WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Ván cờ của tổng thống Putin

infiniteunknown.net

infiniteunknown.net

Trong mấy tuần qua báo chí Việt nam và quốc tế rất sôi động tập trung vào đề tài Ucraina. Các nhà bình luận quân sự chuyên nnghiệp va cả nghiệp dư cũng liên tục có nhiều bình luận về nó. Theo họ mặc dù được Quốc hội Nga thông qua việc đồng ý cho Tổng thống Putin đưa quân vào Ucraina nhưng ông Putin vẫn chưa có tín hiệu tung đại quân vào đây mà ông đang chỉ gậy cho các quân cờ của nước tự trị Crimea và các tỉnh phía Đông giáp Nga giăng bẫy chờ bắt hổ để cho mọi người biết lời cảnh cáo của ông với Hoa kỳ và phương Tây là “không được ép Ucraina chọn lựa Châu Âu hay Nga để tránh đối đầu khiến Nga phải hành động bảo vệ quyền lợi của mình”. Đó là những nhận định của các nhà quân sự phương Tây đã nhận định về tình hình hiện nay.

Vấn đề đặt ra là Mỹ và NaTo có đưa quân vào Ucraina theo sự kêu cứu của vị tổng thống đoàn quân biểu tình đưa lên. Chắc chắn là không vì Hoa kỳ và NaTo đã nhìn thấy cái bẫy mà ông Putin đang giăng ra. Đó là:

1, Nếu Hoa kỳ và phương Tây đưa quân vào Ucraina thì không phải đối đầu trực tiếp với Nga mà là với Tổng thống bị truất quyền Viktor Yanukovych và quân đội nước tự trị Crimea với vũ khí của Nga. Trong đó tư thế của ông Tổng thống bị phế truất này là vi hiến vì ông chưa hết nhiệm kỳ người dân Ucraina đã bầu lên mà chỉ là qua một cuộc lật đổ trên danh nghĩa cướp quyền. Biểu hiện rõ nét nhất là qua các cuộc biểu tình của người dân nói tiếng Nga ở đây vừa qua như báo chí phương Tây trực tiếp đưa tin.

“Biểu tình lớn ủng hộ Crimea sáp nhập vào Nga và bước tiếp theo là nhập thật.

Trên báo thứ bảy 19:31 01/03/2014 thì theo AFP, khoảng hơn 10.000 người đã mang cờ Nga xuống đường biểu tình ở thành phố Donetsk phía Đông Ukraine, phản đối chính quyền mới thân phương Tây ở Kiev đồng thời ủng hộ nước cộng hòa tự trị Crimea sáp nhập vào Nga. Donetsk chính là “thành trì” của Tổng thống bị lật đổ Viktor Yanukovych, người vừa có cuộc họp báo tại Nga tuyên bố vẫn là Tổng thống hợp pháp của Ukraine.

Phóng viên của AFP cho biết, những người biểu tình tại đây đã hô vang các khẩu hiệu ủng hộ “Crimea tái nhập Nga.” Bán đảo Crimea bên bờ Biển Đen là nơi có đa số dân là người sắc tộc Nga, được hưởng quy chế tự trị. Trước đây, vùng đất này thuộc nước Nga và đến năm 1954 thì lãnh đạo Liên Xô mới giao quyền quản lý cho Ukraine, lúc này cũng là nước Cộng hòa thuộc Liên Xô.

Căng thẳng tại Crimea đang thu hút sự chú ý của thế giới khi Ukraine cáo buộc Nga có hành động “xâm lược quân sự” trong khi phía Nga nói rằng việc di chuyển binh sĩ và khí tài quân sự tại đây là nằm trong thỏa thuận giữa hai nước.
Tổng thống Ukraine Yanukovych khi còn tại vị ở Kiev đã gia hạn cho Hạm đội Biển Đen của Nga thuê lại căn cứ ở Sevastopol đến năm 2042.

2, Theo các nhà phân tích quân sự thì nếu sa chân vào đây chắc chắn Hoa kỳ và phương Tây phải vô cùng tốn kém về kinh tế và sinh mạng, trong khi Nga đã có sẵn các lực lượng sẵn có là các tầu chiến hiện đại nhất ở đây và hàng ngàn quân tinh nhuệ tại đây cùng với lực lượng vũ trang của hàng triệu người dân Ucraina gốc Nga.

Các bài báo phương Tây và cả Nga liên tục đăng tin về việc quân đội Craina ở Crimea đã nộp vũ khí và tuyên thệ tuân thủ sự chỉ huy của tổng thống mới khu tự trị này. Đặc biệt có cả tầu chiến hiện đại nhất biểu tượng của sức mạnh hải quân Ucraina cũng tuyên thệ theo sự chỉ huy của vị tổng thống này như bài báo sau đây:

Tàu khu trục Hetman Sahaidachny của Ukraine đã từ chối nhận lệnh từ Kiev và đứng về phía Nga.

Theo một số nguồn tin, tàu này đã treo cờ hải quân của Nga sau khi tham gia các hoạt động của NATO tại Vịnh Aden. Hiện thông tin về vị trí con tàu này đang mâu thuẫn nhau.  Tuy nhiên, một thượng nghị sĩ Nga khẳng định tàu Hetman Sahaidachny đã đứng về phía Nga trong cuộc khủng hoảng tại Ukraine hiện nay.

Thượng nghị sĩ Igor Morozov, một thành viên của Ủy ban Về các vấn đề quốc tế, cho biết: “Chiến hạm Hetman Sahaidachny đã đứng về phía chúng tôi và nó còn treo cờ của Hải quân Nga”. Theo ông, tàu Hetman Sahaidachny đang trên đường trở về Biển Đen sau cuộc tập trận ở Địa Trung Hải. “Các thủy thủ trên tàu đã hoàn thành mệnh lệnh của Tổng thống (bị phế truất) Viktor Yanukovich” – ông nói.

Cũng cần nhắc đến là hôm 28-2, tư lệnh lực lượng hải quân Ukraine dưới thời ông Yanukovych từ chức. Tổng thống tạm quyền Aleksandr Turchinov đã bổ nhiệm Đô đốc Denis Berezovsky vào vị trí này.

Mặc dù ông Arseniy Yatsenyuk, Thủ tướng tạm quyền Ukraine, trước đó đã yêu cầu người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan không cho phép tàu Hetman Sahaidachny đi qua eo biển Bosporus với lý do thuyền trưởng, Đô đốc Andrey Tarasov, đã bất tuân mệnh lệnh từ Kiev. Nhưng chắc chắn Thổ Nhĩ Kỳ không dại gì lại gây chuyện với Nga nên tàu Hetman Sahaidachny đang trở về TP Sevastopol thuộc Cộng hòa tự trị Crimea sau khi tham gia hoạt động chống cướp biển với NATO và Liên minh châu Âu.

Có nhiều báo cũng đăng tin là hàng loạt về Lính Ucraina đang ồ ạt theo chính quyền của nuớc tự trị Crimea. Nhiều bài báo đã in ảnh và lời tựa đề: “ Nhiều Lính Ucaina ở Crimea đồng loạt đi theo Nga.”

Bài báo viết: “Các binh lính Ukraine ở khu tự trị Crimea đang đồng loạt rời khỏi đơn vị quân đội của họ và đến giao nộp vũ khí, đạn dược cho giới chức địa phương và lực lượng dân quân thân Nga, một phóng viên của hãng tin RIA Novosti hôm nay (2/3) cho biết.

Crimea vốn là một khu vực đã được hưởng quy chế tự trị tương đối cao ở trong đất nước Ukraine, nơi đang trở thành trung tâm của một cuộc khủng hoảng chính trị khi các nhóm thân Nga đang tìm cách tách xa mình khỏi giới chức cầm quyền lâm thời vừa chiếm quyền ở thủ đô Kiev sau khi lật đổ chính phủ của Tổng thống Viktor Yanukovych cách đây một tuần.

Chuyện nghị viện nước cộng hòa ngày 13 tháng 3 vừa qua bỏ phiếu biểu quyết tách hoàn toàn khỏi Ucraina để hội nhập vào Nga là đòn giáng mạnh nữa xuống đầu Mỹ Anh. Với lực lượng quân đội này của khu tự trị và lực lượng vũ trang của người nói tiếng Nga ở Ucraina đã giúp vị Tổng thống Putin cũng là Tổng Tư lệnh tối cao quân đội Nga, chưa cần phải đưa ra ra lệnh triển khai “một lực lượng quân sự hạn chế” mà trên danh nghĩa “Moscow có quyền bảo vệ các lợi ích riêng cũng như lợi ích của những người nói tiếng Nga trong trường hợp bạo lực bùng lên ở phía đông Ukraine và Crimea”” như cuộc điện đàm ngày hôm nay với Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon và Tổng thống Mỹ Barack Obama.

Trong khi đó, khu vực phía đông Ukraine chiếm phần lớn sản lượng kinh tế của đất nước, lại thiên về hướng thiết lập mối quan hệ chặt chẽ hơn với Nga và thông qua Crimea thì Nga hiện đối đầu gián tiếp với Hoa kỳ và phương Tây trên tư thế thượng phong.

3, Nga biết đòn trừng phạt kinh tế, ngoại giao chỉ là phù phép và nếu xẩy ra họ không nao núng sẵn sàng đối phó đáp trả.
Các đồng minh thì ậm ừ và đòn trừng phạt kinh tế Nga chỉ là tạm thời cho qua chuyện để an ủi Mỹ. Mấy tuần qua các nước như Nhật, Nam Hàn, Đức và nhiều quốc gia khác ở châu Âu không giám hy sinh quyền lợi kinh tế hàng mấy chục tỷ trong quan hệ với Nga mang lại hàng năm, đó là chưa kể đến sự phụ thuộc của châu Âu vào năng lượng của Nga cung cấp Gas chất đốt cho họ hiện nay. Tất cả người ta mới chỉ nghe những tiếng nói “quan ngại”, đề nghị Nga rút quân vãn hồi đàm phán v.v…chứ chưa có tiếng nói ủng hộ một cuộc trừng phạt kinh tế như Hoa kỳ mong muốn vì họ biết một khi đi nước cờ sai có thể khó xếp lại thế cờ đang tốt hiện nay.

Như thế, vấn đề Ucraina đang làm chìm đi tiếng bom, pháo của chính phủ Syria ép quân du kích được Hoa kỳ hậu thuẫn vào chân tường cũng như vấn đề Iran về vấn đề hạt nhân đang tiên hành tạm thời bỏ dở có lợi cho nhà nước này.

Cuối cùng thì cho dù chính phủ của ông tổng thống đoàn quân biểu tình kêu gọi “tổng động viên và sẵn sàng chiến đấu chống Nga xâm lược” nhưng nay vẫn nhận được một xu nào của Hoa kỳ và phương Tây viện trợ để nấu súp để chống đói còn nói gì đến nuôi hàng triệu lính mà họ cần đến cho cuộc chiến không bao giờ chiến thắng này.

Vậy tương lai của Ucraina là gì? Cái đó còn phải chờ ông Putin đi quân cờ tiếp theo là gì và ông ta đang dõi theo Hoa kỳ và Anh đi quân nào rồi để vào đâu trên bàn cờ mà ông đã bầy sẵn. Nhưng rất có thể là nước Cộng hòa Crưm mới sẽ ra đời mà không cần sự chấp nhận của Ucraina nó sẽ trên danh nghĩa cuộc trưng cầu dân ý của người dân vùng này. Tình huống của Ucraina lại bắt đầu như thế cờ mà ông Putin đã chơi ở Grunia xưa mà chiến thắng đã thuộc về ông.

Thêm thông tin gây sốc về lính bắn tỉa ở Kiev

Theo RT mà Media Việt nam đã cập nhật lúc 07h02″ , ngày 14/03/2014:

Cựu Giám đốc Cơ quan An ninh Ukraine hôm qua (13/3) đã lên tiếng xác nhận thông tin về những cáo buộc cho rằng những tay súng bắn tỉa giết hại hàng chục người trong cuộc bạo loạn ở thủ đô Kiev hồi tháng trước đã chĩa súng nhằm vào mọi người từ một tòa nhà do phe đối lập ở quảng trường Maidan kiểm soát. Trước đó đã từng có thông tin về việc lực lượng bắn tỉa ở thủ đô Kiev nhận lệnh từ phe đối lập chứ không phải từ Tổng thống bị truất quyền Yanukovych như cáo buộc của chính quyền lâm thời mới ở Ukraine và phương Tây.

Cựu Giám đốc Cơ quan An ninh Ukraine – ông Aleksandr Yakimenko đã phát biểu trên kênh truyền hình Nga 1 rằng, những phát súng giết chết cả dân thường lẫn sĩ quan cảnh sát trong cuộc biểu tình hồi tháng trước xuất phát từ tòa nhà Philharmonic Hall ở thủ đô Kiev. Tòa nhà này hoàn toàn nằm trong quyền kiểm soát của phe đối lâp và cụ thể là của viên sĩ quan chỉ huy của lực lượng phòng vệ Maidan Andrey Parubiy. Sau cuộc đảo chính, ông Parubiy đã được bổ nhiệm là Thư ký Hội đồng Quốc phòng và An ninh Ukraine, ông Yakimenko cho hay.

Ngoài ra, nhà cựu chỉ huy cơ quan an ninh Ukraine còn tin rằng, chính ông Parubiy đã trực tiếp liên lạc với lực lượng đặc nhiệm Mỹ để phối hợp thực hiện các cuộc tấn công.

“Những phát súng được bắn đi từ tòa nhà Philharmonic Hall. Sĩ quan chỉ huy Maidan Parubiy chịu trách nhiệm về tòa nhà này. Các tay súng bắn tỉa và những người được trang bị vũ khí tự động đã chĩa súng vào mọi người từ tòa nhà này hôm 20/2. Họ đã hậu thuẫn cho cuộc tấn công vào lực lượng Bộ Nội vụ dưới mặt đất và lực lượng vốn rệu rã này trên thực tế đã tháo chạy”, ông Yakimenko đã nói như vậy trong cuộc trả lời phỏng vấn đài truyền hình Nga.

Các sĩ quan cảnh sát đã bị một nhóm những kẻ nổi loạn được trang bị vũ khí truy đuổi và trong thời điểm đó lực lượng bắn tỉa bắt đầu bắn cả vào những người đang đuổi theo cảnh sát, ông Yakimenko cho hay.

“Khi làn sóng bạo lực đầu tiên chấm dứt, nhiều người tận mắt chứng kiến khoảng 20 người rời khỏi tòa nhà”, cựu Giám đốc Cơ quan An ninh Ukraine nói đồng thời nhấn mạnh chi tiết những người đó đều được trang bị đầy đủ và mang theo những chiếc túi kiểu quân sự thường được dùng để bọc súng bắn tỉa hoặc súng trường tấn công với kính ngắm quang học. Không chỉ lực lượng thi hành pháp luật mà cả người dân đến từ các đảng thuộc phe đối lập như Đảng Tự Do, Đảng Cánh Hữu, Đảng Tổ quốc, và Đảng UDAR của ông Klitschko đều chứng kiến điều này, ông Yakimenko nói thêm.

Vị cựu quan chức an ninh Ukraine còn cho biết, theo thông tin tình báo, những tay súng bắn tỉa đó có thể là người nước ngoài, bao gồm lính đánh thuê đến từ Nam Tư cũ cũng như những nhân viên thuộc Lực lượng Đặc nhiệm cũ của Bộ Quốc phòng Ukraine.

Theo ông Yakimenko, Thư ký Hội đồng Quốc phòng và An ninh lâm thời hiện nay của Ukraine – Parubiy là một phần của nhóm bị ảnh hưởng rất lớn bởi những người có liên quan đến các cơ quan mật vụ Mỹ. “Những người này là lực lượng sẽ thực thi tất cả mọi lệnh được đưa ra từ lãnh đạo của họ – đó là Mỹ”, ông Yakimenko giải thích đồng thời khẳng định giới lãnh đạo Maidan (phe đối lập tiến hành biểu tình ở Kiev hồi tháng trước) thực chất sống trong Đại sứ quán Mỹ.

Theo ông Yakimenko, trong cuộc thảm sát ở Kiev hồi tháng trước, giới lãnh đạo đối lập đã từng liên lạc với ông và đề nghị ông triển khai đơn vị đặc nhiệm để quét sạch những tay súng bắn tỉa ra khỏi tòa nhà ở trung tâm thủ đô nhưng ông Parubiy đã ngăn không cho điều đó xảy ra.

“Đảng Cánh hữu và Đảng Tự do đã yêu cầu tôi huy động nhóm Alpha đi làm nhiệm vụ quét sạch những tay súng bắn tỉa ra khỏi tòa nhà”, ông Yakimenko cho hay. Theo ông này, các binh lính Ukraine đã sẵn sàng hành động để tiêu diệt những tay súng bắn tỉa.

“Tôi đã sẵn sàng nhưng để vào được bên trong Maidan tôi phải có được sự chấp thuận từ ông Parubiy. Nếu không, lực lượng tự vệ sẽ tấn công tôi từ đằng sau. Và ông Parubiy đã không đồng ý để chúng tôi làm điều đó”, ông Yakimenko cho biết.

Những tiết lộ trên của ông Aleksandr Yakimenko đã củng cố thêm cho mối quan ngại được nêu ra trước đó về việc những tay súng bắn tỉa bắn bừa bãi vào người biểu tình và cảnh sát ở thủ đô Kiev có thể có liên quan đến một người nào đó trong chính quyền lâm thời mới của Ukraine hiện nay.

Hôm 6/3, báo chí tiết lộ nội dung một cuộc điện đàm bị rò rỉ ra bên ngoài giữa Ngoại trưởng Estonia với người đứng đầu về chính sách đối ngoại của Liên minh Châu Âu (EU), trong đó ông này đã bày tỏ lo ngại về khả năng những tay súng bắn tỉa gây ra trận đổ máu kinh hoàng trước khi Tổng thống Yanukovych bị lật đổ, có liên quan “đến một người nào đó từ chính phủ lâm thời mới”.

Cuộc điện đàm giữa Ngoại trưởng Estonia Urmas Paet với bà Catherine Ashton, người phụ trách đối ngoại của Liên minh Châu Âu (EU), đã được Bộ Ngoại giao Estonia xác nhận là có thực. Nó diễn ra sau khi Ngoại trưởng Paet đến thăm thủ đô Kiev hôm 25/2 và sau khi xảy ra các cuộc đụng độ căng thẳng, đẫm máu trên các đường phố ở Kiev giữa lực lượng cảnh sát và người biểu tình, khiến hàng chục người thiệt mạng và hàng trăm người bị thương.

Trong cuộc điện đàm kéo dài 11 phút, Ngoại trưởng Paet cho biết, ông đã nhận được thông tin về việc những tay súng bắn tỉa gây ra cái chết của hàng chục người biểu tình và cảnh sát ở thủ đô Kiev hồi cuối tháng 2 đến từ lực lượng khiêu khích trong phe biểu tình chứ không phải từ người của chính phủ của Tổng thống Viktor Yanukovych.

Thông tin trên khi được tung ra đã khiến nhiều người thực sự sốc bởi trước đó, phương Tây và phe đối lập Ukraine trước đó liên tiếp đổ lỗi cho chính quyền của ông Yanukovych đứng đằng sau các vụ bạo lực đẫm máu.

Với những thông tin được tiết lộ ở trên, rõ ràng, người ta chưa thể biết được chính xác ai là người đứng đằng sau vụ bạo lực đẫm máu ở thủ đô Kiev. Và hiện giờ, người ta không thể loại trừ khả năng chính phe đối lập đã dàn dựng ra vụ việc để gây bất lợi cho chính quyền của Tổng thống Yanukovych và làm lợi cho bản thân họ.

Gần 100 người đã bị giết hại và 900 người bị thương trong các cuộc đụng độ ác liệt giữa người biểu tình và lực lượng cảnh sát ở Quảng trường Maidan ở thủ đô Kiev hồi tháng trước. Sau diễn biến này, Tổng thống Yanukovich đã phải chạy khỏi đất nước và một chính phủ mới được dựng lên ở Ukraine. Chính phủ lâm thời mới này khăng khăng đổ lỗi cho Tổng thống Yanukovich về thảm kịch đổ máu trong phong trào biểu tình ở Kiev hồi tháng trước..

Hôm 12/3, Moscow đã đề xuất khởi động một cuộc điều tra về những tội ác mà các thành phần cực đoan và có vũ trang trong phe đối lập Ukraine gây ra trong 3 tháng qua. Nga cũng đề xuất xem xét lại tính hợp pháp của chính phủ lâm thời mới ở Kiev sau cuộc đảo chính lật đổ ông Yanukovych.

Cũng hôm qua Ukraine (12/3) cáo buộc Nga đang dồn hàng chục nghìn quân, hàng trăm xe tăng và máy bay chiến đấu đến biên giới với Ukraine. Kiev đòi Moscow phải ngừng ngay “hành động can thiệp quân sự không thể chấp nhận” trước cái mà họ gọi là một cuộc trưng cầu dân ý bất hợp pháp của Crimea về việc sáp nhập vào Liên bang Nga. Phía Nga không đưa ra lời bình luận nào.

Giải pháp sau cùng nếu tình hình vượt qua vòng tay:

Từ kinh nghiệm các cuộc chiến xảy ra ở Gruzia và ở Việt nam cũng như trên thế giới thì người ta đã nhìn thấy nước cờ chiếu tướng cuối cùng mà ong Putin sẽ đặt trên bàn đó là nếu tình hình còn căng thẳng người ta nghĩ rằng van cờ cuối cùng mà ông Putin tung ra sẽ là: tổng thống YANUKOVYCH có thể kêu gọi Nga giúp đỡ đem quân vào Ucraina lập lại chính quyền hợp pháp của ông. Đó mới là điều mà Mỹ và phương Tây lo lắng nhất mà không làm gì được.

Còn Trung quốc thì múa tay trong bị, họ muốn Nga sẽ đưa tay chiếu tướng Mỹ để trả hờn cho mình vị bị ngăn cản nhiều phen về việc họ lè lưỡi chín đoạn để chiếm biển Đông.

Ngày 14 tháng 3 năm 2014.

©  Nguyễn Hoàng Hà

© Đàn Chim Việt

 

 

28 Phản hồi cho “Ván cờ của tổng thống Putin”

  1. Huỳnh says:

    Người Nga rất khoái chơi cờ. Và sự thật thì 16 năm liền nhà đại kiện tướng cờ vua người Nga là ông A-na-tô-li Các-pốp là người chơi cờ giỏi nhất thế giới. Trước ông A-na-tô-li Các-pốp, trong số 11 người chơi cờ thế giới thì có đến 8 vị là người Nga. Ông Putin cũng là một kiện tướng cờ vua. Những kiện tướng cờ vua thường hóa giải rất dễ dàng các nước đi của đối thủ non cơ.
    Nền chính trị thế giới cũng như một bàn cờ. Xem ra, kiện tướng cờ vua Putin đang chơi nước cờ chiến lược quá hiểm hóc đối với kỳ thủ Obama và các kỳ thủ Tây Âu. Thậm chí kiện tướng cờ vua Putin đang biến kỳ thủ Obama và các kỳ thủ là nguyên thủ các nước Tây Âu thành những “quân cờ”. Các nước cờ (tức là các đòn trừng phạt) của Mỹ và các nước Tây Âu chắc chắn bị Nga hóa giải, lúc đó Mỹ và Tây Âu sẽ bị cú hồi mã thương, gậy ông đập lưng ông và lợi bất cập hại.

    • UncleFox says:

      Putin móc hầu bao dân Nga để chơi cờ . Thắng hay thua gì dân Nga cũng lãnh đủ . Còn ở Mỹ và các nước châu Âu, chính phủ không dám chơi trò liều và ngu như vậy .
      Đấy là cái “thế” khác nhau giữa Độc Tài và Dân Chủ chứ chẳng phải anh nào chơi cờ “tốt” hơn như mấy anh Kẩu Nô đần độn bàn loan .

    • UncleFox says:

      Trước khi dạy cho thằng đầy tớ phản phúc một cái nét -xờn, Đặng Lùn phải đi nhiều nước làm thuyết khách tìm hậu thuẫn .
      Còn đồng chí Putin thì chơi ngu, một mình bẻ nạng chống trời, không có lấy một đồng minh, dù là một nước cật ruột như Trung Cộng .
      Một kỳ thủ có hạng lại chơi dở như hạch thế sao

    • Tudo.com says:

      Nhớ từ đầu cho tới thập niên 60-70s thế kỷ trước, những kiện tướng vĩ đại chơi cờ như Lê nin, Sì ta lin, Cút xép làm thế giới ” lé mắt “! Nhưng năm 89-90 bổng dưng ” nước cờ ” ở thế. . . . Bí. . . . làm dân Nga thua cháy túi.

      Hy vọng kỳ nầy cờ luận gia Huỳnh la-to- khua- lốp-cốp đứng ngoài mách nước làm thế giới thua ít. Nhưng nói trước với đ/c khua-lốp-cốp, nếu nước ” bí hiểm ” của Bu Tin cuối cùng cũng. . . .Bí như năm 90 hay ván cờ lật ngữa của Hít Le, thì đừng thò tay vào nói bị đi lộn nước rồi xin đi lại nhé ?

      Bởi Bác Hồ cũng là tay chơi cờ ” cao cấp “, đi nhiều nước bí hiểm làm Tây, Mỹ, Nhật, Úc . . .
      xanh mặt xanh mày. Nhưng khi ván cờ kết thúc, coi lại, dân Việt Nam thua sạch túi hơn nữa thế kỷ nay.

  2. LeQuocTrinh says:

    Putin là hiện thân của Hitler ngày xưa

    Với lập luận xua quân xâm nhập láng giềng để bảo vệ người dân Nga đang cư ngụ ở Ukraina, Putin đã chính thức và công khai mở đường cho chính sách xâm lược kiểu mới: “Sử dụng kiều dân Nga ở hải ngoại để làm đòn bẩy”.

    Nếu dân chúng Nga không chịu thức tỉnh sớm thì không sớm thì muộn sẽ xảy ra cảnh kỳ thị chủng tộc với kiều dân Nga trên khắp thế giới, sẽ có nhiều va chạm căng thẳng đổ máu giữa người dân bản xứ với các du học sinh Nga, với các du khách Nga, với các doanh nhân Nga, đi xa hơn nữa sẽ có lệnh trục xuất kiều dân Nga về tổ quốc họ để tránh hậu hoạn với quân lực Nga (Putin).

    Đã bắt đầu có làn sóng kêu đòi sát nhập vài tỉnh miền Đông sát biên giới của Ukraina vào Nga sau vụ trưng cầu dân ý ở Crimea dưới họng súng Putin. Tham vọng của Putin không ngừng lại ở bán đảo Crimea (thực chất chỉ là trò hề “Trả lại cho Cesar cái gì thuộc về Cesar”), mà sẽ tiếp tục lan rộng khắp đất nuớc Ukraina (600,000 km2, 45 triệu dân) cho đến khi nào toàn thể lãnh thổ Ukraina tuyên bố phục tòng Putin và chịu sát nhập vào “đế quốc Nga”.

    Đó là lý do tại sao Âu Châu và Hoa Kỳ phản đối mãnh liệt, tại sao Hội Đồng Bảo An LHQ họp khẩn cấp hồi tuần trước, tại sao TQ bỏ phiếu trắng, tại sao Nga (Putin) đang bị cô lập.

    Đừng để cho nước ngập đến cổ rồi mới học bơi thì quá trễ. Tôi vẫn còn nhớ bản tin thời sự thông báo Nhà Nước VN đã chính thức chấp nhận cho phép hạm đội Nga vào sử dụng quân cảng Cam Ranh từ đầu năm 2014. Tôi còn biết rõ khu du lịch Mũi Né là nơi trú ẩn cư ngụ hàng năm của hàng vạn du khách Nga, từ hơn 10 năm nay.

    Các bác các anh chị hãy vào Google tra cứu bản đồ và lịch sử Ukraina cùng với vị trí bán đảo Crimea để biết mưu đồ thật của Putin ra sao.

    Chào thân ái,

    Lê Quốc Trinh, Canada
    18/03/2014

  3. Tuổi trẻ says:

    Đất nước Ukraina đang trải qua những ngày tháng lịch sử đau thương. Bán đảo Crưm xinh đẹp đã tuyên bố độc lập và sáp nhập vào đế quốc Nga sau một cuộc “trưng cầu dân ý” vội vã dưới bàn tay đạo diễn của Putin. Tại miền Đông Ukraina những phần tử quá khích thân Nga vẫn tiếp tục tấn công vào trụ sở chính quyền và đòi sáp nhập luôn những vùng đất này vào lãnh thổ của Nga. Chính quyền lâm thời của Ukraina đang phải vất vả đối phó với “thù trong giặc ngoài”. Tại Crưm, các hành động ngoại giao và chính trị của chính quyền Kiev cũng như cộng đồng quốc tế không đủ mạnh để ngăn cản quyết tâm dành cho bằng được bán đảo này của Putin. Tại miền Đông, chính quyền cũng rất lúng túng. Nếu cảnh sát mạnh tay trấn áp những kẻ quá khích thì sợ Putin lu loa là người Nga bị đàn áp và rồi sẽ tiếp tục can thiệp quân sự như ở Crưm, chính quyền chỉ còn cách nhẹ tay với những người biểu tình thân Nga. Và điều này đã khuyến khích nhóm người này mạnh tay hơn, hung hăng hơn. Ukraina đang chia rẽ hơn bao giờ hết.

    Có lẽ cuộc cách mạng vừa qua của Ukraina đã diễn ra quá nhanh và quá bạo lực một cách không ai ngờ nên các lực lượng dân chủ Ukraina chưa kịp có phương án đối phó với tình hình mới. Mọi chuyện trở nên xấu đi khi các lực lượng cực hữu nhanh chóng hình thành và xông lên tuyến đầu khi những người biểu tình ôn hòa đã mệt mỏi và rút về tuyến sau. Chính các lực lượng cực hữu này đã gây sức ép lên chính quyền lâm thời và vì không đủ bản lĩnh và viễn kiến nên chính quyền mới đã nhân nhượng nhiều thứ, điều này đã khiến cho Putin nổi giận và quyết định can thiệp quân sự vào Crưm. Bài học lớn nhất cho Việt Nam là chính quyền nên chủ động thay đổi trong hòa bình thay vì một cuộc cách mạng đường phố. Nước Nga tuyên truyền rằng những người biểu tình lật đổ Yanucovich là cực đoan và phát xít, chính quyền mới là “kẻ cướp” …và cũng có những người Việt ở Nga và Ukraina nghĩ như vậy nhưng sự thực không phải vậy. Suốt 4 tháng qua, chưa một người Việt Nam nào nói riêng hay một người nước ngoài nói chung bị các nhóm cực hữu này tấn công, đánh đập hay cướp bóc gì cả. Các khu chợ vẫn hoạt động bình thường. Chúng ta thử tưởng tượng là nếu Việt Nam xảy ra một cuộc cách mạng như vậy thì hậu quả sẽ ra sao? Liệu có thể ôn hòa và văn minh như vậy không? Chắc chắn là không. Trả thù, đập phá, cướp bóc và hôi của trên diện rộng sẽ xảy ra mà không ai có thể dừng lại cho đến khi tất cả chỉ còn là một đống đổ nát.

    Nước Nga của Putin có thể gìành được Crưm nhưng cái giá phải trả sẽ rất đắt. Rồi niềm vui của người Nga sẽ qua mau. Tư tưởng nước lớn và chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi vẫn ăn sâu trong đầu óc một phần lớn người Nga. Họ vui mừng khi có được Crưm nhưng không đủ viễn kiến để thấy được những mất mát mà họ sẽ phải nhận trong tương lai. Với việc sát nhập Crưm vào Nga, Putin đã thay đổi trật tự thế giới nói chung và Châu Âu nói riêng. Sau chiến tranh thế giới lần thứ hai thì việc một nước này đem quân xâm chiếm một nước khác là không được phép, mọi chuyện phải thông qua Liên Hợp Quốc. Ngay cả siêu cường số một thế giới là Mỹ, khi đem quân can thiệp vào một nước khác cũng phải xin phép Liên Hợp Quốc và nhận được sự đồng thuận của các nước đồng minh. Và Mỹ cũng chỉ dừng ở mức “can thiệp quân sự” một thời gian rồi rút chứ không chiếm đóng vĩnh viễn một vùng đất nào. Nước Nga dù hùng mạnh nhưng cũng không thể làm được điều đó. Nếu thế giới không lên án và tẩy chay Nga thì tiền lệ xấu “cá lớn nuốt cá bé” sẽ kích thích các cường quốc khác noi theo và chiến tranh sẽ nổ ra trên khắp địa cầu…
    Việt Hoàng.

  4. Lão Độc Nhãn. says:

    Crimea chắc chắn sẽ là mớ gân gà làm cho Putin vứt thì tiếc (mấy cái hạm đội) mà nhai vào thì chỉ có gảy răng chẵng ích lợi gì. Putin nổi tiếng nhờ vào công cuộc bình định nội trị nước Nga bằng bàn tay sắt ; cũng từ bàn tay sắt này, Putin sẽ bị người dân Nga lôi cổ ra khỏi Kremlin bởi những vụng về trên lãnh vực đối ngoại.

    Cuộc chiến ngoại giao giữa Tây phương và Nga sẽ đi đến hồi kết khi Nga không còn được đại hội đồng LHQ chấp thuận như là 1 trong 5 nước thành viên HĐBALHQ. Muốn đổi lấy vị thế mất đi này, người Nga phải cho Putin về vườn chăn gà. Không rỏ những tay ca ngợi kẻ độc tài này có được đi theo để “dọn phân gà” hay không.

  5. Hồ Minh says:

    Kinh tế Nga gặp thảm họa khi Crimea về tay Moscow?
    Quyết định về với Nga của người dân Crimea có thể dẫn tới hàng loạt ảnh hưởng về tốc độ phát triển kinh tế, thương mại, đầu tư, cung cấp năng lượng.
    Người dân tại Nhà nước cộng hòa tự trị Crimea đang bỏ phiếu để quyết định có gia nhập Nga không. Phương Tây gọi cuộc bỏ phiếu diễn ra ngày 16/3 này là bất hợp pháp. Các lãnh đạo của Mỹ và châu Âu lên tiếng đe dọa Nga, rằng họ sẽ phải trả giá cho cuộc sáp nhập của Crimea bằng chính những giá trị kinh tế.
    Các lệnh cấm vận
    Châu Âu sẽ nhanh chóng áp dụng các lệnh trừng phạt với lãnh đạo Nga, bắt đầu từ thứ 2, 17/3. Họ sẽ đưa ra các hạn định, bước đầu là lệnh cấm du lịch và phong tỏa tài sản của những nhân vật thân cận với Tổng thống Nga Vladimir Putin. Đáp trả, Nga cho biết cũng sẽ áp dụng các lệnh cấm tương tự.
    Việc những lệnh cấm này chỉ áp dụng cho các cá nhân, thay vì cho các công ty Nga hoặc ngành thương mại Nga đã làm dấy lên mối lo ngại rằng cuộc Chiến tranh lạnh mới này có thể làm tổn thương sự khôi phục nền kinh tế vốn đang mong manh của khu vực.
    Nga được cho là bên thiệt hại nặng hơn trong “canh bạc” này.
    Nền kinh tế Nga
    Trong khi các lệnh cấm phạt có thể gây tổn hại cho cả 2 phía, nhiều nhà phân tích cho rằng Nga là bên thiệt hại nặng hơn. Hiệp hội xuất khẩu châu Âu sang Nga chiếm tới 1% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của EU, trong khi lượng hàng hóa Nga xuất sang EU chiếm tới 15% GDP của Nga.
    Cựu Bộ trưởng tài chính Nga Alexei Kudrin, hiện là cố vấn cho Tổng thống Putin, cho biết, những lệnh trừng phạt hạn chế cũng có thể làm tổn hại tới vốn đầu tư trong và ngoài nước tại Nga. Các ngân hàng châu Âu đang bắt đầu đóng các dòng tín dụng tới Nga. Giới truyền thông Nga dẫn lời Kudrin cho rằng nền kinh tế Nga khó lòng có thể phát triển được trong năm nay, do ảnh hưởng của căng thẳng hiện tại.
    Nền kinh tế Nga đang lao đao. Chỉ số thị trường chứng khoán chính đã giảm 20% trong năm nay và đồng rúp đã tụt xuống rất thấp so với đồng USD. Theo Ngân hàng đầu tư Nga, Renaissance Capital chỉ trong tháng 1, 2, các nhà đầu tư đã rút 33 tỉ USD ra khỏi Nga và đến cuối tháng 3, con số này có thể là 55 tỉ USD.
    Nga sẽ phải đối mặt với một hóa đơn khổng lồ để hỗ trợ Crimea. 70% ngân quỹ, 90% nguồn nước, nguồn cung cấp năng lượng và thực phẩm của khu vực này đang phụ thuộc vào Ucraine.
    Giám đốc Trung tâm Woodrow Wilson, Yaroslav Pylynskyi cho rằng Nga sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc thay Ucraine tiếp tục cung cấp những nhu yếu phẩm cho Crimea.
    Helena Yakovlev Golani từ trường đại học Toronto, Canada ước chừng Nga sẽ phải chi khoảng 10 tỉ USD hàng năm trong vòng 5 năm tới để xây dựng cơ sở hạ tầng, trả tiền lương hưu và các ích lợi xã hội khác cho 2 triệu người dân tại Crimea.
    Nguồn cung cấp năng lượng
    Khi cuộc khủng hoảng không lan rộng ra tới các khu vực khác của Ucraine, các nhà phân tích cho rằng một cuộc chiến thương mại toàn diện sẽ được ngăn chặn và Nga sẽ tiếp tục là nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu của châu Âu.
    Trong bối cảnh nền kinh tế đang suy yếu, Nga sẽ không dại gì mà đánh mất nguồn lợi xuất khẩu này của mình. Và nguy cơ dừng cung cấp gas như đã từng xảy ra năm 2009 khó có cơ hội lặp lại, bởi các kho dự trữ khí của châu Âu vẫn chưa cạn và thời tiết thì đang ấm dần lên.
    Kinh tế châu Âu
    Thị trường châu Âu có thể sẽ phải chịu một sự mất mát nhỏ, trong thời gian ngắn từ những căng thẳng trong mối quan hệ với Nga. Đức sẽ là quốc gia châu Âu chịu ảnh hưởng nhiều nhất khi có tới hơn 6.000 công ty đang hoạt động tại Nga.
    Nhiều nhà phân tích cho rằng tốc độ phát triển kinh tế của Đức vẫn được duy trì, với mức 0,1 tới 0,2% trong vòng 12 tháng tới, nếu cuộc khủng hoảng chỉ gói gọn tại Crimea. Và điều này có thể giúp châu Âu hồi phục kinh tế hoàn toàn.
    Với Ukraine
    Dù có hay không Crimea Ukraine vẫn cần tới hàng triệu USD trong vòng vài tháng tới để đưa đất nước trở về trạng thái ổn định.
    Châu Âu đã đề nghị một khoản 15 tỉ USD cho Ukraine dưới hình thức cho vay, hỗ trợ, đầu tư và nhượng bộ thương mại trong vòng 2 năm. Mỹ cũng hứa cho
    Ukraine vay bảo đảm 1 tỉ USD, Ngân hàng Thế giới dự định sẽ hỗ trợ các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng và an ninh xã hội, với số tiền lên tới 3 tỉ USD.
    Một nhóm các chuyên gia thuộc Quỹ tiền tệ quốc tế đang thực hiện nhiệm vụ khảo sát ở Kiev từ ngày ¾. Quỹ này cho biết nhóm sẽ ở lại Ukraine đến ngày 21/3 để bắt đầu các vòng đàm phán về hình thức cải cách kinh tế và chương trình hỗ trợ Ukraine.
    Hiền Thảo.

    • NẮNG NGÀN says:

      THẾ CỤC

      Cùng nhau chí thú làm ăn
      Dở mòi chính trị chính em làm gì
      Tham chi chút của nước ngoài
      Hay chi tỏ mặt là ta mới ngầu
      Mạt cưa mướp đắng bà già
      Miêu nào cắn được miểu nào cho cam
      Chơi tràn theo cách Putin
      Để coi Âu Mỹ dễ im không nào
      Chờ xem thế sự ra sao
      Kiểu này thế giới hẳn nào lặng thinh
      Dẫu cho chín lạn mười phân
      Chơi nhau vài vố cũng thành như không !

      GIÓ NGÀN
      (18/3/14)

  6. vb says:

    Việt cộng vừa tán dương quan thầy Nga, vừa giả vờ …đá giò lái Tàu!

  7. LeQuocTrinh says:

    Doi thoai voi ong Nguyen Hoang Ha

    (…Tiep theo phan hoi truoc…)

    Đó có phải là thủ đoạn tráo trở của một cường quốc to đầu, từng là đế quốc hung tàn thời CS không ? Mời ông Nguyen Ngoc Hà trả lời.

    Giờ đây cuộc “trưng cầu dân ý” ở Crimea chỉ là một trò hề dân chủ để công khai chứng nhận Nga muốn lấy lại phần đất của mình, gọi nôm na là “Trả lại cho Cesar những gì của Cesar”, thế thôi. Màn kịch này không qua mắt được dư luận thế giới, nhất là LHQ, vì sự hiện diện của đám quân “bịt mặt” khắp thành phố chính là biểu tượng dùng sức mạnh quân sự để ép buộc người dân theo một chiều hướng chính trị xếp đặt sẵn. Nói nôm na là dân chúng đi bầu dưới họng súng, bên cạnh xe tăng đại bác Nga. Putin có chối bai bải cũng không thể che đậy sự thật, điều mà ông Hà cũng đành ngậm miệng ngồi im.

    Sự thật Âu Châu và Mỹ muốn lật mặt nạ Putin là: “Bán đảo Crimea chỉ là phát súng bắn chỉ thiên ham doa của Putin, điều mà Putin muốn đi xa hơn nữa đó là toàn bộ lãnh thổ Ukraina, dân chúng Ukraina, phải phục tùng mệnh lệnh của Nga sau này”. Ông Hà quan sát kỹ bản đồ Ukraina sẽ thấy vị trí bán đảo Crimea chẳng có mang lại lợi nhuận gì cho Nga, vì tất cả vùng tranh chấp đó nằm cạnh Biển Đen (Black Sea) giống như một cái ao làng, muốn giao thông với Đại Tây Dương rộng lớn bằng đường hàng hải thì Nga phải đi qua eo biển do Thổ Nhĩ Kỳ chiếm lĩnh, phải xin phép nước này. Vậy thì lấy lại Crimea chỉ tổ phải cáng đáng cho 5 triêu người đang mắc nợ.

    Ngược lại thu phục cả toàn thể Ukraina vào Nga thì món lợi kêch xù về kinh tế lẫn quan sự, chính trị. Vì Nga đang sở hữu một đường ống dài hàng ngàn km băng qua Ukraina cung cấp dầu, khí đốt cho vài nước Đông Âu ngày xưa, trong đó có Ba Lan. Mất Ukraina, Putin mất thế lực với nhiều nước xung quanh, mất luôn nguồn lợi nhuận kinh tế qua hợp đồng cung cấp năng lượng khí đốt mùa Đông. Do đó tôi không ngạc nhiên chut nào khi nghe vài nước Đông Âu cũ lên tiếng yêu cầu Hoa Kỳ cung cấp khí đốt cho họ khẩn cấp trong mùa Đông sắp tới.

    Kết luận: Ông NH Hà nên tìm hiểu thêm vấn đề cho kỹ trước khi viết bài. Sự kiện Hội Đồng Bảo An LHQ họp khẩn cấp để làm áp lục với Nga không phải là trò đùa, sự kiện TQ (đồng minh muôn thuở của Nga) bỏ phiếu trắng chứng tỏ Putin đang mất dần thế lực, bị thế giới bao vây chặt. Càng về lâu càng bất lợi cho dân chúng Nga, vì bị phong toả kinh tế. Chưa nói dư luận thế giới sẽ đặt dấu hỏi nghiêm chỉnh với hình thức “xâm lược kiểu mới bằng con đường di dân của Nga”, nếu đi đến giải pháp kiểm soát chặt thông hành Nga, đi đến kỳ thị chủng tộc với kiều dân Nga khắp nơi trên thế giới (du học sinh, du khách, doanh nhân Nga), lúc đó Putin liệu còn đủ trí khôn để giải quyết không ? Tiền lệ “xâm lược kiểu mới bằng con đường di dân” này đang làm nhức nhối tâm can những người yêu nước Việt Nam trước hoạ xâm lăng của TQ đấy, ông Hà có biết không ?

    Mến chào ông,

    Lê Quốc Trinh, Canada

  8. LeQuocTrinh says:

    Thân chào ông Nguyễn Hoàng Hà,

    Tôi xin phép được đối thoại với ông về 2 bài viết của ông trên chủ đề Ukraina-Crimea .vs. Nga (Putin).

    Cách đây hơn 1 tuần tôi có nêu câu hỏi thẳng với ông Hà về những tên lính bịt mặt vũ trang súng ống tận răng, nghễu nghện ngoài đường phố của bán đảo Crimea. Ông không hề trả lời trước một sự thật hiển nhiên mà ai ai cũng thấy trên TV báo chí khắp thế giới. Ông không biết họ là ai ? Thế nhưng ông lại cứ tiếp tục gieo rắc “tin vịt” xung quanh những “tên lính bắn tỉa”, theo ông là bọn bắn thuê của chính quyền Kiev hiện nay, không ai nhìn thấy bọn này ra sao, vũ trang thế nào ? Có phải ông Hà muốn chơi trò “vừa đánh trống vừa ăn cướp” không ? Ông viết bài dài tràng giang đại hải, nhưng chỉ có vài chi tiết quan trọng ông lại không đủ chứng cớ lập luận, ông chỉ nhắi đi nhai lại những gì do người ta nói. Có phải ông muốn tuyên truyền một chiều cho Putin (Nga) không ?

    Bây giờ tôi mời ông Hà vào Google xem bản đồ nước Ukraina, bán đảo Crimea và lịch sử của hai phần đất này. Sự thật hiển nhiên là chính ông cố tbt Kroutchev (Liên Xô cũ) đã từng ký giấy hiến tặng bán đảo Crimea này cho Ukraina năm 1954, vì ông ta vốn có nguồn cội Ukraina và thời đó nưoc này là chư hầu trung thành của Liên Xô. Thế thì ở thời điểm đó tại sao dân chúng Nga không xuống đường biểu tình phản đối “tình trạng bán nước, hiến đảo” này của ĐCS Liên Xô ? Không những thế đến năm 1991, sau khi Liên Xô sụp đổ cùng lúc với sự tan rã của khối Đông Âu, tại sao chính quyền Mạc Tư Khoa lại chính thức ký hiệp ước công nhận chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ của Ukraina (trong đó có Crimea), với sự hiện diện đồng ký tên là Anh và Pháp ? Tại sao giờ này Nga trở giọng đòi hỏi Crimea trở lại lãnh thổ Nga ?

    ….(còn tiếp)

    • Người Buôn Mộng says:

      Agree 100% with LeQuocTrinh’s points elaborated in the 2 main paragraphs.

  9. DâM TiêN says:

    DâM TiêN cố vấn nhio nhiỏ cho phương Tây, nè.

    Thôi thì cho cái Kưm về phe Nga cũng OK tí .Rồi mình tương kế, thi thầm
    biểu thằng Ukraine nó yêu cầu phương Tây giúp nó chống Nga bành trướng ..

    Thế là phương Tây đem missiles, dàn phóng búa xua vô Ukraine bảo vệ,
    thằng nào lơ mơ …ông ..dội bom bằn bỏ… Ukraine-Phương Tây đề huề…

    Hay chưa nào… ( Mấy anh con con du kích …mắt hí, sợ Dâm chưa ?)

  10. NON NGÀN says:

    BÌNH LUẬN CHÍNH TRỊ

    Bình luận chính trị là cách bày tỏ chính kiến của mình cùng người khác. Đó là quyền tự do nhưng cũng phải tự giác và nghiêm túc. Nếu bình luận chính trị chỉ nhằm ý đồ lệch lạc nào đó, bình luận đó tự nó xem như kém giá trị bởi vì có thể có tà ý và không công bằng.
    Vậy bình luận chính trị đòi hỏi phải có cơ sở và có mục đích lành mạnh. Bởi bình luận chính trị là điều nói lên có thể có ảnh hưởng công bằng hay bất công đối với người khác tức đối với đối tượng có liên quan được đề cập.
    Trong vụ Ukraina điều quan trọng nhất không phải là các lực lượng liên quan bên ngoài mà chính là người dân và đất nước Ukraina. Vậy cái gì đang diễn ra, nhưng trong đó cái gì là đúng đắn, là thực nhất, đặc biệt ý nguyện nói chung của dân chúng mà không phải chỉ một thiểu số nào đó, ý nguyện đó có hợp lý hoặc chính đáng hay không. Dĩ nhiên cái đúng bao giờ cũng là cái chân chính, cái ý nghĩa dù đôi khi trước những thế lực đen tối, cái đúng, cái ý nghĩa không phải bao giờ cũng chiến thắng hay đạt được kết quả.
    Tổng thống cũ bị lật Viktor Yanukovych tất nhiên hiện thời không còn quyền pháp lý nữa. Vì đã bị lật. Không thể nói việc lật là phi pháp, bởi đó là do đa số Quốc hội Ukraina, không phải bởi cá nhân nào. Vả chăng bị lật, chạy đi, lại kêu gọi người ngoài là nước Nga mang quân vào nước mình chẳng khác chuyện cõng rắn một cách tầm thường và nguy hiểm, nên tính cách của một người từng đứng đầu đất nước mà kiểu như thế đã nói lên bản chất tệ hại và bị lật là hoàn toàn thích đáng.
    Thế nên vấn đề còn lại không phải là bênh Nga hay bênh các nước phương Tây, mà chính bênh cái gì là chính đáng và chê cái gì không chính đáng. Cái chính đáng duy nhất là ý nguyện xác thực, khách quan của nhân dân Ukraina và Crimea. Mọi cái gì xuyên tạc chính ý nguyện này, lái nó theo chiều hướng có lợi cho người ngoài đều không chính đáng và đều phản lại chính nhân dân và đất nước ấy.
    Cho nên bình luận mà kiểu tiên kiến, kiểu một chiều, kiểu thị hiếu, kiểu không phân biệt cái nào là chính đáng hay không chính đáng, đó là kiểu bình luận gian dối, chủ quan hay tà ý. Đó cũng có ý nghĩa là phản bình luận, và nó không tỏ vẻ ngay thẳng hay chính đáng gì cả.

    NGÀN KHƠI
    (17/3/14)

Leave a Reply to LeQuocTrinh