tiền kỳ Thâm, cựu Phó Thủ tướng kiêm Ngoại trưởng của Tàu, ông Minh có du học qua Mỹ thời kỳ thập niên 90, trong thời gian ở Mỹ, ông có viết quyển sách Mặt trời chiếu sáng nhiều ở phương Đông hay ở phương Tây. Theo ông, vấn đề chiếu sáng nhiều ở Đông hay ở Tây không quan trọng ; việc quan trọng là dân tộc Tàu bị đàn áp, chèn ép bởi những chế độ độc tài quá lâu, trong đó có độc tài cộng sản, mặc dầu ông không nói rõ ra, vì ai cũng hiểu tựa đề quyển sách là để trả lời câu khẩu hiệu của Mao: « Mặt trời chiếu sáng nhiều ở phương Đông «  hay « Đông phương hồng «.

Bởi lẽ đó, khi nói về triết lý, văn hóa, văn minh và vội vã cho rằng Trung cộng và Việt cộng hiện nay là tiêu biểu cho Đông phương, thì không đúng, đó chỉ là căn bã của văn minh Tây phương.

Paris ngày 12/03/2014

© Chu chi Nam

© Đàn Chim Việt

18 Phản hồi cho “TQ có tiêu biểu cho triết lý phương đông?”

  1. seo says:

    Hello Web Admin, I noticed that your On-Page SEO is is missing a few factors, for one you do not use all three H tags in your post, also I notice that you are not using bold or italics properly in your SEO optimization. On-Page SEO means more now than ever since the new Google update: Panda. No longer are backlinks and simply pinging or sending out a RSS feed the key to getting Google PageRank or Alexa Rankings, You now NEED On-Page SEO. So what is good On-Page SEO?First your keyword must appear in the title.Then it must appear in the URL.You have to optimize your keyword and make sure that it has a nice keyword density of 3-5% in your article with relevant LSI (Latent Semantic Indexing). Then you should spread all H1,H2,H3 tags in your article.Your Keyword should appear in your first paragraph and in the last sentence of the page. You should have relevant usage of Bold and italics of your keyword.There should be one internal link to a page on your blog and you should have one image with an alt tag that has your keyword….wait there’s even more Now what if i told you there was a simple WordPress plugin that does all the On-Page SEO, and automatically for you? That’s right AUTOMATICALLY, just watch this 4minute video for more information at. Seo Plugin

    • Hùng says:

      Ông seo “giỏi” ghê quá nhỉ, diễn đàn tiếng Việt mà ông “chơi” nguyên một cái còm tiếng ăng lê, tiếng Mẽo. Hay ông seo không phải là người Việt, hoặc người Việt nhưng… không biết tiếng tiếng Việt.
      Tôi là người Việt, nhưng không được “giỏi” như ông seo nên chỉ biết tiếng Việt.

  2. Minh Đức says:

    Trích: “Chúng ta nhớ là vào thời kỳ Tần thủy Hoàng ( 221 – 206 trước Tây Lịch), dân Nhật còn chưa văn minh, nếu không nói là còn lạc hậu… Chỉ tiếc cho nước Tàu, và dân Tàu là chế độ độc tài quân chủ phong kiến kéo dài quá lâu, giết chết ý chí tiến thủ, phát minh sáng kiến của người Tàu.”

    Quả đúng là có một thời kỳ Trung Quốc văn minh và tiến bộ hơn một số nước khác. Nhưng về lâu về dài thì sau này Trung Quốc không còn có ưu thế nữa. Nếu xét vào thời Tần Thủy Hoàng thì quả thật Trung Quốc tiến bộ vượt bực so với các nước khác. Đó là do Trung Quốc tìm được cách nấu chảy quặng sắt và bỏ thời đồ đồng tiến lên thời đồ sắt. Các phát minh và tư tưởng đem lại tiến bộ sản sinh ra trong thời Chiến Quốc là nhờ thời đó có tự do tư tưởng và sự ganh đua. Sau khi Tần Thủy Hoàng thống nhất Trung Hoa thì không còn tự do tư tưởng và ganh đua nữa nên về tư tưởng Trung Quốc hoàn toàn đứng khựng lại. Nhưng Trung Quốc vẫn có ưu thế vì kết quả của thời kỳ Chiến Quốc. Dần dần về sau các nước khác đuổi kịp Trung Quốc. Cũng giống như các nước Tây Phương bứt phá vượt qua các nước khác khi xảy ra cuộc Cách Mạng Công Nghiệp. Như về sau, các nước khác dần dần đuổi kịp Tây Phương.

    • NGÀN KHƠI says:

      KHOA HỌC, KỸ THUẬT, VÀ ĐẦU ÓC, TRÍ TUỆ CON NGƯỜI

      Kỹ thuật chỉ là tài khéo, chủ yếu mang tính cách áp dung hay ứng dung. Khoa học là trí tuệ khám phá lý thuyết. Người Trung hoa có thể trước kia sớm phát huy được kỹ thuật nhưng đầu óc khoa học còn rất thua Hy lạp và sau này là phương Tây. Ngay cả ngày nay, người TQ vẫn đi thu thập kỹ thuật của nước khác, khoa học của nước khác là chính, còn tự minh khám phá ra cái mới vẫn cứ lẹt đẹt. Giỏi gián điệp khoa học chưa hẳn đã giỏi khoa học.
      Sở dĩ khoa học phương Tây luôn phát triển là nhờ đầu óc lô-gích hay thuần lý của họ. Có nghĩa họ không thể chỉ hài lòng hay mù quáng về bất kỳ điều gì. Tinh thần dân TQ phần lớn giáo điều, mù quáng, tự mãn, tự cao tự đại, chủ quan, nên vẫn luôn thua phương Tây là vậy. Người ta ngán TQ chủ yếu là ngán số người của họ, không ngán đầu óc của họ. Cho nên trong quá khứ dân tộc VN luôn đánh thắng TQ mỗi khi họ ồ ạt xâm lược qua biên giới nước ta là thế. Chỉ khi nào trong nước nội loạn, hay vua chúa nhu nhược, tức chính ta hại ta thì họ mới có cơ hội thắng ta được.

      ĐẠI NGÀN
      (20/3/14)

  3. Hoàng Thanh says:

    Máy bay Malaysia : Trung Quốc, kẻ nổi tiếng mờ ám lại đòi minh bạch

    AFP 18/03/2014) Trung Quốc đả kích Malaysia vì thiếu minh bạch sau vụ chuyến bay MH370 mất tích. Nhưng sự phẫn nộ của Bắc Kinh lại tương phản với chính thái độ mờ ám của họ về những thảm họa xảy ra ngay trên đất Trung Quốc.

    Hôm thứ Hai 17/03/2014 Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đã lạnh lùng yêu cầu người đồng nhiệm Malaysia phải cung cấp các thông tin « đúng lúc, cụ thể và toàn bộ » về chiếc Boeing của Malaysia Airlines bị mất tích cách đây mười ngày với 239 người trong đó có 153 người Trung Quốc.

    Từ một tuần qua, các phương tiện truyền thông Nhà nước liên tục đưa ra các bài xã luận dữ dội, đả kích chính quyền Malaysia là thiếu minh bạch ; rồi đến việc loan báo chậm trễ sự kiện máy bay bị chuyển hướng một cách « có chủ ý », khiến việc tìm kiếm quay sang hẳn một hướng khác.

    Tuy vậy chính bản thân Trung Quốc lại khó đóng nổi vai trò minh bạch – như đã được chứng minh trong buổi họp báo thường lệ của Bộ Ngoại giao nước này hôm thứ Hai.

    Trung Quốc có loại trừ khả năng chiếc máy bay đã bay vào không phận của mình hay không ? Cuộc điều tra có chú ý đến các hành khách người Trung Quốc ? Bắc Kinh chỉ tiến hành tìm kiếm trên biển hay còn cả trên đất liền ? Và các khu vực như Tân Cương hay Tây Tạng có nằm trên đường bay dự đoán của chiếc phi cơ hay không ?

    Trước hàng loạt câu hỏi của báo chí ngoại quốc, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Hồng Lỗi đã nhất định từ chối trả lời, chỉ nhắc lại là Bắc Kinh « hợp tác tích cực với Malaysia ».

    Mãi cho đến hôm nay mới có một bản tin ngắn của Tân Hoa Xã, loan báo rằng việc tìm kiếm trên lãnh thổ Trung Quốc « đã bắt đầu », và không có yếu tố nào trong cuộc điều tra liên quan đến các hành khách Trung Quốc.

    Nhưng lại một lần nữa Hoàng Huệ Khang (Huang Huikang), đại sứ Trung Quốc tại Malaysia được dẫn lời trong bản tin, cũng không muốn đưa thêm nhiều chi tiết : « Sẽ không phù hợp nếu cuộc điều tra này được công khai ». Và trong cuộc họp báo mới ngày hôm nay, ông Hồng Lỗi tự bằng lòng với việc xác nhận thông báo sơ sài của Tân Hoa Xã, mà không cho biết chi tiết bổ sung nào.

    Hẳn là chính quyền Trung Quốc hồi tuần rồi đã phổ biến các hình ảnh vệ tinh về những đồ vật phát hiện nổi lập lờ trên biển, nhưng không hề giải thích vì sao các tấm ảnh này đến ba ngày sau khi chụp mới được công bố.

    Còn truyền thông Trung Quốc thì được yêu cầu đưa tin hoàn toàn theo Tân Hoa Xã – theo nguồn tin từ giới báo chí. Một sự kiểm soát mà Liên đoàn Nhà báo Quốc tế cho rằng « vô cùng đáng tiếc ».

    Nhưng nếu thái độ này mâu thuẫn với những lời đả kích mãnh liệt về phía Malaysia, sự ngần ngại của Bắc Kinh trong việc tiết lộ những thông tin của chính mình không hề gây ngạc nhiên cho các chuyên gia. Sự kiện chiếc máy bay Malaysia mang tính chất địa chính trị nhạy cảm đối với các quốc gia trong khu vực.

    James Brown, nhà phân tích quốc phòng của Lowy Institute for International Policy ở Sydney nhận định, các hoạt động tìm kiếm trong những ngày đầu tại Biển Đông đã gợi lên « một sự triển khai rộng rãi các phương tiện quân sự trong thời bình cho thấy tính chất nguy hiểm trong trường hợp xung đột ». Mỗi bên « trong khi sục sạo hết sức chú tâm đến năng lực và hiệu quả của nước khác, trong khi thận trọng không phô ra những điểm yếu của mình ».

    Trung Quốc nổi bật hơn hẳn mọi quốc gia khác về thái độ mập mờ trong những sự cố và thảm họa xảy ra trên nước mình. Bắc Kinh luôn tìm cách bóp nghẹt thông tin, tăng cường kiểm duyệt và gây áp lực lên truyền thông…
    Thụy My
    Theo blog Thụy My.

  4. Minh Đức says:

    Trích: “khi nói về triết lý, văn hóa, văn minh và vội vã cho rằng Trung cộng và Việt cộng hiện nay là tiêu biểu cho Đông phương, thì không đúng, đó chỉ là căn bã của văn minh Tây phương.”

    Trung Cộng và Việt Cộng là cặn bã của văn minh Tây Phương?

    Những người lãnh đạo Trung Cộng và Việt Cộng họ ý thức rất rõ là họ đang cai trị theo nguyên tắc của chế độ nhà Tần. Chính vì thế mà Trung Cộng dựng tượng Tần Thủy Hoàng ở nhiều nơi. Nguyên tắc của chế độ nhà Tần là dùng trá ngụy và sức mạnh để thắng người. Thí dụ của chính sách dùng trá ngụy và sức mạnh để thắng người là Trung Cộng dùng luận điệu dối trá và tàu chiến để chiếm biển Đông của Việt Nam. Đáng thương thay thằng bé con theo nguyên tắc nhà Tần bị thằng lớn cũng theo nguyên tắc nhà Tần đè đầu .

  5. Austin Pham says:

    Xin đính chính” với bề rộng 9 m của Trường Thành và ở độ cao như thế thì người ta không thể thấy được Vạn Lý Trường Thanh bang mắt thường”

  6. Austin Pham says:

    Xin thưa cùng tác giả rang viec Vạn Lý Trường Thành có thể được thấy từ trong không gian là môt sự lầm lẫn của người phi hành gia khi nhìn bang mắt thường và cho rang đó là bức Trường Thành của Trung quốc. Người ta đã chứng minh điều đó rồi. Ở độ cao ke tren và đường kính 9 meters của Trường Thành thì không thể thấy được no bang mắt thường. Người phi hành gia đó đã lầm lẫn.
    Kịnh

  7. Dan danh ca o Phan Thiet. says:

    Cac bac, cac chu, cac anh , dang show la minh doc nhieu chuyen co do a?
    Hay nhin S-Korea rang 80′s ,tinh hinh chinh tri va xa hoi nhu the nao ?
    S-Korean co mot tinh yeu nuoc rat cao . nhung technology la do America giup .
    Chung ta nen ngoi lai voi nhau( bo bot di cai khoe khoang ),cung nhau go tung lop hanh cua cu hanh tay .Chung ta co co hoi dua xa hoi VN ra khoi canh Dot, Do,Du(3D).
    (mong bạn lần sau bạn viết nên có dấu – bbt)

  8. ĐỈNH NGÀN says:

    VĂN MINH VÀ PHẢN VĂN MINH

    Văn minh hay văn hóa là thực tế phát triển của lịch sử cá nhân con người và xã hội loài người. Phát triển này chủ yếu về mặt ý thức, tinh thần, nhận thức và mặt đời song là mặt kinh tế. Kinh tế chỉ là cái chân, còn cái đầu là ý thức, nhận thức. Xã hội duy vật là xã hội lộn ngược, lấy chân làm đầu, nên thực tế chỉ là xã hội bét nhè, say sưa, lão đão. Trung Quốc có gồng mình phát triển kinh tế thật, nhưng đó là phần vật chất, mọi giá trị tinh thần, nhân văn của nó bị hi sinh, nên đó chỉ là sự phát triển loạng quạng, hi sinh, tầm thường hóa cái phần cao quý để phục vụ, đầy mạnh cái phần it cao quý hơn. Đó chỉ là việc làm thiếu thông minh, hạn hẹp, duy ý chí, độc đoán, giả tạo, thậm chí phần nào thấp kém. Trung Quốc ngày nay hi sinh cả truyền thống triết học phong phú trong lịch sử quá khứ của mình để chỉ độc tôn thuyết duy vật của Mác, đó là sự ngây dại, vong bản. Bỏ cái cao, cái phong phú để đổi lấy cái thấp hơn, cái nghèo nàn hơn về mặt triết học, đó là sự suy thoái về mặt ý thức của cả một dân tộc đông dân nhất hành tinh ngày nay.
    Thật ra học thuyết Mác chỉ là học thuyết thiếu căn cơ khoa học lẫn căn cơ triết học. Có những lý do đơn gian nhất như sau :
    1/ Cho rằng vật chất thuần túy lại tự tạo ra được thế giới và lịch sử, là một quan niệm hết sức nghèo nàn, nông cạn, thô sơ, ấu trĩ, sơ đẳng, phi lô-gích về mặt tư duy triết học.
    2/ Cho rằng lịch sử là một quy luật tất yếu, khách quan, lại hô hào cuộc cách mạng vô sản để đẩy nhanh quy luật tiến tới khách quan đó, chẳng khác gì bảo những hành khách trên con tàu lửa làm hết sức để con tàu chạy nhanh hơn trong khi họ đều không phải người lái tàu. Đó chỉ là quan điểm ngốc nghếch, nông nỗi.
    3/ Một người nông dân, một người công nhân, nói chung mọi người, hàng ngày phải vật lộn với cuộc sống thực tế, tối về nằm mơ tưởng mình đang là đội tiên phong trên con tàu lịch sử đang lao vun vút trong đêm tối, quả thật chỉ là cái ảo tưởng hay sự mê sảng thật sự.
    4/ Nguyên tắc biện chứng của Hegel là nguyên lý duy tâm, Mác đem áp dung làm động lực cho thuyết duy vật, chẳng khác gì đem nguyên lý sự sống hữu cơ áp dụng vào cho thế giới máy móc vô cơ, hoàn toàn trật bản chất thì làm sao vận động được, đo chính là sự cuồng loạn, sự ngớ ngẩn, sự ấu trĩ, sự kém thông minh, sự ngoan cố, sự khinh xuất, sự cố chap, sự điên loan của Mác.
    5/ Xã hội phát triển là nhờ khoa học kỹ thuật, nhờ học vấn, nhờ tinh hoa, nhờ trí thức. Lấy giai cấp công nhân, nông dân lên mệnh danh là yếu tố, là đầu tàu phát triển, đó là sự cường điệu ngu xuẩn, sự lố bịch phi thực tế, sự đi ngược lại chân lý sự thật khách quan, đó là sự tưởng tượng hợm hĩnh, bất chấp quy luật khách quan, tự nhiên của đời sống và ý thức hay trí tuệ con người mà Mác đã phạm phải.
    6/ Giai cấp chỉ là giai cấp kinh tế. Nó là cơ sở cho phát triển kinh tế. Nhưng động lực phát triển nói chung của xã hội mọi mặt xã hội chính là trí tuệ của con người. Bảo đấu tranh giai cấp là động lực phát triển xã hội là sự thần bí hóa giai cấp, sự hoang tưởng, sự u mê, sự mê tín vào thuyết biện chứng Hegel của Mác. Nhưng thuyết biện chứng của Hegel là thuyết duy tâm, Mác mang vào quan điểm duy vật là mang râu ông nọ cắm cằm ba kia, chỉ là điều ngớ ngẩn vô lối của Mác. Đó là cách nhận lớp về lô-gích học của Mác. Chẳng khác gì nói quả trứng sinh ra con gà một cách đơn giản, thô thiển. Nói cách khác, lý luận của Mác phần lớn là lý luận ngụy biện, bỏ đầu bỏ đuôi côt sao gắn tiền đề và kết luận một cách khiên cưỡng, bất chấp tính hữu lý, tính lô-gisch, tính thực tế.
    7/ Nguyên tắc con người và xã hội là nguyên tắc phản triển tự do, đó là nền tảng cho mọi tinh hoa xã hội để đi lên trong kết quả tổng hợp. Mác lại lấy chuyên chế làm hàng đầu, như vậy là thủ tiêu tinh hoa, thủ tiêu tự do, thủ tiêu phát triển, thủ tiêu, gò bó hay hạn hẹp mọi ý nghĩa khách quan thành các suy nghĩ, công thức, nguyên tắc chủ quan, đó là tính cách phản tiến bộ, phản phát triển, hay thật sự là tính cách phản động của học thuyết Mác.
    8/ Bài toán phát triển xã hội là bài toán tổ hợp, trong đó ngay cả kinh tế cũng phụ thuộc vô số các biến số khác nhau, Mác suy nghĩ theo kiểu bài toán số học, phần lớn căn cứ vào một số các hang số tưởng tượng. Và nội dung cuốn Cương lĩnh Gôtha chính là đỉnh cao của sự ngớ ngẩn, sự khờ khạo, sự hoang tưởng của Mác.
    9/ Cuốn Tư bản luận của Mác, nhiều người cho rằng là cuốn thánh thư, cuốn kinh điển nối bật của Mác, thật sự chỉ là cuốn giáo điều hóa về kinh tế xã hội. Nó giống như cuốn chuyện giả tưởng phiêu lưu về kinh tế học của Mác. Mác đúng là một Jules Vernes hay một Schelock Holmes về kinh tế học thật sự.
    10/ Khi thuyết Mác chưa đưa vào thực hiện, phần lớn người ta không để ý tới nó, vì thấy nó không tưởng, các nền tảng lập luận đều không vững, không căn cơ chắc thực, nên không ai để ý phê phán nhiều. Nhưng khi nó được đưa vao áp dụng thì ở những xã hội bị nó khống chế, do nền chuyên chính vô sản nên không ai dám nói ngược lại. Bởi vậy nó thành ra một mình một chợ và mọi cái tệ hại về lý thuyết của nó cứ càng thêm tệ hại về thực tế.
    Cho nên nói chung, học thuyết Mác kiểu lợi bất cập hại. Ích lợi của nó phê phán kinh tế tư bản chủ nghĩa hoang dã về những mặt tiêu cực chỉ có một, nhưng cái thiệt hai thực tế của nó khi áp dụng chống lại sự phát triển kinh tế xã hội nói chung có đến mười.
    Nhưng điều tai hạn nhất của chủ thuyết Mác là nó kê tủ đứng vào sự phê phán xã hội tư bản chủ nghĩa. Tức nó giành mọi độc quyền phê phán theo hướng một chiều giả tạo, do đó nó thực chất không góp phần gì cho phát triển xã hội loài người sau này mà chỉ lấp đường chận nẽo mọi sự phát triển của các lý thuyết xã hội bất cứ nơi đâu nó khống chế.
    Nước Trung Hoa với cả nhiều ngàn năm của văn minh nhân loại, nước Việt Nam với cả bốn ngàn năm văn hiến, nhưng khi du nhập học thuyết Mác hầu như lien bị tê liệt hết rất nhiều mặt, đó quả thật là một điều hết sức đáng tiếc.

    THƯỢNG NGÀN
    (16/3/14)

  9. Minh Đức says:

    Trích: “Chỉ cần lá cờ quốc gia cũng đủ nói lên sự kiện Nam Hàn xứng đáng tiêu biểu cho triết lý, văn hóa, văn minh cổ truyền Đông phương.”

    Nam Hàn có tiêu biểu cho triết lý, văn minh cổ truyền Đông Phương hay không thì khó nói nhưng Nam Hàn là nước còn ảnh hưởng của Khổng Giáo rất mạnh. Ảnh hưởng của Khổng Giáo tại Nam Hàn mạnh hơn tại Nhật vì Nam Hàn nằm sát Trung Quốc. Nam Hàn vẫn còn duy trì tục lệ tế Khổng Tử. Nam Hàn còn ảnh hưởng Khổng Giáo nhiều hơn Việt Nam vì Nam Hàn bị đô hộ bởi Trung Hoa và Nhật, là hai nước cũng theo Khổng Giáo trong khi Khổng Giáo tại Việt Nam bị văn hóa Pháp làm phai nhạt đi.

    Nếu bảo là văn hóa Khổng Giáo không có sức sống thì việc Nam Hàn tiêu biểu cho văn hóa, triết lý Á Đông có gi là đáng hãnh diện? Nếu văn hóa Khổng Giáo không có sức sống sao kinh tế Nam Hàn, Đài Loan và Nhật lại khá như thế?

    • Nguyễn Trọng Dân says:

      Kính Thưa Ngài Minh Đức ,

      Chính vì có Khổng Giáo mà các nước như Việt Nam , Hán , Đại Hàn ,…etc bị lao vào tăm tối triền miên nô lệ Thực Dân từ cuối thế ky 18 cho tới giữa thế ky 20

      Riêng tại Xứ Phù Tang , nếu không có cải cách Minh Trị thì Xứ Phù Tang sẽ ..chung số phận !

      Tự Cổ Chí Kim , ai cũng bàn luận nhiều về Khổng Giáo mà chưa chắc bậc nho sĩ đời xưa , tam tự kinh lào lào ,hiểu được Khổng giáo là cái chi chi.

      Để cho dễ hiểu hơn , Khổng Giáo có hai phần , phần thấy được & phần không thấy được

      Phần thấy được chính là những ảnh huởng của Khổng giáo lên cấu trúc chính trị , an sinh của Xã Hội

      Phần không thấy được chính là ảnh huởng của Khổng giáo trong việc hạn chế phát triển Xã Hội & Dan Tri’

      Nói một cách nôm na , mục tiêu Khổng giáo là nhằm khống chế tối đa xã hội , tạo ra cái gọi là “ổn định ” Chính trị.

      BỞI VẬY , KHỔNG GIÁO ĐƯA RA NHỮNG RÀNG BUỘC QUAN TRỌNG NHẰM ĐỂ CHO XÃ HỘI KHÔNG CÓ ….LOẠN !

      Khổng Tử sanh vào lúc thiên hạ đại loạn cát cứ chiến tranh máu đổ , Ngài mơ ước & cố gắng nghĩ đến một phương thức ràng buộc Phong Kiến để TRÓI CHẶT CON NGƯỜI TRONG ĐẲNG CẤP, BỔN PHẬN ĐỂ CHÍNH TRỊ PHONG KIẾN ĐƯỢC ỔN ĐỊNH TỐI ĐA

      Một ví dụ điển hình là tại Đại Hàn , chỉ có quy’ tộc phong kiến mới được đi học ! Còn lại muôn dân của Joseon điều dốt để tránh bọn bần dân Ve sầu thoát xác mà tạo loạn .

      Đó là một ly’ do tại sao dân trí u mê chậm tiến

      ( Đế Quốc Joseon của Đại Hàn thành lâp 1392—1897 )

      Riêng tại Việt Nam , Triều đình nhà Nguyễn cầm đầu bọn lương sơn bạc , khai sơn , phá thạch , bạt rừng phát ruộng mà nên Đại Nghiệp nên thanh gươm Tâm Ý của nhà Nguyễn có một thời phóng khoáng vô cùng

      ( Cho Dân đây ca ca tí tí bởi tổ tiên của Dân cùng với các chúa Hiền , Sãi mở & dựng nước )

      Nhưng đến khi Chúa Nguyễn Ánh đánh bại được Tây Sơn thì lại nghe lời bọn nhân sĩ co’ cái đầu đặc sệt Khổng Giáo nên hư việc !

      Trước , là những cải cách quân sự về vũ khí quy’ báu của Tây Sơn Quang Trung bị đình lại

      Kế là áp đặt Khổng Giáo lên “quốc tử giám” làm kinh tế bị chậm lại bởi miền Nam , sức mạnh hậu thuẫn của triều Nguyễn nằm ở đồng lúa phì nhiêu , chớ không nằm ở mấy cái câu nho vớ vẫn thiếu thực tiễn của Khổng.

      Triều đình mỗi lúc mỗi xa khỏi sức mạnh kinh tế của mình

      Hải quân không có kinh phí để phát triển ( triều Minh Mạng có làm được thử một chiếc tàu sắt rồi thôi )

      Một đất nước có chiều dài trên ba ngàn cây số bờ biển mà không có hải quân , không phát triển hải quân cũng đủ thấy bọn Nho Sĩ chỉ học vẹt , bất tài Vô Dụng ( Useless!)

      Bọn Nho sĩ trường quy , tuy cái đầu thì ngu ngốc , nhưng miệng lưỡi thì lợi hại cố thuyết phục Minh Mạng không thành lâp viện nghiên cứu hàng hải dù… đã có sớ trình từ dân đen Nam Bộ

      Triều đình ngày một lần hồi yếu đi… dù biên cương lãnh hải được coi là rộng nhất trong lịch sử dưới triều Minh Mạng

      Trong khuôn khổ của phản hồi , khó có thể đàm đạo chi tiết…

      Còn tại sao nay các nước Nam Hàn , Phù Tang tò te bãnh thế nà vì họ tách Văn Hóa của họ ra khỏi ảnh huởng Văn Hóa của Hán , trong đó có Khổng Giáo

      Cả 2 Xứ Nhật & Nam Hàn điều bỏ ăn tết của âm lịch

      Cả hai Xứ cương quyết thúc đẩy Dân Chủ

      Ly’ do chính yếu Đạo Khổng còn ảnh huởng mạnh là vì lợi dụng để duy trì sự bất bình đẵng giữa Nam & Nử

      Nhật Bản vẫn còn muốn duy trì một xã hội theo kiểu Nam Giới là tối thuợng ( Man Society )

      Cả hai Xứ Nam Hàn & Nhật Bản điều muốn duy trì xã hội người già là number one nên Đạo Khổng lại được mang ra để đè đầu cởi cổ bọn trẻ

      Ở Nhật , có thời gian , công nhân lớn tuổi được trả lương cao hơn đám trẻ dù sức làm thì yếu hơn đám trẻ.

      Nay tình trạng này đã giãm bớt…

      Vài dòng dông dài thiễn Ý

      ( Có dịp sẽ bàn tiếp CHI TIẾT , Khổng giáo độc hại ra làm sao )

      Kính

      • Hoàng says:

        Bài trả lời cũng đủ rỏ khổng giáo là loại tà giáo…chỉ được áp dụng cho kẻ cầm quyền thích bạo lực gian trá,hiếp bức lương dân.Ôn lại những quốc gia bị khổng giáo áp đặc thì chúng ta nhìn thấy rỏ,những tệ trạng từ chính quyền cũng như thuộc cấp phủ lên đầu xã-hội và ngăn cả đà tiến hoá của loài người.Nhìn vào nước Nhật sau đệ nhị thế chiến,họ đạ thay đổi,không chơi với khổng giáo nữa,thì guồng máy xã-hội của họ cũng thay đổi và phát triển,dân trí họ cũng vượt lên đầu các nước xung-quanh.Văn-hóa tàu chỉ được ăn-cắp,ăn-cướp mà dựng lên đạo khổng và cũng là tà đạo cho kẻ nắm quyền.

      • Lão Độc Nhãn says:

        Chào bác N T Dân.

        Nếu bác có dịp ngồi ngắm nếp sinh hoạt của 1 gia đình có ảnh hưởng Nho giáo, rồi bác lại có dịp ngồi ngắm nếp sinh hoạt của 1 gia đình chẵng biết gì là nhân, lễ, nghĩa, v…v…Chắc chắn bác sẽ chép miệng mà rằng : “ÙY, cái lão Khổng nói nhiều hơn làm cũng hay hay đấy chứ “.

        Với tôi, Khổng tử chỉ có giá trị ngang tầm 1 ông trưởng họ, không xứng tầm 1 anh lý trưởng.
        Gia đình nào hay dân tộc nào bị Khổng thôi miên làm cho “ngu ngơ” là lỗi của họ bởi họ chẵng chịu nhìn thấy giai thoại :
        “Một lần Khổng Tử đến yết kiến Lão Tử ở Lạc Ấp, khi tiễn biệt Lão Tử khuyên:
        - Tôi nghe nói người giàu sang tiễn nhau bằng tiền bạc, người nhân tiễn nhau bằng lời nói. Tôi không phải là người giàu sang, mạn phép tự coi là người nhân mà tiễn ông bằng lời này: kẻ thông minh và sâu sắc thì khó sống vì ham phê bình người; kẻ giỏi biện luận, biết nhiều thì nguy tới thân vì hay nêu cái xấu của người. Kẻ làm con và kẻ làm tôi đều không có cách gì để giữ mình cả.

        Một lần gặp khác, Khổng Tử hỏi về Lễ, Lão Tử đáp:
        - Những người ông nói đến đó, thịt xương đều đã tan nát cả rồi, chỉ còn lại lời của họ thôi. Vả lại, người quân tử nếu gặp thời thì ngồi xe ngựa, không gặp thời thì đội nón lá mà đi chân. Tôi nghe nói người buôn giỏi thì giấu kĩ vật quí, xem bề ngoài như không
        có gì; người quân tử đức cao thì dung mạo như ngu độn. Ông nên bỏ cái khí kiêu căng, cái lòng đa dục, cái vẻ hăm hở cùng cái chí quá hăng của ông đi, những cái đó không có ích gì cho ông đâu. Tôi chỉ khuyên ông có bấy nhiêu thôi!

        P/s : Còn rất nhiều giai thoại về việc ông thầy dùi KT gặp hoàn cảnh bí, toàn làm trái với những gì đã dạy cho học trò; khi học trò hỏi lại, KT mồm loa mép dãi cũng vui ra phết.
        Chào tương kính.

        Lão Độc Nhãn

      • Nguyễn Trọng Dân says:

        Sảng khoái !
        Dân đang chờ được chỉ dẫn thêm từ hai Vị .

        Kính

      • Minh Đức says:

        Các nước Ấn Độ, Mã Lai, các nước Trung Đông hay ở Phi Châu họ có theo Khổng Giáo đâu mà vẫn vì thực dân đô hộ. Nước Nhật cũng theo Khổng Giáo, khi canh tân rồi cho đến bây giờ vẫn còn ảnh hưởng của Khổng Giáo mà sao vẫn hùng mạnh. Nam Hàn chịu ảnh hưởng của Khổng Giáo nhiều hơn Việt Nam thế mà chủ Nam Hàn ngày nay sang Việt Nam gõ đầu công nhân Việt.

    • NON NGÀN says:

      TINH HOA NHO GIÁO

      Nho giáo có cái tinh và cái thô. Cái tinh là triết học nhân văn. Cái thô là một số quan điểm phong kiến còn sót lại. Điều đó không trách Khổng tử, bởi giống như người mới ra khỏi nước, không làm sao mà áo quần lại chẳng còn dính nước. Song chỉ cần hong khô là sẽ khô mau.
      Chính cái tinh hoa của Khổng giáo mà đã giúp Nhật Bản, Việt Nam, Hàn Quốc đều là những đất nước vững mạnh nhiều mặt trong cả ngàn năm của quá khứ. Ngày nay Nhật bản, Hàn Quốc đều duy trì và phát huy Nho giáo mà người ta vẫn cứ văn minh, hiện đại, bởi người ta hiểu cái tinh hoa của Nho giáo mà không chỉ bám vào cái thô của Nho giáo.
      Cái tinh hoa của Nho giáo là cái nhân học của Khổng tử, là tư tưởng nhân văn của Khổng tử, là đạo nhân của người quân tử trong lý thuyết về xã hội con người của Khổng tử.
      Chỉ có Trung Quốc và Việt Nam gần suốt thế kỷ qua mới bỏ thuyết Khổng mà theo thuyết Mác. Thật ra Khổng với Mác hoàn toàn trái nhau một trời một vực, giống như nước với lửa không thể nào dung hợp được.
      Bởi vậy những nhà cách mạng khoa bảng lớn của Việt Nam trước đây nổi tiếng như Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, không ai đi theo Mác cả. Dù chí hướng của Phan Bội Châu là canh tân theo Nhật, còn chí hướng của Phan Chu Trinh là duy tân theo cách của nền văn minh Pháp.
      Chỉ có Mao Trạch Đông của TQ và Hồ Chí Minh của VN là hoàn toàn đoạn tuyệt với Nho giáo để theo tuyệt đối Mác xít. Nói khác đi, có lẽ Mao Trạch Đông chắc gì đã hiểu Nho giáo nhiều, hay có thể chẳng hiểu gì hết. Ngay như Hồ Chí Minh cũng làm sao biết Nho giáo cho bằng Phan Bội Châu hoặc Phan Chu Trinh. Chính trong hoàn cảnh do thời cuộc thực tiển đào tạo như thế mà cả các ông Mao và Hồ đều hăm hở chỉ đi theo con đường mác xít một cách thuần thành không chừa bất kỳ lối nào cho ai khác. Do vậy con đường của ông Hồ là hướng theo Nga sô viết để đến Mạc Tư Khoa còn Mao Trạch Đông thực chất ngay từ đầu đã sử dụng học thuyết Mác như công cụ để nhằm tranh đấu cho tham vọng mao it cá nhân của mình là chính.
      Trở lại vấn đề, Nho giáo có phần thấp và phần cao. Phần thấp là luân thường đạo lý ở đời, tuy có dấu ấn của thời kỳ xã hội phong kiến, nhưng không phải không có những tinh tế vĩnh cửu xã hội của nó. Phần cao là phần triết học nhân văn, duy tâm, hay triết học đạo Nhân. Phần này chỉ có những nhà đại Nho cỡ như Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Thiếp v.v… mới sâu sắc hết.
      Nên thôi chỉ nói sơ vài dòng như vậy để bốn biển năm châu người Việt ngày nay cùng suy xét.
      Có điều chốt lại là tinh thần dân tộc VN từ ngàn xưa đã rất cầu thị, rất hòa đồng. Không cứ của dân tộc nào, người nước nào, mà thấy đúng đắn là chúng ta đều tự nguyện chap nhận, còn sai thì phản đối, bác khước, trừ ra bị áp đặt, bị bó buộc một cách ngang trái. Đó là lý do tại sao người Việt rất ngưỡng mộ Thích Ca, Khổng tử, Lão Trang … và chính triết lý cũng như đạo lý của các nhà tư tưởng vĩ đại đó đều đồng hành cùng đất nước và dân tộc VN suốt cả nhiều ngàn năm huy hoàng sang chói.

      ĐẠI NGÀN
      (17/3/14)

      • Khổng Tử says:

        Tại sao Trung Công cho khôi phục các viện khổng tử trên toàn thế giới? Ấy chính là tư tưởng trói buộc con người, để dễ bề cai trị. Ai cố phân tích ưu điểm của khổng giáo chứng tỏ người đó còn lâu mới thoát khỏi nô lệ tư tưởng!

Leave a Reply to ĐỈNH NGÀN