WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Ván cờ của tổng thống Putin

infiniteunknown.net

infiniteunknown.net

Trong mấy tuần qua báo chí Việt nam và quốc tế rất sôi động tập trung vào đề tài Ucraina. Các nhà bình luận quân sự chuyên nnghiệp va cả nghiệp dư cũng liên tục có nhiều bình luận về nó. Theo họ mặc dù được Quốc hội Nga thông qua việc đồng ý cho Tổng thống Putin đưa quân vào Ucraina nhưng ông Putin vẫn chưa có tín hiệu tung đại quân vào đây mà ông đang chỉ gậy cho các quân cờ của nước tự trị Crimea và các tỉnh phía Đông giáp Nga giăng bẫy chờ bắt hổ để cho mọi người biết lời cảnh cáo của ông với Hoa kỳ và phương Tây là “không được ép Ucraina chọn lựa Châu Âu hay Nga để tránh đối đầu khiến Nga phải hành động bảo vệ quyền lợi của mình”. Đó là những nhận định của các nhà quân sự phương Tây đã nhận định về tình hình hiện nay.

Vấn đề đặt ra là Mỹ và NaTo có đưa quân vào Ucraina theo sự kêu cứu của vị tổng thống đoàn quân biểu tình đưa lên. Chắc chắn là không vì Hoa kỳ và NaTo đã nhìn thấy cái bẫy mà ông Putin đang giăng ra. Đó là:

1, Nếu Hoa kỳ và phương Tây đưa quân vào Ucraina thì không phải đối đầu trực tiếp với Nga mà là với Tổng thống bị truất quyền Viktor Yanukovych và quân đội nước tự trị Crimea với vũ khí của Nga. Trong đó tư thế của ông Tổng thống bị phế truất này là vi hiến vì ông chưa hết nhiệm kỳ người dân Ucraina đã bầu lên mà chỉ là qua một cuộc lật đổ trên danh nghĩa cướp quyền. Biểu hiện rõ nét nhất là qua các cuộc biểu tình của người dân nói tiếng Nga ở đây vừa qua như báo chí phương Tây trực tiếp đưa tin.

“Biểu tình lớn ủng hộ Crimea sáp nhập vào Nga và bước tiếp theo là nhập thật.

Trên báo thứ bảy 19:31 01/03/2014 thì theo AFP, khoảng hơn 10.000 người đã mang cờ Nga xuống đường biểu tình ở thành phố Donetsk phía Đông Ukraine, phản đối chính quyền mới thân phương Tây ở Kiev đồng thời ủng hộ nước cộng hòa tự trị Crimea sáp nhập vào Nga. Donetsk chính là “thành trì” của Tổng thống bị lật đổ Viktor Yanukovych, người vừa có cuộc họp báo tại Nga tuyên bố vẫn là Tổng thống hợp pháp của Ukraine.

Phóng viên của AFP cho biết, những người biểu tình tại đây đã hô vang các khẩu hiệu ủng hộ “Crimea tái nhập Nga.” Bán đảo Crimea bên bờ Biển Đen là nơi có đa số dân là người sắc tộc Nga, được hưởng quy chế tự trị. Trước đây, vùng đất này thuộc nước Nga và đến năm 1954 thì lãnh đạo Liên Xô mới giao quyền quản lý cho Ukraine, lúc này cũng là nước Cộng hòa thuộc Liên Xô.

Căng thẳng tại Crimea đang thu hút sự chú ý của thế giới khi Ukraine cáo buộc Nga có hành động “xâm lược quân sự” trong khi phía Nga nói rằng việc di chuyển binh sĩ và khí tài quân sự tại đây là nằm trong thỏa thuận giữa hai nước.
Tổng thống Ukraine Yanukovych khi còn tại vị ở Kiev đã gia hạn cho Hạm đội Biển Đen của Nga thuê lại căn cứ ở Sevastopol đến năm 2042.

2, Theo các nhà phân tích quân sự thì nếu sa chân vào đây chắc chắn Hoa kỳ và phương Tây phải vô cùng tốn kém về kinh tế và sinh mạng, trong khi Nga đã có sẵn các lực lượng sẵn có là các tầu chiến hiện đại nhất ở đây và hàng ngàn quân tinh nhuệ tại đây cùng với lực lượng vũ trang của hàng triệu người dân Ucraina gốc Nga.

Các bài báo phương Tây và cả Nga liên tục đăng tin về việc quân đội Craina ở Crimea đã nộp vũ khí và tuyên thệ tuân thủ sự chỉ huy của tổng thống mới khu tự trị này. Đặc biệt có cả tầu chiến hiện đại nhất biểu tượng của sức mạnh hải quân Ucraina cũng tuyên thệ theo sự chỉ huy của vị tổng thống này như bài báo sau đây:

Tàu khu trục Hetman Sahaidachny của Ukraine đã từ chối nhận lệnh từ Kiev và đứng về phía Nga.

Theo một số nguồn tin, tàu này đã treo cờ hải quân của Nga sau khi tham gia các hoạt động của NATO tại Vịnh Aden. Hiện thông tin về vị trí con tàu này đang mâu thuẫn nhau.  Tuy nhiên, một thượng nghị sĩ Nga khẳng định tàu Hetman Sahaidachny đã đứng về phía Nga trong cuộc khủng hoảng tại Ukraine hiện nay.

Thượng nghị sĩ Igor Morozov, một thành viên của Ủy ban Về các vấn đề quốc tế, cho biết: “Chiến hạm Hetman Sahaidachny đã đứng về phía chúng tôi và nó còn treo cờ của Hải quân Nga”. Theo ông, tàu Hetman Sahaidachny đang trên đường trở về Biển Đen sau cuộc tập trận ở Địa Trung Hải. “Các thủy thủ trên tàu đã hoàn thành mệnh lệnh của Tổng thống (bị phế truất) Viktor Yanukovich” – ông nói.

Cũng cần nhắc đến là hôm 28-2, tư lệnh lực lượng hải quân Ukraine dưới thời ông Yanukovych từ chức. Tổng thống tạm quyền Aleksandr Turchinov đã bổ nhiệm Đô đốc Denis Berezovsky vào vị trí này.

Mặc dù ông Arseniy Yatsenyuk, Thủ tướng tạm quyền Ukraine, trước đó đã yêu cầu người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan không cho phép tàu Hetman Sahaidachny đi qua eo biển Bosporus với lý do thuyền trưởng, Đô đốc Andrey Tarasov, đã bất tuân mệnh lệnh từ Kiev. Nhưng chắc chắn Thổ Nhĩ Kỳ không dại gì lại gây chuyện với Nga nên tàu Hetman Sahaidachny đang trở về TP Sevastopol thuộc Cộng hòa tự trị Crimea sau khi tham gia hoạt động chống cướp biển với NATO và Liên minh châu Âu.

Có nhiều báo cũng đăng tin là hàng loạt về Lính Ucraina đang ồ ạt theo chính quyền của nuớc tự trị Crimea. Nhiều bài báo đã in ảnh và lời tựa đề: “ Nhiều Lính Ucaina ở Crimea đồng loạt đi theo Nga.”

Bài báo viết: “Các binh lính Ukraine ở khu tự trị Crimea đang đồng loạt rời khỏi đơn vị quân đội của họ và đến giao nộp vũ khí, đạn dược cho giới chức địa phương và lực lượng dân quân thân Nga, một phóng viên của hãng tin RIA Novosti hôm nay (2/3) cho biết.

Crimea vốn là một khu vực đã được hưởng quy chế tự trị tương đối cao ở trong đất nước Ukraine, nơi đang trở thành trung tâm của một cuộc khủng hoảng chính trị khi các nhóm thân Nga đang tìm cách tách xa mình khỏi giới chức cầm quyền lâm thời vừa chiếm quyền ở thủ đô Kiev sau khi lật đổ chính phủ của Tổng thống Viktor Yanukovych cách đây một tuần.

Chuyện nghị viện nước cộng hòa ngày 13 tháng 3 vừa qua bỏ phiếu biểu quyết tách hoàn toàn khỏi Ucraina để hội nhập vào Nga là đòn giáng mạnh nữa xuống đầu Mỹ Anh. Với lực lượng quân đội này của khu tự trị và lực lượng vũ trang của người nói tiếng Nga ở Ucraina đã giúp vị Tổng thống Putin cũng là Tổng Tư lệnh tối cao quân đội Nga, chưa cần phải đưa ra ra lệnh triển khai “một lực lượng quân sự hạn chế” mà trên danh nghĩa “Moscow có quyền bảo vệ các lợi ích riêng cũng như lợi ích của những người nói tiếng Nga trong trường hợp bạo lực bùng lên ở phía đông Ukraine và Crimea”” như cuộc điện đàm ngày hôm nay với Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon và Tổng thống Mỹ Barack Obama.

Trong khi đó, khu vực phía đông Ukraine chiếm phần lớn sản lượng kinh tế của đất nước, lại thiên về hướng thiết lập mối quan hệ chặt chẽ hơn với Nga và thông qua Crimea thì Nga hiện đối đầu gián tiếp với Hoa kỳ và phương Tây trên tư thế thượng phong.

3, Nga biết đòn trừng phạt kinh tế, ngoại giao chỉ là phù phép và nếu xẩy ra họ không nao núng sẵn sàng đối phó đáp trả.
Các đồng minh thì ậm ừ và đòn trừng phạt kinh tế Nga chỉ là tạm thời cho qua chuyện để an ủi Mỹ. Mấy tuần qua các nước như Nhật, Nam Hàn, Đức và nhiều quốc gia khác ở châu Âu không giám hy sinh quyền lợi kinh tế hàng mấy chục tỷ trong quan hệ với Nga mang lại hàng năm, đó là chưa kể đến sự phụ thuộc của châu Âu vào năng lượng của Nga cung cấp Gas chất đốt cho họ hiện nay. Tất cả người ta mới chỉ nghe những tiếng nói “quan ngại”, đề nghị Nga rút quân vãn hồi đàm phán v.v…chứ chưa có tiếng nói ủng hộ một cuộc trừng phạt kinh tế như Hoa kỳ mong muốn vì họ biết một khi đi nước cờ sai có thể khó xếp lại thế cờ đang tốt hiện nay.

Như thế, vấn đề Ucraina đang làm chìm đi tiếng bom, pháo của chính phủ Syria ép quân du kích được Hoa kỳ hậu thuẫn vào chân tường cũng như vấn đề Iran về vấn đề hạt nhân đang tiên hành tạm thời bỏ dở có lợi cho nhà nước này.

Cuối cùng thì cho dù chính phủ của ông tổng thống đoàn quân biểu tình kêu gọi “tổng động viên và sẵn sàng chiến đấu chống Nga xâm lược” nhưng nay vẫn nhận được một xu nào của Hoa kỳ và phương Tây viện trợ để nấu súp để chống đói còn nói gì đến nuôi hàng triệu lính mà họ cần đến cho cuộc chiến không bao giờ chiến thắng này.

Vậy tương lai của Ucraina là gì? Cái đó còn phải chờ ông Putin đi quân cờ tiếp theo là gì và ông ta đang dõi theo Hoa kỳ và Anh đi quân nào rồi để vào đâu trên bàn cờ mà ông đã bầy sẵn. Nhưng rất có thể là nước Cộng hòa Crưm mới sẽ ra đời mà không cần sự chấp nhận của Ucraina nó sẽ trên danh nghĩa cuộc trưng cầu dân ý của người dân vùng này. Tình huống của Ucraina lại bắt đầu như thế cờ mà ông Putin đã chơi ở Grunia xưa mà chiến thắng đã thuộc về ông.

Thêm thông tin gây sốc về lính bắn tỉa ở Kiev

Theo RT mà Media Việt nam đã cập nhật lúc 07h02″ , ngày 14/03/2014:

Cựu Giám đốc Cơ quan An ninh Ukraine hôm qua (13/3) đã lên tiếng xác nhận thông tin về những cáo buộc cho rằng những tay súng bắn tỉa giết hại hàng chục người trong cuộc bạo loạn ở thủ đô Kiev hồi tháng trước đã chĩa súng nhằm vào mọi người từ một tòa nhà do phe đối lập ở quảng trường Maidan kiểm soát. Trước đó đã từng có thông tin về việc lực lượng bắn tỉa ở thủ đô Kiev nhận lệnh từ phe đối lập chứ không phải từ Tổng thống bị truất quyền Yanukovych như cáo buộc của chính quyền lâm thời mới ở Ukraine và phương Tây.

Cựu Giám đốc Cơ quan An ninh Ukraine – ông Aleksandr Yakimenko đã phát biểu trên kênh truyền hình Nga 1 rằng, những phát súng giết chết cả dân thường lẫn sĩ quan cảnh sát trong cuộc biểu tình hồi tháng trước xuất phát từ tòa nhà Philharmonic Hall ở thủ đô Kiev. Tòa nhà này hoàn toàn nằm trong quyền kiểm soát của phe đối lâp và cụ thể là của viên sĩ quan chỉ huy của lực lượng phòng vệ Maidan Andrey Parubiy. Sau cuộc đảo chính, ông Parubiy đã được bổ nhiệm là Thư ký Hội đồng Quốc phòng và An ninh Ukraine, ông Yakimenko cho hay.

Ngoài ra, nhà cựu chỉ huy cơ quan an ninh Ukraine còn tin rằng, chính ông Parubiy đã trực tiếp liên lạc với lực lượng đặc nhiệm Mỹ để phối hợp thực hiện các cuộc tấn công.

“Những phát súng được bắn đi từ tòa nhà Philharmonic Hall. Sĩ quan chỉ huy Maidan Parubiy chịu trách nhiệm về tòa nhà này. Các tay súng bắn tỉa và những người được trang bị vũ khí tự động đã chĩa súng vào mọi người từ tòa nhà này hôm 20/2. Họ đã hậu thuẫn cho cuộc tấn công vào lực lượng Bộ Nội vụ dưới mặt đất và lực lượng vốn rệu rã này trên thực tế đã tháo chạy”, ông Yakimenko đã nói như vậy trong cuộc trả lời phỏng vấn đài truyền hình Nga.

Các sĩ quan cảnh sát đã bị một nhóm những kẻ nổi loạn được trang bị vũ khí truy đuổi và trong thời điểm đó lực lượng bắn tỉa bắt đầu bắn cả vào những người đang đuổi theo cảnh sát, ông Yakimenko cho hay.

“Khi làn sóng bạo lực đầu tiên chấm dứt, nhiều người tận mắt chứng kiến khoảng 20 người rời khỏi tòa nhà”, cựu Giám đốc Cơ quan An ninh Ukraine nói đồng thời nhấn mạnh chi tiết những người đó đều được trang bị đầy đủ và mang theo những chiếc túi kiểu quân sự thường được dùng để bọc súng bắn tỉa hoặc súng trường tấn công với kính ngắm quang học. Không chỉ lực lượng thi hành pháp luật mà cả người dân đến từ các đảng thuộc phe đối lập như Đảng Tự Do, Đảng Cánh Hữu, Đảng Tổ quốc, và Đảng UDAR của ông Klitschko đều chứng kiến điều này, ông Yakimenko nói thêm.

Vị cựu quan chức an ninh Ukraine còn cho biết, theo thông tin tình báo, những tay súng bắn tỉa đó có thể là người nước ngoài, bao gồm lính đánh thuê đến từ Nam Tư cũ cũng như những nhân viên thuộc Lực lượng Đặc nhiệm cũ của Bộ Quốc phòng Ukraine.

Theo ông Yakimenko, Thư ký Hội đồng Quốc phòng và An ninh lâm thời hiện nay của Ukraine – Parubiy là một phần của nhóm bị ảnh hưởng rất lớn bởi những người có liên quan đến các cơ quan mật vụ Mỹ. “Những người này là lực lượng sẽ thực thi tất cả mọi lệnh được đưa ra từ lãnh đạo của họ – đó là Mỹ”, ông Yakimenko giải thích đồng thời khẳng định giới lãnh đạo Maidan (phe đối lập tiến hành biểu tình ở Kiev hồi tháng trước) thực chất sống trong Đại sứ quán Mỹ.

Theo ông Yakimenko, trong cuộc thảm sát ở Kiev hồi tháng trước, giới lãnh đạo đối lập đã từng liên lạc với ông và đề nghị ông triển khai đơn vị đặc nhiệm để quét sạch những tay súng bắn tỉa ra khỏi tòa nhà ở trung tâm thủ đô nhưng ông Parubiy đã ngăn không cho điều đó xảy ra.

“Đảng Cánh hữu và Đảng Tự do đã yêu cầu tôi huy động nhóm Alpha đi làm nhiệm vụ quét sạch những tay súng bắn tỉa ra khỏi tòa nhà”, ông Yakimenko cho hay. Theo ông này, các binh lính Ukraine đã sẵn sàng hành động để tiêu diệt những tay súng bắn tỉa.

“Tôi đã sẵn sàng nhưng để vào được bên trong Maidan tôi phải có được sự chấp thuận từ ông Parubiy. Nếu không, lực lượng tự vệ sẽ tấn công tôi từ đằng sau. Và ông Parubiy đã không đồng ý để chúng tôi làm điều đó”, ông Yakimenko cho biết.

Những tiết lộ trên của ông Aleksandr Yakimenko đã củng cố thêm cho mối quan ngại được nêu ra trước đó về việc những tay súng bắn tỉa bắn bừa bãi vào người biểu tình và cảnh sát ở thủ đô Kiev có thể có liên quan đến một người nào đó trong chính quyền lâm thời mới của Ukraine hiện nay.

Hôm 6/3, báo chí tiết lộ nội dung một cuộc điện đàm bị rò rỉ ra bên ngoài giữa Ngoại trưởng Estonia với người đứng đầu về chính sách đối ngoại của Liên minh Châu Âu (EU), trong đó ông này đã bày tỏ lo ngại về khả năng những tay súng bắn tỉa gây ra trận đổ máu kinh hoàng trước khi Tổng thống Yanukovych bị lật đổ, có liên quan “đến một người nào đó từ chính phủ lâm thời mới”.

Cuộc điện đàm giữa Ngoại trưởng Estonia Urmas Paet với bà Catherine Ashton, người phụ trách đối ngoại của Liên minh Châu Âu (EU), đã được Bộ Ngoại giao Estonia xác nhận là có thực. Nó diễn ra sau khi Ngoại trưởng Paet đến thăm thủ đô Kiev hôm 25/2 và sau khi xảy ra các cuộc đụng độ căng thẳng, đẫm máu trên các đường phố ở Kiev giữa lực lượng cảnh sát và người biểu tình, khiến hàng chục người thiệt mạng và hàng trăm người bị thương.

Trong cuộc điện đàm kéo dài 11 phút, Ngoại trưởng Paet cho biết, ông đã nhận được thông tin về việc những tay súng bắn tỉa gây ra cái chết của hàng chục người biểu tình và cảnh sát ở thủ đô Kiev hồi cuối tháng 2 đến từ lực lượng khiêu khích trong phe biểu tình chứ không phải từ người của chính phủ của Tổng thống Viktor Yanukovych.

Thông tin trên khi được tung ra đã khiến nhiều người thực sự sốc bởi trước đó, phương Tây và phe đối lập Ukraine trước đó liên tiếp đổ lỗi cho chính quyền của ông Yanukovych đứng đằng sau các vụ bạo lực đẫm máu.

Với những thông tin được tiết lộ ở trên, rõ ràng, người ta chưa thể biết được chính xác ai là người đứng đằng sau vụ bạo lực đẫm máu ở thủ đô Kiev. Và hiện giờ, người ta không thể loại trừ khả năng chính phe đối lập đã dàn dựng ra vụ việc để gây bất lợi cho chính quyền của Tổng thống Yanukovych và làm lợi cho bản thân họ.

Gần 100 người đã bị giết hại và 900 người bị thương trong các cuộc đụng độ ác liệt giữa người biểu tình và lực lượng cảnh sát ở Quảng trường Maidan ở thủ đô Kiev hồi tháng trước. Sau diễn biến này, Tổng thống Yanukovich đã phải chạy khỏi đất nước và một chính phủ mới được dựng lên ở Ukraine. Chính phủ lâm thời mới này khăng khăng đổ lỗi cho Tổng thống Yanukovich về thảm kịch đổ máu trong phong trào biểu tình ở Kiev hồi tháng trước..

Hôm 12/3, Moscow đã đề xuất khởi động một cuộc điều tra về những tội ác mà các thành phần cực đoan và có vũ trang trong phe đối lập Ukraine gây ra trong 3 tháng qua. Nga cũng đề xuất xem xét lại tính hợp pháp của chính phủ lâm thời mới ở Kiev sau cuộc đảo chính lật đổ ông Yanukovych.

Cũng hôm qua Ukraine (12/3) cáo buộc Nga đang dồn hàng chục nghìn quân, hàng trăm xe tăng và máy bay chiến đấu đến biên giới với Ukraine. Kiev đòi Moscow phải ngừng ngay “hành động can thiệp quân sự không thể chấp nhận” trước cái mà họ gọi là một cuộc trưng cầu dân ý bất hợp pháp của Crimea về việc sáp nhập vào Liên bang Nga. Phía Nga không đưa ra lời bình luận nào.

Giải pháp sau cùng nếu tình hình vượt qua vòng tay:

Từ kinh nghiệm các cuộc chiến xảy ra ở Gruzia và ở Việt nam cũng như trên thế giới thì người ta đã nhìn thấy nước cờ chiếu tướng cuối cùng mà ong Putin sẽ đặt trên bàn đó là nếu tình hình còn căng thẳng người ta nghĩ rằng van cờ cuối cùng mà ông Putin tung ra sẽ là: tổng thống YANUKOVYCH có thể kêu gọi Nga giúp đỡ đem quân vào Ucraina lập lại chính quyền hợp pháp của ông. Đó mới là điều mà Mỹ và phương Tây lo lắng nhất mà không làm gì được.

Còn Trung quốc thì múa tay trong bị, họ muốn Nga sẽ đưa tay chiếu tướng Mỹ để trả hờn cho mình vị bị ngăn cản nhiều phen về việc họ lè lưỡi chín đoạn để chiếm biển Đông.

Ngày 14 tháng 3 năm 2014.

©  Nguyễn Hoàng Hà

© Đàn Chim Việt

 

 

28 Phản hồi cho “Ván cờ của tổng thống Putin”

  1. Duchuy_Ukraine says:

    Anh “UncleFox” nói nhiều điều đúng đó.Trong chính trị không có chuyện người này “tặng” cho người kia cả 1 vùng có biển với dân số khoảng 1,5 triệu (???).Nga trước giờ là triều đai nên chẳng bao giờ chịu thiệt thoài đâu.Tất cả đều có qua lại hết.Theo dự tính, cho đến cuối năm 2014 Nga sẽ mất đi khoảng 400 tỷ đô vì xâm lăng Ukraina.Mỹ và Châu Âu có nhiều bài để làm suy yếu kinh tế Nga.Cái khó của những nhà lãnh đạo Mỹ và Châu Âu là họ không biết kế hoạch tiếp theo của Putin như thế nào.Putin, theo nhận xét của nhiều nhà tâm lý và tâm thần, xử lý hoàn toàn không bình thường. Cả kiên tướng cờ – vô địch thế giới của Nga Kasparov đã từng biểu tình chống chế độ độc tài Putin và buộc phải rời Nga vì bị chính quyền Nga theo đuổi.Trong vòng 5-10 năm nữa triều đại Nga sẽ sụp đổ.

  2. UncleFox says:

    Anh cựu TNS này khùng . Vấn đề Crimea là không phải chỉ là của riêng nước Mỹ mà là của cả cộng đồng thế giới . Chỉ những thằng ăn cướp và bọn Kẩu Nô mới không thấy hay phủ nhận điều ấy .
    Nói anh chàng Viktor Yanukovych bị lật bằng bạo lực là một cách nhận xét ngu xuẩn . Viktor Yanukovych tự ý chạy trốn khỏi Ukraine mà không bị đe doạ bởi lực lượng vũ trang Ukaine thì sao gọi là “đảo chính” cho được .
    Scotland ly khai có sự đồng thuận của Anh quốc . Ví von sao mà ngu quá cỡ thợ mộc như thế ?

  3. Nguyễn Trọng Dân says:

    NHẬN ĐỊNH VỀ KHỦNG HOÃNG TẠI UCRAINE ẢNH HUỞNG ĐẾN VIỆT NAM RA SAO?
    ***********************************************

    Sự xích mích giữa Nga & Hoa Ky` qua vụ Ucraine làm chao đảo những bước tiến Ngoại Giao đu dây của Cộng phỉ ở Hà Nội đang êm thấm bấy lâu nay.

    Nói một cách khác , bọn Ba Đình không thể đu dây được nữa.

    Chỉ trong ba năm tới thôi , Putin sẽ khó có cơ hội rãnh tay cứu vớt Việt Nam nếu Trung Nam Hải tấn công gây hấn đối với Việt Nam như đã hứa

    Nhưng ngã về phía Hoa KỲ & Nhật Bản để hợp tác phòng thủ chung trước Trung Nam Hải , Cộng Phỉ Hà Nội đành chấp nhận một sự hạn hẹp trong lựa chọn & sự gia tăng áp lực cho thay đổi chính trị.

    Cộng phỉ Hà Nội biết rất rõ những đòn trừng phạt kinh tế của Hoa KỲ & EU bề ngoài thì thấy nhẹ nhàng không có gì nhưng thực tế , đòn trừng phạt sẽ thấm thuốc từ từ , chỉ qua ba năm rưỡi thì đất nước sẽ nhừ tử.

    Một khi bị ban hành luật trừng phạt , để gỡ bỏ những trừng phạt này , các nước bị trừng phạt kinh tế phải có những nỗ lực ngoại giao kinh khũng , bền bỉ

    CỘNG PHỈ HÀ NỘI DỨT KHOÁT KHÔNG MUỐN LAO XUỐNG HỐ CHUNG VỚI NGA ĐỂ CHỌI LẠI HOA KỲ & EU

    Chuyến đi Nhật Bản của cựu quận trưởng quận Năm Sài Gòn , anh Tư Sang dù chưa xin được F miễn phí , cũng đang ngấp nghé được Nhật cho không mấy chiếc PT đời mới 16 máy , hai dàn phóng hỏa , mạnh thấy mẹ tổ…., chạy nhông ngoài biển thoải mái….

    Nếu không , anh Ba X đâu dám mạnh miệng yêu cầu hổ… trợ ( cà lăm chút chut. ) ngư dân Bảo vệ Chủ Quyền Tiên Tổ !

    Nay nếu nhào theo Nga thì CÔNG LAO XIN XỎ BẤY LÂU coi như chấm hết !

    Nga bị Hoa KỲ & EU cấm vận , thì việc mua vũ khí từ Nga cũng gây ” phản cãm ” không tốt đến tình hữu nghị ” Nón Cối _ Cờ Hoa , Đô la thấm thiết ”

    Đứng về phía phe Dân chống kiều Cộng Đảng thì đây là tình cho không biếu không của tạo hóa.

    Bởi càng xúc tiến tiếp tục sâu rộng với Hoa KỲ về ngoại giao “without any different choice “, thì những áp lực chính trị cho việc bãi bỏ ĐỘC QUYỀN THÔNG TIN CỦA NHÀ NƯỚC từ phía Hoa KỲ sẽ khó mà từ chối…

    Đó là chưa kể , những áp lực về dàn xếp nội bộ bên trong… từ xứ Cờ Hoa

    NHƯNG MÀ QUAN TRỌNG NHẤT , ĐẢNG VIÊN TIỀN TỶ ĐÔ, HOA KỲ & EU MÀ CẤM VẬN THÌ BIẾT… ĐỂ TIỀN NƠI ĐÂU?

    KHÔNG CÓ CĂNG THẲNG GIỮA NGA & HOA KỲ , CỘNG SẢN VIỆT NAM KHÔNG CẦN PHẢI NHƯỢNG BỘ NHIỀU VỀ CHÍNH TRỊ KHI GIAO THIỆP SÂU RỘNG HƠN VỚI WASHINGTON

    Biết đâu chừng…

    Vài dòng thiển y’

    Kính

  4. LeQuocTrinh says:

    Gửi bác Hai Lúa Cà Mâu,

    Bác đã hồi âm tôi bằng những lời lẽ ca tụng tác giả Nguyễn Hoàng Hà, xem như “đồng hội đồng thuyền” với nhau. Đây là một Diễn Đàn chính trị tự do để mọi người ra vào thảo luận học tập phong cách lý luận xây dựng dân chủ. Chúng ta nên tránh vết xe đổ của chế độ CS tối ngày chỉ biết tuyên truyền một chiều suốt 60 năm qua khiến cho ba thế hệ bị tẩy não trở thành nhút nhát như ngày hôm nay. Ông NH Hà chỉ biết vung ngòi bút viết tràng giang đại hải, nhưng ông chẳng bao giờ ngồi nghe người ta hỏi và đối thoại với ông. Đó là bản chất của những con người sống quen trong chế độ “tuyên truyền một chiều” tránh né đối thoại.

    Khi tôi hỏi ông Hà chứng cớ về những tên súng bắn tỉa gây ra thảm sát ở công trường Maidan (Kiev) ông Hà không trả lời được vì chỉ biết lập lại lời người khác. Ngược lại tôi đề nghị ông Hà vạch mặt chỉ tên những tên lính “trá hình bịt mặt” cầm súng chặn các nẻo đường thành phố Crimea cùng lúc với sự xâm nhập của hàng binh đoàn xe tăng, thiết giáp Nga tiến vào Crimea, thì ông Hà cũng ngậm miệng im luôn. Bao nhiêu chi tiết đó đủ cho tôi nhận ra bản chất thật sự của ông Hà.

    Trở lại lịch sử Crimea, tôi lại nêu câu hỏi: “Tại sao nhân dân Nga thời xa xưa (1954) không xuống đường biểu tình phản đối cố tbt Kroutchev về quyết định trao tặng bán đảo Crimea cho Ukraina ? Tại sao Gorbachov ngày xưa cũng là đảng viên kỳ cựu trong ĐCS Liên Xô mà không hề lên tiếng phản đối kế hoạch này ?”. Đương nhiên không ai đủ khả năng lý luận để trả lời nghi vấn lịch sử này. Đơn giản vì đó chính là mưu đồ của ĐCS Nga tìm cách gài kiều dân Nga vào lãnh thổ láng giềng, sau này có cớ để thực hành mộng xâm lược (16/03/2014).

    Đây là một bài học đắt giá nhớ đời cho dân tộc VN, qua bằng chứng “bức công hàm bán nước, nhượng biển của PVĐ 1958″. Giống như ông Gorbachov nói về “sai lầm lịch sử cần phải chữa lại” thì tình hình VN hiện nay chúng ta nên sửa lỗi lầm lịch sử PVĐ 1958 ra sao đây ? Khi nào chúng ta sẽ lấy lại được hai quần đảo HS-TS cho dân tộc VN ? Bằng “trưng cầu dân ý” hay bằng súng ống ?

    Đề nghị bác Hai Lúa Cà Mâu trả lời thay cho ông NH Hà.

    Lê Quốc Trinh, Canada

  5. Hoa Tử Đằng says:

    Tác giả coi trọng Nga và Putin quá sức, coi họ như bậc thầy tài giỏi đang chơi gác toàn thể “Tây Phương”. Trong thực tế, Putin đang làm chuyện đáng khinh bỉ vì hành xử như một tên côn đồ cướp đất của kẻ khác.

    Tôi nghĩ có một số vấn đề tác giả bỏ qua không bàn tới.

    Thứ nhất,đối với Mỹ, Ukraine hay Crimea không phải là vùng chiến lược tối hậu của Mỹ cần phải được bảo vệ bằng võ khí nguyên tử. Sau thế chiến thứ hai, trong cuộc tranh hùng với cựu Liên Xô (và đôi lúc có Trung Cộng), nước Mỹ chia rất rõ những vùng chiến lược trên thế giới thành nhiều thứ hạng. Thí dụ, hạng nhất, có Tây Âu, Nhật Bản, và các giếng dầu miền Trung Đông. Khi những vùng này có cơ nguy lọt vào tay của khối cộng sản thì Mỹ sẵn sàng dùng võ khí nguyên tử để bảo vệ. Những vùng có ưu tiên quyền lợi hạng nhì, ba, hay tư thì Mỹ sẽ có những cách khác với ưu tiên thấp hơn để bảo vệ hay quan tâm. (thí dụ như Việt Nam, khi bị “nước lạ” tấn công thì Mỹ… kệ các anh) Sau chiến tranh lạnh thì dĩ nhiên khu vực quyền lợi có thay đổi, nhưng đối với Mỹ, vùng Ukraine vẫn không là vùng chiến lược hạng nhất mà Mỹ sẽ dùng mọi cách để bảo vệ.

    Cho nên ngay từ ngày đầu chuyện Ukraine bùng nổ, tác giả thích thú ca ngợi Putin đang “giáng lên đầu Mỹ và Anh” những đòn ghê gớm, Obama chỉ thi hành những biện pháp dè dặt. Thái độ của người Mỹ trong mấy tuần qua cũng có vẻ không tha thiết đến Ukraine, coi như đây là vấn đề của Âu Châu, hãy để Âu Châu giải quyết. Các anh Âu Châu hay chống Mỹ thì bây giờ đừng lôi kéo Mỹ vào chuyện Âu Châu các anh. Các dân biểu nghị sĩ cũng chỉ quan tâm đến Ukraine một cách vừa phải, khác xa với hồi Liên Xô xâm lăng Afghanistan, các dân biểu nghị sĩ Mỹ lồng lộn ăn thua đủ, sẵn sàng chi tiền hàng nhiều tỷ đô la cho kháng chiến quân Afghanistan (ở Mỹ quốc hội nắm hầu bao, tổng thống Mỹ chỉ biết… xin rồi xài thôi. Quốc Hội Mỹ còn có một quyền hơi lạ, là ấn định ngân khoản cho một chương trình nào đó, thí dụ viện trợ võ khí cho Afghanistan, và có quyền bắt tổng thống phải xài cho hết số tiền đó).

    Thứ hai, người Mỹ không coi trọng Nga như tác giả ca ngợi Nga đâu. Họ chỉ coi Nga là một quốc gia nguy hiểm, với số võ khí nguyên tử tuy lạc hậu nhưng vẫn hiệu nghiệm khi chơi đòn “cả hai bên cùng chết.”

    Ngoài chuyện võ khí nguyên tử, Mỹ coi thường Nga vì Nga không có giá trị tinh thần gì để Mỹ phải nể. Thí dụ về chuyện tự do, nhân quyền, an sinh xã hội, Mỹ trọng nể những nước Tây Âu, Bắc Âu, và Nhật Bản vì trên nhiều phương diện họ còn hay hơn Mỹ. Trong khi đó đối với Mỹ, ngày nay Nga chỉ là thằng du côn nguy hiểm, còn Tchaikovsky hay Tolstoy, Dostoyevsky hay Solzhenitsyn chỉ là quá khứ mà thôi.

    Về kinh tế, Mỹ càng coi thường Nga hơn nữa. Tổng sản lượng của Nga còn nhỏ hơn tiểu bang California một chút, dù dân số Nga đông hơn 4 lần dân số California. Kinh tế Nga phần lớn chỉ là moi tài nguyên lên bán, không khác gì Việt cộng, (có lẽ vì vậy có sự cảm thông giữa Nga và Việt cộng vì thầy nào trò ấy, từ cách làm giàu tới chuyện độc tài tới chuyện hiếu chiến ưa thích xâm lăng người khác?)

    Cho nên tác giả nhìn vấn đề Ukraine rất khác với người Mỹ nhìn Ukraine. Vì thế khi tác giả phê bình Mỹ hay khuyên Mỹ nên làm gì hay phỏng đoán Mỹ sẽ làm gì thì nghe có vẻ lủng củng.

    Chuyện “bắn tỉa” mà phe chống Mỹ thổi phồng chỉ được truyền thông Mỹ và người Mỹ coi như chuyện vớ vẩn không đáng bàn.

    Trong quá khứ có khá nhiều những tay “quậy” nước Mỹ như Khomeini, Gadaffi, Castro, Hussein. Putin sẽ là tay quậy ngon nhất vì có số lượng võ khí khổng lồ. Họ sẽ thành người hùng của nhân loại và ngay người Mỹ cũng sẽ tôn trọng họ dù họ chống Mỹ, nếu họ là những người biết tôn trọng những giá trị vĩnh cửu của con người như tự do nhân quyền hay nếu có tài kinh bang tế thế. Đằng này, họ là những người tham nhũng, độc tài, đàn áp chính người dân của họ, làm đất nước họ nghèo đi trong khi họ và gia đình bỏ túi những số tiền khổng lồ. Putin cũng vậy (ông ta hiện có tài sản khỏang 120 tỷ USD). Cho nên những tay độc tài ấy chỉ làm Bush có lý hơn khi Bush nói rằng những nước chống Mỹ chủ yếu là những nước chống những giá trị căn bản của Mỹ như tự do, dân chủ.

    • Hoàng says:

      Trước 1954 Crưm thuộc Nga đã 300 năm. Năm 1954 Khơ rút sốp là người Ukraina làm Tổng bí thư đảng Cộng sản Liên Xô đã dùng quyền hành để lấy Crưm tặng cho quê hương của ông ta là Ukraina, từ đó đến nay mới 60 năm. 60$ dân Crưm là người Nga đã tự nguyện về với nước mẹ Nga thông qua cuộc trưng cầu dân ý tự do, dân chủ, chứ nước Nga không hề cướp đất của Ukraina, nước Nga chỉ lấy lại những gì đã mất vào tay Ukraina một cách bất hợp lý, phi pháp.

      • LeQuocTrinh says:

        Ông Hoàng lại phát ngôn bừa bãi nữa rồi!

        Năm 1954 ông cố tbt ĐCS Nga (Kroutchev) tự nhiên nổi hứng đem đất nước Nga hiến tặng Ukraina, dân chúng Nga không biểu tình phản đối, ông cựu tbt Gorbachov (hiện còn sống) cũng ngậm miệng nín khe …đó là vì âm mưu ĐCS cấy kiều dân Nga vào nước láng giềng để sau này có cớ sinh chuyện.

        ĐCS Nga và dân chúng Nga tự xây đường hầm đen tối đi vào con đường CS không lối thoát thì tự họ phải đập phá đường hầm để tìm ánh sáng. Nhân dân Ukraina đâu có tội tình gì mà phải đưa lưng gánh chịu lỗi lầm của dân Nga.

        Vậy thì trong suốt 60 năm ròng (1954-2014) dân chúng Ukraina còng lưng nuôi dưỡng 4 triệu kiều dân Nga trên bán đảo Crimea (nước ngọt, lương thực, điện năng, khí đốt sưởi mùa Đông) ai sẽ trả tiền bồi thường đây ???

        Lê Quốc Trinh, Canada

      • UncleFox says:

        Ý kiến của đồng chí nếu được đưa ra trước đây hai tháng thì đỡ cho kậu Putin khoi? đi đường vòng, vừa mang tiếng với thế giới lại bị Mỹ và Liên Âu cô lập .
        Cái chuyện Crimea bi. “khơ rút sốp” “giao cho Ukraine một cách bất hợp lý” thì đã được “hợp lý hoá” bởi hiệp ước trao đổi song phẳng với Nga bang kho vũ khí nguyên tử của Ukraine năm 1991 rồi … mấy anh kán Ngố không biết điều này sao ? Hay biết mà vẫn cố tình sủa để lấy điểm ?

  6. UncleFox says:

    Kinh tế Nga đang trả giá vì cuộc khủng hoảng tại Ukraina sẽ không tránh được suy thoái vì các biện pháp trừng phạt của Tây phương. Mỗi ngày nhà nước phải chi ra 10 tỷ đô la để trợ giá cho đồng rúp, doanh nghiệp nợ vốn nước ngoài 700 tỷ đô la, trong khi trữ lượng ngoại tệ Nga chỉ có 500 tỷ. Ngân hàng nhà nước VTB Capital nhận định kinh tế Nga không chịu đựng nổi cú « sốc » trừng phạt.

    AFP cho rằng kinh tế Nga đứng trước tình hình tồi tệ nhất trong khi nhật báo Le Temps của Thụy Sĩ , nơi mà các đại gia Nga cất giấu 60% tài sản dự báo một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng tại Nga. Từ Genève, giáo sư kinh tế Nguyễn Phúc Liên phân tích :
    « Ông Putin xem thường Tây phương và thẩm định quá cao khả năng trả đũa của ông ấy…. »

    Giáo sư Nguyễn Phúc Liên tại Genève

  7. UncleFox says:

    Trong các nước hội viên hội đồng bảo an LHQ, chẳng phải đều than Mỹ và Tây phương (nói chung) cả đâu . Thế thì tại sao họ đều đồng thanh lên án Nga vi phạm hiệp ước chính họ đã ký kết với Ukraine và cho binh sĩ trá hình chiếm đóng (xâm lăng) Crimea ?
    Ngay cả chú Ba Tầu khựa là huynh đệ thúc bá của Nga cũng không thèm bênh vực cho con sói Putin một tiếng . Chỉ có cái đám khốn nạn da vàng mũi tẹt ở xứ Cộng Trừ Xã Nghĩa Vi-Xi là hung hăng sủa át tiếng nói của người dân Ukraine và lương tâm thế giới thôi .
    Đồng chí Viktor Yanukovych có phải bị đảo chánh đâu . Khứa lão chạy trốn cơn thịnh nộ của dân chúng vì chính những tội ác lão gây ra kia mà . Còn Putin bảo rằng hành động để bảo vệ người nói tiếng Nga mới thật là sự dối trá thô bỉ trắng trợn . Thử hỏi đã có người Nga nào thiệt mạng bởi những người mà Putin và bọn bợ đít ông ta gán cho hỗn danh “phát -xít”, “cực hữu” … chưa ? Mục đích cao đẹp như thế tại sao không dám nhận những người mặc quân phục không phù hiệu tràn vào Crimea là lính Nga mà cứ phải chối quanh như bọn cướp cạn làng Ba đình trước 1975 vẫn chối bay chối biến rằng không có một người lính Bắc Việt nào “chống Mỹ cứu nước, giải phóng miền Nam” cả ?
    Thật là chán cái phường Cộng Phỉ các anh quá !

  8. Hồ chủ tịt says:

    Nước Nga về mức sống người dân thì còn nghèo lắm, hiện xếp thứ 60 trên thế giới về lợi tức đầu người
    Dân quê Nga còn nghèo đói, một ông sống tại Mỹ, du lịch qua Nga, đi về miền quê, cho một bà già 20 đô la, bà ta ôm chân ông khóc vì cảm động nói trong đời bà chưa có ai cho bà một số tiền lớn như thế, trời ơi! thật xấu hổ, dân thì nghèo mà Putin còn đòi làm chúa Trùm.
    Người dân còn nghèo, không lo cho dân còn hung hăng ngu xuẩn chỉ thiệt cái thân chứ hay ho gì

  9. DÂN ĐEN says:

    Mặt trái của Nga làm chủ Crimea cũng như Tầu khựa đòi làm chủ “biển Đông ? ” là để chúng bảo nhau lấy đường đi bành chướng đấy thôi ! . Thằng Nga đi đằng Đông vướng thằng Tầu khựa thì nó chỉ còn độc đạo là Hắc Hải ( Black sea ) ra Địa trung Hải ( Mediterrannean sea ) để ra Đại tây Dương, trong khi đó Tầu khựa Tây cũng đụng Nga nên chỉ còn Biển Đông, nên sống chết chúng cũng đều phải ” quậy ” đó là điều đương nhiên, nhưng mà sao qua mắt cú vọ của DDe6″ quốc Mỹ

  10. Thanh Nga (theo CBS) says:

    Mikhail Gorbachev: Crimea “trở về” Nga để sửa chữa sai lầm lịch sử

    Cựu Tổng thống Liên Xô Mikhail Gorbachev bày tỏ, Crimea trở lại Nga là một việc làm để sửa chữa “sai lầm lịch sử” từ thời Liên Xô.

    Theo đó, ban đầu Crimea là một phần lãnh thổ của Liên Xô. Nhân dịp kỷ niệm 300 năm Hiệp ước Pereiaslav (nhằm khẳng định sự trung thành của Ukraine với Nga), ngày 19/2/1954, Tổng bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô Nikita Khrushchev đã “tặng” món quà Crimea cho phía Ukraine. Sau sụ sụp đổ của Liên Xô, mọi vấn đề này sinh. Do Ukraine tuyên bố độc lập, vì thế Crimea đương nhiên sẽ nằm dưới sự quản lý của Kiev.

    “Áp lệnh trừng phạt lên khu vực đó cần phải có một lý do chính đáng. Họ (người dân Crimea) cần phải được Liên Hiệp Quốc hỗ trợ. Việc đưa Crimea sáp nhập Nga không phải là một lý do”, cựu Tổng thống Liên Xô Gorbachev trả lời phóng viên tờ Interfax hôm 17/3.

    Ngoài ra, ông còn miêu tả cuộc trưng cầu dân ý ngày 16/3 ở nước Cộng hòa tự trị Crimea (với kết quả gần 97% người dân ủng hộ gia nhập Nga) là “một thành công phản ánh hi vọng của người dân Crimea. Nếu ngày xưa Crimea sáp nhập vào Ukraine mà không hề trưng cầu ý kiến người dân nơi đây, thì ngày nay việc họ khẩn thiết muốn trở về Nga là một việc làm sửa chữa sai lầm trên.

    Cuối cùng, cựu nhà lãnh đạo Liên Xô Mikhail Gorbachev cho hay, phương Tây nên tôn trọng sự lựa chọn sáp nhập vào Nga của người dân nước Cộng hòa tự trị Crimea.

    Thanh Nga (theo CBS)

Leave a Reply to DÂN ĐEN